1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư

167 852 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 25,76 MB

Nội dung

Trang 1

BQ GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2

CHU THU HIEN

GIQONG DIEU TRAN THUAT

TRONG TRUYEN NGAN CUA CAC NHA VAN NU DUONG DAI: NGUYEN THI THU HUE,

PHAN THI VANG ANH, NGUYEN NGOC TU’

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số : 60 22 32

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Kiều Anh

Trang 2

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS, TS Nguyễn Đăng Điệp, người thây đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi hồn thành luận văn trong suối thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn các thây cô trong TỔ Lý luận văn học, Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

Xin cam on thay cô, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Ha Noi, thang 6 nam 2012 Hoc vién

Trang 3

Tôi xin cam đoan những nội dung tơi trình bày trong luận văn là kết quả quả trình nghiên cứu của bản thân tơi

Trong q trình nghiên cứu, tơi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những nội dụng tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

Hà Nội, tháng 6 năm 2012

Học viên

Trang 4

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Sau năm 1975, cùng với sự đổi mới của lịch sử đất nước, đời sống Văn học Việt Nam cũng đang có biến đổi hàng ngày với những cách tân đáng kể cả ở phương diện nội dung và hình thức Văn xi Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn cũng có những thành tựu khởi sắc Đây là thể loại nhanh nhạy, kịp thời phản ánh, lột tả được trạng thái đặc biệt của xã hội Việt Nam sau chiến tranh với tất cả những biến động phong phú và phức tạp của nó Góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của thê loại này khơng thể khơng nói đến sự đóng góp nổi bật của các cây bút nữ

1.2 Với tài năng, bản lĩnh và sự nỗ lực không ngừng, một đội ngũ đông

đảo các nhà văn nữ với phong cách riêng đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên văn đàn Và có thể nói khơng quá lời là sự xuất hiện liên tiếp của các cây bút nữ khá chắc tay đã đem đến cho văn học nước nhà một luồng sinh khí mới, trẻ trung và quyến rũ hơn Có được kết quả đó là nhờ các cây bút nữ hôm nay đã biết tìm cho mình những cách viết riêng, độc đáo Mỗi người một vẻ mà không hề đẫm đạp lên nhau, các cây bút nữ vừa có sự kế thừa các thế

hệ đi trước, vừa có sự học hỏi lẫn nhau giúp nhau phát triển Trong số dàn

đồng ca mang đậm chất “»ữ tính” ấy có ba gương mặt tiêu biểu tạo nên đấu

ấn đậm nét trên văn đàn: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn

Ngọc Tư

Trang 5

gắng tìm hiểu và đánh giá về vị thế đặc biệt là chất giọng điệu chung, riêng

của từng tác giả Nghiên cứu về giọng điệu trần thuật của ba nữ nhà văn đương đại, luận văn mong muốn cập nhật thông tin trong nhà trường Đại học sư phạm về ba hiện tượng văn xuôi đang được bạn đọc quan tâm, và qua đó góp phần khắc phục sự chia cắt giữa văn học nhà trường với đời sống văn học đương đại phức tạp, luôn đặt ra nhiều thách thức mới cho người nghiên cứu

2 Lịch sử vấn đề

Với cái đích hướng đến là: “Giọng điệu trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư” nên để có cái nhìn vừa có tính bao quát, toàn diện, vừa có tính cụ thé, chi tiết, trong phần lịch sử vấn đề chúng tôi sẽ đi vào hai van dé quan trọng

Thứ nhất, tình hình nghiên cứu bức tranh truyện ngắn văn học nói chung và các bài viết về các nữ văn sĩ trẻ sau 1975 nói riêng

Thứ hai, các bài viết, nghiên cứu cụ thể về từng tác giả và tác phâm của: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư

- Tình hình nghiên cứu bức tranh truyện ngắn văn học nói chung và các bài viết về các nữ văn sĩ trẻ sau 1975 nói riêng

Từ sau 1975, đặc biệt là từ năm 1975 đến nay, đời sống văn học Việt

Nam đã có những bước chuyên rất mạnh mẽ, sôi động Trong bức tranh toàn cảnh của đời sống văn học khá mới mẻ đó, truyện ngắn với thế mạnh về thể loại của mình đã nhanh chóng chun mình, tiếp cận với xu thế đổi mới góp phần quan trọng tạo nên diện mạo cho văn xuôi giai đoạn này Vì thế truyện ngắn với sự vận động của nó là một trong những tâm điểm của các cuộc tranh luận, các bài báo khoa học, các cơng trình nghiên cứu có quy mơ

Trang 6

truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995; Bình luận truyện ngắn, Mấy

nhận xét về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của Bùi Việt Thắng Ngồi ra,

cịn có rất nhiều bài viết đề cập đến nhiều vấn đề của truyện ngắn in trên các báo và tạp chí chuyên ngành Các bài viết này ở nhiều góc độ khác nhau đã đề cập đến thành tựu của truyện ngắn, những đóng góp và thách thức của thẻ loại

này trong đời sống văn học đương đại

- Nằm trong xu thế vận động chung của truyện ngắn dân tộc thời kỳ đồi mới, các cây bút nữ còn khá trẻ về tuổi đời đã chứng minh được sự bản lĩnh, tài năng, phong cách và vị trí của họ trên văn đản với một dấu ấn đậm nét Để có cái nhìn thấu đáo về sức sáng tạo, phong cách sáng tạo của các cây bút nữ

đã có rất nhiều bài viết đăng tải chính ý kiến của các nhà văn về chuyện đời,

chuyện nghề của mình Có thể kê đến các bài viết: + Lan man với Nguyễn Thị Thu Huệ + Chiing toi phỏng vấn bốn cây bút nữ + Gặp gỡ các nhà văn trẻ

Bên cạnh đó, có rất nhiều các bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình

nhìn nhận và đánh giá về tác phẩm của các cây bút nữ: Nguyễn Thị Như

Trang, Bích Thu, Nguyễn Thị Thành Thắng, Bùi Việt Thắng Nhìn chung ở

mỗi bài viết, từ những góc nhìn khác nhau các nhà phê bình nghiên cứu đều chỉ ra được các đặc điểm nổi bật của nghệ thuật truyện ngắn trong từng cây bút nữ Từ đó ghi nhận tài năng và sự đóng góp của họ

- Các bài viết, nghiên cứu cụ thể về từng tác giả và tác phẩm của từng cá nhân nhà văn: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngoc Tu

Trang 7

Phạm Hoa; Hồ Phương; Kim Dung; Đoàn Hương Các ý kiến này xoay quanh việc thừa nhận khả năng đặt ra vấn đề sâu sắc; nghệ thuật miêu tả tâm lí; nghệ thuật xây dựng nhân vật của chị

Lý Hoài Thu (1994) lại đưa ra những vấn đề mà Thu Huệ muốn gửi gắm

qua nhân vật nữ: “nhìn đời, nhất là nhìn nhân vật nữ, Thu Huệ nhìn ra biến thai tinh vi của bi kịch tình yêu với những biểu hiện dị thường của nó”[54]

Từ bi kịch trong cuộc đời của người phụ nữ, Thu Huệ không chỉ nhìn thấy những biểu hiện dị thường tinh vi của tình yêu thời hiện dai ma chi còn

nhận xét về thế giới đàn ông - những người gây đau khổ cho phụ nữ: “từ

những người loe xoe lôi những bông hoa trên bàn họp để tặng phụ nữ, đến anh chàng ngồi nhồm nhoàm ăn uống một cách thô tục sau khi cùng người tình lên thiên đàng về, từ cái người đàn ông ra ngõ gặp người tình sợ vợ con biết nên cầm luôn cái xô như người đi đỗ rác, đến lão tuổi đã xế bóng, thích

ăn xơi sáng cho chắc bụng vẫn thèm khát tắm thân cô gái mười sáu tuổi trẻ

trung và bòn rút của cô từng đồng xu một”[54]

Bùi Việt Thắng (1994) nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn của Thu Huệ: “Nhân vật nữ của Thu Huệ thường cô đơn, dường như tác giả quan niệm nó là mặt trái của tình yêu thương”[48] Sau gần một thập kỷ (2002), khi phác

thảo chân dung Thu Huệ trong lời giới thiệu về 4 cây bút nữ, tác giả một lần

nữa khẳng định đối tượng mà Thu Huệ quan tâm hướng tới là “Những thiên

Trang 8

Kim Dung (1994) khi nghiên cứu về đặc điểm văn phong của Nguyễn Thị Thu Huệ, đã cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ln có hai mặt - vừa “bụi bặm” trong tả chân, vừa trữ tình dam thắm, văn của chị vừa táo

bạo vừa thanh khiết Một cái gì đó khơng thuần nhất, khơng đơn giản thậm chí

có khi còn đối chọi nhau trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ”[10, tr.108]

H6 Phuong (1994) lại lưu ý đến vốn sống và sự trải nghiệm trong truyện ngắn của Thu Huệ khi nhận xét: “Trong các tác giả trẻ, Thu Huệ là cây bút hết sức sắc sảo Đọc Huệ tôi ngạc nhiên lắm, sao cịn ít tuổi mà Huệ lại lọc lõi thế Nó như con mụ phù thủy lão luyện Nó đi guốc trong bụng mình Ruột gan mình có gì hình như nó cũng biết cả”[44]

