1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TRẢ LỜI VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC

9 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 123,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ______________ Số: 1512 /BGDĐT-VP V/v tiếp tục trả lời ý kiến, kiến nghị của các Sở Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghị Giao ban Vùng lần thứ nhất năm học 2010-2011 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________ Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2011 Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo Sau Hội nghị Giao ban lần thứ nhất năm học 2010-2011, Văn phòng đã gửi công văn số 1010/BGD ĐT ngày 2/3/2011 trả lời của các ý kiến, kiến nghị của các Sở GD&ĐT trong 7 vùng. Nay Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục trả lời các ý kiến còn lại, như sau: Câu 1. Quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống trường chuyên; Tăng cường kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Bộ có chỉ đạo cụ thể hơn đối với các trường THPT Kỹ thuật thí điểm. Trả lời: - Về quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống trường chuyên: Ngày 24/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 959/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là Đề án 959). Tổng số vốn của Đề án: 2.312,758 tỷ đồng, trong đó, Ngân sách nhà nước với Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo: 1.295,417 tỷ đồng và vốn vay ODA: 953,65 tỷ đồng; Ngân sách địa phương là 63,792 tỷ đồng. Để triển khai thực hiện Đề án, Bộ GDĐT đã xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện Đề án trong các giai đoạn 2010-2015 và 2015-2020. Trong năm 2011, đã có kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia và vốn vay ODA cho việc triển khai một số hoạt động trong Kế hoạch thực hiện Đề án. Trước mắt tập trung đầu tư những vấn đề cần thiết nhất đảm bảo hệ thống trường THPT chuyên phát triển như: phát triển đội ngũ giáo viên, chương trình, tài liệu dạy học, thiết bị dạy học. Đồng thời Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT cần có đề án, kế hoạch, lộ trình cụ thể cho việc phát triển trường THPT chuyên của địa phương để có thể sử dụng hiệu quả kinh phí hỗ trợ của trung ương và kinh phí địa phương trong việc xây dựng trường THPT chuyên theo đúng mục tiêu Đề án 959. - Về tăng cường kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao chất lượng dạy và học: Bộ GDĐT đã có Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu các cấp học phổ thông. Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư, các sở GDĐT có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, tự làm, sưu tầm, sử dụng và bảo quản thiết bị phục vụ dạy học tại các trường. Ngoài các thiết bị theo Danh mục quy định trên, các trường có thể mua sắm thêm các thiết bị dạy học hiện đại khác phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Kinh phí sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của nhà trường và các kinh phí hỗ trợ khác. Đối với các trường THPT chuyên, Bộ GDĐT đang xây dựng Danh mục thiết bị dạy học đối với trường THPT chuyên, trong đó có bổ sung thiết bị dạy học hiện đại và đã bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia và vốn vay ODA cho việc mua sắm thiết bị này. - Về chỉ đạo cụ thể hơn đối với các trường THPT Kỹ thuật thí điểm: Bộ GDĐT đã có các văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc thí điểm mô hình trường THPT Kỹ thuật. Bộ GDĐT cũng đã tổ chức các hội thảo đánh giá về mô hình trường này. Thông qua hội thảo một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện như chương trình dạy học, giá trị văn bằng, khả năng liên thông học tiếp lên cao của học sinh đã tốt nghiệp. Vì vậy tại Hướng dẫn nhiệm vụ năm học, Bộ GDĐT chỉ đạo tiếp tục thí điểm mô hình trường THPT Kỹ thuật để nghiên cứu, hoàn thiện và có đánh giá cụ thể, khoa học về mô hình này. Câu 2: Cần sửa đổi Quyết định về quản lý dạy thêm - học thêm; không cho tổ chức dạy thêm ở ngoài nhà trường và dạy thêm cho học sinh chính khóa của mình vì các hiện tượng tiêu cực của dạy thêm - học thêm đều xuất phát từ đây, trong khi hiện nay chúng ta chưa thể kiểm tra, quản lý chặt chẽ và thực chất được. Việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm nhất là, đối với cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường vẫn còn nhiều phức tạp, khó khăn. Đề nghị Bộ sớm có tổng kết, đánh giá hoạt động này trên phạm vi toàn quốc và tiếp tục có hướng dẫn cụ thể giúp các địa phương tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động này trên địa bàn. Trả lời: Theo báo cáo của các địa phương, tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều diễn ra việc dạy thêm, học thêm với các mục đích, hình thức, mức độ và qui mô khác nhau. Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tổ chức dạy thêm, học thêm đều cơ bản xuất phát theo nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh nhằm: Củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh; Phụ đạo học sinh có học lực yếu kém; Bồi dưỡng học sinh khá giỏi; Ôn tập để thi vào các trường đại học, cao đẳng. Ngoài mục đích nâng cao kiến thức, cũng có những cha mẹ học sinh muốn kết hợp với việc nhờ thầy cô giáo dạy thêm quản lý con cái họ trong những lúc họ bận công việc. Ở rất nhiều tỉnh khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, các nhà trường và giáo viên dạy thêm không thu tiền của học sinh; có nơi còn hỗ trợ cho học sinh về sách bút và các điều kiện khác để các em học tập tốt hơn. Bản chất của việc dạy thêm, học thêm là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện, bổ sung kiến thức của người học và động cơ không vụ lợi của người dạy. Có nhiều học sinh tiến bộ rõ rệt trong học tập nhờ dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, do công tác quản lý của một số cơ sở giáo dục, một số phòng Giáo dục và Đào tạo và sở Giáo dục và Đào tạo còn lỏng lẻo; một số giáo viên còn có tư tưởng vụ lợi nên một số nơi xuất hiện tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan đã gây bức xúc đối với xã hội, khiến dư luận lên tiếng nhiều. 2 Trên cơ sở quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến nay hầu hết các sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm trên địa bàn, đồng thời đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Mặt khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tỉnh, thành phố đã tiến hành các biện pháp chỉ đạo về chuyên môn có tác dụng hạn chế dạy thêm, học thêm. Nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý dạy thêm, học thêm, ngành Giáo dục sẽ phối hợp với các ban, ngành và cha mẹ học sinh quan tâm thực hiện tốt các biện pháp sau: - Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và phụ huynh học sinh về các chủ trương của ngành về quản lý dạy thêm, học thêm. - Tiếp tục rà soát, giảm tải chương trình, cải tiến các công tác thi, kiểm tra, đánh giá. Tổ chức kiểm tra theo đề chung cho từng khối lớp; tổ chức chấm chéo bài kiểm tra để đảm bảo sự công bằng trong đánh giá học sinh. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. - Tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm theo hướng tích cực đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức dạy học trên 6 buổi/tuần (2 buổi/ngày). Công khai hóa các điều kiện, thu chi, thực hiện triệt để việc phân hoá học sinh theo nhóm học lực khi học thêm trong nhà trường. - Tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể trong nhà trường, cha mẹ học sinh; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của chính quyền với ngành giáo dục để quản lý dạy thêm, học thêm. - Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cải thiện chế độ đãi ngộ đối với giáo viên. Ngày 01/11/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học với mục đích nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định ở các nhà trường; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Câu 3: Về Quy chế tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên: Đề nghị quy định lại chuẩn điểm thi môn chuyên là 5/10 thay vì 6/10 như hiện nay. Trả lời: Quy định điểm thi môn chuyên vào trường Trung học phổ thông chuyên hiện nay là 6/10 được thực hiện theo Quy chế trường Trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, Vụ Giáo dục Trung học đang nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung Quy chế này và sẽ cân nhắc việc thay đổi điểm thi môn chuyên. Câu 4: Bộ GDĐT nên có phương án nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp. Trả lời: Bộ GDĐT xác định hợp tác quốc tế là nhiệm vụ chiến lược quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), khẳng định vị thế của giáo dục nghề nghiệp trong khu vực, giúp cho cán bộ quản lý các cấp, giáo viên và học sinh các cơ sở đào tạo TCCN có nhiều cơ hội để giao lưu học tập kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn. 3 Trong giai đoạn từ 2010-2015, chú trọng tới các hoạt động