ấn tượng; ứng dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại thu hút sự chú ý và tạohứng thú cho học sinh…- Tổ chức HS tri giác ngôn ngữ nghệ thuật: đọc văn đọc trên lớp, đọc ở nhà; sử dụng phư
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 2I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ Tất cả những tưtưởng, tình cảm, suy nghĩ, nhận thức, thái độ…đều được họ gửi gắm vào đó Chonên để hiểu và cảm được điều đó đòi hỏi chúng ta trước hết phải biết tri giác, cảmthụ tác phẩm, phải hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhậnhình tượng trong sự toàn vẹn các chi tiết, các liên hệ Sau đó chúng ta tiếp xúc với
ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinhsâu sắc của tư tưởng và tình cảm của tác giả Tiếp theo chúng ta phải đưa hìnhtượng vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm, đồngcảm Cuối cùng nâng cấp lí giải tác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ thống, hiểuđược vị trí tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệthuật
Tuy nhiên việc tiếp cận tác phẩm văn học không phải là dễ, đòi hỏi chúng taphải tìm tòi, học hỏi để tìm ra một phương pháp tiếp cận tác phẩm tối ưu nhất giúphọc sinh lĩnh hội một cách dễ dàng nhất nhưng đạt hiệu quả cao Bởi vì hiện naymôn Văn trong nhà trường đang có xu hướng bị xem nhẹ Học sinh không cònhứng thú học Văn mà xem như đó là môn học bắt buộc Vì thế, chất lượng học Văn
đã giảm sút đáng kể Học sinh không còn yêu thích môn Văn mà chạy theo nhữngmôn thời thượng như tiếng Anh, Tin học Chính vì thế càng đòi hỏi giáo viên dạyVăn phải đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo được giờ học thu hút học sinh, làmcho học sinh mong chờ đến tiết học Đồng thời còn giúp các em nhận thức đượcrằng: Cái đích cuối cùng của văn học là học làm người Học văn không chỉ để biết
mà còn để sống, để tự nâng mình lên thanh sạch hơn, cao thượng hơn, nhân vănhơn Nếu không thì việc học văn, dạy văn chỉ là công việc phù phiếm Thực tế cảmthụ đã cho thấy nhiều người học đã có những dấu hiệu chuyển hóa tích cực trongtâm hồn và nhân cách sau những tác động của văn học
Trang 3bài giảng tốt trước khi lên lớp Đó là lí do mà tôi xin trình bày một bài giảng cụ thể
để quý thầy cô tham khảo, bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam Sở dĩ tôi chọn bài này
để nghiên cứu vì Hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và tâm hồn của
Thạch Lam Văn bản có rất nhiều cách để tiếp cận và tôi cũng đã tìm cho mình mộtcách tiếp cận tác phẩm ưng ý và hiệu quả Sau đây xin giới thiệu đến quý thầy cô
và rất mong nhận được sự góp ý chân thành nhất để bài giảng được hoàn thiện hơn
II ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 (chương trình chuẩn) Học sinh THPT khốilớp 11
Mục tiêu mà sáng kiến kinh nghiệm hướng đến là:
- Xác lập cách dạy truyện ngắn Hai đúa trẻ đạt hiệu quả.
- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyện ngắn từ đầu thế kỉ XX đếncách mạng tháng Tám năm 1945
- Biết cách đọc- hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích tự sự hiện đạitheo đặc trưng thể loại
III PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Về nội dung: soạn giảng bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam, thuộc phần Văn
học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11
- Về thời gian: bài giảng được thực hiện theo phân phối chương trình trong 2tiết trên lớp
IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Trước hết là để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành giáodục, hơn nữa là nhằm tạo sự hấp dẫn cho bài giảng, hình thành tình cảm yêuthích văn học
Trang 4Khi tiến hành nghiên cứu cũng giúp bản thân tôi nắm vững kiến thức bàigiảng Đặc biệt có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm cùng các thầy cô.
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp đọc hiểu, phương pháp diễn dịch, qui nạp, phân tích, phân tổng hợp, tích hợp,… để khai thác vấn đề, lí giải vấn đề, giúp học sinh tiếp cận vănbản từ nhiều phía và có thể vận dụng vào thực tế
tích Phương pháp tổng hợp: sử dụng các hình ảnh, phim, tư liệu có sẵn trêninternet kết hợp giảng dạy của bản thân, thực tế diễn ra trên lớp học và các ýkiến đóng góp của thầy cô
- Phương pháp thực nghiệm: thử nghiệm cách dạy qua giờ dạy thực tế trên lớp
để rút kinh nghiệm và cải tiến phù hợp cho những lớp sau
- Phương pháp trao đổi, thảo luận: cùng nghiên cứu, cung cấp kết quả thảo luậnvới các thầy cô trong tổ cũng như những đồng nghiệp khác
VI CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
Trang 5B NỘI DUNG
Trang 6I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Luật Giáo dục, Điều 24.2, đã ghi: PP GDPT phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng PP tự học,rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
(Tài liệu tập huấn giáo viên, môn Ngữ Văn cấp THPT).
