Ngoài ra, còn khá nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề này ở mức độ nông sâu khác nhau như: Tạp chí giáo dục số 73 Quý IV/2003 có bài
Trang 1Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, các thầy
cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo diều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện dé tai
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu và Hội đồng sư phạm Trường Tiểu học Ngọc Thanh B, Tiểu học Ngọc Thanh C và Tiểu học Xuân Hòa thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Trang 2LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bắt kì công trình khoa học nào khác
1.2.6 truong tiéu hoc, mon Tiéng Việt chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, chiếm số tiết nhiều nhất trong các môn học (Tổng số tiết môn Tiếng Việt
là 1610 tiết, trong khi đó môn Toán có 864 tiết) Dạy Tiếng Việt ở tiểu học nhằm mục tiêu “Hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi” (Trích tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán các tỉnh phía Bắc
- 4/2003) Mục tiêu đó coi trọng tính thực hành, thực hành các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp và học tập Đồng thời môn Tiếng Việt còn góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, yêu quê hương đất nước, hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của con người trong thế kỉ mới
Trong môn Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện có một vị trí rất quan trọng Đây là phân môn rèn cho học sinh các kĩ năng nghe, nói và đọc Trong
Trang 3đó, nghe và nói là hai kĩ năng quan trọng giúp học sinh tao lập ngôn bản và giúp HS giao tiếp trong suốt cuộc đời mình Kĩ năng nói được hình thành nhờ giao tiếp tự nhiên Trong quá trình sản sinh ngôn bản, hoạt động nói được thực hiện nhiều hơn Chính vì vậy, chương trình Tiếng Việt mới rất chú trọng rèn kĩ năng nói cho HS Kĩ năng nói là một trong những kĩ năng giao tiếp quan trọng của con người Mỗi phân môn của môn Tiếng Việt đều rèn cho HS kĩ năng nói, trong đó ở phân môn Kê chuyện, HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động giao tiếp nhiều hơn
1.3 Học sinh tiểu học giàu trí tưởng tượng, cảm xúc và sáng tạo Song phan tư duy sáng tạo vẫn còn phiến diện, nghiêng về nhận thức cám tính, tư duy trừu tượng mới chỉ phát triển ở bước đầu, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi, hơn nữa vốn từ tiếng Việt còn nhiều hạn chế, các em gặp khó khăn trong việc lựa chọn từ ngữ diễn đạt thành lời các ý tưởng và suy nghĩ cũng như khi nghe, đọc hiểu nội dung truyện Sự thiếu tự tin, thiểu mạnh dạn, tâm lý rụt rè, e ngại trong giao tiếp cũng là một trở ngại lớn đối với các em trong học tập Do đó, dạy học như thế nào đề hiệu quả hơn
là vấn đề trọng tâm được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm Van dé dat ra 6
đây là làm thế nào đề thúc đấy quá trình dạy học hiệu quả nhằm đáp ứng được
nhu cầu nhận thức của HS, khai thác và điều chỉnh vốn sống mà các em đã tích lũy được, phát huy tính tích cực, tự giác của HS, điều này sẽ giúp HS có cơ hội rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng lời, tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn Có nhiều cách giải quyết vấn đề này nhưng khả thi nhất là việc đối mới nội dung
và phương pháp dạy học
Đến nay, việc triển khai chương trình SGK tiếng Việt 2,3 đã bước sang năm thứ 9 nhưng phần lớn giáo viên tiểu học đạy lớp 2,3 vẫn rất lũng túng khi dạy kế chuyện, chưa vận dụng được việc đổi mới phương pháp dạy kế chuyện sao cho hiệu quả, phù hợp với mục đích, nội dung bài học nên hiệu quả các giờ học kể chuyện chưa cao Dạy kể chuyện thường nghiêng về việc dựa vào câu hỏi đọc hiểu trong giờ Tập đọc để dạy Kế chuyện chưa thực sự tạo được nhu
Trang 4cầu nói, nhu cầu và điều kiện giao tiếp cần thiết cho HS Đặc biệt việc tổ chức dạy - học nhằm rèn kĩ năng nói cho HS trong phân môn KC nói chung và phân môn KC lớp 2,3 nói riêng hiệu quả còn thấp Do đó, việc giúp GV lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhằm huy động tối đa thời lượng tiết học tạo điều kiện cho học sinh được rèn kĩ năng nói là vẫn đề mang tính thời sự đặt ra cho các nhà quản lí giáo dục để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
và thực hiện mục tiêu đào tạo con người mới trong xu thé hội nhập toàn cầu
1.4 Hiện nay có nhiều tài liệu viết về việc dạy KC trong trường Tiểu học như cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt 2” xuất bản năm 1998 của hai tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn Trí, hai tác giả đã đánh giá cao ý nghĩa, mục đích của kế chuyện và quan niệm kế chuyện là một kĩ năng, một hoạt động sáng tạo nghệ thuật, một hoạt động lời nói Đó là cách nói có nghệ thuật
về văn bản mang tính thấm mĩ
Cuốn “Dạy kể chuyện ở trường tiểu học” xuất bản năm 2001 của tác giả Chu Huy đã nêu khái quát về cơ sở lý luận và thực tiễn của phân môn KC một cách cụ thé, thiết thực Cũng trong thời gian này, tác giả Nguyễn Trí viết cuốn
“Luyện viết văn kế chuyện ở tiểu học” Tác giả đã đưa ra phương pháp chung của từng kiểu bài KC, sách còn đưa ra nhiều hình thức KC phong phú và đa dạng
Cùng với sự thay đôi chương trình SGK cấp Tiểu học, việc đối mới PPDH cho phù hợp với nội dung đạy học đã dé ra là một trong những vấn đề cấp thiết Trong cuốn “Dạy và học môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học theo chương trình mới”, tác giả Nguyễn Trí đã nhấn mạnh việc phối hợp các hình thức tô chức lớp học và các PPDH nhằm phát huy tính tích cực nhận thức và phát triển công cụ giao tiếp cho HS trong đạy học tiếng Việt
Nhằm phục vụ cho nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt của GV, nhóm tác giả Trần Mạnh Hưởng, Lê Phương Nga, Nguyễn Thị Hạnh đã viết cuốn “Trò chơi học tập Tiếng Việt 2” và “Trò chơi học tập Tiếng Việt 3” với tư tưởng học và chơi không tách rời nhau Cuốn sách cung cấp
Trang 5nhiều trò chơi thú vị, dữ liệu cho trò chơi đều là những kiến thức trong môn Tiếng Việt mà các em được học Những tình huống gây cười hoặc tranh luận xuất hiện khi chơi sẽ khuyến khích HS tham gia học tập tích cực
Ngoài ra, còn khá nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề này ở mức độ nông sâu khác nhau như: Tạp chí giáo dục số 73 Quý IV/2003 có bài viết: “Về phân môn Kể chuyện trong sách Tiếng Việt 2”; Tạp chí Dạy và học ngày nay số 4/2007 với bài:
“Dạy kĩ năng nói Tiếng Việt cho học sinh tiểu học” của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Trí và bài “Dạy kể chuyện cho học sinh dân tộc” Dự án phát triển giáo dục; Tạp chí Giáo đục số 197 (kì I - 9/2008) có bài “Giúp học sinh tiểu học phát triển ngôn ngữ nói thông qua hình thức kế chuyện theo vai” của tác giả Mai Xuân Minh
Trên đây là những công trình viết về dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học phân môn KC nói riêng ở Tiểu học Các công trình đó tuy không viết riêng về vấn dé rèn kĩ năng nói cho HS như đề tài luận văn này quan tâm, nhưng người nghiên cứu vẫn có thê tiếp thu nhiều điều bổ ích Đó là các vấn
dé có tính lý luận về nguyên tắc, hình thức, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn KC nói riêng Bởi vậy, nghiên cứu vấn đề rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2,3 trong phân môn KC vẫn là một đề tài mới mẻ, thú vị Chúng tôi sẽ tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học
đi trước để làm sáng tỏ cho các vấn đề mà đề tài chúng tôi quan tâm
Xuất phát từ lý đo trên nên chúng tôi đã chọn để tài: “Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2,3 trong phân môn kế chuyện” đễ một mặt chuẩn bị cơ sở
lí luận cho các biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp, mặt khác góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục tất cả vì sự phát triển toàn diện của trẻ em lứa tuổi tiểu học
2 Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng những biện pháp rèn kĩ năng nói cho HS để góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ kế chuyện ở lớp 2,3, trên cơ sở vận dụng lý thuyết
Trang 6giao tiếp, lý thuyết hội thoại và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giờ kê chuyện
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn kĩ năng nói cho HS trong phân môn Kề chuyện lớp 2,3
- Để xuất một số biện pháp rèn kĩ năng nói cho HS để giờ dạy kê chuyện lớp 2,3 đạt hiệu quả cao hơn, từ đó rèn và phát triển khá năng giao tiếp cho HS
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nội đung và phương pháp dạy học kế chuyện lớp 2,3 theo chương trình hiện hành
- Giới hạn nội dung nghiên cứu trên đối tượng HS Tiểu học lớp 2,3 ở
một số trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
5.2 Phương pháp quan sát
5.3 Phương pháp điều tra khảo sát nghiên cứu thực tiễn
5.4 Phương pháp thống kê
5.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6 Giá thuyết khoa học
Nếu giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học do luận văn
đề xuất khi rèn kĩ năng nói trong giờ dạy kể chuyện lớp 2,3 thì sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo, chủ động của HS nâng cao hiệu quả giờ dạy kể chuyện, tăng cường năng lực sử ngôn ngữ nói của HS một cách cách rõ rệt.
