Định nghĩa này cho ta thấy: 1 sinh hoạt là một hoạt động thuộc đời sống của của con người; 2 các hoạt động này diễn ra một cách thường xuyên, liên tục hàng ngày trong cuộc sống; 3 những
Trang 1Tác gid xin được bày tỏ lòng kính trọng va biết ơn sâu sắc tới
TS Vũ Thị Sơn - Giám đốc Trung tâm Phát triển Chương trình giáo dục,
Viện NCSP, trường Đại học Sư phạm Hà Nội - người thây đã tận tình hướng
dẫn, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm luận văn
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths Lê Thị Nguyên —
giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2-
người đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên tỉnh thẫn, giúp đỡ và cho tác giả những góp ý quý báu trong suốt thời gian nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thấy cô giáo cùng
bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh trường tiểu học Thạch Khôi (Thành
phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu
Vô cùng cảm ơn tình cảm yêu thương của những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, động viên, quan tâm, tiếp thêm niềm tin và nghị lực cho tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực Đề tài cũng chưa được công bồ trong bất cứ một công trình khoa học nào
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2013
Tác giả
Phạm Thị Hương Thảo
Trang 4Bang 1.1.Ké hoach day hoc tiét SHL
Bảng 2.1 Tống hợp các nội dung điều tra thực trạng tố chức tiết SHL nhằm giáo dục KNS cho HS lớp 3
Bảng 2.2 Kế hoạch giáo dục tiểu học
Bảng 2.3 Vai trò của tiết sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học
Bảng 2.4 Mục đích của việc tổ chức tiết SHL nhằm giáo dục KNS
cho HSTH
Bảng 2.5 Sự cần thiết phải GD KNS cho HSTH
Bảng 3.1 Nội dung tiết Sinh hoạt lớp ở lớp 3
Trang 51.1.2 Tiết sinh hoạt lớp -c<©ccccckccEkEEEEErErrErrrrrrrrrrrerrrree 6 1,3 Gido duc ki NAN SONG veeescecsvesseessesssesssssssessssssesssesssesssesssessseesseessee 7 1.2 Đặc điểm của hoc sinh Ira tu6i ti6U NOC seesessssssesessssesecssssseesscseecsvesvenseens 9 1.3 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường tiểu học 12 1.3.1 Mục đích, ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu
Trang 61.4.2 Mục tiêu chương trình tiết sinh hoạt lớp ở trường tiểu học 26
1.4.3 Hệ thống kĩ năng sống cần hình thành và giáo dục cho học sinh
tiểu học thông qua tiết Sinh hoạt ÏỚp cs-ccecccccrkerrkeerkerrerrerrree 28 1.5 Kết luận chương L -s-22-©+<+EEEe+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkrrrrkrrrrrcee 32 CHUONG 2: CO SO THUC TIEN CUA VIỆC TỎ CHỨC TIẾT SINH HOAT LOP NHAM GIAO DUC KI NANG SONG CHO HOC SINH TIEU HOC ooieecccccccccccccccsccsccsccssessesssesscssessscssessessecsucssessssucsuessesssesneeseesssseeesees 33
2.5 Kết quả khảo sát thực trạng -<©+k+ExkeEktEkevEkkrrkkrrkrrrkerrkrres 36
2.5.1 Quy định về tiết Sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học 36
2.5.2 Thuc trang tổ chúc tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học hiện nay 39
2.5.3 Thực trạng tổ chúc tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường tiểu học hiện nay cc-cccccccccccec 49 2.6 Kết luận chương 2 2+ ©+£++Et2EEEtEEEEEEEAE1211E1711E1711 21x ELerrree 52 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG, CÁCH THỨC TỎ CHỨC TIẾT SINH HOẠT LỚP NHẰM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG CHO HỌC SINH LỚP 3 54 3.1 Nguyên tắc tổ chức tiết Sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho
iit901i010 si 54 3.1.1 Dam bao thuc hién muc tiéu tiét Sinh hoạt lớp và mục tiêu giáo
dục ÑĨ HĂHg SỐN 5s 5s 5s EE TT E222 reo 54 3.1.2 Đảm bảo giáo dục kĩ năng sống thông qua thực hành trải nghiém 54 3.1.3 Đảm bảo giáo dục kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi 55
Trang 73.3 Cách thức tô chức tiết Sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học SiH uy 59 3.4 Thử nghiệm sư phạIm - 5 + + S*E#EEvEeeEeeeeeeeerereerrerrererree 62
3.4.1 Muc dich that nghi@miiiccccccccccccsccccccsscseeseeseeeseesecseeesesseeseeeseeseeeaeeaes 62 3.4.2 Nhiệm vi thie ngniGnn viceeccccscesceceecseeseeseeecseesecsesseeesseeeseseeeneseenses 62
3.4.3 Thiết ké thie nghi@mecccccccccccsccsscesssesssesssesssesssesssessusssusssssssecssssseceses 62
3.5 Mô tả kết quả thử nghiệm và đánh giá
3.5.1 Phương pháp đo nghiệm
3.5.2 Tiêu chí đánh giá we 06 3.5.3 Đánh giá kết quả thử nghiệm
3.5.4 Một số kết quả ghỉ nhận ẨưỢC e-ccsccccccsrreerrerrrerreerrxee 71
3.5.5 Một số hạn chế cân xem xét, điều chỉnh sau dạy học thử nghiệm 73
3.6 Kết luận chương 2 ¿-©2¿+2++2E+EtEEEEEEEAEEEEEEEEEEEEE1EEEL.Crrrrerrree 74 KẾT LUẬN VÀ KHUYÉÊN NGHỊ, 2-©22-©2Scc2EEeSEEEerkeerrkerrrkee 75
TAL LIEU THAM KHẢO -:+22222222 2222222111112 78
Trang 81 Li do chon dé tai
1.1 Sự nghiệp GD với mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt là hướng tới đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện (về nhận thức, trí tuệ, phẩm chất