Với phương pháp dạy và học này, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần
là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chúc, hướngdẫn các hoạt động để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạtcác mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Trên lớphọc sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khisoạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểudạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở,xúc tác, động viên, cố vấn, dẫn dắt, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hàohứng, tranh luận sôi nổi của học sinh
Với mỗi bài giảng, GV phải giúp các em tiếp cận văn bản một cách tối ưunhất, đạt hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, việc tiếp nhận một tác phẩm văn học quả
là một việc không dễ dàng
Vậy tiếp nhận văn học là gì? Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh cácgiá trị tư tưởng, thẫm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bảnngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tàinghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnhhưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể…
Để tổ chức HS tiếp nhận TPVH, GV phải làm gì? GV phải tìm kiếm, xác định,
sử dụng các PP, biện pháp, kĩ thuật dạy học cụ thể như:
Trang 7ấn tượng; ứng dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại thu hút sự chú ý và tạohứng thú cho học sinh…
- Tổ chức HS tri giác ngôn ngữ nghệ thuật: đọc văn ( đọc trên lớp, đọc ở nhà);
sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại ( băng, đĩa…)
- Tổ chức HS hoạt động tái hiện hình tượng văn học: bằng sơ đồ, tranh vẽ,băng hình…
- Tổ chức HS hoạt động phân tích,cắt nghĩa: bằng biện pháp so sánh, thảoluận…
- Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức: tạo tình huống có vấn đề; đóng vai tácgiả hoặc nhân vật trong tác phẩm…
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1/ Thực trạng môn Văn trong nhà trường:
Hiện nay, việc học môn Văn trong nhà trường không còn được HS chú trọng.Các em tỏ ra hờ hững, chán nản trong giờ học nhất là những tác phẩm văn xuôidài như truyện, tiểu thuyết… Vì vậy mà chất lượng môn học không cao: bài viết
sơ sài, nguệch ngoặc mấy dòng cho có làm; chữ viết sai chính tả trầm trọng, câu
cú chẳng có, kiến thức trống rỗng, bài làm vô cảm, thậm chí đến phương pháplàm văn nghị luận các em cũng không nắm được… Quả đây là bài toán nan giảicho những giáo viên dạy Văn
Bác Hồ đã từng dạy: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Một
người giáo viên tâm huyết với nghề, tận tụy với học sinh càng không được chánnản, bỏ cuộc nhất là khi nền kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến cuộcsống Càng khó khăn càng đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo, đổimới phương pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em yêu thíchmôn Văn, mong chờ đến tiết học Đó là một thành công không nhỏ
Trang 82 Đặc điểm tình hình khi thực hiện đề tài
a Thuận lợi
- Nhà trường, Tổ chuyên môn luôn quan tâm đến công tác giảng dạy của giáoviên, tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình Các giáoviên trong tổ luôn động viên nhau, giúp đỡ nhau nhiệt tình
- Nhà trường luôn hỗ trợ phòng máy, trang thiết bị khi giáo viên có kế hoạch ứngdụng CNTT trong giảng dạy hoặc khi cần tìm tư liệu trên Internet…
- Trong quá trình giảng dạy, bản thân luôn có ý thức học hỏi, tích lũy kinhnghiệm, tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượngdạy học
b Khó khăn
- Đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn Ngữ văn quá ít (lớp 10 chỉ có 5 bộtranh cho cả chương trình học), thậm chí lớp 11 không có, giáo viên phải tự sưutầm, tự làm là chủ yếu
- Đối tượng học sinh của trường đa dạng nhưng học sinh khá giỏi ít, chủ yếu làhọc sinh trung bình và yếu kém Mặt khác, địa bàn của trường thuộc vùng sâu,vùng xa, mặt bằng dân trí thấp, phần lớn học sinh là con nông dân, cho nên các emkhông có điều kiện học tập, về nhà còn phải phụ giúp gia đình
- Học sinh và phụ huynh có tư tưởng xem nhẹ môn Ngữ văn, cho rằng môn xãhội không cần học nhiều, chỉ tập trung các môn tự nhiên, ngoại ngữ nên không có
sự đầu tư cần thiết cho môn học
c Hướng khắc phục
- Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từngđối tượng học sinh nhằm tạo sự hứng thú hấp dẫn để từ đó các em yêu thích mônhọc
Trang 9
bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng và hứng thú hơn.
III/QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
PHẦN I: MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT CỦA BÀI DẠY
- Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn
quanh, buồn tẻ của những người nghèo ở phố huyện và sự trân trọng của nhà văntrước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam
PHẦN II: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
- Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ; làtruyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự
2/ Kĩ năng:
- Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự
3/ Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, cuộc sống, con người.
