SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5

19 12.5K 32
SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Môn tập làm văn là một môn học chính trong chương trình, bản thân tôi đang là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, nên bản thân cần phải nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình đối với học sinh . Nhìn từ phía khoa học và công nghệ thì đây là thời đại văn minh thông tin với nền kinh tế dựa trên tri thức. Thời đại văn minh mới này là một bước phát triển vượt bậc so với thời đại văn minh nông nghiệp với nền kinh tế dựa trên công nghệ là chính. Những đặc điểm chủ yếu của thời đại văn minh thông tin có thể tóm tắt trong bốn yếu tố: Thông tin Tri thức trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Khoa học Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất và trực tiếp. Hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm ngày càng tăng và cuối cùng là các loại máy tính và Internet là phương tiện lao động phổ biến nhất và có hiệu quả nhất.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn tập làm văn là một môn học chính trong chương trình, bản thân tôi đang là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, nên bản thân cần phải nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình đối với học sinh . Nhìn từ phía khoa học và công nghệ thì đây là thời đại văn minh thông tin với nền kinh tế dựa trên tri thức. Thời đại văn minh mới này là một bước phát triển vượt bậc so với thời đại văn minh nông nghiệp với nền kinh tế dựa trên công nghệ là chính. Những đặc điểm chủ yếu của thời đại văn minh thông tin có thể tóm tắt trong bốn yếu tố: Thông tin- Tri thức trở thành tài nguyên quan ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – có tại http://tieuhoc.info 1 trọng nhất. Khoa học- Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất và trực tiếp. Hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm ngày càng tăng và cuối cùng là các loại máy tính và Internet là phương tiện lao động phổ biến nhất và có hiệu quả nhất. Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. Đó là nhiemj vụ của môn Tiếng Việt. Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt. Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Xuất phát từ mục đích, mục tiêu giáo dục cấp học, lớp học; từ vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu của phân môn Tập làm văn; từ một số tồn tại và vướng mắc trong quá trình dạy Tập làm văn của cả giáo viên và học sinh; từ các chuyên đề, thực tế dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy, và nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy học sinh lớp Năm học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 5 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – có tại http://tieuhoc.info 2 Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn Tập làm văn trong trường Tiểu học Cẩm Long nói riêng, ngành giáo dục nói chung. Điều này càng có ý nghĩa nếu đề tài thành công sẽ đồng thời là chất lượng học tập của các em học sinh dân tộc được nâng lên. Chỉ tiêu: Cuối năm học, 95% học sinh có thể làm được bài văn miêu tả theo yêu cầu. Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng về văn miêu tả đã được học, học sinh có thể vận dụng học tiếp lên lớp trên. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học kiểu bài miêu tả cho học sinh lớp Năm. Với phạm vi nghiên cứu hẹp như vậy, tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của một nhà giáo trong giai đoạn mới. 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5A và 5B trường Tiểu học Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy. Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi có chú ý phân loại đối tượng học sinh theo trình độ và đối tượng học sinh dân tộc. Tổng số Dân tộc Nữ Nữ dân tộc Ghi chú Lớp 5A 22 22 15 15 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi đề ra những nhiệm vụ cho năm học 2013- 2014 như sau: ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – có tại http://tieuhoc.info 3 - Điều tra phân loại đối tượng học sinh lớp Năm của nhà trường. Từ đó mạnh dạn áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt kiểu bài miêu tả trong chương trình Tiếng Việt lớp Năm. - Trên cơ sở các giải pháp đã áp dụng, tôi sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm trong dạy học kiểu bài miêu tả cho học sinh lớp Năm. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học. Đây là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng của mình, những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận được văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Chính vì thế, văn miêu tả được đưa vào nhà trường từ rất lâu và ngay từ bậc Tiểu học. Đề tài của văn miêu tả với các em là những gì gần gũi, thân quen với thế giới trẻ thơ, các em có thể quan sát được một cách dễ dàng, cụ thể như: chiếc cặp, cái bàn, những vườn cây ăn quả mình yêu thích, những con vật nuôi trong nhà. Với học sinh lớp 5, chủ yếu là các em viết được một bài văn miêu tả ngắn. Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Cẩm Long, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn là xây dựng các văn bản (nói và viết), học sinh cần huy động tất cả các kiến thức tiếng Việt tiếp thu được qua việc họcTập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện… Trong khi đó, học sinh nhà trường với gần ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – có tại http://tieuhoc.info 4 100% là học sinh DT nên việc giúp các em đạt được các yêu cầu trên là vấn đề nan giải. Học sinh thường ngại học Tập làm văn. Với học sinh lớp Năm, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học sinh học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học lên lớp trên. Đối với học sinh dân tộc, việc giúp học sinh học làm được một bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em, giúp các em khám phá được cái đẹp qua việc xây dựng văn bản. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN *Đặc điểm tình hình trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 1. Thuận lợi a. Về giáo viên - Đội ngũ giáo viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua nhiều năm thực hiện đổi mới chương trình, thay sách giáo khoa, học Chuyên đề, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn b. Về học sinh - Học sinh có đầy đủ về sách vở, dụng cụ học tập. Nhiều gia đình còn mua thêm các tài liệu khác cho con, em mình. 2. Những tồn tại a. Giáo viên + Việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học chưa được giáo viên vận dụng triệt để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho Hs trong một tiết Tập làm văn thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải trong tiết học. + Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách hướng dẫn vì sợ sai. ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – có tại http://tieuhoc.info 5 b. Học sinh - Học sinh chưa vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong các phân môn của Tiếng Việt, của các môn học khác, của các lớp dưới vào học tập môn tập làm văn. Chẳng hạn khi dạy cho học sinh cấu tạo một bài văn tả cảnh, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản mẫu để rút ra nhận xét. Trong khi đó, nếu dựa trên kiến thức đã học về văn miêu tả ở lớp Bốn để hình thành cho học sinh cấu tạo bài văn tả cảnh ở lớp Năm rõ ràng là nhanh hơn. - Học sinh của nhà trường đa số là học sinh dân tộc (DT) nên việc học tập của các em gặp một số khó khăn sau: + Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của học sinh. Vốn tiếng Việt của các em rất hạn chế. Trong khi đó, việc học kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp Năm lại yêu cầu sử dụng vốn từ ngữ, năng lực tư duy rất lớn. + Vốn từ của học sinh chưa phong phú, các em chưa hiểu hết nghĩa của từ nên việc vận dụng vào bài làm còn nhiều sai sót. + Chương trình tiếng Việt mới có rất nhiều ưu điểm trong việc phát huy sáng tạo của học sinh nhưng lại tương đối nặng đối với đối tượng học sinh DT. + Đôi lúc, do nhiều nguyên nhân, một số giáo viên vẫn lạm dụng phương pháp làm mẫu đối với học sinh DT dẫn đến tình trạng học sinh nhìn nhau, học thuộc bài văn mẫu. + Thời gian quy định đối với một tiết học cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc dạy Tập làm văn trong nhà trường Tiểu học. + Trong các lớp vẫn còn rải rác một số học sinh học yếu, cá biệt có học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo. Đây là một trở ngại lớn cho việc dạy học tập làm văn cho học sinh. Với học sinh DT, yêu cầu đặt từng câu văn rời rạc còn khó, nói