đạo đức ); trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (theo điều 2, chương 1, Luật GD 2005) Mục tiêu của GDTH là nhằm “hình thành ở HS những cơ sở ban đầu của sự phát triển đúng đắn và lâu đài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ ” (theo điều 27, Luật GD 2005) Điều đó có nghĩa là chất lượng GDTH không chỉ quyết định nền tảng cho sự hình thành nhân cách cá nhân mà còn là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng GD của mỗi quốc gia Vì vậy, nâng cao hiệu quả và chất lượng GDTH đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các
tổ chức, cá nhân và toàn xã hội
1.2 Tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội trên mọi lĩnh vực (kinh tẾ, văn hóa, thương mại, trao đôi và hợp tác quốc tế ) kéo theo những thay đối trong cuộc sống của mỗi người Con người có nhiều sự lựa chọn hơn về công
việc theo năng lực và sở thích của cá nhân Những dịch vụ đáp ứng các nhu
cầu của cuộc sông cũng đa dạng hơn, chuyên nghiệp hơn Tuy nhiên, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, con người đồng thời cũng phải đối diện với nhiều vấn đề phát sinh hơn so với trước đây Trong đó có những vấn
đề con người chưa từng gặp, chưa từng trải nghiệm song vẫn phải đương đầu
để có thể tồn tại và phát triển Đó là stress, áp lực của công việc (thu nhập càng cao thì trách nhiệm của cá nhân với hiệu quả công việc càng lớn), tỷ lệ
ly hôn tăng, bệnh tật, thảm họa thiên nhiên như sóng thần, động đất, chiến tranh, khủng bó Để đối phó với tất cả những điều này đỏi hỏi con người
không chỉ có tri thức mà phải được trang bị những kĩ năng nhất định - những
Trang 9kĩ năng dé có thể tồn tại và phát triển một cách tích cực trong xã hội hiện đại
Điều này cho thấy việc GD KNS là rất quan trọng và cần thiết
Kĩ năng sống đã trở thành một phần quan trọng thuộc nhân cách con người trong xã hội hiện đại Lewis L.Dunnington đã phát biếu rằng: “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở chỗ ta có thái độ với nó ra sao Nếu con người có kiến thức, có thái độ tích cực thì mới dam bao 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng cần cho cuộc sống
mà ta thường gọi là KNS Kĩ năng sống có vai trò vô cùng quan trọng trong
sự hình thành và phát triển nhân cách HS, đặc biệt là HS tiểu học Kĩ năng
sống giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh Những HS có KNS là những em biết làm cho mình và người xung quanh cùng hạnh phúc Những HS này thường thành công hơn trong học tập, trong cuộc sống cũng như trong lao động GD KNS cho HS đã và đang đưa vào các nội dung chương trình của môn học và thông qua các hoạt động GD Việc GD KNS sống có vai trò rất quan trọng đối với lứa tuổi HSTH, nhằm giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với ban thân, gia đình
và cộng đồng Đồng thời trước sức ép của cuộc sống và tác độngở bên ngoài các em biết tự bảo vệ mình Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường khả năng tâm lí
xã hội của các em, giúp các em sống khỏe mạnh về thé chat, tinh than N6 sé góp phần tạo ra nền tảng cho cả tiến trình phát triển về sau của các em Trong lứa tuổi HS tiểu học, lớp 3 là lứa tuổi mà tư duy trừu tượng đang rất phát triển dựa trên nền tư duy trực quan Tư duy, đặc điểm tâm sinh lý của các em đang hình thành và phát triển tương đối mạnh mẽ Do đó, HS lớp 3 là độ tuổi thích hợp để tiến hành tổ chức các hoạt động GD mang tính tập thé cao
1.3 Trong chương trình tiểu học qui định có ít nhất 2 tiết/tuần hoạt động tập thể để SHL, Sao Nhi Đồng, Đội Thiếu niên và sinh hoạt toàn trường nhưng chưa có nội dung chương trình cụ thể cho những tiết sinh hoạt tập thé
Trang 10tuần, hoặc trong một vài tiết, thậm chí là một buổi Đây là dịp để HS được
tham gia vào các hoạt động của tập thể, được làm quen với nhiều hình thức
sinh hoạt khác nhau, là địp để các em tập dượt, rèn luyện các kĩ năng tự quản
của hoạt động tập thé
1.4 Tuy nhiên, các tiết SHL được sử dụng chưa thật sự hiệu quả Phần lớn thời gian GV dùng để bổ sung kiến thức văn hóa cho HS, chỉ dành ít thời gian để nhận xét về nề nếp học tuần của một tuần Do đó, việc đưa GD KNS vào chương trình hoạt động của tiết SHL sẽ giúp HS học tập và rèn luyện một cách tích cực; giúp các em biết được vị trí của mình trong các mối quan hệ xã hội và biết cách xử lý các mối quan hệ đó
Những lí do trên là căn cứ để người nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Tố chức tiết Sinh hoạt lóp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lóp 3”
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng nội dung, cách thức tổ chức tiết SHL nhằm thực hiện mục tiêu GD KNS cho HS lớp 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tố chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS lớp 3
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS lớp 3
- Xây dựng nội dung và cách thức tổ chức tiết SHLnhằm GD KNS cho
HS lớp 3
- Thử nghiệm sư phạm đề kiêm chứng tính khả thi của tiến trình đã xây dựng
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng: Nội dung, tiến trình tổ chức tiết SHL.
