1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)

232 7,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 232
Dung lượng 3,69 MB

Nội dung

Tiết 1+2: Đọc văn TỔNG QUAN CÁC NỀN VĂN HỌC VIỆT NAMQUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬA. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Thông qua cái nhìn sơ lược về nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cần thiết cho việc tìm hiểu sự định hình và phát triển của nền văn học dân gian và viết Việt Nam. Nắm được khái niệm cũng như thành tựu của hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết. Yêu cầu học sinh nắm vững bài học để phục vụ tốt cho những bài học sau.

Trang 1

- Nắm được khái niệm cũng như thành tựu của hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết.

- Yêu cầu học sinh nắm vững bài học để phục vụ tốt cho những bài học sau

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo

- Giới thiệu bài mới:

Việt Nam với hàng ngàn năm văn hiến là một nước có sự phát triển mạnh và thu được nhiều thành tựu ở mọi mặt, đặc biệt ở lĩnh vực văn hoá, mà nòng cốt là văn học giữ một vai trò quan trọng song hành với lịch sử phát triển của đất nước Quá trình phát triển đó đã gặt hái được những tinh hoa gì, hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các em rõ hơn.

- Nền văn học dân tộc có sức sống bền bỉ và mãnh liệt

- Nền văn học hình thành sớm, trải qua nhiều thử thách củalịch sử chống ngoại xâm

- Văn học phát triển không ngừng

- Nền văn học đa dân tộcphong phú, sáng tác của dân tộcKinh tiêu biểu hơn cả

I Các bộ phận, thành phần của nền văn học Việt Nam

1.Văn học dân gian:

- Khái niệm: VHDG thuộc tổng thể văn hoá dân gian ra đời

từ thời kì sơ khai và phát triển mạnh mẽ ở thời kì cận hiện

đại bao gồm nhiều thể loại như: thần thoại, truyền thuyết,

cổ tích, ca dao, dân ca… thường do người bình dân sáng

tác tập thể và truyền lại theo lối truyền miệng Ở VN, nềnvăn học này có vị trí và vai trò quan trọng trong việc giữgìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc và chính nó đã có sự tácđộng to lớn tới sự hình thành và phát triển của văn học viết

Trang 2

- Hãy trình bày khái quát những

nội dung sgk đề cập?

- HS có thể lấy ví dụ chứng

minh

- Lịch sử văn học Việt Nam

phát triển qua ba thời kì, hãy

chứng minh bằng các tác phẩm

đã học cho mỗi thời kì ấy?

- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tập thể và thực hành

2 Văn học viết:

- Chủ yếu do đội ngũ tri thức sáng tạo trong khoảng thế

kỉ X (ghi bằng chữ Hán, sau này là chữ Nôm), đóng vai tròchủ đạo và thể hiện được những nét chính của diện mạo nềnvăn học dân tộc

- Có hai thành phần văn học viết cùng tồn tại và pháttriển song song với nhau là:

+ Văn học chữ Hán ra đời ngay từ khi có chữ viết (cóvăn học viết) Mặc dù được viết bằng chữ Hán nhưng nó làvăn học của người Việt, vẫn đậm đà tính dân tộc (tuy vẫnchịu ảnh hưởng của văn học Trung Hoa)

+ Văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn khi ý thức dântộc và tinh thần nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớptri thức Nó trưởng thành nhanh chóng và gặt hái đượcnhiều thành công lớn

+ Đến đầu thế kỉ XX, nền văn học VN chuyển dần sangsáng tác bằng Tiếng Việt và ghi lại bằng chữ cái La tinh(thường gọi là chữ Quốc ngữ)

+ Hệ thống thể loại: Từ TK X - TK XIX về văn học

chữ Hán có văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi), thơ (cổ phong, Đường luật), văn biền ngẫu (phú, cáo, văn tế) Về văn học chữ Nôm có thơ (thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói), văn biền ngẫu.

3 Hai bộ phận VHDG và VH viết luôn có sự tác động qua lại.

II Các thời kì phát triển của nền văn học

1 Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

- Văn học gắn với đấu tranh dựng nước và giữ nước

- Chịu ảnh hưởng của hệ thống thi pháp trung đại, đặc biệt

là từ văn học Trung Quốc

- Tác giả, tác phẩm: Nam quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi, Hịch tướng sĩ – Trần

Quốc Tuấn, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm…

- Thơ văn chữ Nôm phát triển mạnh: Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi, Bạch Vân quốc ngữ thi - Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương,

Bà huyện Thanh Quan, Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình

Chiểu…

2 Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945

- Thực dân Pháp khai thác thuộc địa sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội, đời sống văn hoá

- Nhiều tầng lớp mới ra đời với nhu cầu mới về văn hoá, văn nghệ

Trang 3

- Ở giai đoạn này, xét về

phương diện lịch sử cĩ sự kiện

- Aûnh hưởng tư tưởng phương Tây

- Nghề in, nghề xuất bản, báo chí, chữ quốc ngữ phổ biến…

- Hoạt động sáng tác, phê bình chuyên nghiệp

 Tạo điều kiện đưa nền văn học vào thời kì hiện đại

3 Thời kì từ CMT8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Từ 1945 – 1975

- Dân tộc phải đương đầu với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ văn học làm nhiệm vụ ïtuyên truyền chiến đấu, giáo dục chính trị, ca ngợi người anh hùng trên mặt trận

- Tác giả: Tố Hữu, Minh Huệ, Phạm Tiến Duật, Giang Nam, Nguyễn Trung Thành, Kim Lân…

Từ 1975 đến hết thế kỉ XX

- Sau đại hội VI (1986) văn học mở rộng đề tài: chống tiêu cực và quan niệm về con người tồn diện (cơng dân, đời tư,

xã hội, tự nhiên, tinh thần…)

- Văn học đổi mới về nội dung, nghệ thuật phản ánh quá trình đất nước đi lên con đường CNH, HĐH…

III Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam

1 Lịng yêu nước, tự hào dân tộc

- Yêu quê hương

- Gắn bĩ với phong tục cổ truyền

- Nét đẹp tính cách

- Tự hào về truyền thống dân tộc

- Yêu nước gắn với lịng nhân ái

- Yêu thiên nhiên

2 Người Việt Nam lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.

3 Tình cảm thẩm mĩ: hướng về những cái đẹp nhỏ nhắn,

xinh xắn, giản dị nhưng tinh tế, tài hoa

4 Sẵn sàng tiếp thu tinh hoa nhân loại (cĩ chọn lọc).

5 Nền văn học Việt Nam cĩ sức dẻo dai, bền bỉ mãnh liệt.

6 Thể loại: phong phú, đa dạng.

B Bài tập nâng cao

- Biết bao bướm lả ong lơi (ong bướm lả lơi)

- Mặt sao dày giĩ dạn sương (dạn dày giĩ sương)

- Thân sao bướm chán ong chường bấy thân (ong bướm chán chường)

E DẶN DỊ – CỦNG CỐ

- Nắm vững bài học cũng như các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam

- Tiết sau: Văn bản.

Trang 4

- Nắm được khái niệm và đặc điểm của văn bản.

- Nâng cao năng lực phân tích và tạo lập văn bản

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra bài cũ: Khi tham gia vào hoạt động giao tiếp cần phải chú ý đến những yếu tố nào?

- Giới thiệu bài mới:

Đọc một bài thơ, có người cho đó là tác phẩm, có người cho đó là văn bản Cuộc trò chuyện giữa hai người hoặc một người đọc báo cáo trước tập thể cũng được gọi là văn bản… Vậy, văn bản là gì và nó có đặc điểm gì, chúng ta sẽ đọc- hiểu qua tiết học này.

về văn bản trong đời sống: văn

bản trên bia đá, hoành phi, câu

đối, bài thơ, tập thơ…

- HS đọc sgk

- Văn bản có đặc điểm gì?

I Khái quát về văn bản

- Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, nói phải thành lời, viết phải thành bài, lời nói và bài viết đó là văn bản

+ Văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm

+ Do nhiều câu cấu tạo thành

+ Độ dài ngắn khác nhau

- Muốn tạo văn bản cần xác định:

+ Mục đích tạo văn bản

+ Đối tượng tiếp nhận văn bản

+ Nội dung thông tin

+ Nói và viết như thế nào

II Đặc điểm của văn bản

1 Văn bản có tính thống nhất về đề tài, tư tưởng, tình cảm và mục đích

- Văn bản nào cũng nói và viết về một đề tài cụ thể Các từ ngữ, câu văn, đoạn văn phải bám sát đề tài văn bản từ đầu đến cuối, liên kết chặt chẽ với nhau để làm rõ nội dung, tìnhcảm, mục đích của người thực hiện văn bản

- Tư tưởng, tình cảm trong văn bản đã qui định cách chọn lựa từ ngữ, đặt câu làm cho văn bản có tính thống nhất

- Văn bản nào cũng có tính mục đích, tác động vào người nghe, người đọc để đạt được yêu cầu đã xác định trước

Trang 5

- Văn bản có bố cục rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài.

- Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí

- Các đoạn văn được nối tiếp và hô ứng với nhau, có phương tiện liên kết phù hợp

- Đòi hỏi dùng từ chính xác, sắp xếp các từ ngữ có nhịp điệu…

- Nắm vững cách hiểu về văn bản, các đặc điểm, sự phân loại

- Tiếât sau: Đọc văn Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)

- Thấy được sự kết hợp đan xen lẫn nhau giữa chúng trong một văn bản

- Biết vận dụng những kiến thức về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt vào việc đọc văn vàlàm văn

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra bài cũ: Ở THCS, các em dã học các kiểu văn bản và phương thức biể đạt nào?

