Tăng trưởng tạo tích lũy và tăng cường vốn cho đầu tư

Một phần của tài liệu tác động qua lại giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế (bản năm 2011) (Trang 54 - 57)

II. MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT

2. Tác động ngược trở lại của tăng trưởng kinh tế với đầu tư

2.2. Tăng trưởng tạo tích lũy và tăng cường vốn cho đầu tư

Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vật chất quan trọng cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Nhu cầu về vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp bách. Đầu tư và tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù của tăng trưởng kinh tế, để thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cần đến một lượng vốn lớn.. Nguồn vốn ở đây bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

Trước hết, chúng ta sẽ xem xét trên khía cạnh nguồn vốn đầu tư trong nước. Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nói chung của nền kinh tế quy mô tổng thu ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (huy động qua thuế, phí, bán tài nguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước...). Đi cùng với sự mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (NSNN) cũng gia tăng đáng kể. Trong giai đoạn 2001 – 2007, tổng chi ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước bình quân bằng 29% GDP. Trong đó chi cho đầu tư phát triển đạt bình quân 30,2% tổng chi NSNN. Giai đoạn 2007 – 2010, tỷ trọng chi đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực kinh tế so với tổng chi đầu tư phát triển có xu thế giảm dần, Chính phủ nhận định tại báo cáo mới nhất về tình hình phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước.Cụ thể, từ mức 51,7% năm 2007, mức chi đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực kinh tế so với tổng chi đầu tư phát triển trong năm 2010 đã giảm xuống 46,3%. Tuy nhiên, riêng các ngành giao thông, nông, lâm ngư nghiệp vẫn được ưu tiên đầu tư từ ngân sách để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém. Từ mức 18% năm 2007, đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp và thủy lợi đã tăng lên, chiếm 20,5% trong tổng chi đầu tư phát triển năm 2010. Tỷ trọng đầu tư cho giao

thông vận tải cũng tăng từ 21% lên 22,6%. Trái với kinh tế, tỷ trọng chi đầu tư phát triển cho lĩnh vực xã hội đã tăng từ 43,4% năm 2007 lên 49,1% năm 2010. Trong đó, giáo dục và đào tạo tăng từ 12,2% lên 17,4%. Cũng trong giai đoạn 2007 - 2010, theo phân cấp, tỷ trọng đầu tư do địa phương quản lý đã tăng từ 60,8% lên 69,8%. Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý được hình thành từ nguồn đầu tư trong cân đối của các địa phương và các khoản hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương. Theo đánh giá của Chính phủ, mặc dù nguồn vốn đầu tư trong cân đối của các địa phương đã tăng trên 14% trong cả thời kỳ, song tốc độ tăng vốn đầu tư không đồng đều. Nếu tính cả số đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, tỷ trọng đầu tư theo cân đối của các tỉnh có nguồn thu thấp theo xu hướng giảm dần. Các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ trọng đầu tư trong cân đối so với tổng đầu tư trong cân đối cả nước giảm từ 7,5% năm 2007 xuống 6,2% năm 2010; Tây Nguyên từ 3,7% xuống 3,2%...

Đối với các bộ ngành, cơ quan trung ương, vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước đã giảm dần, lần lượt các năm từ 2007 - 2010 là 34.919,4 tỷ đồng, 29.830,6 tỷ đồng, xuống 25.530,2 tỷ đồng và 29.277,7 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư này, tính trung bình cả giai đoạn chiếm 18,5% tổng chi đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách Nhà nước.

Mặc dù đánh giá việc phân bổ vốn giữa các ngành, địa phương đã “bảo đảm sự công khai, minh bạch, công bằng”, song Chính phủ cũng nhìn nhận không ít hạn chế. Đó là việc phân bổ nguồn vốn bổ sung có mục tiêu chưa được lượng hóa và còn mang tính chủ quan, mức tăng vốn đầu tư trong cân đối giữa các tỉnh, thành trong vùng không đồng đều...

Theo báo cáo của Bộ KH-ĐT, trong năm 2009, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 704.200 tỷ đồng, bằng 42,8% GDP (kế hoạch đề ra là 39,5%), tăng 15,3% so với năm 2008. Trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước (NSNN) ước thực hiện cả năm đạt 161.000 tỷ đồng, tăng gần 63% so với năm 2008, chiếm 22,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2009, tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải đã dần được khắc phục; tiến độ thực hiện các nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn NSNN, trái phiếu Chính phủ đạt kế hoạch cao hơn so với các năm trước. Năm 2010, khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 là 791.000 tỷ đồng, bằng 41% GDP, tăng 12,3% so với ước thực hiện năm 2009.

ra (một số bộ, ngành giải ngân chưa đạt 50% kế hoạch, cá biệt có đơn vị đạt chưa đầy 3% kế hoạch); tình trạng vi phạm các quy định về quản lý đầu tư vẫn ở mức khá cao (trong 6 tháng đầu năm 2009 có 4.182 dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, trong đó có tới 4.076 dự án chậm tiến độ đều ra)...

Đáng chú ý là vẫn còn tình trạng phân bổ vốn cho các dự án không trong quy hoạch được duyệt, chưa đủ thủ tục đầu tư.Cụ thể là trong năm 2009, tổng chi NSNN ước đạt 533.000 tỷ đồng, tăng 8,5% (41.705 tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển tăng 20,1% (22.700 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 25,4% tổng chi NSNN và bằng 8,1%GDP. Bên cạnh đó, đi cùng với việc nền kinh tế tăng trưởng, nguồn vốn từ khu vực ngoài nhà nước cũng gia tăng đáng kể. Cụ thể là, tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng 3,7%GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư, phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực tiếp khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh lên tới 184,3 nghìn tỷ VN. Đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh đã và đang chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng và tiềm năng to lớn của khu vực này trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thu hút vốn ODA cũng có chuyển biến tích cực, tổng giá trị vốn ODA được ký kết thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ năm 2009 ước đạt 6.144,4 triệu USD, cao hơn năm 2008, trong đó: vốn vay là 5.929,4 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 215,0 triệu USD. Tổng số vốn ODA giải ngân năm 2009 ước đạt trên 3.600 triệu USD, bao gồm vốn vay khoảng 3.255 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 345 triệu USD. Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn gia tăng mạnh mẽ. Trong 11 tháng đầu năm 2009 cả nước có 776 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 14,6 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 22,4 % so với cùng kỳ 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Có 213 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,09 tỷ USD, bằng 98,3% so với cùng kỳ năm 2008. Vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam cả năm 2009 ước đạt 21,48 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008. Cùng với sự phát triển kinh tế, ngày càng có nhiều quốc gia hơn đầu tư vào Việt Nam. Đồng thơi, theo tổng hợp báo cáo của các chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư ra nước ngoài trong năm 2010 cũng khá lớn, đạt khoảng 900 triệu USD, trong đó lĩnh vực khai khoáng đạt trên 700 triệu

USD; bưu chính viễn thông đạt 33 triệu USD; sản xuất điện 25 triệu USD... Các dự án đầu tư nêu trên thuộc những lĩnh Việt Nam đang cần như khái thác khoáng sản; trồng cây công nghiệp; thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra bên ngoài; dịch vụ viễn thông; hàng không; ngân hàng... Tuy nhiên, Cục Đầu tư nước ngoài cũng thừa nhận phần lớn các dự án đầu tư quy mô lớn hiện đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư nên hiệu quả đầu tư ra nước ngoài là chưa lớn, chưa có đóng góp đáng kể cho việc phát triển kinh tế xã hội trong nước thời gian qua. “Các lĩnh vực này hiện Việt Nam đã và đang chiếm lĩnh được đáng kể và phát triển tích cực tại thị trường một số địa bàn đầu tư trọng điểm, do vậy tương lai gần khi các dự án này đi vào hoạt động hiệu quả sẽ có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng lâu dài cho quốc gia”, Cục Đầu tư nước ngoài cho hay.Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. %). Cho đến nay, đã có khoảng hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.

Một phần của tài liệu tác động qua lại giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế (bản năm 2011) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)