thể thành lập thì hiện có trường công lập và ngoài công lập; nếu phân loại theo tiêu chí đặc điểmcủa đối tượng HS thì có trường dành cho mọi đối tượng HS và trường chuyên biệt.Tổ chức bộ
Trang 1BAN SOẠN THẢO
1 Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục NG&CBQLCSGD - Chủ biên
2 Bà Nguyễn Thị Minh Phương, NCVCC Viện KHGD Việt Nam - Đồng chủ biên
3 Ông Lê Trần Tuấn, Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Trung học
4 Bà Trần Thị Minh Hằng, Phó Trưởng khoa Quản lý Học viện Quản lý giáo dục
5 Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Phó Trưởng khoa Quản lý Học viện Quản lý giáo dục
6 Bà Vũ Thị Ngọc Anh, NCVC Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
7 Ông Phạm Quang Huân, Phó Viện trưởng Viện NCSP -Trường ĐHSP Hà Nội
8 Bà Trần Thị Hải Yến, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
9 Ông Phạm Tuấn Anh, Trưởng phòng CBQLCSGD Cục NG&CBQLCSGD
10 Ông Nguyễn Đức Luyện, Chuyên viên chính Cục NG&CBQLCSGD
BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 2Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT Kế hoạch cá nhân KHCN
Cán bộ quản lý giáo dục CBQLGD Kế hoạch chuyên môn KHCM
Giáo viên chủ nhiệm GVCN Tổ trưởng chuyên môn TTCM
MỤC LỤC
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục – quản lý nhà
trường
7
Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong trường 51
Trang 3trung học
1 Khái quát về quản lý, lãnh đạo, quản lý giáo dục 51
2 Khái quát về trường THCS và THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 54
1 Phần 1 Những vấn đề chung xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn 81
2 Phần 2 Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn 86
3 Phần 3 Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch chuyên môn cá nhân 98
4 Một số kỹ thuật có thể vận dụng hiệu quả vào việc xây dựng KHTCM và
KHCN
99
5 Phần 4 Thực hành tổng hợp: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn 108
Chuyên đề 3 Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý hoạt động dạy học
trong trường trung học
118
1 Hoạt động dạy học và chương trình giáo dục phổ thông 119
2 Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý dạy học 123
3 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn 130
Chuyên đề 4 Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý phát triển chuyên
môn nghiệp vụ cho giáo viên trong trường trung học
166
1 Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên
166
2 Những yêu cầu về đội ngũ giáo viên của trường THCS, THPT 168
3 Phát triển đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn và các hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
170
Trang 4LỜI GIỚI THIỆU
Ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, tổ chuyên môn đóng một vai trò hếtsức quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện các hoạt động dạy - học trong nhà
trường Người tổ trưởng chuyên môn được ví như “cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà trường”,
trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy - học Công tác lãnh đạo, quản lýcủa tổ trưởng chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổchuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của các nhà trường
Trong những năm qua, vấn đề bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũ hiệu trưởng,phó hiệu trưởng và giáo viên trong các nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức quantâm Tuy nhiên, đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn thì chưa có sự quan tâm thỏa đáng, chưa
có những tài liệu mang tính đặc thù để tập huấn bồi dưỡng Trước yêu cầu thực tiễn hiện nay,việc bồi dưỡng tăng cường năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn là vấn đề cấp thiết, là mộttrong những giải pháp có tính đột phá nâng cao chất lượng dạy - học ở các nhà trường nói chung
và trường trung học nói riêng
Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 19 tháng 5 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã ban hành Kế hoạch số 242/KH-BGDĐT triển khai tập huấn bồi dưỡng cốt cán cáctỉnh, thành phố về công tác của tổ trưởng chuyên môn trong trường THCS, THPT với mục tiêu:
Trang 5Bồi dưỡng cho cốt cán cấp tỉnh, thành phố về kiến thức, kỹ năng công tác tổ trưởng chuyên môntrường THCS, THPT; hướng dẫn đội ngũ cốt cán cấp tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai bồidưỡng cho giáo viên làm công tác tổ trưởng chuyên môn ở trường THCS, THPT.
Thực hiện Kế hoạch trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai tổ chức xây dựng tài liệu
tập huấn với tiêu đề: “Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông” Tài liệu được mở đầu là nội dung “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục- quản lý nhà trường” cùng 4 chuyên đề:
1 Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong trường trung học
2 Chuyên đề 4: Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn
3 Chuyên đề 2: Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý hoạt động dạy học trong trường trung học
4 Chuyên đề 3: Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trường trung học
Các chuyên đề nêu trên cố gắng bao quát kiến thức, kỹ năng quản lý chủ yếu của TTCM ởtrường THCS, THPT Tài liệu được trình bày đan xen, kết hợp giữa lý thuyết và tổ chức các hoạtđộng nhằm tăng cường tối đa khả năng vận dụng, thực hành của các học viên tham gia tập huấn.Tài liệu được biên soạn bởi tập thể tác giả có nhiều kinh nghiệm từ các cơ quan: Viện Khoa họcgiáo dục Việt Nam, Học viện Quản lý giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội và đội ngũ nhà giáo, cán
bộ quản lý cơ sở giáo dục của một số trường THCS, THPT trong toàn quốc Tài liệu đã nhậnđược nhiều ý kiến đóng góp quí báu của các nhà khoa học, các nhà giáo và các CBQL có bề dàykinh nghiệm ở các Sở GD&ĐT, các trường THCS, THPT
Các tác giả dù đã có nhiều cố gắng, song trong sự vận động phát triển không ngừng vềkhoa học quản lý và thực tiễn giáo dục của trường THCS, THPT, chắc chắn tài liệu chưa đáp ứngđược mọi nhu cầu của đội ngũ TTCM, đồng thời khó tránh khỏi thiếu sót
Trong quá trình triển khai, Ban soạn thảo biên soạn mong tiếp tục nhận được những ý kiếnđóng góp của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý thực tiễn và học viên để bổ sung, điềuchỉnh tài liệu thêm hoàn thiện và hữu ích
Ban soạn thảo chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp cho việc nâng cao chất lượng củatài liệu
BAN SOẠN THẢO
Trang 6CHUYÊN ĐỀ 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ
TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC
I MỤC TIÊU
1 Mục tiêu chung: Nâng cao hiểu biết cho TTCM về lãnh đạo, quản lý, quản lý giáo dục;
Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của TCM trong trường THCS và THPT; Làm rõ chức năng nhiệm vụ,quyền hạn của TTCM trong quản lý TCM thực hiện các nhiệm vụ theo các qui định hiện hành đểđịnh hướng cho việc học tập, bồi dưỡng tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêucầu phát triển giáo dục hiện nay
- Ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của TTCM trong trường trung học, chủ động
tích cực học tập để thực hiện tốt vai trò của mình trong điều hành hoạt động TCM đạt hiệu quả
Trang 7II NỘI DUNG
1 Khái quát về quản lý, lãnh đạo, quản lý giáo dục
1.1 Lãnh đạo
Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng, động viên, chỉ dẫn, chỉ thị người khác hành động
nhằm thực hiện mục tiêu mong muốn Lãnh đạo là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi cáctác động của công tác quản lý
1.2 Quản lý
Quản lý là quá trình tác động có kế hoạch, có chủ đích, hợp qui luật của chủ thể quản lý
đến đối tượng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức, đưa tổchức đạt đến mục tiêu đã xác định
Nói cách khác, quản lý là quá trình thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo vàkiểm tra để đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã đề ra
Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật
của chủ thể quản lý giáo dục đến hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hànhtheo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trườngXHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục, đưa hệ thống giáo dục tớimục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất
Như vậy để điều hành hoạt động của TCM môn hiệu quả, TTCM cần cả lãnh đạo và quản lý Lãnh đạo thể hiện qua các hoạt động xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị, định hướng
hoạt động của tổ để tập hợp các tổ viên cùng hướng về mục tiêu chung, tạo ra sự thay đổi cầnthiết trong tổ để thích ứng và phát triển Quản lý thể hiện qua các hoạt động thực hiện các chứcnăng để đảm bảo sự ổn định, nhất quán trong các hoạt động của tổ theo chương trình, kế hoạchnhằm đạt được mục tiêu đã định
1.3 Người quản lý và các vai trò
Người quản lý là người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác vàchịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả hoạt động của họ; chịu trách nhiệm trong việc lập kếhoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin của bộ phận hay
tổ chức một cách có hiệu quả để đưa tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra
Các vai trò cơ bản của người quản lý
Có nhiều cách tiếp cận để xác định về vai trò của người quản lý Ở đây giới thiệu cách xác
định vai trò theo Henry Mintzberg- một cách tiếp cận giúp người quản lý ở mọi cấp nhận thấy rõ
trách nhiệm và yêu cầu năng lực thực hiện Theo Mintberg, người quản lý có 10 vai trò chia làm
3 nhóm chính:
+ Vai trò quan hệ con người (interpersonal roles): bao hàm những công việc trực tiếp
với những người khác Nhà quản lý là người đại diện cho đơn vị mình trong các cuộc gặp chính
thức (vai trò người đại diện); tạo ra và duy trì động lực cho người lao động nhằm hướng cố gắng của họ tới mục tiêu chung của tổ chức (vai trò người lãnh đạo); đảm bảo mối liên hệ với các đối tác (vai trò người liên lạc).
Trang 8+ Vai trò thông tin (informational roles): bao hàm sự trao đổi thông tin với những người
khác Nhà quản lý tìm kiếm những thông tin cần thiết cho quản lý (vai trò người giám sát); chia
sẻ thông tin với những người trong đơn vị (vai trò người truyền tin); và chia sẻ thông tin với những người bên ngoài (vai trò người phát ngôn).
+ Vai trò quyết định (dicisional roles): bao hàm việc ra quyết định để tác động lên con
người Nhà quản lý tìm kiếm cơ hội để tận dụng, xác định vấn đề để giải quyết (vai trò người ra quyết định); chỉ đạo việc thực hiện quyết định (vai trò người điều hành); phân bổ nguồn lực cho những mục đích khác nhau (vai trò người đảm bảo nguồn lực); và tiến hành đàm phán với những đối tác (vai trò người đàm phán).
