1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: Một số kinh nghiiệm dạy văn bản nhật dụng cho học sinh lớp 7 và lớp 9

30 2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Hiện nay, không ít học sinh có xu hướng không thích học hoặc xem nhẹ các môn học xã hội nói chung, môn ngữ văn nói riêng. cũng chính vì thế chất lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu ngày càng có chiều hướng giảm sút. Phần đông các học sinh không say mê, yêu thích học môn văn mà chỉ say mê học những môn tự nhiên (toán, lí, hoá,...) nhằm chạy theo nhu cầu thực tế của thời đại. Chính điều đó lại càng đòi hỏi người giáo viên dạy ngữ văn phải sáng tạo, tìm ra những biện pháp truyền thụ nội dung bài học đến với học sinh một cách dễ hiểu nhất hay phải tạo được giờ học thu hút, làm học sinh thêm yêu thích học môn văn và luôn mong chờ đến giờ học văn. Để làm được việc này thì người giáo viên phải có tâm huyết, nhiệt tình với nghề, phải tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu trong tiết học để kịp thời khắc phục những thiếu xót, rút kinh nghiệm cho bản thân vào những tiết giảng dạy sau. Trong chương trình SGK THCS có đưa vào một số văn bản mới, đó chính là văn bản nhật dụng. Văn bản nhật dụng chiếm số lượng không nhiều (chỉ chiếm 10% trong chương SGK THCS (tổng số gồm 13 bài, riêng ở khối 7, 9 chiếm 610 bài).Với số lượng ít ỏi như thế, nhưng trước kia lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề phương pháp dạy học văn bản nhật dụng. Vì thế trong giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ít khó khăn, dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa đạt được kết quả cao. Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 7, 9 trong quá trình giảng dạy của mình cũng như khi dự giờ quý đồng nghiệp, tôi nhận thấy còn rất nhiều hạn chế cả về phương pháp dạy học và kiến thức truyền đạt nội dung bài giảng đến đối tượng học sinh.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÚ VANG

Trang 2

MỤC LỤC

PHÚ VANG , 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiêncứu của riêng tôi, các số liệu kết quả nghiên cứu làtrung thực, được các tác giả đồng cho phép sử dụng

và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào

NGUYỄN VĂN CẢM

Trang 3

Lời cảm ơn:

Trên đây là kinh nghiệm giảng dạy các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn cụ thể cho học sinh khối lớp 7 và 9 Thời gian thực nghiệm chưa nhiều nên chưa thể đánh giá hết được những ưu điểm và tồn tại mà đề tài này mang lại .

Tôi cũng xin chân thành cảm BGH nhà trường; tổ Văn – Nhạc – Họa đã tạo điều kiện để tôi thực hiện đề tài này

Trang 4

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU.

I Lí do chọn đề tài 5

II Mục đích và phương pháp nghiên cứu 6

1 Mục đích nghiên cứu 6

2 Phương pháp nghiên cứu 6

3 Giới hạn đề tài 6

4 Kế hoạch thực hiện 6

B PHẦN NỘI DUNG. I Cơ sở lí luận 7

II Cơ sở thực tiển 7

III Thực trạng và mâu thuẩn của vấn đề 10

1 Thực trạng của vấn đề 10

2 Mâu thuẩn của vấn đề 11

IV Các biện pháp giải quyết vấn đề 11

1 Kiến thức 11

2 Về Phương tiện dạy học … 11

3 Xác định mục tiêu đặc thù của văn bản nhật dụng 12

4 Phương pháp dạy học 12

5 vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của văn bản 13

V Hiệu quả của áp dụng 14

C PHẦN KẾT LUẬN 1 Ý nghĩa của nhan đề đói với công tác 15

2 Bài học kinh nghiệm 15

3 Khả năng áp dụng 15

4 Những đề xuất kiến nghị 15

PHỤ LỤC 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài.

“Văn học là nhân học”.Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như

trong sự phát triển tư duy của con người nói chung, thế hệ học sinh nói riêng

Bởi văn học là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội Văn học luôn giáo dục ý thức,hình thành nhân cách, phẩm chất tốt cho người học sinh Không những thế mà văn họccòn là môn học thuộc nhóm công cụ, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khácnhư: Sử học, sinh học, địa lí, hoá học, giáo dục công dân, Vì thế học sinh học tốt mônvăn thì có thể hỗ trợ các kiến thức của môn học khác cũng được tốt hơn Ngược lại họctốt các môn học khác cũng có thể giúp học sinh học tốt môn văn