Đoàn Hương (1996) nhận xét về sự lôi cuốn trong lối viết của Thu Huệ: “Huệ lại có lối viết văn như bị “lên đồng” Trong truyện ngắn của mình không

phải là cô “kế” cho chúng ta nghe mà là cô “lôi” chúng ta đi theo nhân vật

Đó là phong cách độc đáo của Nguyễn Thị Thu Huệ ”[15, tr.7] Nhà nghiên cứu này còn khẳng định: “Những truyện ngắn của Huệ được viết, được kể lại bằng chính ngơn ngữ nhân vật: nhẹ nhàng và thanh thán trong những tình huống, những cảnh ngộ lại không yên tĩnh chút nào Cũng như những nhân vật của cô, cô không hề lên án một ai dù là một bà mẹ ích kỷ trong Hệu thiên đường, một người đàn ông tầm thường, nhạt nhẽo và giả dối trong Cá đợi, hoặc những ông bố, người mẹ quái gở trong Phù /liy Nhưng đọc truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ ta thấy những trang viết khơng bình lặng Những nhân vật của cô làm cho ta đau đớn, âm thầm trách móc ta và thức tỉnh

ta”[15, tr.7] Đây là những nhận xét tinh tế về cách xây dựng nhân vật và nghệ

thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ

Trang 9

đó được tạo ra từ ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật của tác phẩm

Nguyễn Việt Hòa (2003) phê bình tập truyện Nào /a cùng lãng quên của

Thu Huệ đã nhận xét: “Chất lãng mạn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu

Huệ tương đối đặc biệt, nó tốt ra từ tâm hồn người đang đứng giữa ranh giới

thiếu nữ - phụ nữ ”[24]

Nhìn nhận Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ “độc đáo và tài hoa”, Hồ Sĩ Vịnh đã tìm hiểu truyện ngắn của Thu Huệ trên bình diện thi pháp: truyện ngắn Thu Huệ được viết theo thi pháp mở thể hiện qua việc xây dựng nhân vật, qua cách xây dựng cốt truyện Tác giả còn nhận xét những nhân vật tôi

trong truyện ngắn Thu Huệ: “những nhân vật “tôi” trong truyện của Thu Huệ

3c

thường bắt đầu bằng cụm từ “tôi tưởng tượng”, “tôi như bay lên chín tầng mây”, “tơi có cảm giác như mình hóa thành đá” tất cả đó là cảnh hư nhằm nói cái thực đa điện hơn, có kích thước hơn, có tần số ý nghĩa sâu sắc hơn Tôi gọi đó là thi pháp mở Thi pháp mở còn được thê hiện ở chiều sâu gợi cảm, nội tâm của người viết hoặc của nhân vật “tơi”, mặc dầu tình huống bên

ngồi có khi khơng chuẩn bị gì cho cái thế giới đầy xao động kia ”[57, tr.7]

Ai”

Những đặc điểm, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Nguyễn Thị

Thu Huệ cho chúng ta những liên tưởng, ấn tượng về người kê chuyện từ ngơi

thứ nhất Có thể nhận thấy, nhiều truyện ngắn của Thu Huệ được đánh giá cao

là những truyện được viết bằng năng lực biểu cảm cuộc sống qua thế giới tâm

Ai”

hồn của nhân vật “tôi” Phương thức thể hiện này không chỉ làm cho hiện

thực được phản ánh có chiều sâu mà còn giàu sức khái quát, sức ám ảnh lớn Đây cũng là một đặc điểm độc đáo trong thi pháp truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Trang 10

nghiên cứu về ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn của Thu Huệ Khi bàn về điều này, tác giả luận án nhận định: ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ thường đặt vào nhân vật nữ Đó thường là những khoảnh khắc suy tư về tình yêu, hạnh phúc gia đình, chuyện ghen tng, bất hạnh : “Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ

chuyên nói về cuộc sống gia đình và một trong những nội dung cơ bản là

phản ánh bi kịch về sự bế tắc, khơng tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề trong cuộc sống Đời sống nội tâm các nhân vật trong Cái đợi; Người di tim giác mơ; Tình yêu ơi, ở đâu; Hậu thiên đường; Phù thủy; Giai nhân; Thiếu phụ chưa chẳng luôn giằng xé trong những câu chuyện về gia đình, hơn

nhân, hạnh phúc, tình yêu ”[8, tr l 89]

Như vậy, qua việc khảo sat cac bai viết về Nguyễn Thị Thu Huệ và truyện ngắn của chị, chúng tôi cho rằng: Mặc đù chưa có độ lùi thời gian cần thiết nhưng truyện ngắn của Thu Huệ đã thực sự thu hút nhiều nhà nghiên

cứu Tuy chưa có được những cơng trình có qui mơ lớn nhưng những bài báo

rải rác, đều đặn của các nhà văn, nhà phê bình, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tìm hiểu truyện ngắn Thu Huệ đã cho thấy sức lôi cuốn từ tác phẩm của chị Các công trình, bài báo, luận án tập trung vào nhiều mảng như cách lựa chọn đề tài, khả năng tinh tế, sắc sảo trong việc phát hiện vấn đề, nghệ thuật xây dựng nhân vật Các công trình trên có đề cập đến cách dẫn chuyện có duyên, giọng văn sôi sục, ngôn ngữ độc thoại hay lối viết “lên đồng” của Nguyễn Thị Thu Huệ nhưng chưa có cơng trình nào đi sâu bàn về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của chị Vì thế, chúng tôi chọn vấn đề này để đi sâu tìm hiểu với mong muốn tìm ra được những đóng góp của chị trong nghệ thuật tự sự, một phương diện quan trọng trong nghệ thuật truyện

* Các bài viết, nghiên cứu cụ thể về từng tác giả và tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh:

Trang 11

Ông cho rằng: “Vàng Anh là một tài năng trẻ, một cây bút nhà nòi, một nhà văn đã sớm định hình ngay từ tập truyện đầu tay, một giải thưởng quốc gia dành cho một nhà văn trẻ v.v và cịn gì nữa? Tất cá đều đúng, nhưng tôi không quên rằng vượt lên trên những thơng tin đó, tác phẩm của Vàng Anh hay bất luận của ai khác dù bao người đã đọc tới và nói tới, vẫn cịn và mãi mãi vẫn còn là một sự chờ đợi, một thách thức”[5, tr.16] Đánh giá về hai tập truyện ngắn của Vàng Anh, Huỳnh Phan Anh khẳng định: “Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm, mỏng manh như nhau, bao gồm những truyện thường ngắn, có khi rất ngắn, bấy nhiêu cho một thế hệ đang hình thành, sinh sôi nảy nở, một thế giới không ngớt trỏ về trên những trang giấy đang kêu gọi, bổ sung cho nhau, vẫn là nó nhưng khơng đơn giản là nó, bởi nó ln được vén mở, soi rọi thêm, nó ln tìm kiếm những bến bờ và những chiều

sâu mới”[Š, tr I 8]

Ghi nhận tài năng văn chương của Vàng Anh, Tuyết Ngân đã viết: Những năm đâu thập kỷ 90, văn đàn Nổi sóng và những truyện ngắn Kịch

cam, Dat dé cho dén Hoa muộn của nhà văn trẻ Phan Thị Vàng Anh Khi đó

chị mới ngồi 20 tuổi Những truyện ngắn của chị đã khiến các nhà văn lớp trước và độc giả phải bàng hoàng về giọng điệu cũng như ý tưởng mới lạ của

nó” [35]

Tập truyện ngắn Ki người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh được tặng thưởng của Hội nhà văn và khi viết lời giới thiệu “Trong sân chơi của Vàng Anh” cho tập truyện này, Huỳnh Như Phương đánh giá: “sự xuất hiện của

Vàng Anh đã đem đến cho một không khí mới cho đời sống văn học hồi bấy

giờ” Sức hấp dẫn mà truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh có được là nhờ

Trang 12

hiện của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh gây sửng sốt cho người đọc, nhiều tờ báo từ Bắc vào Nam đua nhau in, bản và bình như “dịch sốt”

Ghi nhận đóng góp của các nhà văn trẻ (trong đó có Phan Thị Vàng Anh) trong tiến trình đổi mới văn học, Nguyễn Thị Bình đã rất sắc sảo nhận ra: “Nhìn chung ưu thế về tốc độ - ngôn ngữ cũng như trong sinh hoạt - thuộc về lớp trẻ Vàng Anh viết cứ “như chơi” mà lột tả thật chính xác cái nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu tâm lí của bao nhiêu hạng người, bao nhiêu lứa tuổi” [7, tr.1 17]

Trong bài viết “Phan Thị Vàng Anh và Trần Thanh Hà hai phong cách truyện ngắn trẻ”, từ chỗ đi sâu vào phân tích truyện ngắn Hoa muộn - tac phẩm đưa Vàng Anh đến với giải thưởng của Tạp thí Thế giới mới, Tuyết

Ngân lại một lần nữa khẳng định sự xuất hiện có ý nghĩa của Phan Thị Vàng

Anh trong đời sống văn học những năm gần đây: “Người ta hồ hởi đón nhận truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh và tác giả cũng đáp lại sự chờ đợi của mọi người bằng cách liên tục xuất bản những tập truyện ngắn”

Cảm nhận về sự mỏng manh của một số mối liên hệ con người trong đời sống hiện đại, về những con người nhỏ bé, lẻ loi trước những tình cảm hời hợt, những đứt gãy của cuộc sống ở một số nhân vật trong sáng tác của Vàng Anh, Nguyễn Chí Hoan trong bài viết Bo vo trong cdi đời thường (Đọc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - Nguyễn Trọng Nghĩa) cho rằng: Phan Thị Vàng Anh đã “cố gắng bóc đi những lớp vỏ sự kiện đời sống để trực quan các mỗi quan hệ - giản đơn và vơ hình giữa con người” [22]

* Các bài viết, nghiên cứu cụ thể về từng tác giả và tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư:

Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành cái tên quen thuộc đối với bạn đọc yêu thích văn chương Việt Nam, đặc biệt là các độc giả miền Nam bởi văn phong chân chất, giản đị của chị

Hiện nay có rất nhiều ý kiến, bài viết, cơng trình nghiên cứu, phê bình

Trang 13

han Tap chi Nghiên cứu Văn học, Tạp chí xuân Mậu Tý) hay các báo (Báo Văn nghệ, Báo Cần Thơ) và cả trên các diễn đàn trên mạng Internet (đặc biệt là trang website “Văn học và giáo dục” do Trần Hữu Dũng quản lí, trong đó có hắn “tủ sách Nguyễn Ngọc Tư”) Qua đó, bạn đọc có cái nhìn tổng quan về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nói chung, về giọng điệu nói riêng

Trong các cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư, các tác giả nghiên cứu phê bình văn học đặc biệt chú ý đến tập truyện xuất sắc của chị là: Cánh đông bắt tận Có một số bài báo bàn luận, trao đổi ý kiến trên các báo như: Văn nghệ trẻ, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Văn học như:

Đôi điều cảm nhận về Cánh đông bát tận (Đỗ Nguyên Thương)

Cần có cái nhìn cơng bằng hơn về Cánh đông bất tận (Ngô Văn Tuần)

Ban lại với tác giả Bùi Việt Thắng về Cánh đồng bắt tận (Trần Thiện Khanh)

Cánh đẳng bắt tận và cách kế chuyện sáng tạo (Nguyễn Thanh Tú) Trên đây là những bài viết trực tiếp về Cánh đồng bát tận Ngoài ra trong một số bài báo nghiên cứu về các vấn dé văn học hiện nay như: sự đổi mới thi pháp, thể tài, cấu trúc truyện ngắn cũng đề cập đôi chút về Cánh đồng bắt tận Qua những bài viết này, những giá trị chung và nôi bật của tập truyện đã được các tác giả phát hiện và ghi nhận

Với sự bứt phá rõ nét trong nghệ thuật, sự nỗ lực không ngừng trong các sáng tác của mình nên cả ba cây bút Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng

Anh, Nguyễn Ngọc Tư đều là tâm điểm chú ý của các nhà phê bình nghiên

Trang 14

truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan

Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư”, chúng tôi hy vọng rằng sẽ mở ra hướng đi mới để khẳng định tài năng của các nhà văn nữ nói chung, ba nhà văn nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư nói riêng qua

giọng điệu trần thuật trong tác phâm của các chị

3 Mục đích nghiên cứu

- Vận dụng những lý thuyết về giọng điệu đề tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư nhằm mục đích nắm bắt được giọng điệu chung, riêng của từng nữ văn sĩ

- Xem xét giọng điệu như một yếu tố cơ bản hình thành cá tính sáng tạo của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận văn trình bày những vấn dé lý thuyết về giọng điệu

- Chỉ ra chất giọng chung và đặc trưng riêng về giọng điệu của từng nhà văn

- Qua đó khẳng định: Giọng điệu như một yếu tố cơ bản được hình

thành từ tố chức văn bản nghệ thuật 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giọng điệu trong truyện ngắn của ba nhà văn nữ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư

5.2 Pham vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát toàn bộ truyện ngắn trong các tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư:

- Nguyễn Thị Thu Huệ với các tập: Cá¿ đợi (1992), Hậu thiên đường (1993), Phù thủy ( 1995), Nào ta cùng lãng quên (2003)

- Phan Thị Vàng Anh với các tập: Khi người ía írẻ (1993), Hội chợ (1995) - Nguyễn Ngọc Tư với các tập: Mgọn đèn không tắt (2000), Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Cánh đồng

Trang 15

Ngoài ra chúng tơi cịn khảo sát thêm một vài những tác phẩm của những nhà văn nữ trước và cùng thời để so sánh và đối chiếu

6 Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định, đề tài sử dụng các

phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp loại hình

- Phương pháp cấu trúc - hệ thống

- Phương pháp thống kê - phân loại

- Phương pháp phân tích, so sánh 7 Đóng góp mới của luận văn

Khẳng định những đặc sắc trong giọng điệu chung, riêng của từng nhà văn (trên cơ sở đối sánh với các nhà văn cùng thời và khác thời) Từ đó thấy

được những đóng góp về vị trí của từng nhà văn đối với nền văn học Việt Nam đương đại

8 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được triển khai thành 4

chương:

Chương 1: Khái lược chung về giọng điệu và hành trình sáng tác của ba nhà văn nữ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư

Trang 16

NOI DUNG

Chuong 1

KHAI LUQC CHUNG VẺ GIỌNG DIEU

VA HANH TRINH SANG TAC CUA BA NHA VAN NU:

NGUYEN THI THU HUE, PHAN THI VANG ANH, NGUYEN NGQC TU’

1.1 Khái lược chung về giọng điệu 1.1.1 Khái niệm về giọng điệu

Giọng điệu là một phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại, một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng cho mỗi loại hình lời văn nghệ thuật, yếu tổ cơ bản cấu thành và khu biệt đặc trưng phong cách của mỗi nhà văn, mỗi khuynh hướng sáng tác

Về khái niệm giọng điệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa, thơng qua việc phân tích những biểu hiện khác nhau của giọng điệu trong những lời đối thoại hàng ngày đã khái quát: "Giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngơn ngữ trong đó bao hàm cả

việc định hướng, đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngơn từ trong những tình huống cụ thể" [12, tr.154] Từ đó, ơng xác định giọng điệu bao gồm:

"giọng chủ đạo" và "giọng bổ sung" Giọng chủ đạo của một người gần như là một "hằng thể" biểu hiện tính cá thể, môi trường sống quen thuộc (nghề nghiệp, địa lí, phong tục, ) của người đó, thêm vào các yếu tố năng lực, thói quen và trình độ làm nên trình độ ngôn ngữ Giọng bố sung là tăng sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ

Như vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa chủ yếu nhấn mạnh giọng

điệu ở phương diện đối thoại Ý kiến của ông đã khơi gợi được những điều cơ

bán về giọng điệu trong văn chương

Trang 17

tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình

cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suéng sã, ngợi ca hay

châm biếm " [6, tr.134]

Trong giáo trình Dẫn luận Thi pháp học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: "Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm Nếu như trong đời sống ta thường chỉ nghe giọng nói là nhận ra con người, thì trong văn học cũng vậy Giọng điệu giúp ta tìm ra tác giả, giọng

điệu ở đây không giản đơn là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để

nhận ra người nói, mà là giọng điệu mang nội dung, tình cảm, thái độ, ứng xử

trước các hiện tượng đời sống" [2I, tr.132]

Cả Từ điển thuật ngữ Văn học và giáo trình Thi pháp học đều đã xem

giọng điệu như một yếu tố quan trọng của thi pháp Không thể hiểu được cái nhìn của tác giả và sự hấp dẫn của tác phẩm nếu không phân tích giọng điệu

Nhìn một cách tổng quát các ý kiến ta thấy rằng, tuy mỗi tác giả nhìn giọng điệu ở một góc nhìn khác nhau song đều gặp nhau ở một trọng điểm, đó là: coi giọng điệu văn chương là một trong những phương diện cơ bản cấu thành hình thức văn học Tức là, tất cả đều nhìn giọng điệu bằng quan điểm hệ thống theo tỉnh thần thi pháp học

1.1.2 Cơ sở của giọng điệu

Giọng điệu là một phạm trù thâm mĩ của tác phâm văn học Do đó, nó khơng tổn tại ngẫu nhiên mà được hình thành trên những cơ sở nhất định

Cơ sở chủ quan của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo và vị thế của nhà

văn Cảm hứng chủ đạo đó thể hiện ở lịng say mê lí tưởng, yêu cái đẹp, niềm

Trang 18

một ai đó, chẳng hạn như quan tòa, thần dân, người truyền đạo, thư ký và lúc ấy tác phẩm sẽ có giọng điệu phù hợp với vị thế tương ứng

Cơ sở khách quan của giọng điệu xuất phát từ chính những đặc tính thẩm mĩ cụ thể của đối tượng miêu tả Chẳng hạn, với chuyện đau thương thì địi hỏi phải có giọng ngậm ngùi, buồn đau, chua xót; chuyện hài hước thì

phải có giọng đùa cot, giéu nhai

Trong hai cơ sở để hình thành giọng điệu thì yếu tổ chủ quan là quan

trọng nhất, vì nó xuất phát từ điệu hồn, cách cảm nhận và đánh giá thế giới

của nghệ sĩ Khơng thể có giọng điệu nếu tác giả khơng có những rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa, những trăn trở suy tư trước thân phận

con người, không sẻ chia với họ niềm vui và tình yêu cuộc sống Nghệ sĩ lớn

là nghệ sĩ biết đau trước nỗi đau của nhân loại, biết sẻ chia những vui buồn cùng cộng đồng, biết nói lên những lời mà người khác muốn nói Khi đó,

những xúc cảm chân thành, những rung động lớn lao trong trái tim của người

nghệ sĩ mới tạo được tiếng nói, giọng điệu có sức lan tỏa, sự đồng điệu lớn 1.1.3 Vai trò của giọng điệu

Giọng điệu nghệ thuật là một trong những vấn đề phức tạp nhất của thi pháp học hiện đại Tuy nhiên, việc tìm hiểu về giọng điệu trong tác phẩm văn chương lại cung cấp những trí thức về một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học, một thước đo không thể thiếu để xác định

tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ

Nhìn một cách khái quát, giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu của tác giả Từ đây, giọng điệu có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc

Trang 19

"[ ] Phong cách là một hệ thống phức tạp Trong hệ thống đó, trước hết cần phải chú ý tới sự tổng hợp của những phương tiện giọng điệu Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó Hiệu suất cảm xúc của lối kế chuyện,

của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu

vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một hệ thống hoàn

chỉnh" [13, tr.167]

M B Khrapchenkô khẳng định vai trò quan trọng của giọng điệu với việc thê hiện phong cách nhà văn Ngoài ra, ơng cịn nhắn mạnh đến mối quan hệ chặt chẽ giữa giọng điệu với các yếu tố cấu thành tác phẩm văn học: "Việc móc nối tư liệu, việc gắn những bộ phận riêng lẻ của nó (tác phẩm văn học) chỉ có thể thực hiện được khi giọng điệu cần thiết có được sự biểu hiện rõ

ràng" [13, tr.168]

Lê Huy Bắc trong Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại khẳng định: " giọng điệu là một bộ phận style (phong cách), chúng thoát thai từ các cơ sở rồi góp phần tạo nên style cho mỗi tác phẩm, tác giả" [17, tr.41 1]

Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết Giọng điệu văn

chương cũng nói lên mỗi quan hệ sâu sắc ấy cụ thể trên phương diện giọng

điệu và cảm hứng: "cảm hứng nào, giọng điệu ấy nhưng cũng có thể ngược lại, giọng điệu định hướng, hình thành cảm hứng"

Một tác phâm chưa thể được ra đời nếu thiếu đi một giọng điệu nhất định ngay cả khi có đủ tài liệu và sắp xếp trong một hệ thống nhân vật Cây

bút văn xuôi nỗi tiếng Xôviết là Yujri Kazakoz đã rất có lí khi nhận định:

Trang 20

trường hợp ngược lại Mới bắt đầu viết được hai ba dòng và cảm thấy rằng

xi rồi Có một uy lực nào đó xâm chiếm lấy ta và ta hòa nhập vào sự hài hòa

với các âm hưởng, cái giọng điệu duy nhất đối với tác phâm này"[13, tr 69]

Như vậy, là một hiện tượng nghệ thuật, giọng điệu phải phù hợp, phải thống nhất với toàn bộ chỉnh thê tác phẩm với tư cách là một yếu tố của một

sinh thể toàn vẹn Giọng điệu, do đó phải nhất quán với hệ thống mà nó tồn

tại và thể hiện lập trường, thái độ của chủ thể trong tác phẩm nghệ thuật Cũng từ đây, giọng điệu có vai trò quan trọng đối với mỗi sinh thê nghệ thuật, bởi nó vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa là

chỗ dựa chính đề các yếu tố của tác phâm quy tụ lại và định hình, thống nhất

với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng điệu ấy mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn, thậm chí mới mẻ hơn

Nhìn một cách tong quát, giọng điệu có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố cấu thành tác phẩm Theo đó, giọng điệu cũng chịu sự chỉ phối của rat nhiều yếu tố (điểm nhìn, phong cách, cảm hứng chủ đạo ) trong đó đặc biệt quan trọng là yếu tố điểm nhìn Nhiều khi đường biên giữa các phạm vi: điểm nhìn, giọng điệu và phong cách ln có những điểm giao nhau để vừa tùy thuộc, phù hợp nhau, vừa biểu hiện nhau nhằm đảm bảo sự "tồn tại như một đơn vị nghệ thuật mang ý nghĩa trong tổng thể các đơn vị nghệ thuật khác

nhau của tác phẩm" [17, tr.414]

Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải là tác phẩm mà ở đó người trần thuật, kế chuyện hoặc nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng điệu, đặc biệt phải xây dựng cho mình giọng điệu riêng Giọng điệu đó vừa phải gắn với giọng điệu "trời phú" của mỗi tác giả, vừa phải mang nội dung khái quát

nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện "do chỗ giọng điệu gắn liền với

Trang 21

đặc điểm của cách nhìn nhận riêng của cá nhân với đời sống" [13, tr.174] Xuất phát từ điểm này, những người "sành" về văn chương có thể căn cứ vào giọng điệu của một đoạn văn, đoạn thơ hay của một tác phẩm chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ để xác định tác gia của những tác phẩm ấy

Giọng điệu trong tác phẩm thường có giá trị đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở giọng điệu cơ bản, chủ đạo chứ khơng hề đơn điệu Nói như Khrapchenkô: "Giọng điệu không những khơng loại trừ mà cịn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những sắc điệu khác nhau" - Tức là, trong một tác phẩm văn học có sự xuất hiện của "giọng điệu chủ yếu" (hay còn gọi "giọng chủ đạo" - giọng điệu cơ bản, xuyên suốt tác phẩm, thể hiện một cách sâu sắc

lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thâm mĩ của tác giá với sự vật

hiện tượng được miêu tả) và các "sắc điệu bao quanh" với tư cách làm bè đệm (những sắc điệu này diễn đạt sự phong phú của những phối cảnh cảm xúc trong việc lí giải hiện tượng, những khía cạnh giống nhau và khác nhau của đối tượng sáng tác) Như thế, về thực chất, giọng điệu cũng là một hệ thống Hệ thống ấy được kiến tạo trong sự kết hợp hài hòa giữa giọng điệu chung (giọng điệu chủ đạo) và những sắc điệu khác nhau được thể hiện trong tác phẩm Do đó, khi khai thác giọng điệu trong một tác phẩm van hoc bat ky, ta phải xem xét theo hệ thống ấy

Trang 22

Một ký hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng có hai bình diện: - Bình điện cái biéu hiển hiện (hình thức)

- Bình diện cái được biểu hiện (nội dung)

Bình diện cái biểu hiện có hai yếu tố: hình thức của cái biểu hiện (cái

đang hiện ra trước mắt, đó là lời văn nghệ thuật) và chất thể của cái biểu hiện (chữ viết, đọc hoặc truyền khẩu) Bình diện cái được biểu hiện cũng có hai yếu tố: hình thức của nội dung (bao gồm cả khối và diện của nội dung tac phẩm được tô chức theo cách nào) và chất thể của nội dung (nội dung tư tưởng tác phẩm là cái nhìn của nhà văn đối với đời sống)

Giọng điệu văn chương phụ thuộc rất nhiều vào hai bình diện trên Bởi cùng một cái được biểu hiện (nội dung) nhưng mỗi một nghệ sĩ lại có hình thức thể hiện và sở trường sử dụng ngôn ngữ riêng

Trang 23

Giọng điệu còn phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng được miéu ta:

Hiện thực được nói tới trong tác phẩm là sự vật, hiện tượng nào có ảnh hưởng và chỉ phối rất lớn tới việc xác lập giọng điệu cho tác phẩm Bởi miêu tả và phản ánh đối tượng nào phải có giọng điệu phù hợp với đối tượng ấy Chẳng hạn, miêu tả con người giọng phải khác với miêu tả thiên nhiên, miêu tả cảnh mùa xuân giọng phải khác với miêu tả cảnh mùa thu, miêu tả cái hài giọng phải khác với miêu tả cái bi, Turgeniev từng nhấn mạnh: "Tái hiện một cách chính xác và mạnh mẽ sự thật hiện thực của cuộc sống là hạnh phúc cao nhất đối với nhà văn, dù cái sự thật ấy không phủ hợp với thiện cảm

của nhà văn chăng nữa" [18, tr.93] Có thể hiểu một cách đơn giản ý kiến trên như sau: không phải lúc nào cái chủ quan của người nghệ sĩ cũng chiến thắng hoàn toàn, trong nhiều trường hợp cái khách quan làm thay đổi ý đồ sáng tạo

ban đầu của nhà văn Thực ra, đây chính là sự tương tác giữa yếu tổ chủ quan và khách quan trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Cái khách quan và cái chủ quan bao giờ cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau cùng quy định, chi phối tới quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ Lẽ tất nhiên, như trên đã đề cập yếu tố quan trọng nhất dé tạo nên giọng điệu vẫn là yếu tố chủ quan, xuất phát từ điệu tâm hồn, cách cảm nhận và đánh giá thế giới của người nghệ sĩ

Hiểu được phương thức biểu hiện chung của giọng điệu ta sẽ có điều kiện nhìn nhận nhân vật một cách toàn diện hơn giọng điệu trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại nói chung, giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư nói riêng

1.2 Những đổi mới về giọng điệu trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại

Trước 1975, hiện thực của đất nước là hiện thực của công cuộc đánh đuôi ngoại xâm và xây dựng chủ nghĩa xã hội Hiện thực đó quy định tính đơn

giọng trong sáng tạo nghệ thuật: nghiêng về ngợi ca, trang trọng đậm chất sử thi

Trang 24

ngôn ngang, phức tạp của cuộc sống và sự khó hiểu của lòng người Để chiếm lĩnh được muôn mặt của hiện thực không hề giản đơn đó địi hỏi người nghệ sĩ phải hịa mình vào cuộc sống, trải nghiệm thực tế, thâm nhập vào thế giới bên trong đầy bí ấn của con người với những nét phức hợp, thậm chí đối lập trong tâm hồn Bởi vậy, giọng điệu trong văn học nói chung và trong truyện ngắn nói riêng không phải là một "dàn đồng ca sử thi" nữa mà là một hợp xướng với nhiều chất giọng: lúc thân tình, suéng sa, lic hai hước, kín đáo, lúc

nghiêm nghị đến khắt khe, nhưng có lúc lại đơn hậu, ấm áp

Tìm hiểu truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại ta thấy có rất nhiều giọng điệu khác nhau, tạo ra sức hấp dẫn và lôi cuốn đặc biệt với người đọc

