Tỷ giá hối đoái sự ngang bằng sức mua

Một phần của tài liệu Chương 8: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ pot (Trang 31 - 33)

Y G= I+NX S = I + N

10.3.2Tỷ giá hối đoái sự ngang bằng sức mua

Tỷ giá hối đoái thay đổi đáng kể theo thời gian + Vào những năm 1980: 1$ = 11.000VND + Vào những năm 2000: 1$ = 16.000VND

Như vậy có thể nói VND của Việt Nam bị mất giá so với đồng đô la ($) của Mỹ. Nguyên nhân nào gây ra những biến đổi như vậy?

Để giải thích vấn đề này chúng ta sử dụng lý thuyết ngang bằng sức mua.

* Lý thuyết ngang bằng sức mua: lý thuyết này khẳng định rằng một đơn vị của một đồng tiền nhất định có khả năng mua một lượng hàng hoá như nhau ở tất cả các nước.

Các nhà kinh tế tin rằng lý thuyết ngang bằng sức mua cho biết quá trình xác định tỷ giá hối đoái trong dài hạn.

a. Logic cơ bản của lý thuyết ngang bằng sức mua

* Lý thuyết ngang bằng sức mua dựa trên một nguyên lý cơ bản là “Quy luật một giá”. Nguyên lý này cho rằng hàng hoá phải được bán với mức giá như nhau ở mọi nơi. Nếu không, sẽ có những cơ hội tìm kiếm lợi nhuận chưa được khai thác.

Ví dụ: Gạo ở Nam Định 3000đ/kg

Gạo ở Hà Nội 4000đ/kg

Người ta có thể mua gạo ở Nam Định bán ở Hà Nội, qua đó tìm kiếm được lợi nhuận 1000đ/kg từ sự chênh lệch giá.

Quá trình tận dụng sự chênh lệch giá ở các thị trường khác nhau gọi là hành vi đảo hối (hay ác - bít). Do mọi người tận dụng cơ hội đảo hối nên làm cầu về gạo ở Nam Định tăng và làm tăng cung về gạo ở Hà Nội, quá trình này tiếp diễn cho đến khi giá gạo ở hai thị trường này bằng nhau.

* Chúng ta xem xét lý thuyết ngang bằng sức mua được vận dụng như thế nào vào thị trường quốc tế.

Nếu một đô la (hay một đồng tiền nào khác) có thể mua được nhiều cà phê ở Việt Nam hơn ở Nhật. Các nhà buôn quốc tế sẽ mua cà phê ở Việt Nam bán cho Nhật (đảo hối). Hành vi này làm giá cà phê ở Việt Nam tăng, giá cà phê ở Nhật giảm, cho đến khi giá của hai thị trường như nhau.

Lý thuyết ngang bằng sức mua - ngang bằng - nghĩa là bằng nhau và sức mua noi lên giá trị của tiền. Lý thuyết ngang bằng sức mua nói rằng một đơn vị tiền tệ phải có giá trị thực tế như nhau ở mọi quốc gia.

b. Ý nghĩa của lý thuyết ngang bằng sức mua

* Lý thuyết ngang bằng sức mua cho chúng ta biết tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền của hai nước phụ thuộc vào mức giá cả ở các nước đó. Nếu một đô la mua được lượng hàng hoá như nhau ở Mỹ (giá tính bằng $) và Việt Nam (tính bằng VND) thì số VND trên một đô la phải phản ánh giá cả hàng hoá ở Mỹ và Việt Nam.

Ví dụ: - 1kg cà phê ở Việt Nam là 80.000VND/kg - 1kg cà phê ở Mỹ là 5$/kg

Khái quát:

- Giá của một giỏ hàng ở Việt Nam là (P) VND

- Giá của một giỏ hàng ở nước ngoài là (P*) tính bằng tiền nước ngoài - en: tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Từ lý thuyết ngang bằng sức mua ta có: một đơn vị tiền tệ trong nước đổi được en đơn vị tiền tệ nước ngoài.

1 *P P e P n =  1.P* =P.en  1 .. * P P en = Nhận xét:

- Vế trái của phương trình là hằng số

- Vế phải của phương trình là tỷ giá hối đoái thực tế Nên có: P* = en.P  en =

P

P*

(Chú ý: P*. là giá một giỏ hàng ở nước ngoài; P. là giá một giỏ hàng trong nước)

Tóm lại:

Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai nước phản ánh sự khác nhau về giá cả hai nước.

Một phần của tài liệu Chương 8: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ pot (Trang 31 - 33)