Cho ví dụ cụ thể vài kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính trong văn bản đó

Trang 6

- Giới thiệu bài mới: Để phân loại văn bản, có nhiều tiêu chí để phân loại, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các cách phân loại ấy trong chương trình lớp 10 Hôm nay, chúng ta tìm hiểu cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt

1 Oân lại nội dung Tập làm văn ở THCS

- Miêu tả, tự sự, biểu cảm, điều hành, thuyết minh, lập luận

Kiểu vănbản Đặc điểm phuơng thức biểu đạtMiêu tả

Tự sự

Biểu cảm

Điều hành

Thuyết minh

- Trình bày một chuỗi sự việc liên quan đến nhau,

sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có mộtkết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê

- Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối ượng được nói tới

- Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền đạt lại những nội dung và yêu cầu của cẩp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết

- Trình bày, giới thiệu, giải thích… nhằm làm ró đặc điểm cơ bản của một số đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên

và xã hội

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe vềmột tư tưởng, quan điểm

2

- Đoạn 1: kết hợp miêu tả và tự sự Tự sự là chính nhưng nếu thiếu đoạn miêu tả khuôn mặt khắc khổ của lão Hạc thì đoạn sẽthiếu sinh khí

Trang 7

- HS đọc đoạn 1 & 2, lần lượt

trả lời câu hỏi

Bài tập 3 – Sgk 19

- HS đọc và trả lời

- Đoạn 2: kết hợp nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, giới thiệu, biểu cảm) Thuyết minh là chủ yếu, giới thiệu đặc sản hoa trái Nam bộ

3 Văn bản 1: viết theo phương thức thuyết minh: giới thiệu

cách thức làm bánh trôi nước, nguyên vật liệu, hình dáng

- Văn bản 2: phương thức biểu cảm và miêu tả, biểu cảm là chủyếu

* So sánh:

- Giống nhau:

+ Cùng miêu tả một đối tượng: bánh trôi

+ Miêu tả thực đối tượng

* Khác nhau:

- Bánh trôi 1: nghĩa đen (nghĩa gốc)

- Bánh trôi: cái cớ để giãi bày phẩm chất của người phụ nữ (trắng trong, thơm thảo, tấm lòng son không phai nhạt dù tronghoàn cảnh thử thách)

- Học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản và khái niệm về các thể loại của VHDG

- Hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của VHDG trong mối quan hệ với văn học viết vàđời sống văn hoá dân tộc

- Biết vận dụng những tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về bộ phậnvăn học này

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra bài cũ:

Nêu những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam? Cho những dẫn chứng để chứng minhcho luận điểm ấy?

- Giới thiệu bài mới:

Tuổi thơ của mỗi chúng ta đã từng tắm mình trong những làn điệu dân ca, ca dao ngọt ngào; từng mơ màng trong thế giới kì diệu của truyện cổ tích… Đó đều là những thể loại của văn học

Trang 8

dân gian Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: Khái quát về văn học dân gian Việt Nam.

- Tại sao nói VHDG là văn học

của nhiều dân tộc?

- Nêu những giá trị cơ bản của

VHDG?

- HS đọc sgk và trả lời

- HS đọc sgk phần 1 & 2

- VHDG còn gọi là văn học bình

dân, văn học truyền miệng, cách

gọi nào nêu được đặc trưng cơ

bản nhất của bộ phận văn học

này?

I VHDG trong tiến trình văn học dân tộc

1 VHDG là văn học của quần chúng lao động

- VHDG: là những sáng tác tập thể, truyền miệng, lưu truyềntrong nhân dân Tác giả là người lao động

- Nội dung: VHDG gắn bó với đời sống, tư tưởng, tình cảm của quần chúng lao động đông đảo trong xã hội, là hình thức nghệ thuật tập thể thể hiện ý thức cộng đồng của các tầng lớpdân chúng

2 VHDG là văn học của nhiều dân tộc

- Các dân tộc (54) đều có nền VHDG mang bản sắc riêng góp vào kho tàng VHDG chung

+ Người Kinh: truyền thuyết, dân ca, ca dao,…

+ Người Mường, Ê-đê: sử thi…

+ Người Thái, Tày, H’Mông: truyện thơ…

3 Một số giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam

- VHDG là cuốn “sách giáo khoa về cuộc sống”

+ Cuộc sống, lí tưởng xã hội, đạo đức

+ Tri thức tự nhiên, xã hội

- Góp phần hình thành nhân cách, bảo tồn và phát huy nhữngtruyền thống tốt đẹp

- VHDG chứa đựng một kho tàng ngôn từ, những hình thức nghệ thuật, phương pháp xây dựng nhân vật, cốt truyện

II Một số đặc điểm cơ bản của VHDG Việt Nam

1 Tính truyền miệng và tính tập thể của VHDG

a Truyền miệng

- Là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian

- VHDG ra đời khi chưa có chữ viết

- Khi có chữ viết, VHDG vẫn phát triển do:

+ Đại đa số nhân dân không cõ điều kiện học hành+ Văn học viết không tái hiện được đầy đủ tư tưởng, tình cảm, thị hiếu, nguyện vọng của nhân dân

+ Văn học viết không đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn học một cách trực tiếp

b Tập thể

- Có tác phẩm VHDG là công trình của tập thể

- Có tác phẩm VHDG là sáng tác cá nhân  lưu truyền khó giữu được nguyên vẹn tiếp nhận những yếu tố mới và thành sở hữu của tập thể

Trang 9

- GV chứng minh luận điểm

Quả bầu mẹ, Thần trụ trời…

Đăm Săn, Khinh Dú, Đẻ đất đẻ

nước…

Thánh Gióng, Sơn Tinh- Thuỷ

Tinh,Mị Châu- Trọng Thuỷ…

LVT – KNNga, Truyện Kiều…

* Do lưu truyền có tính tập thể và truyền miệng nên:

- Về phương diện hình thức: có nhiều dị bản

- Về phương diện nội dung: quan tâm đến những gì là chung nhất cho cả cộng đồng, tiếng nói chung (hiện tượng môtip lặp đi lặp lại…)

2 Về ngôn ngữ và nghệ thuật của VHDG

a Ngôn ngữ của VHDG giản dị và mang nhiều đặc điểm của

ngôn ngữ nói

b Cách nhận thức và phản ánh hiện thực một cách kì ảo.

III Những thể loại chính của VHDG Việt Nam

* Thần thoại: Mang tính hoang đường, nhân vật

thường là các vị thần, anh hùng… phản ánh nhận thức vàhình dung của con người về nguồn gốc thế giới và đời sống

* Sử thi dân gian: Mang nội dung kể lại những sự kiện

quan trọng trong cộng đồng thông qua lối văn tự sự bằng vănvần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, có hai thể loại chính

là sử thi thần thoại và anh hùng

* Truyền thuyết: Mang tính tưởng tượng, nội dung kể

về các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử mang yếu tố không cóthực, có 02 loại truyền thuyết là truyền thuyết lịch sử và tôngiáo

* Cổ tích: Mang nội dung là những câu chuyện tưởng

tượng mà nhân vật là các dũng sỹ, nhân vật bất hạnh, chàngngốc… có 03 loại truyện cổ tích là cổ tích về loại vật, thần kì

và sinh hoạt

* Ngụ ngôn: Mang nội dung nêu ên những bài học

kinh nghiệm sống hoặc những bài học luận lí - triết lí có tínhchất tưởng tượng, nhân vật chủ yếu là loài vật hoặc đồ vật

* Truyện cười dân gian: Có dung lượng nhỏ, mang nội

dung gây cười về các hiện tượng tiêu cực trong cuộc

* Tục ngữ: Ngắn gọn, ghi lại những điều quan sát về

thiên nhiên, con người, xã hội, kinh nghiệm sống, lời khuyênrăn mang tính chất triết lí

* Câu đố: Ngắn gọn, mang tính chất miêu tả sự vật

bằng lời nói chệch đi

* Ca dao - dân ca: Mang lời thơ và giai điệu nhạc, nội

dung miêu tả tâm trạng, tư tưởng và tình cảm con người Cadao cũng có thể là lời nói xen vào

* Vè: Bằng văn vần, nội dung bình luận những sự kiện

có tính chất thời sự, lịch sử

* Truyện thơ: Kể bằng thơ, có cốt truyện, tình tiết,

nhân vật, có dung lượng lớn và sự kết hợp yếu tố tự sự và trữtình

* Các thể loại sân khấu: Chèo, tuồng, cải lương… là

sự kết hợp kịch bản văn học với nghệ thuật diễn xuất của

Trang 10

Quan Aâm thị Kính, Lưu Bình

– Dương Lễ, Kim Nham…

Bài tập nâng cao – Sgk 27

diễn viên

* Bài tập nâng cao

- Nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật

- Văn học tiếp tục khai thác giá trị nội dung và nghệ thuât của VHDG

E DẶN DÒ- CỦNG CỐ

- Nắm vững nội dung cơ bản của VHDG về vị trí, đặc điểm, thể loại

- Tiết sau: Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ.

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra bài cũ:

Trình bày những đặc điểm phương thức diễn đạt của kiểu văn bản miêu tả, tự sự, thuyết minh?Cho ví dụ cụ thể mỗi loại văn bản?

- Giới thiệu bài mới: Để phân loại văn bản, có nhiều tiêu chí để phân loại, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các cách phân loại ấy trong chương trình lớp 10 Hôm nay, chúng ta tìm hiểu cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ

- Phần I trình bày nội dung gì? I Tìm hiểu chung1 Đặc điểm của văn bản

- Do mục đích, nội dung và nhân vật giao tiếp khác nhau nên văn bản đa dạng Mỗi loại văn bản có đặc điểm riêng

- Có nhiều cách phân loại văn bản theo những tiêu chí khác nhau: theo phương thức biểu đạt, thể thức cấu tạo, mức độ phức tạp về nội dung và hình thức, phong cách chức năng ngôn ngữ

2 Thế nào là phong cách chức năng ngôn ngữ?

Trang 11

- Em hiểu thế nào là phong cách

chức năng ngôn ngữ?

