1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án sinh 12 theo chuẩn ktkn

89 734 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa TPP: 01 Ngày soạn: …/…./… PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN I/ Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, HV cần: - Trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen cấu trúc. - Nêu được khái niệm mã di truyền và các đặc điểm chung của nó. - Từ mô hình nhân đôi ADN, nêu được các bước của quá trình nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự nhân đôi NST. - Rèn được kĩ năng phân tích kênh hình, hoật động nhóm và làm việc với SGK. II/ Phương pháp chủ yếu: Trực quan, vấn đáp + hoạt động nhóm. III/ Phương tiện chủ yếu: Tranh phóng to hình 1.1; 1.2 và bảng 1 SGK. IV/ Tiến trình bài giảng: 1/ Ổn định lớp: 1’ 2/ Giới thiệu khái quát chương trình sinh học 12: 2’ 3/ Giảng bài mới: Vào bài: ? Sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể được thực hiện nhờ cơ chế nào? Tùy thuộc vào câu trả lời của học viên, vào bài. Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu gen (12’) GV: Yêu cầu hv nghiên cứu sgk mục I.1/ 6 SGK ? Em hiểu gen là gì ? cho VDMH HV: nghiên cứu sgk + kiến thức cũ trả lời câu hỏi. HV khác nhận xét, bổ sung. GV: đánh giá, tổng kết. - Yêu cầu hv quan sát tranh hình 1.1 + nc mục I.2/6 sgk ? Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm những thành phần nào ? Nêu vị trí và chức năng của từng thành phần cấu trúc nên gen. ? phân biệt gen phân mảnh và gen không phân mảnh. ? Hãy kể tên một số loại gen nằm trong tế bào mà em biết. HV: - Quan sát tranh + nc sgk thảo luận nhóm - Trả lời hệ thống câu hỏi. GV: Nhận xét đánh giá, tổng kết. I. Gen: 1. Khái niệm: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. VD: - Gen hemôglôbin anpha là gen mã hóa chuỗi pp anpha. - Gen tARN mã hóa phân tử ARN vận chuyển. 2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc: Gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit: Hv vẽ hình 1.1/6 vào vở. * Vùng điều hòa: - Vị trí: Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen. - Chức năng: Có trình tự nu đặc biệt  Enzim ARN pôlimêraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời điều hòa quá trình phiên mã. * Vùng mã hóa: - Vị trí: Nằm giữa hai vùng điều hòa và kết GV: Phạm Thị Hồng Vân 1 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa Hoạt động 2: Tìm hiểu mã di truyền (15’) GV: Yêu cầu hv đọc mục II/ 7 sgk + quan sát bảng 1/8. ? Em hiểu thế nào là mã di truyền. ? Tại sao mã di truyền là mã bộ ba ? Nêu các đặc điểm chung của mã di truyền. HV: - nc sgk + thảo luận nhóm. - Trả lời hệ thống câu hỏi. GV: - Đánh giá, nhận xét, kết luận. - Giải thích rõ các đặc điểm của mã di truyền. thúc. - Chức năng: Mang thông tin mã hóa các axit amin (aa). + Ở SV nhân sơ: vùng mã hóa lien tục gọi là gen không phân mảnh. + Ở SV nhân thực: vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn êxôn là các đoạn intron gọi là gen phân mảnh. * Vùng kết thúc: - Vị trí: Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen. - chức năng: mang tín hiệu kết thúc phiên mã. 3. Các loại gen: - Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào. - Gen điều hòa là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác. - Gen vận hành II. Mã di truyền: 1. Khái niệm: Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin. - Mã di truyền là mã bộ ba: Cứ 3 nu đứng liền nhau mã hóa cho 1 aa - bộ ba mã hóa. - Với 4 loại nu  64 = 4 3 bộ ba mã hóa (còn gọi là côdon hay Triplet). Trong đó: + Có 3 bộ ba kết thúc là: UAA, UAG, UGA không mã hóa aa. + Có 1 bộ ba mở đầu là AUG mã hóa aa Met (ở SV nhân sơ là foocmin Met). 