Và cũng chính thời kỳ nở rộ của truyện ngắn, đa sắc giọng của tác phẩm ta

mới có thể nhận thấy những gam màu riêng trong phong cách của từng cây bút nữ

1.2.1 Giọng trữ tình dầm thắm

Khuynh hướng trữ tình là một dịng chảy của truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long và gần đây là các cây bút như: Nguyễn Bảng, Nguyễn Quang Thiều kế thừa và phát triển chất trữ tình từ các cây bút đàn anh, các cây bút nữ đương đại như: Võ Thị

Xuân Hà, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Anh Thư đã làm nên một chất giọng

trữ tình giàu màu sắc nữ tính trên văn đàn Chính nhờ chất giọng này mà truyện ngắn nữ đương đại đậm chất thơ và có chiều sâu cảm xúc

Trang 25

nhất trong truyện ngắn Y Ban là ở sự da diết của tình đời, tình người Người

đọc khơng hề thấy những triết lí khô khan trong tác phẩm của chị bởi mọi ý

tưởng, mọi suy nghĩ đều được chắt lọc, thăng hoa từ tâm hồn rất thật của người phụ nữ đa cảm

Trong truyện ngắn Biển và người đàn bà xấu xí, giọng điệu trữ tình được thể hiện rất rõ Là một người đàn bà bị tạo hóa bất cơng "nặn nhằm" nên có vẻ ngồi rất xấu xí Bù lại, "nàng" trong truyện ngắn lại có một trái tìm rất nhân hậu Nàng sẵn sàng mở rộng lịng mình để nâng đỡ, bao bọc cho một nhà khoa học bị vợ con bỏ rơi thành một người thành đạt Thế nhưng trớ trêu thay khi đạt được nguyện vọng của mình, người đàn ông đó lại bỏ rơi "nàng"

trở về với người vợ năm xưa Bằng chất giọng tâm tình nhẹ nhàng, Y Ban

không đầy truyện lên đến đỉnh điểm của xung đột mà lại làm dịu đi khơng khí

căng thẳng của truyện bằng kết thúc bất ngờ, giàu tính nhân văn: "Nàng đi ra biển Biển rì rào: Nàng là một người đàn bà nhân hậu Nàng rất thông minh, nàng biết việc mình làm Nàng sẽ giết chết người đàn ông đó nếu nàng muốn Nhưng nàng chẳng làm thế đâu Chính nàng, nàng là vàng hòa lẫn trong nước biển này Sẽ có một nhà khoa học khác nghiên cứu để chắt lọc ra tên goi cua nàng" Đối với người đàn bà quá bất hạnh như thế này mà có được suy nghĩ rất bình tĩnh, thâm trầm, giàu lòng vị tha như vậy thì thật đáng khâm phục Chính chất giọng đặc biệt trong truyện đã là một hạt giống gieo vào lòng người đọc niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống vốn chăng phải có toàn nụ cười

Trang 26

Thay oi, thầy giáo lớp một của tôi"

Hầu hết các sáng tác của Y Ban với: Ước mơ cô bán hàng rong, Người đàn bà ma lực, chiếc vương miện bằng cỏ, Vùng sáng ký ức đều sử đụng giọng điệu trữ tình như một nét phong cách độc đáo của tác giả Chất giọng đó cho phép Y Ban khai thác triệt để những vùng sâu kín nhất trong tâm hồn con người, khơi gợi và tìm được sự đồng cảm của người đọc ở những khoảnh khắc rung động trong trái tim giữa dòng chảy bắt tận của cuộc sống hiện thời Với chất giọng đó, Y Ban đã tìm được con đường đi riêng để tác phẩm của mình lưu lại mãi trong trái tim người đọc

Giọng điệu trữ tình, đằm thắm cũng là nét nổi bật trong truyện ngắn của

Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn của miệt vườn, sông nước miền Tây Giọng điệu

đó thênh thang trong những câu văn tả cảnh, lắng sâu và xôn xao trong những câu văn thể hiện tâm trạng, ngập ngừng, lơ lửng trong những câu văn bỏ lửng

như sự thốn thức của nhà văn về cuộc sống, con người Vấn đề này chúng tôi

sẽ đi vào phân tích rõ hơn ở phần 4.3 của luận văn

Cùng với Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, giọng điệu trữ tình cịn xuất hiện

khá đậm nét trong một số tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà (1ø há?), Nguyễn Thị Ám (Chiếc cáng xanh hạnh phúc) Đặc biệt, ở một số tác phẩm có vẻ

"trần trụi" khi viết về bản năng của con người của Võ Thị Xuân Hà như: Dan sẻ bay ngang rừng, Sương mù trên thành phố, Bay lên miễn xanh thẳm vẫn có những đoạn văn lấp lánh màu sắc trữ tình ngọt ngào Có lẽ chính bởi những ưu điểm vượt trội của giọng trữ tình, cùng với mẫn cảm bản năng nhẹ nhàng, kín đáo của giới nữ mà giọng điệu này đã trở thành giọng điệu nổi bật trong truyện ngắn nữ đương đại

Trang 27

tượng huyền ảo, tác phẩm của chị hệt như một bài thơ bằng văn xuôi mặc sức thăng hoa bay bổng phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của tác giả

Đọc 7m vỡ của Võ Thị Hảo, người đọc sẽ ngay lập tức bị mê hoặc bởi một chất giọng trữ tình được bay lên từ một cốt truyện kỳ ảo 7z vỡ dựng lên hình ảnh người đàn bà được ba người đàn ông tạo thành và thổi vào đó một tâm hồn đẹp đẽ từ một khúc gỗ vớt trên sông Nhưng rồi, một ngày kia người

đàn bà đó trở nên xấu xí, tàn tạ thì cả ba người đàn ông ham mê sắc đẹp đó

lập tức từ bỏ, xa lánh nàng Câu chuyện có hơi hướng, màu sắc dân gian nhẹ nhàng khám vào trái tìm người đọc số phận của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong cuộc sống thực tại Giọng điệu trữ tình đậm chất kỳ ảo đã giúp

Võ Thị Hảo khái quát một vấn đề lớn mà không cần, không hề "đao to búa lớn"!

Ta còn bắt gặp giọng điệu trữ tinh đằm thắm ngay ở một cây bút có lối viết "tá chân" khá "bụi bặm" Đọc những đoạn văn kiểu như: "Tôi bỗng thấy mìỉnh bé tí tẹo, lơ lửng giữa một khoảng không thăm thắm cao và mịt mùng sóng" (Mùa đơng ấm áp), hay "Tháng Năm Những chùm phượng đỏ vít cong cành trên các ngõ phố, không gian im tiếng ve gợi cảm giác hồi hộp và xao động" (Tình yêu ơi, ở đâu?), ta mới chợt nhận ra rằng: thì ra đằng sau vẻ táo tợn, gai góc vẫn có một Nguyễn Thị Thu Huệ dịu dàng, đằm thắm

Như vậy, cùng với xu thế đổi mới chung của văn học thời kỳ đối mới, truyện ngắn nữ có những cách tân táo bạo về nghệ thuật nhằm phản ánh con người và xã hội trong thời kỳ sôi động và phức tạp Thế nhưng, ngay cả khi lột tả guồng quay mạnh mẽ của hiện thực đời sống cũng như thế giới con người thì văn phong của phái nữ vẫn uyên chuyên, mềm mại với chất giọng trữ tình mượt mà Đó là điểm khu biệt giữa truyện ngắn của nữ văn sĩ với các cây bút nam cùng thời

1.2.2 Giọng triết lí

Trang 28

cách hợp lí sẽ nâng tầm khái quát của tác phẩm, gây một ấn tượng mạnh đến người đọc Cụ thể hơn, ở những tác phẩm có giọng triết lí, người tiếp nhận tìm thấy được biết bao điều mình đã từng "ngộ ra trong cuộc sống, chưa đặt thành tên thì giờ một nhà văn tài năng đã gọi tên được chúng, nâng chúng thành chân lí để mình suy ngẫm

Bằng cảm quan nhạy cảm của tâm hồn giàu tính nữ, các cây bút nữ đương đại đã biết nâng những cái hàng ngày nhỏ bé, tưởng chừng rất vụn vặt thành những triết lí mang tầm khái quát Triết lí của các nhà văn nữ mang một sắc màu riêng: Triết lí về những vấn đề đời thường gần gũi, đặc biệt là về mặt trái của cuộc sống đời thường và tình yêu song vẫn giàu ý nghĩa nhân sinh

Đây cũng là một trong những điểm khác biệt của cây bút nữ với các cây bút

nam bởi thông thường các cây bút nam hay triết lí về những vấn đề to lớn, mang tính thời đại Song khơng thể nhìn vào sự lớn nhỏ của vấn đề triết lí để đánh giá tầm vóc mà phải dựa vào cách triết lí để khẳng định vị trí và tài năng của mỗi nhà văn

Tiêu biểu cho giọng triết lí phải kế đến Phan Thị Vàng Anh Bằng sự

trải nghiệm, bằng cách nhìn đời, nhìn người khá sắc sảo, chị đã đúc kết ra

những vấn đề sâu sắc Chẳng hạn như: "Tiết kiệm những cái vơ lí là tác phong chung của những người giữ công quỹ" (Cuộc du ngoạn ngắn ngui), hay "không ai biết chính xác mình được điểm may về sắc đẹp cả", hoặc "trẻ con

có một điểm hơn hẳn người lớn là có thể nhanh chóng thay đôi những hành

động của mình mà hoản tồn khơng tự ái” Có thể nói, tuy ở độ tuổi vẫn còn

khá trẻ nhưng qua giọng triết lí ta thấy một Phan Thị Vàng Anh rất chắc tay

trong văn phong, rất kinh nghiệm trong việc khám phá và phát hiện ra những vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là của lớp trẻ hôm nay Vấn đề này sẽ được chúng tôi trở lại trong chương 3 của luận văn với sự phân tích kỹ lưỡng hơn