- Theo phong cách chức năng

ngôn ngữ, văn bản chia làm

đó gọi là phong cách chức năng ngôn ngữ

Theo phong cách chức năng ngôn ngữ, văn bản chia làm 6 loại:

- Văn bản theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt gọi là văn bản sinh hoạt (thư, nhật kí…)

- Văn bản theo phong cách ngôn ngữ hành chính gọi là văn bản

- Văn bản theo phong cách ngôn ngữ gọi là văn bản hành chính (quyết định, biên bản…)

- Văn bản theo phong cách ngôn ngữ khoa học gọi là văn bản khoa học (luận văn, sgk, giáo trình…)

- Văn bản theo phong cách ngôn ngữ báo chí gọi là văn bản báo chí (bản tin, phóng sự…)

-Văn bản theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật gọi là văn bản nghệ thuật (thơ, truyện…)

- Cấu tạo một văn bản hành chính, bắt buộc có:

+ Tiêu ngữ, quốc hiệu+ Địa điểm, thời gian+ Chữ kí người thực hiện

3.

4

- Hai văn bản là văn bản khoa học

- Văn bản khoa học có 3 loại: chuyên sâu, sgk, phổ cập Đó

là văn bản khoa học sgk

- Nhận xét thể thức cấu tạo: trình bày rõ ràng, chặt chẽ, lôgich, chú thích rõ ràng, không dùng biện pháp tu từ, từ địaphương…

Trang 12

LUYỆN TẬP VỀ CÁC KIỂU VĂN BẢN

VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS: - Nắm vững và lí giải được đặc điểm của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã

học

- Thấy được tác dụng và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là phong cách chức năng ngôn ngữ? Theo phong cách chức năng ngôn ngữ, có mấy loạivăn bản? Cho ví dụ cụ thể từng loại?

Kiểu VB Tác phẩm Phương thức biểu đạt

Miêu tả Vượt thác- (Quê

nội- Võ Quảng) Miêu tả + tự sự (miêu tảchủ yếu)

Tự sự Lão Hạc- Nam

Cao Miêu tả + tự sự + biểu cảm(tự sự là chính)Biểu cảm Lượm- Tố Hữu Biểu cảm + miêu tả + tự sựĐiều hành Quyết định điều

động công tác

Truyền đạt nội dung, yêucầu của cấp ra quyết địnhvới tập thể và cá nhân cóliên quan, yêu cầu phải thihành

Thuyếtminh

Thông tin vềngày trái đất năm2000

Dùng lí lẽ và dẫn chứng đểlàm rõ luận điểm thuyếtphục người đọc, ngườinghe về một quan điểm

- Đoạn 3: miêu tả (tấm lưng của ông già)

- Đoạn 4: Điều hành (trình bày một số mục cụ thể nhằm mụcđích hưởng ứng đợt thi đua, kết quả đạt được)

Trang 13

Bài tập 3 – sgk 30

- Đoạn 5: Biểu cảm (bộc lộ tình cảm với quê hương)

- Đoạn 6: Tự sự (kể lại sự việc của anh thanh niên)

3

- Cảnh lầu Ngưng Bích gợi nỗi cô đơn

+ Vẻ non xa, trăng gần

Tiết 9+10: Đọc văn

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

(Trích sử thi Đăm săn)

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Đi sâu vào thể loại sử thi, đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên giúp học sinh nắm vững được khotàng dân gian Tây Nguyên cũng như sự phong phú của VHDG

- Học sinh có thể nhận thức được lẽ sống và niềm vui của người anh hùng trong các cuộc chiến đấu

vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng

- Nắm được các đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả và

sử dụng ngôn từ

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các

hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

D TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra bài cũ:

+ Nêu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian? Lấy ví dụ và phân tích để làm rõ những đặctrưng đó?

+ Nêu khái niệm, đặc điểm của thể loại truyền thuyết, cổ tích, sử thi?

- Giới thiệu bài mới:

Đêm đêm bên mái nhà Rông đồng bào Tây Nguyên vẫn say mê kể sử thi cho nhau nghe Trong ánh lửa bập bùng, một quá khứ anh hùng của người Ê-đê thời cổ đại lại hiện về mhư một nguồn sống tinh thần không thể thiếu.

BÀI GIẢNG:

Trang 14

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

- HS đọc tiểu dẫn sgk

- Giáo viên nêu khái niệm sử

thi và phân loại cho học sinh.

- Dựa vào sgk, em hãy tóm

- GV cho HS đọc phân vai

- Đăm Săn khiêu chiến và

thái độ của hai bên như thế

- Sử thi thần thoại: kể về nguồn gốc và sự hình thành

vũ trụ, xã hội và con người

Có thể đó là việc sinh ra trời đất, cây cối, chim muông,

con người (Đẻ đất đẻ nước), có thể là pho sử về những

con người ghi công lớn trong sự nghiệp xây dựng cộng

đồng (Đăm Săn, Khinh Dú).

- Sử thi anh hùng: miêu tả chiến công của người anh hùng, chiến công ấy có ý nghĩa với cả cộng đồng.

+ Nhân vật trung tâm của sử thi thường có sức mạnh, tài năng và vẻ đẹp phi thường, phẩm chất cao đẹp, giàu lòng hi sinh, sẵn sàng xả thân cho lí tưởng cộng đồng,

đó là những con người dũng cảm, chân thành trong tình yêu đôi lứa, mọi thành viên trong cộng đồng đều tự hào

về họ.

+ Sử thi xây dựng nhân vật anh hùng nhằm đề cao phóng đại sức mạnh của cộng đồng trong buổi đầu ổn định địa bàn cư trú, họ ca ngợi người thủ lĩnh có nghĩa

II Đọc - hiểu

1 Sức mạnh chiến đấu của Đăm Săn đã chiến thắng

kẻ thù a Thái độ của Đăm Săn và Mtao Mxây:

- Đăm Săn là người khiêu chiến trước” Ta thách nhà người đọ dao với ta đấy” và lời khiêu chiến này được khẳng định lại lần nữa, quyết liệt hơn ”Ngươi không xuống…cho mà xem”  Thể hiện cái uy dũng, kiên

quyết, làm chủ trận chiến, buộc Mtao Mxây phải xuống.

Trang 15

Đăm Săn như thế nào?

- Cuộc đọ sức được miêu tả

như thế nào?

- Nhận xét về cách miêu tả

của người Tây Nguyên về

nhân vật Đăm Săn trong

cuộc đọ sức?

- Cuộc chiến đấu của Đăm

Săn với mục đích giành lại

hạnh phúc gia đình nhưng

lại có ý nghĩa cộng đồng ở

chỗ nào?

- Ý nghĩa của đoạn trích?

- Mtao Mxây ngạo nghễ ”Ta không … trên nhà này cơ mà” nhưng trước thái độ kiên quyết của Đăm Săn buộc

Mtao Mxây phải xuống  Kiêu ngạo nhưng vẫn ngầm

chứa sự sợ hãi “Ngươi không được đâm ta đang đi xuống đó, nghe”  Suy nghĩ tiểu nhân.

b Diễn biến cuộc chiến:

- Lần múa thứ nhất:

+ Mtao Mxây trông dữ tợn như một vị thần, đóng một cái khố sọc, mặc cái áo dài.

+ Cả hai đều múa kiếm nhưng Mtao Mxây tỏ ra múa

kém hơn Đăm Săn “Khiên hắn kêu… nhúc nhích” Còn Đăm Săn múa ”Một lần xốc tới… vun vút qua phía tây”  Mtao Mxây vung dao chém những chỉ trúng

cột, Đăm Săn ăn được miếng trầu của Hơ Nhị thì sức

khoẻ của chàng tăng lên gấp bội ”Chàng múa trên cao… ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

- Lần múa thứ hai: được ông trời mách bảo, Đăm Săn bừng tỉnh chộp ngay một cái chày mòn ném trúng tai kẻ địch…

 Đoạn trích mô tả cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, tác giả dân gian đã gián tiếp ca ngợi hình tượng người anh hùng và ca ngợi sự giàu mạnh của bộ lạc trong buổi đầu xây dựng địa bàn cư trú.

2 Cảnh ăn mừng chiến thắng và thái độ của cộng đồng:

a Cảnh ăn mừng chiến thắng

- Quang cảnh: “Nhà Đăm Săn… cả nhà”

- Đăm Săn: “Chàng nằm trên võng… nong hoa”, ăn uống linh đình: “Chàng … biết chán”,” Cả miền Ê-đê,

Trang 16

thắng kẻ thù, chiến thắng của Đăm Săn cũng là chiến thắng chung của tồn thể cộng đồng, là niềm vinh dự,

tự hào của chung cộng đồng.

- Nơ lệ của Mtao Mxây nhất tề cùng theo Đăm Săn vì

tù trưởng của họ đã chết, họ khơng cịn chỗ trơng cậy, bấu víu.

 KẾT LUẬN: Bằng nghệ thuật phĩng đại, so sánh, đoạn trích đã làm sống lại quá khứ anh hùng của người Ê-đê Tây Nguyên thời cổ đại mang đậm tính lí tưởng

và âm điệu hùng tráng.

D CỦNG CỐ – DẶN DÒ:

- Nghệ thuật đoạn trích

- Chuẩn bị tiết sau: Văn bản văn học

- Bước đầu biết vận dụng kiến thức trên để đọc – hiểu văn bản văn học.

