Đạo đức là một hiện tượng xã hội, phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người. Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Trong tâm lý học, đạo đức được định nghĩa theo các khía cạnh sau:
Trang 1LỚP CĐSP TIỂU HỌC - K11B
ĐOÀN TTSP1: TRƯỜNG TH ……….
BÀI TẬP TÂM LÝ HỌC
I Phần lý luận:
1 Khái niệm đạo đức:
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định
về thế giới, về cách sống Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội
Trong tâm lý học, đạo đức được định nghĩa theo các khía cạnh sau:
- Nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội
- Nghĩa rộng hơn: Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên
- Nghĩa rộng: Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình
2 Những biểu hiện về đạo đức của con người nói chung, của học sinh Tiểu học nói riêng:
Thực tế trong những năm gần đây, những biểu hiện về đạo đức của con ngwoif trong cuộc sống xã hội có phần bị suy thoái Con người bị cuốn theo kinh tế thị trường, không quan tâm đến nhân cách cá nhân hay tập thể Trong cuộc sống cộng đồng tình người gần như bị lãng quên Cụ thể như việc ta vào một khu dân cư nội thành, hỏi thăm nhà một người có khi ở sát nhà họ mà họ vẫn tỏ ra không biết gì, hay việc thấy người bị nạn thì làm ngơ xem như không biết có chuyện gì đã xảy ra,…
Và thực tế cũng cho thấy, đạo đức của học sinh ngày nay cũng suy giảm rất nhiều, nhất là đối với học sinh Tiểu học Nhiều học sinh mới học lớp 3, lớp 4 đã
tỏ ra “bản lĩnh” không kém các bậc anh chị nơi chốn “chợ đen” Và có những biểu hiện rõ nét như sau:
- Các em chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, chưa thiết tha trong việc học, còn thiếu sự chuyên cần
- Mặt khác, ảnh hưởng của môi trường xã hội, phim ảnh, những tệ nạn, các
tụ điểm sinh hoạt văn hoá thiếu lành mạnh, làm cho nhân cách trẻ nói chung và học sinh nói riêng có chiều hướng phát triển bất thường Nhiều trẻ luôn cho mình là đã lớn và có “quyền”
- Có lẽ về học lực có điều kiện thuận lợi, nhưng đạo đức của các em còn nhiều dạng cá biệt, nề nếp "Tôn sự trọng đạo" gần như bị lu mờ
Trang 2* Nguyên nhân :
- Giáo dục đạo đức diễn ra trong điều kiện kinh tế thị trường: kinh tế thị trường, một mặt tạo ra những chuyển biến tích cực về văn hóa, khoa học, xã hội, cải thiện đời sống của con người Mặt khác, xuất hiện những mặt trái làm ảnh hưởng đến giá trị truyền thống đạo đức, gây tác động ngược chiều, khó khăn cho giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng: nghiện hút, mại dâm, lừa đảo, lối sống thực dụng, lười lao động ham thích hưởng thụ, bạo lực trong gia đình…
- Không ít phụ huynh bận làm ăn, sao lãng hoặc khoán trắng con em của mình cho giáo viên, cho nhà trường; hoặc quá nuông chiều các em vô tình tạo cho các em hư hỏng
- Sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng làm cho trẻ có điều kiện tiếp xúc với văn hóa của toàn nhân loại, được mở rộng sự hiểu biết và thông minh hơn Nhiều chương trình giải trí đã thực sự là trường học thứ hai, là sân chơi trí tuệ bổ ích và lí thú của trẻ em Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng các quán game, với những trò chơi điện tử mới lạ hấp dẫn số đông trẻ em hơn những bài học Đạo đức ở trên lớp Nhiều điều các em nhận được từ công nghệ thông tin gây hứng thú hơn từ các bài giảng ở nhà trường Các hình thức trên thông tin đại chúng luôn kích thích tính hiếu kì của trẻ hơn những lời nói của thầy cô giáo trên lớp
- Nói tới dạy đạo đức, học đạo đức người ta luôn cảm thấy nặng nề và không mấy hứng thú khi thảo luận về môn học này Từ chỗ còn xem nhẹ việc giáo dục đạo đức cho học sinh nên chỉ đạo dạy học môn đạo đức trong nhà trường tiểu học chưa được quan tâm triệt để, số tiết dự giờ môn đạo đức của BGH còn ít Dẫn đến tình trạng giáo viên chủ nhiệm chưa đầu tư cho việc giảng dạy môn Đạo đức, vì vậy việc cung cấp các khái niệm, chuẩn mực đạo đức chưa tạo cho các em tiếp thu bằng cả tình cảm của mình để biến thành niềm tin Bởi thế, học sinh tiểu học khi lên Trung học cơ sở thì các em thường thay đổi theo chiều hướng đi xuống về mặt đạo đức Số em còn giữ vững được nền tảng là do nhiều yếu tố tạo nên, trong đó yếu tố gia đình là nguyên nhân chính
Nói tóm lại, giáo dục đạo đức học sinh tiểu học hiện nay là sự nỗ lực của nhà trường, các thầy cô giáo với ý thức trách nhiệm, lương tâm đạo đức nhà giáo Tuy nhiên, thiết nghĩ, hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh sẽ cao hơn nữa đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế nếu giáo dục đạo đức là sự tổng hòa các mối quan hệ tốt đẹp, đúng đắn của các thành phần người với vai trò, vị trí, ý thức lương tâm, trách nhiệm trong cộng đồng xã hội
II Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học hiện nay
1 Thông tin về học sinh được khảo sát