PHẦN III: NHỮNG CHU Ẩ N BỊ CẦN THIẾT CHO BÀI GIẢNG
1.Chuẩn bị về phương pháp:
- Chuẩn bị tốt các phương pháp như: phát vấn, thuyết trình, phân tích, bìnhgiảng … Đặc biệt cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp, khoa học, chính xác,phong phú … Hệ thống câu hỏi thường từ dễ đến khó, trong đó có câu hỏi tái
Trang 10hiện, câu hỏi phát hiện, câu hỏi tư duy, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nâng cao, câuhỏi thảo luận… nhằm kích thích sự suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, chủ động, tíchcực của học sinh.
- Kết hợp các phương pháp trên với việc sử dụng các hình ảnh trực quan nhưtranh ảnh, sách báo… mà giáo viên tìm tòi, sưu tầm liên quan đến bài giảng đểminh họa cho tiết dạy thêm sinh động, lôi cuốn…
2 Chuẩn bị về nội dung và tư liệu:
a Đối với giáo viên:
- Giáo viên đọc kĩ văn bản trong sách giáo khoa và nghiên cứu kĩ sách Hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11 để xác định
đúng yêu cầu và hệ thống tri thức cơ bản, tri thức trọng tâm của bài giảng
- Sưu tầm một số tranh ảnh minh họa cho bài giảng như ảnh Thạch Lam, mộThạch Lam, ảnh minh họa văn bản… Tìm đọc một số tác phẩm khác của Thạch
Lam như Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan… tham khảo những bài
viết, những tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng để liên hệ, mở rộng kiếnthức cho học sinh
- Chuẩn bị các Slide Power Point hoặc bảng phụ để hỗ trợ cho bài giảng thêmsinh động, tạo hứng thú cho học sinh
- Cuối cùng là soạn giáo án Trước khi lên lớp giáo viên phải chuẩn bị giáo án
kĩ càng, nghĩa là chuẩn bị đầy đủ hợp lí phương pháp và nội dung giảng dạy, dựkiến tiết dạy… Giáo án cần phải ngắn gọn, bố cục rõ ràng, đầy đủ làm nổi bậttrọng tâm kiến thức Có như thế tiết dạy mới thành công
b Đối với học sinh:
( Phần này yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà)
- Yêu cầu học sinh đọc trước văn bản ở nhà, nắm được cốt truyện, chủ đề củatác phẩm và tóm tắt được nội dung tác phẩm
Trang 11là yêu cầu thiết thực bắt buộc các em phải đọc, phải suy nghĩ, tìm hiểu kiếnthức mới trả lời được.
Việc chuẩn bị ở nhà đòi hỏi ở ý thức tự giác, tích cực của học sinh Nhưngnếu được sự khuyến khích, động viên, gợi mở… của giáo viên thì việc chuẩn
bị của các em sẽ tốt hơn Điều đó góp phần không nhỏ trong quá trình lĩnh hộikiến thức của học sinh
Phần IV QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
(Hoạt động chính của thầy và trò)
Phần 1:Lời vào bài: Trước khi vào bài mới giáo viên nên có lời giới thiệu
ngắn gọn về bài giảng Lời vào bài không phải là phần trọng tâm, quyết địnhcủa tiết dạy nhưng đó sẽ là ấn tượng ban đầu khơi gợi sự tò mò, hứng thú khámphá của học sinh Có nhiều cách vào bài, song với bài giảng này tôi có thể giớithiệu bài mới như sau:
Sinh thời Tú Mỡ đã có bài thơ khen ngợi Thạch Lam:
Có lời mừng bác Nguyễn Tường Vinh
Đáng bực thần đồng bọn học sinh
Năm trước vừa an kì tốt nghiệp
Năm sau đã chiếm bảng trung thành
Vẫn hay phúc ấm nhờ tiên tổ
Cũng bởi công phu gắng học hành.
Thế nhưng đời người nghệ sĩ ấy thật ngắn ngủi, 32 tuổi! Nhựa sống đang mạnh,
đã kết sao được hết tinh hoa So với các nhà văn cùng thời thì số tác phẩmThạch Lam để lại cho đời không nhiều, không đồ sộ nhưng hơn 70 năm sau vẫn
được chúng ta yêu thích Và Hai đứa trẻ là một minh chứng Truyện ngắn này
tiêu biểu cho văn phong và tâm hồn Thạch Lam: nhẹ nhàng, buồn hiu hắt, đậm
Trang 12đà hương vị đồng quê, nhiều bóng tối, mà chói sáng một mối tình thương yêuhiền hòa, nhân hậu, phảng phất thơ tỏa lên từ quê hương, đất nước.
Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về cuộc đời cũng như tác phẩm
Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
GV ghi tựa đề lên bảng:
Văn bản Hai đứa trẻ
(Thạch Lam)
Phần 2:Nội dung bài giảng:
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả:
Hỏi: Giáo viên (GV) gọi học sinh (HS) đọc phần Tiểu dẫn trong sách giáo khoa
và phát biểu ghi nhận của mình về những nét đặc sắc đáng ghi nhớ về nhà vănThạch Lam?
GV gọi một HS phát biểu và một em khác bổ sung.
GV nhận xét và nhấn mạnh những nét chính về tác giả Thạch Lam:
- Thạch Lam (1910-1942)
- Thưở nhỏ sống ở quê ngoại - phố huyện Cẩm Giàng
- Là người thông minh, đôn hậu, điềm đạm, tinh tế
- Cùng với hai anh trai ( Nhất Linh, Hoàng Đạo) là những thành viên trụ cột của
Tự lực văn đoàn
GV giới thiệu ảnh minh họa về nhà văn Thạch Lam.
Trang 13THẠCH LAM (1910 -1942)
MỘ THẠCH LAM
Trang 14TRẠI CẨM GIÀNG
Hỏi: Qua phần tiểu dẫn kết hợp với việc tìm hiểu về tác giả, em có nhận xét gì về
văn chương Thạch Lam?
HS trả lời:
- Tuy có chân trong Tự lực văn đoàn nhưng tư tưởng thẩm mĩ (văn chương) lạihướng về những tầng lớp nghèo cơ cực, bế tắc…
- Quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ
- Có biệt tài về truyện ngắn Đặc điểm:
+ Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật
+ Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm, chứa đựng tìnhcảm chân thành và sự nhạy cảm tinh tế của nhà văn
+ Văn trong sáng, giản dị, thâm trầm, sâu sắc
- Tác phẩm chính: các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn
(1938), Sợi tóc (1942); tiểu thuyết Ngày mới (1939); tập tiểu luận Theo dòng (1941); tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943).
GV giới thiệu những sáng tác của nhà văn.
Trang 15
2/ Tác phẩm:
a/ Xuất xứ:
Hỏi: Em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm?
Trả lời: Rút từ tập truyện Nắng trong vườn, 1938.
Trang 16nay, Hà Nội, 1938 Truyện ngắn này tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật củaThạch Lam, khai thác những mẫu đời thường mà nơi sâu kín tâm hồn của mảnhđời nào cũng chứa đầy bao nỗi xót xa, thương cảm
Gv giới thiệu ảnh minh họa.
BÌA LÓT TẬP NẮNG TRONG VƯỜN
MỤC LỤC TẬP NẮNG TRONG VƯỜN
Trang 17HAI ĐỨA TRẺ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ THẾ KỈ 21
b/ Bối cảnh: Bối cảnh câu chuyện là một phố huyện nghèo nàn, xơ xác có đường
tàu đi qua, một ga xép, một cái chợ nhỏ bé nằm giữa thôn xóm và cánh đồng
GV giảng thêm: Trong tâm tư của nhà văn phố huyện Cẩm Giàng (Hưng Yên) và
người chị tần tảo đã trở thành chuỗi kỉ niệm đep đẽ nhất khiến cho ông khi viết vềhình ảnh phố huyện vẫn còn nguyên vẹn những ấn tượng sâu đậm của tuổi thơ Haichị em Liên và An chính là những gì Thạch Lam yêu mến, gắn bó thuở thiếu thời
Hai đứa trẻ được gợi ý từ một mảng đời thơ ấu rất cụ thể của Thạch Lam Đây
là kỉ niệm ấu thơ, nhà văn cùng với chị mình là Nguyễn Thị Thế sống ở phố huyệnCẩm Giàng ( Hưng Yên) bên cạnh xe lửa Hà Nội – Hải Phòng Sau này bà Thế kể
lại: Mẹ tôi xin được một khoảng đất ngay giữa phố huyện, bên kia là mấy hiệu
khách lớn Đằng sau là nhà đường xe hỏa (…) Tôi không ngờ em Sáu lại có trí nhớ dai như thế, như truyện em tôi đã tả hai chị em thức đợi chuyến tàu đêm,
Trang 18qua rồi mới đi ngủ Năm đó tôi mới có chín tuổi, em tôi lên tám mà mẹ tôi giao cho hai chị em tôi coi hàng Cửa hàng chỉ bán có rượu, ít bánh khảo, thuốc lào, cốt để dưa khách quen vào trong nhà bà ngoại Tối đến hai chị em phải ngủ lại
để trông hàng (Trích Hồi kí về gia đình Nguyễn Tường).
GV giới thiệu ảnh minh họa.