gì đến việc hướng dẫn các em đặt một đoạn văn theo yêu cầu. + Hầu hết học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải phụ giúp với gia đình trong công việc đồng áng. Việc bảo đảm chuyên cần cho học sinh DT rất khó. Các em hay nghỉ học vì nhiều lí do như ở nhà giúp gia đình, đi chăn bò dê , đường xa( từ khu Cao Long xuống trường khoảng 4 đến 6km hoặc nhiều khi chỉ vì “không muốn ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – có tại http://tieuhoc.info 6 đến lớp”. Đi học không đều, việc tiếp thu bài của các em chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. + Kĩ năng làm văn miêu tả của học sinh DT là kém. Các em chưa biết cách quan sát, thực hiện làm một bài văn miêu tả chưa đúng quy trình, chưa biết cách chọn lọc các chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài văn mà hầu như bê nguyên si cả những điều đã biết vào bài văn, tạo cho bài văn thành một mớ hỗn độn của các chi tiết hoặc thành một bản liệt kê khoa học… + Học văn miêu tả, làm văn miêu tả nhưng nhiều học sinh lại thiếu vốn sống thực tế nên dẫn đến hai tình huống hay gặp trong dạy học tập làm văn miêu tả. Đó là: Học sinh không biết làm bài, bỏ giấy trắng. Học sinh sử dụng các gợi ý của giáo viên, các đoạn văn mẫu để viết (theo kiểu kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc). Sản phẩm của các em không nói chắc chúng ta cũng có thể hình dung đó là những đoạn văn, bài văn khô cứng, không cảm xúc, nếu không nói là vô vị. + Một khó khăn nữa là nhiều học sinh viết chữ chưa đẹp, nếu không nói là xấu, sai chính tả. Nhiều bài văn có chữ viết lem nhem, đầy vết bẩn. Có bài viết, số chữ sai chính tả nhiều hơn số chữ viết đúng. Với một bài văn đầy lỗi chính tả, tẩy xóa thì việc đọc lại bài, trau chuốt câu văn, sửa ý, sửa từ quả là rất khó. c. Cha mẹ học sinh + Vẫn còn nhiều gia đình chưa quan tâm nhiều hoặc không quan tâm đến các em do phải vất vả mưu sinh, do nhận thức chưa đúng về giáo dục, do trình độ không có… III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 1. Điều tra phân loại học sinh Giáo viên điều tra phân loại học sinh, nắm chắc từng đối tượng học sinh: học sinh năng khiếu, trung bình, học sinh yếu. Nắm chắc được đối tượng học sinh, giáo viên sẽ đề ra được kế hoạch dạy học phù hợp, có những biện pháp dạy học giúp vun xới, phát ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – có tại http://tieuhoc.info 7 triển năng lực học văn của học sinh năng khiếu. Đồng thời, giáo viên cũng có biện pháp phù hợp giúp học sinh yếu, học sinh DT biết làm văn miêu tả, có thể vận dụng làm được một bài văn hoàn chỉnh. 2. Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát. Quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ tổng quát đến cụ thể… Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức cho học sinh quan sát cụ thể đối tượng tả. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực tiếp đối tượng (sân trường), quan sát ở nhà, ghi chép (ngôi nhà em đang ở), quan sát qua phim ảnh (cảnh biển buổi sáng) … 3. Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc đối với học sinh - Học sinh tiểu học vùng thuận lợi có thể viết được những bài văn miêu tả chỉ bằng quan sát qua tranh ảnh, phim… Nhưng đối với học sinh DT của trường, những đề tài tương đối xa lạ là điều cần tránh. Các em đến trường học tập bằng ngôn ngữ thứ hai với một vốn tiếng Việt tương đối hạn chế mà giáo viên lại yêu cầu học sinh hình dung, đặt câu, viết một bài văn miêu tả một đối tượng các em chưa nhìn thấy bao giờ thì đúng là điều quá sức các em. - Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cho học sinh có cơ hội phát huy trí tưởng tượng của mình. Trong một lớp học luôn có nhiều đối tượng học sinh (Như đã nói ở phần đặc điểm tình hình học sinh). Khi ra đề cho học sinh, người thầy luôn tạo cho các em quyền chọn lựa bằng cách ra nhiều đề (từ 2 đến 4 đề bài) để các đối tượng học sinh trong lớp đều có thể tự do chọn đề bài, tránh sự áp đặt. Với nhiều đề bài lựa chọn, các em học sinh có thể chọn đối tượng tả là một nhân vật quen thuộc, gần gũi. Nhưng với một vài học sinh khác, các em cũng có thể chọn tả ca sĩ đang biểu diễn với rất nhiều chi tiết sống động mà các em đã có dịp quan sát qua các đêm xem biểu diễn ca nhạc. ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – có tại http://tieuhoc.info 8 4. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý. Đây là một việc làm khó. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý trước khi làm thành một bài văn hoàn chỉnh. Có lập được dàn bài thì mới có thể tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng. 5. Sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu: Gợi ý cho học sinh khá giỏi làm bài, trình bày câu văn, đoạn văn. Cả lớp theo dõi, nhận xét, giáo viên chốt lại và cho học sinh phát biểu. Nhưng điểm mấu chốt là giáo viên phải chú ý từng đối tượng học sinh, sửa cho từng em, động viên sự sáng tạo của các em, dù là rất nhỏ. Dựa trên một đề văn cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học về đề văn đó để làm nhiều bài khác nhau, nhất là với đối tượng học sinh trung bình, yếu. Ví dụ: + Học bài văn tả người thân, học sinh tả ông nội. Khi gặp một đề văn yêu cầu tả một người hàng xóm, học sinh có thể sử dụng thứ tự miêu tả, bố cục, các biện pháp nghệ thuật đã sử dụng ở đề bài trước để thực hiện làm đề bài thứ hai. Tất nhiên, giáo viên phải giúp học sinh tránh sự sao chép nguyên văn. 6. Cá thể hóa hoạt động dạy học - Quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, yếu đồng thời vẫn đảm bảo phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh khá giỏi. Ví dụ: + Bài làm của một học sinh giỏi: Ngoài ngôi nhà thân yêu đã gắn bó với tuổi thơ của em thì trường em chính là ngôi nhà thứ hai. Trường em mang tên trường Tiểu học Cẩm Long. Đi đâu xa, em nhớ nhà và mỗi khi về nhà thì em lại nhớ đến ngôi trường thân yêu. ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – có tại http://tieuhoc.info 9 + Bài của một học sinh trung bình: Trường em mang tên trường Tiểu học Cẩm Long thân yêu. Trường nằm bên sườn đồi. + Bài của một học sinh yếu: Em học ở trường Tiểu học Cẩm Long. - Khi học sinh đặt câu nêu cảm nghĩ của mình ở phần kết bài, giáo viên phải quan tâm đến từng em. Đối với học sinh trung bình, học sinh yếu, giáo viên có thể hướng dẫn cụ thể cho các em bằng những gợi ý như: Em hãy nói tình cảm của mình với ngôi trường (Yêu, ghét)? (Em rất yêu ngôi trường.) Em thể hiện tình yêu đó bằng việc làm như thế nào? (Em trồng cây, chăm sóc bồn hoa để trường em ngày càng đẹp hơn. Hay: Em không bao giờ phá phách làm hỏng đồ đạc hay bẻ cây trong nhà trường.) - Tuyệt đối không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em có những câu văn chung chung, vô cảm kiểu như: “Cô giáo em có mái tóc đen huyền, mượt như nhung. Đôi mắt cô đen trong và sáng long lanh. Nước da cô trắng mịn như sữa.” Cô giáo hay người mẫu? Và đây là cô giáo nào? Hay “Trường em có 1 dãy nhà 2 tầng. 1 dãy nhà cho các thầy cô giáo. 1 dãy nhà cho các em đọc sách. Giờ ra chơi, các bạn ùa ra khỏi sân trường như đàn ong vỡ tổ.” Học sinh tả ngôi trường nào đây? Phải hướng dẫn để học sinh tìm ra những nét đặc sắc của cảnh. Những nét đặc sắc đó giúp người đọc hình dung được cảnh vật cụ thể mà không lẫn lộn với cảnh vật khác. Ví dụ: Để hướng dẫn học sinh tả ngôi trường thân yêu, tôi cho học sinh quan sát, tìm ý và chọn những chi tiết tả thực mà chỉ ở trường TH Cẩm Long mới có. Đó là những đoạn văn của học sinh: “Trường em nằm trên một khu đất rộng dưới chân một quả đồi thoai thoải. Trước cổng trường dốc là ngã tư của làng Vân Long. Mùa nắng, sân trường mát rượi bóng cây. Mùa xuân và mùa hè, cả khu trường ngập tràn mùi hương của thật nhiều loài hoa. Mùa thu, lại ngập tràn mùi thơm của hương hoa sữa. Trong khuôn viên trường, có rất nhiều ô để dành riêng cho những cây hoa, cây cảnh; đặc biệt có một ô được xây thành hình ông sao năm cánh, mỗi ô là một loài hoa, ở giữa ông sao là một cây vạn tuế thật ____________________________________________________________________ ____NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – có tại http://tieuhoc.info 10 [...]