Giám sát, quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu, tổ chức tốt công tác

Một phần của tài liệu Tình hình huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn quốc tế Thiên Anh (Trang 72)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU

1.5. Giám sát, quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu, tổ chức tốt công tác

tác thu hồi nợ.

Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Mỗi DN vừa là người đi chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn. Việc quản lý tài chính là phải đưa ra các chính sách phù hợp để tận dụng được tối đa nguồn vốn chiếm dụng được và hạn chế tối thiểu số vốn bị chiếm dụng để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Trong năm qua các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn và tăng với tốc độ khá cao. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản lý và hiệu quả sử dụng VKD, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn, vốn bằng tiền thu về ít ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán tức thời của Công ty.

Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Quy định rõ các điều khoản thanh toán trong hợp đồng như phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Công ty có thể yêu cầu bạn hàng đặt cọc, tạm ứng hay thanh toán trước một phần giá trị đơn hàng,… và nếu bên nào vi phạm sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm, nếu quá thời hạn thanh toán thì Công ty có thể phạt bằng cách áp dụng lãi suất trả chậm tương ứng với thời hạn quá hạn.

- Công ty phải xây dựng được chính sách bán chịu một cách hợp lý đối với từng khách hàng.

Đối với những khách hàng truyền thống, có quan hệ uy tín lâu năm thì Công ty nên có chính sách báng hàng ưu đãi như hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển, thực hiện chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán,… Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng tỷ lệ chiết khấu, giảm giá soa cho vừa giữ được mối quan hệ tốt với bạn hàng vừa bảo đảm lợi ích cho Công ty.

Đối với những khách hàng có truyền thống nợ nần, “dây dưa”, Công ty phải kiên quyết không tiếp tục ký hợp đồng giao hàng nếu không thanh toán nợ. Nếu đơn vị mắc nợ không có khả năng thanh toán, Công ty cần nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

Cuối quý hoặc cuối năm, Công ty cần xem xét, đánh giá lại mức độ uy tín, khả năng trả nợ của từng bạn hàng, tình trạng tài chính tổng quát của Công ty đồng thời cần đánh giá kỹ lưỡng ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với Công ty để từ đó đưa ra được chính sách tín dụng hợp lý nhất.

- Công ty phải luôn tăng cường theo dõi các khoản nợ phải thu, mở sổ chi tiết theo dõi đối với từng khách hàng, từng thời gian thanh toán, thường xuyên đôn đốc để thu hồi nợ đúng hạn.

Thường xuyên đối chiếu và điều chỉnh công nợ đối với khách hàng, phân loại các khoản nợ phải thu, có chính sách cụ thể đối với các khoản nợ sắp đến hạn, đến hạn và quá hạn. Đối với các khoản nợ sắp đến hạn và đến hạn, Công ty cần theo dõi thường xuyên, gửi giấy báo về thời hạn thanh toán đến cho khách hàng đồng thời chuẩn bị sẵn giấy tờ, thủ tục cần thiết cho công tác thanh toán. Còn đối vơi các khoản nợ quá hạn, Công ty cần tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp đối với từng khoản nợ như

gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, hay xóa một phần nợ cho khách hàng,…

hoặc cắt hợp đồng.

Đối với những khoản nợ thực sự khó đòi, có khả năng mất, để thu hồi vốn Công ty có thể bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ.

Thực hiện tốt các biện pháp trên Công ty có thể hạn chế được các khoản vốn bị chiếm dụng góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng VKD.

Một phần của tài liệu Tình hình huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn quốc tế Thiên Anh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)