Cuộc thi “Prudential Văn hay chữ tốt” do sáng kiến của báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức là một sáng kiến, hoạt động rất có ý nghĩa. Cuộc thi đã góp phần thúc đẩy phong trào “Rèn chữ, luyện người”, góp phần bồi đắp tâm hồn trong sáng, lành mạnh cho học sinh, góp phần giúp các em có cái nhìn, suy nghĩ và có hành động tích cực hướng về cội nguồn, hướng về truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, quý trọng những vẻ đẹp của con người, cuộc sống, biết trăn trở, biết đau trước những nỗi bất hạnh của cuộc đời, biết phản đối, đấu tranh trước những biểu hiện sai trái. Đặc biệt, trong thời kì bùng nổ thông tin, học sinh quen với phương tiện mới, thanh thiếu niên có xu hướng dần xa các giá trị truyền thống. Việc hưởng ứng cuộc thi này ở Phòng Giáo Dục huyện Đầm Dơi còn nhằm trau dồi, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận xã hội, rèn luyện chữ viết theo mẫu chữ hiện nay, đồng thời vun đắp những tình cảm tốt đẹp về người thân, thầy cô và quê hương đất nước…cho các em học sinh. Từ đó bồi dưỡng tâm hồn trong sáng của các em thành con người có nhân cách, có ích cho xã hội, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (Trước đây cuộc thi này chỉ tổ chức cho HS khối 8,9 với đề thi về một chủ đề xã hội nhưng từ năm 20112012 đã tổ chức cho cả HS khối 6,7 với yêu cầu viết văn tự sự).
Trang 1ĐỀ TÀI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG NHÓM HỌC SINH “VĂN HAY CHỮ TỐT”
1- Cơ sở lí luận
Văn là người, nét chữ nết người Học văn, rèn luyện viết văn và nét chữ
có vai trò quan trọng góp phần hình thành nhân cách của học sinh
Vấn đề chữ viết được người xưa rất coi trọng Cha ông ta dùng câu thành ngữ “Văn hay chữ tốt” để khen người chữ đẹp, học rộng tài cao Đặc biệt cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng rất quan tâm đến vấn đề này: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”
Điều đó chứng tỏ vấn đề chữ viết được quan tâm như thế nào Có thể nói chữ viết phần nào phản ánh được trình độ văn hoá của một con người cũng như của một xã hội Không những chữ viết làm phương tiện giao lưu, học tập, nghiên cứu, truyền thụ tri thức mà chữ viết còn thể hiện óc sáng tạo, tính thẩm
mĩ của con người Ngày nay mặc dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại song chữ viết vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội nhất là đối với công tác giáo dục “Nét chữ - Nết người” Có nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, suy nghĩ góp nhiều công sức nghiên cứu sáng tạo kiểu chữ, thay đổi mẫu chữ và phương pháp dạy tập viết với mục đích duy nhất là giúp học sinh viết đúng, viết đẹp, viết nhanh
2- Cơ sở thực tiễn
Rèn luyện Văn hay chữ tốt được các nhà trường rất quan tâm Các hội thi Văn hay chữ tốt do các địa phương và trung ương tổ chức đã thu hút được sự ủng hộ tham gia từ các nhà trường, học sinh, được sự đồng thuận của xã hội
Cuộc thi “Prudential- Văn hay chữ tốt” do sáng kiến của báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức là một sáng kiến, hoạt động rất có ý nghĩa Cuộc thi đã góp
Trang 2phần thúc đẩy phong trào “Rèn chữ, luyện người”, góp phần bồi đắp tâm hồn trong sáng, lành mạnh cho học sinh, góp phần giúp các em có cái nhìn, suy nghĩ
và có hành động tích cực hướng về cội nguồn, hướng về truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, quý trọng những vẻ đẹp của con người, cuộc sống, biết trăn trở, biết đau trước những nỗi bất hạnh của cuộc đời, biết phản đối, đấu tranh trước những biểu hiện sai trái Đặc biệt, trong thời kì bùng nổ thông tin, học sinh quen với phương tiện mới, thanh thiếu niên có xu hướng dần xa các giá trị truyền thống
Việc hưởng ứng cuộc thi này ở Phòng Giáo Dục huyện Đầm Dơi còn nhằm trau dồi, nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận xã hội, rèn luyện chữ viết theo mẫu chữ hiện nay, đồng thời vun đắp những tình cảm tốt đẹp về người thân, thầy cô và quê hương đất nước…cho các em học sinh Từ đó bồi dưỡng tâm hồn trong sáng của các em thành con người có nhân cách, có ích cho xã hội, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Trước đây cuộc thi này chỉ tổ chức cho HS khối 8,9 với đề thi về một chủ đề xã hội nhưng từ năm 2011-2012 đã tổ chức cho cả HS khối 6,7 với yêu cầu viết văn tự sự)
Những năm gần đây, cuộc thi “Văn hay chữ tốt” ở trường THCS Tạ An Khương Nam đang dần có những chuyển biến tích cực, đáng được quan tâm Cuộc thi đã khuyến khích niềm say mê của học sinh đối với môn Văn trong nhà trường, phát huy tính sáng tạo, rèn nét chữ, nết người, tạo không khí tích cực cho học sinh thi đua học tập, rèn luyện…
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1- Thực trạng
Trong quá trình trực tiếp ôn luyện đội ngũ học sinh “Văn hay chữ tốt”, tôi nhận thấy bên cạnh những thuận lợi vẫn còn có nhiều khó khăn, trở ngại dẫn đến hiệu quả, chất lượng nhóm học sinh Văn hay chữ tốt còn hạn chế, kết quả thi chưa ổn định
a- Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường
- Hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng phát triển rộng khắp, HS
có điều kiện tiếp cận thông tin khá dễ dàng, thuận lợi
Trang 3- HS có ý thức học tập khá tốt, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, tìm tòi,
có tính sáng tạo
b- Khó khăn
- Đội ngũ GV còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm.
- Thời gian ôn luyện ngắn (32 tiết) Chế độ bồi dưỡng cho GV chưa được
sự quan tâm sâu sắc
- HS cùng lúc vừa ôn luyện Văn hay chữ tốt vừa tham gia bồi dưỡng Máy tính bỏ túi Casio, vừa tham gia bồi dưỡng Toán hoặc Tiếng Anh
- Chương trình THCS với lượng kiến thức tăng, HS phải ghi chép nhiều
và nhanh hơn nên đa số HS thiếu ý thức nắn nót chữ viết, nét chữ bị biến đổi nhiều Tốc độ viết chữ còn chậm
- Năng lực nhận thức và kĩ năng làm văn nghị luận còn hạn chế
- Một số HS viết văn khá tốt song chữ chưa đẹp Một số HS viết chữ khá đẹp nhưng chưa biết cách diễn đạt, mắc nhiều lỗi chính tả HS chưa có thói quen luyện chữ, luyện văn
- Số lượng HS của trường tương đối ít, khó lựa chọn.