Trang 11Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức tiết Sinh hoạt lớp ở trường
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Người nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích để hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài trong các loại sách, giáo trình, tạp chí, luận văn, các báo cáo khoa học
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Người nghiên cứu sử đụng các phiếu khảo sát dé điều tra thực trạng tổ
chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS lớp 3; dựa vào đó để xác định các
hướng đề xuất của luận văn
Thử nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả những đề
xuất của đề tài với việc nâng cao chất lượng việc tô chức tiết SHL nhằm GD
KNS cho HSTH
Trang 12nghiệm, chứng minh độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu
7 Giả thuyết khoa học
Nếu tiết SHL của HS lớp 3 được tố chức theo hướng GD KNS thì môi
trường học tập trong lớp sẽ trở nên thân thiện hơn và HS sẽ tự tin, tự giác, tự lập, tôn trọng, hòa nhập với tập thể, góp phần thực hiện mục tiêu GDTH
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm GD KNS cho HSTH
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS
cho HSTH
Chương 3: Xây dựng nội dung và tiến trình tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS lớp 3
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỎ CHỨC
TIẾT SINH HOẠT LỚP NHẰM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Sinh hoạt
Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Sinh hoạt là những hoạt động thuộc
về đời sống hàng ngày của một người hay một cộng đồng người" [35, tr859] Định nghĩa này cho ta thấy: (1) sinh hoạt là một hoạt động thuộc đời sống của của con người; (2) các hoạt động này diễn ra một cách thường xuyên, liên tục hàng ngày trong cuộc sống; (3) những hoạt động này thuộc đời sống của một người hay của một cộng đồng người, một tập thé nao đó
1.1.2 Tiết sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp là thuật ngữ chỉ những hoạt động thuộc về đời sống hàng ngày của cá nhân HS, một cộng đồng HS trong một lớp hay trường tiêu học
Tiết SHL có thể hiểu là một tiết học bao gồm các hoạt động diễn ra hàng
ngày của HS trong tập thể lớp Các hoạt động của nó gắn liền với các giá trị của tập thể như đoàn kết, yêu thương, chia sẻ Tiết SHL với các hoạt động
của nó hỗ trợ việc học tập của HS Giúp các HS gia nhập vào xã hội thông
qua đời sống trong nhà trường HS đến trường không chỉ học các kiến thức của các môn văn hóa mà các em còn học những kĩ năng để chung sống với nhau, những kĩ năng thể hiện được bản thân mình Tiết SHL diễn ra thường
kì, thường xuyên và liên tục Nó bao gồm các hoạt động chung mang tính tập
thể của HS trong một lớp học Tại đây HS được trải nghiệm và hình thành các
kĩ năng quan trọng của bản thân như: kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thể
hiện sự tự tin của bản thân giúp các em làm quen với việc hoạt động, chung
Trang 14cho người học “học để biết, học để làm, học để chung sống VỚI mỌI người,
học để tự khẳng định mình” Bến trụ cột này chính là một cách tiếp cận KNS dựa trên sự kết hợp giữa khả năng tâm lý xã hộivới các kĩ năng thực hành, kĩ
năng tâm vận động Do đó cần xác định rõ nội dung các vấn đề cần GD theo cách tiếp cận bốn trụ cột trong GD thế kỷ XXI
Từ những phân tích trên cho thấy, tiết SHL bao gồm các hoạt động của
HS diễn ra một cách thường kì trong một tập thế lớp, tố chức đưới hình thức
tự quản cho HS hướng đến xây dựng một tập thể HS đoàn kết, thân ái, một
trường học thân thiện
1.1.3 Giáo dục kĩ năng sống
Quan niệm về kĩ năng sống
Trên các diễn đàn khoa học hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác
nhau về KNS và giáo đục KNS, tùy theo các khía cạnh khác nhau mà các tổ chức, cá nhân đưa ra các quan niệm khác nhau
Theo UNESCO: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày
Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO): KNS là những KN tâm lý xã hội và
KN về giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có dé tương tác với những người khác một cách hiệu quả và giải quyết một cách tích cực hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày
Tương đồng với quan niệm của tổ chức y tế thế giới, còn có quan niệm KNS là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức, những giá
trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi lam cho
các cá nhân có thé thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc séng [8]
Trang 15nhân giúp con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu qua, phát triển các kĩ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả Từ KNS có thể thể hiện những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến những hành động của người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đối môi trường xung quanh, giúp nó trở lên lành mạnh
Tuy nội hàm của khái niệm nêu trên rộng, hẹp khác nhau, nhưng vỀ cơ
bản giữa chúng có sự thống nhất hiểu KMS ¿huộc về phạm trù năng lực, bao
hàm cả trì thức, thái độ và hành vì, hành động trong lĩnh vực nào đó, mà
không phải là phạm trù kĩ thuật của hành động, hành vi
Cũng như sự đa dạng trong quan niệm về KNS, đã có nhiều cách phân loại KNS Phân loại KNS được người nghiên cứu trình bày cụ thể ở chương 1,
mục 1.3.3
Giáo dục kĩ năng sống
Giáo đục KNS có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của người học
từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và phát triển bền vững cho xã hội Đồng thời
GD KNS cần được thực hiện thống nhất trong nhiệm vụ GD nhân cách toàn diện (theo các lĩnh vực văn hóa xã hội, theo các loại hình hoạt động của con
người, theo cả bốn trụ cột trong GD thế kỉ XXI: học để biết, học dé làm, học
để chung sống với mọi người, học dé tự khẳng định mình) thông qua quá trình dạy học và GD vừa hướng tới mục tiêu hình thành khả năng tâm lý xã hội để người học có thể vượt qua những thách thức của cuộc sống, vừa phát triển toàn diện cuộc sống, vừa phát triển toàn diện kiến thức, thái độ, hành động,
phát triển toàn điện chỉ số thông minh và các lĩnh vực trí tuệ xúc cảm, trí tuệ
Trang 16xã hội Bên cạnh đó việc cùng sống và cùng hoạt động trong cộng đồng VỚI
nhiều người khác đòi hỏi phải có sự chú ý đến quy luật xã hội và có sự chuẩn đoán phù hợp về hành động của người khác để từ đó tô chức, đặt kế hoạch và
ra quyết định của bản thân
Từ những phân tích về KNS và mục tiêu của GD KNS có thể rút ra quan
niệm về GD KNS như sau: “GD KNS là hình thành cách sống tích cực trong
xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những thói quen hành vi tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, thái độ, kĩ
năng thích hợp”
Tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS trong nhà trường tiểu học
“Tổ chức” (đgt): làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào
đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất [35, tr1007] Theo đó, tổ chức dạy học là những việc làm cụ thể của GV va HS dé thực hiện hiệu quả các hoạt động dạy học Nói cách khác, tổ chức dạy học là việc tiến hành các hoạt động dạy học (cách thức tổ chức hoạt động của GV và HS) theo một trình tự nhất định nhằm đạt được mục tiêu dạy học