BÌA CUỐN HỒI KÍ VỀ GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG
…phố huyện Cẩm Giàng (Hưng Yên) bên cạnh xe lửa Hà Nội – Hải Phòng ( ảnh minh họa)
Trang 19GA CẨM GIÀNG
… đêm đêm có chuyến tàu chạy qua.( ảnh minh họa)
Trang 20CHỢ CẨM GIÀNG NGÀY NAY
c/ Tóm tắt:
Trước khi tóm tắt GV gọi học sinh đọc bài Lưu ý:
- Đọc với giọng thong thả nhịp nhàng với những đoạn văn miêu tả để làm nổibật lên các hình ảnh màu sắc, ánh sáng, cảnh vật Với những đoạn văn miêu tảtâm lí phải làm bật lên những nét tâm lí đặc sắc
- Đọc với giọng khắc khoải để thể hiện tâm trạng đợi tàu của chị em Liên Đọcvới giọng hồi tưởng xúc động để thể hiện tâm trạng tiếc nuối một thế giới mànhân vật đã qua những giờ hạnh phúc đang phải sống trong một phố huyện âm u,
tẻ nhạt
Hỏi: Em hãy tóm tăt truyện ngắn Hai đứa trẻ?
GV gọi vài em tóm tắt ( phần này các em đã chuẩn bị ở nhà) Sau đó GV nhận xét và tóm lại:
Truyện kể về cảnh sinh hoạt ở một phố huyện nghèo khi chiều xuống Sau mộtngày lao động vất vả những người như chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác
Trang 21họ còn có những đứa trẻ lang thang nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre
nơi bãi chợ và chị em Liên phụ giúp mẹ trông coi cửa hàng tạp hóa Cứ thế, đêmnào cũng như đêm nào, họ- cả người lớn lẫn trẻ con- vừa bán hàng vừa tròchuyện, vừa cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua - con tàu như đem mộtchút thế giới khác đi qua, một thế giới tưng bừng, náo nhiệt và đầy ánh sáng Khichuyến tàu đi khỏi cũng là lúc mọi công việc kết thúc
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Bức tranh phố huyện nghèo:
a/Bức tranh thiên nhiên:
Hỏi: Khung cảnh của truyện được mở ra ở thời gian nào? Thời gian ấy nói lên
điều gì?
HS trả lời:
- Thời gian chiều tối, thời gian kết thúc của một ngày và mở ra đêm tối
- Thời gian nghỉ ngơi
GV giảng thêm: Tác phẩm mở đầu bằng âm thanh tiếng trống thu không gọi
buổi chiều cùng những đám mây hồng ở phương Tây như hòn than sắp tàn…rồikết thúc bằng đêm khuya, con người đi ngủ , cả phố huyện yên tĩnh và đầy bóngtối Sự lựa chọn thời gian nghệ thuật này của nhà văn không phải ngẫu nhiên
Trong truyện Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam viết về một buổi sáng đầu thu, còn
ở Dưới bóng hoàng lan là một trưa hè nóng nực mà dịu êm…Chọn thời điểm
chiều tà chuyển vào đêm khuya cho câu chuyện tác giả tạo cho người đọc cảmgiác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn Đó là những cảm giác đẫm chấtthơ như nhiều bài thơ lãng mạn đương thời
Hỏi: Câu chuyện mở ra trong một không gian như thế nào?
Trang 22Trả lời: Phố huyện nghèo Tiếng là phố huyện nhưng chỉ là một thị trấn nhỏ bé,
nghèo nàn ở nước ta những năm đầu thế kỉ XX
Tóm lại, đây là thời gian nghệ thuật, thời gian hòa quện với không gian để tạo
ra một thế giới nghệ thuật riêng
* Cảnh phố huyện lúc chiều tàn:
Hỏi: Bức tranh thiên nhiên ở phố huyện lúc chiều tàn được nhà văn khắc họa
qua những chi tiết nào (âm thanh; hình ảnh, màu sắc; đường nét)?
HS thảo luận theo nhóm (3 phút)
Trả lời: GV gọi đại diện nhóm trả lời, sau đó GV nhận xét và chốt lại:
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không.
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió đưa vào.
+ Tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng của chị em Liên.
-> Âm thanh đơn điệu, buồn bã
- Hình ảnh và màu sắc:
+ Phương tây đỏ rực như lửa cháy.
+ Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
+ Dãy tre làng đen lại.
- Đường nét: Dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
-> gợi cảnh tàn lụi.
GV giới thiệu ảnh minh họa.
Trang 24Trả lời: -> Cảnh đẹp, buồn, quen thuộc, gần gũi, mang cốt cách Việt Nam.
* Cảnh chợ tàn:
Hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh chợ tàn? Cảnh đó gợi lên điều gì?
Trả lời :
- Chợ họp giữa phố vãn từ lâu.
- Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
- Một vài người bán hàng về muộn.
- Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại
tìm tòi.
- Một mùi ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc
quá lẫn mùi cát bụi.
