ẢNH HƯỞNG NGOẠI ỨNG
11.2.2. Định đề COASE
Một nghiên cứu nổi tiếng Định đề COASE (nhà kinh tế Ronal Coase). Theo Coase: Nếu các bên tư nhân có thể đàm phán mà không gây ra chi phí cho quá trình phân bổ nguồn lực, thì thị trường tư nhân sẽ luôn luôn giải quyết được vấn đề ảnh hưởng ngoại ứng và phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả.
Ví dụ: An nuôi chó Phốc, Chó sủa làm ồn, làm mất ngủ Nga hàng xóm (ngoại ứng tiêu cực). Có nên buộc An gửi chó đến trại chó, hoặc buộc An không được nuôi chó.
Chúng ta xem xét kết cục của xã hội
- Nhà hoạch định chính sách xã hội so sánh lợi ích An thu được từ nuôi chó và chi phí mà Nga phải chịu vì tiếng chó sủa. Nếu lợi ích > Chi phí thì việc An tiếp tục nuôI chó và Nga tiếp tục chịu nghe tiếng chó sủa là có hiệu quả. Nếu chi phí > lợi ích thì An nên từ bỏ Phốc.
- Theo định đề Coase, thị trường tư nhân đạt kết cục có hiệu quả khi nào?
+ Đơn giản Nga đề nghị trả tiền cho An để An thôI không nuôI chó. Nếu số tiền Nga trả lớn hơn lợi ích An thu đươc từ nuôi chó An sẽ đồng ý.
Thương lựợng thông thường qua giá
Giả sử An thu đươc 500000đ từ nuôi chó Phốc Nga chịu chi phí 800000đ từ tiếng chó sủa
Trong trường hợp này Nga có thể đề nghị trả cho An 600000đ để An từ bỏ chó Phốc. An đồng ý, cả hai bên đều được lợi. Đạt được kết cục có hiệu quả.
Giả sử An thu đươc 1.000.000đ từ nuôi chó Phốc
Nga chỉ sẵn sàng trả 800.000đ để không phải nghe tiếng chó sủa.
Trong trường hợp này An từ chối bất kỳ lời đề nghị nào thấp hơn 1 triệu, Nga không chấp nhận trả hơn 0,8 triệu. An vẫn nuôi chó phốc và Nga vẫn tiếp tục phải nghe tiếng chó sủa, song với ích lợi và chi phí như vậy, kết cục này là có hiệu quả.
Nếu An có quyền hợp pháp nuôi chó, Nga có quyền hợp pháp là được sống trong sự yên ổn, trật tự, thì kết cục này sẽ như thế nào?
- Theo định đề Coase, sự phân bổ các quyền ban đầu không ảnh hưởng gì đến khả năng của thị trường trong việc đạt được kết cục có hiệu quả.
Nga có quyền hợp pháp trong việc buộc An phải từ bỏ nuôi chó (quyền này có lợi cho Nga). Nhưng nó chưa chắc đã làm thay đổi kết cục, An có thể đề nghị trả tiền cho Nga để tiếp tục nuôi chó. Nếu lợi ích thu được từ nuôi chó của An lớn hơn chi phí của tiếng chó sủa đối với Nga, thì An và Nga tìm cách thương lượng để An nuôi chó.
Mặc dù An và Nga có thể đạt được một kết cục có hiệu quả bất chấp các quyền được phân bổ như thế nào, song sự phân bổ các quyền không phải là không có vai trò. Nó xác định sự phân phối phúc lợi kinh tế. Ai có quyền thì người kia phải trả tiền trong cuộc thương lượng cuối cùng. Song bất kể trong trường hợp nào, cả hai bên đều có thể thương lượng với nhau và có thể giải quyết được vấn đề ngoại ứng.
Tóm lại: Định đề Coase nêu, Các tác nhân kinh tế tư nhân có thể tự giả quyết được vấn đề ảnh hưởng ngoại ứng, bất kể các quyền được phân bổ như thế nào thì các bên tham gia luôn luôn có thể đạt được một thỏa thuận, trong đó mọi người đều có lợi và kết cục đạt được là hiệu quả.
Những trở ngại của những giải pháp tư nhân
Định đề Coase chỉ thưc hiện được khi các bên tham gia không gặp rắc rối trong đàm phán và tuân thủ sự thỏa thuận, song trên thực tế không phải khi nào mọi việc cũng diễn ra xuông xẻ.
- Giả sử hai bên bất đồng ngôn ngữ, phải thuê phiên dịch, vậy ai phải trả khoản phí này?
- Việc đạt được một thỏa thuận hiệu quả đặc biệt khó khăn khi có nhiều bên tham gia, mỗi người một ý, mỗi người theo đuổi một mục đích...
Khi quá trình thương lượng tư nhân không diễn ra, đôi khi Chính phủ có thể đóng một vai trò nào đó để điều tiết.