Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty tư vấn thiết kế dầu khí (PVE)
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Trang 2BỘ MÔN CẢNG – CÔNG TRÌNH BIỂN PORT and COASTAL ENGINEERING Department
Trang 3MỤC LỤC
NHẬN XÉT,ĐÁNH GIÁ ĐỢT THỰC TẬP 1
LỜI NÓI ĐẦU 4
PHẦN I BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP 5
I Giới thiệu về đợt thực tập 5
1 Thời gian và đơn vị thực tập 5
2 Giới thiệu về đơn vị thực tập 5
3 Một số dự án tiêu biểu của PVE 6
3.1 Hệ thống dẫn khí Gaslift cho giàn BK7 6
3.2 Phát triển mỏ Thăng Long – Đông Đô 6
3.3 Nhà máy dầu mỡ nhờn Nhà Bè 6
3.4 Dự án LPG Dung Quất 7
3.5 Nhà máy chế biến khí Dinh Cố 7
3.6 Nhà máy Condensate Phú Mỹ 8
3.7 Nhà máy lọc dầu Dung Quất 8
3.8 Nhà máy đạm Phú Mỹ 9
3.9 Nhà máy điện Quảng Trạch 1 10
II Chi tiết công việc thực hiện trong thời gian thực tập 10
PHẦN II GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM SACS 5.3 23
I Giới thiệu sơ lược 23
II Ví dụ tính toán 25
1 Số liệu đầu vào 25
2 Bài toán Inplace 26
2.1 Tải trọng 26
2.2 Trình tự tính toán 28
2.3 Kết quả 40
3 Bài toán Lifting 41
3.1 Tải trọng 41
3.2 Trình tự tính toán 42
3.3 Kết quả 48
LỜI KẾT 49
NHẬN XÉT,ĐÁNH GIÁ ĐỢT THỰC TẬP
Trang 4Đơn Vị Thực Tập
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……
………
……
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……
………
………
………
………
………
TP HCM, ngày tháng năm 2012
Giáo Viên Hướng Dẫn
Trang 5………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……
………
……
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……
………
………
………
………
………
………
……
………
……
TP HCM, ngày tháng năm 2012
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
ĐỢT THƯC TẬP TỐT NGHIỆP được tổ chức nhằm tạo cho sinh viên điều kiện tiếp xúc, làm quen với môi trường làm việc thực tế, học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm làm việc, chuẩn bị cho luận văn tốt nghiệp và quá trình làm việc sau này
Qua thời gian hai tháng thực tập tại phòng THIẾT KẾ PHÁT TRIỂN MỎ
& CÔNG TRÌNH BIỂN, thuộc TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ DẦU KHÍ (PVE) em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết đến
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay,trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản,đồng thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập Bên cạnh đó,em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám đốc tổng công ty PVE,đặc biệt là các anh công tác tại phòng Công Trình Biển đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt quá trình thực tập
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do hiểu biết còn hạn hẹp cũng như thiều nhiều kinh nghiệm thực tế,khó tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của cả thầy cô và các anh tại phòng Công Trình Biển
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7PHẦN I BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
1 Thời gian và đơn vị thực tập
- Thời gian thực tập: từ ngày 25/06/2012 đến ngày 17/08/2012
- Đơn vị thực tập: Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí – CTCP (PV Engineering)
Địa chỉ: Lầu 10, Tòa nhà PV Gas Tower, 673 Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè, HCM