Tuy nhiên để đạt được điều đó, hơn ai hết mỗi giáo viên giảng dạy phải biết kết hợpchặt chẽ giữa biện pháp “học đi đôi với hành”, phải biết gắn kết kiến thức giữa lý thuyếtvới thực tiễn của cuộc sống gần gũi hằng ngày, bằng cách tăng cường tiết thực hành,giảm tải giờ học lý thuyết Có thế trong giờ học văn mới gây hứng thú, thu hút học sinhsay mê, chăm chú nghe giáo viên truyền đạt nội dung bài học một cách sâu sắc

Đặc biệt khi Bộ giáo dục tiến hành đổi mới đồng loạt giáo dục THCS cùng với việcbiên soạn lại SGK các môn học tư tưởng theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập củahọc sinh thì Bộ giáo dục đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạyhọc ở các môn Riêng đối với chương trình Ngữ văn ở THCS được xây dựng theo tinhthần tích hợp Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng vớichúng là thể loại tác phẩm, chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nộidung Vì thế chương trình đòi hỏi ngoài yêu cầu về tính tư tưởng phù hợp tâm lí với từngđối tượng lứa tuổi của học sinh THCS mà cần phải có nội dung cập nhật, gắn kết với đờisống thực tại, để giúp học sinh tiếp xúc, tập làm quen, hiểu sâu sắc đúng đắn về nhữngvấn đề gần gũi, quen thuộc trong đời sống ngày nay đã và đang được mọi người đặc biệtquan tâm như: Vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng, các tệ nạn xã hội đến mức báođộng, sự gia tăng dân số, hút thuốc có hại cho sức khoẻ, quyền trẻ em, Do đó, không cókiểu văn bản nào khác ngoài văn bản nhật dụng mới đủ tiêu chuẩn hướng bạn đọc đếnnhững vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng hiện nay đang được các ban ngành, các cấplãnh đạo từ Trung ương đến địa phương cũng như cộng đồng xã hội hết sức quan tâm Riêng đối với tôi là một giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 7 ,lớp 9 nên bản thân nhận thấy và hiểu được những thực tế trên, tôi luôn bận tâm, trăn trở,

cố gắng suy nghĩ nghiên cứu sâu hơn về đề tài này để trang bị cho mình những phươngpháp dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình SKG Ngữ văn lớp 7, lớp 9 có hiệuquả tốt nhất, gây hứng thú cho học sinh yêu thích học giờ văn

Hiện nay, không ít học sinh có xu hướng không thích học hoặc xem nhẹ các môn học

xã hội nói chung, môn ngữ văn nói riêng cũng chính vì thế chất lượng kiến thức mà họcsinh tiếp thu ngày càng có chiều hướng giảm sút Phần đông các học sinh không say mê,yêu thích học môn văn mà chỉ say mê học những môn tự nhiên (toán, lí, hoá, ) nhằmchạy theo nhu cầu thực tế của thời đại Chính điều đó lại càng đòi hỏi người giáo viên dạyngữ văn phải sáng tạo, tìm ra những biện pháp truyền thụ nội dung bài học đến với họcsinh một cách dễ hiểu nhất hay phải tạo được giờ học thu hút, làm học sinh thêm yêuthích học môn văn và luôn mong chờ đến giờ học văn Để làm được việc này thì ngườigiáo viên phải có tâm huyết, nhiệt tình với nghề, phải tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu

Trang 6

trong tiết học để kịp thời khắc phục những thiếu xót, rút kinh nghiệm cho bản thân vàonhững tiết giảng dạy sau.

Trong chương trình SGK THCS có đưa vào một số văn bản mới, đó chính là văn bảnnhật dụng Văn bản nhật dụng chiếm số lượng không nhiều (chỉ chiếm 10% trong chươngSGK THCS (tổng số gồm 13 bài, riêng ở khối 7, 9 chiếm 6/10 bài).Với số lượng ít ỏi nhưthế, nhưng trước kia lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề phương pháp dạy học văn bảnnhật dụng Vì thế trong giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ít khókhăn, dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa đạt được kết quả cao

Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 7, 9 trong quá trìnhgiảng dạy của mình cũng như khi dự giờ quý đồng nghiệp, tôi nhận thấy còn rất nhiều hạnchế cả về phương pháp dạy học và kiến thức truyền đạt nội dung bài giảng đến đối tượnghọc sinh

Cũng từ những lí do trên, tôi đã cố gắng nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm dạyvăn bản nhật dụng ở khối 7, 9 ” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản nhậtdụng và cũng để học sinh thêm yêu thích học giờ văn ngày càng nhiều hơn

II Mục đích và phương pháp nghiên cứu.

1 Mục đích nghiên cứu.

Nhằm đưa ra hướng giải quyết một số thắc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học,

để từ đó bản thân có thêm kinh nghiệm dạy tốt phần văn bản nhật dụng, đồng thời cũngđáp ứng được nhu cầu đổi mới của chương trình Ngữ văn lớp 7, 9 THCS hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm này có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạyvăn bản nhật dụng lớp 7, 9 THCS

Ngoài ra còn có thể bổ sung thêm lí luận về phương pháp dạy học văn bản nhật dụng

2 Phương pháp nghiên cứu.

Để nghiên cứu đề tài này tôi đã dùng một số biện pháp sau:

Phương pháp quan sát: Thông qua những tiết dự giờ quý đồng nghiệp, từ đó bản thân

có thể thấy được những ưu điểm- khuyết điểm trong bài dạy của quý đồng nghiệp

Phương pháp so sánh: Với phương pháp này tôi có thể phân loại, đối chiếu kết quả

nghiên cứu

Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác: Đọc tài liệu tham khảo

qua cuốn “ Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt” củatác giả Trần Đình Chung; Sách thiết kế bài giảng của tiến sĩ Nguyễn Minh Đường; Quyểndạy học Ngữ văn của Nguyễn Trọng Hoàn- Hà Thanh Huyền Thống kê kết quả học tậpcủa học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng quý đồng nghiệp

III Giới hạn của đề tài.

Khái quát những vấn đề có liên quan đến văn bản nhật dụng

Đề tài nghiên cứu trọng tâm là dựa vào 7 văn bản nhật dụng trong chương trình SGKlớp 7; 9 (- Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; Cuộc chia tay của những con búp bê; - Ca Huếtrên sông Hương; Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; Tuyên

bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em)

IV Kế hoạch thực hiện.

Thời gian: + Bắt đầu thực hiện nghiên cứu vào 9/ 2013.

+ Hoàn thành sáng kiến vào 25/04/2014

Địa điểm: Trường THCS Phú An

Đối tượng nghiên cứu: Tất cả học sinh khối 7, 9 của trường THCS Phú An

Trang 7

B PHẦN NỘI DUNG

I Cở sở lý luận :

Nghị quyết số 02/NQ-HNTW khóa VIII của Đảng đã nêu bật yêu cầu :” Đổi mới mạnh

mẽ phương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện nền nếp

tư duy sang tạo cảu người học “ Luật giáo dục của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng nêu rõ :” phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác chủ động sang tạo của người học ; bồi dưỡng năng lực tự học lòng say mê học tập và ý thức vươn lên Những năm gần đây định hướng đổi mới phương pháp đã được thống nhất theo tư tương tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên Như thế một giáo án giờ văn bản kiểu mới không phải là bản đề cương nội dung chitiết về cái hay ; đẹp của áng văn thấy tâm đắc mà còn là bản thiết kế việc làm của học sinh Đổi mới về phương pháp dạy học trước phải nói đến cấu trúc nội dung văn bản của sách giáo khoa Qua các văn bản các em không chỉ cảm thụ nội dung nghệ thuật của những hình ảnh cao đẹp của con người của cuộc sống mà còn gúp các em đến với những vấn đề hiển nhiên vừa bức thiết trong thực tiển trong đời sống Kiểu văn bản nhật dụng lần đầu tiên đưa vào chương trình ngữ văn 6;7;8;9 đã thực hiện được sứ mệnh của nó trong con đường tiếp nhận tri thức của học sinh

II Cơ sở thực tiễn :

Trong chuẩn học môn Tiếng Anh của bang Niu Ốc ( Mỹ ) công bố tháng 3 năm 1996 người ta có nêu một hồi kí viết về vụ thảm sát Mỹ Lai ở Việt Nam Ở Anh trong :’quy định mới của chương trình “ của chương trình quốc gia công bố năm 1995 có ghi rõ : “ yêu cầu cho học sinh tiếp xúc với với các kiểu văn bản gần gũi với thực tế cuộc sống “

Ở Pháp chương trình ngữ văn chủ yếu dạy các văn bản thuộc thể loại báo chí các loại văn bản trên thông tin đại chúng … Nêu những dẫn chứng trên để thấy việc đưa văn bản Nhật dụng vào chương trình ngữ văn là một vấn đề cấp thiết hợp lí không chỉ riêng đới với nền giáo dục nước ta mà còn đối với nền giáo dục các nước trên thế giới

Trở lại thực tế giảng dạy môn ngữ văn nhiều giáo viên chỉ khai thác các văn bản ở giá trị nội dung nghệ thuật còn giá trị liên hệ về thực tế cuộc sống thì hạn chế

* Về phía học sinh : vẫn còn có thói quen thụ động ghi chép những gì giáo viên nói chưa

có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá Đa số học sinh chưa chủ đọng vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống Từ đó dẫn đến ít nắm bắt hoặc thờ ở với những vấn đề bức thiết của cuộc sống trong nước cũng như ngoài nước Từ thực tiển đó việc tìm ra phương pháp tốt nhất để dạy văn bản nhật dụng là một việc làm cần thiết trong nền giáo dục Việt Nam