TTCM muốn hoàn thành nhiệm vụ quản lý tổ theo qui định cần làm tốt tất cả các vai trònày
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người quản lý
Về phẩm chất:
- Tận tâm với nghề nghiệp và công việc được giao
- Sống có đạo đức, có văn hóa, tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội
- Có bản lĩnh, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Về năng lực:
- Năng lực chuyên môn kĩ thuật (hiểu biết về nội dung chuyên môn và phương pháp tácnghiệp có liên quan, có khả năng hướng dẫn, kiểm tra người khác thực hiện, có khả năng sử dụngngoại ngữ, tin học và ứng dụng các công nghệ hiện đại trong công tác )
- Năng lực quan hệ con người ( tập hợp, định hướng dẫn dắt người khác thông qua giaotiếp, ứng xử, thiết lập và phát triển các mối quan hệ người - người, giải quyết xung đột, động viênkhích lệ, tạo động lực cho nhân viên…)
- Năng lực tư duy chiến lược (dự báo, xác định tầm nhìn, hoạch định chiến lược, sáng tạo
và đổi mới…)
Ở phần sau của các chuyên đề, các yêu cầu này sẽ được cụ thể hóa gắn với yêu cầu đối vớiTTCM để thực hiện được các nhiệm vụ theo quy định
1.4 Các chức năng quản lý cơ bản
Xét theo quá trình quản lý có bốn chức năng quản lý cơ bản mà người quản lý dù ở cấpquản lý nào cũng phải thực hiện, đó là:
1.4.1 Chức năng kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các biện pháp
tốt nhất để đạt các mục tiêu đó
Nội dung thực hiện chức năng kế hoạch:
- Phân tích bối cảnh, xác định mục tiêu phát triển tổ chức
- Lập các kế hoạch thực hiện mục tiêu
- Triển khai thực hiện kế hoạch
- Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (nếu cần)
Trang 91.4.2 Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận, phân phối, sắp xếp các nguồn lực tạo ra
một cơ cấu tổ chức thích hợp đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra để tổ chức phát triển
Nội dung chức năng tổ chức bao gồm:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và năng động, phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ
- Xây dựng, phát triển đội ngũ đảm bảo yêu cầu của tổ chức
- Xác lập mối quan hệ và cơ chế hoạt động
- Tổ chức công việc khoa học
1.4.3 Chức năng chỉ đạo Là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi thái độ của cấp
dưới thông qua các hoạt động hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc, động viên và thúc đẩy những ngườidưới quyền làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
Nội dung chức năng chỉ đạo:
- Thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ
- Đôn đốc, động viên, kích thích tạo động lực làm việc cho nhân viên
- Giám sát, sửa chữa đảm bảo các hoạt động đúng hướng, bám sát yêu cầu thực thi kế hoạchcủa tổ chức
- Xây dựng môi trường thúc đẩy các hoạt động phát triển
1.4.4.Chức năng kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích
những cái tốt, phát hiện những sai phạm, điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đặt ra và gópphần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý lên một trình độ cao hơn
Nội dung thực hiện chức năng kiểm tra:
- Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá
- Đánh giá kết quả thực tế: thu thập thông tin về đối tượng được kiểm tra;
- So sánh kết quả đo đạc thực tế với chuẩn để phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu củacác đối tượng quản lý:
- Điều chỉnh Bao gồm: tư vấn (uốn nắn, sửa chữa); thúc đẩy (phát huy thành tích tốt);
Trang 102 Khái quát về trường THCS và THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân
2.1 Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục
Hoạt động 1: Căn cứ vào Luật Giáo dục và Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông nhiều cấp học (gọi tắt là Điều lệ trường trung học), hãy nêu mục tiêu,nội dung và phương pháp giáo dục trường trung học
Thông tin cơ bản hoạt động 1:
Theo Luật Giáo dục hiện hành, Điều 27 qui định mục tiêu của giáo dục phổ thông nóichung và mục tiêu của giáo dục THCS và THPT là:
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệmcông dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc
- Giáo dục THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểuhọc; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướngnghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
- Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS,hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp,
có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, caođẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
Theo Điều 28 Luật Giáo dục,
Nội dung giáo dục trung học
- Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướngnghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đápứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học
- Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho
HS có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác vềkhoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tốithiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp
- Giáo dục THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, hoàn thành nộidung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơbản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi HS còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để pháttriển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của HS
Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
Trang 11năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS
2.2 Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu và mô hình hoạt động của nhà trường trung học hiện nay
Thông tin cơ bản cho hoạt động 2:
Cơ cấu tổ chức: Tổ chức được hiểu như là tập hợp của hai hay nhiều người cùng hoạt
động trong những hình thái và cơ cấu nhất định để đạt được mục đích chung Như vậy có thể hiểu
tổ chức như một nhóm người có những cấu trúc nhất định, có mục đích hoạt động chung
Hệ thống tổ chức quản lý của trường trung học là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chứcnăng, quyền hạn trách nhiệm cụ thể, có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, được bố trí thành từng tổ,thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu xác định Mỗi bộ phận của trường cótính độc lập tương đối, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định Cơ cấu tổ chức cáctrường trung học Việt Nam hiện nay thường sử dụng là cơ cấu trực tuyến- chức năng- tham mưu
- Trường trung học cơ sở
- Trường trung học phổ thông
* Các trường phổ thông có nhiều cấp học gồm:
- Trường tiểu học và trung học cơ sở
- Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông
- Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
* Các trường chuyên biệt gồm:
- Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú
- Trường chuyên, trường năng khiếu
- Trường dành cho người tàn tật, khuyết tật
- Trường giáo dưỡng
Như vậy, xét theo cấp học thì hiện nay các trường phổ thông ở Việt Nam có trường tiểuhọc, THCS, THPT và còn tồn tại hình thức trường liên cấp ở một số vùng Nếu phân loại theo chủ
Trang 12thể thành lập thì hiện có trường công lập và ngoài công lập; nếu phân loại theo tiêu chí đặc điểmcủa đối tượng HS thì có trường dành cho mọi đối tượng HS và trường chuyên biệt.
Tổ chức bộ máy quản lý:
Hội đồng trường đối với trường trung học công lập, Hội đồng quản trị đối với trường trunghọc tư thục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định vềphương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dànhcho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục
Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng Hiệu trưởng nhà trường
có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường về mục tiêu, chiến lược, các dự án,
kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường; về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế
tổ chức và hoạt động của nhà trường;về sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường
Các TCM thực hiện các nhiệm vụ theo qui định của Điều lệ và yêu cầu của hiệu trưởng.Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp Hiệu trưởng tổchức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, GV, nhân viên, HS trongnhà trường Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xoá kỷ luật đối với HS, xét và đề nghị xử lí
kỷ luật đối với cán bộ, GV, viên chức khác theo từng vụ việc
Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn khác theo yêu cầu cụ thể của từng côngviệc Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng này do Hiệu trưởng quy định
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trongkhuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ ChíMinh và các tổ chức xã hội khác trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật nhằmgiúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục
3 Tổ chuyên môn trong trường THCS và THPT
3.1 Khái niệm và phân loại
Hoạt động 3: Suy nghĩ cá nhân và trình bày hiểu biết về:
- Thế nào là tổ chuyên môn?
- Các loại TCM môn trong trường trung học hiện nay?
Thông tin cơ bản cho hoạt động 3:
Theo Thông tư số 12/2011/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng BộGD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trườngphổ thông nhiều cấp học (gọi tắt là Điều lệ trường trung học), quy định ở Điều 16:
“Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ
Trang 13chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”
Như vậy theo qui định của Điều lệ có thể hiểu:
- Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm giáo viên (từ 3 người trởlên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học hay một nhóm viên chức làm côngtác thư viện, thiết bị giáo dục, tư vấn học đường…được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện cácnhiệm vụ theo qui định tại khoản 2 điều 16 của Điều lệ nhà trường
- Mỗi TCM có tổ trưởng và từ 1-2 tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu năm học
- Trong trường trung học có 2 loại TCM phổ biến: Tổ đơn môn và tổ liên môn Đối vớinhững trường THPT có qui mô lớn thì có tổ đơn môn (tổ Toán, tổ Lý, tổ Văn,…), những trườngqui mô nhỏ và ở cấp THCS thường có tổ liên môn (tổ khoa học tự nhiên, tổ khoa học xã hội, hay
tổ Toán - Lý, Tổ Hóa - Sinh, Tổ văn - sử…) Nhiều khi trong một trường cũng có cả hai loạiTCM môn này Đối với tổ liên môn, trong sinh hoạt chuyên môn đôi khi lại được tách thành cácnhóm chuyên môn để sinh hoạt theo điều kiện thực tế và yêu cầu triển khai nhiệm vụ
3.2 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của TCM trong trường THCS và THPT
3 2.1 Vị trí và vai trò tổ chuyên môn
Hoạt động 4: Nghiên cứu các văn bản qui phạm (Điều lệ trường trung học, qui chế tố chức hoạt
động trường phổ thông dân tộc nội trú…) để xác định vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ củaTCM trong trường THCS và THPT?