2 Giới thiệu về đơn vị thực tập
Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí – CTCP (gọi tắt là PV Engineering) là đơn
vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập trên cơ sở cơ cấu lại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế Dầu khí và hợp nhất một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế trực thuộc Tập đoàn để hình thành mô hình Công ty
mẹ - Công ty con Quá trình xây dựng & phát triển của PV Engineering được đánh dấu bằng những cột mốc quan trọng:
Tháng 4 năm 1998, tiền thân của Tổng công ty ra là Công ty Tư vấn Đầu tư Xây
dựng Dầu khí chính thức được thành lập theo Quyết định số 03/1998/QĐ-VPCP của
Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ
Tháng 9 năm 2005, Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Dầu khí được cổ phần hóa
thành Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế Dầu khí trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Căn cứ quyết định số 2271/QĐ-DKVN ngày 16/9/2010 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam về việc cơ cấu lại Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí thành Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - đơn vị thành viên
Với bề dầy kinh nghiệm và những thành công thực tế PVEngineering sẽ là người bạn đồng hành chu đáo và tin cậy của quý vị trong các công trình, dự án Dầu khí từ các khâu thăm dò, khai thác (upstream), vận chuyển, tàng trữ (Midstream) đến chế biến các sản phẩm dầu khí, hóa dầu & kinh doanh, phân phối các thành phẩm của ngành dầu khí (Downstream)
PV Engineering ngày nay với sức trẻ, lòng quyết tâm và sự chuyên nghiệp của một đơn
vị đã được khẳng định vị thế cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng, đối tác những giá trị tốt nhất trong lĩnh vực mà chúng tôi cung cấp về chuyên ngành dầu khí:
Tư vấn Thiết kế (Engineering Consultancy)
Tư vấn quản lý dự án (Project management consultancy)
Tư vấn khảo sát & kiểm định (Inspection & Survey Consultancy)
Trang 8Sứ mệnh của PV Engineering là trở thành Tổng công ty số một ở Việt Nam và là một
trong những đơn vị hàng đầu trong khu vực cung cấp dịch vụ chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của tất cả khách hàng trong và ngoài PetroVietnam
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PVE
3 Một số dự án tiêu biểu của PVE
3.1 Hệ thống dẫn khí Gaslift cho giàn BK7
Chủ đầu tư:Vietsovpetro
Loại dự án: Phát triển mỏ
Địa điểm:Vũng Tàu
Thời gian: 2009
3.2 Phát triển mỏ Thăng Long – Đông Đô
Chủ đầu tư:Lam Son JOC
Loại dự án: Phát triển mỏ
Địa điểm:Vũng Tàu
Thời gian: 05/2012
Thông tin dự án:
Dự án Thăng Long – Đông Đô do Công
ty Cổ phần Điều hành Dầu khí Lam Sơn
(LS JOC) làm chủ đầu tư bao gồm: Giàn
khai thác Thăng Long có khối thượng
tầng với trọng lượng 1100 tấn và chân đế
với trọng lượng khoảng 800 tấn; hệ
thống kết cấu phụ dưới biển là 87 tấn
cùng hệ thống đường ống dưới biển có
tổng chiều dài 15km
3.3 Nhà máy dầu mỡ nhờn Nhà Bè
Chủ đầu tư:PV Oil
Trang 9Loại dự án: Đường ống và kho chứa
Mua sắm, cung cấp thiết bị vật tư Construction
Thi công lắp dựng các hạng mục cơ khí
Chạy thử
Thi công móng bồn bể và đường ống
Thi công phần điện và điện điều khiển
Thi công lắp đặt đường ống