* Các nội dung cụ thể trong đề tài.

a Hệ thống các văn bản nhật dụng của đề tài:

Lớp Tên văn bản Đề tài nhật dụng của văn bản

Ngữ văn 7 - Cổng trường mở ra - Nhà trường

- Cuộc chia tay của những conbúp bê

- Quyền trẻ em

Trang 8

- Ca Huế trên sông Hương - Văn hoá dân tộc

Ngữ văn 9

- Đấu tranh cho một thế giớihoà bình

- Bảo vệ hoà bình, chốngchiến tranh

- Phong cách Hồ Chí Minh - Hội nhập với thế giới và

bảo vệ bản sắc văn hoá dântộc

- Tuyên bố thế giới về sự sốngcòn, quyền được bảo vệ vàphát triển của trẻ em

- Quyền sống của con người

b Đặc điểm nội dung và hình thức của những văn bản nhật dụng trong đề tài.

* * Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 7.

- “Cổng trường mở ra” là bài văn ghi lại tâm trạng hồi hộp của một người mẹ trong

đêm chuẩn bị cho con khai trường để vào lớp Một Phương thức biểu đạt của văn bản này

là biểu cảm

Vậy, ý nghĩa nhật dụng của bài văn là gì? Người mẹ đã hồi hộp trong cái đêm trướcngày con vào lớp Một đâu chỉ vì lo lắng cho con mà còn có niềm vui về ngôi trường thânyêu đã lưu giữ bao kỉ niệm thân thương của đời mẹ, niềm hi vọng vào con, mái trườngthân yêu sẽ mở ra ánh sáng và tương lai cho mỗi con người Đó là ý nghĩa cập nhật củavăn bản nhật dụng này

- “Mẹ tôi” được trình bày dưới dạng một bức thư Từ việc phạm lỗi của đứa con đối

với mẹ mà người cha bộc lộ cảm xúc và suy tư về tình sâu nghĩa nặng của người mẹ Xét

về thể loại thì đây là bài tuỳ bút, còn xét về phương thức biểu đạt thì đây là văn bản biểucảm

Từ những lời tâm tình, khuyên nhủ của người cha đã hiện lên hình ảnh một người

mẹ cao cả và lớn lao Người mẹ ấy đã thức suốt đêm khi con bị ốm và đau đớn quằn quại

vì lo sợ mất con Người mẹ ấy có thể làm tất cả, có thể chịu mọi đau khổ bất hạnh để cho

con đỡ đau đớn, để cho con sống hạnh phúc Vì thế “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày

mà con mất mẹ, và tình cảm thiêng liêng cao quý hơn cả là tình cảm yêu thương kính trọng đối với cha mẹ” Đó cũng là nội dung cập nhật của văn bản này.

- “Cuộc chia tay của những con búp bê” là truyện ngắn Thành công của văn bản

này là sự kết hợp nhuần nhuyễn của phương thức biểu đạt tự sự với miêu tả và biểu cảm.Truyện viết về nỗi đau tinh thần tuổi thơ sống thiếu tình cảm của cha mẹ Nhưng chính từ

bi kịch ấy, những đứa trẻ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, vị tha, tình cảm anh em càngthêm gắn bó Đằng sau câu chuyện về tình anh em gắn bó trong sự tan vỡ của gia đình

Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” toát lên vấn đề quyền sống của trẻ em

đang bị đe doạ trong một xã hội hiện đại đang cần đến sự quan tâm của mọi người

- “Ca Huế trên sông Hương” là văn bản thuyết minh giới thiệu một nét đẹp trong

văn hoá cổ truyền xứ Huế, đó là dân ca Huế Đặc sắc của dân ca Huế không chỉ là sựphong phú của các điệu hò, điệu lí , không chỉ là sự hoà nhập của hai dòng nhạc dân gian

Trang 9

và nhạc cung đình mà còn là cách sinh hoạt độc đáo của nó: thời gian ban đêm, khônggian trên sông Hương, người đàn, người hát và người nghe cùng ngồi trên thuyền.

Đọc văn bản này, học sinh hiểu thêm rằng cố đô Huế không chỉ có các danh lamthắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âmnhạc cung đình Ca Huế là một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần được bảo tồn vàphát triển Từ đó học sinh có nhu cầu mở rộng hiểu biết dân ca các vùng miền đất nước

và củng cố thêm tình yêu đối với truyền thống văn hoá dân tộc

* Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 9:

- “Phong cách Hồ Chí Minh” là bài viết nhằm trình bày cho bạn đọc hiểu và quý

trọng vẻ đẹp của phong cách Bác Hồ Bài văn có hai phần nội dung Phần thứ nhất nói về

vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác, đó là sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất dântộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá Phần thứ hai nói về vẻ đẹp trong phongcách sinh hoạt của Bác, đó là sự kết hợp hài hoà giữa giản dị và hiện đại trong nếp sống