2. Đặc điểm: - Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nu mà không gối lên nhau. - Mã di truyền có tính phổ biến,, nghĩa là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. - Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại aa. VD: AUU  Izôlơxin. UUU  Phênylalanin. - Mã di tryền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại aa. VD: UUU; UUX  Phe. AAA; AAG  lizin. GV: Phạm Thị Hồng Vân 2 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình nhân đôi ADN (12’) GV: Yêu cầu hv quan sát tranh hình 1.2/9 + nc mục III ? Hãy nêu vị trí và thời điểm diễn ra quá trình nhân đôi ADN. ? Kể tên các thành phần tham gia vào quá trình nhân đôi. ? quá trình nhân đôi ADN trãi qua những bước nào. ? Nêu nội dung của từng bước. ? Các nu tự do liên kết với các nu của mạch khuôn theo nguyên tắc nào. ? Kết quả của quá trình tái bản như thế nào. ? Em có nhận xét gì về hai phân tử ADN con. ? Quá trình tái bản có ý nghĩa như thế nào. HV: - Quan sát tranh + thảo luận nhóm. - Trả lời hệ thống câu hỏi. - HV khác nhận xét, bổ sung. GV: Đánh giá, tổng kết. * Liên hệ: ứng dụng của quá trình nhân đôi ADN. III. Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) 1. Vị trí: Ở nhân tế bào. 2. Thời điểm: Kì trung gian giữa hai lần phân bào. 3. Diễn biến: Gồm 3 bước - Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN. sgk - Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới. sgk - Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành. sgk. 4. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra tuân theo các nguyên tắc: - Bổ sung: A liên kết với T bằng hai liên kết hiđrô và G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. - Bán bảo tồn: Trong hai phân tử ADN mới được tạo thành có một mạch là mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu. 5. Ý nghĩa: - Là cơ sở cho NST nhân đôi  đảm bảo các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường  ttdt được duy trì ổn định qua các thế hệ. - Duy trì ổn định cấu trúc ADN qua các thế hệ tế bào. - Tạo ra nhiều ADN mới. 4/ Củng cố : 1’ GV khái quát kiến thức, nhấn mạnh các phần trọng tâm của bài. 5/ Hướng dẫn về nhà : - Hv học bài và trả lời các câu hỏi cuối sgk. - Hv xem bài 2 và soạn theo các câu hỏi sau : Câu 1 : Trình bày cấu trúc và chức năng các loại ARN. Có thể kẻ bảng như sau : Tên ARN Đặc điểm cấu trúc Chức năng Câu 2 : Trình bày diễn biến cơ chế phiên mã. Câu 3 : Trình bày diễn biến cơ chế dịch mã. V/ Rút kinh nghiệm : TPP : 02 Ngày soạn : …/…/…. GV: Phạm Thị Hồng Vân 3 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa Bài 2 : PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ VÀ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN I/ Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, hv phải : - Trình bày được cơ chế phiên mã (tổng hợp mARN trên khuôn ADN). - Trình bày được quá trình tổng hợp prôtêin. - Trình bày được cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ. - Rèn luyện kĩ năng phân tích kênh hình, tư duy logic và làm việc với sgk. - Củng cố niềm tin duy vật vào khoa học. II/ Phương pháp chủ yếu : Trực quan, vấn đáp + nghiên cứu sgk. III/ Phương tiện chủ yếu : - Tranh phóng to các hình từ 2.1  2.4, 3.1 3.2 sgk. - Máy chiếu slide. IV/ Tiến trình bài giảng: 1/ Ổn định lớp: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày diễn biến quá trình nhân đôi AND. Tại sao một mạch được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp ngắt quãng? 