VIỆT NAM ĐẾN 2020 1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát là chất lượng phát triển nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ toàn dụng lao động, tận dụng các nguồn lực trong và ngoài nước và cải cách cơ chế chính sách để tăng hiệu suất. Cụ thể là xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an ninh xã hội, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời củng cố và mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác.
2. Các chỉ tiêu
- Về kinh tế: GDP ước đạt 180 – 200 tỉ USD tính theo giá ước tính tương đương cao gấp hơn 2 lần năm 2010.
Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2006 – 2020 là 9,2-10%. GDP bình quân đầu người 1.800 – 2.000 USD
Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người/năm giai đoạn 2006 – 2020 là 7,9-8,6%.
Cơ cấu kinh tế tương đối hiện đại, hợp lý, phát huy được thế mạnh của đất nước. Tỷ trọng giá trị nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trong GDP là 10 – 44 – 46%. Tỷ lệ hàng xuất khẩu chế tác trong tổng giá trị hàng xuất khẩu là 75%, tỷ lệ hàng xuất khẩu công nghệ cao trong tổng hàng xuất khẩu chế tác là 30%.
Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là 108 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 9,4%.
Thu hút vốn FDI là 2.384 triệu USD.
Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân hàng năm là 18%. Tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước bình quân đạt 25% GDP.
Tỷ trọng đầu tư phát triển bình quân là 44% GDP.
- Về xã hội: Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo là dưới 5%, tỷ lệ dân số thành thị là 50%, chỉ số HDI là 0,8; tỷ lệ chi phí cho giáo dục là 5% GDP.
3. Phương hướng đầu tư
- Phương hướng đầu tư của nước ta là thực hiện đầu tư phải gắn liền với mục tiêu tăng trưởng phát triển kinh tế bền vững. Trước hết phải tăng khả năng huy động tích lũy vốn của nền kinh tế đồng thời tạo môi trường đầu tư tốt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo thêm nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo đảm bình đẳng công khai minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế duy trì thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm đời sống cho người lao động, góp phần ổn định an ninh xã hội và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Huy động tối đa các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư, khác phục tình trạng đầu tư kém hiệu quả, dàn trải, thất thoát, lãng phí, ngay từ khâu quy hoạch, kế hoạch và quyết định của chủ đầu tư, trong đó ưu tiên huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư các công trình, dự án quan trọng sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư để triển khai dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư quy mô lớn đã được cấp phép ở các khu kinh tế.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu ở các làng nghề, khu vực nông thôn, doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trực tiếp phục vụ đời sống nhân dân.
- Tiếp tục tăng cường đầu tư cho giáo dục, y tế, kết cấu hạ tầng giao thông, các công trình giao