" Cảnh buồn vắng, tiêu điều - không gian làng quê Việt Nam trước Cách mạngtháng Tám
GV giới thiệu ảnh minh họa.
Chợ họp giữa phố vãn từ lâu Trên đất chỉ còn rác rưởi…
Trang 25CẢNH HỌP CHỢ Ở QUÊ
GV giảng thêm: Chợ là bộ mặt kinh tế, tập trung sức sống của một vùng Miêu
tả cảnh chợ tàn, Thạch Lam làm nổi bật vẻ nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều của phốhuyện
* Cảnh phố huyện lúc về đêm và đêm khuya:
Hỏi: Em hãy cho biết cảnh phố huyện lúc về đêm và đêm khuya được miêu tả
như thế nào?
Trả lời:
- Trên trời: ngàn sao lấp lánh
Trang 26GV giới thiệu ảnh minh họa ở trên.
Hỏi: Khi miêu tả cảnh trời phố huyện, tác giả đã đặc biệt có dụng ý sử dụng
công phu một yếu tố nghệ thuật bằng cách trở đi trở lại nhiều lần trong truyện
Đó là yếu tố nghệ thuật gì?
Trả lời: Hình tượng bóng tối.
GV giảng thêm: Như tên tác phẩm, đó là truyện của hai đứa trẻ nhưng cũng là
truyện của cả một phố huyện nghèo với những con người nhỏ bé, tội nghiệpđang âm thầm đi vào đêm tối Đêm tối đã trở thành cái nền thiên nhiên cho bứctranh đời sống phố huyện nghèo thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc cósức lay động và ám ảnh mạnh mẽ
Hỏi: Bóng tối được tác giả miêu tả như thế nào? Tìm những chi tiết miêu tả
bóng tối?
Trả lời: Toàn bộ bức tranh là bóng tối, bóng tối lan tỏa, bao trùm lên cảnh vật
tạo nên bầu không khí nặng nề, u uất Bóng tối ở rặng tre, bóng tối ở góc quán,bóng tối ở ánh sáng lập lòe của đom đóm Tất cả đều chìm vào bóng tối
GV giảng thêm: Ít có tác phẩm nào hình ảnh đêm tối được miêu tả đậm đặc
trở đi trở lại như một ám ảnh không dứt như Hai đứa trẻ của Thạch Lam: mở
Trang 27và đầy bóng tối, ở trong đó bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả: đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối… cả đoàn tàu từ Hà Nội
mang ánh sáng lướt qua trong phút chốc rồi cũng đi vào đêm tối…Người đọccảm nhận đây không chỉ là đêm tối của thiên nhiên của không gian và thời gian
mà còn là bóng tối của cuộc đời, của những kiếp người nơi phố huyện Một bứctranh thiên nhiên đầy ấn tượng được vẽ lên bằng những nét bút tinh tế lại hàmchứa nhiều ý nghĩa sâu sắc
Hỏi: Hình tượng bóng tối được miêu tả như một ám ảnh đè nặng lên cảnh vật
và con người Em hãy liệt kê xem tác giả đã nhắc đến hình ảnh bóng tối baonhiêu lần? ( dưới những cách nói, hình ảnh, từ ngữ tuy có khác nhau)
Trả lời: Phố huyện chìm trong bóng tối: mở đầu là lúc chiều tà, phía trời Tây
còn đỏ rực nhưng giống như một hòn than sắp tàn, kết thúc là cảnh tịch mịch vàđầy bóng tối Bóng tối được lặp đi lặp lại không dưới 30 lần Phố huyện cũng
có ánh sáng: đèn hoa kỳ, đèn dây sáng xanh, ngọn đèn tù mù của hàng nước chịTý…nhưng chỉ càng làm tăng thêm sự đậm đặc của bóng tối
Hỏi: Hình tượng bóng tối có quan hệ thế nào với những cuộc đời của con người
nơi đây?
Trả lời:
- Với chị Tí: khi trời nhá nhem tối là thấy mẹ con chị xuất hiện Cu bé xách
điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra…Tối đến, chị
mới dọn cái hàng nước dưới gốc cây bàng
Trang 28- Về đêm, bác phở Siêu mới xuất hiện như một chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng
đi trong đêm tối, mất đi rồi lại hiện ra An trỏ bảo chị: Kìa, hàng phở của
bác Siêu đã đến kia rồi Trong đêm tối, bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng đất nhỏ và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ.
- Bóng tối là nơi cụ Thi mang đến và mang theo tiếng cười khanh khách nhỏ
dần Một cụ Thi với cuôc đời đang ẩn chứa một nỗi lòng u uất cứ chìm dần
+ Đêm tối ngập đầy đôi mắt của Liên khi trời về chiều, Liên ngồi yên lặng
bên mấy quả thuốc sơn đen.