Nội dung trên được thể hiện trong hình thức thuyết minh kết hợp nghị luận khiếncho sự trình bày các biểu hiện vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trở nên sáng rõ cùng tìnhcảm ngưỡng vọng không che giấu của tác giả

Từ nội dung trên, chủ đề nhật dụng cần được khai thác đó là: vấn đề quan hệ giữahội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, một vấn đề không chỉ có ý nghĩa cậpnhật mà còn có ý nghĩa lâu dài thường xuyên của các thế hệ, nhất là lớp trẻ nước ta trongviệc học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác

-“Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” là bài viết của nhà văn đã từng đoạt giải

Nô-ben văn học (G.Mác-két) Ở đây, phương thức lập luận với hệ thống lập luận sắc sảo,chứng cứ xác thực, cách so sánh tương phản đã giúp tác giả luận giải một cách thuyếtphục và rõ ràng về hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân loại Sự tốn kém và tính phi lý củacuộc chạy đua vũ trang, từ đó kêu gọi hành động để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vìmột thế giới hoà bình

Chủ đề nhật dụng của văn bản này chính là đấu tranh cho hoà bình, chống chiếntranh để bảo vệ hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân Đó là nhữngvấn đề cấp thiết và nóng hổi trong đời sống chính trị của nhân loại và của mỗi dân tộc,mỗi con người

“Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em của tổ chức Liên Hợp

Quốc ngày 30/9/1990, chứng tỏ sự quan tâm toàn diện, sâu sắc của cộng đồng quốc tế đốivới trẻ em trên toàn thế giới

Bản tuyên bố đã đề cập đến thực trạng bất hạnh của cuộc sống trẻ em trên thế giới,

về khả năng có thể cải thiện được cuộc sống của chúng, cùng các giải pháp cụ thể Nhữngnội dung này đã được luận giải một cách hợp lý, hợp tình theo yêu cầu nghị luận xã hộinhằm làm rõ quan điểm vì trẻ em của cộng đồng thế giới Nhưng để dễ hiểu, dễ truyền báđến đại chúng, bản tuyên bố đã trình bày các quan điểm dưới dạng mục và số

Các nội dung được thảo trong bản tuyên bố đã toát lên điểm tích cực và nhân đạocủa cộng đồng quốc tế (trong đó có Việt Nam) về sự sống còn, quyền được bảo vệ vàphát triển của trẻ em Đó là ý nghĩa cập nhật cũng như ý nghĩa lâu dài của văn bản này

Trang 10

III Thực trạng và mâu thuẫn của vấn đề.

1 Thực trạng của vấn đề.

Qua thực tế được phân công trực tiếp dạy lớp, góp ý và trao đổi cùng quý đồng nghiệp

qua những tiết dự giờ Bản thân tôi nhận thấy khi giáo viên khai thác, giảng dạy văn bảnnhật dụng thường mắc phải một số hạn chế sau:

- Giáo viên coi các văn bản này là một thể loại cụ thể giống như truyện, kí nên chỉ

chú ý dựa vào các điểm của thể loại như: cốt truyện, nhân vật, tình huống, sự việc ghichép để phân tích nội dung

- Giáo viên thường chú ý khai thác và bình giảng trên nhiều phương diện của sáng tạo

nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, cách kể mà chưa chú trọng đến vấn đề xã hội đặt ratrong văn bản gần gũi với học sinh

Ví dụ trong văn bản “ Thông tin về trái đất năm 2000” giáo viên chỉ giúp học sinh nắmđược đặc tính không phân hủy và tác hại của bao bì ni- lông gây ra mà chưa cho học sinhliên hệ với bản thân mình, vấn đề môi trường trong xã hội

- Quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống mà giáo viênchú ý nhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức chưa đầy đủ

- Vốn kiến thức của giáo viên còn hạn chế, thiếu sự mở rộng

- Giaó viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biện pháp

tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh Trong tiết học thường khô khan, thiếusinh động, chưa kích thích hứng thú và sự yêu thích của học sinh khi học văn

- Về phương tiện dạy học mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ, phiếu học tập, trongkhi đó có một số văn bản nếu học sinh được xem những tranh ảnh minh họa, đoạn băngghi hình, sơ đồ tư duy, sẽ giúp tiết học thêm sinh động hơn rất nhiều

Ví dụ như khi dạy văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”, hầu hết GV khôngchú ý đến vấn đề này

- Giaó viên còn có tâm lý phân vân không biết có nên sử dụng phương pháp bìnhgiảng khi dạy những văn bản này không và nếu có thì nên sử dụng ở mức độ như thế nào?