Thông tin cơ bản cho hoạt động 4:
- Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của trường THCS, THPT Các tổ, nhómchuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổchức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát triểnnhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đã đề ra
- Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đótrọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học
- Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải tập trung dựa vào đó
để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học
và hoạt động sư phạm của GV
- Đặc biệt, TCM là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và nhữngkhó khăn trong đời sống của các GV trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ GV trong tổ hoàn thànhtốt nhiệm vụ của người GV trong trường trung học
3.2.2 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn: Theo qui định tại khoản 2, điều 16 Điều lệ trường
Trang 14trung học, TCM có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học,phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho GV thuộc tổ quản lý
- Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp
GV trung học và các quy định khác hiện hành
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên
- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việchay khi Hiệu trưởng yêu cầu
Căn cứ theo qui định này, mỗi trường có thể qui định cụ thể hơn các nhiệm vụ của TCMphù hợp với điều kiện và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ từng năm học
3.2.4 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động TCM
Theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 về việc ban hành quy định tiêuchuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS và Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượngtrường THPT ban hành theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của Bộtrưởng Bộ GD&ĐT, TCM của nhà trường được đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định,nếu:
a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trunghọc Được đánh giá qua các minh chứng: Có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng,học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác; Kếhoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, dạy ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HSyếu kém; Kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiếttrong phân phối CT; Văn bản của lãnh đạo nhà trường về việc nhận xét thực hiện các nhiệm vụnăm học của TCM; Các minh chứng khác (nếu có) Ở nội dung này cần so sánh những hoạt độngcủa TCM với các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường trung học; so sánh những hoạt độngcủa TCM với các nhiệm vụ do lãnh đạo nhà trường giao
b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt độnggiáo dục khác: Minh chứng là các biên bản sinh hoạt chuyên môn của tổ hoặc nhóm chuyên môn;
Sổ nhật ký hoặc biên bản đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động giáo dục của các thành viêntrong tổ; Biên bản đánh giá, xếp loại GV; Các thông tin, minh chứng khác liên quan đến chỉ số.Chú ý đánh giá chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên môn
c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công: Minh chứng
là các biên bản rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao của TCM,
Trang 15biên bản chỉnh sửa, bổ sung các nội dung mới, các biện pháp mới vào kế hoạch Chú ý đánh giáhiệu quả các hoạt động cải tiến, điều chỉnh tăng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của tổ
4 Tổ trưởng chuyên môn và quản lý tổ chuyên môn
4.1 Người tổ trưởng chuyên môn (vị trí, vai trò, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn)
Hoạt động 5: Hãy thảo luận về vị trí, vai trò, tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của TTCM
trong trường trung học
Thông tin cơ bản cho hoạt động 5:
Tổ trưởng chuyên môn: là người đứng đầu TCM, do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu trách
nhiệm trước hiệu trưởng về phân phối nguồn lực của tổ, hướng dẫn, điều hành việc thực hiện cácnhiệm vụ của TCM theo qui định, góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kếhoạch
4.1.1.Vị trí và vai trò của TTCM
- Tổ trưởng CM ở trường trung học theo quy định do Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu mỗinăm học Nhiệm kỳ của TTCM theo từng năm học, hết một năm học có thể bổ nhiệm lại hoặc bổnhiệm mới tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng trường
- Sau khi có quyết định bổ nhiệm của Hiệu trưởng, TTCM là người chịu trách nhiệm caonhất về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của GV trong phạm vi các môn học của TCMđược phân công đảm trách
- Tổ trưởng CM là một CBQL được hưởng phụ cấp chức vụ theo các văn bản qui định hiệnhành
4.1.2.Tiêu chuẩn tổ trưởng chuyên môn
Tổ trưởng CM là một GV nên phải đảm bảo các qui định về tiêu chuẩn trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của GV được qui định trong chuẩn nghề nghiệp GV THCS,THPT ban hành theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT; Tổ trưởng CM có nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm…qui định tại điều 30,31, 32 và
33 của Điều lệ trường trung học
Tổ trưởng CM phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt độngcủa tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch nămhọc của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong tổ; đánh giá, xếp loại và đềxuất khen thưởng, kỉ luật GV thuộc tổ mình quản lý Do đó, TTCM phải đảm bảo các tiêu chuẩnsau:
Về phẩm chất
- Có phẩm chất đạo đức tốt
- Có uy tín đối với đồng nghiệp, HS
Trang 16- Vững vàng về tư tưởng chính trị.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao
- Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho HS và đồng nghiệp
- Đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp
- Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
- Công bằng, trung thực và có sức khỏe tốt
Về năng lực
- Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, giảng dạy đạt từ khá trở lên
- Có năng lực lãnh đạo, quản lý (tập hợp lực lượng, định hướng dẫn dắt, lập kế hoạch, tổchức thực hiện, kiểm tra đánh giá…)
- Có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn;
- Có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gươngmẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử
- Có năng lực tổ chức hoạt động chuyên môn
- Có năng lực kiểm tra đánh giá chuyên môn
- Có năng lực tư vấn chuyên môn cho lãnh đạo trường …
4.1.3.Nhiệm vụ của TTCM
Người TTCM có nhiệm vụ thực hiện các nội dung ở điều 16 của Điều lệ trường Trung học.Trong đó nhấn mạnh đến các nhiệm vụ trọng tâm:
Quản lý giảng dạy của GV
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằmthực hiện CT, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối CT mônhọc của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường
- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng họcsinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo cáctiết trong phân phối CT
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện KHCN, soạn giảng của tổ viên (KHCN
dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; sử dụng
đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối CT; soạn giáo án theophân phối CT, chuẩn kiến thức, kĩ năng và SGK, thảo luận các bài soạn khó; tổ chức nghiên cứukhoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới PPDH, đổi mớikiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém )
Trang 17- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong tổ, GV mới tuyển dụng (đổi mớiPPDH; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học,thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới PPDH, phương pháp kiểm tra,đánh giá ).
- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt độngchuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáocho Hiệu trưởng theo quy định
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV (thực hiện hồ sơ chuyênmôn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối CT, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra,thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ )
- Dự giờ GV trong tổ theo quy định (4 tiết/GV/năm học)
- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại GV; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên Việcnày đỏi hỏi TTCM phải nắm thật rõ về tổ viên của mình, về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiệnnhiệm vụ giảng dạy được phân công)
Quản lý học tập của học sinh
- Nắm được kết quả học tập của HS thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chấtlượng dạy học, giáo dục
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa cho học sinh để thựchiện mục tiêu giáo dục
Quản lý cơ sở vật chất của TCM
Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).
Nhiệm vụ của TTCM rất đa dạng, phong phú nhiều công việc, không ít những khó khăn.Các loại công việc là sự kết hợp chuyên môn với công tác quản lý Tổ trưởng vừa có trách nhiệmvới các thành viên trong tổ, vừa có trách nhiệm trước lãnh đạo trường
4.1.4 Quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn
- Quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ: lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, triệutập, hội ý, họp tổ
- Quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch
- Quyền theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ củacác thành viên trong tổ, giúp Hiệu trưởng có cơ sở đánh giá giáo viên một cách chính xác
- Quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn có liên quan đến chương trìnhcủa các môn của tổ khi cấp trên tổ chức
- Quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức,được hưởng các chế độ chính sách về mặt vật chất và tinh thần theo các văn bản pháp luật hiệnhành
Trang 18- Quyền tư vấn, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn Đề nghị Hiệutrưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc dạy - học của các môn học mà tổ phụ trách.
- Quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là một trong nhữngthành viên chính thức của hội đồng
Như vậy, cần xác định rõ vị trí, nhiệm vụ, vai trò và quyền hạn của TTCM để góp phầncho hoạt động TCM có chất lượng và hiệu quả Chất lượng và hiệu quả hoạt động của TCM phụthuộc rất lớn vào phẩm chất, năng lực và tính năng động của người TTCM
Tổ chuyên môn trong trường trung học có vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ rất quan trọngđối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học Để thực hiện thành công những vấn đề đó đềuphải thông qua hoạt động thực tiễn của người tổ trưởng và các thành viên trong TCM Do vậy, người
tổ trưởng cần phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm cao, có đầy đủ phẩm chất vànăng lực và biết quản lý tổ một cách khoa học
4.2 Các hoạt động quản lý tổ chuyên môn của TTCM
Hoạt động 6: Đọc tài liệu để nắm được các nội dung cơ bản và các nguyên tắc quản lý trong quản
Nguyên tắc phải đảm bảo phản ánh đúng bản chất các mối quan hệ quản lý, phù hợp quiluật tác động đến hoạt động của tổ chức, phù hợp mục tiêu, đảm bảo tính hệ thống và nhất quán
Trong điều hành hoạt động của TCM, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý TCM:
+ Bảo đảm việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác giáodục
+ Tuân thủ sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong điều hành hoạt động của tổ chuyênmôn
+ Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh để lãnh đạo hoạt động của nhà trường, của tổchuyên môn
- Tập trung dân chủ:
Tập trung dân chủ là nguyên tắc bắt nguồn từ bản chất của chế độ XHCN, là nguyên tắcchỉ đạo toàn bộ hoạt động quản lý (Điều 6- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã nêu rõ: Quốchội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên
Trang 19tắc tập trung dân chủ) Tinh thần của nguyên tắc này trong quản lý giáo dục là ở chỗ phải thườngxuyên kết hợp sự lãnh đạo tập trung với sự tham gia của quảng đại quần chúng lao động vào côngviệc tổ chức quản lý giáo dục.