Người nghiên cứu mô tả việc tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS
trong nhà trường tiêu học nghĩa là GV chủ nhiệm sẽ tiến hành tổ chức các hoạt động đảm bảo mục tiêu của tiết học Trên cơ sở đó xây dựng và GD KNS cho HS thông qua các hoạt động tập thê Qua đó, nâng cao hiệu quả tổ chức tiết SHL trong nhà trường tiểu học
1.2 Đặc điểm của học sinh lứa tuổi tiểu học
Độ tuổi đầu tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiến chú ý còn hạn chế Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý
Trang 17của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ
năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và
chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học
thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý
của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định [4]
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư đuy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5
bắt đầu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp
kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông HS Bên cạnh đó, tưởng tượng của HSTH
đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Bênh cạnh đó, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nối bật sau: Ở đầu tuổi tiểu học thì hình anh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi Ở cuối tiểu học, tưởng
tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra
những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn
cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khá năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều
gắn liền với các rung động tình cảm của các em
Vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ Môi trường thay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35 phút Chuyển từ hiếu kỳ,tò
mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá Bước đầu kiềm chế dần tính
hiểu động, bột phát để chuyên thành tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành nội quy
Trang 18hoc tap Phat trién d6 tinh nhay va suc bền vững của các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết, Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt
qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học Nét tính
cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rẻ, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn Bước vào lớp 1 hoạt động học tập mang tính chủ đạo, các em bắt đầu làm quen,
sống và học tập trong môi trường tập thể mới và các em là một cá thể quan trọng góp phần xây dựng tập thể đó Kinh nghiệm sống trong tập thể của các
em còn thiếu, đặc biệt là HS giai đoạn dau tiéu hoc Sau 5 năm học, "tính cách
học đường" mới dần ôn định và bền vững ở trẻ Nhìn chung việc hình thành nhân cách của HSTH mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các
em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ
luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách
vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thắng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ấn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ
ro rét, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành
nhân cách không triển của mình Đối với sự phát triển của HSTH, những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự bùng nỗ của khoa học, thông tin
đã dẫn đến sự du nhập của lối sống thực dụng, buông thả và đang từng ngày ảnh hưởng mạnh mẽ tới các em Do đó, nếu HS không được trang bị những kiến thức và KNS trong tập thể tốt thì sau này khi ra xã hội sống trong tập thể lớn, cộng đồng lớn hơn các sẽ dễ bị sa ngã vào cạm bẫy cuộc sông Từ đó các
em sẽ trở nên bị quan, tự ti, mặc cảm và khó hòa đồng với xã hội
Vì vậy, đối với HSTH việc GD tập thể có vai trò rất quan trong đối, nhằm giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình
Trang 19và cộng đồng Đồng thời trước sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo bên ngoài các em biết tự bảo vệ mình Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường khả năng tâm lí
xã hội của các em, giúp các em sông khỏe mạnh về thé chat, tinh thần Nó sẽ góp phần tạo ra nền tảng cho cả tiến trình phát triển về sau của các em Các
em sẽ có đầy đủ hành trang dé bước ra một môi trường mới sống với cộng động xã hội một cách tự tin và bản lĩnh
1.3 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường tiếu học
1.3.1 Mục đích, ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiếu học
Mục tiêu GD của Việt Nam đã chuyền từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mục tiêu của GD Việt Nam thé hiện mục tiêu GD của thế kỉ XXI: Học để biết, học để
lam, hoc dé tu khang dinh va hoc dé cùng chung sống (Delor, 1996)
GD KNS cho HS trong nhà trường phổ thông nhằm các mục tiêu sau:
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp
Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích
cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày
- Tạo cơ hội để HS thực hiện tốt quyền, bốn phận của mình và phát triển hài hòa về thé chất, trí tuệ, tinh thần va đạo đức
Vai trò, ý nghĩa của GD kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
Trước đây, nhà trường là nơi đuy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức Thế giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp cận được thông tin, dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi Kiến thức ngày
càng nhiều và từ việc có kiến thức đến thực hiện một công việc để có kết quả
cụ thê không phải chỉ có kiến thức là được Từ biết đến hiểu, đến làm việc
chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn Bên cạnh đó, sự
Trang 20thay đổi toàn diện của xã hội hiện đại về kinh tế, văn hoá, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu Hoặc có những vấn đề
đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro
Một vấn đề mà ai cũng nhất trí với nhau là trong xã hội hiện đại, con người cần có khả năng sống với nhau, học với nhau, làm việc với nhau và sử dụng những nguồn lực môi trường một cách khôn ngoan KNS cần và được
thể hiện trong học tập, trong cuộc sống cá nhân, trong quan hệ với người
khác, với bạn đồng giới, khác giới, với môi trường, với công việc và chúng cũng được phân ra với nhiều loại, nhiều cấp độ phù hợp với từng lứa tuổi, từng ngành nghề, từng vùng Ngoài ra, tính đa dạng văn hoá và sự phụ thuộc kinh tế toàn cầu ngày càng tăng luôn đòi hỏi kĩ năng giao tiếp và hợp tác, kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, công việc và như vậy, KNS sẽ ngày càng được mở rộng về phạm vi và nội hàm để giúp con người
trở thành người công dân thế giới Chính vì vậy, KNS đã trở thành một phần
quan trọng trong nhân cách con người sống trong xã hội hiện đại
1.3.2 Các nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống
KN§S là những kĩ năng tâm lý xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại KNS đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống
Vì thế GV cần nắm rõ nắm rõ 5 nguyên tắc về GD KNS cho HS:
+ Tương tác: các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề được hình thành tốt trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người xung
