1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TH 1 số bài viết về Giáo dục HS cá biệt

3 543 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 22,76 KB

Nội dung

Giáo dục HS cá biệt như thế nào Trường học đạt được các danh hiệu thi đua "Tiên tiến", "Xuất sắc" là nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực của Thầy và trò. Giáo viên dạy giỏi là nhờ chúng ta có được những học sinh giỏi. Nhưng giáo viên dạy giỏi chưa chắc học sinh của mình giỏi hết được. Vì sao? Vì bên cạnh những học sinh ngoan, học giỏi còn có những học sinh không chịu học, không ham học làm ảnh hưởng thi đua của trường, của lớp - đó là những học sinh cá biệt. Học sinh cá biệt: là những học sinh thường có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. Chẳng hạn khi ở lớp học đang yên lặng làm bài tập thì em đó bỗng la lớn lên khi làm bài được, thích học thì học, không thích thì đùa giỡn, quậy phá các bạn kế bên, chọc cho bạn giỡn, nói chuyện với mình, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường" hoặc thầy cô đang giảng về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác. Vì vậy ta phải giáo dục học sinh cá biệt này ra sao? Phải có những biện pháp như thế nào để giáo dục được những học sinh cá biệt này? Sau đây, tôi sinh đề xuất một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt? Thứ nhất: Chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh đó như là: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc hay không? Có nhiều thành kiến gây ra xào xáo bất đồng mục đích là để hiểu rõ học sinh này. Thứ hai: Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông". Thứ ba: Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần " Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta". Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập. Thứ tư: Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh để học sinh cảm thấy mình lạc lỏng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũng khi dễ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình. Thứ năm: Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh lương" hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà. Thứ sáu: Chúng ta phải tác động vào động cơ học tập, để các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt. Trên đây là một số biện pháp cơ bản để giáo dục học sinh cá biệt, giúp các em nhận thức được vai trò của việc học tập đối với bản thân mình, gia đình mình để từ đó có động cơ học tập và ngày càng học tiến bộ hơn. Ứng xử với học sinh… cá biệt Một nghiên cứu ở Anh mới đây cho thấy có khoảng 50% giáo viên không biết cách đối phó và giải quyết đối với những hành động bạo lực xảy ra trong lớp. Tất nhiên những hành động bạo lực đó đều do những học sinh "cá biệt" gây ra? Còn ở trong nước, giáo viên giải quyết như thế nào trước tình trạng này? Cô Phạm Hồng Thu, giáo viên chủ nhiệm lớp 11 - Những em cá biệt thường có đặc điểm thích chơi hơn học, thích phá bĩnh, "nổi loạn", bướng bỉnh, kết quả học tập kém. Nhưng tất nhiên nói vậy không có nghĩa học sinh cá biệt nào cũng thế. Có em học hành rất thông minh song lại thích khẳng định mình bằng những hành động phá bĩnh… Phải nói rằng những em đó "cứng đầu cứng cổ" khủng khiếp. Sự "cứng đầu cứng cổ" ấy, có khi được các em thể hiện dưới một vỏ bọc lành hiền, ít nói nhưng cũng có khi thể hiện ngay ra bên ngoài bằng sự lỳ lợm, lếu láo… Với kinh nghiệm của tôi, đối với học sinh "cá biệt" phải cương - nhu đúng lúc. Nhưng ngay cả khi "nhu" cũng phải dứt khoát, kiên định và không thể hiện rõ cho học sinh biết. Một lần, lớp tôi mất sổ ghi đầu bài, quyển sổ được coi là "sổ Nam tào" đặc biệt là với học sinh cá biệt. Mà mất sổ này, chắc chắn chỉ do những học sinh bị ghi tên trong đó. Khi ấy, lớp tôi có hai học sinh được coi là "cá biệt" và hôm ấy cả hai học sinh này đều bị ghi tên vì trốn tiết. Nhưng làm thế nào để cho một trong hai học sinh này phải nhận là thủ phạm "phi tang" sổ ghi đầu bài. Tôi