Tăng trưởng là điều kiện để cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu tác động qua lại giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế (bản năm 2011) (Trang 50 - 54)

II. MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT

2. Tác động ngược trở lại của tăng trưởng kinh tế với đầu tư

2.1. Tăng trưởng là điều kiện để cải thiện môi trường đầu tư

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, từ năm 1992 đến nay nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng kể, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước. Nền kinh tế càng phát triển thì vấn đề cải thiện môi trường đầu tư càng trở nên cấp thiết hơn. Do đó, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều cải cách hành chính cũng như những biện pháp khuyến khích nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thuận lợi, mở cửa cho các hoạt động đầu tư mới ở Việt Nam.

Sự hoàn thiện pháp luật về đầu tư góp phần thúc đẩy tăng vốn đầu tư cả về trong nước cũng như nước ngoài ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ ràng trong việc tạo thành và hoàn thiện bộ luật đầu tư ở nước ta.

Sau khi ban hành Luật doanh nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ các khó khăn nhằm giúp các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể:

Các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư trong hầu hết các lĩnh vưc của nền kinh tế, được quyền chủ động lựa chọn các hình thức đầu tư, địa điểm, đối tác đầu tư, quy mô dự án; được trực tiếp tuyển dụng lao động; được khuyến khích ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Đề cao tinh thần tự do kinh doanh. Nhà đầu tư được quyết định về đầu tư trong các lĩnh vực pháp luật không cấm hạn chế, tự quyết định về hình thức, quy mô đầu tư, vốn hoạt động đầu

tư kinh doanh, chuyển nhượng và điều chỉnh dự án. Được trực tiếp xuất khẩu uỷ thác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư được bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực đầu tư như tín dụng, đất đai, tài nguyên, các tiện ích công cộng, áp dụng giá và phí thống nhất. Được tiếp cận các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân và thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư. Tham gia vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật. Được khiếu nại, kiện ra toà những tổ chức cá nhân gây cản trở kinh doanh.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng được hưởng sự bảo đảm của Nhà nước cụ thể như: vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Nếu trong trường hợp buộc phải trưng mua và trưng dụng phải được bồi thường trên cơ sở đảm bảo lợi ích nhà đầu tư. Việc giải quyết tranh chấp, nhà đầu tư được tiếp cận toà án, trọng tài quốc tế khi giải quyết tranh chấp. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được quyền mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai. Chính phủ bảo đảm cân đối ngoại tệ cho các dự án quan trọng, bỏ khống chế lãi suất trần đối với các khoản vay về ngoại tệ và các khoản vay nước ngoài...

Việc tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá cũng tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam, đến nay Việt Nam đã có quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với trên 150 nước và cùng lãnh thổ, tham gia tích cực vào cơ cấu hợp tác khu vực và thế giới như ASEAN, ASEM, APEC và WTO. Việc ký kết các Hiệp định CEPT/AFTA, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản (2003), sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản (12/2003)... đã làm tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam.

Việt Nam có môi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng được nhu cầu làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư.

Việc Nhà nước đầu tư đáng kể cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như hệ thống đường sá, cầu cảng, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước....đẩy mạnh cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong những năm qua đã cải thiện rõ rệt điều kiện và môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, góp phần tiết kiệm các chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm cho các doanh nghiệp.

Trong thời gian qua tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho việc củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước được thể hiện trong bảng sau

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Chi đầu tư phát triển 31,0 30,51 32,91 31,87 30,15 28,68 27,05 26,38 24,84 26.87 Trong đó chi XDCB 27,85 27,49 30,04 28,83 27,73 26,32 24,53 22,34 23,94

Cụ thể là, tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong những năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, cao hơn nhiều với tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ sự đầu tư này mà mạng lưới đường bộ Việt Nam đã mở rộng nhanh chóng, chất lượng các con đường được cải thiện rõ rệt.

Điện lưới được phủ toàn quốc, chất lượng điện được đầu tư đúng mức. Số người được dùng nước sạch tăng từ 26% dân số lên 49% dân số năm 2002. Tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển chung trong giai đoạn 2001- 2010 khoảng 60 tỷ USD, chiếm khoảng 8,4% so với GDP; trong đó chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khoảng 50%. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa giữa các ngành nghề, cũng như các vùng miền khác nhau.

Bên cạnh đó, khoa học và công nghệ cũng đã góp phần tạo ra những chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Những đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất cơ khí chế tạo kết cấu thép chuyên dụng, đóng tàu, viễn thông, điện lực, dầu khí, khai thác tài nguyên

khoáng sản... đã góp phần làm cho sản xuất công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng cao liên tục những năm qua.

Trong nông nghiệp, khoa học và công nghệ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chúng ta đã tuyển chọn, lai tạo được hàng chục giông lúa mới, phù hợp các vùng sinh thái khác nhau, tạo mức tăng trưởng quan trọng. Từ một nước thiếu lương thực, nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Ngoài ra, Việt Nam còn là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhiều nông sản có giá trị khác.

Trong lĩnh vực năng lượng, nhiều công trình nghiên cứu khoa học công nghệ đã tập trung vào công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng, xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nghiên cứu các phương pháp làm giảm tổn thất năng lượng trong truyền tải điện.

Trong giao thông vận tải, khoa học công nghệ đã góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thủy…Đã xây dựng một số công trình quan trọng bằng việc áp dụng các công nghẹ mới: Đóng tàu biển trọng tải 3000 tấn, công trình hạ tầng cất cánh sân bay Tân Sơn Nhất, thắng thầu nhiều công trình ở Lào Campuchia…

Trong viễn thông, đã xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại bằng việc áp dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh, cáp sợi quang...đủ mạnh để hòa nhập mạng thông tin quốc tế và khu vực. Thị trường tin học nước ta những năm qua có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 50-55%. Việc sử dụng máy vi tính ở nước ta đã chuyển từ giai đoạn sử dụng riêng lẻ sang hình thức sử dụng mạng cục bộ và mạng diện rộng.

Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ song về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, các cơ sở công nghiệp và trình độ kỹ thuật - công nghệ còn thấp, hệ thống luật pháp về kinh tế của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, tính ổn định và minh bạch chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn và khó dự báo, quá trình cải cách hành chính còn chuyển biến chậm, hệ thống thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai... còn chưa đồng bộ và kém phát triển. Khoa học và công nghệ nước ta chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, đội ngũ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình CNH, HÐH, chưa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và khắc phục được tình trạng tụt hậu so với một số nước trong khu vực. Chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ nhìn chung còn thấp, thiếu những cán bộ, chuyên gia giỏi đầu đàn trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ nghiên cứu có

tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách đãi ngộ, sử dụng chưa thu hút được nhiều và sử dụng tốt cán bộ trẻ đã được đào tạo có trình độ cao về làm việc tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực. Theo số liệu của bộ Khoa học-công nghệ và môi trường thì đầu tư tài chính cho khoa học công nghệ chưa vượt quá 1% ngân sách tiêu dùng hàng năm. Chi phí trung bình hằng năm cho 1 cán bộ khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước khoảng 1000 USD, rất thấp so với mức bình quân của thế giới hiện là 55.324 USD. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng mức độ cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chậm hơn so với các nước khác trong khu vực.

Một phần của tài liệu tác động qua lại giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế (bản năm 2011) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)