- Thư viện của trường tuy có sách để tham khảo song chưa đáp ứng đủ nhu cầu tham khảo của GV và HS
- Đa số HS có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện tự mua tài liệu tham khảo
- Việc đi lại của HS còn khó khăn do đường xa, đến trường phải sử dụng bằng cả hai phương tiện xuồng và xe đạp
- Bất tiện trong sắp xếp thời gian do các khối lớp học khác buổi với nhau
- Thiếu phòng học
Những khó khăn, trở ngại trên đã ảnh hưởng đến chất lượng và thành tích của nhóm HS “Văn hay chữ tốt” ở trường THCS Tạ An Khương Nam nói riêng
và cũng là những khó khăn ở một số trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung Với mong muốn không ngừng nâng cao chất lượng và thành tích của nhóm HS này, trong quá trình trực tiếp ôn luyện tôi đã cố gắng phát huy những thuận lợi và hạn chế những khó khăn bằng các biện pháp cụ thể
2- Giải pháp thực hiện
Được sự tín nhiệm và phân công công việc của Ban giám hiệu trường THCS Tạ An Khương Nam, tôi trực tiếp bồi dưỡng nhóm HS “Văn hay chữ tốt” kể từ năm học 2007 – 2008 đến nay Trong hai năm đầu, với vốn kinh
Trang 4nghiệm chưa đáng là bao nhưng tôi cũng đã có những sáng kiến nhỏ trong công tác bồi dưỡng nhóm HS mũi nhọn này và cũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ Ở hai năm tiếp theo, việc tiếp tục thực hiện và phát huy sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng nhóm học sinh Văn hay chữ tốt” đã giúp đơn vị trường tiếp tục giữ vững và nâng cao thành tích đạt được Cụ thể như sau:
a- Kế hoạch tuyển chọn
a.1- Sơ tuyển:
Kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho việc tổ chức tuyển chọn
Kết hợp với GV bộ môn và GV chủ nhiệm để chọn ra một số HS có học lực khá, giỏi, hạnh kiểm tốt, có năng lực viết văn nghị luận xã hội, chữ viết rõ ràng, có ý thức học tập tốt, nhạy bén với các vấn đề xã hội ở các khối lớp
Đầu mỗi năm học, GV ra đề sơ khảo để nắm sơ lược năng lực của HS + Đối tượng: HS khối 6, 7, 8, 9
+ Nội dung:
Khối 6, 7: Viết bài văn tự sự
Khối 8, 9: Viết một bài luận về chủ đề xã hội
+ Thời gian: 120 phút
+ Yêu cầu tổng quát: (20 điểm)
Bài văn thể hiện tình cảm chân thành, trong sáng, giàu xúc cảm, phù hợp với tâm lý lứa tuổi (14 điểm)
Chữ tốt: Kiểu chữ đúng mẫu chữ hiện nay, đúng chính tả, chấm câu, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp (6 điểm)
Số lượng tuyển: 8 HS
a.2- Thi tuyển vòng trường (Chọn nhóm “Văn hay chữ tốt”)
- Đầu mỗi năm học, GV trực tiếp bồi dưỡng tổ chức thi tuyển vòng trường (đối tượng là HS đã được chọn ở vòng sơ tuyển) và chọn ra đội tuyển Văn hay chữ tốt không quá 4 HS đang học lớp 8, 9 và không quá 4 HS đang học lớp 6, 7 chính thức tham dự cuộc thi “Văn hay chữ tốt” vòng huyện do Phòng Giáo Dục Đầm Dơi tổ chức Những em còn lại tiếp tục ôn luyện tạo nguồn cho năm học sau
Trang 5Với kế hoạch tuyển chọn như trên, đội tuyển được đưa đi tham dự vòng huyện khá đảm bảo chất lượng vì đã được chuẩn bị khá tốt về kiến thức và được chọn lọc kĩ
Sau khi xác lập nhóm Văn hay chữ tốt, GV tiến hành kế hoạch ôn luyện
b- Kế hoạch bồi dưỡng cụ thể
b.1- Thời gian
- Đối với tất cả HS tham gia rèn luyện Văn hay chữ tốt: Thu vở luyện viết
ở nhà để kiểm tra vào thứ 2 hàng tuần GV nhận xét, hướng dẫn HS để bài luyện viết sau được tốt hơn
- Đối với HS được chọn vào nhóm Văn hay chữ tốt: 2 buổi/ tuần (có thể Học bồi dưỡng vào thứ năm và chủ nhật hàng tuần
b.2- Nội dung
b.2.1- Về chữ viết:
- GV hướng dẫn HS sử dụng tài liệu luyện chữ: vở luyện viết chữ đẹp và bút máy luyện chữ đẹp
Bút mài thầy Ánh Vở luyện viết chữ đẹp
Đối với loại bút máy này GV cần có sự hướng dẫn HS về cách viết:
Cầm bút bằng 3 ngón tay, bút được kẹp ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm ngón cái giữ bút ở phía ngoài
Giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi
Trang 6Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng
Bút chỉ viết một chiều, không tỳ mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên
Loại bút này có nhiều ưu điểm:
Bút viết được nét thanh nét đậm rõ ràng, sắc nét, đều mực không phải chấm mực Khi viết không cần tỳ mạnh tay Do cấu tạo phần đầu ngòi mỏng và
có chiều rộng nên khi viết cạnh mỏng là những nét đưa lên ứng với nét thanh của chữ và khi đưa xuống bề rộng ngòi bút sẽ tiếp xúc với mặt giấy tạo ra nét đậm rõ ràng
Tạo thói quen và kỹ năng cầm bút đúng quy định Loại bút này có cạnh không quá trơn, chỉ viết được một chiều nên phải cầm bút đúng mới viết được Với loại bút thông thường đầu ngòi tròn có thể viết được các chiều khác nhau
do đó bút có thể cầm ở nhiều tư thế mà vẫn viết được đó là nguyên nhân tạo thói quen cầm bút tuỳ tiện không đúng quy định
- Với từng đối tượng HS, GV hướng dẫn luyện viết theo kiểu chữ đứng hoặc chữ nghiêng
- Tùy vào từng đối tượng HS, GV hướng dẫn luyện viết theo các mức độ khác nhau
- Sau khi HS luyện chữ đạt yêu cầu theo tài liệu trên, GV hướng dẫn HS tiếp tục luyện chữ trên vở ô li thường rồi đến vở giấy kẻ ngang (giấy giáo án)
- Thường xuyên kiểm tra kĩ năng viết của HS bằng hình thức đọc - ghi hoặc nhớ - ghi một đoạn, bài trong một thời gian cụ thể
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy chữ viết của các em có nhiều tiến bộ rõ rệt:
- Các em có ý thức hơn trong việc luyện chữ, biết sử dụng khá tốt loại bút máy luyện chữ đẹp để tạo chữ có nét thanh nét đậm rõ ràng và khá đẹp
- Hạn chế được thói quen đánh dấu thanh bừa bãi và một số lỗi chính tả thường gặp (phân biệt dấu hỏi – dấu ngã, viết đúng quy tắc viết hoa, viết đúng phụ âm cuối c/t, n/ng, phụ âm đầu r/d, d/gi, v/d…)
- Biết trình bày bài viết sạch, đẹp và khoa học hơn
b.2.2- Về kiến thức:
- GV tìm tòi, sưu tầm tài liệu phù hợp để cung cấp cho HS tham khảo
Trang 7- Hướng dẫn HS cách thu thập thông tin từ những gì đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh, từ các nguồn tư liệu, phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi, internet,…để làm giàu vốn kiến thức, vốn sống cho bản thân
- Khi áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy nhu cầu hiểu biết của HS đã phần nào được đáp ứng
- HS có ý thức quan sát cuộc sống xung quanh, có cách nhìn nhận đánh giá, thái độ đúng đắn với các vấn đề xã hội HS bắt đầu có ý thức, thói quen lắng nghe và đón xem các chương trình bổ ích trên truyền hình như: thời sự địa phương, thời sự trong nước và quốc tế, chương trình Khát vọng sống, Đường lên đỉnh Olympia, Người đương thời,…thích đọc sách, báo, nghe đài…Vì thế, tình cảm của HS đối với con người, quê hương, đất nước được bồi đắp, vốn sống, vốn kiến thức được bổ sung và nâng lên Đây là điều kiện rất cần thiết để các em có thể làm tốt bài nghị luận về chủ đề xã hội
b.2.3- Về kĩ năng làm văn nghị luận xã hội:
GV hướng dẫn HS về cách làm bài văn nghị luận xã hội:
Có 2 dạng đề:
* Một là: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, lối sống.