- Giờ dạy tẻ nhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh

- Học sinh chưa biết liên hệ thực tế, chưa biết giải quyết vấn đề nêu ra trong văn bảnnhật dụng

*Nguyên nhân của thực trạng trên là:

+ Văn bản Nhật dụng chiếm số lượng không nhiều ( chỉ chiếm 10% trong chươngtrình SGK THCS), nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề PPDH văn bảnnhật dụng Cho nên giáo viên ít có kinh nghiệm, giờ giảng dạy còn lúng túng về phươngpháp

+ Giaó viên chưa có điều kiện sử dụng máy chiếu đều đặn nên việc mở rộng kiến thứccho các em bằng hình ảnh, đoạn phim, bài dân ca Bắc Bộ,…còn rất hạn chế

+ Giaó viên chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài học vản bản Nhật dụng

+ Giaó viên ít sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản nhật dụng để bổ sung bài họcthêm phong phú

+ Học sinh chưa hứng thú, không hợp tác với giáo viên trong giờ học

+ Đồng thời, hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 7, 9 tồn tại dưới nhiềukiểu văn bản khác nhau Đó có thể là văn bản nghị luận ( Phong cách Hồ Chí Minh; Đấutranh cho một thế giới hòa bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và

Trang 11

phát triển của trẻ em) Cũng cĩ thể là một bài báo biểu cảm ( Cổng trường mở ra).;bứcthư ( Mẹ Tơi) Năm học 2012-2013 tơi được phân cơng dạy ngữ văn khối 8

2 Mâu thuẫn của vấn đề.

Trường THCS Phú An là một trường thuộc vùng cĩ điều kiên khĩ khăn của huyện phúVang Tuy trường cĩ đội ngũ giáo viên khá đơng, đều yêu nghề, cĩ tâm huyết với nghề,

cĩ năng lực chuyên mơn và dày dạn kinh nghiệm giảng dạy

Do ở vùng sâu, các phương tiện truyền thơng chưa đa dạng, khiến khả năng tiếp thuthơng tin của các em chậm và khơng nhiều, đồng thời giáo viên cũng chưa thể sử dụngcác phương tiện dạy học hiệu quả

Việc học của các em được gia đình quan tâm chu đáo, đa số học sinh tích cực và cĩ ýthức cao trong học tập

Song bên cạnh đĩ, vẫn cịn rất nhiều học sinh chưa cĩ ý thức tự giác trong học tập, mãichơi, bị lơi cuốn vào các trị chơi điện tử làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các

em yếu, kém

Trước những thực trạng và mâu thuẫn trên tơi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nângcao chất lượng giờ dạy sau

IV Các biện pháp giải quyết vấn đề.

Giáo viên cần cĩ sự chuẩn bị về mặt kiến thức và kỉ năng của bài dạy

1 Về kiến thức:

Giáo viên khơng chỉ xác định đúng mục tiêu kiến thức của văn bản mà cịn phải trang

bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho bài giảng như thu thập các tư liệu

cĩ liên quan đến bài giảng trên các nguồn thơng tin đại chúng (phát thanh, truyền hình,mạng internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc )

VD: Khi dạy bài “Ơn dịch, thuốc lá”, giáo viên cần chuẩn bị thêm tranh ảnh về nhữngngười xanh xao, gầy ốm, bệnh tật do hút thuốc lá mà ra Vì thế, mọi người khơng nên hútthuốc lá

Khơng hút thuốc

Bệnh ung thư phổi

Trang 12

2.Về phương tiện dạy học:

Các phương tiện dạy học truyền thống như: SGK, bảng đen, phấn trắng, phiếu học tậpchưa thể đáp ứng được hết yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng Giaó viên có thể chuẩn bịthêm các tư liệu như: đĩa nhạc CD, phim ảnh, mẫu chuyện, đoạn thơ, sơ đồ tư duy, sẽkhiến các em thêm hào hứng và vui vẻ ham học hơn trong giờ văn

Vậy có thể nói khi dạy học văn bản nhật dụng, giáo viên có nhiều cơ hội hơn cho đổimới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, nhờ đó mà các bài học văn bản Nhật dụng

sẽ khắc phục được tính thông tin tẻ nhạt đơn điệu Từ đó, hiệu quả dạy học văn bản nhậtdụng sẽ tăng lên

3 Xác định mục tiêu đặc thù của văn bản nhật dụng:

Giaó viên cần nhấn mạnh vào hai khía cạnh chính: Trang bị kiến thức và trao dồi tưtưởng, tình cảm thái độ cho học sinh Nghĩa là qua văn bản, cung cấp và mở rộng hiểubiết cho học sinh về những vấn đề gần gũi, bức thiết đã và đang diễn ra trong đời sống xãhội hiện đại