Trang 7NOI DUNG CHUONG 1 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN 1.1 Cơ sở ngôn ngữ
1.1.1 Kĩ năng nói
1.1.1.1 Khái niệm
* Kĩ năng: Kĩ năng là một phạm trù cơ bản trong tâm lý học Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kĩ năng và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau Theo từ điển Tâm lí học của tác giả A.V Petrovxki [2, tr 96] “Ki năng là giai đoạn nắm vững cách hành động dựa trên quy tắc nào đó và hành động phù hợp với quy tắc ấy trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đã xác định ” Tác giả A.V Petrovxki cho rằng: “Kĩ năng là cách thức hành động dựa trên
cơ sở tổ hợp những trì thức và kĩ xảo Kĩ năng được hình thành bằng con đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà ngay cả trong điều kiện thay đổi ”.Theo Nguyễn Quốc Vỹ “Kĩ năng là khả năng của con người thực hiện có hiệu quả một công việc để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những
cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất
kĩ xảo Ví dụ như kĩ năng viết, đan len, đi xe đạp
Trang 8+ Kĩ năng bậc hai là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cach thành thạo, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau Trong kĩ năng bậc hai, yếu tố linh hoạt sáng tạo là yếu tố cơ bản, đó là cơ sở cho mọi hoạt động đạt hiệu quả cao
Dựa trên những quan niệm nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm sau:
“Ki nang Ia hệ thống các thao tác, những cách thức hành động phù hợp để thực hiện có kết quả một hoạt động dựa trên những trì thức nhất định”
* Kĩ năng nói: Kĩ năng nói là một trong những kĩ năng quan trọng cần trang bị, rèn luyện cho mỗi người Kĩ năng nói được hiểu là kha năng, trình độ biểu đạt ngôn ngữ âm thanh Theo đó, kĩ năng nói không đơn thuần chỉ là nói
mà còn thể hiện giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, nét mặt, khóe mắt, để dién đạt được chính xác nội dung, thể hiện đúng đắn, đầy đủ mọi ý định, bộc lộ được những tình cảm tỉnh tế nhất Vì vậy, có thể khăng định được rằng việc rèn luyện kĩ năng nói là một hoạt động cần thiết trong nhà trường
Theo nhiều nhà nghiên cứu, kĩ năng nói thực chất là sự phối hợp phức tạp giữa những chuẩn mực hành vi xã hội của cá nhân với sự vận động của cơ mắt, ánh mắt, nụ cười (vận động môi, miệng), tư thế đầu, cổ, vai, tay, chân, đồng
thời với ngôn ngữ nói của chủ thể giao tiếp Sự phối hợp hài hòa, hợp lý giữa
các vận động mang một nội dung tâm lí nhất định, phù hợp với mục đích, ngôn ngữ và nhiệm vu giao tiếp cần đạt được của chủ thể giao tiếp
Theo chúng tôi “Kĩ năng nói là khả năng, trình độ biểu đạt ngôn ngữ là cách thức thực hiện hài hòa có kết quả việc sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các hành vi cứ chỉ, điệu bộ của chủ thể trong hoạt động giao tiếp với những hoàn cảnh, tình huống thực tế khác nhau ”
1.1.1.2 Con đường hình thành kĩ năng nói
- Con đường tự phát (chủ yêu là bắt chước):
Con đường tự phát là sự tiếp nhận một cách tự nhiên các chuẩn mực hành
vi xã hội trong giao tiếp Trên cơ sở nền tảng những thành tựu con người đạt được mà sự bắt chước hành vi ra đời
Trang 9Vi dụ: Trẻ mẫu giáo đã có thể sử dụng những câu nói đơn giản để giao tiếp với cha mẹ, người xung quanh, có khả năng làm chủ một số hành vi ngôn ngữ, hành vi chân tay, biết tự mình làm một số việc theo sự chỉ dẫn của người lớn Trên cơ sở đó, trẻ bắt chước các hành vi giống người lớn trong giao tiếp Bắt chước là sự tập nhiễm (thấm vào, nhiễm vào rồi dần dần trở thành thói quen) đầu tiên về hành vi của con người Bắt chước có thể là vô thức, hoặc
có sự tham gia của ý thức Qua bắt chước con người lĩnh hội và thực hiện được hành vi xã hội
- Con đường tự giác:
Người lớn giáo dục trẻ, là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của người lớn đối với trẻ em nhằm hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất nhân cách nói chung và kĩ năng nói nói riêng Chỉ đưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ em mới có thê tiếp thu được những kho tàng quý báu của nhân loại một cách có hiệu quả và kĩ năng nói của trẻ mới được rèn luyện một cách thường xuyên
1.1.1.3 Một số kĩ năng cơ bản cẩn rèn luyện
- Kĩ năng lắng nghe: Lắng nghe không đồng nhất với nghe Nghe chỉ là một hoạt động vô ý thức của con người còn lắng nghe là một khả năng của hệ thần kinh Khi lắng nghe, nhờ hoạt động của tư duy mà chúng ta hiểu được nội dung thông báo Lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật, là kĩ năng cần phải rèn luyện lâu dài
Trong hoạt động giao tiếp nghe, nói là những hoạt động cơ bản trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người Nếu chúng ta chỉ biết nói mà không biết nghe, chỉ biết đọc mà không biết viết thì việc giao tiếp không thể đạt được như mong muốn, khó có thé hiểu hết ý định của người khác Bởi vậy, bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng nói, chúng ta cần phải rèn luyện kĩ năng nghe Luyện nghe chính là luyện một hoạt động của con người luyện hoạt động giao tiếp Mặt khác, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người thì hai phần ba là giao tiệp miệng Đôi với giáo viên, tỷ lệ này còn cao hơn nữa Người giáo viên
Trang 10không chỉ biết nói tốt mà còn phái biết nghe tốt, nhất là nghe ý kiến của học sinh Vì vậy, yêu cầu rèn luyện kĩ năng lắng nghe sẽ giúp chúng ta ý thức đầy
đủ hơn về vai trò của hoạt động nay trong giao tiếp
+ Hình thức nghe: Nghe đối thoại (mang tính chủ động, vừa được nghe, vừa được nói) và nghe độc thoại (mang tính bị động, chỉ được nghe) Việc phân chia này mang tính chất tương đối vì trong thực tế, ở những điều kiện và hoàn cảnh nhất định chúng ta vẫn có thé biến nghe thụ động thành chủ động,
và ngược lại
+ Điều kiện để nghe có hiệu quả: Cần xác định mục đích trước khi nghe,
có hứng thú và sự hiểu biết tối thiểu về nội dung trình bày , cần có trí nhớ tốt
- Kĩ năng diễn đạt: Cùng với kĩ năng lắng nghe, kĩ năng điễn đạt là một trong những kĩ năng quan trọng cần trang bị, rèn luyện cho mỗi người Kĩ năng diễn đạt được hiểu là khả năng, trình độ biểu đạt bằng ngôn ngữ Trong giao tiếp luôn có sự đổi vai từ người nói sang người nghe hoặc ngược lại nên kĩ năng lắng nghe và kĩ năng diễn đạt có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình giao tiếp Kĩ năng diễn đạt giúp con người nói được những điều muốn nói, làm những việc nên làm, Công cụ để diễn đạt chính là ngôn ngữ, nội dung lời nói, nhịp điệu lời nói nhanh hay chậm, độ cao hay thấp của giọng nói,
sự ngắt đoạn, trọng âm logic, sắc thái tình cảm, đều ảnh hưởng tới sự diễn đạt Khi việc sử dụng ngôn ngữ đã thuần thục mới diễn đạt được chính xác nội dung, thể hiện đúng đắn, đầy đủ mọi ý định, bộc lộ được những tình cảm tỉnh
tế nhất và mới lôi cuốn, thu hút được người nghe Vì vậy, có thể khẳng định
được rằng việc rèn luyện kĩ năng điễn đạt là một hoạt động cần thiết trong nhà trường
1.1.2 Lý thuyết giao tiếp và việc vận dụng lý thuyết giao tiếp để rèn kĩ năng nói cho học sinh lóp 2,3 trong phân môn KẾ chuyện
Trang 11Giao tiếp là một hoạt động quan trọng đề duy tri và phát triển xã hội loài người Có nhiều phương tiện GT, trong đó ngôn ngữ là phương tiện GT trọng yếu nhất của con người Vậy giao tiếp là gì?
1.1.2.1 Khái niệm giao tiếp
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, giao tiếp được định nghĩa như sau:
“Giao tiếp là một hoạt động xảy ra khi có một chủ thể phát tin, sử dụng
một tín hiệu để truyền đến cho chủ thê nhận tin nội dung nào đó Giao tiếp là
hoạt động có đích Nội dung được truyền đạt nhằm cung cấp những thông tin
(hiểu biết) cho người nghe hoặc bày tỏ thái độ, tình cảm của người nói cho
người nghe chia sẻ hoặc tạo lập, duy trì quan hệ giữa người nói và người nghe Giao tiếp còn là hoạt động qua lại Người nói, người nghe liên tục đổi vai cho nhau trong cuộc giao tiếp bằng lời, mặt đối mặt”.[2.tr32]
Cùng quan điểm trên, tác giả Lê A, Đỗ Xuân Thảo cũng cho rằng “Ki
có ít nhất hai người gặp nhau và bày tỏ với nhau điều gì đấy như nỗi buôn vui,
ý muốn hành động hay nhận xét nào đấy về sự vật xung quanh thì giữa họ
diễn ra một hoạt động giao tiếp (gọi tắt là giao tiếp)”.[20.tr27]
Như vậy, GT là hoạt động tiếp xúc giữa các thành viên trong xã hội với nhau, có thể GT với nhau bằng nhiều phương tiện: ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, dấu hiệu Song phố biến hơn, phong phú hơn vẫn là giao tiếp bằng ngôn ngữ
Họ dùng ngôn ngữ để bày tỏ tư tưởng, tình cảm, trao đối ý kiến, kiến thức,
nhận xét xã hội, con người, thiên nhiên Mỗi cuộc GT tối thiểu phải có hai người và phải dùng cùng một ngôn ngữ nhất định
Xuất phát từ những nhận định trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra định nghĩa sau: Giao tiếp là quá trình xã hội, trong đó các chủ thể trao đổi thông tin, cam xúc, nhân thức, đánh giá và điễu chỉnh hành vi lẫn nhau, dong thoi tu diéu chỉnh hành vi của mình Phương tiện giao tiếp đặc thù là ngôn ngữ
Giao tiếp chủ yếu tồn tại dưới hai dạng: GT bằng lời (GT miệng) và GT bằng văn tự (GT viết Trong đó GT bằng lời là cơ sở Vai trò mà GT đảm
Trang 12nhận trong đời sống cộng đồng chính là chức năng của ngôn ngữ Giao tiếp có bốn chức năng chính đó là:
Chức năng thông tin (chức năng thông báo): Qua các cuộc ŒT người ta trao đổi những thông tin (tin tức thời sự, chính trị, tri thức khoa học, văn hóa nghệ thuật, ) dưới dạng nhận thức, tức là họ đã thực hiện chức năng thông báo của GT nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của con người Đây chính là chức năng mà ta thường gặp trong GT
Chức năng tạo lập quan hệ: Không chỉ đừng lại ở việc trao đối thông tin, trong quá trình GT con người còn hướng tới việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa những cá nhân tham gia GT Đôi khi mục đích này lại là mục đính chính của cuộc GT Tuy nhiên, chức năng này còn bao hàm cả chức năng phá vỡ quan hệ
Chức năng giải trí: Trong cuộc sống có những lúc con người phải làm việc, hoặc học tập vất vả, những lúc như thế con người cần được nghỉ ngơi thư
giãn Nghỉ ngơi thư giãn là một nhu cầu sinh lý Hoạt động GT với những câu chuyện, những lời dia di dom là liều thuốc xua tan những mệt mỏi ưu phiền, làm ta cảm thấy thoải mái, cuộc sống có ý nghĩa và hứng thú hơn với công việc của mình
Chức năng tự biểu hiện: Qua GT con người có thể tự bộc lộ mình về tình cảm, sở thích, trạng thái sức khỏe hay nguyện vọng, tất cả những điều
đó được thể hiện trong lời nói của mỗi cá nhân khi tham gia hoạt động GT Tuy nhiên trong quá trình GT con người có thé ty biểu hiện mình về nhiều mặt một cách có ý thức hoặc không có ý thức
Nắm được những chức năng này giúp giáo viên có cơ sở đề đánh giá kết quả những ngôn bản nói và viết mà học sinh tạo lập trong quá trình học tập,
GT một cách đầy đủ, chính xác và toàn diện hơn