Trang 21quanh Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của người khác Do vậy GV cần tô chức các hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp để GD KNS cho các em
+ Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức hoạt động GD ngoài giờ lên lớp cho HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử
lí các tình huống cũng như phản biện KNS chỉ được hình thành khi người
học trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm việc đó
+ Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đối hành vi: GV không thể
GD KNS trong một lần Mà KNS là một quá trình từ nhận thức đến hình thành thái độ từ đó thay đổi hành vi Thay đổi hành vi của một con người đặc biệt hành vi tốt là quá trình khó khăn Do vậy, GD KNS không thể là ngày
một ngày hai mà phải là một quá trình và cần duy trì nó không thể là cú nhát,
nửa vời
+ Thời gian và môi trường GD: GD KNS được thực hiện mọi lúc mọi
nơi; GD KNS được GD trong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS tham gia vào các tình huống thật trong cuộc sống
Do đó trong quá trình tổ chức SHL tăng cường GD KNS cho HS phải đám bảo thực hiện tốt các nguyên tắc GD KNS
1.3.3 Phân loại kĩ năng sống
Cách phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khoẻ (WHO),KNS gồm có 3 nhóm:
- Kĩ năng nhận thức bao gồm các kĩ năng cụ thể như: Tư duy phê phán,
tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị
- Kĩ năng đương đầu với xúc cảm, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết,
kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều chỉnh,
Trang 22- Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác bao gồm: giao tiếp; tính quyết đoán; thương thuyết, từ chối, hợp tác; sự cảm thông, chia sẻ; khả năng nhận thấy sự thiện cảm của người khác
Theo cách phân loại của UNESCO thì 3 nhóm trên được coi là những KNS chung, ngoài ra còn có những KNS còn thể hiện trong những vấn đề cụ thê khác nhau trong đời sống xã hội như: Vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ, đinh dưỡng; Các vấn đề về giới, giới tính, sức khoẻ sinh sản; Ngăn
ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS; Phòng tránh rượu, thuốc lá và ma
tuý; Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro; Hoà bình và giải quyết xung đột; Gia đình và cộng đồng; GD công dân; Bảo vệ thiên nhiên và môi trường; Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ
Cách phân loại của tổ chức quỹ nhỉ đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Với mục đích giúp cho người học có những kĩ năng ứng phó với các vấn đề
của cuộc sống và tự hoàn thién minh, UNICEF đưa ra cách phân loại KNS
theo các mối quan hệ như sau:
Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, gồm có: Kĩ năng tự nhận thức bản thân; Lòng tự trọng; KN kiên định; Đương đầu với cảm xúc; Đương đầu với căng thắng
Những kĩ năng nhận biết và sống với người khác: Kĩ năng quan hệ tương tác liên nhân cách; Sự cảm thông thấu cảm; đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác; thương lượng; giao tiếp có hiệu quả
Các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả: Tư duy phê phán; tư duy sáng tạo; ra quyết định; giải quyết vấn dé
Việc phân loại các nhóm KNS chỉ mang tính tương đối Tùy thuộc vào các khía cạnh xem xét, hoặc các góc độ nhìn nhận mà một KNS có thê được xếp vào các nhóm KNS mang các tên gọi khác nhau Có nhiều cách phân loại như vậy, nhưng dù phân loại theo hình thức nào thì một số KN vẫn được coi
Trang 23là những KN cốt lõi như: kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng ra quyết định; kĩ năng đặt mục tiêu
1.3.4 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
Hiện nay, có nhiều tác giả nghiên cứu các phương pháp, biện pháp GD KNS Trên cơ sở nghiên cứu của các tác giả và căn cứ vào đặc điểm HS lứa tuổi tiểu học, đưới đây người nghiên cứu trình bày một số phương pháp có ưu thé trong việc GD KNS cho HS ở trường tiểu học
a Phương pháp động não
Khải niệm:
Động não là phương pháp tích cực nhằm huy động những ý tưởng mới
mẻ, độc đáo, những giá định về một chủ đề nào đó của các thành viên trong một thời gian ngắn Các thành viên được cỗ vũ một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng)
- Đề người học tự nguyện hoặc cử một người làm thư kí ghi lại mọi ý kiến phát biểu lên bảng hoặc giấy to, tránh trùng lặp:
+ Phân loại các ý kiến
+ Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý
+ Tổng hợp ý kiến và hỏi xem người học còn thắc mắc hay bố sung gì không?
Một số lưu ý khi sử dụng PP động não:
- Phương pháp động não có thể đùng để thảo luận bất kì một vấn dé nào Tuy nhiên, nó đặc biệt phù hợp với những vấn đề ít nhiều đã quen thuộc với những người tham gia hoạt động
Trang 24- Phương pháp này có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết
mở
- Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn và súc tích
- Hoan nghênh và chấp nhận tất cả mọi ý kiến đóng góp; không nên phê phán, nhận định đúng, sa1 ngay
- Kết thúc thảo luận nên nhắn mạnh rằng kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả mọi người
- Động não không phải là một phương pháp hoàn chỉnh mà chỉ là sự
khởi đầu, giúp người học biết về những điều là cơ sở cho việc hình thành thái
độ và kĩ năng có liên quan đến KNS cần học
b Phương pháp trò chơi
Khái niệm:
Phương pháp trò chơi là tổ chức cho người học chơi một trò chơi nào đó
để thông qua đó mà tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm
Ý nghĩa PP trò chơi
- Qua trò chơi, người học có cơ hội dé thể nghiệm những thái độ, hành
vi Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở họ niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống
- Qua trò chơi, người học sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống
- Qua trò chơi, người học được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi
- Bang trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhang, sinh
động: không khô khan, nhàm chán Người học được lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thắng trong học tập
Trang 25- Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa người học với nhau, giữa GV với người học
Cách tiền hành: Việc tổ chức trò chơi được tiến hành theo các bước sau:
i) Chuan bi:
- Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi: Thông thường, trò chơi nào cũng có tính GD, nhưng nó phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với loại, dạng trò chơi và đặc biệt phụ thuộc vào người sử dụng, tổ chức
trò chơi Vì thế xác định đối tượng và mục đích trò chơi phù hợp là một công việc cần thiết khi tổ chức trò chơi
- Cử người hướng dẫn chơi (quản trò)
- Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến HS
- Phân công nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều kiện phương tiện (lực lượng; phục trang như quần áo, khăn, cờ; còi; phần thưởng) cho cuộc chơi
ii) Tiến hành
Bước l: Ôn định, giới thiệu trò chơi
- Ôn định tổ chức, bố trí đội hình: Tuỳ từng trò chơi, địa điểm tô chức,
sỐ lượng người chơi để bố trí đội hình, phương tiện cho phù hợp, có thể theo
đội hình hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn hay chữ U
- Xác định vị trí cố định hoặc vị trí di động của người quản trò sao cho
mọi khẩu lệnh các em đều nghe thấy, các động tác các em đều quan sát được,
thực hiện được, ngược lại bản thân người quản trò phải phát hiện được đúng,
sai khi các em chơi
- Giới thiệu trò chơi: Phải giới thiệu ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp
thu, dễ thực hiện
Bước 2: Giới thiệu luật chơi, cách chơi
Nói rõ cách chơi và luật chơi; cách đánh giá thắng thua và một số tình huống có thé xảy ra
Trang 26Bước 3: Tiến hành trò chơi
+ Chơi thử:
Sau khi giới thiệu trò chơi, cần phải chơi thử (chơi nháp) 1, 2 lần để người học năm vững cách chơi và hiểu rõ hơn trò chơi.Rút kinh nghiệm và điều chỉnh ngay những sai lệch khi chơi nháp
+ Tổ chức chơi
- Dùng khâu lệnh bằng lời, còi, kẻng, chuông, trống để điều khiến
cuộc chơi
- Người quản trò hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kĩ, chính xác
dé đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm
- Động viên, cổ vũ cuộc chơi thật sôi động (bang reo, hò, vỗ tay )
- Kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm những trường hợp phạm luật
- Kết thúc trò chơi theo quy định hoặc có thể điều chỉnh thời gian chơi sao cho phù hợp với diễn biến thực tế
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
+ Đánh giá kết quả trò chơi: người quản trò công bố kết quả cuộc chơi (kết quả phải được đánh giá khách quan, công bằng, chính xác để giúp người học nhận thức được mặt ưu điểm và tồn tại để cỗ gắng ở những trò chơi tiếp theo) + Động viên, khích lệ ý thức, tính thần cố gắng của họ, tuyên dương, khen ngợi hoặc có thế khen thưởng bằng vật chất nhằm tạo không khí vui vẻ, phân
khởi và đề lại những ấn tương tốt đẹp trong tập thé sinh viên về cuộc chơi
+ Dặn dò những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi
chơi )
c Phương pháp thảo luận nhóm
Khái niệm
Thảo luận theo nhóm nhỏ là phương pháp tô chức dạy học - GD trong đó
GV sắp xếp học viên thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác
Trang 27trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ
và cùng nhau phối hợp làm việc dé hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm
Ý nghĩa của PP thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thê, tính tự giác, tích cực,
sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của học sinh, tạo cơ hội cho họ tự thể
hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn trong việc thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao Bên cạnh đó, hình thức hoạt động nhóm còn tạo cơ hội cho nhiều người cùng được tham gia, do đó khai thác được những điểm mạnh ở mỗi cá
nhân Học sinh có thể học hỏi lẫn nhau rất nhiều (“Học thày không tày học bạn”)
- Giúp hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác,
kĩ năng giao tiếp, tỉnh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít,
sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tỉnh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết
- Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: làm việc theo nhóm sẽ tạo cơ hội bình đắng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định mình và được phát triển Nhóm làm việc sẽ khuyến khích người học giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những người nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều
cơ hội hòa nhập với nhóm
Cách tiến hành: Thảo luận nhóớm phải các bước cụ thể như sau:
+ Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của họat động nhóm
+ Tổ chức sắp xếp nhóm làm việc
+ Giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc
+ Hướng dẫn người học phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm
+ Quan sát, kiểm soát họat động nhóm
+ Các nhóm báo cáo kết quả
+ Các nhóm đánh giá, bỗ sung kết quả làm việc của nhau
Trang 28+ Người điều khiển đánh giá, nhận xét chung
Một số lưu ý trong tổ chức hoạt động nhóm
- Các mối quan hệ của người học hình thành một mạng lưới đa dạng và
- Hoạt động nhóm đóng vai trò quan trọng
- Cả cộng đồng/ tập thể như một đơn vị chuyển tải thông tin chứ không phải mỗi cá nhân người học
Đây chính là bước học cách giải quyết vẫn đề, học KNS để giải quyết van dé trong tình huống đặt ra
d Phương pháp đóng vai
Khải niệm
Đóng vai là phương pháp GD giúp người học thực hành những cách ứng
xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của họ Đóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà người học tự xây dựng trong quá trình hoạt động
Ý nghĩa của PP đóng vai
- Đây là phương pháp nhằm giúp học viên suy nghĩ sâu sắc về một vấn
đề bằng cách tập trung vào một cách ứng xử cụ thể mà họ quan sát được Việc
"điễn" không phải là phần quan trọng nhất của phương pháp này mà quan trọng nhất là việc xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn ấy
- Mục đích của phương pháp này không phải chỉ ra cái cần làm, mà là bắt đầu cho một cuộc thảo luận
- Để bắt đầu cho một cuộc thảo luận thú vị:
Trang 29+ Người đóng vai nên làm một cái gì đó sai, hoặc đúng
+ Người đóng vai phải thực hiện một nhiệm vụ vô cùng khó khăn
- Nếu người đóng vai làm đúng mọi chuyện thì chẳng có gì để thảo luận
- Đóng vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kĩ
năng giao tiếp cho học viên Thông qua đóng vai, HS được rèn luyện, thực
hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước
khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của học viên, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một vấn
đề hay đối tượng nào đó và có thê thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói
hoặc việc làm của các vai diễn
- Về mặt tâm lý học, thông qua các hành vi vai trò, cá nhân nhận thức tốt hơn và giải quyết tốt hơn các vấn đề của bản thân, các vai trò lĩnh hội được
trong quá trình sắm vai cho phép thích ứng với cuộc sống tốt hơn
- Thảo luận sau khi sắm vai: Khi sắm vai kết thúc, GV đưa ra các câu
hỏi có liên quan đề HS thảo luận
- Thống nhất và chốt lại các ý kiến sau khi thảo luận
e Phương pháp giải quyết vẫn đề
Khái niệm
Giải quyết vấn đề là một phương pháp GD nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS HS được đặt trong tình
Trang 30huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp HS lĩnh hội tri thức,
kĩ năng và phương pháp
Ý nghĩa của PP giải quyết van dé
- Vấn đề là những nhiệm vụ hay câu hỏi đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kĩ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở
- Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kĩ năng ) giải quyết
- Trong GD KNS, phương pháp giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi người học phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động
- Phương pháp giải quyết vấn đề có ý nghĩa như một con đường quan trọng để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên Giải quyết vấn đề giúp người học có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày Để phương pháp này thành công
thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu của hoạt động, kích thích người học
tích cực tìm tòi cách giải quyết Đối với tập thể lớp, khi giải quyết vấn đề phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng và bình đăng, tránh gây ra căng thắng không có
lợi cho việc GD
Các bước tiễn hành