hợp tác sau: - Tăng cường tham gia một cách tích cực vào các hoạt động của Trung tâm giáo dục và đào tạo kỹ thuật và dạy nghề của Tổ chức Bộ trưởng các nước Đông Nam Á (gọi tắt là SEAMEO VOCTECH) thông qua việc cử cán bộ quản lý và giáo viên tham gia các đợt tập huấn đào tạo của Trung tâm tại trụ sở ở Brunei Darussalam và phối hợp với Trung tâm này tổ chức các khóa đào tạo trong nước hàng năm cho cán bộ quản lý và giáo viên của các cơ sở đào tạo TCCN; - Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong khối ASEAN và các nước Úc, Niu-di-lân tiến tới xây dựng khung trình độ và công nhận khung trình độ trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam; - Tăng cường và củng cố mối quan hệ hợp tác với Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Hiệp hội phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ngoài (APEFE) trên các lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ của Bộ, các Sở GD&ĐT và các cơ sở đào tạo TCCN theo phương pháp tiếp cận chương trình, nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên các cơ sở đào tạo, phát triển một số chương trình đào tạo thí điểm tại một số cơ sở đào tạo theo phương pháp tiếp cận năng lực tiến tới việc triển khai nhân rộng toàn hệ thống; - Phối hợp với các tổ chức quốc tế như Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, UNEVOC, GTZ, InWent (CHLB Đức) tổ chức các hội thảo chuyên môn nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về phát triển giáo dục nghề nghiệp; - Lựa chọn một số cơ sở đào tạo có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để giới thiệu với các cơ sở đào tạo giáo dục kỹ thuật và dạy nghề trong khối, nhằm tiến tới xây dựng các quan hệ hợp tác song phương và đa phương lâu dài trong giáo dục kỹ thuật và dạy nghề giữa các nước; - Tích cực tìm kiếm các nguồn học bổng cho các cán bộ, giáo viên và học sinh thông qua học bổng chính phủ các nước, học bổng chính phủ Việt Nam và các học bổng liên kết khác. Câu 5: Có văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 2861/2008/QĐ- TTCP ngày 22/12/2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn Thanh tra. Trả lời: Ngày 15/11/2010, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh tra sửa đổi. Thanh tra Bộ chủ trương sau khi Thanh tra Chính phủ có văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thanh tra mới sẽ ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra. Câu 6: Đề nghị Bộ GDĐT phối hợp với các Bộ liên quan điều chỉnh Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập nhằm đảm bảo quyền lợi, công sức của giáo viên đã bỏ ra vì hiện tại, trong Thông tư có điều khoản quy định trường tiểu học có đủ tỉ lệ giáo viên/lớp thì không được thanh toán tiền thừa giờ, quy định này hoàn toàn không đáp ứng đúng và đủ nhu cầu phân công, phân nhiệm đội ngũ trong trường tiểu học; gây nhiều khó khăn cho cơ sở. Đối với các trường bậc trung học, tại các cơ sở giáo dục, nhất là ở các đơn vị giáo dục ở vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên, địa bàn biệt lập, không có điều kiện thỉnh giảng nên dẫn đến thực tế một 4 bộ phận giáo viên phải thực dạy tăng giờ vượt quá quy định trên 200 giờ/năm, nhưng số giờ vượt quá không được thanh toán do quy định tại Thông tư đã ban hành. Trả lời: Một trong các mục đích ban hành Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là nhằm đảm bảo quyền lợi, công sức của nhà giáo bỏ ra nhưng cũng nhằm tăng cường công tác quản lý đội ngũ, quản lý hoạt động có kế hoạch, chặt chẽ và hiệu quả. Do vậy, Thông tư quy định "Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị, bộ môn thiếu nhà giáo theo định mức biên chế. Đơn vị, bộ môn không thiếu nhà giáo theo định mức biên chế thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, thai sản theo quy định phải bố trí nhà giáo khác dạy thay". Việc cơ sở hiểu "trong Thông tư có điều khoản quy định trường tiểu học có đủ tỉ lệ giáo viên/lớp thì không được thanh toán dạy thêm giờ" là không đúng. Việc liên bộ quy định số giờ dạy thêm của giáo viên không vượt quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm là căn cứ quy định tại Điều 69 của Bộ Luật Lao động. (Điều 69 của Bộ Luật Lao động quy định “Tổng số thời giờ làm thêm trong một năm không vượt quá 200 giờ”). Trong Thông tư không có điều khoản nào quy định trường tiểu học có đủ tỉ lệ giáo viên/lớp thì không được thanh toán dạy thêm giờ. Ở các cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa nếu thiếu giáo viên, các