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với

các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

D TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

- Ổn định tổ chức lớp.

- Kiểm tra bài cũ:

- Giới thiệu bài mới:

Chúng ta đã từng được học Chiếu dời đơ – Lí Cơng Uẩn, Hịch tướng sĩ – Trần Quốc

Tuấn, Ý nghĩa văn chương – Hồi thanh đến Đơn-ki-hơ-tê –Xéc-van-tet, Dế mèn phiêu

lưu kí – Tơ Hồi, Lão Hạc – Nam Cao… Văn bản nào được xem là văn bản văn học? Văn

bản văn học cĩ những đặc điểm gì? Để thấy được điều đĩ, hãy cùng tìm hiểu bài Văn bản

văn học.

BÀI GIẢNG

Trang 17

- HS đọc bài ca dao “Bây

giờ… chưa ai vào” chuyện

đôi ta, lối tỏ tình kín đáo, tế

nhị của chàng trai.

- Thế nào là tính hình tượng

của ngôn từ trong VB VH?

- Hãy lấy ví dụ và phân tích

tính hình tượng của ngôn từ

I Khái niệm văn bản văn học

- VB VH theo nghĩa rộng là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật: có hình ảnh, nhịp điệu, biểu hiện tình cảm của người viết.

(Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Cáo bình Ngô…)

- VB VH theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu (tạo

ra những hình ảnh bằng tưởng tượng).

 Khi nghiên cứu, tìm hiểu VB VH hiểu ở nghĩa hẹp

vì nó vừa có đặc điểm ngôn từ của văn bản theo nghĩa rộng vừa có đặc điểm hình tượng hư cấu, sáng tạo của người viết.

II Đặc điểm của văn bản văn học

1 Đặc điểm về ngôn từ

a Tính nghệ thuật và thẩm mĩ

- Tính nghệ thuật và thẩm mĩ là sự sắp xếp các vần, điệu, lời diễn tả có hình ảnh sinh động, biện pháp tu từ… tạo ra những vẻ đẹp riêng, hấp dẫn.

b Tính hình tượng của ngôn từ

- Tính hình tượng của ngôn từ trong văn bản văn học là

do trí tưỏng tượng của người viết tạo ra, làm cho văn bản thoát li các sự thật cụ thể để nói tới sự thật có tính khái quát.

c Tính biểu tượng đa nghĩa

- Làm cho văn bản văn học mang tính văn chương.

II Đặc điểm về hình tượng

- Hình tượng là thế giới đời sống do ngôn từ gợi lên, cho nên nó là hình tượng nghệ thuật.

- Hình tượng là phương tiện giao tiếp đặc biệt Hình tượng văn học là một thông điệp để nhà văn biểu hiện

- Hình ảnh mang tính

Trang 18

c lược ngà

n thuyền đánh cá

thư của thủ lĩnh da đỏ

nghệ thuật + Có hình ảnh

+ Nhịp điệu + Biểu hiện tình cảm của người viết

sáng tạo,

hư cấu -Hình tượng chỉ lưu giữ trong trí tưởng

tượng của người đọc

2

a Bức tranh thiên nhiên: cảnh vật hiện ra (cảnh chiều

muộn, con suối nhỏ, xa xa là nhịp cầu…)

Ngôn ngữ: từ thanh thanh, nao nao gợi màu sắc thanh đạm, nước chảy nhẹ êm, nho nhỏ gợi vẻ thanh tú của chiếc cầu.

 Tâm trạng con người bâng khuâng, lưu luyến chưa muốn về.

b Cảnh ngày hè oi ả, nắng chang chang Trời xanh… oi

ả tương phản với Ông Hai… chúng nó

 Bức tranh tương phản là nghệ thuật miêu tả- nghệ thuật ngôn từ, người nông dân với phẩm chất yêu nước, yêu quê hương, làng xóm, căm thù giặc…

3 Sử dụng nhiều từ ngữ tạo nên những biểu tượng:

- Nước mặn đồng chua

- Đất cày lên sỏi đá

 Cảm nhận cuộc sống nghèo khổ của người nông dân mặc áo lính.

- Người xa lạ

- Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

 Tình đống chí vượt qua sự xa lạ, khác biệt.

Trang 19

Bài tập 4 – sgk 49

Bài tập 5– sgk 49

- Súng bên súng đầu sát bên đầu

- Đêm rét chung chăn

 Khẳng định tình đồng chí gần gũi, gắn bó.

4 Củng cố lại lí thuyết bài học.

Ví dụ: đoạn miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều và Thuý Vân đi tảo mộ trong tiết thanh minh…

5

E CỦNG CỐ – DẶN DÒ

- Nắm vững khái niệm, đặc điểm của VB VH.

- Tiết sau: Bài viết số 1 (Nghị luận xã hội)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DAKLAK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Ï Ị & Ï Ị

BÀI VIẾT SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN 10 – NÂNG CAO

Thời gian: 45 phút

Đề ra: Cảm nghĩ về vẻ đẹp của một nhân vật văn học mà anh (chị) yêu thích.

HƯỚNG DẪN CHẤM

- HS biết cách làm một bài văn nghị luận văn học về một nhân vật đúng đặc trưng thể loại.

Trang 20

- Thể hiện được năng lực làm văn, khả năng cảm thụ văn học Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ Bố cục hợp lí Hành văn trong sáng, mạch lạc Chữ viết rõ ràng Không mắc lỗi diễn đạt.

- HS có thể tự do lựa chọn một nhân vật trong tác phẩm văn học (có thể là một nhân vật bất kì trong số những tác phẩm đã đựoc học ở THCS).

- HS chỉ ra được vẻ đẹp của nhân vật mà mình đã chọn lựa (vẻ đẹp trên nhiều phương diện: Tính cách, dung mạo, tư tưởng…).

- Qua đó, HS phát biểu cảm nghĩ , (có thể là: yêu mến, kính phục, trân trọng, xem đó

là tấm gương để noi theo…).

BIỂU ĐIỂM

Đáp ứng được những yêu cầu trên, kết cấu phù hợp Văn viết có cảm xúc chân

thành, trong sáng, mạch lạc Diễn đạt tốt Mắc một số lỗi chính tả không đáng kể.

Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên Kết cấu rõ ràng Văn có cảm xúc

Diễn đạt tương đối tốt Hiểu đề Mắc một số lỗi diễn đạt.

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Trang 21

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với

các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

D TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

- Ổn định tổ chức lớp.

- Kiểm tra bài cũ: Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây đã diễn ra như thế nào? Cuộc chiến ấy có ý nghĩa gì? Nêu vài suy nghĩ của em về nhân vật Đăm Săn?

- Giới thiệu bài mới:

Ô-đi-xê ra đời lúc người Hi Lạp mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả, hoạt động này đòi

hỏi con người cần có phẩm chất như thông minh, tỉnh táo, khôn ngoan Thời này, người Hi Lạp chấm dứt công xã thị tộc chuyển sang tổ chức gia đình với đời sống hôn nhân một vợ, một chồng.Vì thế, nó đòi hỏi gia đình phải gắn bó, thuỷ chung Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp đó của người Hi Lạp cổ.

BÀI GIẢNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

VÀ HS

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- GV giới thiệu những nét cơ

bản của xã hội Hi Lạp cổ đại

đề lớn lao của con người và

thời đại (tự do, dân chủ, công

lí, nhân đạo, xu hướng đề cao

- Nơi sinh: đất I-ô-ni, ven bờ biển Tiểu Á.

- Là tác giả của hai thiên sử thi I-li-at và Ô-đi-xê

 Tên tuổi của Hô-me-rơ trở thành niềm tự hào, kiêu

hãnh mãi mãi trong kí ức của nhân dân Hi Lạp và loài

người: “Thiên tài nghệ thuật của Hô-me-rơ là lò nung

mà qua đó, những lớp quặng còn thô của truyền thuyết dân gian, của những câu hát được nấu chảy thành những thỏi vàng nguyên chất”

( Biêlinxki- Nhà phê bình người

Nga).

2 Tác phẩm” Ô-đi-xê”:

a) Nguồn gốc - đề tài:

- Bắt nguồn từ truyền thuyết cuộc chiến tranh thành

Tơ-roa, là sự tiếp nối của sử thi I-li-at.

- Ô-đi-xê là bài ca về chàng Uy-lít-xơ vượt qua bao

gian lao, thử thách, khổ ải mới được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

b) Tóm tắt tác phẩm: Gồm 12 110 câu thơ chia làm 24

khúc ca (SGK – 51,52)

c) Giá trị tác phẩm

- Thiên sử thi tập trung ca ngợi sức mạnh của trí tuệ, ý chí, nghị lực của con người và khát vọng chinh phục biển cả Đồng thời còn là bài ca ca ngợi hạnh phúc gia

Trang 22

- Nàng Pê-nê-lốp đang trong

hoàn cảnh như thế nào?

- Thái độ của Pê-nê-lốp như

rhế nào trước lời nhũ mẫu?

Em có suy nghĩ gì về thái độ

ấy của Pê-nê-lốp?

- Khi Pê-nê-lốp sắp gặp

Uy-lít-xơ thì tâm trạng của nàng

như thế nào?

- Khi Tê-lê-mác trách mẹ,

tâm trạng của Pê-nê-lốp như

thế nào? Nàng trả lời con trai

nhưng có phải chỉ nói với con

II Đọc – hiểu đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”

1 Vị trí: Thuộc khúc ca XXIII, gần cuối tác phẩm Sau

khi Uy-lít-xơ thắng cuộc (thi bắn cung), chàng đã trừng trị bọn cầu hôn và gia nhân phản bội.