- Mở bài : Nêu vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài:
+ Giải thích khái niệm.
+ Biểu hiện của đạo lý, lối sống.
+ Phê phán những biểu hiện không đúng, sai lệch.
+ Biện pháp.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ.
* Hai là: Dạng đề bàn về một sự việc, hiện tượng xã hội.
- Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận.
- Thân bài:
+ Thực trạng của vấn đề.
+ Nguyên nhân
+ Kết quả (Hậu quả)
+ Biện pháp khắc phục
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ.
Trang 8- Hướng dẫn HS muốn làm tốt bài văn nghị luận xã hội thì phải trải qua 2 giai đoạn: chuẩn bị (tìm hiểu đề, lập dàn bài và huy động kiến thức) và hành văn
- Hướng dẫn cụ thể về kĩ năng tìm hiểu đề, kĩ năng lập dàn bài, kĩ năng đặt vấn đề (mở bài), kĩ năng giải quyết vấn đề (thân bài), kĩ năng chuyển đoạn, chuyển ý, kĩ năng kết thúc vấn đề (kết bài), kĩ năng lập luận trong văn nghị luận…
- Hướng dẫn HS chú ý lựa chọn góc độ riêng để phân tích, giải thích, nhận định, đánh giá, đưa ra ý kiến có suy nghĩ và cảm thụ riêng của bản thân đối với vấn đề nghị luận
Sau đây là một vài bí quyết làm văn nghị luận xã hội mà HS cần chú ý:
- Đọc kĩ đề bài, sau đó phân tích đề HS phải chú ý những từ khóa của
đề, rồi dựa vào từ điển Tiếng Việt để phân tích, giải thích ý của tư tưởng, vấn
đề trong đề bài thật chính xác Tiếp đến, hãy đánh giá xem quan điểm, tư tưởng, hiện tượng xã hội đó đúng hay sai, có các mặt lợi và hại thế nào, từ đó
mà nêu ý kiến của bản thân có đồng tình hay không và rút ra bài học, cách giải quyết cho bản thân và xã hội? Để cho đánh giá đúng sai đó thuyết phục, HS cần lấy những dẫn chứng thực tế xác thực (có thể lấy trong lịch sử, văn học hay đời sống thực tế) Chú ý quan sát cuộc sống và đọc báo, theo dõi các phương tiện thông tin thường xuyên là bí quyết giúp HS cập nhật những thông tin mới làm dẫn chứng sắc sảo cho bài viết của mình.
- Suy luận sắc bén là yếu tố làm nên sức mạnh của bài nghị luận xã hội vì vậy mà HS cần chú ý xác lập ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp các lập luận chặt chẽ,
bố cục hợp lý, đảm bảo logic đồng thời kết hợp với giọng văn trôi chảy, giàu cảm xúc.