+ Nội dung nguyên tắc:
Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý Tậptrung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất, tập trung phải trên cơ sở dân chủ và dân chủphải thực hiện trong khuôn khổ tập trung:
Nguyên tắc này đòi hỏi thực hiện nghiêm túc chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ lấy ýkiến tập thể
Trong tất cả các trường hợp không có ngoại lệ, tính tập thể phải đi đôi với việc xác địnhmột cách chính xác nhất trách nhiệm cá nhân của mỗi người đối với một công việc được xác định
Trong các cuộc thảo luận, lấy ý kiến tập thể cần đi đến kết luận rõ ràng, dứt khoát, ngườiquản lý cần cố gắng làm cho những quyết định của thủ trưởng phù hợp với ý kiến tập thể, để nótrở thành một quyết tâm, một tiếng nói, một hành động chung Điều này đòi hỏi ở người quản lýphải có trình độ và nghệ thuật quản lý
Tăng cường kỉ luật, mở rộng dân chủ, đề cao trách nhiệm, làm rõ trách nhiệm cá nhân,trách nhiệm tập thể trong từng công việc cụ thể Tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể,thảo luận, “thương lượng” kéo dài không đi đến kết luận rõ ràng làm công việc không tiến triểnđồng thời tránh độc đoán chuyên quyền, gia trưởng, xa rời quần chúng, quan liêu, mất dân chủ;trong các cơ sở giáo dục phải thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở
- Bảo đảm tính khoa học, cụ thể và thiết thực: Để đảm bảo nguyên tắc này người TTCM
trong các hoạt động của mình phải có căn cứ khoa học, biết sử dụng các kiến thức khoa học (KH
QL, tâm lý học, kinh tế học, triết học ) trong điều hành tổ Tính cụ thể được thể thể hiện trongxây dựng kế hoạch, phân công, giao việc, đánh giá…; tính thiết thực thể hiện trong lựa chọn mụctiêu, xây dựng KH triển khai, luôn bám sát các điều kiện cụ thể của tổ, của trường và gắn với yêucầu phát triển giáo dục của địa phương, đất nước
+ Quản lý TCM phải dựa trên hệ thống tri thức sâu rộng, trên sự tổng kết quá trình pháttriển của lý luận quản lý, nhận thức được những quy luật khách quan của giáo dục, của tự nhiên
và xã hội, nghiên cứu những quy luật đó để sử dụng trong hoạt động thực tiễn quản lý giáo dục
+ Để đảm bảo tính khoa học trong quản lý TCM, TTCM phải nắm vững và biết tận dụngcác quy luật khách quan, quy luật giáo dục, các tri thức khoa học quản lý vào quá trình tổ chứcđiều hành các hoạt động giáo dục Làm tốt công tác dự báo, biết phân tích tổng hợp các sự kiện,hiện tượng giáo dục, các tác động qua lại, phát hiện ra xu hướng phát triển của chúng để có sựđiều chỉnh, tác động phù hợp
+ Phải am hiểu sâu sắc đối tượng quản lý, hiểu tường tận về tính chất, nguyên tắc tổ chứccác hoạt động giáo dục, các quá trình giáo dục và am hiểu đặc điểm lao động, đặc điểm tâm sinh
Trang 20lý của người GV và HS cũng như đặc điểm tâm lý của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục đó
là một trong những điều kiện quan trọng để điều hành công việc một cách thành thạo, có hiệu quả
+ Tổ chức lao động của TCM một cách khoa học, phân định trách nhiệm, quyền hạn rõràng tạo nên sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáodục
+ Tối ưu hóa việc thực hiện các mục tiêu quản lý với sự tiết kiệm và sử dụng hợp lý sứclao động cũng như các phương tiện vật chất kỹ thuật
+ Nắm vững và vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào lĩnh vực giáo dục tronghoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
+ Cụ thể, thiết thực ở đây được đem đối lập với cái chung, cái trừu tượng Quản lý gtổchuyên môn phải nắm chính xác thông tin, diễn biến tình hình giáo dục, coi trọng điều tra, nghiêncứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và hiện thực khoa học, nhanh chóng đề ra những biện phápđúng đắn, cụ thể, thiết thực và kịp thời
+ Trong quá trình quản lý cần hiểu biết đầy đủ, tường tận tình hình thực tế công việc, biếtxác định những vấn đề cơ bản – then chốt trong từng thời gian để tập trung sức giải quyết Quantâm cụ thể đến từng GV, tạo điều kiện để họ phát huy ở mức cao khả năng làm việc của mỗingười và phấn đấu rèn luyện hoàn thiện bản thân Khi triển khai nhiệm vụ phải nêu rõ ràng nộidung, yêu cầu, thời gian, địa điểm tiến hành và thời điểm phải hoàn thành và phân công cụ thể đếntừng người hoặc nhóm người Mục tiêu nhiệm vụ phải phù hợp tình hình thực tế của đơn vị, vớimục tiêu phát triển của đơn vị nghĩa là phải khả thi
- Đảm bảo tính kế hoạch: Phải đưa mọi hoạt động của tổ vào kế hoạch để tăng tính chủ
động và khả năng phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận khi thực thi nhiệm vụ Kế hoạch phảiđược xây dựng dựa trên các căn cứ lý luận, pháp lý và thực tiễn xác đáng; chỉ rõ việc cần làm,thời gian, nguồn lực và biện pháp thực hiện phù hợp
+ TTCM phải được trang bị những kiến thức cơ bản về kế hoạch, hiểu và nắm được cácloại kế hoạch trong quản lý giáo dục và biết xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, hướng dẫn mọithành viên xây dựng kế hoạch cá nhân và bộ phận, kiên trì thực hiện kế hoạch đã vạch ra
+ Phải rèn thói quen làm việc có kế hoạch cho mình và cho mọi thành viên trong tổ chức.Khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào đều phải xây dựng kế hoạch và hình thành cho người dướiquyền thói quen làm việc có kế hoạch TTCM phải biết lựa chọn, nêu ra được và giải quyết hợp lýnhững khâu chủ yếu Việc giải quyết khâu này sẽ đảm bảo kết quả của việc thực hiện các nhiệm
Trang 21Căn cứ vào qui định của Điều lệ trường học về nhiệm vụ của TCM và của TTCM có thểxác định các nội dung cơ bản quản lý TCM gồm:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động của tổ (KH năm học, KH tháng,
KH tuần; KH dạy học, KH thao giảng, KH kiểm tra, KH ôn thi, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạohọc sinh yếu; KH bồi dưỡng đội ngũ, sinh hoạt chuyên đề, KH thực tế, giao lưu học hỏi…);hướng dẫn giáo viên xây dựng các KHCN tương ứng với nhiệm vụ của họ
- Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục: Quản lý thực hiện chương trình dạy học, giáo dụctheo qui định; quản lý việc soạn bài của GV, quản lý việc dạy học trên lớp, quản lý việc kiểm trađánh giá kết quả học tập của HS, quản lý dạy thêm học thêm, công tác ngoại khóa học tập, phốihợp quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, quản lý hồ sơ chuyên môn…
- Xây dựng và phát triển đội ngũ: Phân công giảng dạy, chủ nhiệm lớp, tổ chức bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ cho GV: bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì, bồi dưỡng theo chuyên đề, bồidưỡng qua thăm lớp, dự giờ, qua hội giảng, qua tổ chức giao lưu, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiếnkinh nghiệm, qua tự học; tham gia kiểm tra đánh giá xếp loại GV hàng năm theo qui định, tham mưutrong thực hiện chế độ chính sách cho GV
- Thực hiện công tác tham mưu, phối hợp các hoạt đông: Tham mưu với ban giám hiệutrong tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học giáo dục; phối hợp với các TCM khác, với giáoviên chủ nhiệm, với đoàn thể, với CMHS và cộng đồng… trong giáo dục HS và huy động nguồnlực phát triển nhà trường
- Quản lý cơ sở vật chất tài sản của TCM…
Từ các nội dung cơ bản này, mỗi trường có thể cụ thể hóa ra các hoạt động cụ thể để thựchiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của TTCM và điều kiện của trường mình
5 Tăng cường các mối quan hệ trong hoạt động quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường THCS và THPT
Hoạt động 7: Tìm hiểu để trả lời các câu hỏi:
- Để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ của tổ, TTCM cần thiết lập các mối quan hệquản lý nào?
- Cần làm gì để tăng cường các mối quan hệ đó?
Thông tin cơ bản hoạt động 7: Trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ của mình, TTCM cần thiết
lập và tăng cường các mối quan hệ đa dạng với các cá nhân và bộ phận khác nhau Đó có thể làquan hệ chấp hành, quan hệ tham mưu hay quan hệ phối hợp, tất cả đều nhằm cùng nhau đưa nhàtrường phát triển Dưới đây là một số mối quan hệ cơ bản mà TTCM cần tăng cường
5.1 Quan hệ giữa tổ trưởng chuyên môn với Hội đồng trường
Theo qui định tại điều 20 Điều lệ trường Trung học, TTCM có thể là thành viên Hội đồngtrường
Trang 22Hội đồng trường đối với trường trung học công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tưthục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phươnghướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhàtrường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục Hiệutrưởng có trách nhiệm thực hiện nghị quyết của hội đồng trường trong điều hành các hoạt độngcủa nhà trường Do đó quan hệ giữa TTCM với hội đồng trường được thể hiện:
- Là quan hệ chấp hành khi TTCM thực hiện các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công đểtriển khai Nghị quyết của Hội đồng trường
- Là quan hệ tham gia khi TTCM là thành viên Hội đồng trường
- Là quan hệ tham mưu khi TTCM thông qua đại diện của mình trong Hội đồng trường để
đề xuất, kiến nghị hoặc góp ý về các chủ trương hoạt động của nhà trường về các vấn đề liên quannhư chương trình, nội dung, PPDH , giáo dục…
5.2 Quan hệ với hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng
Tổ chuyên môn, TTCM trong trường trung học do Hiệu trưởng trực tiếp cơ cấu và quyếtđịnh Điều này xác định tính chất mối quan hệ giữa TTCM với hiệu trưởng và các phó hiệutrưởng
- Là cầu nối giữa Hiệu trưởng và GV trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuốicùng là nâng cao chất lượng giáo dục Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác GV, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công GV hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho
GV trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên
- Tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên vềcác hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch, CTGD, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mớiPPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá…qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng GV, HS, dự giờ,thăm lớp…
- Tham mưu cho Hiệu trưởng để có những quyết định chính xác, kịp thời; bố trí, sắp xếpcông việc, kế hoạch rõ ràng, hợp lý trong điều hành các hoạt động của nhà trường Công tác thammưu của TTCM cần tập trung vào một số nội dung cụ thể sau đây:
Tham mưu cho hiệu trưởng về các hoạt động giáo dục và dạy học
- Nội dung tham mưu
+ Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch nhà trường, xây dựng các hoạt động của TCM phù hợp với kế hoạch và hoạt động chung của nhà trường.
+ Xây dựng, phát triển đội ngũ, bồi dưỡng GV giỏi và giúp đỡ kèm cặp GV còn yếu
+ Đề nghị hỗ trợ các điều kiện và các biện pháp tháo gỡ lúc cần thiết
- Biện pháp tham mưu
Trang 23Để công tác tham mưu đạt hiệu quả cao, TTCM cần tập trung nghiên cứu đầy đủ các loại
hồ sơ tư liệu của nhà trường như: Báo cáo tổng kết năm học phương hướng - nhiệm vụ năm học mới, KH thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp QLGD, quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, kết hợp với việc nắm bắt những yêu cầu của ngành, của địa phương và tình
hình cụ thể của trường, của tổ, để từ đó có những tham mưu đề xuất cho Hiệu trưởng bằng cácviệc làm sau đây:
- Tham gia góp ý xây dựng các kế hoạch của nhà trường như: KH phát triển, tuyển sinh,
dạy học; KH đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV; KH xây dựng cơ sở vật chất,các hoạt động dịch vụ, sản xuất của nhà trường và các hoạt động khác trong năm học; chức năng,nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường; các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳtrong năm học
- Tham gia góp ý xây dựng các nội dung, biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm Tổ trưởng CM góp ý cụ thể các nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí của công tác thi đua của GV và HS như: Bảng điểm thi đua của GV, bảng điểm thi đua của các lớp hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học.
- Tham gia góp ý xây dựng lề lối làm việc, các nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị, cụ thể là nghị quyết cán bộ - viên chức năm học, quy chế thực hiện dân chủ của nhà trường, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế thực hiện công khai… nhằm bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc
thực hiện thành công nhiệm vụ năm học của nhà trường
- Tư vấn, phản biện chính xác giúp Hiệu trưởng chỉ đạo hiệu quả hơn, sâu sát hơn, hoặc
kịp thời điều chỉnh các quyết định đã ban hành chỉ đạo hoạt động dạy và học cho phù hợp với điềukiện thực tế và các qui định trong việc thực hiện CT, nội dung, PPDH bộ môn, hình thức tổ chứccác hoạt động giáo dục khác, thời gian tiến hành phù hợp với mục tiêu đề ra…như: tổ chức hoạtđộng chuyên đề ở TCM; các hoạt động giáo dục ngoại khóa; các câu lạc bộ tiếng Anh, Văn,Toán…Bên cạnh đó, TTCM còn phải thực hiện đúng, đủ các yêu cầu của công tác kiểm tra, đánhgiá kết quả dạy và học theo sự chỉ đạo, phân công của Hiệu trưởng
- Xây dựng phương án và trực tiếp thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV
trong tổ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của TCM nói riêng và chất lượng giảngdạy của nhà trường nói chung Tổ trưởng CM đề nghị chính xác người cần được bồi dưỡng thành
GV giỏi, GV yếu cần được kèm cặp, cụ thể:
+ Xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể, chi tiết, có nghĩa là phải trả lời được các câu hỏi:
Ai tham gia? Ai phụ trách? Nội dung bồi dưỡng/ kèm cặp? Thời gian – thời điểm? Biện pháp thực hiện? Dự báo kết quả?