+ Liên thích ngồi yên lặng ngắm nhìn trong đêm tối, quán hàng về đêm đầytiếng muỗi vo ve
+ Về khuya, Liên ngồi yên lặng trong đêm, đón chờ con tàu, cho đến khi tàu
đi vụt qua thì Liên ngập vào giấc ngủ, yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở
trong phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối.
GV giảng thêm: Bóng tối bao trùm, vây lấp toàn bộ cuộc sống phố huyện Nó
đè nặng lên những mảnh đời nhỏ bé lay lắt, heo hút Tất cả mọi sinh hoạt đềudiễn ra dưới màn đêm ấy Thiên nhiên nơi phố huyện không thoát được ra ngoàibóng tối Những cuộc đời của chị Tí, vợ chồng bác xẩm, bác Siêu, bà cụ Thi rồi
cả Liên và An nữa là những dấu chấm nhỏ xíu chìm vào cái nền đen đặc củabóng tối
Hỏi: Em có nhận xét gì về hình tượng bóng tối nơi phố huyện? Ý nghĩa?
Trả lời: Bóng tối bao trùm, đậm đặc mênh mông.
Trang 29sống tăm tối, quanh quẩn, bế tắc của những người nghèo khổ trong xã hội cũ.
Hỏi: Ánh sáng được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm những câu văn miêu tả
ánh sáng?
Trả lời: Ở một vài cửa hàng, cửa chỉ hé ra một khe ánh sáng; quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn chị Tí; một chấm lửa nhỏ ở bếp lửa của bác Siêu; ngọn
đèn của Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa Đó là thứ ánh sáng nhỏ
bé, le lói như chính cuộc đời, số phận của những người dân ở phố huyện
GV lưu ý: Những từ ngữ miêu tả ánh sáng như: khe, quầng sáng, chấm, hột.
GV giới thiệu ảnh minh họa.
… quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn chị Tí…
GV giảng thêm: Khi trời tối hẳn, cả phố huyện tối tăm dường như chỉ thu vào
ngọn đèn của chị Tí Không phải ngẫu nhiên mà trong tác phẩm nhà văn nhắc đinhắc lại chi tiết ngọn đèn chị Tí tới 7 lần Kết thúc tác phẩm, hình ảnh gây ấn
tượng , day dứt cuối cùng đi vào giấc ngủ của Liên cũng vẫn là chiếc đèn con
của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ
Hỏi: Em có nhận xét gì về hình tượng ánh sáng? Ý nghĩa?
Trang 30->Ánh sáng biểu tượng cho cuộc đời của những con người nơi đây, leo lét, nhỏ
bé mong manh như ánh sáng yếu ớt từ ngọn đèn của chị Tí
Hỏi: Tác giả dã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
Trả lời: Nghệ thuât tương phản.
Bóng tối đậm đặc >< Ánh sáng leo lét
Bóng tối khiến cho ánh sáng Ánh sáng khiến bóng tối
thêm leo lét thêm dày đặc
-> Cảnh phố huyện tối tăm, buồn bã, yên tĩnh
Hỏi: Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhà văn đối với thiên nhiên? Trả lời: Tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, quê hương đất nước.
GV giảng thêm: Bức tranh thiên nhiên phố huyện thật yên tĩnh thanh bình, tuy
buồn nhưng thơ mộng Miêu tả được cảnh thiên nhiên một miền quê đất Việtnhư thế ngòi bút Thạch Lam vừa hiện thực vừa lãng mạn, đầy ấn tượng Đằngsau bức tranh ấy là một tấm lòng thấm đẫm tình cảm dân tộc, tình yêu quêhương, Tổ quốc
GV chuyển ý: Thế nhưng Hai đứa trẻ không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà
trước hết còn là bức tranh đời sống Đó là bức tranh đời sống của phố huyệnnghèo ngày xưa lúc chiều tối và đêm xuống, được quan sát và cảm nhận quatâm hồn ngây thơ, nhạy cảm của hai đứa trẻ - hai chị em Liên và An
Trang 31gia đình bác xẩm, chị em Liên.