Trang 29

giới Xót thương cho thân phận người phụ nữ, các cây bút nữ thường triết lí về những bất hạnh của họ như tiếng nói của người trong cuộc Các tác giả đã

lật xới, phân tích, chiêm nghiệm qua rất nhiều mảnh đời để đúc kết thành triết lí: "Đàn bà đẹp mà thơng minh thì khổ lắm!"[29] Hay Võ Thị Xuân Hà đã có

cái nhìn rất chính xác về phái nữ bằng trái tim đa cảm thương người và tự

thương mình: "mà đã là đàn bà thì vĩnh viễn mang trong mình nỗi khát khao

hòa đồng, vĩnh viễn đam mê, vĩnh viễn yếu ớt" Thật sự phải là phụ nữ thì mới hiểu được phái nữ đến như vậy Người phụ nữ nào khi đọc đến đó cũng tìm thấy một phần bóng đáng, tâm hồn mình

Cơ đơn là một trạng thái rất hay gặp ở trong con người hiện đại, song

nỗi cô đơn của người phụ nữ lại càng trở nên ám ảnh hơn qua các trang văn

của các cây bút nữ Lí do thật đơn gián, vì phụ nữ là phái yếu, họ mỏng manh, yếu đuối, đù mạnh mẽ đến mấy cũng cần che chở nên họ rất dễ rơi vào trạng

thái cô đơn Là người cùng giới, các cây bút nữ hiểu rất rõ điều này: "Hình

như người đàn bà luôn cô đơn với chính mình và ln phải tự vượt lên từ nỗi

cô đơn này đến nỗi cô don tiép theo" (Cam ngot - Pham Séng Hồng) Trong

Không ga xuống, Phạm Sông Hồng lại đưa ra một triết lí về ranh giới mong manh và khắc nghiệt giữa thời xuân sắc và khi đã lập gia đình của một người đàn bà: "Hình như sau khi lập gia đình, người đàn bà cũng nhanh chóng bước sang tuổi khác" "Tuổi khác" là cái tuổi khi tháng ngày hồn nhiên, mơ mộng đã hết, cái tuổi mà "cuộc đời người đàn bà bận bịu lắm, nào hầu chồng hầu con Những chuyện tình cảm thời con gái đã chết, chết rất sớm, đến mức chang ai buồn nhắc tới nữa" Sự thật đó dù đau lịng nhưng vẫn là sự thật Phạm Sông Hồng viết ra những dòng này nhằm chia sẻ sự vất vá với người phụ nữ và mong mỏi sự cảm thông, quan tâm hơn của người đàn ông đến đời

sống vật chất và tỉnh thần của những người đang ngày đêm hiến dang tudi

Trang 30

Đồng cảm, chia sẻ với những nỗi khổ cô đơn của người phụ nữ, đôi lúc Nguyễn Thị Thu Huệ có một cái nhìn khơng mấy thiện cảm nếu khơng muốn nói là ác cảm với đàn ông Bởi vậy, trong tác phẩm của chị nhiều lúc có những triết lí khắt khe về sự tính tốn, tham lam của phái mày râu Trong Bảy ngày trong đời, chị đúc kết: "Đàn ông, cái sự nhớ hay quên của họ đều có ý thức Họ đã không muốn cái gì thì đừng có mà giữ" Trong /!âu (hiên đường, chị đã xót xa khi để nhân vật của mình tự nhận ra rằng: "Đàn ông phải có hai bộ mặt, vừa tử tế, vừa đều giả thế mới quyến rũ"

Thực ra những triết lí đó có thể quá "bạo miệng", song khơng phải hồn

tồn là khơng có cơ sở vì nó được cất lên từ trái tim của người phụ nữ từng trải và rất nhạy cảm

Trong khuôn khổ chật hẹp của truyện ngắn, nhất là ở những truyện ngắn mi ni có giới hạn về câu chữ, đòi hỏi sự chắt lọc cao thì giọng điệu triết

lí sẽ giúp cho tác phẩm trở nên cô đúc mà vẫn giàu ý nghĩa Vấn đề đặt ra là ở

chỗ phải tránh những triết lí quá khô khan, viễn vông Triết lí phải được đúc

kết từ cuộc đời thực tại, từ những ngồn ngang, phức tạp của cuộc sống, đời

người Đằng sau mỗi triết lí không phải là một dấu chấm hết, càng không phải

là sự răn dạy giáo điều mà phải là cảm xúc, là nỗi trăn trở, là đạt dào tình yêu thương, đồng cảm mà tác giả dành cho nhân vật Từ trong giọng triết lí, các tác giả nữ đã bộc lộ năng lực chiếm lĩnh chiều sâu tâm trạng con người đề từ đó vừa thể hiện tình cảm của mình, vừa tìm được sự thấu hiểu, cảm thông của người đọc đối với nhân vật mình xây dựng

Trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo nghệ thuật khơng có gì là tuyệt đối Dẫu đã rất chăm chút cho tác phâm của mình, song ở một số tác phẩm của một số nhà văn vẫn còn những triết lí bất mãn với cuộc đời làm giảm niềm tin yêu của bạn đọc với cuộc sống vốn rất đáng được trân trọng

Trang 31

nhất" (Không ga xuống - Phạm Sông Hồng) Hoặc: "Xưa nay đàn bà đẹp đồng

nghĩa với ma quý Mà ma quỷ dẫn dắt thì mấy kẻ từ chối" (Con ong chúa -

Nguyễn Thị Ấm) Hoặc: "Những người hư hỏng thì lại có hạnh phúc" (Ty do cho một kiếp người - Nguyễn Thị Ấm) Thực ra, nhiều triết lí rơi vào vụn vặt, có giá trị khái quát chưa cao Nếu những hạn chế này được kịp thời khắc phục thì truyện ngắn nữ ngày càng có ý nghĩa và giá trị lớn hơn

1.2.3 Giọng chua chát, xót xa

Để góp phần đắc lực hơn cho việc phê phán cái xấu, cái ác truyện ngắn nữ đương đại sử dụng đắc lực giọng điệu chua xót, ngậm ngùi Ở mỗi một nhà văn, giọng điệu này được thể hiện với những sắc điệu khác nhau

Nguyễn Thị Thu Huệ với lối văn tả chân sắc sảo đã không ngại ngần đi

đến tận cùng của sự thật để chế giễu một bộ phận đàn ông sống ích kỷ, lợi

dụng sự yếu đuối của phụ nữ: "Họ rất biết kết hợp những nhu cầu và họ

chăng mất gì" (Hậu thiên đường) Hay, cơ gái trong Tình yêu ơi, 6 dau? voi

một khát vọng mãnh liệt đi tìm một người yêu thật tuyệt vời như mơ ước của mình Và trong một thống ảo tưởng, cơ ngỡ rằng chàng thi sĩ lãng mạn với

những vần thơ làm say đắm lòng người kia là một nửa bên kia hồn hảo của

cơ Ai ngờ, đó chỉ là ảo vọng, trong cơn say tình cơ may mắn có một sự tỉnh ngộ cần thiết khi nhận ra khuôn mặt của chàng thi sĩ khi say rượu "méo xệch như một cái oản bẹp" Thần tượng trong cô sụp đồ - khi chua chát nhận ra sự thật đó cũng là lúc cô lại giống như một con thiêu thân đi tìm tình yêu mới Rồi lại hy vọng, lại thất vọng Bao giờ cô mới lại tìm được tình yêu thật, người đàn ông đúng nghĩa trong bê người mênh mông

Thực ra, "tạng" của Thu Huệ là giọng văn góc cạnh như thé Nhung ta không thê không thấy sự cô đơn, yếu đuối, dịu dàng đẳng sau con chữ của chị

Tức là sau nụ cười đắc thắng khi tìm ra sự thật, phơi bày sự thật chị lại đau

Trang 32

Thực tại cuộc sống buồn tẻ và chán ngắt, sự cô đơn, lạc lõng của những con người trẻ tuổi trước một thế giới ít cảm thông cũng được Phan Thị Vàng Anh thể hiện ấn tượng bằng một giọng chua xót Trong Khi người fa trẻ, người cháu xót xa kể lại cái chết vô nghĩa của người cô khi tuổi đời còn quá trẻ chỉ vì cơ hồn tồn khơng tìm được sự đồng cảm, thấu hiểu của người thân, bạn bè, cô nhằm tưởng và lạc loài trong tình yêu mủ quáng: "Than ôi, ngày đám tang cô, Vỹ ta tắm biển, vui lắm và nắng lắm"

