Bức tranh đời sống:

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm giảng dạy bài " Hai đứa trẻ" (Trang 30 - 32)

II/ Tìm hiểu văn bản:

b/ Bức tranh đời sống:

Khi phân tích bức tranh đời sống, GV phải yêu cầu HS tìm được và phân tích những chi tiết đặc sắc, ấn tượng tránh liệt kê, kể chung chung. Hỏi: Hiện lên giữa cái không gian đậm đặc bóng tối ấy là hình ảnh con người.

gia đình bác xẩm, chị em Liên.

GV giảng thêm: Vào thời gian này, ở nơi đây, những gia đình khá giả (ông

Cửu, cụ Thừa, cụ Lục, ông Giáo …) đều đóng cửa nghỉ ngơi hoặc rủ nhau đánh tổ tôm. Phố huyện chỉ còn những con người nghèo khổ. Đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo đi nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được. Đó là mẹ con chị Tí bán hàng nước. Đó là bà cụ Thi hơi điên có giọng cười khanh khách dễ sợ. Đó là bác Siêu bán phở gánh. Đó là gia đình bác xẩm. Vài ba bác phu, chú lính đi tuần đêm, mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về và chị em Liên.

Họ là những con người bình thường chỉ xuất hiện thoáng qua, hầu như chỉ

như một cái bóng: từ hình ảnh mẹ con chị Tí, bác Siêu, bà cụ Thi… cho đến cả những con người không tên: một vài người bán hàng về muộn, những đứa trẻ con nhà nghèo …Tất cả họ không được Thạch Lam miêu tả chi tiết: nguồn gốc, xuất thân, … nhưng có lẽ nhờ thế mà số phận họ hiện lên càng thêm bé nhỏ, tội nghiệp, ai cũng sống âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ giống như những cái bóng lầm lũi, lặng lẽ trong cái bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả phố huyện.

Những con người nghèo khổ, thân phận bé mọn, hèn kém ấy mỗi người một nghề, một cảnh ngộ đã góp vào bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện chiều tà đến đêm khuya những nét sinh hoạt của cuộc sống. Nhưng đây không phải nét sinh hoạt bình thường mà là cuộc mưu sinh chật vật, khốn cùng, mòn mỏi.

Hỏi: Mấy đứa trẻ con nhà nghèo làm gì? Cuộc sống của chúng ra sao?

Trả lời: Mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ mà người bán hàng

để lại : thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được. Đó là những phế thải. Qua đó, ta thấy cuộc sống của chúng không có tuổi thơ, phải vất vả kiếm sống.

Hỏi: GV yêu cầu HS đọc lại câu văn: Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ, lom khom đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại và cho biết chi tiết nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Có phải vì chúng là con nhà nghèo?

GV giảng thêm: Ấn tượng sâu sắc nhất về mấy đứa trẻ con nhà nghèo là ở cái dáng vẻ lom khom của chúng chứ không phải vì chúng là con nhà nghèo. Nghèo đã khổ rồi, lại còn lom khom đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh thì thật bất hạnh. Bởi cái dáng vẻ lom khom ấy là của người lớn, của những người lao động vất vả. Chúng chỉ là những đứa trẻ con mà đã phải vất vả như người lớn thì thật tội nghiệp. Hình ảnh ấy là nỗi đau đối với những người làm cha làm mẹ, là nỗi day dứt khôn nguôi trong lòng mỗi chúng ta.

Chúng ta hãy xem những tấm ảnh minh họa này để cảm nhận điều đó.

GV giới thiệu ảnh minh họa.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm giảng dạy bài " Hai đứa trẻ" (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w