+ Đề xuất nhân sự để xây dựng cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, sắp xếp công việc củaTCM đảm bảo tính khoa học, tính kế thừa trong các hoạt động của nhà trường
+ Trong trường hợp cần thiết có thể đề nghị lãnh đạo giải quyết những “vướng mắc” kịpthời như: mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động dạy học; hoặc điều chỉnh kếhoạch phân công khi cần thiết
Trang 24Tham mưu cho hiệu trưởng về công tác phân công giáo viên
Để công tác phân công đạt hiệu quả cao nhất, Hiệu trưởng cần có những thông tin cầnthiết, có thể bằng chính sự nắm bắt của bản thân và sự tham mưu hiệu quả của các thàn viên trong
tổ Hơn ai hết, TTCM là người có cơ hội nắm bắt được những thông tin chính xác nhất về đốitượng quản lý của mình, qua đó đề xuất, tư vấn cho Hiệu trưởng những phương án phân công GVkhác nhau, giúp Hiệu trưởng có cơ sở để cân nhắc, chọn lựa và đi đến quyết định sau cùng
Những nội dung tham mưu
- Cung cấp cho Hiệu trưởng đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin về phẩm chất
chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục
HS , tinh thần thái độ công tác, khả năng phát triển của từng thành viên trong TCM
- Nhận xét, đánh giá trung thực, khách quan, toàn diện, rõ ràng, cụ thể của cá nhân về
điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh của bản thân và gia đình GV có thể tác động tích cực hoặc tiêucực đến công tác của GV
- Đề xuất những phương án cụ thể, khả thi trong sử dụng đội ngũ GV, giải quyết những
vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục
Biện pháp tham mưu
- Tổ trưởng CM căn cứ vào hồ sơ quản lý của TCM, kết quả quá trình công tác của GV,những bài học kinh nghiệm thực tiễn của đơn vị, đề xuất với Hiệu trưởng về việc phân công GV
Để công tác tham mưu hiệu quả, TTCM cần nắm một số nguyên tắc sau:
+ Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm tình hình của nhà trường và quyền lợi học tập của HS để đề xuất phương án phân công GV Kết hợp việc giảng dạy và các công tác kiêm nhiệm
khác, tình hình cụ thể của nhà trường mỗi năm học, những đặc điểm yêu cầu riêng cho từng loạilớp học, từng loại đối tượng HS để lựa chọn phương án phân công GV phù hợp nhất
+ Căn cứ vào Phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, tinh thần hợp tác, sức khỏe của
GV (môn chính được đào tạo, khả năng giảng dạy đạt hiệu quả cao đối với khối lớp hay nhóm HS
theo sức học cố định, khả năng hợp tác với đồng nghiệp…) để phân công phù hợp
+ Tham khảo tài liệu phân công và kết quả giảng dạy của GV ở các năm học trước, hoặc ở
đơn vị cũ nếu GV mới chuyển về
+ Lưu ý đến nguyện vọng, hoàn cảnh của GV Đây là các yếu tố xem xét thêm nhằm tạo ra
sự hợp lý, hợp tình, tạo ra tâm lý thoải mái để GV an tâm cống hiến tốt nhất
+ Xem xét nguyện vọng chính đáng của HS và cha mẹ HS.
- Tổ trưởng CM tham mưu đề xuất cho Hiệu trưởng bằng lý lẽ với sự phân tích sâu sắcdựa trên tư duy nhạy bén và hiểu biết am tường của mình để đưa ra những nhận xét, đánh giá thậtchính xác, khách quan, công bằng về mỗi GV trong tổ hoặc trong trường, về điều kiện hoàn cảnhcủa nhà trường ở mỗi thời điểm khó khăn, thuận lợi khác nhau; khi cần thiết phải đưa ra được
những minh chứng thật xác đáng để thuyết phục được Hiệu trưởng về phương án phân công.
Trang 25Trong trường hợp cả hai phía chưa đi đến thống nhất, có thể “bảo lưu” ý kiến của mình nhưng vẫnphải chấp hành ý kiến của cấp trên
Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TTCM, trên cơ sở nghiên cứu cẩn thận, đầy đủ cácnguồn thông tin cơ bản trên kết hợp với kinh nghiệm của bản thân qua thực tiễn công tác, TTCMnhận xét, đánh giá chính xác, khách quan về từng GV trong tổ để có cơ sở phân công hợp lý
5.3 Quan hệ của tổ trưởng chuyên môn với các tổ trưởng chuyên môn khác
Là mối quan hệ ngang hàng, phối hợp, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác Được thểhiện qua các hoạt động:
- Phối hợp với các TTCM khác trong tổ chức các sinh hoạt chuyên môn chuyên đề có tínhchất chung như: đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học, phương pháp phát hiện, bồidưỡng HS giỏi, phụ đạo HS có khó khăn
- Phối hợp trong việc bố trí dạy thay, dạy bù
- Phối hợp trong tổ chức ôn thi, hội nghị khoa học, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm; hộigiảng, thi GV giỏi
- Cam kết thi đua và thực hiện các hoạt động chung khác theo phân công của Hiệu trưởng
5.4 Quan hệ Tổ trưởng chuyên môn với giáo viên chủ nhiệm
Các thành viên trong TCM cũng thực hiện công tác chủ nhiệm Mối quan hệ này sẽ giúpgiáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tác quản lý HS, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó gópphần vào công tác giáo dục toàn diện HS và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốthơn
Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của GV – thành viên TCM
về mọi mặt, không chỉ chú trọng tới chuyên môn giảng dạy của người GV đó mà coi nhẹ công tácchủ nhiệm, quản lý lớp HS của người GV Từ những hoạt động như: tổ chức lớp, quản lý sĩ số, tổchức phong trào hoạt động trong và ngoài giờ học của HS, giúp đỡ hoạt động của chi đoàn, chiđội, liên hệ với gia đình HS,…đều là công việc của GV chủ nhiệm Những việc này đóng gópphần quan trọng tới kết quả học tập của HS và chất lượng giáo dục chung của nhà trường Tổchuyên môn khi chú trọng những công việc này của GV chủ nhiệm trong tổ không còn thuần túy
là giải quyết vấn đề chuyên môn nữa mà đã giúp cho tổ chủ nhiệm hoàn thành kế hoạch của mình.Mặt khác, khi GV trong Tổ chủ nhiệm với nội dung chính là quản lý lớp HS ở tất cả các hoạt độngtrên đã góp phần nâng cao chất lượng học tập Điều đó giúp TCM hoàn thành cơ bản, dễ dàngnhiệm vụ chủ yếu của tổ Chính vì vậy, giữa TTCM và GV chủ nhiệm cần thiết phải hình thànhmối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau
Tổ trưởng CM phối hợp với GV chủ nhiệm thông qua các hoạt động:
- Tổ trưởng CM chỉ đạo các GV trong tổ và GV chủ nhiệm thường xuyên trao đổi và
xử lý kịp thời, hiệu quả thông tin về giáo dục HS
Trang 26+ Yêu cầu GV nắm chắc đối tượng học sinh của lớp mình giảng dạy: HS nghèo có nguy
cơ bỏ học, HS chậm tiến bộ, HS có hoàn cảnh đặc biệt, số lần bỏ tiết học, số lần không thuộc bài,kết quả xếp loại để cung cấp cho GV chủ nhiệm có biện pháp hỗ trợ, giáo dục các em, hoặc thôngtin kịp thời cho gia đình Hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, khả năng của các bậc cha mẹ
HS làm tiền đề cho các việc giáo dục HS như: phát hiện nguyên nhân HS học kém, vi phạm kỷluật có thể do gia đình kinh tế khó khăn, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, hay cha mẹ HS có vấn đề
Tổ trưởng CM phối hợp với GV chủ nhiệm trong việc nhận xét, đánh giá, xếp loại HS thể hiệnqua sự thống nhất nội dung, biện pháp quản lý, giáo dục HS giữa giáo viên bộ môn và GV chủnhiệm Trên cơ sở phối hợp này sẽ giúp GV chủ nhiệm có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn đểđánh giá HS thật chính xác, công bằng
+ Phát hiện, phát huy những nhân tố tích cực, nhiệt tình, trách nhiệm cao có ảnh hưởngtốt đến tập thể lớp Ngược lại, giải quyết kịp thời, đúng đắn những mối quan hệ, những mâu thuẫncủa HS, của GV với HS trong quá trình dạy học, giáo dục
+ Thống nhất nội dung, biện pháp, thời gian thực hiện các nội dung của hoạt động giáodục của từng lớp ở từng thời điểm, tránh chồng chéo, cản trở, gây tâm lý căng thẳng không cầnthiết đối với HS hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động chuyên môn của GV trong tổ
+ Phổ biến những biện pháp giáo dục tiến bộ, có tính sư phạm cao, những kinh nghiệm,bài học sư phạm rút ra từ thực tiễn sinh động của hoạt động giáo dục phù hợp với yêu cầu của nhàtrường hiện nay
- Tổ trưởng CM và GV chủ nhiệm thống nhất nội dung, biện pháp đề xuất với Hiệu trưởng về những quyết định quản lý giáo dục HS
+ Yêu cầu GV của tổ cung cấp cho GV chủ nhiệm các thông tin của HS lớp họ chủ nhiệm
về tình hình học tập môn học để GV chủ nhiệm trao đổi, phối hợp với gia đình HS trong giáo dục,giúp đỡ các em Nhắc nhở các GV trong tổ làm công tác chủ nhiệm thực hiện giao tiếp có văn hóa
với cha mẹ HS, thống nhất nội dung, biện pháp phối hợp gia đình HS Tổ chức tốt các buổi họp
cha mẹ HS có nội dung thiết thực, tạo được niềm tin của các bậc cha mẹ vào thầy cô và nhàtrường Lôi cuốn cha mẹ vào việc hướng dẫn học sinh sử dụng hợp lý thời gian ở nhà Thu hút cha
mẹ HS vào các công tác như giáo dục truyền thống, dạy nghề truyền thống và những công việckhác
+ TTCM phối hợp với GV chủ nhiệm trong việc thu thập các ý kiến phản ánh từ gia đình
HS về các hoạt động dạy học giáo dục liên quan đến GV của tổ để có biện pháp trao đổi, thốngnhất các yêu cầu đối với GV do mình phụ trách Tổ trưởng CM phối hợp GV chủ nhiệm thốngnhất ý kiến xây dựng nhà trường góp ý cho Hiệu trưởng để định hướng hoạt động của Ban đạidiện cha mẹ HS của trường, lớp; thực hiện các biện pháp phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HStheo phương hướng và kế hoạch chung của trường Đề xuất với Hiệu trưởng ra những quy định cụthể, thống nhất phù hợp với tình hình thực tế của trường, địa phương và bài học kinh nghiệm củatập thể sư phạm đã đúc kết được nhằm đảm bảo các GV chủ nhiệm thực hiện các hình thức phốihợp có nền nếp
Trang 27+ Qua trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục HS, phối hợp với cha mẹ HS và với GV chủnhiệm, từ đó đề xuất với Hiệu trưởng để có những biện pháp quản lý, tuyên dương khen thưởngnhững nhân tố nổi bật, đồng thời phê bình, nhắc nhở, khắc phục những trường hợp GV có thái độhời hợt, thiếu trách nhiệm với HS hoặc có những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ với gia đìnhHS…để Hiệu trưởng có những quyết định quản lý chính xác, kịp thời nhằm giáo dục HS đạt hiệuquả.
- Tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm thống nhất phối hợp giáo dục học sinh chậm tiến bộ, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt
+ Để giáo dục thành công HS chậm tiến bộ, HS có hoàn cảnh đặc biệt là điều không hề
đơn giản, và không một cá nhân nào có thể thành công nếu không biết tập hợp được sức mạnh củatập thể sư phạm nhà trường Điều này cũng đòi hỏi tập thể sư phạm đó phải có sự đoàn kết, thốngnhất giữa nhận thức và hành động Lựa chọn nội dung, biện pháp để giáo dục đối tượng HS nàykhông những đòi hỏi những GV chỉ có trình độ chuyên môn cao, năng lực giảng dạy giỏi mà cònphải thật sự chân thành, cởi mở, giàu lòng vị tha, độ lượng, đạo đức trong sáng, lối sống mẫu mựcmới có khả năng “cảm hóa” được những đối tượng HS này Công việc này chỉ có thể thành côngkhi TTCM thực sự là “chiếc cầu” nối liền, gắn kết được trí tuệ, tình cảm, lòng yêu nghề, yêungười của mỗi cá nhân trong tập thể mình phụ trách
+ TTCM đề nghị GV chủ nhiệm cung cấp thông tin cụ thể về các HS có khó khăn tronghọc tập và rèn luyện của lớp mình để phối hợp và phân công GV trong tổ hỗ trợ kèm cặp, giáo dụccác em thông qua việc tổ chức các lớp học phụ đạo HS học yếu Khai thác mối quan hệ tích cựcgiữa GV của tổ với HS và gia đình HS, sử dụng uy tín của GV với học sinh để phân công GV hỗtrợ các em
5.5 Quan hệ giữa tổ trưởng chuyên môn với tổ trưởng công đoàn
Nhiều khi TCM và tổ trưởng công đoàn không do một người chịu trách nhiệm GiữaTTCM và tổ trưởng công đoàn không phải là chức danh lãnh đạo song hành, mà hình thành ở đây
là quan hệ phối hợp giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tạo ra những điều kiện tốt nhất để giúp các GVthực hiện nhiệm vụ hướng tới mục tiêu chung Tổ công đoàn không làm thay công việc của TCM
và ngược lại, TCM cũng không làm thay công việc của tổ công đoàn mà phối hợp với nhau đểthực hiện nhiệm vụ
Nội dung, biện pháp phối hợp của tổ trưởng chuyên môn với tổ trưởng công đoàn
Tổ chức giáo dục giáo viên trong tổ chuyên môn thực hiện đúng đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành và của đơn vị
- Tổ trưởng CM cùng với tổ trưởng công đoàn tổ chức vận động, giáo dục giáo viên trong
tổ chấp hành nghị quyết của tổ chức Đảng cấp trên và của đơn vị; thực hiện nghiêm những quy
định của pháp luật, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và nghị quyết của hội nghị cán bộ
-viên chức Tổ trưởng CM phải phối hợp tốt với tổ trưởng công đoàn tổ chức vận động, giáo dụcgiáo viên thực hiện nhiệm vụ của giáo viên đã được quy định cụ thể ở điều 31- Điều lệ trườngtrung học, đó là:
Trang 28+ Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thínghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản
lý HS trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia hoạt động của TCM
+ Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương
+ Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng caochất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục
+ Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tracủa Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục
+ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước HS, thương yêu, tôntrọng HS, đối xử công bằng với HS, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của HS, đoàn kết,giúp đỡ đồng nghiệp
+ Phối hợp với GV chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình HS, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục HS
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
TTCM phối hợp với tổ trường công doàn cam kết thực hiện nhiệm vụ năm học
Hàng năm, TTCM và tổ trường công đoàn phối hợp xây dựng và cam kết thực hiện kếhoạch của tổ và nghị quyết hội nghị cán bộ viên chức của trường
Cùng nhau bàn bạc và lựa chọn các biện pháp phù hợp để triển khai các nhiệm vụ của tổ
Tổ trưởng chuyên môn phối hợp với tổ trưởng công đoàn phổ biến, tuyên truyền, giải thích để giáo viên nhận thức đúng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở
- Tổ trưởng CM và tổ trưởng công đoàn cần phối hợp tổ chức thực hiện tốt việc tuyên
truyền thường xuyên, phổ biến rộng rãi, giải thích cặn kẽ cho GV trong tổ được biết, được tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức,
đoàn thể trong nhà trường: những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối vớinhà giáo, cán bộ, công chức; những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhàtrường; việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo; côngkhai các khoản đóng góp của học sinh, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyếttoán theo quy định hiện hành; giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho
GV, HS; việc thực hiện tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển,điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật; về công tác tuyển sinh và thực hiện quy chế thi từng nămhọc; báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá GV hàng năm
- Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; quyền phải điđôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.Chính vì vậy, mọi thành viên trong tập thể phải thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động củanhà trường để các nhân tố tích cực có điều kiện thuận lợi phát huy và hạn chế những yếu kém,những tiêu cực, góp phần ổn định để nhà trường phát triển
Trang 29Tổ chức vận động, giáo dục giáo viên trong tổ chuyên môn tích cực tham gia các phong trào thi đua do ngành giáo dục, địa phương và nhà trường phát động
- Thi đua là biện pháp tổng hợp, là đòn bẩy để củng cố, cải tiến công tác, cải tiến quản lý,
là biện pháp quan trọng để phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV giúp cho họ có điều kiện
vươn lên hoàn thiện mình Nếu được tổ chức tốt thì thi đua sẽ trở thành một trong những động lực
góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chất lượng giáo dục của đơn vị, khơi dậy lòng nhiệt tình và phát huycao độ sức sáng tạo của đội ngũ GV để giải quyết các vấn đề trọng tâm của nhà trường
Tổ trưởng công đoàn tổ chức các hoạt động thi đua, động viên GV tích cực thực hiệnnhiệm vụ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của GV; TTCM tổ chức thực hiện kế hoạch củatổ; kiểm tra giám sát việc thực hiện, đánh giá xếp loại GV làm cơ sở cho việc thi đua khenthưởng, cùng tổ công đoàn tổ chức các hoạt động tập thể gắn với chuyên môn để tạo động lực cho
GV thực hiện nhiệm vụ
Thúc đẩy thực hiện tốt kế hoạch năm học của ngành, của trường; xây dựng đội ngũ GVgiỏi, phong trào dạy tốt – học tốt trong nhà trường, học tập các mô hình giáo dục tiên tiến; độngviên GV hăng hái tham gia hoạt động dạy tốt, tích cực đổi mới PPDH; phát huy cao nhất trí tuệcủa của đội ngũ sư phạm nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị, trước hết về đạođức và văn hóa, giảm tỷ lệ HS yếu kém, lưu ban, bỏ học
Phối hợp tổ chức các phong trào sâu rộng, đi vào thực chất, có ý nghĩa thiết thực, tạo sứclan tỏa lớn đến từng cá nhân trong tổ để hưởng ứng các cuộc vận động của Ngành phát động:
“Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức,
tự học và sáng tạo”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”;
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…
Phối hợp trong việc đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của Nhà nước và chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho giáo viên
- Để GV có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công nhà trường cần tạo ra những điềukiện thuận lợi về mặt vật chất lẫn tinh thần để họ có thể an tâm cống hiến vì sự nghiệp chung Tổtrưởng CM cần phối hợp tốt với Tổ trưởng công đoàn để đảm bảo thực hiện chế độ, chính sáchcho cho GV bảo đảm quyền lợi hợp pháp của GV
- Đảm bảo những điều kiện cơ bản để GV thực thi nhiệm vụ Phát hiện và kiến nghị kịpthời với Hiệu trưởng giải quyết những vấn đề phát sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho GV côngtác tốt Hiểu rõ đời sống GV trong tổ, đặc biệt là những người ở xa đến công tác Nắm chắc tìnhhình xin nghỉ việc, nghỉ hưu, nghỉ mất sức Giúp đỡ công đoàn viên gặp khó khăn, trợ cấp kịpthời; thăm hỏi, hiếu hỉ, động viên tận tình, chu đáo khi GV ốm đau, hoạn nạn; bảo vệ danh dự,nhân phẩm và những quyền lợi hợp pháp của GV
- Phối hợp với tổ công đoàn giới thiệu kịp thời những nhân tố hoạt động tích cực, có thànhtích xuất sắc và sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với quần chúng cho chi bộ Đảng để bồi dưỡng và pháttriển Đảng
Trang 30- Tạo môi trường đoàn kết, hợp tác, tương thân tương ái trong GV, nhân viên nhà trường,xây dựng tập thể sư phạm và tổ chức công đoàn vững mạnh
Mối quan hệ tương hỗ này về bản chất là tốt đẹp và có tác dụng tích cực Nhưng để hìnhthành được cần có những điều kiện nhất định như: kế hoạch hoạt động của cả TCM và tổ côngđoàn phải rõ ràng và chi tiết, TTCM và tổ trưởng công đoàn cần có sự hiểu biết sâu sắc và hợp tácchặt chẽ với nhau, các cá nhân trong TCM và tổ công đoàn có ý thức đúng đắn về công việc vàtrách nhiệm của mình…
5.6 Mối quan hệ của tổ trưởng chuyên môn với Bí thư Đoàn ,Tổng phụ trách Đội hay bộ phận tham vấn học đường
Phối hợp với cán bộ Doàn, Đội trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt
Nội dung chính của sự phối hợp này là phát huy vai trò của Đoàn, Đội trong trường trunghọc để phát động và tổ chức các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạcbộ…qua đó giáo dục ý thức học tập chủ động, phương pháp học tập tích cực, thói quen tự học;khuyến khích phát huy tư duy sáng tạo, tìm hiểu khoa học, thực hành, phát triển kĩ năng sống cho
HS, làm cho HS tích cực học tập rèn luyện, đạt được các kiến thức sâu sắc và vững chắc; Cùngvới Đoàn, Đội giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tính tổ chức, tính nguyên tắc, tinh thần phêbình và tự phê bình, hình thành nên những phong cách hoạt động có xu hướng xã hội; giáo dục kỷluật HS, giữ gìn nền nếp, kỷ cương và trật tự trong học tập, sinh hoạt; đấu tranh chống tiêu cựctrong lớp, trong trường; nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra, thi cử
Phối hợp thực hiện các hoạt động văn hóa, xã hội, thể dục thể thao trong học sinh
Hoạt động Đoàn, Đội trong trường học có ảnh hưởng đến mọi mặt giáo dục trong nhàtrường TTCM phối hợp với cán bộ Đoàn, Đội để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thểdục thể thao, động viên các GV trẻ trong tổ tham gia hoat động; Phân công GV thể dục và những
GV có năng khiếu hỗ trợ tổ chức Đoàn, Đội thực hiện các hoạt động này về mặt chuyên môn
Cùng tổ chức Đoàn, Đội xây dựng môi trường nhà trường “Xanh –Sạch – Đẹp, không có
ma túy”, vv , rèn luyện chính trị - tư tưởng, đạo đức cho HS qua định hướng giá trị, tạo dư luậnlành mạnh,…; giáo dục tính tích cực xã hội, các phẩm chất của con người mới đáp ứng yêu cầucông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Phối hợp thực hiện các phong trào xung kích, sáng tạo để đổi mới nhà trường
Hoạt động của Đoàn, Đội còn mang những đặc trưng, sắc thái riêng của tuổi trẻ như: sôinổi, năng động, hứng thú, khám phá cái mới, nên dễ kích thích, lôi cuốn, thu hút, tiếp cận với đốitượng học sinh trung học.…Chính qua những hoạt động thực tiễn này sẽ tạo ra nhiều cơ hội chohọc sinh thể hiện năng lực bản thân cũng như thái độ, trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng, xãhội, góp phần hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu đề ra
Trong hoạt động này, TTCM đôn đốc các GV trẻ trong tổ gương mẫu đi đầu trong cáchoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới PPDH, tổ chức các cuộc thi sáng tạo trong HS
Trang 31để giúp các em phát triển tối đa năng lực của mình, là tấm gương cho HS trong học tập, say mêkhoa học và sáng tạo.