Phần nhiều phụ nữ cả xưa và nay đều hay ảo vọng về tình yêu và hạnh phúc Họ quá kỳ vọng vào tỉnh yêu, vào sức mạnh của tình yêu và họ tin rằng có tình u là có hạnh phúc Rất nhiều, rất nhiều trong số đó tơn thờ "tơn giáo tình yêu" nhưng họ đâu biết rằng "tình yêu mong manh như cánh chuồn" (Xuân Quỳnh), đặc biệt "Và hạnh phúc vời xa như một nốt đàn căng/ Nốt cao quá mà đời xao động quá" (Bằng Việt) Đến khi nhận ra sự lỗi nhịp trong tình yêu thì họ lại tìm đến một tình yêu khác cứu cánh, rồi lại lỗi nhịp Cuối cùng đích thực hạnh phúc đối với loài người thật là một thứ quá xa xỉ Người phụ nữ lại chìm đắm trong nỗi cơ đơn, mệt mỏi khi bị tụt lại sau đường ở cuộc chạy đua khơng có điểm đến với tình yêu và hạnh phúc Tắt cả những điều đó được thê hiện rất ám ảnh bằng giọng điệu xót xa ngậm ngùi trong truyện ngắn

của các nhà văn nữ đương đại

Một người đàn bà đầy ma lực, đã từng quyến rũ biết bao đàn ông đủ các lứa tuổi, nghề nghiệp, thành phần xã hội trong truyện của Y Ban tưởng

rằng sức mạnh hút hồn đàn ơng của mình sẽ khơng có điểm kết Chị tự tin vô

cùng, chị ngỡ tình u là trị đùa và cứ mải mê chạy dài theo trị đùa đó Ai

ngờ, mọi thứ đều có giới hạn và có cái giá của nó Đến tudi ở đốc bên kia của

cuộc đời, người đàn bà đó mới chợt nhận ra rằng mình đã có tuổi và "trên

thân thé bắt đầu day ra còn ghỉ lại dấu ấn của thời trẻ trung, tự do phóng đãng

Trang 33

đình riêng khơng hè có trên khn mặt ấy" Và khi một mình với cuộc sống ở

bên kia, người đàn bà càng có nhiều thời gian than thở: "ta là một người đàn bà, một người đàn bà rất hoàn hảo nhưng tại sao ta lại khơng có được cái kết quả của sự hồn hảo ấy" Đó là một sự bừng tỉnh hay đúng hơn là sự chua xót của người đàn bà đã đi quá đà trong Biển tinh!

Trong Làn môi đẳng trinh, Võ Thị Hảo lại dành giọng ngậm ngùi, chua

chát khi để nhân vật của mình nói về thế giới đàn ông Cô gái 29 tuổi tên Hằng bị mù lòa từ nhỏ Thế giới bóng tối của cơ chưa hề xuất hiện hai tiếng

"đàn ông" Lần đầu tiên biết đến đàn ông là khi nàng đang hóng mát ngồi

hiên thì bỗng nhiên có một mùi lạ khen khét từ đâu xộc tới, rồi tiếng thở hồng

hộc và "một bàn tay thộp vào ngực nàng bóp mạnh" Cơ ngất đi và khi tỉnh lại

nghe thấy mọi người lao xao: "thằng đàn ông nào lên cơn động rồ chắc! Khổ thân con bé!" Và thế là: "lần đầu tiên trong đời, Hằng biết đến đàn ông Và

giờ đây, nàng hình dung ra rằng đàn ông là một thứ gì đó bậm bịch, khen khét va thé bi" Sự nhận biết về thế giới đàn ông của cô gái mù thật xa xót Chua

chát hơn, khi mẹ cô - người đàn bà của thế giới ánh sáng lại hé mở cho cô về

thế giới đàn ơng khơng lấy gì làm tốt đẹp cho lắm: "Vì hắn là đàn ơng, hắn

coi chúng ta là trò choi, là miếng mỗi con a Chang may cho con, con lại là

đàn bà Đã là đàn bà, lại khơng có cả đến một đôi mắt dé biết chạy trồn Thôi

đừng hỏi nữa Cực lắm con ơi!" Chăng ai là phụ nữ khi đọc đến dòng văn trên lại khơng thấy có gì đó ngậm ngùi, đau đớn đang bóp chặt con tim mình!

Vẫn bằng giọng trầm buôn, xót xa, Võ Thị Hảo đã thật sự gây xúc động lòng người khi đọc Người sót lại phía rừng cười Cô sinh viên tên Thảo là

người duy nhất may mắn cịn sót lại từ khu "Rừng cười" - "sản phẩm" méo

Trang 34

người sót lại của rừng cười, nhưng hạnh phúc chẳng còn sót lại nơi em" Cơ chạy trốn tình yêu mà theo cô nghĩ bây giờ phần nghĩa nhiều hon phan tinh Cô không cần sự thương hại và cô tự nguyện ra đi!

Năm năm sau ngày Thảo ra đi ở buổi hội trường Tổng hợp, Thành - người yêu của cô khi ấy đã hiểu rõ về sự hy sinh trong tình yêu của Thảo đã chọn một góc ngồi cạnh cửa số mặc dù trời lạnh và "Thành vẫn đăm đắm ngóng ra công trường "Rừng Cười ơi! Đã no nê máu và nước mắt, lẽ nào người cướp nốt của ta con chim yến nhỏ nhoi" Giọng văn mang nặng tâm tư, chua xót đong đầy nước mắt trên trang viết! Ai đã từng đi qua bom đạn của chiến tranh mới thấy được sự khắc nghiệt, khuôn mặt tàn ác của nó với lồi người, đặc biệt là người phụ nữ

Trong Nhà có ba chị em của Võ Thị Xuân Hà, tác giả cũng sử dụng rất hiệu quả giọng văn chua chát, xót xa để lột tả nỗi cô đơn, sự chênh vênh, hoài nghi, trống rỗng trên con đường đi tìm tình yêu hạnh phúc của người phụ nữ hiện đại Chang hạn, suy nghĩ của cô út: "khi không vac va vào thân, chị cứ yêu đi, ai cấm được chị Thích đức hạnh yên ả, thiên hạ cũng không cho chị hưởng đâu Còn nếu không ở được với chồng chi thi li dị Em ngán cảnh ấy lắm rồi" Ai mà chẳng thích đức hạnh song không phải muốn là được Hoàn cảnh trớ trêu, người phụ nữ luôn bị choáng ngợp trong sự hữu hạn của lòng người Đến như Nghi - người chị thứ hai tưởng rằng đã tìm được ánh sáng của hạnh phúc từ một chàng kỹ sư trẻ tuổi để chạy trốn cuộc sống nhàm chán không tình yêu với người chồng nhạt nhẽo cuối cùng cũng ngậm ngùi nhận ra: "Anh ấy là tuôi trẻ cao ngạo và đầy ước vọng của con Con và anh ấy đã tìm thấy nhau qua lớp không gian và thuộc về nhau trong từng khoảnh khắc của

số phận Con đã rơi vào vực thắm, ở đó khơng có gì cả Biết đâu rồi đây con

Trang 35

trong bóng tối" Cịn gì đau xót hơn khi con người tự nhận ra là thế giới này khơng cịn chỗ cho mình Có lẽ đó là khoảng tối của cuộc sống hiện đại, là

căn bệnh trằm kha của con người hiện đại

Xét một cách toàn diện, trần thuật bằng giọng điệu chua chát, ngậm ngùi vừa thể hiện được khơng khí dân chủ, bình đẳng giữa nhân vật và người kế chuyện, cho phép bộc lộ mọi cảm nhận mong manh trong tâm lí con người

Nhân vật có thê biểu hiện thái độ, suy nghĩ của mình một cách chân thật nhất

1.3 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của ba nhà văn nữ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư

1.3.1 Truyện ngắn trong hành trình sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ

Nhắc đến Nguyễn Thị Thu Huệ (1966), công chúng biết đến chị với hai

vai trò vừa là nhà văn, vừa là nhà biên kịch của hãng phim truyền hình Việt Nam Thế nhưng, có lẽ văn chương là mảng chị đam mê và tâm huyết và gửi gắm vào đó nhiều trăn trở, vui buồn nhất Chính Nguyễn Thị Thu Huệ đã từng tâm sự rằng: "Với tôi, văn chương chưa bao giờ là những điều thần bí, chỉ đơn giản đó là một phần của cuộc sống mà những ai đã trót mang nặng kiếp người đều lấy đó đề cất bớt đi gánh nặng đa mang" (theo Nông thôn ngày nay)

Có lẽ cái duyên với văn chương đã gắn với chị ngay từ thuở lọt lòng

Bằng chứng là cái tên Huệ của chị là do mẹ chị - nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú đặt tên cho con theo tên nhân vật chính trong cuốn Có giáo Huệ của bà Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Thị Thu Huệ đã bộc lộ năng khiếu văn chương nhưng chưa bao giờ chị nghĩ sẽ là nhà văn Vừa tốt nghiệp khoa Văn - Đại học Tổng hợp, chị giấu bố mẹ đăng hai truyện ngắn Mua trai mùa và Mùa hoa sấu rụng trên Báo Văn nghệ, khiến văn đàn xôn xao một thời Nhưng con đường trở thành nhà văn bị ngắt quãng bởi đám cưới sớm hơn dự định khi còn quá trẻ

Sau hai năm ở nhà trông con, chị quyết định vào làm tại Tạp chí Văn

hóa Nghệ thuật với vai trò biên tập viên sân khấu Cuộc sống nhàn hạ cứ thế

Trang 36

thấy nhiều người bằng tuổi con mình đã có tiếng tăm, cịn mình dường như quên hắn văn chương Một phần vì thương mẹ, một phần vì huyết mạch văn chương hình như vẫn lặng lẽ bồi đắp tâm hồn chị nên chị viết như chạy đua với thời gian Cứ mỗi buổi chiều cơm nước xong, chị đạp xe lên cơ quan, mượn chiếc máy chữ và lạch cạch gõ đến tận khuya Kết quả của niềm đam mê và sự cố gắng đó là sự ra đời của 5 truyện ngắn: #lậu (hiên đường, Cỗi mê, Phù thủy, Cát đợi dem di dự thị Tạp chí Văn nghệ, khiến Ban Giám khảo không biết chọn truyện nào đạt giải Nhất Bắt đầu từ đây tên tuổi của Nguyễn

Thị Thu Huệ đã trở nên nỗi bật và được nhiều bạn đọc biết đến

Cho đến nay, gia tài văn học Nguyễn Thị Thu Huệ đã có 6 tập truyện ngắn được xuất bản, nhận được phản hồi tốt và sự đón nhận nồng nhiệt từ bạn