Thi công một phần việc cơ khí
3.4 Dự án LPG Dung Quất
Chủ đầu tư:PV Gas
Loại dự án: Đường ống và kho chứa
Địa điểm:Dung Quất - Quảng Ngãi
Thông tin chi tiết:THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG 02 BỒN CHỨA LPG 1000 TẤN
THUỘC DỰ ÁN LPG DUNG QUẤT
Thời gian: 2009
Phạm vi công việc
Thiết kế bản vẽ thi công 02 bồn chứa
LPG Dung Quất 1000 tấn
Bản thuyết minh thiết kế
Nghiệm thu thiết kế
3.5 Nhà máy chế biến khí Dinh Cố
Chủ đầu tư:Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Loại dự án: Nhà máy chế biến khí & condensate
Địa điểm:Vũng Tàu
Thông tin chi tiết:Thời gian: 1998
Phạm vi công việc:
Lắp đặt đường ống và thiết bị
Thi công công tác bọc cách nhiệt
Sơn
Trang 10Gia công chế tạo bồn
3.6 Nhà máy Condensate Phú Mỹ
Chủ đầu tư:PDC
Loại dự án: Nhà máy chế biến khí & condensate
Địa điểm:Vũng Tàu
Thông tin chi tiết:Nâng cấp và mở rộng nhà máy Condensate Phú Mỹ Thời gian: 2007
Phạm vi công việc:
Lập báo cáo đầu tư
Thiết kế sơ bộ
Nâng cấp & mở rộng nhà máy
3.7 Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Chủ đầu tư:PVN
Loại dự án: Nhà máy hóa dầu &
nhiên liệu sinh học
Địa điểm:Quảng Ngải
Trang 113.8 Nhà máy đạm Phú Mỹ
Chủ đầu tư:Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo)
Loại dự án: Nhà máy hóa dầu & nhiên liệu sinh học
Địa điểm:Vũng Tàu
Thời gian: 2003
Phạm vi công việc:
Sơn
Lắp đặt hệ thống điện
Xây dựng các hạng mục công trình tiện ích, nhà đóng gói sản phẩm
Thiết kế chi tiết đường ống
Trang 123.9 Nhà máy điện Quảng Trạch 1
Phạm vi công việc: Thiết kế bản vẽ thi công cho toàn bộ nhà máy
Sơ lược dự án: Đây là dự án trọng điểm, cấp bách nằm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2025 (sơ đồ quy hoạch điện VI) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tổng mức đầu tư lên đến 1,8 tỷ USD Dự án sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội Với dự án này, PV Engineering trở thành đơn vị tư vấn thiết kế đầu tiên vinh dự đảm nhận vai trò thiết kế chi tiết cho toàn bộ một nhà máy nhiệt điện Điều này cho thấy sự phát triển của PV Engineering đã có thể dần thay thế sự phụ thuộc vào các đơn vị tư vấn thiết kế nước ngoài trong các công trình đặc biệt lớn và trọng điểm Giúp phát huy nguồn nội lực trong nước
II Chi tiết công việc
thực hiện trong thời
gian thực tập
- Trong 3 tuần đầu: tìm hiểu
về phần mềm SACS, đọc
tài liệu training, được anh
Nguyễn Ngọc Thanh, kỹ sư
kết cấu phòng Thiết Kế Phát Triển Mỏ và Công Trình Biển hướng dẫn tính toán
inplace, lifting
- Một số thuật ngữ chuyên ngành và những hình ảnh minh thực tế minh họa:
TOPSIDE
Trang 13 JACKET
MARINE GROWN Hà bám
PLEM Pineline End Manyfold
PLET Pineline End Termination
Trang 14 BUOYANCY TANK
Trang 15 BOAT LANDING
HELIDECK
Trang 16 PADEYE
SEA-FASTENING
Trang 17 CONDUCTOR
VENT BOOM
Trang 18 SHEAR KEYChi tiết liên kết cọc và ống chính
SPUD-CAN
Trang 19- Các Quá Trình Cần Tính Toán:
INPLACE Tại vị trí lắp đặt khi hoàn thiện,đi vào làm việc
Trang 20 LOAD-OUT Di chuyển Jacket từ bãi chế tạo ra xà lan
TRANSPORTATION Vận Chuyển
Trang 21 LAUNCHING Hạ thủy Jacket từ xà lan
Trang 22 LIFTING Cẩu lắp
Trang 23 UPENDING Dựng Jacket(sau khi hạ thủy)
Trang 24- Đọc các tài liệu chuyên ngành và các tiêu chuẩn thường dùng:
Cơ Sở Thiết Kế Công Trình Biển Phục Vụ Ngành Dầu Khí
AISC ASD Manual of Steel Construction, Volume-I Volume II_9th Ed
Trang 25PHẦN II GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM SACS 5.3
SACS (Structural Analysis Computer System), hiện thuộc sở hữu của hãng Bentley, gồm
nhiều chương trình phân tích kết cấu sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn, tạo thành một
Trang 26bộ chương trình duy nhất dùng cho quá trình thiết kế, lắp đặt, chế tạo, hoạt động, và bảo trì các kết cấu ngoài khơi, bao gồm cả các giàn khoan dầu khí và các trang trại gió Với 38 năm phát triển, SACS hiện nay là phần mềm tính toán được hầu hết các kỹ sư công trình biển trên thế giới sử dụng Hầu như tất cả các công ty dầu khí, năng lượng của thế giới chỉ định SACS
là phần mềm sử dụng bởi các công ty thiết kế của họ
SACS cung cấp các ứng dụng toàn diện cho việc phân tích,thiết kế cấu trúc giàn khoan cố định cũng như di động, bao gồm phân tích tĩnh, phân tích động,tuổi thọ mỏi…
Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống SACS minh họa ở lưu đồ bên dưới:
Một số hình ảnh minh họa được lấy từ trang chủ của hãng Bentley:
Trang 27II Ví dụ tính toán
1 Số liệu đầu vào
Tính toán Inplace và Lifting cho khối SKID có kích thước như hình vẽ:
Trang 28504
L353504
ELEVATION LINE @ ROW A
PLAN FOR ELEVATION EL +0.400 +2.950 +7.700
- Tải trọng bản thân của kết cấu sẽ được chương trình SACS tự động tính toán
- Các tải trọng thiết bị gồm: Piping, Tank, Padeye được cho trong bản tóm tắt
Summary of SKID Dead Weight
Trang 29No Load ID Case Description Factor Weight Basic
(kN)
Factored Weight (kN)
A SKID Self Weight (DEAD)
1 SACS Self Weight (Dry) 1.15 31.73 36.490
B SKID Appurtenances (APP)
3 PIPING Piping and equipment 1.15 49.05 56.408
4 PADEYE Padeye for lifting 1.15 6 6.900
b Tải môi trường: bao gồm tải trọng gió, được tính toán với chu kỳ 1 năm cho điều kiện
vận hành bình thường(4 kN) và chu kỳ 100 năm cho điều kiện gió bão(6 kN)
c Tổ hợp tải trọng:
Tổ Hợp Cơ Bản Load Combination Basic Load
Trang 30- Khởi động SACS từ màn hình Desktop
Chọn Modeler như hình vẽ để lập mô hình kết cấu
- Chọn Create new model
- Chọn hệ đơn vị
Trang 31- Tạo hệ lưới:vào Joint => Grid
Tạo 4 điểm ở cao độ 0
các điểm ở các cao độ còn lại, đặt tên các điểm theo mức cao độ để dễ dàng quản lý
- Khai báo tiết diện:vào Property => Member Group
Trang 32Đặt tên và chọn các thông số như hình trên,tương tự cho các Group khác
Trang 33Chọn Group label phù hợp, kích chọn các nút để vẽ phần tử.Lúc này được kết cấu như hình vẽ:
- Chia nhỏ phần tử để vẽ các thanh xiên
+ Chia đôi các thanh ngang ở cao độ +7,7m bằng cách vào Member => Devide => Ratio from A
Trang 34+ Chia điểm 2 thanh ngang như bản vẽ mặt bằng +5.5m ở đầu đề bằng cách vào Member => Devide => Distance from joint A(hoặc B) tùy trường hợp:
Trang 35- Tiếp tục vẽ các thanh xiên như đã trình bày
- Hiển thị dạng 3D của kết cấu:
Trước tiên vào File => Setting: ở mục Default section library chọn ACSI 13th để cập nhật tiết diện thép mới nhất.Sau đó, kích vào biểu tượng như hình vẽ sau:
Được hình ảnh 3D của kết cấu vừa vẽ:
Trang 36- Dời các thanh thép về đúng cao độ(do các cao độ hiện tại nằm ở trục thanh thép) Vào Display => Plane => XY: kích chọn 1 điểm trên mặt phẳng cao độ cần chọn => Apply
Vào Member => Offset: chọn tất cả các đối tượng cần offset, chọn Top of steel
Trang 37Làm tương tự lần lượt với các cao độ còn lại
- Gán điều kiện biên: Joint => Fixilities: chọn 4
nút chân kết cấu, gán điều kiện biên là
111000(SACS dùng 6 ký số để mô tả điều kiện
biên, 1 là khóa,0 là tự do, ở trường hợp này,
chân kết cấu không được phép chuyển
vị,nhưng có thể xoay)
Để kiểm tra nút đã được khai báo điều kiện biên chưa, ta vào Display => Labeling => Joint chọn Fixity
- Khai báo chiều dài thực tế: Member => Detail
Chọn các thanh đã bị chia nhỏ ở các bước trên, kích chọn Effective length rồi nhập chiều dài thực tế của phần tử.(mục đích là để các phần tử mà ta đã chia nhỏ để tạo nút
ở các bước trên làm việc đúng với thực tế)
Với các thanh đứng ta cần hiệu chỉnh cả Ly và Lz theo chiều dài thực tế, trong ví dụ này là 7,7m
Trang 38- Nhập tải trọng:
+ Tank: thùng nặng 294,3kN, phân bố đều lên 4 điểm đặt, mỗi điểm nhận tải trọng là 73,57kN
+ Pedeye: mỗi Pedeye nặng 1,5 kN
+ Piping:phân bố không đều lên các điểm, lần lượt là:
19,620kN;13,734kN;9,81kN;5,886kN
Vào Load => Joint :chọn điểm gán tải trọng,nhập giá trị như hình vẽ:
Tank:
Trang 39
Tương tự với tải PAD(Pedeye) và PIPING
Kiểm tra các tải trọng đã gán vào Load => Display/Modify
Trang 40Tương tự với các trường hợp:
Có 2 cách khai báo tải trọng bản thân:
Cách 1: vào Load => Selfweight:
Trang 41Cách 2:vào Enviroment => Loading => Deadload
- Tổ hợp tải trọng:vào Load => Combine load condition CombSKID:
CombOPR1
Trang 42Tương tự với các tổ hợp:
OPR2,OPR3,OPR4,OPR5,OPR6,OPR7,OPR8;STR1,STR2,STR3,STR4,STR5,STR6, STR7,STR8
- Giải bài toán:lưu và đóng của sổ SACS Precede, tại màn hình khởi động SACS vào tag Analysis Generator
Kích chọn kiểu tính toán: là Statics,ở dòng Element check kích vào Edit Element Check Option,ở phần Code Criterial kích chọn Model Default chọn WSD AISC
13th/API RP2A 21th.(chọn tiêu chuẩn kiểm tra)
Ở dòng SACS Section Library kích chọn American (AISC 13th)
Ở dòng Input file, kích vào SACS Model File, kích vào biểu tượng 3 chấm, chọn file vừa lưu lại ở bước trên
Kích RUN ANALYSIS để tiến hành giải bài toán
2.3 Kết quả
Để xem kết qủa tính toán ta mở file psvdb, vào Display => Labeling=> Member chọn Max Combined ta được kết quả như hình vẽ:
Trang 43Các thanh đều làm việc bé hơn khả năng chịu lực,nên kết cấu an toàn
3 Bài toán Lifting
Bài toán Lifting cũng có thể lập mô hình tính toán như các bước của bài toán Inplace, nhưng SACS cho phép ta thao tác trên file text,bằng cách Edit file, ta tận dụng tối đa
được các file đã thực hiện, lược bỏ, hoặc copy các dòng lệnh để mô hình hóa bài toán
nhanh chóng hơn
3.1 Tải trọng
Tương tự In-place nhưng bỏ phần tải gió và thêm tải do thay đổi trọng tâm điểm cẩu
Các tổ hợp tải trọng được cho trong các bảng sau:
Weight Contingency 1.15
A dynamic load factor, DAF 1.35 To apply for all the SKID members
A dynamic load factor, DAF 2.00 To apply for incoming SKID members connected to lift points
Basic Load Combinations
No Combination Load Basic Load Cases
DEAD APP CGS1 CGS2 CGS3 CGS4