gọi hai học sinh này lên nhưng tách riêng hai em mỗi người một phòng, tôi hỏi dồn dập hàng loạt các câu hỏi để xem các em trả lời ra sao: các tiết học hôm đó gồm môn gì, giáo viên nào, mặc trang phục màu gì, những ai được giáo viên gọi lên bảng, lúc đó em làm gì… Các em trả lời rất ấp úng. Thế là ai nói dối tôi biết ngay. Và khi đã phát hiện ra học sinh nào nói dối thì việc buộc các em nhận lỗi là đơn giản. Nhưng quan trọng nhất đối với những học sinh này phải thể hiện rõ thái độ của mình nghiêm khắc nhưng công bằng, đặc biệt không trù úm, "dìm" học sinh do lỗi của các em. Có như vậy các em mới "tâm phục, khẩu phục". Thầy Hoàng Văn Định, chủ nhiệm lớp 9 - Với cách giải quyết của giáo viên trên đây thì không phải với học sinh cá biệt nào cũng có thể được. Bởi đó là những học sinh cá biệt còn biết sợ. Còn với những học sinh cá biệt côn đồ như một tên du đãng ngoài đường và coi việc được học hay không được học không quan trọng, thậm chí không biết quý tính mạng, tương lai sự nghiệp của mình thì sao. Tôi đã gặp học sinh như thế. Em này tên là Quyết. Có lần, khi giáo viên bộ môn gọi em lên kiểm tra bài cũ nhưng do không thuộc bài, em đã bị giáo viên cho điểm 2. Chưa thèm nhận quyển vở trả từ tay giáo viên, Quyết đã bất ngờ tát cô giáo của mình một cái giữa lớp trước sự chứng kiến của tất cả học sinh. Sau đó, Quyết trốn ngay khỏi lớp. Còn giáo viên vì quá bất ngờ nên không kịp phản ứng gì mà chỉ biết ôm mặt khóc chạy xuống văn phòng. Sự việc xảy ra khoảng 15 phút thì tôi có mặt. Tôi đã "trấn an" tinh thần của học sinh trong lớp và cử một vài em cùng với tôi tìm đến nhà Quyết để nghe Quyết nói về sự việc. Đến nhà Quyết tối hôm ấy, ngoài tôi và một số học sinh, tôi còn nhờ một đồng chí công an phường cùng đi. Thực ra làm như vậy, tôi chỉ muốn Quyết nhận thức rõ hành động phi đạo đức của em và muốn em đến xin lỗi giáo viên bộ môn mà em đã xúc phạm. Đó là cách giải quyết của tôi và tôi đã thành công. Quyết tự nguyện đến nhà cô giáo xin lỗi và đọc kiểm điểm trước lớp về hành vi của mình. Tôi hy vọng những thực tế của chúng tôi trên đây sẽ giúp giáo viên trẻ trong việc đối mặt với học sinh cá biệt. \ \ Nghệ thuật giáo dục học sinh cá biệt -Học sinh cá biệt (HSCB) là học sinh hư về đạo đức, lười nhác học tập, ví dụ như: Càn quấy, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích “chơi trội” theo kiểu con nhà đại gia giàu có cụm lại với nhau đối lập với tập thể lớp. Họ thích ăn chơi phá phách hơn là học hành tử tế, kết quả học tập thất thường, sút kém, luôn xếp “đội sổ”, dẫn đến chán học.HSCB, trường nào cũng có. HSCB không nhiều, song lại là “lực cản” rất lớn, thậm trí là thế lực “đen” đe dọa, khống chế những nhân tố tích cực dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải ở trong lớp, trong trường.Cách dễ nhất, đỡ mất công sức, đã có thầy cô “áp dụng” là loại dần, một cách “hợp pháp” HSCB ra khỏi lớp để lớp “sạch”, dễ bề đạt danh hiệu “Lớp tốt” trong các phong trào thi đua.Nhiệm vụ của trường học là “Dạy” và “ Dỗ”, giáo dục các em học sinh nên người, kể cả HSCB. Giáo dục HSCB là một thử thách, bản lĩnh, lòng vị tha của thầy, cô. Cải tạo học sinh hư thành con ngoan trò giỏi, công dân tốt, để xã hội bớt đi một người xấu chẳng phải đó là nhiệm vụ của thầy, cô giàu tình thương, hết lòng vì “Học sinh thân yêu” đó sao?Một lớp học, xuất phát điểm có nhiều HSCB, hết năm học xóa hết “gánh nặng” cho lớp, cho trường, cho gia đình, công lao của thầy, cô được đền đáp. Vinh quang của nghề dạy học là ở chỗ đó, xã hội đánh giá nghề dạy học “nghề cao quý trong các nghề cao quý” nghề “ trồng người” cũng vì lẽ đó.Nếu nói trường học, lớp học là một xã hội thu nhỏ, thì ngoài xã hội có loại cá biệt nào, trong trường học có loại cá biệt đó. Có học sinh mệnh danh là “Chí Phèo” vì tính cách ngang bướng, có học sinh được gán cho biệt danh “chầy cối”, bởi hay cãi “ ba bửa”, trọc cười gây rối trong lớp. Có học sinh lý lẽ theo kiểu “thắng lợi tinh thần”, học giỏi để làm gi? Cũng có học sinh đến lớp để vỗ ngực dương dương tự đắc “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba là… mỗ đây”.Nghề dạy học vốn là nghề “sáng tạo trong các nghề sáng tạo”. Nói theo cách nói của thầy thuốc: Thầy phải “chẩn” đúng bệnh, dùng loại thuốc “đặc trị” phù hợp mới cứu được con “bệnh” cá biệt.