2 Đại ý:

Miêu tả hai cuộc tác động đối với nàng Pê-nê-lốp và cuộc đấu trí giữa Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp vượt qua thử thách để gia đình đoàn tụ, hạnh phúc.

4 Hướng dẫn khám phá tìm hiểu văn bản

a) Tâm trạng của nàngPê-nê-lốp

- Chờ chồng hai mươi năm:

+ Dệt thảm  cớ từ chối bọn cầu hôn.

+ Cha mẹ giục tái giá.

- Nhũ mẫu báo tin, “đem tính mệnh ra đánh cuộc”: nàng không bác bỏ mà thần thánh hoá sự việc “Đây là một vị thần… đền tội đó thôi”

 tự trấn an mình.

- Tâm trạng khi sắp gặp Uy-lít-xơ:

+ “rất đỗi phân vân”

+ “Không biết nên… mà hôn”

+ “Ngồi lặng yên… rách mướp”

- Nghệ thuật: Hô-me-rơ không mổ xẻ tâm lí mà tập trung vào dáng điệu, cử chỉ, cách ứng xử, đối thoại, các định ngữ lặp đi lặp lại… khắc hoạ sắc nét tính cách nhân vât

Trang 23

- Ai là người đưa ra thử

thách Dấu hiệu của thử thách

ấy được bộc lộ như thế nào?

- Thái độ của Uy-lít-xơ như

thế nào khi nghe Pê-nê-lốp

nói với con trai nàng?

- Đoạn cuối, tác giả miêu tả

tâm trạng của Pê-nê-lốp bằng

so sánh, liên tưởng như thế

Uy-lít-xơ nhận ra ý định ấy, mỉm cười, tự tin vào chiến thắng “Tê-lê-mác con… chắc chắn như vậy”

- Khi Pê-nê-lốp thử Uy-lít-xơ (cái giường) + Uy-lít-xơ “giật mình”, “chột dạ” vì đây là vật bất di, bất dịch

+ Chàng phải lên tiếng: miêu tả chiếc giường tỉ mỉ, cái giường: kỉ vật tình yêu, gợi nhớ tình yêu, tình vợ chồng son sắt, thuỷ chunggiải mã dấu hiệu riêng.

 Pê-nê-lốp “bủn rủn cả chân tay”, “bèn chạy lại… trán chồng”, “luôn sợ… điều tai ác”  tình cảm của người vợ thuỷ chung, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc

 Sự hoà hợp giữa Pê-nê-lốp thông minh, khôn khéo với Uy-lít-xơ nhạy bén, tinh tế, đây là sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai trí tuệ.

- Nghệ thuật:

+ Miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, cụ thể.

+ Hình ảnh so sánh mở rộng, tìm cái gần gũi với cái muốn tả.

III Củng cố:

- Đoạn trích đề cao, khẳng định sức mạnh của tâm hồn

và trí tuệ con người Đồng thời làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình.

- Khẳng định thiên tài Hô-me-rơ về tư tưởng và nghệ thuật.

IV Bài tập nâng cao

Đoạn trích như một màn kịch nhỏ: có mâu thuẫn, xung đột, đối thoại (Ơ-ri-clê – Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác – Pê-nê- lốp, Uy-lít-xơ – Pê-nê-lốp), có phát triển (diễn biến tâm

lí nhân vật), có đỉnh điểm (thử thách) cởi nút (việc giải

mã của Uy-lít-xơ).

E DẶN DÒ – CỦNG CỐ

- Nắm nội dung và nghệ thuật đoạn trích.

- Tiết sau: Văn bản văn học (tiếp theo).

*********************************************************************

Trang 24

Nhà ai mới nhỉ tường vơi

trắng/ Thơm phức mùi tơm

nặng mấy nong/ Ngồn ngộn

sân phơi khoai dát nắng/

Giếng nhà ai vậy nước khơi

trong

 Hình tượng biểu hiện vẻ

đẹp của cuộc đời mới, gợi

tình yêu, sự gắn bĩ với cuộc

sống.

- Ví dụ: kết thúc cĩ hậu trong

truyện cổ tích ý nghĩa: thể

hiện quan niệm của nhân dân

về lí tưởng, về cái thiện.

* Ví dụ: Aùnh trăng –

Nguyễn Duy:

- Đề tài: cuộc sống của người

lính ở quá khứ và hiện tại.

- Chủ đề: tự nhắc nhở về

những năm tháng gian lao đã

qua của người lính, sự gắn bĩ

với thiên nhiên, đất nước, thái

độ sống ân nghĩa, thuỷ chung.

- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu

giữa con người với thiên

nhiên, đất nước…

- Cái đẹp: ân tình, ân nghĩa

trong quá khứ và hiện tại qua

những lời tự nhắc.

- Tính triết lí: sống phải cĩ

đạo lí, thủy chung.

II.Đặc diểm của văn bản văn học

3 Đặc điểm về ý nghĩa

a Ý nghĩa là những gì VB VH gợi lên cho người đọc.

- Ý nghĩa của hình tượng là yÙ nghĩa của các hiện tượng đời sống được nhà văn khái quát và gửi gắm vào hình tượng.

b Ý nghĩa của VB VH thể hiện qua các nhân vật, chi tiết, qua sự sắp xếp, kết cấu và qua cách sử dụng ngơn từ.

c Các lớp ý nghĩa của văn bản văn học:

- Đề tài là phạm vi, hiện tượng đời sống được thể hiện trong văn bản văn học.

- Chủ đề là vấn đề xuyên suốt của văn bản, là phương diện được tác giả tập trung thể hiện qua hình tượng bằng những chỗ lặp đi lặp lại, nhấn mạnh.

(Do VBVH là một thế giới đa diện, nên trong một VBVH ngồi đề tài chính, chủ đề cịn cĩ các đề tài phụ).

- Cảm hứng: niềm say mê mãnh liệt thể hiện trong sự ngợi ca, yêu thương hay căm giận.

- Tính chất thẩm mĩ: là những tính chất như cái đẹp, cái

hùng, cái cao cả, cái bi, cái hài… (Chiến thắng Mtao Mxây)

- Triết lí nhân sinh: là lớp ý nghĩa sâu nhất của văn bản, thể hiện ở quan niệm về cuộc đời, con người (Cổ tích

Tấm Cám)

Trang 25

Thơ Hồ Xuân Hương, Bà

huyện Thanh Quan…

- Ví dụ: cùng diễn tả nỗi buồn

trong VH lãng mạn:

+ Suông rượu, suông tình,

bạn cũng suông (Tản Đà)

+ Cô đơn buồn lại thêm

buồn/ Tạnh mưa bươm bướm

biết còn sang chơi (Nguyễn

Bính)

+ Dù tin tưởng chung một

đời một mộng/ Em là em, anh

vẫn cứ là anh (Xuân Diệu)

4 Đặc điểm về cá tính sáng tạo của nhà văn

a VBVH do tác giả viết (hay kể ra) nên mang dấu ấn

của tác giả.

- VH viết do cá nhân sáng tạo ra nên có dấu ấn riêng, tuy nhiên chỉ những nhà văn tài năng và giàu cá tính sáng tạo mới có những nét nghệ thuật độc đáo

b Đặc điểm về cá tính sáng tạo của nhà văn làm cho

các văn bản phong phú, đa dạng, mới mẻ, không lặp lại

III.Củng cố

Đặc điểm của VBVH được nêu qua bốn mặt: ngôn từ, hình tượng, ý nghĩa, cá tính sáng tạo.

IV Luyện tập

1 Ý nghĩa của VBVH khác với yÙ nghĩa của một lời

thông báo thông thường: lời thông báo thiên về ý nghĩa tường minh, ý nghĩa của VBVH thường là hàm ẩn, ý ở

ngoài lời, tức là ý nghĩa của hình tượng.

2 Các lớp ý nghĩa trong Ông đồ:

- Đề tài: viết về một hiện tượng văn hoá đã mất.

- Chủ đề: sự đổi thay của tình cảm xã hội đối với một hiện tượng văn hoá.

- Cảm hứng: sự tiếc nuối, lòng thương cảm đối với một giá trị đã mai một.

- Tình cảm thẩm mĩ: vẻ đẹp của một thời và nỗi buồn trước sự mất mát.

- Triết lí nhân sinh: sự tự hào về nét đẹp truyền thống, cuộc đổi thay của xã hội tạo nên số phận của một hiện tượng văn hoá.

3 Qua đèo ngang

- Nhớ nước, thương nhà

- Kín đáo, không nói lộ ra ngoài

- Cô đơn, ngậm ngùi

- Thương về nỗi buồn hưng phế của một triều đại

* Bánh trôi nước

Trang 26

- Thương thân

- Kín đáo hàm ý oán đời bất công

- Biểu thị lòng chung thuỷ

- Thiên về cảm xúc thế sự

Hai nhà thơ hai tâm sự: Bà huyện Thanh Quan thương cảm trước lẽ hưng phế của lịch sử, Hồ Xuân Hương thương cảm về thân phận phụ nữ của mình Hai nhà thơ giàu nữ tính, Bà huyện Thanh Quan là con người của triều đại, Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đời thường.

- Tình cảm kín đáo, không lộ ra ngoài.

* Bài thơ về tiểu đội xe không kính

- Niềm vui, quyết tâm chống Mĩ của thế hệ thanh niên những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỉ XX.

- Coi thường hiểm nguy, bom đạn.

- Tư tưởng, tình cảm bộc lộ ra ngoài.

 Hai nhà thơ giàu niềm tin vào lí tưởng, Chính Hữu

đằm thắm, thơ hàm súc, cô đọng, Phạm Tiến Duật trẻ

trung, nhiều lời, sôi nổi

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

Trang 27

- Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm về ý nghĩa của văn bản? Cho ví dụ và phân tích?

- Giới thiệu bài mới:

Tiết học này, chúng ta sẽ vận dụng kiến thức đã học về mục đích, yêu cầu của kiểu văn bản và phương thức biểu đạt vào việc thực hành lập ý, viết đoạn văn theo các yêu cầu khác nhau Điều này sẽ giúp các em ôn và củng cố lại các lí thuyết đã học.

phân tích và trả lời câu hỏi

- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS tự

lập dàn bài

I.Trả lời câu hỏi gợi ý

a Ba đề cùng viết về một đề tài: con chim vàng anh bị nhốt

trong lồng

b Yêu cầu về phương thức biểu đạt và kiểu văn bản:

- Đề 1: yêu cầu kể chuyện sáng tạo, người viết nhập vai chim vàng anh bị nhốt (điểm nhìn bên trong – chủ quan)

- Đề 2: miêu tả chim vàng anh bị nhốt (điểm nhìn bên ngoài– khách quan)

- Đề 3: phát biểu cảm nghĩ khi nhìn chim vàng anh bị nhốt

c – Giống nhau: cùng đề tài - chim vàng anh bị nhốt trong

lồng

- Khác nhau: sử dụng phương thức biểu đạt trong mỗi trường hợp không giống nhau (ba phương thức chính: biểu cảm, tự sự, miêu tả đòi hỏi ngưới viết cần có các ý, ngôi kể

và giọng văn phù hợp…)

II Thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn

Đề 1: Con chim bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình.

- Mở bài:

+ Giới thiệu nhân vật (tự giới thiệu: tôi là…)+ Hoàn cảnh (bị bắt, nhốt trong lồng)

- Thân bài:

+ Tôi bị nhốt trong lồng ngăn cắt với thế giới bên ngoài:

 Trời vẫn trong xanh

 Cây cối vẫn rì rào nói chuyện

 Những người bạn, bố mẹ, anh chị… vẫn sống tự do bên ngoài

 Còn tôi ngăn cắt với tất cả

+ Cử chỉ và hành động:

 Tôi nhảy lên rồi xuống trên thanh ngang

 Bụng đói không muốn ăn

Trang 28

- Yêu cầu HS viết và đọc cho cả

 Nhớ những đêm mưa gió được ấp ủ trong lòng mẹ

+ Tôi khao khát một ngày nào đó được tự do

- Kết bài:

+ Tôi ước mơ:

 Trở về gia đình bé nhỏ sống bên bố mẹ, các anh chị

 Được chuyền cành, bắt sâu làm lợi cho đời

+ Tôi muốn cất tiếng gọi: Sao người đời lại tạo ra sự ngăn cắt này, ai sẽ bay lượn, hót cho họ nghe…

** Chọn một ý viết đoạn văn

*** Viết mở bài hoặc kết bài cho một trong ba đề bài

Mở bài: Tôi là một chú chim sâu Tôi nằm trong tổ ấm chờ

bố mẹ đưa anh chị của tôi đi tập bay về Bỗng một bàn tay chụp gọn lấy tôi Tôi chỉ còn biết giãy giụa trong lòng bàn tay ấy Chỉ một loáng, tôi thấy mình bị bỏ vào một cái lồng con có đủ cả thức ăn, thức uống

E DẶN DÒ – CỦNG CỐ

- Thực hành thêm lập ý và viết đoạn văn theo các yêu cầu khác nhau

- Tiết sau: (Đọc văn) Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki)

- Nắm được cốt truyện Ra-ma-ya-na, vị trí, ý nghĩa của đoạn trích.

- Hiểu được ý thức và hành động của Ra-ma và Xi-ta trong việc bảo vệ danh dự

- Nắm được nghệ thuật trần thuật và xây dựng nhân vật là điểm đặc sắc qua đoạn trích

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các

hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

D TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

- Tổ chức ổn định lớp

- Kiểm tra bài cũ:

Trang 29

+ Tóm tắt sử thi Ô-đi-xê và nêu giá trị khái quát của nó?

+ Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp ra sao khi nghe tin Uy-lít-xơ trở về? Sự thử thách và sum họp củaUy-lít-xơ và Pê-nê-lốp gợi cho em cảm nghĩ gì?

- Giới thiệu bài mới:

Tình yêu nào cũng đòi hỏi sự hi sinh Thậm chí sẵn sàng hi sinh tình yêu để giữ trọn thanh danh của dòng họ, của cá nhân con người Cũng có khi, người ta dám chấp nhận hi sinh tình yêu để chứng minh cho phẩm của chính mình Ra-ma buộc tội trích sử thi Ra-ma-ya-na của Van-mi-ki là một tác phẩm như thế.

phản ánh hiện thực đời sống, tư

tưởng nhân dân Aán Độ cổ đại

+ Ca ngợi những chiến công

hiển hách, khí phách hào hùng

của những anh hùng - mẫu

người lí tưởng của nhân dân

Aán Độ

- HS đọc phần tóm tắt SGK

- GV đề cập đến giá trị nội dung

và giá trị nghệ thuật của tác

- Tương truyền Van-mi-ki sống khoảng thế kỉ III TCN

- Xuất thân đẳng cấp Bà-la-môn, cha mẹ ruồng bỏ, trốn vàorừng làm nghề trộm cuớp

- Van-mi-ki là một đạo sĩ, là người thông minh, có trí nhớ kì

lạ, ăn nói lưu loát, có khả năng xuất khẩu thành thơ

II Tác phẩm Ra-ma-ya-na

1 Nguồn gốc và ảnh hưởng:

- Sử thi Ra-ma-ya-na (kì tich của hoàng tử Ra-ma) được

Van-mi-ki viết thành văn vần bằng tiếng Xăng-cơ-rít vào thế

- Tác phẩm có ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới, đặc biệt là ởĐông Nam Á

2 Tóm tắt sử thi Ra-ma-ya-na (SGK 65)

3 Giá trị tác phẩm:

- Nội dung: Ra-ma-ya-na là bức tranh xã hội rộng lớn của

nước Aán Độ cổ đại, ca ngợi anh hùng Ra-ma, con ngườithiện và nàng Xi-ta, người phụ nữ mẫu mực của thời đại,đồng thời phản ánh sự phát triển của đất nước Ấn Độ cổ đại

- Là bài ca của mọi thời đại, là thiên sử thi vĩ đại đầy chất bihùng mở ra một thời đại rực rỡ trong nền văn học Aán Độ

- Nghệ thuật: nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt lànghệ thuật miêu tả thế giới tâm linh nhân vật và tình cảmđắm say, mãnh liệt của con người

B Đoạn trích Ra-ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na)

I Vị trí Nằm ở khúc ca thứ 6 chương

Trang 30

- Ngoài đề cao lí tưởng chiến

đấu của cộng đồng, Ra-ma còn

bộc lộ thái độ gì?

- Thái độ, lời nói, cử chỉ giận dữ

của Ra-ma thể hiện diễn biến

tâm trạng, Em hãy phân tích rõ

tâm trạng ấy?

- Biểu hiện của những mâu

thuẫn và sự giằng xé trong tâm

hồn R?

- Em có suy nghĩ gì về thái độ

và tâm trạng của Ra-ma?

- Trước lời buộc tội của Ra-ma,

Xi-ta thể hiện thái độ và tâm

trạng như thế nào?

- Xi-ta đã bênh vực mình như

thế nào?

- Lời đáp và hành động của

Xi-ta cho Xi-ta thấy phẩm chất gì của

Diễn biến tâm trạng của Ra-ma

- Ra-ma tự đề cao sức mạnh chiến đấu:

+ Khẳng định chiến thắng, tài nghệ của mình+ Khẳng định sự giúp đỡ của những người bạn+ Nhấn mạnh mục đích chiến đấu: vì nhân phẩm, vì bảo vệdanh dự và uy tín của dòng họ

 Hoàng tử, quốc vương mẫu mực

- Tâm trạng và thái độ của Ra-ma:

+ Nghi ngờ trinh tiết, đức hạnh của Xi-ta: “Ta làm điều đó vì….kẻ đau mắt”, “người đã sinh trưởng… để yêu đương”

thái độ ghen tuông, ích kỉ:

+ Lời lẽ lạnh lùng: xưng “ta”, gọi nàng “Hỡi phu nhân cao quý”.

+ Đay nghiến, lăng nhục Xi-ta trước mặt mọi người “Nàng

có lúc… cũng được”, ruồng bỏ nàng: “Ta không cần…tuỳ ý”

 Mâu thuẫn của Ra-ma là mâu thuẫn giữa danh dự, bổnphận và tình yêu: Tình nghĩa vợ chồng “Thấy người đẹp…như cắt” >< sợ tai tiếng sự giằng xé tâm hồn (ngôn ngữ,lời nói lặp nhiều từ, ý không rành mạch, chín chắn (3 lầnnhắc việc Xi-ta ở trong hang quỷ, hai lần nói không cần)

* Rama là vị thần nhưng vẫn có đầy đủ các cung bậc tìnhcảm của con người: Mềm yếu, ghen tuông, thiếu suy nghĩ…

 gần gũi với con người

b- Diễn biến tâm trạng của Xi-ta:

- Trong hang quỷ: chống cự quyết liệt và cự tuyệt tuyệtđốitin ở tình yêu chung thuỷ, ước mong trở lại cùng Ra-ma

- Khi bị Ra-ma xỉ vả:

+ “Gian-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ”

+ “Đau đớn đến nghẹt thở như một dây leo bị vòi voi quật nát”

+ “Nàng muốn chôn vùi hình hài…như suối”

- Xi-ta bênh vực mình: “Số phận… chê trách”

+ Nàng khẳng định:” Nhưng cái gì… thuộc về chàng”

+ Trách móc Ra-ma: “Hồi chàng phái… từ bỏ thiếp”, “chàng

Trang 31

- Ý nghĩa của việc Xi-ta tự

thiêu?

- Lời đáp và hành động của

Xi-ta cho Xi-ta thấy phẩm chất gì của

 Xi-ta là một con người không cam chịu, nàng mạnh mẽ

và cương quyết, chung thuỷ trong tình yêu, nàng là một thứvàng mười trong suốt

3 Thái độ của cộng đồng:

- Số phận, bổn phận, danh dự người anh hùng trong sử thiluôn gắn liền với cộng đồng, có quan hệ với cộng đồng,được cộng đồng phán xét dân chủ sơ khai

- Cộng đồng đau lòng bật ra tiếng khóc thảm thương, thầmtrách Ra-ma, đau lòng cho Xi-ta

C Kết luận:

Tác giả đã xây dựng thành công xung đột tâm lí giữa

Ra-ma và Xi-ta trong cuộc gặp gỡ đầy thử thách và hoàn cảnh

éo le Tính cách của nhân vật được thể hiện một cách nhất

quán như một nhà Aán Độ học người Anh nhận xét: “Ngay

cả Secxpia cũng không thể diễn tả được sự thôi thúc của tâm linh cuồng nhiệt trong lòng người một cách sống động, chân

thực và mạnh mẽ ghê gớm như đã thấy trong na.”

Ra-ma-ya-E CỦNG CỐ – DẶN DÒ

- Tìm hiểu thêm về diễn biến tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta

- Tiết sau: (Đọc văn): Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

****************************************************************************Tiết 19+20: Đọc văn

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY

(Truyền thuyết)

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Học sinh nắm được khái niệm và những đặc trưng cơ bản về thể loại truyền thuyết

- Nắm bắt được nội dung của tác phẩm và hiểu được ý nghĩa câu chuyện cũng như bài học: Kinhnghiệm giữ nước ẩn kín sau câu chuyện tình yêu, tinh thần cảnh giác với kẻ thù xâm lược, cách xử

lí đúng đắn mối quan hệ giữa các cá nhân với cộng đồng, giữa hạnh phúc tình yêu tuổi trẻ với vậnmệnh của dân tộc, của đất nước

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Trang 32

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các

hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

D TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra bài cũ: Diễn biến tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta được miêu tả như thế nào qua trích đoạnRa-ma buộc tội? Em có nhận xét gì về vị trí của con người trong cộng đồng trong sử thi?

- Giới thiệu bài mới:

Xưa, nay thắng lợi dựa vào vũ khí đơn thuần khiến con người sinh ra chủ quan, chủ quan, mất cảnh giác Thất bại thường làm cho kẻ thù nảy sinh những mưu sâu Đây cũng là nguyên nhân trả

lời câu hỏi vì sao An Dương Vương mất nước Để thấy rõ, chúng ta cùng tìm hiểu truyền thuyết An

Dương Vương và Mị Châu – TrọngThuỷ.

bàiVăn học dân gian)

Giáo viên cho hs đọc và tóm tắt

tác phẩm

- Truyền thuyết chia làm mấy

đoạn, mỗi đoạn nói lên nội dung

gì?

- Em hãy nêu chủ đề của

truyện?

- Quá trình xây thành của An

Dương Vương được miêu tả

như thế nào?

- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó,

thái độ của tác giả dân gian đối

với nhà vua như thế nào?

I Đọc – tìm hiểu

1 Khái niệm “ Truyền thuyết”

- Là những sáng tác tự sự dân gian kể về sự kiện và nhânvật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sựngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người

có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư củamột vùng

2 Truyện”An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”

II Đọc – hiểu

1 An Dương Vương xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước

- An Dương Vương xây thành nhưng liên tục bị lở  được

sứ Thanh Giang giúp đỡ  hoàn thành

- An Dương Vương nhờ sứ Thanh Giang giúp đỡ việc giữthành, vua băn khoăn: “Nếu có giặc thì lấy gì mà chống?”,

sứ Thanh Giang cho móng làm lẫy nỏ  ý thức trách

Trang 33

- Thái độ của ADV khi chém

Mị Châu?

- Ý nghĩa chi tiết An Dương

Vương theo Rùa Vàng về thuỷ

2 Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ và việc mất nước:

- Triệu Đà là vương xứ Bắc nhiều lần cử quân xâm lượcphương Nam thất bại (vì nỏ thần)  cầu hoà

- Triệu Đà cầu hôn cho con trai là Trọng Thuỷ khôngphải là mục đích chính Trọng Thuỷ là gián điệp AnDương Vương không sáng suốt  không phân biệt đâu làbạn, đâu là thù của nhân dân

- Mị Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần cả tin làm lộ bímật quốc gia, lấy được nỏ thần, Trọng Thuỷ mang về dângcha, Triệu Đà cử quân xâm lược, An Dương Vương thua vì

chủ quan ”Đà không sợ nỏ thần sao?”

- Mối tình Mị Châu và Trọng Thuỷ có thể xuất phát từ tìnhyêu nhưng Trọng Thuỷ vẫn không quên nhiệm vụ

- Chi tiết chém đầu Mị Châu đã cho thấy được thái độ củanhân dân đối với nhà vua, nhà vua cầm đầu đất nước đãđứng trên quyền lợi của dân trừng trị kẻ có tội dù đó là concủa mình

- Rùa vàng là chi tiết hư cấu nhưng lại có ý nghĩa quantrọng khi đã đưa ra phán quyết sáng suốt đứng về phía công

lí:”Kẻ ngồi sau lưng ngựa chính là giặc đo”.

* Nguyên nhân thất bại và mất nước: Sự chủ quan của AnDương Vương và sự ngây thơ cả tin của Mị Châu

- Chi tiết An Dương Vương không chết, cầm sừng tê bảytấc theo Rùa Vàng về thuỷ phủ thể hiện nhân dân tôn vinhngười có công dựng nước và dám đặt nghĩa nước trên tìnhnhà

- Chi tiết “Ngọc trai - giếng nước” là sự minh chứng cho

Mị Châu, nàng không phản bội mà do nhẹ dạ nên bị ngườilừa (Trọng Thuỷ)  nỗi oan tình của Mị Châu được hoágiải

3 Tổng kết:

Thông qua tác phẩm, tác giả dân gian muốn nêu lên bài họclịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cách xử lí đúngđắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa cá nhân vớicộng đồng

D CỦNG CỐ – DẶN DÒ:

- Nắm được nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết

- Tiết sau: Tấm Cám.

Trang 34

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các

hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

D TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

- Giới thiệu bài mới:

Đã từ lâu, cô Tấm xuất hiện trong lời kể của bà, của mẹ và theo năm tháng khi chúng ta đã lớn,

cô Tấm bước vào cuộc đời chúng ta bằng triết lí sống sâu sắc hơn.Cô Tấm đã đi vào đời sống văn hoá, trong suy nghĩ, chia sẻ và cảm thông của mọi người từ xưa đến nay Để thấy rõ điều ấy,

Trang 35

- HS đọc Sgk

- Văn bản có thể chia làm mấy

phần? Nội dung của từng phần?

- Tìm chủ đề của truyện?

- Cuộc đời và số phận của Tấm

được miêu tả như thế nào? Em

có suy nghĩ gì về những chi tiết

ấy?

- Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ

con Cám phản ánh mâu thuẫn gì

trong xã hội Xung đột ấy được

truyện cổ tích giải quyết theo

cách nào?

- Con đường dẫn đến hạnh phúc

của Tấm như thế nào? Gợi cho

em suy nghĩ gì?

- Tấm trải qua mấy kiếp hồi

sinh? Em hãy phân tích cụ thể?

- Từ đầu đến kết thúc truyện,

thái độ của Tấm đối với hành vi

tàn ác của mẹ con Cám có sự

chuyển biến ra sao? Các yếu tố

thế giới (có khoảng 564 kiểu truyện Tấm Cám): Lọ Lem (Pháp), Con cá vàng (Thái Lan), Ý Ưởng, Ý Noọng (Thái- VN), Đôi giày vàng (Chăm), Ú và Cao (Hơree)…

- Truyện phản ánh số phận của cô gái mồ côi bất hạnh vớiước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc

2 Văn bản

a Bố cục: (2 phần)

- Phần 1: đầu  “…ở đâu ra mà đẹp thế”: miêu tả số phậnbất hạnh của Tấm nhưng luôn được Bụt giúp đỡ để đón nhậnhạnh phúc

- Phần 2: còn lại: miêu tả cuộc đấu tranh không khoannhượng chống lại cái ác, giành và giữ hạnh phúc

b Chủ đề

Miêu tả cuộc đời bất hạnh và con đường dẫn đến hạnh phúccủa Tấm Đồng thời thể hiện cuộc đấu tranh không khoannhượng để giữ và bảo vệ hạnh phúc của người lương thiện

II Hướng dẫn đọc, khám phá văn bản

1 Số phận bất hạnh của Tấm và con đường dẫn đến hạnh phúc

- Số phận Tám bất hạnh:

+ Mẹ mất sớm, cha tục huyền+ Cha mất, ở với dì ghẻ – mẹ của Cám+ Làm việc vất vả: chăn trâu, cắt cỏ, xay lúa, giã gạo…  Nỗi khổ chồng chất, Tấm là hiện thân của cái thiện: hiềnlành, chăm chỉ, chân thật…

- Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn tronggia đình trên bình diện đạo đức: thiện - ác, tốt – xấu:

+ Tấm chịu thương, chịu khó, chăm chỉ làm lụng >< Cámlười biếng, lừa đảo

+ Tấm chân thật >< mẹ con Cám thủ đoạn

 Mượn xung đột gia đình để phản ánh mâu thuẫn xã hội.Xung đột được giải quyết theo hướng thiện thắng ác, nhânvật thiện dù phải trải qua khó khăn, cuối cùng sẽ được hạnhphúc Đây cũng chính là con đường dẫn đến hạnh phúc củaTấm (các yếu tố kì ảo: Bụt an ủi, giúp đỡ, đem cho Tấm hivọng…)

2 Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành và bảo

vệ hạnh phúc

- Tấm trải qua 4 kiếp hồi sinh: chim vàng anh, xoan đào,khung cửi, quả thị  sức sống mạnh mẽ của cô Tấm hiềnlành, lương thiện

- Thái độ phản kháng ngày càng cao trước cuộc đấu tranhngày càng quyết liệt:

+ “ôm mặt khóc” và luôn có sự giúp đỡ của Bụt+ không khóc, không có sự giúp đỡ của Bụt

Trang 36

kì ảo đóng vai trò khác nhau

như thế nào?