cấp quản lý phải có kế hoạch để tuyển dụng giáo viên cho đủ định mức biên chế như quy định. Trong trường hợp không có nguồn tuyển hay lý do nào khác, sở giáo dục và đào tạo báo cáo UBND tỉnh, trên cơ sở đó UBND tỉnh có văn bản báo cáo liên bộ xem xét giải quyết. Câu 7. Đề nghị nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 về chính sách phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút đối với nhà giáo, CBQL giáo dục công tác tại địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn theo hướng: được hưởng phục cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ trong suốt thời gian công tác tại địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn (thay vì trong thời gian 3-5 năm, sau thời gian này nếu tiếp tục công tác thì chỉ được hưởng phụ cấp ưu đãi cao nhất là 50% như quy định hiện hành); Phụ cấp thu hút đối với giáo viên vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cần quy định cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều được hưởng chế độ này, vì đây không phải là phụ cấp nghề nghiệp mà là phụ cấp theo vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội nên trong cùng một trường chỉ có giáo viên được hưởng là không công bằng. Trả lời: - Về thời gian hưởng phụ cấp ưu đãi ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn: Tại điểm b khoản 2, mục II Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT- BNV-BTC ngày 27/3/2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhà 5 giáo, CBQLGD đang công tác tại các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn” được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Không quy định (mức phụ cấp ưu đãi 70%) hưởng từ 3 đến 5 năm, sau đó giảm suống hưởng (mức 50%) như ý kiến phản ánh trên đây. - Về thời gian hưởng phụ cấp thu hút ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn: Tại điểm b khoản 4, mục II Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT- BNV-BTC ngày 27/3/2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Phụ cấp thu hút trả cho thời gian công tác thực tế của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng thời gian được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm. Ngày 24/12/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, theo đó, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cụ thể như sau: được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau: - Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm; - Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm; - Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên. Cũng theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nói chung đang công tác tại cơ sở giáo dục thuộc vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ. Câu 8: Việc chọn thời điểm công khai về tài chính theo Thông tư 09/2009/TT- BGDĐT ngày 7/5/2009 là tháng 6 hàng năm và cập nhật đầu năm học (tháng 9) 6 không thuộc thời điểm cấp phát, quyết toán ngân sách theo niên độ hàng năm của các đơn vị giáo dục nên hiện nay việc công khai, quyết toán chỉ dừng lại ở việc quyết toán theo Quý gần thời điểm yêu cầu phải công khai. Trả lời: Theo Thông tư 09/2009/TT-BGD ĐT ngày 7/5/2009 quy định thời gian các cơ sở giáo dục công khai tài chính vào tháng 6 hàng năm và cập nhật khi khai giảng năm học (tháng 9) và khi có thông tin mới hoặc thay đổi. Vậy các cơ sở giáo dục công khai quyết toán theo quý gần thời điểm yêu cầu công khai đã nêu trong Thông tư 09 là hợp lý. Câu 9: Đề nghị thực hiện đảm bảo chế độ chính sách cho các giáo viên ở các xóm 135 thuộc xã vùng 2. Trả lời: Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để hoàn chỉnh dự thảo lần thứ 4. Thông tư liên tịch Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có bổ sung hướng dẫn áp dụng hưởng chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở cơ sở giáo dục thuộc các thôn, bản đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II). Dự kiến thời gian ban hành Thông tư liên tịch vào tháng 4/2011. Câu 10: Đối với địa bàn các huyện miền núi có vị trí địa lý tiếp giáp với các tỉnh Tây Nguyên nên thực hiện các chế độ, chính sách như các tỉnh Tây Nguyên. Trả lời: Quy định về địa bàn hưởng chính sách vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn, chính sách đối với các tỉnh Tây Nguyên thuộc thẩm quyền của Chính phủ; việc tham mưu để Chính phủ ban hành các chính sách theo vùng cũng thuộc thẩm quyền của liên Bộ. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo không tự quy định được vấn đề này. Câu 11: Có các chính sách đãi ngộ cho giáo viên đang công tác tại Huyện đảo Lý Sơn được hưởng như giáo viên công tác ở các xã biên giới, xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ. Trả lời : Căn cứ Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có xã An Bình thuộc xã đặc biệt khó khăn ; Căn cứ Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999-2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của 7 Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có xã An Vĩnh, xã An Hải thuộc xã đặc biệt khó khăn. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để hoàn chỉnh dự thảo (4) Thông tư liên tịch Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có bổ sung hướng dẫn áp dụng hưởng chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở cơ sở giáo dục thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (trong đó có 03 xã trên của huyện đảo Lý Sơn). Dự kiến thời gian ban hành Thông tư liên tịch vào tháng 4/2011. Câu 12. Có cơ chế để thực hiện phụ cấp thâm niên cho giáo viên công tác lâu năm, có kinh nghiệm trong ngành. Trả lời: Trong dự thảo Nghị định của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề nghị nhà giáo công tác càng lâu năm thì mức phụ cấp thâm niên càng cao. Câu 13: Đề nghị Bộ GDĐT sớm ban hành hệ thống các văn bản pháp quy về hoạt động giáo dục có yếu tố nước ngoài và quản lý dịch vụ tổ chức du học tại địa phương để các Sở có cơ sở tham mưu UBND thành phố ban hành các quy định quản lý lĩnh vực này trên địa bàn. Trả lời: Hiện nay việc quản lý các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện căn cứ: - Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6/3/2000 của Chính phủ quy định về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BGD&ĐT-BKH&ĐT ngày 14/04/2005 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2000/NĐ-CP; - Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/05/2001 của Chính phủ quy định về lập và hoạt động của cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 15/2003/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2001/NĐ-CP. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để thay thế cho hai Nghị định nói trên. Văn bản này sẽ điều chỉnh các hình thức hợp tác, đầu tư với nước ngoài bao gồm: Liên kết đào tạo; Thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài. Dự thảo Nghị định đã được Bộ Tư pháp thẩm định, đang được chỉnh sửa lần cuối để trình Chính phủ trong tháng 3/2011. 8 Về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác: Thực hiện khoản 1 Điều 7 của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì soạn thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Văn bản dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2011. Tại dự thảo này, việc dạy song ngữ trong các trường phổ thông dự kiến sẽ được quy định cụ thể. Về việc quản lý dịch vụ tổ chức du học tại địa phương, theo chương trình công tác năm 2011 của Bộ GD&ĐT, Bộ đang chủ trì soạn thảo Thông tư quy định về trình tự, thủ tục, điều kiện thành lập, đình chỉ, giải thể đối với các tổ chức dịch vụ và tư vấn cho người Việt Nam đi học tại nước ngoài, dự kiến trình Bộ trưởng vào tháng 10/2011. Thông tư nói trên, sau khi được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý để UBND cấp tỉnh, các sở GD ĐT thực hiện quy định phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục nêu tại Nghị định 115/2010/NĐ-CP. Trên đây là trả lời của Bộ về các kiến nghị, đề xuất của các Vùng tại Hội nghị Giao ban vùng lần thứ nhất năm học 2010-2011. Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời để các Vùng thi đua và các Sở GD&ĐT biết và thực hiện./. TL. BỘ TRƯỞNG CHÁNH VĂN PHÒNG Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng (để báo cáo); - Các đơn vị thuộc Bộ (để phối hợp) - Lưu: VT, TH. (Đã ký) Phạm Mạnh Hùng 9 . cho giáo viên công tác lâu năm, có kinh nghiệm trong ngành. Trả lời: Trong dự thảo Nghị định của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề nghị nhà giáo. nước về giáo dục nêu tại Nghị định 115/2010/NĐ-CP. Trên đây là trả lời của Bộ về các kiến nghị, đề xuất của các Vùng tại Hội nghị Giao ban vùng lần thứ nhất năm học 2010-2011. Bộ Giáo dục và. thêm. Tuy nhiên, do công tác quản lý của một số cơ sở giáo dục, một số phòng Giáo dục và Đào tạo và sở Giáo dục và Đào tạo còn lỏng lẻo; một số giáo viên còn có tư tưởng vụ lợi nên một số nơi xuất

Ngày đăng: 21/05/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w