... dẫn học sinh tích lũy vốn kiến thức văn học - Tích lũy văn học là điều kiện tối thiểu để có thể học tốt môn tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn Giáo viên đã cho học sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa Trong môn Tập làm văn, đây cũng là một biện pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức văn học Sổ tay văn học. .. động tái hiện, giúp học sinh có thể vận dụng làm văn 11 HD học sinh tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của một đoạn văn - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu để cảm nhận cái hay, cái đẹp qua việc đọc một đoạn văn được giáo viên tiến hành qua nhiều tiết học Cảm nhận được cái hay, cái đẹp, các em sẽ hình thành những cảm xúc thẩm mĩ, giúp cho việc học tập làm văn tốt hơn, nhất là văn miêu tả - Để hướng dẫn tìm... một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Năm”, tôi đề nghị Nhà trường tổ chức khảo nghiệm và có ý kiến góp ý, chỉ đạo để tôi tiếp tục hoàn chỉnh đề tài Nếu được công nhận, đề nghị Nhà trường tạo điều kiện cho tôi tiếp tục triển khai đề tài trong nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói riêng, chất lượng dạy học. .. tôi, chất lượng học tập kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp Năm có sự chuyển biến rõ rệt Kết quả khảo sát đầu năm - Môn Tiếng Việt - Năm học 2013 – 2014: Tổng Lớp 5A số 22 Nữ 15 Dưới 5 TS % 7 31.8 Điểm 5- 6 TS % 8 36.4 Điểm 7-8 TS % 6 27.3 Điểm 9-10 TS % 1 4 .5 Kết quả bài kiểm tra viết của học sinh trong tháng 10/2013 16 NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG... giữa lớp dưới với lớp trên 5 Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngôn bản mà các em tạo lập, đó là: + Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Trên cơ sở các văn bản mẫu, học sinh khai thác, nhận biết kết cấu bài văn, trình tự miêu tả + Phương pháp trực quan: Hs phải được quan sát đối tượng miêu tả Các em có thể quan sát đối tượng tả trên... Trước hết, mọi học sinh phải viết được câu văn đúng ngữ pháp Đây là yêu cầu cơ bản vì câu là đơn vị của lời nói Đối với học sinh giỏi, giáo viên yêu cầu học sinh đặt 12 NGIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – có tại http://tieuhoc.info câu đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, lột tả được sắc thái riêng của đối tượng miêu tả Còn đối với học sinh yếu, học sinh trung bình,... trên thực tế ở lớp hoặc ở nhà, quan sát qua phim ảnh Vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tạo điều kiện cho Hs quan sát những đối tượng miêu tả không có ở địa phương để mở rộng hiểu biết cho các em + Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Dựa vào văn bản mẫu, học sinh tạo lập các văn bản mới theo nét riêng của các em + Phương pháp thực hành giao tiếp: Tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh được trình... đẹp của đoạn văn, giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành thói quen suy nghĩ, tự đặt và ghi các câu hỏi xoay quanh nội dung đoạn văn Kết quả học sinh đặt ra các câu hỏi như: Đoạn văn trên miêu tả đặc điểm gì của nhân vật? Đoạn văn trên có những từ láy nào gợi tả hình ảnh của nhân vật? Đoạn văn trên có những hình ảnh so sánh nào? Em có suy nghĩ gì sau khi đọc đoạn văn trên? … 12 Rèn kĩ năng sắp xếp,... ta rất phong phú đa dạng và không ngừng biến đổi Người viết văn không thể “vẽ” được một cảnh một người nếu bản thân người ấy thiếu vốn từ, vốn sống Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em nắm một số từ gợi tả để có thể dùng trong miêu tả Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ gợi tả mái tóc (vàng hoe, đen nhánh, bạc phơ, hoe vàng, cháy nắng, óng ả, rễ tre, xoăn tít…), khuôn... KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TIỂU HOC – có tại http://tieuhoc.info 8 Làm giàu vốn từ cho học sinh Nếu học kiểu bài kể chuyện học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài Thế giới quanh ta rất phong phú đa dạng và không ngừng biến đổi Người viết văn không thể “vẽ” được một . Với học sinh lớp Năm, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học sinh học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học lên lớp. học trong nhà trường nói chung, dạy học sinh lớp Năm học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 5 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ____________________________________________________________________ ____NGIÊN. Trong các lớp vẫn còn rải rác một số học sinh học yếu, cá biệt có học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo. Đây là một trở ngại lớn cho việc dạy học tập làm văn cho học sinh. Với học sinh DT, yêu

Ngày đăng: 25/10/2014, 13:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan