1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MÔ HÌNH CAMELS VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

38 4,2K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 520,1 KB

Nội dung

Hệ thống đánh giá này được sửdụng bởi ba giám sát ngân hàng liên bang Cục Dự trữ Liên bang, FDIC và OCC và các cơ quan giám sát tài chính khác để cung cấp một bản tóm tắt thuận tiện điều

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:

MÔ HÌNH CAMELS VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CAMELS 3

I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CAMELS 3

II CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THEO MÔ HÌNH CAMELS 4

1 Capital Adequacy – Mức độ an toàn vốn 5

2 Asset quality – Chất lượng tài sản 6

3 Management – Khả năng quản trị 7

4 Earnings – Thu nhập 9

5 Liquidity – Khả năng thanh khoản 10

6 Sensitivity to market risks – Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 13

I TỒNG QUAN VỀ VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 13

1 Phương pháp đánh giá và xếp loại các tổ chức tín dụng theo CAMELS – vận dụng ở Việt Nam 13

2 Thực trạng áp dụng mô hình CAMELS tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam 15

II ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) 18

III ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 33

1 Ưu điểm, nhược điểm 33

2 Đề xuất 35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CAMELS

I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CAMELS

Trang 3

Hệ thống đánh giá CAMELS do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ(National Credit Union Administration - NCUA) xây dựng và được thông qua năm

1987, song không chỉ có Hoa Kỳ mà còn có nhiều nước trên thế giới áp dụng Saukhủng hoảng kinh tế châu Á 1997, hệ thống CAMELS được Quỹ Tiền tệ Quốc tế vàNhóm Ngân hàng Thế giới khuyến nghị áp dụng ở các nước bị khủng hoảng như mộttrong các biện pháp để tái thiết khu vực tài chính Hệ thống đánh giá này được sửdụng bởi ba giám sát ngân hàng liên bang (Cục Dự trữ Liên bang, FDIC và OCC) và các

cơ quan giám sát tài chính khác để cung cấp một bản tóm tắt thuận tiện điều kiệnngân hàng tại một thời điểm

Hệ thống CAMELS là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ

và được coi là chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh giáhiệu quả, rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung.CAMELS là chữ viết tắt tiếng Anh của:

 C: Capital Adequacy – Mức độ an toàn vốn;

 A: Asset Quality – Chất lượng tài sản có;

 M: Management – Quản lý;

 E: Earnings – Lợi nhuận;

 L: Liquidity – Thanh khoản;

 S: Sensitivity to Market Risk – Mức độ nhạy cảm với rủi ro thịtrường

Mô hình đánh giá CAMEL chủ yếu dựa trên các yếu tố tài chính, thông quathang điểm để đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức tài chính Ban đầu, việcđánh giá dựa trên 5 tiêu chí: vốn (C), chất lượng tài sản (A), quản lý (M), Lợi nhuận (E)

và mức thanh khoản của tổ chức tài chính (L) Thành phần thứ sáu – mức độ nhạycảm với rủi ro thị trường của ngân hàng (S), đã được bổ sung vào năm 1997, vì thếchữ viết tắt đã được thay đổi để CAMELS Kết quả phân tích, đánh giá trên sẽ giúp cácnhà phân tích chia hệ thống TCTD theo thang điểm từ 1 đến 5 Các ngân hàng với xếphạng của 1 hoặc 2 được coi là để trình bày ít, nếu có, mối quan tâm giám sát, trongkhi các ngân hàng với các xếp hạng của 3, 4, hoặc 5 hiện nay trung bình đến mức độcực đoan quan tâm giám sát

Trang 4

Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã tiên phong trong việc điều chỉnh hệthống phân tích, đánh giá các TCTD trên cơ sở của mô hình CAMELS bằng cách bổsung thêm các yếu tố phi tài chính vào hệ thống phân tích, điển hình trong số đó làNhật Bản Trước năm 2007, Nhật Bản vẫn sử dụng kết quả đánh giá theo mô hìnhCAMELS và báo cáo xếp hạng tín dụng nội bộ của các tổ chức độc lập như: Moody’s,S&P, Fitch,… làm căn cứ đánh giá, dự báo tình trạng của các tổ chức tín dụng Saunăm 2007, nhận rõ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tác động đến hệ thống ngânhàng qua bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn ở Thái Lan 1997, Nhật Bản

đã xây dựng mô hình xếp hạng ngân hàng FIRST một cách đầy đủ và toàn diện hơn,xét trên 10 yếu tố thiên về quản lý (phi tài chính) như: Quản lý kinh doanh, tuân thủpháp luật, quản lý bảo vệ khách hàng, quản lý rủi ro toàn diện, quản lý vốn,v.v… Sựkhác nhau giữa hệ thống CAMELS và hệ thống FIRST được thể hiện trong bảng sau:

Sự khác nhau giữa hệ thống CAMELS và hệ thống FIRST

- Tập trung vào phân tích tình hình

tài chính

- Dự đoán sự phá sản của ngân

hàng và quyết định các hành động thực

thi có điều tiết

- Cán bộ thanh tra ít được đào tạo

cũng có thể hiểu và thực hiện các phân

- Cán bộ thanh tra có kinh nghiệm cận phải thảo luận thấo đáo với ngân hàng

- Cán bộ thanh tra phải áp dụng sổ tay phức tạp

- Được xếp hạng từ A đến D cho 10 yếu tố mà không có xếp hạng tổng hợp

Nguồn: Ứng dụng mô hình Camels trong hệ thống giám sát ngân hàng, số 14, tr.19,

Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ.

Trang 5

II CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THEO MÔ HÌNH CAMELS

Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa theo sáu yếu tố cơ bản được sử dụng đểđánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản

có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường

1 Capital Adequacy – Mức độ an toàn vốn

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong phạm

vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạtđộng của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro caohơn Các chỉ tiêu cụ thể được sử dụng để phân tích vốn gồm:

- Cơ cấu vốn, tập trung vào mức độ quan trọng tương đối của vốn cấp 1, cấp 2 :Vốn cấp 2 tối đa bằng 100% vốn cấp 1

- Tỉ lệ an toàn vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp

II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng

- CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

- Chất lượng cổ đông có ảnh hưởng lớn

- Hệ số đòn bẩy tài chính L = tổng nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu ( trung bình =12.5 )

- Hệ số tạo vốn nội bộ ( internal capital generation ) ICG (%) = Lợi nhuận khôngchia/ Vốn cấp 1 (>12%)

- Chất lượng và khả năng tài chính của các cổ đông;

- Sự tham gia của các cổ đông trong ban giám đốc và quyền biểu quyết;

- Những thay đổi trong cơ cấu vốn góp;

- Chỉ số vốn dự trữ = Dự trữ mất vốn thực tế / Dự phòng mất vốn điều chỉnhtheo CAMEL

Sau khi sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá mức độ an toàn vốn, mô hình CAMELSxếp hạng vốn như sau:

1 Hạng 1: Đánh giá chỉ ra một mức vốn đầy đủ và sẵn sàng ứng phó với mọi vấn

đề liên quan đến rủi ro của tổ chức

2 Hạng 2: Một đánh giá cho thấy một mức độ hài lòng tương đối vốn tài chínhđối với rủi ro của tổ chức

Trang 6

3 Hạng 3: Một đánh giá chỉ ra ít hơn so với mức độ thỏa đáng vốn mà không hỗtrợ đầy đủ với rủi ro của tổ chức Đánh giá cho thấy một nhu cầu cho cải tiến,ngay cả khi mức vốn của tổ chức vượt quá mức tối thiểu các yêu cầu quy định

và luật định

4 Hạng 4: Đánh giá chỉ ra một mức thiếu vốn, khả năng tồn tại của tổ chức có thể

bị đe dọa Hỗ trợ của các cổ đông hoặc các nguồn bên ngoài khác hỗ trợ tàichính có thể được yêu cầu

5 Hạng 5: Đánh giá cho thấy một mức độ báo động của tình trạng có thể thiếuvốn và khả năng tồn tại của tổ chức đang bị đe dọa Cần có sự hỗ trợ ngay lậptức từ các cổ đông hoặc các nguồn khác bên ngoài

2 Asset quality – Chất lượng tài sản

Nội dung hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thể hiện ở phía tài sản có thểhiện trên bảng cân đối kế toán của nó Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợpnói lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bềnvững của một ngân hàng Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ởphía tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chấtlượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn

Chất lượng tài sản của một tổ chức tài chính được đánh giá dựa trên nhữngtiêu chí như: Đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hiểm, tính đúng đắn của tín dụng, thực hànhquản lý phù hợp xác định rủi ro thực tiễn; Đầy đủ các khoản dự phòng cho các thiệthại của các khoản cho vay và cho thuê tài sản khác, xác định chính xác gía trị dựphòng; Sự đa dạng và chất lượng các khoản vay và danh mục đầu tư; Mức độ của cáchoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và mức độ tiếp xúc với các đối tác tronghoạt động kinh doanh; Khả năng quản lý tài sản, kịp thời nhận dạng và thu thập cáctài sản có vấn đề; Đầy đủ hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin quản lý

Để đánh giá chất lượng tài sản có, người ta sử dụng một số chỉ tiêu sử dụng đểphân tích như:

- Danh mục cho vay/ Tổng tài sản = Dự nợ tín dụng / Tổng tài sản có

Trang 7

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng = ( Dư nợ tín dụng cuối kỳ - Dư nợ tín dụng đầukỳ) / Dư nợ tín dụng cuối kỳ.

- Tỷ trọng dư nợ theo ngành = Dư nợ tín dụng theo ngành/ Dư nợ tín dụng

- Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ ( 1,5% theo chuẩn quốc tế; 3,5% theo chuẩn Úc )

- Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ ( quốc tế : 5%; VN: 3% )

Xếp hạng chất lượng tài sản:

- Hạng 1: Đánh giá cho thấy chất lượng tài sản đảm bảo và quản lý tín dụng thựctiễn Chất lượng tài sản trong ngân hàng được quan tâm giám sát thườngxuyên

- Hạng 2: Đánh giá chất lượng tài sản chỉ đạt yêu cầu và quản lý tín dụng đúngmức Mức độ phân loại và giám sát tài sản chỉ đạt mức độ cho phép Có mộtvài nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng bảo toàn vốn và khả năng của quản lý

- Hạng 3: Đánh giá được chỉ định khi chất lượng tài sản hay quản lý tín dụngthực hành này là chưa đạt yêu cầu Xu hướng có thể ổn định hoặc chỉ ra suygiảm chất lượng tài sản hoặc tăng nguy cơ rủi ro Mức độ và mức độ nghiêmtrọng của tài sản được phân loại, điểm yếu khác, và rủi ro đòi hỏi một cao mức

độ quan tâm giám sát Nói chung là có một nhu cầu để cải thiện quản lý tíndụng và quản lý rủi ro

- Hạng 4: Một đánh giá được giao cho các tổ chức tài chính với chất lượng tàisản thiếuhoặc thực hành quản lý tín dụng Các cấp độ của các tài sản rủi ro vàvấn đề là đáng kể, và kiểm soát không đầy đủ, và họ chịu tài chính tổ chức chocác tổn thất tiềm năng rằng, nếu không được kiểm soát, có thể đe dọa khảnăng tồn tại

- Hạng 5: Một đánh giá của 5 đại diện cho chất lượng tài sản hoặc tín dụng phêbình thiếu thực hành quản lý trình bày một mối đe dọa sắp xảy ra của tổ chứckhả năng tồn tại

3 Management – Khả năng quản trị

Một yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh và sự an toàn của ngân hàng lànăng lực và chất lượng quản lý Quản lý ngân hàng là tạo ra hệ thống các hoạt độngthống nhất, phối hợp và liên kết các quá trình lao động của các cán bộ nhân viên từ

Trang 8

các phòng ban đến hội đồng quản trị trong ngân hàng, nhằm đạt được mục tiêu kinhdoanh ở mỗi thời kỳ đã xác định, trên cơ sở giảm thiểu các chi phí về nguồn lực Nóiđến chất lượng và năng lực quản lý là nói đến yếu tố con người trong bộ máy quản lý

và hoạt động, thể hiện ở các nội dung: (i) Đề ra được các chính sách kinh doanh đúngđắn và có hiệu quả; (ii) Xây dựng các thủ tục quản lý, điều hành các quy trình nghiệp

vụ hợp lý, sát thực và đúng pháp luật; (iii) Tạo lập được cơ cấu tổ chức hợp lý, vậnhành hiệu quả; (iv) Giảm thiểu rủi ro về đạo đức trong hệ thống quản lý

Ngoài ra, chất lượng và năng lực quản lý còn thể hiện ở khả năng nắm bắt kịpthời những tình huống bất lợi, nhận biết sớm các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đe doạ sự antoàn của ngân hàng để đưa ra những biện pháp đối phó kịp thời Chất lượng quản lýcuối cùng được phản ánh ở tình hình tuân thủ đầy đủ luật pháp cũng như các quy chếhoạt động, hiệu quả kinh doanh và mức lợi nhuận thu được tăng lên, duy trì đượckhả năng thanh toán, sức cạnh tranh và vị thế của ngân hàng trên thị trường ngàymột nâng cao, ngân hàng luôn phát triển bền vững trước những biến động trong vàngoài nước

Khả năng quản lý được xếp hạng như sau:

- Hạng 1: Một đánh giá cho thấy hiệu suất mạnh mẽ của quản lý và hội đồngquản trị và thực hành quản lý rủi ro mạnh tương đối so với kích thước, của tổchức phức tạp và hồ sơ rủi ro Tất cả các rủi ro đáng kể nhất quán và hiệu quảxác định, đo lường, giám sát, và kiểm soát Quản lý và hội đồng quản trị đãchứng minh khả năng kịp thời và thành công giải quyết vấn đề hiện tại và tiềmnăng, rủi ro

- Hạng 2: Một đánh giá chỉ quản lý thỏa đáng và hiệu suất hội đồng quản trị vàthực hành quản lý rủi ro liên quan đến kích thước của cơ sở giáo dục, hồ sơphức tạp, và nguy cơ Nói chung, những rủi ro và các vấn đề quan trọng là cóhiệu quả xác định, đo lường, theo dõi, và kiểm soát

- Hạng 3: Một đánh giá chỉ ra hiệu suất quản lý và hội đồng quản trị cần cải thiệnhoặc thực hành quản lý rủi ro ít hơn thỏa đáng do tính chất hoạt động của tổchức Các khả năng của quản trị, Ban giám đốc có thể không đáp ứng các loại,

Trang 9

hoặc điều kiện của tổ chức Các vấn đề và những rủi ro đáng kể có thể đượckhông đầy đủ được xác định, đo lường, theo dõi, hoặc kiểm soát.

- Hạng 4: Một đánh giá cho thấy hiệu quả quản lý và hội đồng quản trị còn thiếuhoặc thực hành quản lý rủi ro là không đủ xem xét bản chất của hoạt động củamột tổ chức Mức độ của các vấn đề và nguy cơ rủi ro là quá mức Các vấn đề

và những rủi ro đáng kể được xác định không đầy đủ, đo lường, theo dõi, kiểmsoát và yêu cầu hành động ngay lập tức.Hội đồng quản trị và quản lý để bảotồn tính bền vững của tổ chức Thay thế hoặc tăng cường quản lý hoặc hộiđồng quản trị có thể là cần thiết

- Hạng 5: Một đánh giá cho thấy quản lý phê bình thiếu và hội đồng quản trịthựchiện hoặc thực hành quản lý rủi ro Quản lý và hội đồng quản trị đã khôngchứng minh được khả năng để sửa chữa các vấn đề và thực hiện các thực hànhquản lý rủi ro thích hợp vấn đề và những rủi ro đáng kể không đầy đủ đượcxác định, đo lường, theo dõi, hoặc kiểm soát và hiện đang đe dọa khả năng tồntại tiếp tục của tổ chức.Thay thế hoặc tăng cường quản trị, Ban giám đốc cầnthiết

4 Earnings – Thu nhập

Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cảmức độ hiệu quả của hành động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạtđộng tổng quát được đo lường bằng các chỉ số Cụ thể hơn, lợi nhuận là chỉ số quantrọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lýthành công hay thất bại Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hếtsức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía cácnhà đầu tư Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích

dự phòng đầy đủ Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng là:

Trang 10

- ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường / Tổng tài sản ( >1%)

- ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường / Vốn cổ phần thường ( 20% )

15 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = ( Thu lãi cho vay và đầu tư chứng khoán –Chi lãi tiền gửi và nợ khác ) / Tổng tài sản sinh lời bình quân

- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) = ( Thu ngoài lãi – Chi trả ngoài lãi ) /Tổng tài sản sinh lời bình quân

- Chênh lệch lãi suất = Thu từ lãi / TS sinh lãi bình quân – Chi trả lãi / Nợ phải trảbình quân

- Tỷ suất chi phí hoạt động vốn = ( Lãi nợ vay + Lãi tiền gửi ) / Tổng tài sản bìnhquân

- Chỉ số chi phí hoạt động = Các chi phí hoạt động / Tổng tài sản bình quân

- Chỉ số tự lực hoạt động OSS = Tổng thu nhập tài chính / Tổng chi phí tài chính

- Chỉ số tự lực tài chính FSS = Tổng thu nhập tài chính / (Tổng chi phí tài chính +Chi phí vốn + Chi phí hoạt động + Dự phòng rủi ro )

5 Liquidity – Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh toán là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự antoàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng Để đảm bảo khả năng thanhtoán, ngân hàng phải duy trì được một tỷ lệ tài sản có nhất định dưới dạng tài sản cótính lỏng, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi ởNHTW và các công cụ dự trữ thanh khoản khác Ngoài ra, các ngân hàng còn phải chútrọng nâng cao chất lượng các tài sản có, xây dựng danh mục tài sản hợp lý, có khảnăng chuyển hoá thành tiền nhanh chóng và thu hồi nợ đúng hạn để đáp ứng yêu cầuchi trả cho khách hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết

Khả năng thanh khoản được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như:

 Tỷ lệ thanh toán của tài sản = tài sản thanh khoản/ tổng tài sản (20-30%)

 Hệ số đảm bảo tiền gửi = tài sản thanh khoản/ tổng tiền gửi (30-45%)

 Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/ tổng nợ ngắn hạn

(30%)

Trang 11

 Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi = tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi (

80-100%)

Xếp hạng thanh khoản

- Hạng 1 - Một đánh giá cho thấy mức độ thanh khoản mạnh mẽ và quỹ pháttriển tốt thực hành quản lý Tổ chức có quyền truy cập đáng tin cậy để đủnguồn vốn theo các điều kiện thuận lợi để đáp ứng hiện tại và dự đoán thanhkhoản nhu cầu chỉ ra mức độ thanh khoản đạt yêu cầu và quản lý quỹ thựctiễn

- Hạng 2 - Một đánh giá có đủ nguồn vốn Các điều khoản chấp nhận được đểđáp ứng nhu cầu thanh khoản hiện tại và dự đoán điểm yếu có thể trong cáchoạt động quản lý quỹ

- Hạng 3 - Một đánh giá chỉ ra mức độ thanh khoản hoặc thực hành quản lý quỹcần cải thiện Các tổ chức xếp hạng 3 có thể thiếu sẵn sàng tiếp cận các quỹtrên các điều khoản hợp lý hoặc những điểm yếu bằng chứng có thể có ý nghĩatrong các quỹ

- Hạng 4 - Một đánh giá cho thấy mức độ thanh khoản thiếu hụt hoặc không đủquỹ thực hành quản lý Các tổ chức xếp hạng 4 có thể không có hoặc có thể cóđược một khối lượng vốn đủ về các điều khoản hợp lý để đáp ứng khả năngthanh toán nhu cầu

- Hạng 5 - Một đánh giá cho thấy mức độ thanh khoản hoặc thực hành quản lýquỹ phê bình thiếu khả năng tồn tại tiếp tục của tổ chức bị đe dọa Tổ chứcđánh giá 5 yêu cầu ngay lập tức tài chính đối ngoại hỗ trợ để đáp ứng nghĩa vụtrưởng thành, nhu cầu thanh khoản khác

6 Sensitivity to market risks – Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường

Các tài sản mà các ngân hàng nắm giữ chủ yếu là các tài sản chính, chúngthường rất nhạy cảm với những biến động thị trường và gây ra những rủi ro nhấtđịnh Hầu hết, các tài sản của ngân hàng đều có liên quan đến rủi ro thị trường ở cácmức độ khác nhau, chủ yếu liên quan đến các tài sản có sự nhạy cảm trước biến động

về lãi suất, tỷ giá hoặc những thay đổi giá cả trên thị trường tài chính Nếu trong cơcấu tài sản của ngân hàng có một tỷ lệ lớn những tài sản nhạy cảm với các yếu tố này,

Trang 12

có thể báo hiệu một khả năng dễ tổn thương của ngân hàng đó Hơn nữa, nếu mộtngân hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại hối, chứng khoán ở nước ngoàithì mỗi biến động trên thị trường tài chính thế giới sẽ tác động trực tiếp đến kết quảkinh doanh của ngân hàng đó Do vậy, khi đánh giá sự an toàn hoạt động của ngânhàng trong điều kiện hiện nay, cần tính đến cả những yếu tố nước ngoài trong cơ cấutài sản của ngân hàng.

Rủi ro thị trường được đánh giá dựa trên những yếu tố :

■ Độ nhạy của thu nhập của tổ chức tài chính hoặc giá trị kinh tế vốn củamình để thay đổi bất lợi về lãi suất, tỷ lệ trao đổi nước ngoài, giá hàng hóa, giá

Xếp hạng độ nhạy rủi ro thị trường:

- Hạng 1 - Đánh giá chỉ ra rằng độ nhạy cảm rủi ro thị trường được kiểm soát tốtvàrằng có tối thiểu tiềm năng hiệu suất thu nhập hoặc vốn vị trí sẽ được ảnhhưởng bất lợi Thực hành quản lý rủi ro rất mạnh cho quy mô, tinh tế, và rủi rothị trường được chấp nhận

- Hạng 2 - Một đánh giá chỉ ra rằng độ nhạy cảm rủi ro thị trường được kiểmsoát đầy đủvà rằng chỉ có trung bình tiềm năng rằng hiệu suất thu nhập hoặc vịtrí vốn sẽ bị ảnh hưởng xấu Thực hành quản lý rủi ro thỏa đáng cho kíchthước, tinh tế, và rủi ro thị trường chấp nhận bởi các tổ chức Mức độ thunhập và vốn hỗ trợ đầy đủ cho số lượng rủi ro thị trường được thực hiện bởi

tổ chức

Trang 13

- Hạng 3 - Một đánh giá chỉ ra rằng kiểm soát nhu cầu thị trường nhạy cảm rủi

ro cải thiện hoặc rằng có tiềm năng đáng kể các khoản thu nhập vị trí hoạtđộng hoặc vốn sẽ bị ảnh hưởng xấu Mức thu nhập và vốn có thể không đủ khảnăng hỗ trợ số lượng rủi ro thị trường được thực hiện của tổ chức

- Hạng 4 - Một đánh giá chỉ ra rằng kiểm soát độ nhạy cảm rủi ro thị trường làkhông thể chấp nhận được hoặc có tiềm năng cao hiệu suất thu nhập hoặc vịtrí vốn sẽ bị ảnh hưởng xấu Quản lý rủi ro thực hành thiếu cho các kích thước,tinh tế, và mức độ rủi ro thị trường chấp nhận của tổ chức Mức thu nhập vàvốn cung cấp không đầy đủ hỗ trợ cho số lượng rủi ro thị trường được thựchiện bởi tổ chức

- Hạng 5 - Một đánh giá chỉ ra rằng kiểm soát độ nhạy cảm rủi ro thị trường làkhông thể chấp nhận được hay rằng mức độ rủi ro thị trường được thực hiện

do cơ sở giáo dục là một sắp xảy ra mối đe dọa đối với khả năng tồn tại của nó.Thực hành quản lý rủi ro là hoàn toàn không đủ kích thước, tinh tế, và mức độrủi ro thị trường chấp nhận của tổ chức

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

I TỒNG QUAN VỀ VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

1 Phương pháp đánh giá và xếp loại các tổ chức tín dụng theo CAMELS – vận dụng

ở Việt Nam

Ở Việt Nam việc xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần đã bắt đầu đượcthực hiện từ năm 1988 theo quyết định số 292/1998/QĐ – NHNN5 ngày 27/08/1988của thống đốc ngân hàng nhà nước Sau đó để phù hợp với những quy định hiệnhành và tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại ngày 16/04/2004 Thốngđốc ngân hàng nhà nước đã ban hành quyết định số 400/2004/QĐ – NHNN và đếnnăm 2008 ra quyết định số 06/2008/QĐ – NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2008 về quyđịnh xếp loại NHTM cổ phần thay thế cho các quyết định trước đó Quyết định này đãđưa việc xếp loại các tổ chức tín dụng Việt Nam tương đối gần với cách phân loạiđánh giá các ngân hàng thương mại theo tiêu chí CAMELS

Trang 14

Các tiêu chí đánh giá xếp loại theo quyết định trên của ngân hàng nhà nướcgồm:

- Vốn tự có

- Chất lượng hoạt động

- Công tác quản trị, kiểm soát, điều hành

- Kết quả kinh doanh

- Khả năng thanh toán

(1) Vốn tự có: Điểm tối đa là 15 điểm, tối thiếu là -2 điểm

Các tổ chức tín dụng đạt 10 điểm về vốn tự có phải có đủ các điều kiện sauđây:

- Vốn điều lệ đủ mức vốn pháp định

- Đảm bảo an toàn vốn mà cụ thể là:

+ Duy trì vốn điều lệ thực có không thấp hơn vốn điều lệ đã đăng ký tại sở

kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở

+ Đảm bảo các quy định của ngân hàng nhà nước về cổ đông cổ phần cổphiếu

Điểm thưởng tối đa là 5 điểm:

Các tổ chức tín dụng được cộng thêm 5 điểm phải có vốn điều lệ trên 300%vốn pháp định

(2) Chất lượng hoạt động: Mức điểm tối đa 35 điểm.

- Chất lượng tín dụng: Mức điểm tối đa 25 điểm, tối thiểu 0 điểm

Tổ chức tín dụng đạt tối đa 25 điểm về chỉ tiêu chất lượng tín dụng phải đảmbảo:

+ Tỷ lệ giữa tổng các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ nhỏ hơn hoặc bằng 2+ Không có nợ khó đòi hoặc nợ khó đòi ròng nhỏ hơn hoặc bằng 0

- Chất lượng bảo lãnh: Mức điểm tối đa 5 điểm, tối thiểu 0 điểm

Tổ chức tín dụng đạt tối đa 5 điểm về chỉ tiêu chất lượng bảo lãnh phải không

có nợ bảo lãnh quá hạn

(3) Quản trị, kiểm soát, điều hành: Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu 0 điểm.

Tổ chức tín dụng đạt điểm tối đa 15 điểm phải đảm bảo các điều kiện sau:

Trang 15

- Thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên phải đủ số lượng theo quyđịnh

- Ban hành và thực hiện tốt các quy chế nội bộ

- Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ tương xứng với quy mô ngân hàng vàhoạt động hiệu quả, đảm bảo các rủi ro quan trọng luôn được nhận dạng,

đo lường kiểm tra kiểm soát một cách liên tục

- Các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành có nănglực, đoàn kết, có ý thức chấp hành Pháp luật, có trách nhiệm, thực hiệnđúng nhiệm vụ , quyền hạn trong việc kiểm soát điều hành tổ chức tíndụng

(4) Kết quả kinh doanh: Tổng số 20 điểm

Kết quản kinh doanh: Tối đa 15 điểm với điều kiện có lãi trước thuế so với vốnchủ sở hữu từ 20 % trở lên

Tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập đạt 40% trở lên được thưởng 5 điểm

(5 Khả năng thanh toán: Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu -6 điểm.

Khả năng thanh toán ngay = tài sản có thể thanh toán ngay / tài sản nợ mớithanh toán ngay Tổ chức tín dụng đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định củangân hàng nhà nước đạt điểm tối đa là 9 điểm

Tỷ lệ sử dụng vốn trung và dài hạn: Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn/Nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn, nếu đạt 100% hoặc nhỏ hơn 6 điểm

Trên đây là mức điểm tối đa các tổ chức tín dụng đạt được còn nếu không đạtđược những điều kiện trên sẽ bị trừ điểm tùy theo ở mức điều kiện nào

Phương pháp đánh giá xếp loại:

- Việc đánh giá xếp loại các tổ chức tín dụng được căn cứ vào số điểm của từngchỉ tiêu đã quy định

- Nguyên tắc tính điểm là lấy điểm tối đa trừ đi số điểm bị trừ của từng chỉ tiêu.Những tổ chức tín dụng không có hoạt động nghiệp vụ theo các quy định tại quy địnhnày thì không cho điểm đối với các chỉ tiêu quy định tại nghiệp vụ đó

- Số liệu để xem xét cho điểm căn cứ: Số liệu trên bảng cân đối tài khoản ( CấpIII, IV, V), số liệu báo cáo thống kê của tổ chức tín dụng tại thời điểm 31/12 hàng

Trang 16

năm , số liệu qua công tác thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước, các số liệukhác có liên quan như kết quả kiểm toán, báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng.

- Tổ chức tín dụng xếp loại A có tổng điểm đạt từ 80 trở lên và có điểm của từngchỉ tiêu không thấp hơn 65% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó

- Tổ chức tín dụng xếp loại B có tổng số điểm đạt từ 60 điểm đến 79 điểm và cóđiểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 50% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó; hoặc cótổng số điểm cao hơn 79 nhưng có điểm số của từng chỉ tiêu từ 50% đến 65% sốđiểm tối đa của chỉ tiêu đó

- Tổ chức tín dụng xếp loại C có tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến 59 điểm và cóđiểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 45% điểm tối đa của từng chỉ tiêu Hoặc cótổng số điểm cao hơn 59 điểm nhưng điểm số của từng chỉ tiêu từ 45% đến dưới 50%

số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó

- Tổ chức tín dụng xếp loại D có tổng số điểm dưới 50 điểm hoặc có tổng sốđiểm cao hơn 50 điểm nhưng có điểm số của từng chỉ tiêu thấp hơn 45% số điểm tối

đa của chi tiêu đó

2 Thực trạng áp dụng mô hình CAMELS tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

 Căn cứ và phương pháp đánh giá và xếp loại các tổ chức tín dụngtheo CAMELS theo Quyết định số 06/2008/QĐ – NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2008, cóthể thấy rằng các chỉ tiêu đánh giá xếp loại gồm 5 thành phần của CAMELS là C; A; M;E; L và không có S Trong điều kiện hiên nay việc đánh giá các NHTM dựa trên chỉ tiêu

S là tương đối khó

Trong 5 thành phần của CAMELS được sử dụng để chấm điểm thì yếu tố chấtlượng tài sản được đánh giá là quan trọng nhất Việc đánh giá yếu tố nào quan trọnghơn thì còn tùy thuộc vào quan điểm quản lý của Ngân hàng trung ương các nước Vídụ: Ở Trung Quốc các chỉ tiêu trong CAMELS tại các ngân hàng Trung Quốc được tínhtheo đơn vị phần trăm (%), tổng điểm tối đa cho hệ thống xếp hạng nội bộ là 100%.Điểm tối đa của từng chi tiêu trong CAMLES trong hệ thống ngân hàng Trung Quốcnhư sau: C (Vốn): 20%; A (Chất lượng tài sản): 20%; M(quản trị): 25%; E(kết quản kinhdoanh): 20%; L(thanh khoản): 15%; S(độ nhạy): 0% Mỗi chỉ tiêu trong CAMELS (trừ Skhông được đề cập và M có các bộ chỉ số đo lường khác) gồm các chỉ số đánh giá định

Trang 17

tính và định lượng với những mức điểm khác nhau Tổng điểm của tất cả các chỉ sốtrên được quy đổi ra phần trăm tương ứng của từng chỉ tiêu.

Yếu tố S không có mặt trong hệ thống xếp hạnh vì để đánh giá được yếu tố S làđiều rất khó Điều kiện cần để có thể đánh giá CAMELS là thị trường tài chính phải làthị trường phát triển mạnh và khá hoàn hảo về thông tin Chẳng hạn như ở Mỹ: Năm

1978, hệ thống giám sát ngân hàng theo CAMELS ở Mỹ được thiết lập Hệ thống nàydựa trên 6 chỉ tiêu của CAMELS là C; A; M; E; L; S Để tiến hành đánh giá, cơ quangiám sát ngân hàng Mỹ xây dựng một loạt tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu định lượng lấy

đó làm căn cứ để cho điểm, chẳng hạn với chỉ tiêu Lợi nhuận/ Tổng tài sản có bìnhquân (ROA), từng nhóm ngân hàng có tổng tài sản có khác nhau sẽ nhận các tỷ lệkhác nhau tương ứng như với loại 1: Nhóm ngân hàng có tổng tài sản có từ 100 đến

300 triệu USD thì tỷ lệ ROA= 1,05%, nhưng với nhóm ngân hàng có tổng tài sản có từ

1 tỷ đến 5 tỷ USD thì tỷ lệ ROA=0,85% Để đưa ra được các tỷ lệ trên họ đã tiến hànhnghiên cứu một cách hết sức cơ bản và dựa vào kinh nghiệm trong quá trình giámsát Cơ quan giám sát ngân hàng Mỹ dựa trên hệ thống giám sát CAMELS tiến hànhđánh giá xếp hạng thường xuyên theo định kỳ quý, năm hoặc tỏng khoảng giữa hai kỳthanh tra tại chỗ và xếp hạng định kỳ căn cứ vào số liệu lịch sử thường 3 đến 5 năm.Kết quả xếp loại được nhấn mạnh đặc biệt vào việc sử dụng để lập kế hoạch và quyếtđịnh phạm vi thanh tra cho thanh tra tại chỗ

 Việc đánh giá dự báo “sức khỏe” các TCTD và đưa ra các giải phápphù hợp, kịp thời luôn là yêu cầu không chỉ dành cho các nhà quản lý, cơ quan thanhtra giám sát mà còn có vai trò quan trọng đối với các nhà phân tích, đối tác kinh

Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3 cho thấy việc xếp hạng 8 ngân hàng Top đầu về tổng tài sảnthông qua việc đánh giá về mức độ quan trọng của một số tiêu chí trong mô hìnhCAMELS với dữ liệu năm báo cáo tài chính năm 2011

Trang 19

Sau khi tính toán giựa các tỷ số và tiến hành xếp hàng dựa trên hệ thống thìthứ hạng về đánh giá các ngân hàng năm 2011 theo mô hình CAMMELS như sau:Đứng thứ nhất là NHTMCP Kỹ thương (TechcomBank), đứng thứ 2 là NHTMCP xuấtnhập khẩu Việt Nam (Exim Bank), thứ 3 là hai ngân hàng NHTMCP Công Thương(Viettin Bank) và NHTMCP Sài Gòn thương tín (SacomBank), thứ 4 là NHTMCP Á Châu(ACB), thứ 5 là NHTMCP ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), thứ 6 là NHTMCPđầu tư và phát triển (BIDV), thứ 7 là NH nông nghiệp và phát triển nông thông ViệtNam (Agribank).

II ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập vàotháng 4 năm 1957 với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản

từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội Cho đến nay, BIDVvẫn là Ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện các chính sách về kinh tế vĩ mô củaChính phủ và trở thành một trong những ngân hàng thương mại (NHTM) lớn nhất tạiViệt Nam Bên cạnh đó, BIDV cũng là một trong số ít các ngân hàng được đánh giácao về tính minh bạch và chất lượng quản trị, duy trì hiệu quả hoạt động tương đốicao được thể hiện qua việc phân tích bằng mô hình CAMELS

1 Capital Adequacy – Mức độ đầy đủ của vốn

1.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR:

Lý thuyết: Công thức tính:

Tỷ lệ an toànvốn tối thiểu =

Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro củangân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu.Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán cáckhoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vậnhành

Ngày đăng: 23/10/2014, 10:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng biểu: Hoạt động của ngân hàng với các biến vĩ mô - MÔ HÌNH CAMELS VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Bảng bi ểu: Hoạt động của ngân hàng với các biến vĩ mô (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w