- Sự trở về của Tấm ở cuối

truyện nói lên quan niệm của

nhân dân ngày xưa về hạnh

phúc như thế nào?

- Truyện phản ánh ước mơ gì

của nhân dân?

- Aán tượng của em khi đọc

truyện cổ tích Tấm Cám?

 Nhân dân để Tấm tự ý thức: muốn hạnh phúc phải tranhđấu, giành lấy thì hạnh phúc mới bền lâu

- Các yếu tố kì ảo có vai trò:

+ Phần đầu: Bụt giúp đỡ và mang đến tất cả (cá bống, chimsẻ…)

+ Phần hai: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thịkhông thay Tấm đấu tranh mà là vật Tấm gửi linh hồn để đấutranh quyết liệt với kẻ thù

- Tấm Cám thể hiện mơ ước của nhân dân:

+ Ước mơ đổi đời+ Ước mơ thực hiện công bằng xã hội

 Tâm hồn lãng mạn, lạc quan yêu đời của nhân dân khisáng tạo truyện cổ tích

III Tổng kết:

- Truyện làm rung động lòng người bởi nỗi niềm bất hạnhcủa cô gái mồ côi và cuộc đấu tranh không khoan nhượng đểgiành hạnh phúc

- Truyện phản ánh ước mơ đổi đời và tinh thần lạc quan củacha ông ta

- Nghệ thuật: sử dụng các yếu tố thần kì có dụng ý

Bài tập nâng cao

1 Các yếu tố kì ảo

- Bụt

- Con gà biết nói tiếng người

- Đàn chim sẻ nghe lời Bụt nhặt thóc, gạo

- Sự hoá thân của Tấm thành chim vàng anh,cây xoan đào,khung cửi, cây thị, trở lại làm người

2 Miếng trầu có ý nghĩa văn hoá, gắn với phong tục hôn

+ Mời anh ăn miếng trầu này Trầu nhạt, trầu mặn, trầu cay, trầu nồng

Dù không nên vợ nên chồng

Trang 37

Aên dăm ba miếng cho lòng em vui.

D CỦNG CỐ – DẶN DÒ:

- Nắm được nội dung và quan niệm của nhân dân trong truyện cổ tích

- Tiết sau: Đọc thêm: Chử Đồng Tử

- Nhận biết về kiểu nhân vật mồ côi và nghệ thuật kể chuyện cổ tích

- Hiểu và trân trọng quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của nhân dân lao động

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các

hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

D TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra bài cũ:

Cuộc đấu tranh của Tấm để giành lấy hạnh phúc diễn ra như thế nào? Qua đó, nhân dân ta thể hiệnquan niệm và ước mơ gì?

- Giới thiệu bài mới:

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam rất phong phú và đa dạng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một truyện cổ tích nữa để khám phá cái hay, vẻ đẹp của đời sống, của những quan niệm nhân sinh sâu sắc…

- Tiên Dung sai quây màn tắm đúng nơi CĐT chốn

- CĐT và Tiên Dung nên vợ chồng, nàng ở lại bến sông

- CĐT được tiên truyền cho phép lạ, hai người tìm nơi thanh vắng để ở

- Một hôm, trời tối mà chưa đến chỗ dân cư, hai vợ

Trang 38

- HS thảo luận và trình bày

- GV định hướng cho HS

chồng cắm cây gậy xuống đất, lấy nón úp lên đầu

để ngủ Sáng ra, nơi đó mọc lên một lâu đài

- Vua sai quân đến đánh, đến nơi thì cả cung điện bay lên trời, chỉ còn lại bãi đất trống (bãi Tự Nhiên

- Xây dựng được cuộc sống thịnh vượng

- Ước mơ đổi đời

- Ước mơ chinh phục thiên nhiên

 Ước mơ bình dị, phóng khoáng, thể hiện lòng yêu đời và ý nghĩa nhân văn của tâm hồn người lao động

- Nắm được yêu cầu và cách thức tóm tắt chuyện của nhân vật chính trong văn bản tự sự

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các

hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

D TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

- Ổn định tổ chức lớp

- Giới thiệu bài mới:

Trong quá trình tiếp cận với các tác phẩm văn học, đôi khi chúng ta phải tiến hành thao tác tóm tắt vì có những tác phẩm qui mô lớn Việc tóm tắt chúng cho phép chúng ta hiểu nắm vững được

Trang 39

cốt truyện, đặc biệt là nắm được tính cách và số phận nhân vật… Tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó.

- HS đọc sgk

- Tóm tắt chuyện của nhân vật chính

nhằm mục đích gì?

- HS đọc hai đoạn văn sgk

- Chỉ ra sự giống và khác nhau của hai

đoạn văn trên?

- Từ hai đoạn văn trong sgk, hãy nêu

cách tóm tắt chuyện của nhân vật

2 Thế nào là tóm tắt chuyện của nhân vật chính?

- Tóm tắt chuyện của nhân vật là viết hoặc kể lạimột cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra đốivới nhân vật đó

* Hai đoạn văn:

- Giống nhau: đều tóm tắt chuyện của nhân vật

chính Các nhân vật đều trong VB Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

+ Đều tóm tắt ngắn gọn nhưng đầy đủ những sựviệc của nhân vật chính (đoạn 1: chuyện An DươngVương, đoạn 2: chuyện Mị Châu)

- Khác nhau: Mỗi đoạn làm nổi bật chuyện của mỗinhân vật qua các sự kiện, xung đột

 Muốn tóm tắt chuyện của nhân vật chính:

- Đọc kĩ văn bản để xác định được nhân vật

- Xác định các sự kiện, chi tiết cơ bản liên quan tớicác nhân vật ấy

- Dùng lời văn của mình để viết thành văn bản tómtắt

II Luyện tập

1 * Cần xác định:

- Trọng Thuỷ có phải là nhân vật chính hay không?

- Những sự việc, chi tiết tiêu biểu liên quan đếnnhân vật:

+ Trọng Thuỷ từ đâu tới?

+ Quan hệ với Mị Châu như thế nào?

Trang 40

- HS thực hành, GV nhận xét, sửa chữa

E DẶN DÒ – CỦNG CỐ

- Nắm vững cách thức tóm tắt văn bản tự sự theo chuyện của nhân vật chính

-Tiết sau: Truyện cười dân gian Việt Nam: Nhưng nó phải bằng hai mày; Tam đại con gà.

***************************************************************************

Tiết 25 Đọc văn

Truyện cười dân gian Việt Nam:

- NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY

- TAM ĐẠI CON GÀ

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện

- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của truyện cười: truyện rất ngắn gọn, tạo được yếu tố bất ngờ,những cử chỉ, lời nói gây cười

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các

hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

D TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra bài cũ:

+ Cuộc đấu tranh của Tấm trên con đường đi đến hạnh phúc diễn ra như thế nào? Sự trở về cuảTấm phản ánh quan niệm và ước mơ gì của tác giả dân gian?

+ Truyện cổ tích Chử Đồng Tử phản ánh ước mơ gì của tác giả dân gian? Em có suy nghĩ gì về hainhân vật Chử Đồng Tử và Tiên Dung

- Giới thiệu bài mới:

Trong chế độ phong kiến, sự công bằng, lẽ phải… dường như không có ý nghĩa ở chốn công đường Và trong cuộc sống, nếu khôn vươn lên đẩy lùi cái dốt đã đáng phê bình, song càng đáng phê bình hơn là những kẻ giấu dốt và khoe khoang.

Để thấy được điều đó trong cuộc sống ngày xưa, chúng ta cùng tìm hiểu hai truyện cười

dân gian: Nhưng nó phải bằng hai mày và Tam đại con gà.

- HS đọc văn bản sgk

- Truyện đã dùng các biện pháp nào để

gây cười? Hãy phân tích từng biện pháp

đó?

I Đọc – hiểu

1 Nhưng nó phải bằng hai mày

- Cử chỉ kết hợp với lời nói:

+ “Cải vội xoè năm ngón tay ngẩng mặt nhìn thầy líkhẽ bẩm: xin xét lại, lẽ phải thuộc về con cơ mà” nhắc lại số tiền anh ta đã lót trước

+ “Thầy lí xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngóntay mặt”  sự thừa nhận ngầm và phù hợp với điềuthầy “thông báo” với Cải sau đó, ẩn một nghĩa khác:

Ngày đăng: 23/10/2014, 21:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 12)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 36)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 37)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 46)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 54)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 71)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 73)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 81)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 100)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 106)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 142)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 148)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 149)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 154)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 175)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 185)
Hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Giáo án ngữ văn lớp 10 nâng cao ( cực hay)
Hình th ức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi (Trang 188)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w