4 Về phương pháp dạy học:

Dạy học phải phù hợp với phương thức biểu đạt của mỗi văn bản Không thể hiểuđúng nội dung tư tưởng văn bản nếu không đọc từ các dấu hiệu hình thức của chúng Nêndạy học văn bản nhật dụng cũng phải theo nguyên tắc đi từ dấu hiệu hình thức tới khámphá mục đích giao tiếp trong hình thức ấy

VD: Khi dạy văn bản được tạo lập bằng phương thức thuyết minh như “Ôn dịch, thuốclá” thì hoạt động dạy học tương ứng sẽ là tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung văn bản

từ các dấu hiệu hình thức của bài thuyết minh khoa học như: Tiêu đề bài văn (Em hiểunhư thế nào về nhan đề “ Ôn dịch , thuốc lá ? Dấu phẩy đặt giữa nhan đề có tác dụng gì?

Có thể sửa nhan đề này thành “Dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch đượckhông?” Vì sao? ) Đặc điểm của lời văn thuyết minh ( Đoạn văn nào nói về tác hại củathuốc lá đến sức khỏe con người? Tác hại này được phân tích trên những chứng cớ nào?Các chứng cớ được nêu có đặc điểm gì? Từ đó cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá đốivới sức khỏe con người như thế nào? ), Mặc dù các phương thức biểu đạt chủ yếu củavăn bản nhật dụng là thuyết minh và nghị luận nhưng các văn bản này thừơng đan xencác yếu tố, các phương thức khác như: tự sự, biểu cảm Khi đó giáo viên cũng cần chú ýđến yếu tố này

VD: Văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có kết hợp phương thức lập luậnvới biểu cảm thì người dạy sẽ chú ý phân tích lí lẽ và chứng cứ, từ đó tìm hiểu thái độ củatác giả Ví dụ khi phân tích phần cuối của văn bản Phần cuối của văn bản có hai đoạn.Đoạn nào nói về “chúng ta” chống vũ khí hạt nhân? Đoạn nào là thái độ của tác giả vềviệc này? Em hiểu thế nào về “bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không

có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng”? Ý tưởng của tác giả về việc mở “mộtnhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân” bao gồm những thôngđiệp gì? Em hiểu gì về thông điệp đó của tác giả? Như thế với việc căn cứ vào phương

Trang 13

thức biểu đạt của mỗi văn bản, giáo viên và học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận nội dung, từ đóhiểu được mục đích giao tiếp trong các văn bản ấy.

e Vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của văn bản:

Trong dạy học văn bản nhật dụng có nhiều phương pháp: phương pháp đàm thoại, đọcdiễn cảm, giảng bình, Trong đó chú trọng nhất là phương pháp đàm thoại bằng cách đặt

hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh theo mức độ từ dễ đến khó, rồi liên hệ với thực tế đờisống

VD: Khi dạy bài: “Phong cách Hồ Chí Minh”, giáo viên có thể đặt câu hỏi sau:

- Văn bản cho ta thấy những vẻ đẹp nào của Bác ?

-Vì sao có thể nói phong cách của Bác là sự nhào nặn của 2 nguồn văn hóa ?

-Trong tình hình hội nhập và giao thoa nền văn hóa ngày nay, em học tập được điều gì

từ Bác?

Khi dạy văn bản nhật dụng, giáo viên không nên quá coi trọng phương pháp giảngbình Bởi bình văn là bày tỏ lời hay ý đẹp trong văn chương, đối tượng bình phải lànhững tác phẩm mang vẻ đẹp văn chương Theo tôi, một số văn bản giàu chất văn chươngnhư “ Phong cách Hồ Chí Minh giáo viên có thể sử dụng lời bình giảng nhưng không nên

đi qúa sâu Còn đối với những văn bản nhật dụng không nhằm mục đích cảm thụ vănchương thẩm mĩ như “ Bài toán dân số; Thông tin về trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốclá” thì giáo viên không thể bình phẩm được những vẻ đẹp hình thức nào cũng như nhữngnội dung sâu kín nào trong đó Do vậy, khi dạy giáo viên cần chú ý điều này để tránh savào tình trạng khai thác kĩ lưỡng văn bản mà giảm đi tính chất thực tiễn, gần gũi và cậpnhật của văn bản nhật dụng Giaó viên cần hướng học sinh biết liên hệ những kiến thức

đã học vào cuộc sống thực tế hằng ngày

Như vậy ta thấy mục đích của việc học văn bản nhật dụng chủ yếu là giúp cho họcsinh dễ dàng hoà nhập với đời sống thực tế xã hội ngày nay Chính vì thế giáo viên khidạy lớp cần phải tạo ra giờ học thoải mái, sinh động, không gây cảm giác gò ép hay ứcchế học sinh Có như thế thì tiết học mới thu hút, kích thích sự hào hứng, gây hứng thúcho học sinh thêm yêu thích học giờ văn