- Họ và tên: Lớp:
Trường:
- Xếp loại học tập (năm học 2013-2014):
- Xếp loại đạo đức (năm học 2013-2014):
Trang 32 Những biểu hiện về thái độ, hành vi đạo đức của học sinh 2.1 Đối với thầy cô:
2.2 Đối với bạn bè:
2.3 Trong học tập:
3 Những biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
3.1/ Tìm hiểu về tâm lý lứa tuổi :
Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên với tâm hồn trong sáng, sẵn sàng và dễ dàng tiếp thu sự giáo dục của nhà trường Cơ chế của sự phát triển tâm lý trẻ là thông qua hoạt động vui chơi, học tập Nắm được đặc điểm tâm lý
và sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học là nguyên tắc sư phạm quan trọng của nhà giáo dục Học sinh tiểu học hay bắt chước nên nhà giáo dục phải gương mẫu, phải giáo dục bằng tình cảm Tư duy của trẻ rất cụ thể nên khi dạy đạo đức phải nêu sự việc cụ thể Thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, người giáo viên tiểu học cũng có nhiều thuận lợi: có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với các em do đó việc tìm hiểu tâm sinh lí của các em, hiểu được hoàn cảnh sống của các em được tiến hành một cách dễ dàng; từ đó có biện pháp, phương thức giáo dục thích hợp
3.2/ Chú ý đến mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng:
- Khi nói về mục tiêu giáo dục, Bác Hồ đã chỉ rõ: "Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết" Người đã nhiều lần nhắc nhở: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên" Như vậy, công tác đào tạo bồi dưỡng phải đạt cho được mục tiêu giáo dục toàn diện, để xây dựng lực lượng thanh niên sau đào tạo đủ sức phục vụ nhân dân Mục tiêu giáo dục nói chung ở nước ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa "vừa hồng, vừa chuyên" đáp ứng được
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chính vì vậy, giáo dục hiện nay được toàn xã hội quan tâm, đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường giử vai trò trung tâm Giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ những phẩm chất, tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em tình cảm đạo đức, những quy tắc hành
vi thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, người khác và đối với Nhà nước,
Tổ quốc Giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho nhân cách của các em phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để cho các em có hành vi ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ: trước hết là hành vi, thái độ của cá nhân với bản thân:
Trang 4lòng tự trọng, thật thà, giản dị, khiêm tốn ; hành vi, thái độ đối với người thân trong gia đình: hiếu thảo, lễ phép; hành vi, thái độ đối với bạn bè: thân ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau ; thái độ, hành vi đối với thầy cô giáo: kính trọng, lễ phép, biết ơn; thái độ hành vi đối với người ít tuổi: yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ; thái độ hành vi đối với xã hội: yêu trường lớp, quê hương, làng xóm, tự hào dân tộc ; quan hệ cá nhân đối với lao động; yêu lao động, chăm chỉ học tập, biết quý trọng người lao động và thành quả lao động.Giáo dục các em sao cho học sinh thể hiện được trong cả nhận thức lẫn hành động Kết quả của quá trình giáo dục đạo đức là học sinh có được các phẩm chất tốt đẹp và bền vững, có được bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ
- Bậc Tiểu học là bậc học phổ cập, hiện nay bất kì người công dân nào, dù công tác nào, lao động ở lãnh vực nào trong xã hội đều phải trải qua nhà trường tiểu học Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng những dấu ấn của trường tiểu học có ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời học sinh Chính vì vậy giáo dục đạo đức ở bậc Tiểu học rất được coi trọng và được tiến hành ngay từ lớp Một
- Nhà trường phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tất cả các giờ học trên lớp, những bộ môn Tập đọc, Lịch sử, Tập làm văn nhất là môn Đạo đức Tổ chức kết hợp chặt chẽ những tri thức đó với sự tập dượt, rèn luyện hành vi thông qua các phong trào hoạt động trong nhà trường và ngoài giờ lên lớp để học sinh có kinh nghiệm đạo đức, kĩ xảo và thói quen đạo đức Từ đó hình thành niềm tin đạo đức và phẩm chất đạo đức cho các em
Giáo dục đạo đức là họat động góp phần quan trọng lớn lao vào việc dạy người, nó đòi hỏi nhà giáo dục luôn phải họat động giáo dục kép: giáo dục học sinh và tự giáo dục mình Qua nhiều năm thực hiện và đã mang lại hiệu quả, chúng ta càng nhận thức đầy đủ rằng: không phải chỉ quan tâm đến dạy chữ, dạy nghề mà phải hết sức chú ý đến việc dạy người; rèn luyện thế hệ trẻ thành lớp người " hồng thắm, chuyên sâu" như lời dạy của Bác Hồ " Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người."./
Châu Thành A, ngày tháng năm 2014
SINH VIÊN THỰC TẬP