1/ Tác giả:
2/ Tác phẩm:
a/ Xuất xứ: Rút trong tập Nắng trong vườn, 1938.
b/ Bối cảnh: Phố huyện nghèo có đường tàu chạy qua, một ga xép, một cái chợ
nằm giữa thôn xóm và cánh đồng, quê ngoại của nhà văn những năm trước Cách mạng tháng Tám (1945).
c/ Tóm tắt:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Bức tranh phố huyện nghèo: a/ Bức tranh thiên nhiên: a/ Bức tranh thiên nhiên:
* Cảnh phố huyện lúc chiều tàn: - Âm thanh: đơn điệu, buồn bã.
- Hình ảnh, màu sắc: gợi sự tàn lụi. - Đường nét:
-> Cảnh đẹp, buồn, quen thuộc, gần gũi, mang cốt cách Việt Nam. * Cảnh chợ tàn: -> Cảnh buồn vắng, tiêu điều, xác xơ.
* Cảnh phố huyện lúc về đêm và đêm khuya: tương phản giữa bóng tối và ánh sáng:
+ Ánh sáng: nhỏ nhoi, yếu ớt, leo lét, tù mù.
Cảnh phố huyện tối tăm, buồn bã biểu tượng cho cuộc sống tăm tối, quẩn quanh, bế tắc, đơn điệu của những người nghèo trong xã hội cũ.
Tấm lòng của nhà văn: yêu mến, gắn bó với thiên nhiên,quê hương đất nước. b/ Bức tranh đời sống: đó là cuộc sống của những kiếp người tàn:
* Mấy đứa trẻ con nhà nghèo: không có tuổi thơ, phải vất vả kiếm sống. * Mẹ con chị Tí: nghèo khổ, lam lũ.
* Bác Siêu: vất vả, cơ cực.
* Gia đình bác xẩm: cuộc đời bất hạnh, sự sống phụ thuộc vào sự thương hại của người đời.
* Bà cụ Thi: gợi kiếp người tàn tạ.
* Chị em Liên: gia cảnh khó khăn, mức sống eo hẹp.
Cuộc sống nghèo khổ, buồn tẻ, quẩn quanh, đơn điệu, không tương lai, không lối thoát.
Vẫn hi vọng – dù là hi vọng mơ hồ - vào những điều tốt đẹp của ngày mai. => Tấm lòng của nhà văn: cảm thông, chia sẻ, xót thương.
2/ Hình tượng hai đứa trẻ:
a/ Cảnh ngộ: gia đình sa sút, bố mất việc, phải bỏ Hà Nội về quê cùng với mẹ.
Mẹ làm hàng xáo, hai chị em phải trông coi cái cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu… -> Đáng thương, tội nghiệp.
b/ Tính cách:
- Nhạy cảm, tinh tế. - Đảm đang, tháo vát.
- Nhân hậu, giàu lòng thương người.
c/ Tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ:
- Hình ảnh đoàn tàu: + Âm thanh : sôi động + Ánh sáng : rực rỡ
-> Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua.
- Tâm trạng: + Trước khi tàu đến: hồi hộp, náo nức.
+ Khi tàu đến: vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng. + Khi tàu qua: bâng khuâng, luyến tiếc.
- Ý nghĩa: + Là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.
+ Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống: giàu sang, nhộn nhịp, đầy ánh sáng >< cuộc sống mỏi mòn, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện.
Ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát một cuốc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn.
Tình cảm của nhà văn: nâng niu, trân trọng những ước mơ cao đẹp của con người.
3/ Đặc sắc nghệ thuật:
- Truyện ngắn không có cốt truyện, mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn.
- Tả cảnh, tả người hay kể chuyện đều chọn lọc tạo nên ấn tượng, nhiều xao xuyến, bâng khuâng.
- Miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế và sâu sắc. - Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ.
- Nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật những cảnh đời lầm than nơi phố huyện.