1.1.2.2 Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Một qua trinh GT tron vẹn luôn dựa trên những nhân tố GT Các nhân tố
Trang 13này vừa tham gia, vừa ảnh hưởng đến các phương diện của GT từ việc lựa chọn nội dung đến cách thức thể hiện, và cả những nghi thức trong GT Đó là các nhân tố GT sau:
-_ Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia vào một cuộc GT Nhân vật GT có thể được chia làm hai loại nhân vật, theo ly thuyét thông tin gọi là người phát (người nói, người viết) và người nhận (người nghe, người đọc) “ Trong cuộc giao tiếp nói, mặt đối mặt, hai vai nói, nghe thường luân chuyển” [9; tr.15] Có rất nhiều nhân tố giữa hai loại nhân vật này ảnh hưởng đến kết qua GT nhu: tudi tac, nghé nghiệp, giới tính, địa vị xã hội, trình độ hiểu biết tâm sinh lý, vốn sống, trình độ và nghệ thuật nói, mức độ quan hệ giữa người nói và người nghe Để hoạt động GT luôn được diễn ra từ hai phía thì các nhân vật GT phải thực sự có nhu cầu và ý thức hợp tác với nhau trong suốt quá trình
GT Nếu một trong hai nhân vật không có nhu cầu GT thì cuộc GT sẽ không đạt hiệu quá như mong muốn Sự hiểu biết về đối tượng GT càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả của việc GT càng cao bấy nhiêu
Trong nhà trường, các hoạt động GT diễn ra liên tục, thường xuyên, đó
có thể là các hoạt động GT giữa thầy và trò hay các hoạt động giữa trò và trò Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, thầy trò (trò với trò) luôn có sự đổi vai cho nhau khi tham gia GT
- Hoàn cảnh giao tiếp: Hoạt động GT bằng ngôn ngữ cũng như các hoạt động khác của con người luôn luôn diễn ra trong hoàn cảnh nhất định Xét ở phạm vi rộng thì hoàn cảnh GT là tong thé những đặc điểm về điều kiện tự
nhiên, xã hội, đến bối cảnh lịch sử, thời đại, kinh tế, chính trị, Những yếu tố
này có ảnh hưởng và chỉ phối nội dung GT, nó không tham gia trực tiếp vào
GT mà thường được thẻ hiện trong những hiểu biết, tư duy của nhân vật GT Xét ở phạm vi hẹp hơn, hoàn cảnh GT còn gọi là tình huống GT, bao gồm các yếu tố thời gian, địa điểm, hình thức giao tiếp, tình trạng sức khỏe, ton tại trong quá trình GT Tình huống GT tạo ra những quy định bất thành văn về cách thức nói năng, ứng xử mà mỗi thành viên tham gia GT trong hoàn cảnh
Trang 14đó đều phải tuân thủ thông qua các yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ sao cho thích hợp Hoàn cảnh GT hẹp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cuộc
GT
- Mục đích giao tiếp: Hoạt động GT luôn nhằm vào một mục đích nào
đó, có thể là nhằm mục đích chính hoặc mục đích phụ Khi đạt được mục đích thì hoạt động GT cũng đạt được hiệu quả Nhân tố mục đích luôn chỉ phối đến hoạt dong GT
- Nội dung giao tiếp: Là mảng hiện thực được đề cập tới, đó là những sự kiện, hiện tượng, sự vật trong thực tế khách quan Cũng có thể thực tế đó là những tâm trạng, sự kiện nội tâm của con người, của người phát, người nhận hay người thứ ba nào đó không tham gia vào hoạt động GT Nó tạo thành đề tài và nội dung của hoạt động GT ngôn ngữ Hiện thực được nói tới ở đây vừa
là xuất phát điểm của nội dung GT, vừa là điểm quy tụ cuối cùng quyết định sự thành công hay thất bại của một hoạt dong GT
- Phương tiện và cách thức giao tiếp: Phương tiện GT được sử dụng là ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ Tùy từng phạm vi, từng lĩnh vực hoạt động của con người mà lựa chọn những yếu tố thích hợp Hơn nữa, GT còn có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau: nói miệng hoặc dùng văn bản viết Ngôn ngữ đưoc sử dụng chỉnh là chất liệu để tạo thành lời nói trong giao tiếp Không có ngôn ngữ thì không có lời nói, cuộc GT chỉ thực hiện tốt khi tất cả các nhân vật giao tiếp sử dụng chung một thứ tiếng Hiệu quả GT có được như mong muốn hay không còn phụ thuộc vào sự thông hiểu ngôn ngữ
và năng lực sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật GT
Mặc dù ngôn ngữ và các quy tắc sử dụng ngôn ngữ là cái có hạn so với
sử dụng lời nói, nhưng vốn ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ của mỗi
cá nhân trong giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình GT Nếu không có vốn từ phong phú, không nắm vững các quy tắc sử dụng ngôn từ thì người nói
sẽ không diễn đạt được một cách đầy đủ, chính xác ý định hoặc nội dung định truyền đi, còn người nhận sẽ không đủ năng lực phân tích, giải mã những
Trang 15thong tin nhan duoc Nguoc lai, nếu nắm được những biến thể của ngôn ngữ người đọc, người nghe sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn từ, đồng thời hiệu quả ŒT sẽ đạt được một cach tối đa
Nắm được điều này, trong quá trình giảng dạy GV cần giúp HS nắm chắc các quy tắc sử dụng ngôn từ và mở rộng vốn từ vựng cho HS, đồng thời thường xuyên tiến hành các hoạt động thực hành, có như vậy hiệu quả giờ kế chuyện mới được nâng cao
- Sản phẩm của giao tiếp (Ngôn bản): Ngôn bản là chuỗi kết hợp các yếu
tố ngôn ngữ tạo nên lời của nhân vật giao tiếp” [20.tr.31] Nói cách khác ngôn bản là sản phẩm của lời nói được tạo ra trong một hoạt động GT nhằm đạt đến mục đích GT Như vậy có thể hiểu một cách đầy đủ thì ngôn bản chính là sản phẩm dạng nói lẫn dạng viết của việc GT bằng ngôn ngữ
Như vậy, dấu hiệu để phân biệt giữa ngôn bản nói và ngôn bản viết chính là ở yếu tố cấu thành lời nói khi GT (âm thanh hay chữ viết), chúng còn
có sự khác nhau về đối tượng tiếp nhận ngôn bản Thường thì ở ngôn bản nói luôn có sự hiện diện của người nghe
Ngôn bản có hai thành phần đó là hình thức và nội dung
+ Hình thức của ngôn bản là cách tổ chức bản thân các yếu tố ngôn ngữ kết hợp với việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ kèm theo (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt) đề thể hiện nội dung
+ Nội dung của ngôn bản là thành phần phản ánh thực tế, phản ánh thái
độ, tình cảm, sự đánh giá hiện thực được nói tới và phản ánh ý muốn tác động tới hành động của người tiếp nhận ngôn bán khi GT Nội dung của ngôn bản được chia làm hai phần: Nội dung sự vật (nội dung miêu tả) được coi là quan trọng nhất, bao gồm tất cả các yếu tố có liên quan đến hiện thực được nói tới trong ngôn bản và nội dung này thực hiện đích thuyết phục về nhận thức khi
GT Nội dung liên cá nhân (nội dung biểu cảm) bao gồm tất cả những gì thuộc thái độ, tình cảm, sự đánh giá nhận xét của người tạo ra ngôn bản đối với nội dung sự vật cũng như đối với người tiếp nhận Thành phần nội dung liên cá
Trang 16nhân là thành phần chủ yếu thực hiện đích thuyết phục về tình cảm, hành động
khi GT
Nội dung và hình thức của ngôn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nội dung ngôn bản thường quyết định việc lựa chọn hình thức của ngôn bản, ngược lại hình thức của ngôn bản lại thể hiện rõ nội dung của ngôn bản
1.1.2.3 Dạy học Tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp
Ngôn ngữ được thể hiện trong những đạng lời nói khác nhau: nói, viết Mọi quy luật ngôn ngữ, mọi cấu trúc và hoạt động của hệ thống ngôn ngữ chỉ được rút ra trên cơ sở nghiên cứu lời nói sinh động Mặt khác, muốn hình thành các kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ, HS phải trực tiếp tham gia vào hoạt động
GT, trong cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt của tác giả Lê A [2;tr9j)
“Việc lĩnh hội lời nói của người khác sản sinh ra các lời nói đúng và hay vừa là phương tiện đồng thời vừa là mục đích của bộ môn Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông” Dạy học Tiếng Việt hướng vào hoạt động ŒT được thực hiện dựa trên sự nhận thức sâu sắc về vai trò, chức năng của Tiếng Việt trong GT xã hội Chỉ có dạy học hướng vào hoạt động GT mới phát triển được kĩ năng, kĩ xảo GT Vì thế, ta phải cung cấp cho HS các kiến thức về ngôn ngữ, kiến thức
lý thuyết tiếng Việt Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện GT quan trọng nhất và lời nói là bản thân của sự GT bằng ngôn ngữ
Dạy học hướng vào hoạt động GT bao gồm sự phát triển lời nói cho từng
cá nhân HS Muốn đạt được điều đó, trong hoạt động dạy học phải có nội dung
GT, bên cạnh nội dung ŒT cần phải tạo môi trường GT Thầy cô, bạn bè là đối tượng để các em thực hiện hoạt động GT Nhưng vẫn chưa đủ nếu thiếu các phương tiện ngôn ngữ và các thao tác GT Môi trường GT, nội dung GT, phương tiện GT là những yếu tố cần tạo ra khi dạy học Tiếng Việt
hướng vào hoạt động ŒT
Để thực hiện dạy học hướng vào hoạt động GT, sách giáo khoa Tiếng Việt đã được biên soạn theo quan điểm GT Quan điểm này đã chi phối toàn bộ chương trình, như vậy các kĩ năng sử dung ngôn ngữ rất được coi trọng (nghe,
Trang 17noi, doc, viét), đặc biệt kĩ năng nói (kĩ năng độc thoại và hội thoại) được thể hiện rất rõ thông qua nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và hệ thống bài tập
Tóm lại, dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động GT là phải tạo điều kiện cho HS được GT, tham gia vào các cuộc GT, được thể hiện khả nang GT của mình với mọi người Dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động GT giúp các
em mạnh dạn, tự tin hơn khi GT trong cộng đồng và giúp cho các em nắm vững kiến thức tiếng Việt và biến những kiến thức đó thành của bản thân 1.1.2.4 Vận dụng lý thuyết giao tiếp đề rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2,3 rong phân môn Kể chuyện
Phân môn Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ, vì hành động kế là một hành động “nói” đặc biệt trong hoạt động giao tiếp Kế chuyện vận dụng một cách tổng hợp những hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện đề HS rèn luyện một cách tong hop cac ki nang tiéng Viét nhu nghe, doc, nói trong hoạt động GT Chính vì vậy, đây là phân môn không thể thiếu trong trường tiểu học Nhu cầu được kế và nghe KC của HS tiểu học rất cao, cho dù các truyện đó các em đã được đọc, được nghe nhiều lần
* Vận dụng lý thuyét giao tiếp để nhận thức văn bản kế chuyện và hoạt động kế chuyện
- Với văn bản kế chuyện: Mỗi văn bản kế chuyện đều hàm chứa hoạt động giao tiếp ngoài văn bản và hoạt động giao tiếp trong văn bản
+ Hoạt động GT ngoài văn bán KC là các nhân tố như hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử nhà văn, Những yếu tố này chưa được quan tâm ở cấp Tiểu học
mà được quan tâm xem xét ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông + Hoạt động GT trong văn bản KC được quan tâm nhiều ở Tiểu học gồm các nhân tổ như:
Người nói trong văn bản (xác định được ai đang nói, các nhân vật nói):
là người kế chuyện, người dẫn chuyện và các nhân vật đang đối thoại, độc thoại Người kế chuyện có thể nói theo lời người dẫn chuyện, nói theo lời một
Trang 18nhan vat trong cau chuyén
Hoàn cảnh GT (Nới khi nào?Nói ở đâu?): là xác định bối cảnh, môi trường diễn ra sự việc Khi KC, người kế phải nói rõ điều nay (Vi du: khi KC phân vai, câu chuyện như diễn ra trên sân khấu, người thuyết minh cho câu chuyện phải mô tả cách bài trí sân khấu, từ phong cảnh đến đạo cụ.)
