II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO
1.3.1. Tổ chức bộ máy nhân sự và bộ máy quản lý
a. Về nhân sự của Công ty.
Tổng số lao động thường xuyên tại Công ty tính đến 31/12/2008 là 3.171 người, trong đó nam: 2.111 người, nữ: 1.060 người.
+ Số lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn: 1.349 người. + Số lao động ký HĐLĐ xác định thời hạn 12- 6 tháng: 1.774 người. + Số lao động ký HĐLĐ ngắn hạn dưới 12 tháng: 43 người.
+ Số lao động không thuộc đối tượng ký HĐLĐ (GĐ, PGĐ, KTT): 5 người.
- Phân theo trình độ:
+ CBCNV có trình độ đại học: 114 người.
+ CBCNV có trình độ cao đẳng, trung cấp: 226 người. + CBCNV bậc 4 trở lên: 198 người.
+ CBCNV bậc 4 trở xuống: 2.633 người.
b. Về bộ máy quản lý và các phòng ban của Công ty.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC:
* Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
Đứng đầu là Hội đồng quản trị Công ty. Ban giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của công ty.
- Phòng Hành chính - Bảo vệ: là đơn vị tham mưu, giúp Ban giám đốc Công ty trong các lĩnh vực công tác như Hành chính, Xây dựng cơ bản, Y tế, thông tin tuyên truyên, Tham mưu giúp Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty trong công tác đảm bảo an ninh trât tự, an ninh kinh tế, phòng cháy nổ, công tác quân sự của toàn Công ty.
- Phòng Tổ chức: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác: Tổ chức, lao động, quản lý cán bộ, tuyển dụng, đào tạo và giải quyết chế độ chính sách.
- Phòng Tài chính - Kế toán: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác tài chính, kế toán bảo đảm thực hiện tốt công tác quản lý kinh tế trong toàn Công ty.
- Phòng Đầu tư: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác triển khai thực hiện các dự án đầu tư, hệ thống ISO, công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động, IWAY và quản lý thiết bị tin học trong tooàn Công ty.
- Phòng Thiết kế: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác thiết kế, chế thử sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng và của thị trường.
- Phòng Công nghệ: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đôc Công ty trong công tác quản lý, cải tiến công nghệ sản xuất, xem xét đánh giá các sáng kiến cải tiến trong toàn Công ty.
- Phòng QC: tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thiết bị, dây chuyền sản xuất, thiết kế chế tạo các thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất trong toàn Công ty.
- Phòng Cơ điện: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thiết bị, dây chuyền sản xuất, thiết kế chế tạo các thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất trong toàn Công ty.
- Phòng Kế hoạch: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác lập kế hoạch sản xuất, cân đối nguồn lực giữa các đơn vị thành viên trong toàn Công ty bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu về doanh thu hàng năm Công ty đặt ra.
- Phòng Thị trường: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác nghiên cứu thị trường làm cơ sở xây dựng các kế hoạch phát triển sản phẩm; phân tích thị trường trong và ngoài nước để tìm kiếm các khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; hoạch định các phương án tổ chức hệ thống bán hàng; Tìm kiếm các nhà cung cấp vật tư trong và ngoài nước, phân tích thị trường để đề xuất kế hoạch dự trữ vật tư hợp lý.
- Các Nhà máy, chi nhánh, trung tâm: là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty, chịu sự chỉ đạo mọi mặt công tác của Ban Giám đốc. Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của các phòng ban chức năng Công ty. Sản xuất, kinh doanh, bảo đảm các chi phí theo kế hoạch được Công ty giao.
Việc tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh- Anh Mỹ hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm được tính thống nhất trong quản lý và điều hành hoạt động SXKD của Công ty. Trong quá trình hoạt động Công ty luôn chủ động tổ chức, cơ cấu lại bộ máy quản lý sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tế, cải tiến và sắp xếp lao động để nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả SXKD.