Đối với nhóm HS “Văn hay chữ tốt” của trường THCS Tạ An Khương Nam, nhìn chung sau khi áp dụng các biện pháp trên các em biết viết đúng yêu cầu của một bài nghị luận xã hội song kĩ năng viết văn vẫn còn hạn chế
- Biết trình bày phần thân bài có bố cục rõ ràng, cụ thể, kết hợp các phương pháp lập luận, có suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận riêng tuy chưa thật sâu sắc, thấu đáo
- Các em đã biết vận dụng các cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) nhưng diễn đạt còn vụng về
- Biết tìm ý cho bài làm song còn mang tính chủ quan, thiếu toàn diện
Trang 9- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, có sự liên kết Tuy nhiên cách chuyển đoạn, chuyển câu, chuyển ý chưa thật tự nhiên, nhuần nhuyễn
- Điều đáng ghi nhận ở HS là có ý thức hơn trong sử dụng từ, một số em dùng từ khá tốt
c- Kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên (sau mỗi buổi học) để củng cố kiến thức đồng thời ra đề cụ thể để HS luyện tập, vận dụng kiến thức đã học vào bài viết, rèn kĩ năng viết bài nghị luận xã hội
- GV nhận xét cụ thể, rõ ràng, khách quan những ưu điểm, khuyết điểm của từng bài viết
Biểu dương, khuyến khích, động viên kịp thời để các em phát huy ưu điểm của bản thân
- Có thái độ nghiêm khắc và yêu cầu cao đối với bài làm của HS, rèn luyện cho các em ý thức tự giác, chủ động học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng để ngày càng hoàn thiện
- Nêu ra hướng khắc phục, sửa chữa phù hợp cho từng khuyết điểm trong bài làm của HS
- Khi ra đề: GV chọn những vấn đề mang tính thời sự, gần gũi, đang được sự quan tâm của xã hội nhưng phải đảm bảo vấn đề phù hợp với nhận thức của lứa tuổi HS Sưu tầm các đề thi Văn hay chữ tốt ở huyện, tỉnh…để HS luyện tập
- Qua những biện pháp này HS trong nhóm đã có ý thức tự khắc phục những khó khăn, nhược điểm và có hướng phấn đấu vươn lên thể hiện rõ qua các bài kiểm tra
3- Kết quả đạt được
Với bốn năm kinh nghiệm, thời gian áp dụng các biện pháp trên chưa được bao lâu nhưng chất lượng nhóm HS “Văn hay chữ tốt” đã có những tác dụng tích cực về nhận thức và kĩ năng thực hành, nâng cao ý thức thi đua học tập, rèn luyện, ngày càng hoàn thiện nhân cách, phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, hạn chế được những khó khăn do điều kiện thực tế gây nên HS nhóm “Văn hay chữ tốt” đã gặt hái được những kết quả khả quan:
- Năm học 2007 – 2008: Đội tuyển gồm 4 HS
Trang 10Kết quả thi “Văn hay chữ tốt” vòng huyện: Ba HS đạt giải nhưng chưa
có HS được chọn dự thi vòng tỉnh
- Năm học 2008 – 2009: Đội tuyển gồm 4 HS
Kết quả thi “Văn hay chữ tốt” vòng huyện: Một HS đạt giải khuyến khích và được chọn dự thi vòng tỉnh
- Năm học 2009 – 2010: Đội tuyển gồm 4 HS
Kết quả thi “Văn hay chữ tốt” vòng huyện: Một HS đạt giải Ba và được chọn dự thi vòng tỉnh
- Năm học 2010 – 2011: Đội tuyển gồm 4 HS
Kết quả thi “Văn hay chữ tốt” vòng huyện: Ba HS đạt giải, trong đó có hai giải Khuyến khích và một giải Nhì (được chọn dự thi vòng tỉnh)
Kết quả thi “Văn hay chữ tốt” vòng tỉnh: Một giải Khuyến khích
III- KẾT LUẬN
Tôi thiết nghĩ, những kết quả trên tuy chưa cao, còn nhiều hạn chế song
đó là thành quả của quá trình không ngừng luyện tập và cố gắng của cả GV,
HS, sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu trường THCS Tạ An Khương Nam
Trên đây là phần trình bày của tôi về nội dung cơ bản của cải tiến sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng nhóm HS Văn hay chữ tốt” Tôi rất mong nhận được sự nhiệt tình đóng góp, bổ sung thêm của các đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường để chất lượng nhóm HS “Văn hay chữ tốt” không ngừng được nâng cao hơn nữa!
Tạ An Khương Nam, ngày 01 tháng 03 năm 2011
Người viết
Bùi Hương Giang