GV giảng thêm: Vào thời gian này, ở nơi đây, những gia đình khá giả (ông
Cửu, cụ Thừa, cụ Lục, ông Giáo …) đều đóng cửa nghỉ ngơi hoặc rủ nhau đánh
tổ tôm Phố huyện chỉ còn những con người nghèo khổ Đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo đi nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được
Đó là mẹ con chị Tí bán hàng nước Đó là bà cụ Thi hơi điên có giọng cườikhanh khách dễ sợ Đó là bác Siêu bán phở gánh Đó là gia đình bác xẩm Vài
ba bác phu, chú lính đi tuần đêm, mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bàchủ ở tỉnh về và chị em Liên
Họ là những con người bình thường chỉ xuất hiện thoáng qua, hầu như chỉ
như một cái bóng: từ hình ảnh mẹ con chị Tí, bác Siêu, bà cụ Thi… cho đến cảnhững con người không tên: một vài người bán hàng về muộn, những đứa trẻcon nhà nghèo …Tất cả họ không được Thạch Lam miêu tả chi tiết: nguồn gốc,xuất thân, … nhưng có lẽ nhờ thế mà số phận họ hiện lên càng thêm bé nhỏ, tộinghiệp, ai cũng sống âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ giống như những cái bónglầm lũi, lặng lẽ trong cái bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả phố huyện
Những con người nghèo khổ, thân phận bé mọn, hèn kém ấy mỗi người mộtnghề, một cảnh ngộ đã góp vào bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện chiều tàđến đêm khuya những nét sinh hoạt của cuộc sống Nhưng đây không phải nétsinh hoạt bình thường mà là cuộc mưu sinh chật vật, khốn cùng, mòn mỏi
Hỏi: Mấy đứa trẻ con nhà nghèo làm gì? Cuộc sống của chúng ra sao?
Trả lời: Mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ mà người bán hàng
để lại : thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được Đó là những
phế thải Qua đó, ta thấy cuộc sống của chúng không có tuổi thơ, phải vất vảkiếm sống
Trang 32Hỏi: GV yêu cầu HS đọc lại câu văn: Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ, lom khom đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại và cho biết chi tiết nào để lại
cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Có phải vì chúng là con nhà nghèo?
GV giảng thêm: Ấn tượng sâu sắc nhất về mấy đứa trẻ con nhà nghèo là ở cái
dáng vẻ lom khom của chúng chứ không phải vì chúng là con nhà nghèo.
Nghèo đã khổ rồi, lại còn lom khom đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh thì thật bất hạnh.Bởi cái dáng vẻ lom khom ấy là của người lớn, của những người lao động vất
vả Chúng chỉ là những đứa trẻ con mà đã phải vất vả như người lớn thì thật tộinghiệp Hình ảnh ấy là nỗi đau đối với những người làm cha làm mẹ, là nỗi daydứt khôn nguôi trong lòng mỗi chúng ta
Chúng ta hãy xem những tấm ảnh minh họa này để cảm nhận điều đó
GV giới thiệu ảnh minh họa.
GV giảng thêm: Thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở
trong ngõ đi ra; Mẹ của nó, chị Tí đi theo sau đội cái chõng trên đầu và tay
mang không biết bao nhiêu là đồ đạc… GV nhấn mạnh chi tiết này: phải
Trang 33của chị mà có thể mang trên vai một cách dễ dàng bởi vì quá nhỏ bé và ít ỏi.Hình ảnh hai mẹ con chị gợi cho ta nhớ đến cuộc sống của hai mẹ con cái Hiên
trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa : mẹ thì mò cua bắt ốc, con thì áo rách
phong phanh đứng trước làn gió lạnh…Thạch Lam đã dành cho những bà mẹnghèo, những em bé nghèo khổ nhiều trắc ẩn, xót thương…
Hỏi: Để bán cho ai? Qua đó ta thấy cuộc sống của mẹ con chị ra sao?
Trả lời: - Khách quen của chị: Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào.
- Hàng nước ế ẩm: Sớm với muộn mà có ăn thua gì; Chị Tí chả
kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm.
->Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ
Hỏi: Vậy điều mà em ấn tượng về chị Tí là gì?
Trả lời: Hình ảnh chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng Hàng vắng khách, ế ẩm nên chị chẳng biết làm gì ngoài phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi Cuộc đời của mẹ con chị thu lại trên cái chõng hàng
nước tồi tàn với ngọn đèn dầu leo lét giữa bóng đêm của phố huyện
GV giới thiệu ảnh minh họa.
Trang 34Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này (ảnh minh họa)
Hỏi: Hình ảnh bà cụ Thi hiện lên như thế nào? gợi cho em những suy nghĩ gì? Trả lời: Đó là một bà già hơi điên, nghiện rượu, tiếng cười khanh khách, bước
đi lảo đảo…gợi một kiếp người tàn tạ.
GV giảng thêm: Đó là một bà già hơi điên , tiếng cười khanh khách, tay cầm
cút rượu soi lên rồi cười giòn giã, vừa đi vừa ngửa cổ ra đằng sau, dốc cút rượuuống một hơi cạn sạch, chép miệng lảo đảo trong bóng tối… gợi cho ta nhiềuthương xót về cuộc đời xế bóng nơi phố huyện nghèo Có thể nói chỉ qua vài nét mà ta như thấy được trong cuộc đời khuất tất của bà cụ chứa đựng nhữngnỗi đau mà rượu không làm khuây khỏa được
GV giới thiệu ảnh minh họa.
Một đời mẹ vất vả vì con… (ảnh minh họa)