0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Những lý luận cơ bản về thuế

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 8: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ POT (Trang 53 -58 )

- Bắn pháo hoa ở một thành phố Nền quốc phòng vững mạnh

12.4.2. Những lý luận cơ bản về thuế

Thuế tạo nguồn thu cho ngân sách, Chính phủ sử dụng nguồn thu này để đầu tư cho các Dự án công cộng như: nhà máy, đường xá, cầu cống, trường học, an ninh quốc phòng.v.v.. Thuế là khoản thu bắt buộc của mọi công dân, doanh nghiệp trong nền kinh tế. Song một hệ

thống thuế được ban hành tác động đến sản xuất, tiêu dùng, đàu tư, trong ngắn hạn và dài hạn…

a. Nguyên tắc thiết kế hệ thống thuế

Hai nguyên tắc cơ bản khi thiết kế hệ thống thuế là:

Thứ nhất: Hệ thống thuế phải đảm bảo được tính công bằng, để đảm bảo tính công bằng khi thiết kế hệ thống thuế phải tuân thủ nguyên tắc:

+ Nguyên tắc ích lợi được hưởng: Trên cơ sở lập luận mọi người phải đóng thuế theo ích lợi mà họ nhận được từ các dịch vụ của Chính phủ. Nguyên tắc này coi hàng hóa công cộng giống như hàng hóa tư nhân, vì vậy người nhận được ích lợi lớn hơn từ hàng hóa công cộng thì phải nộp thuế nhiều hơn người thu được ích lợi ít hơn. Do đó người giầu phải nộp thuế nhiều hơn người nghèo, đơn giản vì người giầu nhận được nhiều ích lợi hơn từ các dịch vụ công cộng của Chính phủ.

+ Nguyên tắc khả năng nộp thuế: Nguyên tắc này cho rằng, thuế đánh vào một người cần dựa vào khả năng gánh vác gánh nặng thuế của người đó. Với lập luận mọi công dân cần có “sự hy sinh ngang nhau” để giúp Chính phủ. Tuy nhiên mức độ hy sinh của một người không chỉ phụ thuộc vào số thuế họ nộp, mà còn phụ thuộc vào thu nhập và những điều kiện khác. Nguyên tắc khả năng nộp thuế dẫn đến hai khái niệm hệ quả về công bằng, công bằng dọc và công bằng ngang.

- Công bằng dọc: Thuế đánh theo khả năng nộp thuế, người giầu phải đóng thuế nhiều hơn người nghèo.

- Công bằng ngang: Thuế cũng dựa vào khả năng nộp thuế, nhưng quan tâm tới hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân, gia đình, các cá nhân và gia đình khác nhau trên nhiều phương diện như: mức thu nhập, số người ăn theo, tình trạng sức khỏe bệnh tật, học tập… Do vậy, hệ thống thuế thu nhập có điều khoản điều chỉnh làm thay đổi số thuế mà các hộ gia đình phải nộp (khấu trừ gia cảnh)

Thứ hai: Tính hiệu quả của hệ thống thuế: Tính hiệu quả của một hệ thống thuế thể hiện chi phí của người đóng thuế là thấp nhất. Một hệ thống thuế có hiệu quả hơn hệ thống thuế khác, nếu nó thu được cùng một số tiền với chi phí của người đóng thuế thấp hơn. Chi phí đóng thuế bao gồm: khoản thuế phải nộp, thời gian bỏ ra để ghi chép, tính toán các khoản thu nhập chịu thuế, chi phí về giấy tờ, in ấn, thời gian đi lại cơ quan thuế nộp thuế và các nguồn lực của Chính phủ phải sử dụng để thực thi luật thuế. Những cá nhân, doanh nghiệp thuộc diện đóng thuế cao, thậm chí phải thuê luật sư và kế toán thuế để sử lý vấn đề thuế.

Ngoài hai nguyên tắc cơ bản trên khi thiết kế hệ thống thuế còn phải quán triệt tính linh hoạt, tính trách nhiệm về măt chính trị của các thành viên trong xã hội…

Khi thiết kế một hệ thống thuế các nhà hoạch định chính sách sử dụng các phương pháp tính thuế: Thuế tỷ lệ, thuế lũy thoái, thuế lũy tiến và thuế gộp.

+ Thuế tỷ lệ: Là thuế suất được quy định một tỷ lệ nộp thuế như nhau trong thu nhập cho mọi người.

+ Thuế lũy thoái: Là thuế suất đươc quy định tỷ lệ thuế phải nộp giảm dần ở các mức thu nhập.