3/ Giảng bài mới: ? Tại sao prôtêin của mỗi loài luôn mang tính đặc trưng. Tùy thuộc vào câu trả lời của học viên, gv vào bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng các loại ARN (5’) GV: Yêu cầu học sinh đọc mục I.1/ 11 sgk ? Trong tế bào có những loại ARN nào. ? Trình bày cấu trúc và chức năng của mỗi loại ARN. HV: - nc sgk + kiến thức cũ + sự chuẩn bị ở nhà, thảo luận. - Trả lời hệ thống câu hỏi. - HV khác nhận xét bổ sung. GV: Nhận xét, đánh giá, đưa đáp án đúng. I. Phiên mã: Là quá trình tổng hợp ARN trên khuôn ADN. 1. Cấu trúc và chức năng các loại ARN Tên ARN Cấu trúc Chức năng mARN (ARN thông tin) Một mạch thẳng có chiều 5’ 3’. - Làm khuôn để tổng hợp prôtêin. - Thường được các enzim phân hủy khi hoàn thành nhiệm vụ. tARN (ARN vận chuyển) - Có nhiều loại tARN. - Cấu trúc hình chiếc lá chẻ ba. Có chứa bộ ba đối mã đặc hiệu (anticôdon) có thể nhận biết và khớp bổ sung với côdon tương ứng trên mARN. - đầu 3’ gắn aa tương ứng. - có liên kết hiđrô. Mang aa tới ribôxôm và đóng vai trò như “một người phiên dịch”. GV: Phạm Thị Hồng Vân 4 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế phiên mã (5’) GV: Yêu cầu hv quan sát tranh hình 2.2 và nc sgk mục I.2/11 (Xem phim) ? Nêu tên các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã. ? Trình bày diễn biến chính của quá trình phiên mã. ? mARN được tổng hợp ở tế bào nhân sơ, nhân thực biến đổi như thế nào để bước vào dịch mã. HV: - Quan sát + bài chuẩn bị ở nhà, thảo luận. - Trả lời câu hỏi. - HV khác nhận xét, bổ sung. GV: Đánh giá, nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình dịch mã (7’). GV: Yêu cầu hv quan sát tranh hình 2.3 (xem phim). ? Quá trình dịch mã gồm những giai đoạn nào. ? Thực chất của quá trình hoạt hóa aa là gì. ? Nêu diễn biến của giai đoạn tổng hợp chuỗi pp. ? Các bộ ba trên mARN và tARN kết hợp với nhau theo nguyên tắc nào. ? Các aa liên kết với nhau bằng liên kết nào. ? Trên một phân tử mARN có nhiều ribôxôm trượt có ý nghĩa gì. HV: - Quan sát + bài chuẩn bị ở nhà, thảo luận. - Trả lời câu hỏi. - HV khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, tổng kết. Hoạt động 4: Tìm hiểu điều hòa hoạt động gen. GV: Giới thiệu khái quát về điều hòa hoạt động gen và mô hình Opêrôn Lac điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ. Yêu cầu hv quan sát tranh hình 3.2 a và 3.2 b trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac? HV: Quan sát + thảo luận. Trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, tổng kết. • Lactôzơ trong quá trình điều hòa này được xem là chất cảm ứng. rARN (ARN ribôxôm) 1 mạch Kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm. 2. Cơ chế phiên mã: sgk. * Lưu ý: - Ở SV nhân sơ: mARN sau phiên mã trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prô. - Ở SV nhân thực: mARN sau phiên mã tiến hành cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn êxôn  mARN trưởng thành rồi di vào tbc làm khuôn tổng hợp prô. II. Dịch mã: là quá trình tổng hợp prôtêin. 1. Hoạt hóa axit amin. Enzim đặc hiệu aa + ATP aa ~ p + ADP Enzim aa ~ p + tARN aa – tARN + p 2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: sgk * Lưu ý: Thường có nhiều ribôxôm gắn trên mARN gọi là pôliribôxôm (hay pôlixôm)  giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. III. Điều hòa hoạt động gen. 1. Khái quát về điều hòa hoạt động gen a. Định nghĩa: Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như với sự phát triển bình thường của cơ thể. b. Các mức độ điều hòa: - Điều hòa phiên mã. - Điều hòa dịch mã. - Điều hòa sau dịch mã. 2. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (điều hòa phiên mã) a. Mô hình cấu trúc của opêron Lac. * Opêron là cụm các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau có chung cơ chế điều hòa. Hv vẽ hình 3.1/ 16 sgk. - Z,Y,A: Nhóm gen cấu trúc. GV: Phạm Thị Hồng Vân 5 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa - O (operator) : Vùng vận hành. sgk - P (promoter): Vùng khởi động. - Nằm ngoài operon là gen điều hòa R có vai trò tổng hợp prôtêin ức chế. b. Sự điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli * Khi môi trường không có lactôzơ. - Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế. - Prôtêin ức chế này liên kết với vùng vận hành operator.  các gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã. * Khi môi trường có lactôzơ. - Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế. - Prôtêin ức chế này gắn với lactôzơ  bị bất hoạt.  các gen cấu trúc Z, Y, A tiến hành phiên mã. * Lưu ý: mARN do các gen cấu trúc tổng hợp tham gia dịch mã tổng hợp enzim phân giải đường lactôzơ  hết lactôzơ  phiên mã dừng. 4/ Củng cố: - Tóm tắt lại các nội dung trọng tâm của bài mà hv cần nắm. - Yêu cầu hv đọc khung ghi nhớ. - Giới thiệu một số công thức cơ bản. 5/ Hướng dẫn về nhà: - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối sgk. - Làm bài tập số 2/9, 7 – 8/10 sách bài tập SH12. - Xem bài mới. V/ Rút kinh nghiệm: TPP: 03 Ngày soạn: / / GV: Phạm Thị Hồng Vân 6 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa Bài 3: ĐỘT BIẾN GEN I/ Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, hv cần: - Nêu được khái niệm đột biến gen và cơ chế phát sinh. - Nêu được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen. - Rèn được kĩ năng phân tích kênh hình và làm việc với sgk. II/ Phương pháp chủ yếu: Trực quan, vấn đáp + nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm. III/ Phương tiện chủ yếu: - Tranh hình 4.1 – 4.2 sgk. - Một số hình ảnh, đoạn phim về hậu quả của đột biến gen. IV/ Tiến trình bài giảng: 1/ Ổn định lớp: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 5’ ? Em hãy trình bày mô hình cấu trúc opêron Lac. Và giải thích cơ chế điều hòa hoạt động của opêron lac trong môi trường có và không có lactôzơ. 3/ Giảng bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiếu khái niệm và các dạng đột biến gen (15’). GV: Trình bày ví dụ minh họa: Cho một đoạn gen có trình tự nuclêôtit như sau: ĐB TH1: 3’ A-A-G-X 5’ 3’ A-T-G-X 5’ TH2 : 3’ A-T-G-X-A 5’ TH3: 3’ A-T-X 5’ ? Em có nhận xét gì về các gen ở các TH trên so với gen ban đầu. ? Từ đó hãy cho biết thế nào là đột biến gen. ? Kết quả của đột biến gen là gì. ? Theo em tần số đột biến gen cao hay thấp, phụ thuộc vào những yếu tố nào. ? Thế nào là thể đột biến. Cho ví dụ minh họa. ? Đột biến gen có thể xảy ra ở những loại tế bào nào. HV: - Nghiên cứu sgk + kiến thức cũ thảo luận nhóm. - Trả lời hệ thống câu hỏi. - HV khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, đánh giá, kết luận. ? Dựa vào ví dụ trên cho biết đột biến gen có thể có những trường hợp nào. ? Nêu hậu quả của từng trường hợp đột biến gen. ? Trong các dạng đột biến trên dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất, vì sao. HV: - Đọc