Phối hợp với bộ phận tham vấn học đường (ở những trường có tổ chức này) để kịp thời
nắm bắt nguyện vọng, những băn khoắn vướng mắc, tâm tư tình cảm của HS để có những địnhhướng tích cực cho HS trong học tập, rèn luyện
Kết hợp với tổ chức Đoàn, Đội, cán bộ tham vấn tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, tưvấn nghề cho HS phù hợp với năng lực của HS và yêu cầu của xã hội
Có thể nói một trong những khía cạnh của quản lý là thiết lập và khai thông các mối quan
hệ để hoạt động của bộ phần, của tổ chức bền lâu và lhông ngừng phát triển Trong vai trò TTCMcần biết xây dựng và không ngừng cải thiện các mối quan hệ với các cá nhân, bộ phận trongtrường đê tham mưu, phối hợp… triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ Ngoài ra TTCM cũng cầnchủ động và phát huy khả năng trong thiết lập các mmối quan hệ với bên ngoài nhà trường để huyđộng các nguồn lực phát triển TCM, phát triển nhà trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT
ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 vềviệc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 banhành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông
5 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) Quy chế công nhận trường trung học chuẩn quốc gia banhành kèm theo thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010
6 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông banhành kèm theo thông tư số 21/2010/ TT-BGDĐT ngày 20/7/2010
7 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học ban hành kèmtheo quyết định số 40/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/10/2006 (có sửa đổi bổ sung)
8 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 9/2/2010
về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30 ngày 22/10/2009
9 Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khóa XI (2005), Luật Giáo dục(Luật số 38/2005/QH11), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
10.Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khóa XII (2009), Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
Trang 3211 Tập bài giảng cho khóa học tại Viện Giáo dục quốc gia Singapore
12 National Institute Education (NIE):Singapore’s School Excellence Model
CHUYÊN ĐỀ 2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Trang 331 Mục tiêu chung:
Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) có những hiểu biết cơ bản về kế hoạch, các loại kế hoạchcủa tổ chuyên môn (TCM) và qui trình xây dựng kế hoạch để vận dụng vào việc xây dựng
kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ xây dựng
kế hoạch chuyên môn của cá nhân, đảm bảo các qui định hiện hành và phù hợp với điềukiện thực tế
2 Mục tiêu cụ thể:
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ
chuyên môn: các khái niệm (kế hoạch năm học của TCM, kế hoạch hoạt động trong nămhọc của giáo viên…); ý nghĩa, yêu cầu chung nội dung và qui trình xây dựng 2 loại kếhoạch có tính pháp quy và tính phổ biến của TCM trong năm học (kế hoạch chuyên mônnăm học, kế hoạch hoạt động cuả GV)
- Vận dụng được các kiến thức trên vào xây dựng kế hoạch của TCM và tổ chức, chỉ đạoxây dựng kế hoạch hoạt động năm học của giáo viên và các loại kế hoạch khác
- Nâng cao ý thức về vai trò của TTCM (và của giáo viên) trong việc xác định mục tiêu vàphương hướng cho các hoạt động phát triển chuyên môn trong năm học; trên cơ sở đó,dần khắc phục thói quen làm việc theo kinh nghiệm hoặc tùy tiện
II NỘI DUNG
Chuyên đề này gồm 4 nội dung:
Phần 1: Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
Phần 2: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn
Phàn 3: Tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học
của cá nhân
Phần 4: Thực hành xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn
PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN
I Mục tiêu:
Tìm hiểu xong phần này, học viên có khả năng:
- Hiểu được các khái niệm về kế hoạch của TCM và ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch TCM;
- Hiểu được yêu cầu cơ bản của kế hoạch tổ chuyên môn;
- Nắm được mục đích, ý nghĩa, nội dung chính của kế hoạch TCM
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các loại kế hoạch và các khái niệm
Trang 341) Trong thực tế trường phổ thông, TCM có những loại kế hoạch nào?
2) Trình bày cách hiểu về khái niệm “kế hoạch” và từng loại kế hoạch đó?
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1:
1) Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:
Các loại kế hoạch ở TCM
Trong hoạt động của TCM ở trường THCS và THPT, có nhiều loại kế hoạch được xây dựng và thực hiện, trong đó, có 2 loại kế hoạch cơ bản và phổ biến, đó là:
- Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn;
- Kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên
Bên cạnh 2 loại trên, còn có:
- Kế hoạch học kỳ, Kế hoạch hàng tháng là sự cụ thể hóa của kế hoạch năm học cho từng
khoảng thời gian nhất định
- Kế hoạch hoạt động: Các kế hoạch được xác lập trước khi tiến hành một hoạt động
(hoặc một phạm vi hoạt động mang tính chuyên đề) để triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch năm học Ví dụ: kế hoạch thực hiện các chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học; kế hoạch hội giảng;
kế hoạch dự giờ; kế hoạch bồi giỏi - phụ kém; kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa; kế hoạch nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong tổ …vv…
Về mặt pháp quy, có 2 loại kế hoạch nằm trong nhiệm vụ của TCM, được quy định trong
“Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp
học” (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 12-2011) Đó là: Kế hoạch hoạt động năm học của TCM (gọi tắt là Kế hoạch TCM) và Kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên (gọi tắt là Kế hoạch cá nhân - KHCN)
Do điều kiện thời gian, Chuyên đề số 2 chỉ tập trung vào 2 loại KH nói trên Dựa vào 2
loại kế hoạch đã tìm hiểu, cùng với các phương pháp, kỹ thuật do chuyên đề gợi ý, TTCM hoàn
toàn có khả năng làm chủ trong việc xây dựng các loại KH còn lại – nhất là Kế hoạch hoạt động (còn gọi là Kế hoạch tác nghiệp).
Các khái niệm cơ bản:
i Kế hoạch:
- Kế hoạch (bản kế hoạch) là “toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về
những công việc dự định làm trong một thời hạn nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình
tự, thời hạn tiến hành” (Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội - 1988)
Xét trên phương diện hoạt động quản lý, còn có thể hiểu:
Kế hoạch là sự thể hiện ý đồ của chủ thể quản lý về sự phát triển trong tương laicủa đối tượng quản lý thể hiện qua hệ thống mục tiêu và các biện pháp, nguồn lực để thựchiện mục tiêu đó
Trang 35ii Xây dựng kế hoạch:
Xây dựng kế hoạch (còn gọi là lập kế hoạch) là xác định các mục tiêu, các hoạtđộng và nguồn lực cần thiết để đạt tới mục tiêu một cách phù hợp với tình hình thực tiễntrong khoảng thời gian xác định
- Xây dựng kế hoạch là làm rõ 4 câu hỏi quan trọng:
Một trong những nhiệm vụ và nội dung quản lý quan trọng của TTCM là xâydựng kế hoạch hoạt động của TCM Đó là sự khởi đầu có ý nghĩa nền tảng đảm bảo chotoàn bộ quá trình quản lý, tổ chức và chỉ đạo của người TTCM đạt được các yêu cầu:đúng, trúng và có hiệu quả
iii Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn:
Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn (thường gọi tắt là “kế hoạch tổ chuyên môn”) là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của TCM trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của TCM và của nhà trường.
Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn có những đặc điểm:
- Là công cụ có tính pháp quy để TTCM quản lý, chỉ đạo các hoạt động của TCM;
- Là cơ sở để xây dựng các kế hoạch khác của TCM;
- Là định hướng nhất quán cho các hoạt động của các thành viên trong TCM;
- Là phương tiện để thực thi kế hoạch năm học của nhà trường;
- Do TTCM trực tiếp chỉ đạo xây dựng
iv Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn:
Xây dựng kế hoạch TCM trong trường trung học là sự xác định một cách có căn cứ khoahọc những mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chuyên môn và định ra những phương tiện cơ bản
để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, chỉ tiêu đó
Bản chất của việc xây dựng kế hoạch TCM là xác định xem trong năm học tới, TCMhướng đến những mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu phát triển đó cầnphải làm gì, làm thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm
v Kế hoạch hoạt động của giáo viên :
Trang 36Kế hoạch chuyên môn của giáo viên là bản dự kiến của giáo viên về những công việc sẽlàm trong năm học, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành cụ thể, nhằm thựchiện những ý đồ phát triển của cá nhân phù hợp với mục tiêu phát triển của TCM và củanhà trường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và yêu cầu của kế hoạch TCM
1) Việc xây dựng kế hoạch TCM có ý nghĩa như thế nào? (đối với tổ trưởng chuyên môn, với giáo viên trong tổ, với hiệu trưởng nhà trường);
2) Kế hoạch TCM cần đảm bảo những yêu cầu gì?
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 2:
Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:
Đối với tổ trưởng chuyên môn:
- Kế hoạch TCM thể hiện tầm nhìn của TTCM về phương hướng phát triển các mặt hoạtđộng của TCM trong năm học tới, thể hiện qua các mục tiêu, yêu cầu, các biện pháp vànguồn lực để thực hiện mục tiêu đó;
- Kế hoạch TCM có ý nghĩa như là phương tiện, công cụ quản lý quan trọng giúp TTCM
tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đánh giá một cách thống nhất các hoạt động của tậpthể TCM, cũng như của từng thành viên trong tổ
- Kế hoạch TCM giúp TTCM chủ động, tự tin trong công tác quản lý, chỉ đạo các hoạtđộng của TCM
Đối với các thành viên trong tổ:
- Kế hoạch TCM thể hiện thống nhất ý chí, nguyện vọng và khả năng phấn đấu vươn lên
để phát triển (tâm và lực) của tập thể giáo viên trong TCM;
- Kế hoạch TCM chỉ rõ phương hướng hành động và phối hợp cho mọi thành viên trongtổ;
- Là cơ sở có tính pháp lý cho mỗi thành viên trong TCM xác định kế hoạch hoạt độngtrong năm học
Đối với hiệu trưởng:
- Kế hoạch TCM là một trong những loại kế hoạch cơ bản và có tầm quan trọng nhất trongquản lý nhà trường; nó là sự triển khai cụ thể việc thực hiện tầm nhìn, chiến lược pháttriển và kế hoạch hoạt động trong năm học của nhà trường;
- Kế hoạch TCM có ý nghĩa như là một phương tiện quan trọng trong công tác quản lý, chỉđạo phát triển nhà trường của Hiệu trưởng, nhất là về phương diện chuyên môn nghiệpvụ; đồng thời là một trong những cơ sở cho hoạt động kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng
Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch TCM:
Đảm bảo tính mục đích:
Trang 37Xây dựng kế hoạch TCM nhất thiết cần phải xác định rõ các mục tiêu phát triển cầnhướng tới, các nhiệm vụ cần phải giải quyết, các trạng thái thay đổi tích cực cần đạt đượccủa TCM Hệ thống mục tiêu đó của TCM không tách rời mà gắn bó mật thiết và hướngtới các mục tiêu phát triển của nhà trường.
Đảm bảo tính khoa học:
Xây dựng kế hoạch TCM cần phải dựa trên những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, thôngqua việc phân tích tình hình một cách đầy đủ, chính xác các thông tin từ kỳ kế hoạchtrước, nhận rõ những mặt mạnh, mặt yếu, chỉ rõ nguyên nhân thành công và không thànhcông, nhận thức được các yếu tố tác động đến việc thực hiện kế hoạch ở giai đoạn mới
Đảm bảo tính cụ thể, đo được:
Các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch TCM cần phải rõ ràng, cụ thể, có thể đo được; cácnguồn lực thực hiện cần được tổ chức một cách tường minh; các biện pháp thực hiện cầnđược đề xuất một cách cụ thể để thực hiện thuận lợi
Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi:
Kế hoạch TCM cần phải là hình ảnh phản chiếu tình hình thực tế của TCM, của nhàtrường, năng lực thực hiện cụ thể của đội ngũ giáo viên trong tổ và nguồn lực của TCMcũng như của nhà trường Sự phù hợp giữa kế hoạch của TCM và thực tiễn sẽ đảm bảocho mọi mục tiêu và nhiệm vụ có thể thực hiện và đạt kết quả như mong muốn
Đảm bảo tính linh hoạt:
Thực tế của TCM, của nhà trường trong năm học có thể không diễn ra không đúng như dựkiến ban đầu của TTCM Do vậy, cần linh hoạt phát hiện điểm không phù hợp của kếhoạch TCM và điều chỉnh kịp thời về mục tiêu, nhiệm vụ và việc khai thác, sử dụngnguồn lực…
Đảm bảo tính dân chủ:
Kế hoạch TCM cần phải là kết quả thống nhất của trí lực tập thể cán bộ, giáo viên trong
tổ Nếu quá trình xây dựng kế hoạch TCM, mọi thành viên trong tổ đều được biết, đượcchia sẻ bàn bạc và nhất trí sẽ là cơ sở liên kết, tập hợp những nỗ lực hành động nhằm đạtmục tiêu chung; đồng thời, sẽ tạo điều kiện cho mọi người tham gia kiểm soát và đánh giáquá trình thực hiện
Đảm bảo tính dân chủ trong quá trình xây dựng KH TCM sẽ tạo điều kiện phát huy tínhsáng tạo của giáo viên, tạo ra cơ chế công khai, minh bạch, cùng tham gia công tác quản
lý TCM và quản lý nhà trường
Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán trong tổ chức nhà trường
Xây dựng kế hoạch TCM cần đảm bảo mối liên hệ tương hỗ với kế hoạch các tổ chuyênmôn và bộ phận khác trong nhà trường, cùng hướng tới thực hiện kế hoạch của nhàtrường
Trang 38PHẦN 2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung, hình thức trình bày kế hoạch năm học của TCM
1) Dựa vào kinh nghiệm làm kế hoạch hàng năm, thày/cô hãy mô tả lại cấu trúc nội dung của kế hoạch năm học của TCM?
2) Thông thường, trong thực tế, kế hoạch TCM được trình bày như thế nào?
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 3:
2) Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn
2.1 Nội dung của bản kế hoạch TCM:
Phần căn cứ:
Phần này có ý nghĩa như là điểm tựa pháp lý cho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch TTCM cần nghiên cứu, nắm vững các cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch của TCM, bao gồm:
- Các loại nghị quyết của Đảng các cấp (có liên quan đến phát triển giáo dục);
- Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền các cấp;
- Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ngành (được ban hành từ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục (Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT);
- Nghị quyết Chi bộ nhà trường, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường (nếu
đã có)
Tuy nhiên, cần lưu ý: khi đưa vào phần mở đầu của kế hoạch, chỉ nên chọn những cơ sở pháp
lý gần nhất với nhà trường để làm điểm tựa pháp lý trực tiếp cho việc đề xuất các nội dung
của kế hoạch của TCM Không nên chỉ đưa ra những căn cứ pháp lý “xa” (của Đảng, Nhà nước, của ngành) mà quên căn cứ pháp lý “gần” và “sát” với TCM
iii Mục này cần trả lời rõ 2 câu hỏi: TCM của chúng ta đang ở đâu? TCM của chúng ta là tổ
chức như thế nào?
Trang 39ii Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản (của các nhiệm vụ) TCM phải thực thi trong năm học Phần này trả lời rõ 3 câu hỏi:
- Những mục tiêu nào TCM cần đạt được trong năm học này? (Đâu là mục tiêu ưu tiên?)
- Những nhiệm vụ trọng tâm TCM cần phải thực hiện năm học này là gì? (đâu là nhiệm
vụ trọng tâm, ưu tiên?)
- Cần đưa ra những chỉ tiêu nào, xác định mức độ nào để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu
và phù hợp với từng nhiệm vụ? Chỉ tiêu phải được định lượng và biểu thị cụ thể bằngnhững con số, tỷ lệ %
- Lưu ý: việc đề ra hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu cần phải dựa trên căn cứ từ các
cơ sở pháp lý nói trên để đảm bảo sự phù hợp với kế hoạch phát triển chung của nhàtrường, của địa phương
iii Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ: bao gồm các loại biện pháp pháp lý – hành chính,
biện pháp nhận thức tư tưởng, biện pháp tâm lý, biện pháp huy động và hỗ trợ nguồn lực/điều kiện, biện pháp kiểm tra, đánh giá…
Phần này trả lời 2 câu hỏi: cần có hành động cụ thể nào (làm gì?) và làm như thế nào,
theo những cách nào để thực hiện các nhiệm vụ đã đề xuất?
iv Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm
vụ, các hoạt động chính của TCM trong năm học (trả lời câu hỏi: lộ trình/kế hoạch thực
hiện các nhiệm vụ/hoạt động chính trong năm học như thế nào? Kiểm tra/ kiểm soát thực
hiện kế hoạch thế nào?)
v Những đề xuất của TCM: Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đã xác định, đối chiếu với
hoàn cảnh thực tế cụ thể của tổ, TCM đưa ra một số đề xuất đối với lãnh đạo nhà trườnghoặc các đơn vị, cá nhân có liên quan đê tăng cường sự hỗ trợ hoặc kết hợp hành động…Với những nội dung như trên, bản kế hoạch năm học của TCM là kế hoạch hành động mangtính hướng đích của tập thể TCM trong năm học
2.2 Hình thức trình bày bản kế hoạch TCM:
2.2.1 Theo hình thức mang tính truyền thống và phổ biến, bản kế hoạch TCM được trình bày
theo thể thức văn bản hành chính, có bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: Thể thức hành chính, bao gồm: a) tên chủ thể của kế hoạch (Trường và TCM); b) Quốc
hiệu; c) Thời gian; d) tên văn bản
- Phần 2: Nội dung chính: bao gồm 5 nội dung (như trên)
- Phần 3: Chủ thể lập kế hoạch ký tên và Hiệu trưởng phê duyệt
2.2.2 Giới thiệu hình thức trình bày thông thường của một bản kế hoạch TCM:
TRƯỜNG
Trang 40TỔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày … tháng … năm …
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 201… – 201
- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2011 -201 của Sở GD-ĐT tỉnh (hoặc của Phòng GD-ĐT…);
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường THPT/THCS……
Tổ …… xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2011-2012 như sau:
IV LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Thời gian Nội dung
công việc
Chỉ tiêu/
kết quả
Người phụ trách
Nguồn lực
Ghi chú(điềuchỉnh)Từ…đến…