Đừng nghĩ HSCB, bộ mặt lúc nào cũng câng câng, bất cần đời là có “trái tim đá”. Dưới vẻ mặt lạnh lùng, vô cảm là sự hụt hẫng tình thương. Phải là những thầy cô giáo chủ nhiệm giàu kinh nghiệm, có cách đối nhân xử thế bao dung, vi tha, kiên nhẫn mới “phá” được “lô cốt” tưởng là “bất khả xâm phạm”, đem đến cho các em hơi ấm của tình người, để các em biết người tốt chung quanh ta, nhiều lắm!Cha mẹ Hoàn chia tay nhau lúc Hoàn mới bi bô gọi được hai tiếng: Bà-ba. Hoàn ở với bà nội. Bà cưng chiều Hoàn, bù đắp, lo cho Hoàn đủ thứ. Nhưng sao, càng lớn càng xa lánh mọi người, đôi mắt lúc nào cũng đượm buồn. Những bạn bè vô tư vui chơi, bố mẹ đón đưa đi học, tổ chức sinh nhật với chiếc bánh gatô cao nhiều tầng, mặc những bộ quần áo “mốt” nhất, Hoàn có vẻ như “đội mũ phớt” không quan tâm.Đêm về, đối diện với chính mình, Hoàn tủi thân, thèm được “chia sẻ” biết nhường nào. Thầy cô chủ nhiệm, người mẹ hiền nhậy cảm, tế nhị, biết thổi vào “trái tim cô đơn” ấy “một tình yêu bao la”, chắc chắn Hoàn sẽ hòa vào bạn bè. Tuổi trẻ bao giờ cũng sống bằng tình bạn hữu. Nhân ngày 26-3, thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lớp tổ chức tọa đàm về “tình bạn, tình yêu”.Hoàn nói: “Con đường từ trái tim đến với trái tim là gần nhất. Chính thầy cô chủ nhiệm, các bạn đã đến với tôi bằng trái tim yêu thương, giúp tôi thay đổi cách nhìn đời, nhìn người. Đáp lại tấm lòng thầy cô, đáp lại tấm lòng bạn bè, tôi xin hát bài “ Cuộc sống ơi! Ta mến yêu người”. Cả lớp vỗ tay hòa vào niềm vui chung của tập thể.Giáo dục HSCB còn một yêu cầu quan trọng, thầy, cô phải giỏi nghề. Thầy, cô luôn cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiết sau “mới” hơn tiết trước. Sau một tiết học, trò học được nhiều tri thức bổ ích tạo nên sự đam mê học hỏi, khám phá tự tin, khẳng định mình.Thầy, cô biết hỏi “gợi mở” mang tính “phát động”, nhất định sẽ nhận được câu trả lời độc đáo. Thầy hỏi: “Theo em cô Tấm có mặt nào tốt, mặt nào chưa tốt. Em thích Tấm ở đức tính gì?”. Trò mạnh dạn trả lời: “Em không thích nhân vật Tấm. Tấm chỉ sống dựa vào người khác. Tấm cũng ác không kém gì mụ dì ghẻ. Tấm lừa giết Cám để trả thù. Tấm thật đáng sợ”. Ta khoan bình luận đúng sai. Em học sinh dám đưa ra một đánh giá riêng của mình. Cũng giống Phùng Quán phê phán câu ca dao cổ: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoa sen đẹp, lại có hương thơm, nhờ có “bùn”. Tại sao sen lại vô tình “không tanh mùi bùn”.Thầy, cô biết “cuốn” học sinh vào trò chơi học tập, sẽ “lấp” thời gian “chết”, trò không “nhàn cư…” nghịch, đánh cờ ca rô, nhắn tin… ngay trong tiết học.Giáo dục HSCB là một nghệ thuật, nghệ thuật dạy trẻ. Thầy, cô đứng trên bục giảng phải đóng nhiều vai: Tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, cả khán giả-tức học sinh ngồi nghe giảng trên lớp. Làm thầy, nhưng phải hiểu trò đang nghĩ gì, làm gì trong giờ học. Bài giảng là một “món ăn”, nếu nhàm chán, học trò sẽ bỏ ăn-bỏ học. . vọng những th c tế của chúng tôi trên đây sẽ giúp giáo viên trẻ trong việc đối mặt với học sinh cá biệt. Nghệ thuật giáo dục học sinh cá biệt -Học sinh cá biệt (HSCB) là học sinh hư về đạo. " ;cá biệt& quot; gây ra? Còn ở trong nước, giáo viên giải quyết như th nào trước tình trạng này? Cô Phạm Hồng Thu, giáo viên chủ nhiệm lớp 11 - Những em cá biệt th ờng có đặc điểm th ch chơi. trường học là “Dạy” và “ Dỗ”, giáo dục các em học sinh nên người, kể cả HSCB. Giáo dục HSCB là một th th ch, bản lĩnh, lòng vị tha của th y, cô. Cải tạo học sinh hư th nh con ngoan trò giỏi, công

Ngày đăng: 25/10/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w