mục I.2/19 sgk + kiến thức cũ. - Trả lời hệ thống câu hỏi trên. - HV khác nhận xét, bổ sung. GV: Tổng kết, đánh giá. I. Khái niệm và các dạng đột biến gen. 1. Khái niệm: - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm) hay một số cặp nuclêôtit. - Kết quả đột biến gen tạo ra các alen mới khác biệt alen ban đầu. - Tần số đột biến gen rất thấp khoảng từ 10 -6 – 10 -4 Nhưng vì số lượng gen của sv là rất lớn nên tần số xuất hiện đbg là khá cao. - Tần số đbg phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ, liều lượng tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gen. - Đbg có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng (Xôma) hay tế bào sinh dục. - Thể đột biến là cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiêu hình. VD: Ở người A qui định da bình thường. a qui định da bạch tạng. Kiểu gen: AA : Da bình thường. Aa: Da bình thường (đột biến). aa: Da bạch tạng (thể đột biến). 2. Các dạng đột biến: a. đột biến thay thế một cặp nuclêôtit: - Khái niệm: một cặp nu trong gen được Thay thế bằng một cặp nu khác. - Hậu quả: + Làm thay đổi trình tự axit GV: Phạm Thị Hồng Vân 7 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa Bổ sung: đbg tại côđon làm xuất hiện bộ ba kết thuc gọi là đột biến vô nghĩa. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế phát sinh đbg (15’). GV: Yêu cầu học viên đọc mục II/20 + quan sát tranh hình 4.1 - 4.2. ? Hãy kể tên một số nguyên nhân làm thay đổi cấu trúc của gen. ? Trong tế bào thường tồn tại các dạng bazơ nitơ nào. ? Dạng bazơ nitơ hiếm (hỗ biến) có dặc điểm gì. ? Các tác nhân gây đột biến như thế nào. HV: - nc sgk + quan sát tranh, thảo luận nhóm. - Trả lời câu hỏi. - HV khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, đánh giá. amin  thay đổi chức năng của prôtêin (đb nhầm nghĩa). + Không làm thay đổi aa  đb câm. b. Đột biến thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit. Hậu quả: Làm thay đổi trình tự sắp xếp của các nu  thay đổi trình tự aa của chuỗi pp  thay đổi chức năng của prôtêin (đb dịch khung) * Lưu ý: - Đột biến mất hoặc thêm gây hậu quả nghiêm trọng nhất vì làm thay đổi trình tự sắp xếp các nu từ điểm xảy ra đột biến đến cuối gen. - Đột biến ở đầu gen gây nguy hiểm nhất. II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen. 1. Nguyên nhân: * Môi trường ngoài gồm: - Lí học: tia tử ngoại, tia phóng xạ, sốc nhiệt. - Hóa học: điôxit, côsixin, 5- brôm uraxin (5BU), MMS (mêthyl methanesulfonate), EMS (ethyl methanesulfonate), acridin - Sinh học: Virút * Môi trường trong: Rối loạn sinh lí, sinh hóa trong tế bào. 2. Cơ chế phát sinh đột biến gen. a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN. - Các bazơ nitơ thường tồn tại thanh 2 dạng: bình thường: A, T, G, X. hiếm: A * , T * , G * , X * . - Dạng hiếm có những vị trí liên kết hiđrô dễ bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN  đột biến gen. VD: Đột biến thay thế cặp G – X  A – T. vẽ hình 4.1/ 20. b. Tác động của các tác nhân gây đột biến. - Tác nhân vật lí: Tia tử ngoại (UV) Làm 2 bazơ Timin cùng 1 mạch ADN liên kết với nhau  đbg. - Tác nhân sinh học: Virut viêm gan B, virút Hecpet - Tác nhân hóa học: 5 – brôm uraxin gây đột biến thay thế A – T  G – X. Hình vẽ 4.2 / 20. + Acridin xen vào mạch khuôn gây đột biến GV: Phạm Thị Hồng Vân 8 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa Hoạt động 3: Tìm hiểu hậu quả và ý nghĩa của đbg (5’) GV: Cho một số ví dụ về hậu quả của đột biến gen. * Ở người đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp T – A ở bộ ba thứ 6 của chuỗi mARN qui định tổng hợp chuỗi pp bêta của hêmôglôbin gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. ? Nêu những hậu quả của đột biến gen. ? Tại sao nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế cặp nu lại hầu như vô hại đối với thể đột biến. ? Đột biến gen có vai trò như thế nào đối với thực tiễn và tiến hóa. HV: - nc sgk mục III - Trả lời câu hỏi. GV: Đánh giá, nhận xét. thêm; xen vào mạch đang tổng hợp gây đột biến mất cặp nu. III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen. 1. Hậu quả của đột biến gen. - Đột biến gen có thể gây hại, trung tính, có lợi cho thể đột biến. - Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và tổ hợp gen. VD: Bệnh máu khó đông ở người do đột biến gen lặn gây nên, trong tổ hợp gen X A X a : bệnh không biểu hiện, còn trong tổ hợp X a X a : bệnh biểu hiện. 2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen. a. đối với tiến hóa. - Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật. - Cung cấp nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho tiến hóa. b. Đối với thực tiễn: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống. 4/ Củng cố: 3’ Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau đây nói về đột biến điểm. a. Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nu là ít gây hại nhất. b. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen. c. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến gen là có hại. d. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa. Câu 2: Những dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là a. mất và thêm một cặp nuclêôtit. b. thay thế 1 và 2 cặp nuclêôtit. c. thêm và thay thế một cặp nu. d. mất và thay thế một cặp nu. Câu 3: Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là a. có hại cho cá thể. b. không có lợi và không có hại cho cơ thể. c. có lợi cho cá thể. d. có ưu thế so với bố mẹ. Câu 4: Thể đột biến là a. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn. b. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian. c. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội. d. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình. Câu 5: Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nucleôtit không theo nguyên tắc bổ sung khi ADN đang tự nhân đôi là a. thêm 2 cặp nu. b. thêm một cặp nu. c. mất một cặp nu. d. thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác. 5/ Hướng dẫn học ở nhà 1’ - Học bài và trả lời câu hỏi cuối sgk, đọc khung ghi nhớ. - Xem bài mới. TPP: 04 Ngày soạn: / / Bài 4: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ GV: Phạm Thị Hồng Vân 9 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa I/ Mục tiêu: - Mô tả được hình thái và cấu trúc của NST ở tế bào nhân thực. - Nêu được khái niệm về đột biến cấu trúc NST. - Trình bày được đặc điểm, hậu quả và vai trò của các dạng dột biến cấu trúc NST. - Rèn được kĩ năng phân tích kênh hình, làm việc với sgk và hoạt động nhóm nhỏ. II/ Phương pháp chủ yếu: Trực quan, vấn đáp. III/ Phương tiện chủ yếu: - Tranh phóng to hình 5.1 – 5.2 sgk - Phim những biến đổi hình thái NST qua các giai đoạn của chu kì tế bào. - Sơ đồ cơ chế các dạng đột biến cấu trúc NST. IV/ Tiến trình bài giảng: 1/ Ổn định lớp: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 10’ 1. Thế nào là đột biến gen? Phân biệt thể đột biến và đột biến gen. Ý nghĩa và vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa và thực tiễn. 2. Nêu nguyên nhân và cơ chế đột biến gen. 3. Vẽ sơ đồ cơ chế đột biến gen. 3/ Giảng bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thái và cấu trúc NST (18’) GV: Yêu cầu hv đọc mục I/ 23 sgk + quan sát hình 5.1. ? Em hiểu thế nào là NST. ? Trong tế bào NST tồn tại như thế nào. ? NST điển hình có hình thái như thế nào. ? Thế nào là bộ NST đơn bội, lưỡng bội, cặp NST tương đồng, NST đơn, NST kép. ? Hãy nêu những biến đổi hình thái của NST qua các kì phân bào. ? Sự hợp lí trong cấu trúc siêu hiển vi của NST được thể hiện như thế nào. ? Ở sinh vật nhân sơ đã có cấu trúc NST chưa. HV: - Nc sgk + quan sát tranh, thảo luận nhóm. - Trả lời hệ thống câu hỏi. - HV khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, đánh giá, tổng kết. * Bổ sung: NST có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền qua cơ chế tự nhân đôi, phân li và tổ hợp tự do trong phân bào và thụ tinh. I. Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể (NST). 1. Hình thái NST. - Ở sinh vật nhân thực ADN liên kết với các loại prô khác nhau (chủ yếu là histôn) tạo nên NST. - NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài và nhìn rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân. - Các loài khác nhau có số lượng, hình thái, cấu trúc NST khác nhau. - Bộ NST trong tế bào cơ thể thường tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự gen  bộ NST lưỡng bội (2n). - NST cấu trúc kép gồm 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động. - NST cấu trúc đơn tương ứng với 1 crômatit của NST kép. - NST thường chia thành hai loại: NST thường và NST giới tính. * Ở sinh vật nhân sơ chưa có cấu trúc NST. 2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST. * Nuclêôxôm: là đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST. GV: Phạm Thị Hồng Vân 10 [...]... 9 /128 Pt/c: Mắt đỏ x Mắt nâu GV: Phạm Thị Hồng Vân 34 Giáo án Sinh Học 12 Tương tự câu b,c và bài tập 3/66 Trung tâm GDTX Ninh Hòa F1: 100% mắt đỏ  mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng F1 x F1  F2: 3/4 mắt đỏ : 1/4 mắt nâu  tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật phân li của Menđen * Tính trạng chiêu dài cánh: Pt/c: cánh dài x cánh ngắn F1: 100% cánh ngắn: 100% cánh dài  tính trạng dạng cánh... II Hoán vị gen: 1 Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng hoán vị 26 Giáo án Sinh Học 12 11 sgk ? Em hãy phân tích kết quả thí nghiệm ? Giải thích kết quả thí nghiệm trên ? Viết sơ đồ lai HV: Quan sát + thảo luận Trả lời câu hỏi HV khác nhận xét, bổ sung GV: Đánh giá, giảng giải, kết luận ? Tại sao tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn 50% Trung tâm GDTX Ninh Hòa gen Pt/c: thân xám, cánh dài x thân đen, cánh... bộ 33 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa các côdon từ vị trí thêm nu  đb dịch khung 2 Bài tập 7/65: Cây cà độc dược thuộc loại thể ba về NST số 2 là 2n + 1, cây lưỡng bội là 2n P: 2n + 1 x 2n G: n : n+1 n F1: 50% 2n : 50% 2n + 1 3 Bài tập 8/65: Một loài sinh vật có 2n = 24  n = 12 a Số lượng NST ở: - Thể đơn bội: n = 1 x 12 = 12 - Thể tam bội 3n = 3 x 12 = 36 - Thể tứ bội 4n = 4 x 12 = 48... lời câu hỏi GV: Nhận xét, đánh giá GV: Chiếu tranh sơ đồ lai Trung tâm GDTX Ninh Hòa F1: 100% thân xám, cánh dài F1 thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt Fa: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt 2 Giải thích: - Pt/c  F1 100% xám, dài  tính trạng: Thân xám trội