Nội dung, cách thức, trình tự cuộc GT: là toàn bộ sự việc diễn ra trong câu chuyện Người kể phải kế lại theo từng đoạn, từng sự việc, từng chỉ tiết, từng nhân vật theo diễn biến của câu chuyện
Mục đích GT: là chủ đề, là thông điệp nhà văn gửi đến người đọc, là ý nghĩa của câu chuyện, là những bài học, lời khuyên,
- Với hoạt động kể chuyện: KC là người kê đang GT với người nghe: + Nội dụng ŒT chính là nội dung câu chuyện
+ Mục đích GT là người nghe hình dung được diễn biến câu chuyện, người nghe có cảm giác được chứng kiến, được tham gia các sự việc diễn ra trong truyện và hiểu câu chuyyện Người kế phải luôn ý thức được rằng mình
kế cho ai nghe Vi dụ: HS khi kế phải xác định rõ kể cho các bạn trong lớp và thầy cô giáo để từ đó xác định được cách xưng hô, giọng kể, tình cám khi kể Lời mở đầu khi kể thường là: “Chào các bạn, tôi xin kế với các bạn câu chuyện Sau đây, câu chuyện xin được bat dau.”
+ Hoàn cảnh GT là lớp học, trong giờ học Người KC phải căn cứ vào vị
trí của mình (đứng tại chỗ kế hay đứng trên bục của thầy cô giáo để kế) để xác
định âm lượng khi kể và lựa chọn sử dụng các yếu tố kèm lời và phi lời
trong quá trình kế cho phù hợp
* Vận dụng lý thuyết giao tiếp để rèn kĩ năng nói trong giò kể chuyện Việc dạy kể chuyện thực chất là dạy HS thực hành những ngôn bản nói
để phục vụ xã hội và GT Trước một bài tập KC hay một tình huống GT, HS cần có kĩ năng xác định những nhân tố GT (nhân vật, hoàn cảnh, mục dich, noi dụng, phương thức cách thức, ngôn bản giao tiếp) GV phải giúp HS xác định được mình nói cho ai nghe (Xác định nhân vật GT), nói về vấn đề gì (nội dung
Trang 19GT), nói trong hoàn canh nao (Hoan canh GT), noi như thé nao? (4m lượng, lời xưng hô) Chính điều này sẽ quyết định việc lưa chọn từ ngữ, chỉ tiết, hình ảnh, giọng điệu, phong cách thể hiện ngôn bản nói
Trong quá trình dạy KC, lý thuyết GT giúp GV có sự định hướng về
PPDH nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra Việc vận dụng lý thuyết GT vào quá trình rèn kĩ năng nói trong phân môn KC một cách linh hoạt sẽ tạo cho
HS có môi trường GT, có nội dung GT và hướng đến hoạt động GT đúng đắn
Vì vậy, GV cần phải biết chuyển những bài tập KC thành những môi trường
GT thông thường, gần gũi với HS và giúp các em vận dụng kinh nghiệm của mình đề thực hiện GT và phát triển lời nói một cách tự nhiên
1.1.3 Lý thuyết hội thoại và việc vận dụng lí thuyết hội thoại để rèn kĩ năng nói cho học sinh lóp 2,3 trong phân môn Kế chuyện
1.1.3.1 Khái niệm hội thoại và các kiểu hội thoại
“Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản thường xuyên của hành chức ngôn ngữ” [3; tr.27]
Hội thoại là hình thức GT phổ biến nhất, căn bán nhất của con người Đó
là hình thức GT hai chiều, có sự tương tác qua lại của người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời
Có rất nhiều kiểu HT khác nhau, tùy thuộc vào các nhân tố GT được lấy làm cơ sở để phân chia, cụ thể là:
- Đơn thoại là kiểu HT chỉ có một người chủ động nói còn những người khác đóng vai trò là người nghe, thậm chí nói cho chính bản thân mình nghe (độc thoại) Lời nói trong đơn thoại là lời nói độc thoại
- Đa thoại là kiểu HT giữa hai hay nhiều người cùng tham gia hoạt động giao tiếp nói với nhau Tùy thuộc vào số lượng cụ thể của người tham gia GT
mà người ta chia thành song thoại (HT giữa hai người), tam thoại, tứ thoại, đa thoai (HT nhiều người) Lời nói trong đa thoại là lời nói đối thoại, nó phải nằm trong một mạch của nhiều lời nói do nhiều người nói lần lượt nối tiếp nhau Dé đảm bảo cho cuộc thoại đạt kết quả tốt mỗi lời nói phải ăn nhập vào mạch
Trang 20chung của nội dung câu chuyện và đòi hỏi giữa những người tham gia phải có
sự thỏa thuận ngầm về nội dung HT, cùng nhau thực hiện tốt quy tắc HT (như phải biết trao lời, tiếp lời) và phải tôn trọng thể diện của nhau
Trong phân môn Kẻ chuyện lớp 2,3 Phần lớn các dạng bài tập gồm cả dạng đơn thoại và đa thoại Đơn thoại, độc thoại chiếm tỉ lệ nhiều hơn (dạng bài tập kế theo đoạn, kể toàn bộ câu chuyện, kế theo lời tác giả, kế theo lời của mình, kế theo lời nhân vật), còn đa thoại chủ yếu là kiêu đối thoai (dang bai tapké chuyện theo hình thức phân vai) Trên cơ sở nắm vững khái niệm và đặc điểm của các loại HT, khi rèn kĩ năng nói cho HS, GV cần luyện cho HS biết dùng cả lời độc thoại và lời đối thoại Với lời độc thoại, GV phải giúp HS nói cho đầy đủ, nói có đầu có cuối một cách ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng Với lời đối thoại, GV cần giúp HS biết lắng nghe người khác nói để nắm được diễn biến, nội dung câu chuyện và có những lời nói phù hợp, đồng thời phải giúp HS ý thức được khi nào cần nhường lời, tiếp lời, cũng như việc lựa chọn, sử dụng thêm các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ) phụ trợ thêm cho lời nói của mình đạt kết quả cao nhất
Trong chương trình KC lớp 2,3 có một số truyện về nghỉ thức lời nói (Ai có lỗi, Các em nhỏ và cụ già - TV3) Khi dạy dạng bài này, GV phải giúp
HS xác định vai trò của mình trong từng tình huống GT cụ thể đề các em lựa chọn cách xưng hô, cách thể hiện thái độ cho đúng mực
1.1.3.2 Các vận động hội thoại
-_ Vận động trao lời: Trong HT, thông thường khi một người nói ra và hướng lời nói của mình tới người nghe thì người đó đã thực hiện một vận động, ta gọi đó là vận động trao lời (trừ trường hợp độc thoại) Khi đóng vai
là người trao lời, người nói cần đảm bảo một số yêu cầu nhất định, cụ thể là: + Phải xác định vị thế xã hội của mình khi trao lời, qua đó GT xác định
vị thế xã hội cho người nghe trong GT (thê hiện ở việc lựa chọn các đại từ xưng hô hoặc các danh từ thay thế cho đại từ đó).
Trang 21+ Là người giữ vai trò khởi xướng HT (mở đầu GT) bởi vậy lời trao phải
có sự chủ động định hướng cho nội dung cuộc thoại
Tuy nhiên, khi thực hiện vận động trao lời, người nói phải có sự tôn
trọng người nghe, tôn trọng những nghỉ thức GT, chuẩn mực GT do xã hội quy
định
- Vận động đáp lời: Sự đáp lời là một nhu cầu bức thiết của việc nói năng Khi đã có người trao lời mà không có sự đáp lời thì chưa thê gọi là HT Trao lời và đáp lời là hai vận động cơ bản của hội thoại, giữa chúng cần phải
có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau Vì thế, người thực hiện vận động đáp lời cũng phải thể hiện được sự nhiệt tình, cởi mở, sẵn sảng khi đáp lời để cuộc thoại tiến triển và kết thúc tốt đẹp
-_ Vận động tương tác: Là vận động tác động lẫn nhau, cùng làm cho nhau biến đổi HT là một vận động tương tác vì đối tượng tham gia GT luôn có
sự tác động lẫn nhau bằng lời nói, bằng điệu bộ, cử chỉ, thái độ, ánh mắt,
Kết quả là dù nhiều hay ít, họ cũng làm cho nhau biến đổi khi cuộc thoại kết thúc Sự biến đôi này thường được thể hiện ở khoảng cách giữa những nhân vật GT vào thời điểm trước và sau khi GT
Trong quá trình dạy KC, người trao lời là GV, còn người đáp lời là HS, song cũng có lúc HS giữ vai trò là người trao lời, các thành viên khác là người đáp lời ( đạng bài tập hỏi đáp) GV cần hướng dẫn để HS đáp lời một cách nhiệt tình, cởi mở và tự tin Về phía người trao lời cũng chú ý cách trao lời cho phù hợp, làm sao kích thích thúc đây nhu cầu hứng thú đáp lời ở HS với những vai ŒT khác nhau Như vậy việc dạy học KC mới đạt hiệu quả, mới thực sự rèn kĩ năng nói, kĩ năng GT cho học sinh
1.1.3.3 Các đơn vị hội thoại
-_ Cuộc thoại: Là đơn vị lới nhất của HT Cuộc thoại là sản phẩm của tình huống HT Cuộc thoại giải quyết vấn đề đặt ra trong tinh huéng HT
Các tiêu chí để nhận điện một cuộc HT là: nhân vật thoại; tính thống nhất về thời gian và địa điểm; tính đề tài và diễn ngôn; về danh giới của cuộc
Trang 22thoại Cuộc thoại nào cũng có sự vận động, từ lúc mở đầu đến lúc phát triển và kết thúc Mô hình điển hình của các cuộc thoại gồm ba loại đoạn thoại: Mở đầu, các đoạn thoại phát triển nội dung; kết thúc HT
- Đoạn thoại: Đoạn thoại được xây dựng trên cơ sở các cặp thoại liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung (chủ đề) về tính duy nhất của đích Đoại thoại ngắn nhất chỉ gồm một cặp thoại Đoạn thoại lớn nhất không thể quy định số cặp thoại Tùy theo vị trí của đoạn thoại, ta có đoạn thoại mở đầu hay kết thúc hoặc các đoạn thoại phát triển nội dung
Đoạn thoại mở đầu có chức năng thực hiện sự thương lượng giữa các
thành viên để cuộc hội thoại có thể bắt đầu (thường có nội dung làm quen,
thống nhất đề tài hội thoai, ) Nhiều đoạn thoại mở đầu phải sử dụng nghĩ thức lời nói để thể hiện sự văn minh trong ứng xử như cách chào hỏi mở đầu các cuộc gặp
Tùy theo để tài cuộc trò chuyện, các cuộc thoại có thể gồm một vài đoạn
thoại phát triển nội dung dé tài cuộc thoại Tiêu chí để phân biệt các đoạn thoại
này là sự kết thúc các tình huống GT nhỏ trong một tình huống GT lớn hay giải quyết xong một vấn đề cụ thể ở tình huống GT nhỏ hay sự thay đổi các nhân vật HT
Đoạn thoại kết thúc cuộc thoại có chức năng đóng cuộc thoại Giống như đoạn thoại mở đầu, đoạn thoại kết thúc nhiều lúc cũng sử dụng các nghi thức lời nói, rõ nhất là các đoạn kết thúc hội nghị, hội thảo, cuộc tranh luận, thảo luận