đọc, đồng nghiệp cũng như các nhà phê bình, nghiên cứu: 1 Cá đợi (1992);

2 Hậu thiên đường (1993); 3 21 truyện ngắn (2001); 4 Nào ta cùng lăng quên (2003); 5 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010); 6 Thành phó đi

vắng (2012) - tập truyện mới nhất Chị đã từng đoạt giải A trong cuộc thi tiêu thuyết và truyện ngắn Hà Nội, giải thưởng tác phẩm Tuổi xanh của Báo Tiền

phong

Với sự ra đời lần lượt của những đứa con tỉnh thần khá sắc sảo đó, có

thể khẳng định rằng truyện ngắn chính là thể loại đem đến thành công lớn

nhất trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ

1.3.2 Truyện ngắn trong hành trình sáng tác của Phan Thị Vàng Anh

Phan Thị Vàng Anh (1968) tại Hà Nội Chị là con gái của nhà thơ Chế

Lan Viên và nhà văn Vũ Thị Thường Tuy đã tốt nghiệp Đại học Y khoa

Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng có lẽ đòng máu văn nghệ sĩ của bố mẹ đã

quyện hòa trong tâm hồn chị từ nhỏ nên cuộc đời của chị vẫn gắn liền với nghiệp văn như một định mệnh

Trang 37

năng ấy, Vàng Anh của truyện ngắn là Vàng Anh là cho bạn đọc ấn tượng hơn cá Mới chỉ xuất bản được hai tập truyện ngắn: K”i người ta trẻ và Hội chợ, nhưng Vàng Anh đã tạo nên một phong cách truyện ngắn rất đặc trưng: ngắn gọn, súc tích mà sắc sảo, thâm thúy không lẫn vào đâu được Sự xuất hiện của chị trên văn đàn đã làm cho người đọc cảm nhận rõ hơn khơng khí đổi mới của văn xuôi đương đại Tác phẩm của Vàng Anh có nhiều lớp nghĩa và vì thế trở nên giàu sức gợi, là minh chứng rõ cho tính đa giọng điệu của văn học hiện đại

Truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh đã thực sự hấp dẫn người đọc bởi chị đã biết "lạ hóa những điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều

tưởng chừng nhạt nhẽo Vàng Anh, viết văn mà như không hề biết - và do

vậy, không cần phải kháng cự, đối phó gì hết - tới một thứ văn chương lúc thì hùng hồn, đạo mạo như những lời hiệu triệu và điếu văn chính trị, lúc thì bóng bẩy, suồng sã như là thư tình của một cô nàng đỏng đảnh Văn chương của Vàng Anh là trị chơi nói bằng ngơn ngữ của trị chơi, vì thế mà nó thật

Ngòi bút này đã rủ rê những từ ngữ tỉnh nghịch nhất để làm văn học, cái việc

mà ai cũng phải nghiêm túc" [1, tr.6] Văn chương Vàng Anh chính là thứ văn chương ở độ tuổi Khi người ta trẻ

Chính bởi những đóng góp xuất sắc góp phần đổi mới văn đàn dân tộc,

Vàng Anh đã được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993 cho tập truyện Khi người ta trẻ, giải Nhất truyện ngắn Tạp chí Thế giới Mới cho tác phẩm Hoa muộn năm 1995 Đặc biệt tập Khi người ta trẻ còn được dịch và xuất bản

ở Pháp tạo được ấn tượng tốt với bạn đọc ở đây

Trang 38

mến, kỳ vọng của bạn đọc đặc biệt ở thể loại truyện ngắn Có thể khăng định rằng, Ngọc Tư đã tạc vào nền văn học đương đại một phong cách nghệ thuật đậm đặc chất Nam Bộ, tạo nên một dấu ấn khó phai trong lòng độc giả

Nguyễn Ngọc Tư sinh ra trong một gia đình nghèo ở Cà Mau Chị phải rời ghế nhà trường từ năm mười lăm tuổi do cuộc sống gia đình q khó khăn Trong khi bạn bè khám phá thế giới qua từng trang sách thì Tư phải cật lực với việc bán rau phụ giúp cha mẹ Tuy cuộc sống vắt vả nhưng chưa lúc nào chị ngừng ước mơ được sáng tác Với chị, viết là lẽ sống và viết lách làm tăng sức sống trong chị

Ban đầu, để vượt qua hoàn cảnh, để sống với thế giới tâm hồn của

mình, chị viết Nhật ký, rồi sau đó viết truyện ngắn dựa trên một phần Nhật ký

của chị Vào năm 1995, chị gửi tập truyện đầu tiên đến Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Cà Mau Mục đích chính là để nhận tiền nhuận bút chứ không

phải để theo đuôi nghiệp viết lách Tuy nhiên, sau khi tạp chí đăng tập truyện

ngắn, Tư tự nhận thấy khơng ai có thể sống mà khơng có hy vọng và ước mơ Vậy nên, chị quyết định nuôi dưỡng khát vọng sống của mình và mọi người xung quanh qua các tác phẩm Một năm sau, Tư đã trở thành nhân viên văn

phòng cho Tạp chí Cà Mau Để tỏ lòng biết ơn với Phòng Biên tập, cô học kỹ

năng viết qua một khóa học ở địa phương Trong năm 1997, bài viết của chị về nông dân bị mất đất đai và nhà cửa do bão ở Khánh Hòa đã được nhận giải Ba Giải thưởng báo chí tỉnh Cà Mau Các truyện ngắn đầu tay của chị bao gồm: Mỗi buôn rất lạ, Chuyện của Điệp, Ngọn đèn không tắt đã được nhiều

báo và tạp chí đăng tải ở cả Cà Mau và Thành phố Hồ Chí Minh, tạo ra một

sự quan tâm lớn nơi bạn đọc

Tính từ tác phâm đầu tay đến nay, Nguyễn Ngọc Tư đã có một khối lượng tác phẩm truyện ngắn khá lớn bao gồm 6 tập truyện ngắn: I Ngọn đèn không tắt (2000), 2 Biển người mênh mông (2003), 3 Giao thừa (2003),

4 Nước chảy mây trôi (Truyện ngắn và ký, 2004), 5 Cánh đông bat tận

Trang 39

Có thể nói rằng, ước mơ sáng tác đã không chỉ giúp Nguyễn Ngọc Tu thốt khỏi đói nghèo, mà còn giúp Nguyễn Ngọc Tư tạo đựng được tên ti của mình trên văn đàn, trở thành một "quả sầu riêng Nam Bộ" đặc sản trong nền văn học đương đại

Tiểu kết: Nhận xét về truyện ngắn của các cây bút nữ đương đại, Dương Quỳnh Trang cho rằng: "Tơi rất thích những cây bút nữ xuất hiện những năm gần đây, trong đó khơng ít người nổi lên từ Tạp chí Văn nghệ

quân đội Tôi yêu cái sắc sảo và tinh nghịch nơi họ Tơi có cảm giác nhiều

trang viết của họ như những dòng lệ được ép ra từ trái tim khát khao yêu đương và hạnh phúc Họ vui đấy, cay nghiệt đây nhưng rất mực nhân hậu và cũng rất mực - đàn bà Họ nhìn và cắt nghĩa đời sống theo kiểu tư duy của

phái yếu, tỉnh tế, nhạy cảm, đâu đây trong trang viết của họ luôn ấn chứa một

tiếng thở dài, hình như là than thân, tiếc nuối Người đọc cùng giới ln tìm thấy sự đồng cảm ở họ" [56]

Truyện ngắn nữ hôm nay vượt ra khỏi giọng điệu ca ngợi chủ đạo của truyện ngắn trước 1975 để trở thành đa giọng điệu Khơng khí dân chủ, đổi

mới của thời đổi mới cho phép các nhà văn sử dụng nhiều giọng điệu khác

Trang 40

Chuong 2

GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN CUA NGUYEN THI THU HUE

Như đã trình bày ở chương 1, bên cạnh những điểm tương đồng về giọng điệu, mỗi nhà văn lại có cá tính sáng tạo riêng dẫn đến sự khác biệt về giọng điệu, mang đậm hồn văn của mỗi người nghệ sĩ Trước tiên, chúng tơi xin đi tìm hiểu về giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ

Ké từ truyện ngắn đầu tiên #ậu thiên đường xuất hiện trên Tạp chí Văn

nghệ Quân đội tháng 9 năm 1993, đến bây giờ gia tài tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ đã có khá nhiều, đủ để người đọc không thể quên được một chân

dung nữ văn sĩ có một giọng điệu khó trộn lẫn Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ ln có hai mặt, vừa "bụi bặm" trong đôi chân, vừa trữ tình, dim

thắm, vừa táo tợn, vừa thanh khiết Một cái gì đó không thuần nhất, không

đơn giản thậm chí đối chọi nhau trong văn Thu Huệ Và nếu nói "Văn là người" thì Thu Huệ khơng giấu nỗi mình qua từng con chữ Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã nhận định rất đúng về giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ: "lúc bạo liệt, lúc thật thà, lúc thâm tram, triết lí, lúc

đỏng đảnh, lúc lại dịu dàng đến bất ngờ" [49, tr.92]

Dưới đây chúng tơi đi vào trình bày những giọng điệu co bản trong truyện ngắn của Thu Huệ Xin lưu ý, những giọng điệu được trình bày chỉ mang tính chất tương đối và rất tiêu biểu vì thật ra trong nhiều truyện ngắn của chị có sự trộn lẫn, đan xen của các kiểu giọng điệu với nhau

2.1 Giọng điệu phân tích, chiêm nghiệm

Ngày đăng: 22/10/2014, 23:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w