so với thân đen Cánh dài trội so với cánh cụt - Quy ước gen: B: thân xám V: cánh dài b: thân đen v: cánh cụt - Kết quả của phép lai... cánh cụt F1: 100% thân xám, cánh dài F1 thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt Fa: 965 thân xám, cánh dài 944 thân đen, cánh cụt 206 thân xám, cánh cụt 185 thân đen, cánh dài  Nhận xét: tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa khác kết quả lai phân tích của định luật Menđen và hiện tượng liên kết gen  các gen liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen) - Giải thích: Ruồi đực thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao... trả lời câu hỏi GV: Đánh giá, cho điểm HV: Trình bày bài giải đã chuẩn bị ở nhà HV: Khác nhận xét, bổ sung GV: Đánh giá, cho điểm.Đưa đáp án đúng GV: Hướng dẫn học viên giải bài tập 2 Gọi HV lên bảng làm bài tập 3 HV: Chuẩn bị ở nhà, dán kết quả lên bảng GV: Nhận xét, đánh giá, thông bào đáp án đúng GV: cho bài tập Hướng dẫn giải Gọi các học viên lên làm các câu hỏi trong bài Đánh giá, nhận xét, cho... tới quá trình sinh sản Câu 5: Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội? a Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn b Độ hữu thụ lớn hơn c Phát triển khỏe hơn d Có sức chống chịu tốt hơn 5/ Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối sgk/ 30 - Xem và làm các bài tập trong sách bài tập sinh 12/ 9 – 10 V/ Rút kinh nghiệm: GV: Phạm Thị Hồng Vân 15 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm... trạng cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn  Quy ước: A: mắt đỏ; a: Mắt nâu B: cánh dài; b: cánh ngắn Pt/c: đực: AAXBY ; Cái: aaXbXb F1: Cái: AaXBXb ; Đực: AaXbY B b F2: 1/16 AAX X 1/16 AAXBY = 3/8 mắt đỏ cánh dài 2/16 AaXBXb 2/16 AaXBY 1/16 AAXbXb 1/16 AAXbY 2/16 AaXbXb 2/16 AaXbY 1/16 aaXBXb 1/16 aaXBY 1/16 AAXbXb 1/16 AAXbY = 3/8 mắt đỏ, cánh ngắn = 1/8 mắt nâu, cánh dài = 1/8 mắt nâu, cánh ngắn... mũi mác Trong nước  dạng dài Mặt nước  bản to Mức phản ứng Trên mặt nước  mũi mác * Đặc điểm: 31 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa - Phản ứng đồng loạt theo cùng một hướng xác định - Không di truyền được * Ý nghĩa: Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường 4/ Củng cố: Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1: Yếu tố giống trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu... liên kết gen I Liên kết gen GV: chiếu hình ảnh nhà sinh học Moocgan và đối 1 Thí nghiệm: tượng nghiên cứu của ông - Đối tượng: Ruồi giấm 2n = 8  Giới thiệu lí do chọn ruồi giấm (Drosophila - Phương pháp nghiên cứu: lai phân tích melanogaster) làm đối tượng nghiên cứu: Pt/c: thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt GV: Phạm Thị Hồng Vân 25 Giáo án Sinh Học 12 - Chu trình sống ngắn số lượng trứng nhiều - . nu. Đáp án bài tập 2, 4/ 9 Đáp án bài tập 3/9. GV: Phạm Thị Hồng Vân 16 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa Hv khác nhận xét, bổ sung. GV: Đánh giá tổng kết. 4/ Củng cố: Hãy chọn đáp án đúng. cuối sgk/ 30. - Xem và làm các bài tập trong sách bài tập sinh 12/ 9 – 10. V/ Rút kinh nghiệm: GV: Phạm Thị Hồng Vân 15 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa TPP: 06 Ngày soạn: / / Bài. Hồng Vân 7 Giáo án Sinh Học 12 Trung tâm GDTX Ninh Hòa Bổ sung: đbg tại côđon làm xuất hiện bộ ba kết thuc gọi là đột biến vô nghĩa. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế phát sinh đbg

Ngày đăng: 23/10/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w