- Cặp thoại: Mỗi cặp thoại tối thiểu chỉ gồm một lời trao (lời dẫn nhập)
và một lời đáp (lời hồi đáp) Quy luật thông thường là trao gì, đáp nấy Tuy nhiên trong thực tế, cùng một lời trao có thê có nhiều lời đáp vì mỗi lời đáp lại phù hợp với nhiều tình huống HT cụ thể Vì thế quy luật trên chỉ có thể thực hiện khi gắn với các tình huống giao tiếp cụ thé
1.1.3.4 Các quy tắc hội thoại
Trang 23Các quy tắc HT là các quy tắc bất thành văn nhưng được xã hội chấp nhận và những người tham gia HT phải tuân theo khi thực hiện các vận động
HT đề cho cuộc thoại vận động như mong muốn
- Quy tac thương lượng: Thương lượng là bàn bạc trước với nhau, thống nhất với nhau về một số thông tin nhất định có liên quan đến cuộc thoại, nhằm làm cho cuộc thoại đạt được hiệu quả như mong muốn Khi trao đối với nhau một vấn đề gì phần lớn phải có sự thương lượng trước, có như vậy cuộc thoại mới điễn ra theo đúng hướng (trừ trường hợp hai người quá quen nhau)
- Quy tac luân phiên lượt lời: Lượt lời là khi có một lời trao đến cho
một người nào đó thì người đó phải thực hiện vận động đáp lời vào thời điểm lời đã trao kết thúc Như vậy, khi người này nói thì người kia phải biết nhường lời và lắng nghe, đồng thời phải phát hiện ra dấu hiệu kết thúc của lời trao mà mình đang nhận để đáp lời hoặc tiếp lời cho phù hợp để cuộc HT diễn ra liền mạch Trong phân môn KC, quy tắc này được thể hiện rất rõ ràng trong dạng bài tập phân vai dựng lại câu chuyện
- Quy tac liên kết hội thoại: Một cuộc HT không phải là sự lắp ghép ngẫu nhiên, tùy tiện các phát ngôn, các hành vi ngôn ngữ Quy tắc liên kết không chỉ chi phối các ngôn bản đơn thoại mà chỉ phối cả các lời tạo thành một cuộc HT Nếu giữa lời của các nhân vật HT không có liên kết thì cuộc thoại không có đích Sự liên kết này thể hiện ở cả nội dung và hình thức của các HT Về nội dung, các lời nói phải cùng hướng về nội dung đề tài nhất định
Về hình thức, các lời thoại cũng cần có các dấu hiệu liên kết cụ thể (Ví dụ: việc sử dụng các phép thế, phép lặp, phép nối, các quan hệ từ ) để liên kết các lời nói lại với nhau khi giao tiếp Tuy nhiên, sự liên kết HT này không nhất thiết phải diễn ra trong suốt cuộc thoại
-_ Quy tắc tôn trọng thể diện của nhau: Quy tắc này quy định những người tham gia GT nên tỏ thái độ đề cao tôn trọng thể diện của người nghe, phải có ý thức giữ gìn thể diện cho nhau và cũng là cho chính bán thân mình Khi GT, người nói phải biết lựa chọn lời nói cho phủ hợp với đặc điểm cá tính
Trang 24của người nghe Đồng thời phải biết khiêm tốn, không nên nói quá nhiều về
bản thân vì có thể sẽ khiến cho người nghe khó chịu
-_ Quy tắc cộng fác: Cộng tác HT có nghĩa là mỗi người tham gia HT cần có sự cộng tác với nhau trong suốt quá trình HT về các mặt: nội dung, hình thức và quan hệ HT Theo H.P.Grice, quy tắc cộng tác có các phương châm sau:
+ Phuong cham về lượng: Không nên nói quá ít hoặc quá nhiều những điều không đúng với đích cuộc thoại Nếu nói quá nhiều sẽ làm người nghe chóng mệt mỏi dẫn đến lơ đãng, không còn chú ý đến cuộc thoại
+ Phương châm về chất: Không nên nói những điều không có căn cứ chắc chắn mình không tin lắm Khi có vấn đề gì đó chưa rõ, chưa xác định thì nên có sự tìm hiểu, kiểm tra lại thông tin hoặc tra cứu lại cần thận
+ Phương châm về cách thức: Nói một cách rõ ràng, mạch lạc có hệ thống và có tính lôgic chặt chẽ để người nghe dễ nhận ra ý mà mình định nói + Phương châm về quan hệ: Cần trình bày sao cho câu chuyện của mình
có quan hệ với câu chuyện đang diễn ra
1.1.3.5 Các yếu tổ kèm lời và phi lời
Phương tiện chủ yếu đề con người tham gia HT là lời nói Nhờ lời nói, khi HT mọi người có thể trao đối thông tin, bày tỏ cảm xúc, tác động tư tưởng tinh cam và hành động của nhau Nhưng phương tiện HT không chỉ có thế, ngoài lời nói chiếm vị trí quan trọng bậc nhất còn có yếu tố kèm lời và phi lời
- Yếu tố kèm lời là các yếu tố gắn liền với lời nói, đi kèm cùng với lời nói như ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài, các yếu tố này có vai trò biểu nghĩa rất rõ, đặc biệt là biêu nghĩa ngữ dụng
- Yếu tổ phi lời là những yếu tố không thuộc lời nói nhưng diễn ra song song với lời nói thường được dùng trong HT mặt đối mặt như cử chí, vẻ mặt, ánh mắt, tư thế cơ thể (lắc đầu, nhún vai ) Sự thay đổi khoảng cách không gian (nhich lai gan hon hay xa hơn ) sự tiếp xúc của cơ thể ( ôm ấp, vỗ vai, bắt tay) hay định hướng của cơ thể (quay mặt, quay ngoắt bỏ đi, ), các phan
Trang 25ứng của người HT (huýt sáo, xô ghế, đạp bàn, ) Ngoài ra nhiều yếu tố khác nếu được chuẩn bị với ý thức làm ảnh hưởng đến đối tác trong đối thoại cũng
có thể xem đó như là các yếu tố phi lời như trang phục, trang điểm
Trong từng đoạn, từng lượt lời của cuộc HT, các yếu tố kèm lời và phi lời nhiều khi có vai trò quan trọng hơn cả lời nói Nhiều khi qua ánh mắt, nụ cười, hoặc cách kéo dài giọng, người ta biết đó là một lời khen hay lời chê Các vấn đề lí thuyết về HT là những chỉ dẫn rất quan trọng giúp GV định hướng về cách tô chức các hình thức dạy học cho phù hợp từng dạng bài tap KC rèn kĩ năng nói và phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong GT 1.2 Cơ sở tâm lý học
1.2.1 Đặc điển tâm lí của học sinh lóp 2,3
Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, đây là giai đoạn có nhiều biến đối về sinh lí, tâm lí và hoạt động của trẻ Đặc biệt lứa tuổi HS lớp 2, 3 tri giác của các em đượm mẫu sắc xúc cảm, tri giác chi tiết rất hạn chế Trẻ thường bị thu hút bởi các chỉ tiết ngẫu nhiên, khả năng tổng hợp, quan sát kém Hoạt động phân tích, tổng hợp về hình thức cũng như nội dung còn mang nhiều đấu ấn tư duy của trẻ mẫu giáo Trong hoạt động khái quát hóa, các em thường căn cứ vào các dấu hiệu bề ngoài cụ thể, trực quan chưa chú ý tới những dấu hiệu chung, dấu hiệu bản chất, thường phán đoán theo một chiều, dựa vào những dấu hiệu duy nhất HS lớp 2,3 rất có nhu cầu được giao luu, tro chuyện, chia sẻ với bạn bè, cha mẹ, thầy cô những thu nhận mới lạ của mình
Vì thế khi học KC, đặc biệt là khi được tham gia KC HS rất hứng thú Tuy nhiên hứng thú của HS ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp nhận kiến thức Nếu có hứng thú với giờ học thì HS nhanh chóng nắm được kiến thức, thực hành kiến thức đó hiệu quá Vì vậy GV cần tổ chức giờ học bằng cách đưa ra các vấn đề, các tình huống giả định gần gũi, quen thuộc với đời sống hàng ngày để kích thích sự hứng thú của HS tạo điều kiện cho việc tiếp nhận kiến thức được tốt nhật
1.2.2 Đặc điển ngôn ngữ của học sinh lớp 2,3
Trang 26Ngôn ngữ chỉ bộc lộ hết đặc điểm của nó trong lời nói Mỗi lời nói có bộ
phận xã hội và bộ phận cá nhân Nghiên cứu lời nói là bộ phận hữu cơ tiếp theo của ngôn ngữ học cấu trúc Đối lập lời nói và ngôn ngữ, từ chối việc nghiên cứu lời nói trong khoa học ngôn ngữ tức là thủ tiêu lí do tồn tại của ngôn ngữ
Nghiên cứu lời nói thực chất là nghiên cứu quá trình tiếp nhận lời nói,
sản sinh lời nói, là tìm hiểu diễn biến tâm lí của sự tiếp nhận và sản sinh ngôn
bản, nghiên cứu lời nói còn là các đạng lời nói, các tình huống nói năng, các giai đoạn sản sinh lời nói, tính hiệu quả của lời nói trong GT cá thể và trong
GT với nhiều người
Hầu hết HS lớp 2,3 có ngôn ngữ nói thành thạo, vốn từ tiếng Việt được tích lũy một cách tự phát trong sinh hoạt gia đình, trường Mầm non Các em
đã mang vốn từ ấy tiếp tục học tiếng Việt ở trường Tiểu học là các em mang những tri thức sơ giản về tiếng mẹ đẻ cùng các yếu tố tự nhiên, yếu tố không tích cực do thói quen hoặc tập quán của địa phương mình vào trong phát ngôn Dạy tiếng Việt cần tính đến vốn từ có sẵn, tính đến các ưu, nhược điểm của nó
để xây dựng nội dung chương trình, viết SGK, chuẩn bị bài giảng, Nhà trường dạy học sinh chuyền từ sử dụng tiếng mẹ đẻ theo kinh nghiệm tự phát sang sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, tự giác
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng nên GV phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các vào các loại sách báo
có lời, không lời ( sách văn học, truyện tranh, .) đồng thời tổ chức các hoạt động học tập phong phú như kể chuyện, đọc thơ, nhằm giúp các em tích lũy vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng
1.2.3 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 2,3
Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức đề phản ánh hiện thực khách quan xung quanh mình và hiện thực của bản thân mình Kết quả hoạt động thực tiễn của con người ở mức độ nào là tùy thuộc vào trình độ nhận thức Có hai mức độ nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Trang 27-_ Nhận thức cảm tính: Nhận thức cảm tinh phan ánh những thuộc tinh bên ngoài của sự vật và hiện tượng Cấp độ này bao gồm hai quá trình tâm lý: cảm giác và tri giác Cảm giác và tri giác càng phong phú thì các tri thức về thế giới xung quanh của trẻ tiếp thu được sẽ càng rộng rãi, đa dạng và sâu sắc Cảm giác, tri giác các sự vật hiện tượng trong cuộc sống và thế giới khách quan xung quanh trẻ là nguồn gốc đầu tiên cũng là nội dung chủ yếu vốn tri thức ban đầu của trẻ