Bước l1: Nhận biết vấn đề
Trong bước này cần phân tích tình huống đặt ra nhằm nhận biết được
vấn đề để đạt được yêu cầu, mục đích đặt ra Do đó, vấn đề ở đây cần được
trình bay rõ ràng, còn gọi là phát biểu van đề
Bước 2: Tìn các phương án giải quyết
Để tìm ra các phương án giải quyết vấn đề, người học cần so sánh, liên
hệ với những cách giải quyết các vấn đề tương tự, những kinh nghiệm đã có
Trang 31cũng như tìm các phương án giải quyết mới Các phương án giải quyết đã tìm
ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai đoạn tiếp theo Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần quay trở lại việc nhận biết vấn đề đề kiểm tra lại và đề hiểu vấn đề
Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
Trong bước này cần quyết định phương án giải quyết vấn đề, tức là cần giải quyết vấn đề Các phương án giải quyết vấn đề đã được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thực hiện được việc giải quyết vẫn đề hay không Nếu có nhiều phương án có thể giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu Nếu việc kiểm tra các phương án đã đề xuất đưa đến kết quả là không giải quyết được vấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết Khi đã quyết định được phương án thích hợp, giải quyết được vấn đề tức là đã kết thúc việc giải quyết van dé
Thực tế đã cho thấy với cách tiếp cận và sử dụng các phương pháp nêu trên đã tạo nên phương thức truyền thông thay đổi hành vi đem lại kết qua khác xa với phương thức truyền thông thay đối nhận thức mà lâu nay chúng ta vẫn thường làm đối với các vấn đề GD
1.4 Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiéu hoc
1.4.1 Vai tré, ý nghĩa cúa tiết sinh hoạt lóp với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiếu học
Tiết SHL - một loại hình giáo dục tập thể trong nhà trường tiểu học
Luật GD năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã xác định: “Mục tiêu của GD phố thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thâm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Trang 32Như vậy, mục tiêu GD phổ thông đã chuyền từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho HS sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn Phương pháp GD phô thông cũng đã được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi đưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
Trong nhà trường tiểu học, việc GD HS được thực hiện thông qua hai con
đường: dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động GD tập thể, GD ngoài giờ lên lớp Mỗi con đường có những ưu thế riêng, song hoạt động GD tập thế, GD ngoài giờ lên lớp, do đặc trưng của mình, có vai trò quan trọng trong việc GD
toàn diện cho HS [34] Thời lượng dành cho hoạt động GD ngoài giờ lên lớp,GD
tập thể cũng đã được qui định trong Kế hoạch ŒD tiểu học của Chương trình tiêu
học đã được Bộ GD và Đảo tạo kí ban hành ngày 5/5/2006
Ở nhà trường tiêu học, hoạt động GD tập thể có đặc trưng không giống
với các hoạt động GD khác Hoạt động GD tập thể gồm hai hoạt động chính: Sinh hoạt toàn trường (chào cờ), sinh hoạt lớp Mặc dù nằm trong thời khóa biểu chính khóa được qui định 2 tiếu/tuần với thời lượng 35 phúttiết nhưng tiết Sinh hoạt lớp lại không qui định là một môn học [1]
Hoạt động GD tập thể trong nhà trường nhằm hướng đến tố chức các hoạt động mang tính tập thể, hình thành và GD cho các em những KNS và
sinh hoạt trong một tập thể Học sinh tiểu học đang ở giai đoạn đầu của cuộc
đời, kinh nghiệm sống cũng như các KNS của các em chưa có nhiều Các em rất cần những kinh nghiệm, những kĩ năng của bản thân để có thể sống và học tập một cách hiệu quả trong một tập thể lớp, xa hơn là một xã hội
Vai trò, ý nghĩa của tiết SHL trong nhà trường tiểu học với việc GD KNS cho HS
Sinh hoạt lớp trong nhà trường nhằm hướng đến tô chức các hoạt động
Trang 33mang tính tập thể, hình thành và GD cho các em những KNS và sinh hoạt trong một tập thể Học sinh tiểu học là đang ở giai đoạn đầu của cuộc đời, kinh nghiệm sống cũng như các KNS của các em chưa có nhiều Các em rất cần những kinh nghiệm, những kĩ năng của bản thân để có thể sống và học tập
một cách hiệu quả trong một tập thể, xa hơn là một xã hội
Tiết SHL không bị bó buộc bởi một nội dung, chương trình cho sẵn Người GVCN hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng tô chức tiết SHL theo tiến trình và nội dung phù hợp với lớp học của mình GV có thể thoải mái sáng tạo và xây dựng tiết SHL bằng nhiều hình thức phương pháp với nội dung phong phú tạo được sự hấp dẫn mới mẻ cho HS qua đó hình thành và rèn luyện cho HS những KNS phù hợp, bổ trợ cho các môn học khác Cùng với những kiến thức HS tiếp thu được qua các môn học khác, việc kết hợp xây dựng và rèn luyện KNS qua tiết SHL sẽ góp phần không chỉ khắc sâu
thêm những kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích
cực, phù hợp, cần thiết giúp HS có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống
Vì vậy, GD KNS cho HS thông qua các hoạt động tập thể trong tiết SHL,
là rất quan trọng và cần thiết
1.4.2 Mục tiêu chương trình tiết sinh hoạt lóp ớ trường tiễu học
Tiết SHL không được coi là một môn học trong chương trình tiêu học
nhưng có thời lượng tổ chức như một tiết học chính của HS tiểu học nói
chung và HS khối lớp 3 nói riêng Tiết SHL được đưa vào kế hoạch dạy hoc
trên lớp với mục đích tạo cho HS môi trường học tập và sinh hoạt tập thé
Mang lai cho các em một môi trường học tập thân thiện, qua nhưng giờ sinh hoạt lớp, HS được hòa nhập với tập thể lớp, hình thành những KNS trong một tập thể, xây dựng tình đoàn kết giữa các HS, GD các em biết yêu thương, tôn trọng người khác, cá nhân có trách nhiệm tap thé mà mình đang chung sống
Trang 34Thông qua tiết SHL, GV cùng HS tổng hợp đánh giá, nhận xét kết quả
học tập và nề nếp của HS trong một tuần kết hợp là hoạt động tổ chức các chương trình, trò chơi, hoạt động văn nghệ cho HS Qua đó, bước đầu hình
thành cho các em một số kĩ năng quan sát, vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống; góp phần hình thành cho các em thói quen hành vi có lợi cho bán thân, gia đình và cộng đồng Sinh hoạt lớplà khoảng thời gian HS được
cùng sinh hoạt trong một tập thể, một cộng đồng mà phạm vi là lớp học Việc
GD KNS thông qua các hoạt động tổ chức tiết sinh hoạt nhằm GD cho các em những kĩ năng chung sống, hoạt động trong trong một tập thể xuất phát từ những giá trị về tình yêu thương, tình đoàn kết, niềm cảm thông chia sẻ, biết sống vì bản thân và tập thể Những kĩ năng này sẽ được các em sử dụng không chỉ ở trong phạm vi lớp học mà nó sẽ theo các em ra môi trường rộng hơn với cộng đồng người lớn hơn đó là xã hội
Trong chương trình GDTH Một phần của hoạt động GD tập thể được
đưa vào tiết sinh hoạt cuối tuần Phần còn lại được đưa vào các hoạt động phong trào, sinh hoạt đưới cờ [1] Tiết SHL được quy định như một tiết học bắt buộc không thê thiếu ở mỗi cấp học và được qui định thời lượng l tiế/tuần vào cuối tuần
Bảng 1.1.Kế hoạch dạy học tiết Sinh hoạt lớp
Trang 35Đây là dạng hoạt động GD tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản
cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể
HS đoàn kết Chính thông qua các giờ SHL, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thắng thắn, tích cực Các HS trong lớp được liên kết lại với nhau, GV gắn bó với HS trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, ở lớp
học HS được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn
nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phải trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học Mặc dù được qui định là một tiết chính bắt buộc nhưng không có chương trình, nội dung cụ thể cho tiết SHL diễn ra vào cuối tuần Dựa vào nội dung chủ điểm học từng tuần, từng tháng mà GV xây dựng mục tiêu, hình thức tổ chức tiết SHL
1.4.3 Hệ thống kĩ năng sống cần hình thành và giáo dục cho học sinh tiểu học thông qua tiết Sinh hoạt lóp
Dựa vào đặc điểm tâm lí HSTH và mục tiêu GD KNS cho HS người nghiên cứu đưa ra hệ thống KNS phù hợp để giáo dục cho học sinh lớp 3 Những kĩ năng đưa ra dưới đây được người nghiên cứu tham khảo từ giáo
trình: “Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học ” Đây là một bộ giáo trình gồm 5 cuốn đo Bộ giáo dục đưa ra nhằm hỗ trợ GV trong việc lựa
chọn các KNS phù hợp để giáo đục cho HS thông qua các môn học
Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản
thân Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền táng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác
Kĩ năng xác định giá trị: Giá trị là những gì con người cho là quan trọng,
là có ý nghĩa đối với bản thân mình Kĩ năng xác định giá trị là khả năng con
Trang 36người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình Kĩ năng này còn giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản than và người khác như thế nào, đồng thời biết cách thể hiện cảm xúc một cách phù hợp
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng: Kĩ năng ứng phó với căng thắng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thắng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thắng, cũng như biết cách suy nghĩ
và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thang
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Là kĩ năng giúp chúng ta có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để chúng ta chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt được căng thăng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc Biết tìm kiếm
sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy bị đơn độc, bi quan và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cách nhìn mới và hướng đi mới
Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Tự tin là có niềm vào bản thân; tự hài lòng
với bản thân; tin rằng mình có thé trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin vào tương lai, cảm thấy co nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quá hơn, mạnh đạn bày
tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống
Kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của
bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ có thể một cách phù
Trang 37hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giáo tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tốn thương cho người khác Kĩ năng này giúp chũng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết giữ gìn mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình - nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan
trọng đới với niềm vui cuộc sống
Kĩ năng lắng nghe tích cực: Là khả năng biết thể hiện sựu tập trung chú
ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông: Là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cánh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu
Trang 38dùng bạo lực, thảo mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả
mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình
Kĩ năng hợp tác: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm
Kĩ năng tư đuy phê phan: La kha năng phân tích một cách khách quan và
toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng, xảy ra
Kĩ năng tư đuy sảng tao: Tư duy sang tao là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nỗi mỗi quan hệ
giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sựu việc; độc lập trong suy nghĩ
Kĩ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn những người khác, không bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua
Kĩ năng ra quyết định: Là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời
Kĩ năng giải quyết vấn đề: Là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống
Kĩ năng kiên định: Là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lý do dẫn đến sự mong muốn đó
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: Là khả năng con người thể hiện sự tự
tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong
nhóm.
Trang 39Kĩ năng đặt mục tiêu: Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc một công viêc nào đó Kĩ năng đặt mục tiêu
là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó
Ki nang quan li thoi gian: Là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Là kĩ năng giúp con người có thê có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời 1.5 Kết luận chương 1
Chương l chủ yếu đề cập và làm rõ những vấn đề sau:
1) Trình bày những vấn đề cơ bản về quá trình dạy học, cơ chế của hoạt
động học, tính tích cực học tập của HS Trên cơ sở đó, xác định quan niệm về
tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS
ñ) Trình bày khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của tiết SHL Qua đó đề tài
xác định để GD KNS cho HS cần tác động đến nội dung, cách thức tổ chức
tiết SHL
ii) Làm rõ những ưu thế của tiết SHL với việc GD KNS cho HS, thể hiện ở đặc điểm, nhiệm vụ của tổ chức tiết SHL Trên cơ sở đó, xác định một
số biện pháp tác động nhằm GD KNS như sau:
- Dự kiến nội dung, các hoạt động trong tổ chức tiết SHL Chuẩn bị và
sử dụng hợp lí phương tiện trực quan trong tổ chức tiết SHL
- Khai thác vốn hiểu biết của của HS ở các môn học, lĩnh vực khác có
liên quan đến nội dung tiết học Trên cơ sở đó, hình thành và GD các KNS
cần thiết phù hợp với nội dung tiết học cho HS
- Xác định rõ ràng các chủ đề của tiết học trong chương trình đã xây dựng, những nội đung hoạt động nhằm GD KNS, gây hứng thú cho HS, từ đó
lựa chọn cách thức tổ chức sao cho hiệu quả.
Trang 40CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỀN CỦA VIỆC TÓ CHỨC
TIẾT SINH HOẠT LỚP NHẰM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1 Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS lớp 3 hiện
nay, lay đó làm căn cứ cho những đề xuất của đề tài
2.2 Nội dung khảo sát
- Tiết sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học
- Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học hiện nay
- Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3
Bảng 2.1 Tổng hợp nội dung điều tra thực trạng tổ chức tiết SHL
nhằm GD KNS cho HS lớp 3
Cách thức điều tra
điều tra | vấn | dự giờ | chú
Tiết sinh hoạt lớp trong chương
dung, thời lượng )
Thực trạng tổ chức tiết SHL ở tiểu
hoc hién nay nham GD KNS cho HS
- Đánh giá của GV về vai trò, ý v v
nghĩa của tiết SHL
- Mục tiêu, nội dung tiết SHL v
- Tiến trình tiết SHL (các hoạt