V Hiệu quả áp dụng

Áp dụng từ những giải pháp trên vào tiết dạy văn bản nhật dụng lớp 7/3;7/4;9/4;9/5năm học 2013- 2014 cũng tại điểm trường THCS Phú An đạt kết quả như sau:

Lớp Điểm 8-> 10 Điểm 5-> 7 Điểm 1-> 4

Lớp 7/3;7/4(60học sinh) 16-> 26,7% 38-> 63,3% 6-> 10,0%

Lớp 9/4;9/5 (62 HS) 18-> 29.0% 41-> 66,1% 3->% 4.8%

Như vậy qua kết quả kiểm tra trên, tôi nhận thấy khi áp dụng những giải pháp dạy

mà tôi nêu lên trong đề tài hoàn toàn có thể thực hiện đựơc đối với học sinh TrườngTHCS Phú An Đồng thời khi áp dụng như thế thì học sinh học hứng thú hơn, bởi tạođược tâm lí thoải mái cho học sinh học

Trang 14

C PHẦN KẾT LUẬN SÁNG KIẾN

I Ý nghĩa của đề tài đối với công tác.

Nhìn chung khi Bộ giáo dục đào tạo đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS nóichung một số văn bản nhật dụng là rất cần thiết Vì qua việc học tập các căn bản đó đãgiúp cho học sinh vừa cập nhật được những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng của xãhội đòi hỏi mọi người chung tay giải quyết, vừa giúp học sinh tập làm quen, tiếp xúcđược rất nhiều điều từ bài học để có thể áp dụng vào cuộc sống tốt hơn và học sinh cũng

có thể tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức tự lập, lòng nhân ái, biết yêu quý gia đình, bạn bè,…cùng cộng đồng tạo lập một cuộc sống văn minh, tất cả vì tương lai thế giới ngày maitrong sạch không ô nhiễm môi trường, không chất chứa các tệ nạn xã hôi,… Do đó việcvận dụng các giải pháp trên vào bài giảng là hoàn toàn hợp lí, sẽ góp phần giúp giáo viêndạy tốt hơn và học sinh học tốt hơn

II Bài học kinh nghiệm.

Trang 15

Qua thực hiện đề tài trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

- Giáo viên cần tăng cường sưu tầm thêm tranh ảnh, đọan phim, bài ca dao, dân ca,khúc nhạc, sơ đồ tư duy, tư liệu có liên quan đến văn bản nhật dụng

- Giáo viên cần chọn giải pháp dạy học thích hợp áp dụng riêng cho từng văn bản,chứ không dạy cho tất cả các văn bản

- Giáo viên không nên gò ép học sinh trong giờ học mà trái lại cần động viên, khuyếnkhích học sinh tham gia tiết học với tâm lí vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng

- Khi dạy giáo viên cần làm rõ trọng tâm nội dung bài học, tránh để học sinh hiểu saivấn đề mà văn bản muốn đề cập đến

- Khích lệ học sinh nên sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học củamình

III Khả năng áp dụng.

Hiện nay không ít giáo viên đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin vào công tácgiảng dạy của mình Điều đó cho thấy khả năng áp dụng những phương pháp giảng dạytrong đề tài này rất khả thi Vì vậy chúng ta nên mạnh dạn đổi mới phương pháp giảngdạy nhằm mang lại hiệu quả cao trong tiết dạy của mình cũng như chất lượng học tập củahọc sinh ngày càng được nâng cao

IV Những đề xuất và kiến nghị.

* - Thư viện nhà trường cần đầu tư thêm tranh ảnh, tư liệu, băng hình dành giảng dạycho văn bản nhật dụng

- Cần tạo ra nhiều sân chơi hơn nữa để học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học

*Thứ nhất: Xác định mục tiêu bài học.

Mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng nhấn mạnh vào hai khía cạnhchính: Trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh Nghĩa làqua văn bản, cung cấp và mở rộng hiểu biết cho học sinh về những vấn đề gần gũi, bứcthiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân đốivới cộng đồng

Ví dụ: Với văn bản “Ca Huế trên sông Hương”, mục tiêu bài học ở phần kiến thức

được xác định như sau:

- Ca Huế với sự phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu, tinh tế trong biểu diễn

và thưởng thức là một nét đẹp của văn hoá cố đô Huế, cần được giữ gìn và phát triển

- Từ đó mở rộng vốn hiểu biết về văn hoá Huế và âm nhạc dân gian các vùng miền,bồi đắp tình yêu đối với xứ Huế và các giá trị văn hoá dân tộc

- Văn bản nhật dụng có thể được viết ở dạng thuyết minh kết hợp với nghị luận,miêu tả, bộc lộ cảm xúc

*Thứ hai: Về việc chuẩn bị bài dạy

Về kiến thức:

Ngày đăng: 25/10/2014, 07:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w