Tri giác của HS lớp 2,3 mang tính đại thể, ít đi vào chỉ tiết và mang tính không ổn định, thường gắn với các hành động trực quan và bắt đầu mang tính cảm xúc, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sac, tri giác đã mang tính mục đích, có phương hướng khá rõ ràng - Tri giác có chủ định ( Trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp sếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ đễ đến
khó, )
Cảm giác, tri giác các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống cùng với việc nghe và hiểu lời nói giúp HS biết sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện cơ bán
để nhận thức thế giới HS có thể phân biệt và nói tên các màu sắc, hình thành
các biểu tượng về sắc thái của chúng Lĩnh hội các khái niệm về không gian, định hướng về thời gian, nhạy cảm về âm thanh, kĩ năng lắng nghe và phân biệt các âm thanh trong hoàn cảnh xung quanh, phân biệt bằng cảm giác vật chất của các vật thé va diễn đạt bằng lời nói các cảm giác đó Trong quá trình khảo sát các sự vật và hiện tượng, HS tri giác bằng nhiều giác quan khác nhau kết hợp với lời nói sẽ giúp cho cảm giác, tri giác của HS đầy đủ, chính xác và sâu sắc hơn Trên cơ sở đó dễ hình thành được những biểu tượng, khái niệm đúng đắn về sự vật, hiện tượng
Nhận thấy điều này, GV cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang mầu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận tri giác tích cực và chính xác
- Nhận thức lí tính: Nhận thức lí tính là cấp độ nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất (bên trong) và những mối liên hệ, quan hệ có tính
Trang 28chất quy luật của hiện thực mà trước đó ta chưa biết, cấp độ này gồm các quy trình: trí nhớ, tưởng tượng và tư duy
+ HS lớp 2,3, tư duy còn mang đậm màu sắc cảm xúc và tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế Các phẩm chất tư duy chuyên từ tính cụ thế sang tư duy trừu tượng khái quát nhưng hoạt động phân tích tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh Tưởng tượng đã phát triển phong phú hơn nhờ bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Tuy nhiên, tưởng tượng của các em còn đơn giản chưa bền vững, dễ thay đổi Qua đây,
GV phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng cho trẻ bằng cách biến các kiến thức “khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi có tính gợi mở, thu hút các em vào hoạt động học tập để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lí tính của mình một cách toàn diện
+ Nhận thức lí tính với việc phát triển ngôn ngữ cho HS lớp 2,3: Tư duy
là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng, những mối quan hệ, liên hệ có tính chất quy luật của sự vật, hiện tượng, do đó giúp con người nhận thức thế giới khách quan được sâu sắc hơn Còn ngôn ngữ
là công cụ của tư duy Tư duy được hiện thực hóa và biểu hiện ra ngoài nhờ ngôn ngữ Ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng với tư duy, chúng luôn luôn dựa vào nhau mà tồn tại Việc phát triển tư duy không thể tách rời việc trau dồi ngôn ngữ bởi vì ngôn ngữ là phương tiện, là hình thức biểu đạt của tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, ) Sản phẩm của tư duy là những khái niệm, phán đoán, suy lý được biểu đạt trong từ ngữ, câu, Tuy nhiên việc phát triển
tư duy không thể thay thế việc rèn luyện năng lực cảm giác, tri giác, quan sat, trí nhớ, vì nếu không có những tri thức cần thiết, không thu nhập được sự kiện, tài liệu thì không có gì đề tư duy, tư duy không thé tiến hành bên ngoài những tri thức cụ thể được
Trong trí nhớ, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng Sự biểu hiện bằng từ những cái gì đã được ghi nhớ, lưu giữ và tái hiện chính là biểu hiện mối quan
Trang 29hệ giữa các từ với đối tượng tương ứng Con người dùng từ ngữ làm phương tiện để ghi nhớ, lưu giữ và tái hiện các sự vật hiện tượng trong cuộc sống Quá trình tướng tượng của con người không thể không dùng đến ngôn ngữ Khi hình thành các biểu tượng của sự tưởng tượng, ngôn ngữ giúp con người chắp nối những kinh nghiệm đã qua với những cái đang và sẽ xảy ra Sản phẩm của sự tưởng tượng thường là các tiên đoán và các biểu tượng (hình ảnh) về xã hội Biểu tượng xét cho cùng cũng là những khái quát thể hiện qua ngữ nghĩa, ngôn từ
1.2.4 Các yếu tổ ngoài ngôn ngữ ảnh hướng đến quá trình phát triển lời nói của học sinh
Trẻ em sinh ra và lớn lên không phải tự nhiên nói được Muốn sử dụng
ngôn ngữ, trẻ phải trải qua một quá trình rèn luyện và phụ thuộc nhiều yếu tố
- Yếu tố sinh lí: Muôn nói được con người phải có một bộ máy phát âm tốt và được luyện tập đúng mức Bộ máy phát âm là cơ quan tạo ra sự cầu âm
dé phat 4m, bao gồm: cơ quan hô hấp, thanh hầu, khoang miệng, khoang mũi Với học sinh lớp 2, 3 đây là tuổi đang phát triển về thể chất, hệ thanh cơ phát triển nhanh, đồng thời cũng có sự thay đối cơ bản như việc thay hệ răng sữa bằng hệ xương răng vĩnh viễn Nét phô biến ở các em bảy tuôi trai cũng như gái là có hàm răng “mở cửa” Việc thay đổi này ban đầu làm các em lo lắng, nhưng khi được giải thích các em lại thấy đó là chuyện bình thường Tuy nhiên việc thay đổi răng có ảnh hưởng một phần nào đó tới sự phát âm, vì hơi tự do thoát ra từ vị trí răng khuyết Vì vậy, việc nói của HS có thể bị “ngọng” nhất
thời GV cần nắm đặc điểm này đề uốn nắn kịp thời
- Yếu tổ tâm lí: Sự phát triển lời nói ở HS có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với sự phát triển tâm lí Việc tiếp thu ngôn ngữ còn phụ thuộc vào sự nhanh nhạy của hệ thần kinh và ý chí của HS Một số HS nói chậm hơn mức bình thường nên thường hay rụt rè, nhút nhát, ít chan hòa với tập thể Những HS bị thiệt thòi do khuyết tật bam sinh do có tâm lí mặc cảm nên ngại giao tiếp, tiếp
Trang 30xúc với bạn bè, với người xung quanh Tình cảm, tính cách cũng ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình học nói
Mặt khác, hoạt động là phương thức tồn tại của con người Bằng hoạt động mà mỗi cá thể hình thành và phát triển năng lực, tính tình, đạo đức của mình Hoạt động là quá trình con người thực hiện có quan hệ giữa mình và thế giới bên ngoài, giữa mình với bản thân Chỉ khi HS tích cực tham gia vào hoạt động, đặc biệt là hoạt động GT thì lời nói của HS mới phát triển, mọi kĩ năng,
kĩ xảo được hoàn thiện Do vậy, người GV tổ chức tốt hoàn cảnh và khuyến khích HS tham gia một cách tích cực vào giao lưu, ŒT với mọi người xung quanh để tự mình khắng định mình Thói quen ngôn ngữ cũng được hình thành qua sự bắt chước cách nói của người lớn
Kĩ năng nói của HS được hình thành và phát triển trong hoạt động, HS phải tích cực tham gia hoạt động, đặc biệt là hoạt động GT, giao lưu, thì lời nói của trẻ mới phát triển tốt Như vậy, đối với HS, lời nói nảy sinh và phát triển không phải vì bản thân mà vì những nhu cầu khác: nhu cầu thích ứng với khách quan (tìm hiểu thế giới xung quanh), nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu hoạt động Việc thỏa mãn những nhu cầu đó sẽ tạo điều kiện hình thành miếng đất để lời nói của HS phát sinh và nảy nở, ngôn ngữ đi vào cuộc sống của HS dưới nhiều hình thức, ấn tượng tổng quát và những biểu tượng cảm quan cụ thể
- Yéu t6 xã hội: Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu, âm thanh, từ ngữ được sắp xếp theo một quy tắc nhất định của một dân tộc hoặc một cộng đồng người nảy sinh và phát triển cùng với sự phát triển của cộng đồng dân tộc đó Như vậy, mỗi thứ tiếng là tiếng nói của một dân tộc cụ thể, là sản phâm của nền văn hóa dân tộc, đồng thời là phương tiện biểu hiện và tàng trữ chủ yếu nhất những giá trị văn hóa của dân tộc ấy Ngôn ngữ không thể tổn tại bên ngoài xã hội, đồng thời ngôn ngữ không có tính di truyền
Đối với mỗi cá nhân, khi mới ra đời đã được tiếp xúc ngay với một loại tiếng nhất định Cá nhân học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, sử dụng nó
Trang 31để duy trì mối quan hệ và truyền đạt tư tưởng, ý chí, tình cảm của mình cho người khác hiểu và dùng nó đề hiểu người khác Lời nói của HS hình thành và phát triển trong nhu cầu GT, giữa trẻ với những người xung quanh Tiếp thu
ngôn ngữ là một quá trình luyện nói dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Thầy
giáo ở đây là những người xung quanh như: cha mẹ, ông bà, anh chị, thầy cô, bạn bè HS được sống trong bầu không khí ngôn ngữ tốt thì sẽ phát triển ngôn ngữ được tốt và ngược lại
Chính vì vậy, GV cần chú ý đến việc nói năng khi GT cho phù hợp, đúng với chuân mực, không dùng các từ vượt quá khả năng hiểu của HS, không giảng giải những từ quá trừu tượng Lời nói phải chính xác, rõ ràng về nội dung, gọn và trong sáng về hình thức để HS hiểu và nhớ được đễ dàng, đồng thời tạo điều kiện cho HS được GT thường xuyên với những người xung quanh bằng cách tạo môi trường GT thoải mái, vui vẻ, tạo được cảm xúc hứng khởi nhu cầu GT, kích thích HS tham gia vào hoạt động giao lưu, GT là yêu cầu quan trọng đối với GV tiêu học