+ Thuế lũy tiến: Là thuế suất được quy định tỷ lệ thuế phải nộp tăng dần ở các mức thu nhập

+ Thuế gộp: Là sắc lệnh thuế quy định mỗi người phải có nghĩa vụ nộp một số tiền thuế như nhau, không phụ thuộc vào thu nhập hay bất cứ điều kiện gì của đối tượng nộp thuế. Do vậy thuế gộp là loại thuế hiệu quả nhất, vì nó không làm thay đổi quyết định của người đóng thuế, không làm biến dạng các kích thích, không gây nên tổn thất tải trọng.

Khi phân tích về tính hiệu quả và tính công bằng của một hệ thống thuế, các nhà kinh tế thường sử dụng hai chỉ tiêu là thuế suất bình quân thuế suất cận biên để phân tích.

- Thuế suất bình quân: Thuế suất bình quân được tính bằng tổng số thuế phải nộp chia cho tổng thu nhập.

- Thuế suất cận biên: Là số thuế phải nộp thêm cho mỗi đồng thu nhập tăng thêm, hoặc mỗi mức thu nhập tăng thêm.

Cả thuế suất cận biên và thuế suất bình quân đều chứa đựng những thông tin hữu ích. Nếu đánh giá chi phí đối với một người đóng thuế thì thuế suất bình quân phù hợp hơn, bởi lẽ nó cho biết phần thu nhập dùng để đóng thuế và tỷ lệ nộp thuế bằng bao nhiêu. Ngược lại, để đánh giá hệ thống thuế làm sai lệch động cơ làm việc của người lao động đến mức độ nào thì thuế suất cận biên có ý nghĩa hơn.

c. Tác động của thuế

*Tác động của thuế đến người mua

Thuế cản trở hoạt động của thị trường, khi một mặt hàng bị đánh thuế, giá tăng, đường cầu dịch chuyển giảm và thị trường đạt trạng thái cân bằng mới. Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Trong trạng thái cân bằng mới giá người mua phải trả cao hơn và giá người bán nhận được thấp hơn, tạo cái “nêm thuế” giữa giá người mua phải trả và giá người bán nhận được. 0 Q E 0 P0 P1 P2 P Q0 Q1 S0 D 0 D 1 E1 Nêm thuế

Hình 12.1. Thuế đánh vào người mua *Thuế đánh vào người bán

Thuế đánh vào người bán làm dịch chuyển đường cung (S), thị trường đạt trạng thái cân bằng mới. Giá người mua phải trả cao hơn và giá người bán nhận được thấp hơn (sau khi nộp thuế).

Hình 12.2. Thuế đánh vào người bán

S 1 Q1 Q0 Q S0 E 1 E 0 0 P1 P0 P2 P D 0 Nêm thuế

Dù thuế đánh vào người bán hay người mua, thì cả người bán và người mua đều phải chia xẻ gánh nặng thuế. Gánh nặng thuế người bán chịu nhiều hay người mua chịu nhiều còn tùy thuộc vào độ co giãn của cung, cầu với giá.

* Thuế tác động đến phúc lợi

Một sắc thuế được ban hành, nó tác động đến người bán, người mua và hệ lụy tác động đến các ngành có liên quan… tác động đến đời sống kinh tế xã hội. Một hướng tác động là thuế làm giảm phúc lợi, gây tổn thất tải trọng.

Hình 12.3. Thuế tác động đến phúc lợi, gây tổn thất tải trọng

- Thuế đánh vào hàng hóa tạo ra một cái nêm giưã giá mà người mua phải trả và giá người bán nhận được. Lượng hàng hóa bán ra giảm.

- Tổng thặng dư trước thuế (CS + PS) = A+B +C + D + E + F - Tổng thặng dư sau thuế (CS + PS + Bud) = A + F + (Bud = B + D) - Ngân sách Chính phủ thu được B + D = Q1.T

- Tổng thặng dư giảm - (C + E)

Như vậy, cái mất của người mua và người bán do một khoản thuế gây ra vượt qúa nguồn thu về thuế của Chính phủ nhận được - tổn thất tải trọng. Quy mô của tổn thất tải trọng phụ thuộc vào độ co giãn của cầu, cung với giá. Trên thị trường lao động thuế đánh vào tiền công, người lao động kém hứng thú làm việc và thuế Chính phủ thu được cũng sẽ giảm và ngược lại. Thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư vốn làm giảm động cơ tiết kiệm, đầu tư vốn và tiêu dùng hiện tại sẽ tăng…

P 0 A B D F E Q1 Q0 Q P1 P0 P2 S 0 C D0 E 0

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 8: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ POT (Trang 53 -58 )

×