1.3 Cơ sở thực tiễn
Trên cơ sở những vấn để lý luận đã nêu ở trên, chúng tôi tìm hiểu thực tiễn dạy học kế chuyện ở trường tiểu học bắt đầu từ việc xem xét chương trình, sách giáo khoa phân môn Kế chuyện đến thực trạng việc dạy của GV và việc học của HS Đây sẽ là những cứ liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm ra những giải pháp tích cực cho việc dạy học rèn kĩ năng nói trong phân môn Kê chuyện 1.3.1 Khái quát về nội dung chương trình kế chuyện lớp 2, 3
1.3.1.1 Nội dung chương trình kế chuyện lớp 2,3
- Lớp 2: Nội dung KC gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc Ở lớp 2,
có 31 tiết KC, mỗi tuần có 1 tiết KC Nội dung 31 tiết KC đều kể lại những câu chuyện đã được học trong bài tập đọc ở hai tiết mở đầu mỗi tuần Nội dung phù hợp với chủ điểm của từng đơn vị học, với tâm lí trẻ lớp 2, 3 và phù hợp với nhận thức của HS
Trang 32- Lớp 3: Nội dung KC cũng gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc Khác với lớp 2, các bài KC ở lớp 3 được học trong 0,5 tiết đều là kế lại những câu chuyện HS đã học trong bài tập đọc đầu mỗi tuần (HS luyện đọc và tìm hiểu bài khoảng 1,5 tiết rồi chuyên sang làm bài kể chuyện 0,5 tiết)
So với lớp 2, những câu chuyện học ở lớp 3 có đề tài rộng hơn và tỉnh tiết phức tạp hơn Bên cạnh những truyện về tình cảm gia đình, thầy trò, bạn
bè, làng xóm, HS còn được học thêm về gương chiến đấu của các anh hùng liệt
sĩ trong lịch sử, về công cuộc chinh phục thiên nhiên và bảo vệ môi trường, Qua những câu chuyện này, HS có được vốn từ phong phú, đa dạng
hơn, hiểu biết và năng lực tư duy cũng được nâng lên ở mức cao hơn ở lớp 2 1.3.1.2 Nhận xét chương trình KC ở lớp 2,3 so với chương trình cũ
- Tính hệ thống: Số lượng truyện thay đổi so với chương trình cải cách giáo dục Thể loại truyện cô tích giảm, truyện sinh hoạt tăng về số lượng tạo cơ hội cho học sinh được tiếp xúc với các tác phâm văn học hiện đại ngay từ cấp Tiểu học Các thể loại truyện phong phú, sắp xếp xen kẽ, gồm cả truyện trong nước và truyện dịch nước ngoài
- Mức độ biểu hiện của kĩ năng nói: So với chương trình cải cách giáo dục, kĩ năng GT đặc biệt là kĩ năng GT bằng lời của chương trình hiện hành có
những thay đổi mang tính tích hợp Điều đó được thể hiện trước hết ở việc đưa
phân môn KC vào dạy chung với phân môn Tập đọc, nội dung các câu chuyện trùng với nội dung các bài tập đầu tuần Điều này không gây sự nhàm chán với
HS bởi hình thức tổ chức dạy học, các kiểu dạng câu hỏi, bài tập luôn phong phú và hấp dẫn đã biến giờ KC thành một giờ học thực sự sôi nỗi đã giúp HS phát triển kĩ năng nghe, nói Trong chương trình cải cách giáo dục, giờ KC đựơc dạy riêng vào cuối tuần Nội dung câu chuyện mới mẻ với HS, trong giờ
KC ít HS được tham gia kế vì vậy kĩ năng nói của các em rất hạn chế, HS thiếu
tự tin khi nói trước tập thể
+ Về nội dung: Chương trình mới đưa vào nhiều câu chuyện sinh hoạt
có nội dung gần gũi như: mẹ - con ( giữa mẹ và con), thầy (cô) với em ( giữa
Trang 33thay và trò, ) Những nội dung này đã tạo môi trường GT gần gũi với HS, tao điều kiện để các em được luyện nói một cách tự nhiên không bị gò ép
+ Về hình thức các câu hỏi và bài tập: Chương trình mới có hình thức câu hỏi và bài tập phong phú, hấp dẫn đối với HS nhằm hình thành kĩ năng độc thoại (tự kế chuyện), kĩ năng đối thoại qua hình thức bài tập sắm vai dựng lại câu chuyện Hình thức bài tập này buộc HS phải làm việc theo nhóm, phối hợp với nhau ăn khớp, diễn đạt lưu loát Muốn vậy, đòi hỏi các em phải bạo dạn, tự tin trước thầy cô giáo và các bạn Hơn nữa, HS không chỉ nhớ được cốt truyện
mà còn phải biết nhập vào vai nhân vật, không chỉ dùng lời nói mà còn dùng
cả cử chỉ, nét mat dé thé hiện Những bài tập này thực sự rèn kĩ năng nói, kĩ
năng làm việc tập thể tốt cho HS
- Ngữ liệu: Ngữ liệu của phân môn KC rất phong phú, phù hợp với HS + Nguồn ngữ liệu: Sự phong phú của nội dung chương trình KC lớp 2, 3 thé hiện rất rõ ở nguồn ngữ liệu Hệ thống ngữ liệu phong phú với những câu chuyện của nhiều nước, thuộc các thể loại khác nhau: thần thoại, truyền thuyết,
cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười Những truyện dạy trong chương trình đều được lựa chọn từ những văn bán truyện có tính kế thừa và phát triển từ các phân môn trong chương trình 165 tuần Các câu chuyện được chọn lọc từ kho tàng truyện dân gian Việt Nam và thế giới, trích từ những văn bản có giá trị nghệ thuật, các truyện ngắn và trích đoạn từ những câu chuyện dài nỗi tiếng trong và ngoài nước Ngoài ra có những truyện được chọn lọc từ bài báo, từ chương trình 165 tuần Các truyện kể phản ánh nhiều nội dung khác nhau của cuộc sống, gần gũi với lứa tuổi tiêu học Mỗi truyện đều nói về một vấn để, có tác dụng giáo dục cho HS một đức tính, một quy tắc đạo đức hay
+ Nội dung ngữ liệu: Các truyện được chọn kể trong SGK đều có cốt truyện, có độ dài vừa phải ( lớp 3 khoảng 250 từ/ truyện) trọn vẹn về nội dung
và hình thức của một văn bản truyện, có thắt nút, mở nút phù hợp với KC Các câu chuyện thuộc nhiều thể loại, gồm những tác phâm có giá trị của Việt Nam
Trang 34va thé giới, từ truyện cổ đến truyện hiện đại cung cấp cho các em vốn văn hoá, văn học, vốn sống cần thiết
Chương trình được xây dựng theo trục chủ điểm Nội dung truyện trong sáng, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, có tính giáo dục Các chuẩn mực hành vi đạo đức được rút ra từ những câu chuyện rất phong phú về quan hệ thầy trò, cha
mẹ, con cái, ý thức cộng đồng, việc rèn luyện những đức tính quý, Mỗi câu chuyện mang đến cho các em những bài học bố ích, không đơn thuần chỉ là những lời khuyên mà còn hướng dẫn các em cách sống, các ứng xử hợp đạo lí Những câu chuyện ấy thấm vào tâm hồn các em, bồi đắp lòng yêu thương,
tình đoàn kết, lòng hiếu thảo, hiểu đạo lí làm người
Vĩ dụ: Đức tính kiên trì, nhẫn nại “ Có công mài sắt, CÓ ngày nên kim” (TV2 -Tuần 1); biết vâng lời cha mẹ “Sự tích cây vú sữa” (TV2 -Tuần 12); về
sự hy sinh của người mẹ “Người mẹ” (TV3 -Tuần 4); anh em phải biết yêu thương nhường nhịn nhau “Câu chuyện bó đũa” (TV2 -Tuần 14); về tình bạn
“Bạn của Nai nhỏ” (TV2 -Tuần 3); khuyên chúng ta chỉ có lao động chân chính mới làm ra được của cải lâu bền “Hũ bạc của người cha” (TV3 -Tuần 15) Truyện “Bóp nát quả cam” (TV2 -Tuần 33),“ Người liên lạc nhỏ” (TV3 - uần 14) là những câu chuyện giản dị nhưng cảm động về gương chiến đấu hi sinh anh đũng để bảo vệ Tổ quốc của những người con đất Việt Những câu chuyện cổ tích như: “Sơn Tinh Thủy tinh” (TV2 -Tuần 20 ), “Cóc kiện trời” (TV3 - Tuần 33) như lời giải thích nhẹ nhàng, dễ hiểu về những hiện tượng thiên nhiên xảy ra xung quanh các em
Khảo sát chương trình kế chuyện lớp 2, 3, chúng tôi thấy hầu hết nội dung các câu chuyện đều hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục, phù hợp với đặc điểm lửa tuôi HS và đặc điểm phân môn và đều thể hiện rõ quan điểm GT Đối với lứa tuổi tiểu học, do vốn kính nghiệm và ngôn ngữ của HS chưa phong phú, khả năng giao tiếp còn hạn chế Vì vậy, rèn khả năng GT cho HS thông qua những tình huống đa dạng, cụ thể là rất cần thiết Hầu hết các văn bán KC đều hướng đến GT như đưa ra tình huống GT, đoạn GT Hai phần ba số truyện có
Trang 35nội dung được xây dựng theo cấu trúc GT giữa các nhân vật Trong truyện, còn một số vừa ở dạng kể, vừa có hình thức mượn lời GT Qua những tình huống
GT phong phú, các câu chuyện hình thành ở HS ý thức GT chuẩn theo nghỉ thức lời nói, rèn cho HS kĩ năng nói phù hợp với hoàn cảnh GT
Tuy nhiên, chúng tôi thấy cần điều chỉnh nội dung một số truyện để phù hợp với trình độ nhận thức của HS tiểu học Đặc biệt những câu chuyện có nội
dung khó hiểu, tình huống xa lạ với HS nước ta cần được thay thế bằng những truyện gần gũi, dễ hiểu hơn đối với các em như truyện “Bác sĩ Y - éc - xanh” (TV3 - Tuần 31) có nội dung sâu sắc song tình huống GT xa lạ, tình tiết ít hấp dẫn, lời thoại dài, khó nhớ gây khó khăn cho HS khi kế chuyện
1.3.2 Phân loại hệ thống bài tập KC trong SGK tiếng Việt lóp 2,3 Những thành tựu của lý thuyết hoạt động lời nói đã cho phép rút ra kết luận: Đơn vị của việc dạy và học tiếng là các hành động lời nói chứ không phải các đơn vị ngôn ngữ đã trừu tượng hoá Đề tối ưu quá trình dạy học Tiếng Việt phải tối ưu hoá các hoạt động nói thông qua một hệ thống các bài tập Quan
điểm hoạt động lời nói đưa hệ thống bài tập lên ưu tiên hàng đầu
- Trình bày hệ thống bài tập kế chuyện với một sự phân loại chặt chẽ, lô gíc là một việc làm khó Khi xem xét các tiêu chí phân loại bài tập cần tính toán xem xét đầy đủ để xử lý mối quan hệ giữa nội dung và hình thức bài tập, cần xem xét đầy đủ các bình diện, các yếu tố của văn bản, xem xét mối quan
hệ giữa các kĩ năng cần đạt đến Chính vì vậy, việc phân loại hệ thống bài tập
kế chuyện có thể xem xét dựa vào nhiều cơ sở khác nhau như:
+ Xét về kĩ năng cần rèn luyện có thể chia thành hai nhóm bài cơ bản: Bài tập nói thành bài (độc thoại): Đây là dạng bài tập KC đã học trong giờ tập đọc, các mức độ bài tập đều tăng dần độ khó nhằm phát triển kĩ năng nói cho HS (kế từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện, kể theo lời nhân vật, ) Ở lớp 3, số lượng bài tập dạng này nhiều hơn so lớp 2, đặc biệt còn có thêm kiểu bài tập yêu cầu sáng tạo cao hơn, chiếm đến 32% (kiểu bài kể lại chuyện theo lời của nhân vật)
Trang 36Bai tap ké chuyện trong hội thoại: Dạng bài tập này được đề cập nhiều hơn sách cũ (dựng truyện theo cách phân vai, kề truyện theo lời nhân vật) + Xét theo độ khó của việc dựa vào tranh minh hoạ: Kế theo đúng thứ tự câu chuyện theo tranh; sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng diễn biến câu chuyện rồi kẻ
+ Xét theo độ khó về dung lượng lời kể: Kế lại từng đoạn, kế lại toàn bộ
câu chuyện
+ Xét theo độ khó về mức độ yêu cầu: Kể chuyện theo tranh; kế chuyện theo gợi ý bằng lời; kế chuyện không có tranh, không có gợi ý; tự đặt tên cho các đoạn rồi ké; phân vai dựng lại câu chuyện
+ Xét theo độ khó về mức độ sáng tạo trong lời kể: kế theo lời tác giả;
ké theo lời của mình; kế theo lời của một nhân vật
- Cac dang bai tập trong SGK Tiếng Việt lớp 2,3 tuy có nhiều tiêu chi dé
phân loại như đã nêu ở trên nhưng có thể xếp chúng vào 6 nhóm chính sau:
+ Nhóm 1 Bai tap dua vào theo tranh kế lại truyện: Dạng bài tập này yêu cầu HS phải biết quan sát tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện, nhớ lời kể, lời nhân vật để thực hiện nhiệm vụ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Tranh có lời gợi ý, tranh không có lời gợi ý: Mục đích giúp HS nhớ lại lời kể trong văn bản để kể lại một cách lưu loát, rõ ràng
Tranh chưa được sắp xếp đúng trình tự diễn biến của câu chuyện: Mục đích giúp HS nhớ diễn biến câu chuyện sắp xếp lại thứ tự các tranh theo trình
tự câu chuyện diễn ra đề HS ý thức được cốt chuyện
+ Nhóm 2 Bài tập dựa vào câu hỏi, gợi ý, dàn ý đề kể lại câu chuyện: Dạng bài tập này có mức độ khó cao hơn dạng bài tập quan sát tranh dé ké lai câu chuyện Dạng bài tập này liên quan nhiều đến nội dung câu chuyện nên HS phải nhớ lại nội dung truyện: Mục đích giúp HS từ câu hỏi, gợi ý, dàn ý nhớ lại diễn biến câu chuyện, hình dung, tưởng tượng hoàn cảnh diễn ra sự việc và các nhân vật của câu chuyện
Trang 37+ Nhom 3 Bai tập đặt tên cho mỗi tranh hoặc một đoạn truyện rồi kể lại: Bài tập này rèn cho HS biết tóm tắt, khái quát ý chính, nội dung chính trong mỗi tranh, mỗi đoạn truyện nhưng không phải bằng phương pháp miêu tả mà bằng thao tác đặt tên Tên mỗi tranh, mỗi đoạn trong văn bản như tấm biến chỉ đường hướng dẫn người đọc đi vào nội dung chính, ý nghĩa chính
Khi kể nội dung truyện dựa vào tên văn bản, chính là rèn kĩ năng nói
theo một đề tài, một chủ đề, HS kẻ đề phát triển đề tài, chủ đề ấy
+ Nhóm 4 Bài tập kể chuyện bằng lời của tác giả, bằng lời của mình, bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện: Bài tập này rèn cho HS biết cách tạo lập lời kế - Đây là trọng tâm của giờ KC - Tạo lập lời kế cũng là yêu cầu chuyển ý thành lời, chuyên nội dung thành lời điễn đạt Muốn có lời kế HS phải xác định được lời kê của ai, người kế phải nhập vai vào người nói, có 3 trường hợp vai người nói
Người nói là tác giả tức là người kế trong câu chuyện: Người kế có thé
thuộc ngôi kế 1 hoặc ngôi kế 3 Khi kế theo lời tác giả, lời kế thế nào thì cứ thế
mà kể, tốt nhất là thuộc lòng lời kể rồi kể lại bằng giọng kế không phải giọng
đọc
Người nói là HS tức là người biết câu chuyện, người được chứng kiến hoặc tham gia vào các sự việc của câu chuyện Người ké chỉ nhằm thuật lại nội dung, diễn biến câu chuyện không cần lệ thuộc vào văn bản có sẵn Người kế
có quyền thêm bớt lời hoặc thay đoạn lời so với văn bản Đây chính là kế chuyện sáng tạo (Nếu trong văn bản, người kê chuyện là một nhân vật trong chuyện tự kế thì phải chuyển đổi ngôi kể, từ ngôi 1 sang ngôi 3 Chuyên ngôi
kế sẽ phải chuyên cách xưng hô, chuyên giọng kể và lời kể)
Người nói là một nhân vật trong truyện (chương trình trước năm 2000 gọi là “Mượn lời nhân vật để kế”): Dạng bài tập này được dạy nhiều ở lớp 3
HS sẽ được nhập vai, đóng vai nhân vật để nói bằng lời kể, tức là HS được sáng tạo lời kể, được thay đổi cách xưng hô, thay đối trình tự kể, giọng kể Khi
đã nắm được diễn biến câu chuyện thì kể lại bằng lời một nhân vật không khó,
Trang 38HS rất thích kế chuyện theo hình thức đóng vai như thế này Muốn HS thực hiện tốt, GV phải trao cho HS quy trình các việc phải làm khi kể chuyện theo hình thức đóng vai này
+ Nhóm 5 Kê chuyện phân vai: Đây là bài tập tiếp nối bài tập đọc phân
vai trong giờ tập đọc nhưng khác là kể thì không cầm sách, không nhìn vào chữ đọc mà phải nhớ nội dung, thuộc lời của mỗi nhân vật Dạng bài tập này hướng đến các yêu cầu sau:
HS phải nhớ các nhân vật trong câu chuyện Trong đó, không quên nhân vật người dẫn chuyện, người kế chuyện Phải lập được sơ đồ quan hệ giữa các nhân vật và quan hệ giữa nhân vật với sự việc
Lời nói của nhân vật thể hiện rõ nhất đặc điểm, phẩm chất, tính cách nhân vật nên phải thuộc lời nhân vật, hiểu kĩ từng nhân vật dé thé hiện lời nói đúng, phù hợp với đặc điểm, tính cách nhân vật
Ké chuyện phân vai như hình thức đóng kịch HS phái biết nhập vai, phải biết làm việc theo nhóm, biết hợp tác, chung sức, cùng nhau hoàn thành
một nhiệm vụ Vừa nói lời của nhân vật, vừa có thêm các yếu tố kèm lời, phi
lời, HS sẽ có dịp thể nghiệm sáng tạo nghệ thuật biểu diễn
+ Nhóm 6 Tưởng tượng để phát triển một chỉ tiết trong câu chuyện:
Bài tập này như một gợi ý để HS được sáng tạo nội dung kế và lời kể
HS trong tư cách bạn đọc, có quyền nói nguyện vọng của mình, mong muốn cách xử lý sự việc, diễn biến sự việc, cách kết thúc câu chuyện Nhưng nếu những tướng tượng, mong muốn quá đà sẽ làm biến tướng câu chuyện theo chiều hướng tiêu cực nên chương trình chỉ hạn chế vài bài trong chương trình
kế chuyện lớp 2 như bài “Cây vú sữa” (TV2 - Tuần 12), “Bông hoa niềm vui” (TV2 - Tuần 13) Có thể tổng hợp ở bảng 1.1
Bang 1.1 Hình thức kề chuyện và các dạng bài tập kế chuyện lớp 2,3
Các hình thức ké chuyén Cac dang bai tập cơ bản , m ; Lớp 2 Tuan Lớp 3 Bài tập Dựa vào tranh kể lại từng 1, 3,4, 5, 6,|1,2,3, 9, 14,
Trang 39
17, 18, 20, 25,
26, 30, 33
17, 19, 23, 26,
28, 29, 31, 32,33
10, 14, 17, 23,
26, 28, 29, 31, 32,33
Sắp xếp lại tranh theo thứ tự rồi kế lại từng đoạn, câu chuyện
20, 25, 31, 33 6, 11, 15, 24
Bài tập
Dựa vào gợi ý kể lại từng
đoạn truyện Dựa vào gợi ý kế lại câu
2, 10, 15, 21,
22, 28, 32, 34 2,10,15,21,22,2
Dựa vào ý tóm tắt kê lại 12
phần chính câu chuyện, Phân vai kể tủ
Bài tập tân vai ê từng đoạn, dựng 7 4.22
lại phân chính phân vai
kể é truyé Phâ an val ke lại cầu chuyện ¡ kể lại câu chuyệ 3,4 s6, 14, 18, 4,22 ›
Bai tap dat ten | Dat tén cho tranh rdiké lai | 4, 8, 12, 13 2,6, 30
cho tranh, đoạn | pat tên cho từng đoạn, đặt 2%
kế lại truyện _ | tên khác cho truyện rồi ké lai
Kể lại một đoạn, kể lại câu
thêm chỉ tiết | Dựa vào gợi ý để mở đầu
hoặc thay đổi | hoặc kết thúc truyện bằng | 12, 13, 32
Trang 40cho chuyén
* Đánh giá hệ thống bài tập kế chuyện
- Phân môn KC lớp 2,3 có hình thức câu hỏi, bài tập phong phú và đa dạng với nhiều kiểu bài khác nhau, mức độ các bài tập được tăng dần độ khó không gây sự nhàm chán mà còn tạo điều kiện để HS có nhiều cơ hội được rèn
kĩ năng nói và nghe nhiều hơn Đặc biệt là kĩ năng nói, HS không chỉ được hình thành và phát triển kĩ năng độc thoại mà cá kĩ năng đối thoại
- Hầu hết các tranh vẽ trong SGK khá đẹp và phù hợp với nội dung, yêu cầu bài tập Tuy nhiên một số tranh vẽ chưa đảm bảo tính thấm mĩ, chưa phù hợp với nội dung câu chuyện đã hạn chế trí tưởng tượng của các em như “Bài tập làm văn” (TV3 - Tuần 6); “ Trận bóng đưới lòng đường” (TV3 - Tuần 7)
- Những bài tập có sử dụng gợi ý sẽ giúp HS dễ dàng kể lại đoạn câu chuyện Yêu cầu đặt ra với những dạng bài tập này là câu hỏi phải bám sát nội dung, hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng Hầu hết các bài tập đều đáp ứng được yêu cầu trên Tuy nhiên vẫn còn một vài bài tập không có tính suy luận
mà chỉ nhằm tái hiện nội dung truyện
- Qua khảo sát, chúng tôi thấy một số bài tập có trong chương trình KC lớp 2 (TV2 - Tuần 12,13) nhưng chương trình KC lớp 3 không đưa vào giảng dạy (bài tập yêu cầu tưởng tượng) Dạng bài yêu cầu tưởng tượng, mục đích chính là giúp HS nhớ và kể lại được truyện dựa vào gợi ý, tức là dựa vào các
bức tranh dé tai hiện nội dung câu chuyện và kê lại (bằng ngôn ngữ của mình
hoặc của nhân vật trong truyện) Đây là một dạng bài tập khó đòi hỏi HS phải
tư duy tìm mối liên hệ giữa tranh và nội dung câu chuyện, bài tập này hoàn toàn phù hợp với HS lớp 3
Khi dạy dạng bài tập này ở lớp 2, GV cần lưu ý:
+ Tranh vẽ phải được phóng to, rõ ràng, sáng sủa, nên dùng tranh mầu, tranh cần thể hiện đúng ý tưởng của truyện.