1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ: TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG THƠ THIỀN TUỆ TRUNG

148 1,3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 841,5 KB

Nội dung

Luận văn tập trung khảo sát, phân tích về những biểu hiện của tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung Thượng Sĩ cây đại thụ của làng Thiền Việt Nam từ xưa đến nay. Ngoài ra, luận văn còn đi vào tìm hiểu, so sánh các khái niệm: nhân văn nhân đạo nhân bản về các phương diện: ý nghĩa, phạm vi sử dụng.... Luận văn đi vào lý giải những đặc sắc, đặc trưng của Thiền học Tuệ Trung theo hướng kết hợp văn học và Thiền học....

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Đỗ Thị Vân Oanh

TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG

THƠ THIỀN TUỆ TRUNG

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS ĐOÀN THỊ THU VÂN

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, chưa từng được công bố

từ trước đến nay Tất cả số liệu sử dụng đều do người viết tự thông kê, tổng hợp, khôngsao chép lại từ thành quả của người đi trước

Người viết luận văn

Đỗ Thị Vân Oanh

Trang 3

MỤC LỤC

trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài……… ……… 5

2 Lịch sử vấn đề……….………6

3 Phương pháp nghiên cứu……… 15

4 Đối tượng, mục đích nghiên cứu……… …15

5 Đóng góp của đề tài……… 16

6 Kết cầu đề tài……….…… 17

Chương 1 – Những vấn đề chung 1.1.Khái niệm nhân văn và những biểu hiện của tinh thần nhân văn ……… ….18

1.1.1.Khái niệm nhân văn……… 18

1.1.2.Những biểu hiện của tinh thần nhân văn trong văn học……… …23

1.2 Thời đại Lý – Trần và thơ thiền Tuệ Trung ……… 30

1.2.1 Thời đại Lý Trần và Phật giáo Thiền tông thời Lý Trần……….30

1.2.2 Tuệ Trung và thơ thiền Tuệ Trung trong văn học Lý Trần……….36

Trang 4

* Tiểu kết……… … …39

CHƯƠNG 2 – NỘI DUNG TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG THƠ THIỀN TUỆ TRUNG 2.1 Nhân văn trong quan niệm về cuộc đời và con người……….42

2.1.1 Thấu suốt lẽ “vô thường”……….…… ……42

2.1.2 Thấu thị tinh thần “vong nhị kiến” ……….……… 48

2.1.3 Tự tin, tự lực để “kiến tánh thành Phật”……… …… 53

2.2 Nhân văn trong cách ứng xử và hành động……… 59

2.2.1 Phá chấp để đạt đến tự do, an lạc cho tâm hồn……… 59

2.2.2 Hòa quang đồng trần để đem đạo đến cho đời……… 67

2.2.3 Tùy duyên, linh hoạt để sống hợp lẽ và hành động có ích, có hiệu quả…… 73

2.2.4 Tận tâm trong sự dẫn dắt, khai ngộ cho mọi người……….80

* Tiểu kết……… 87

CHƯƠNG 3 – NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG THƠ THIỀN TUỆ TRUNG……….89

3.1 Ngôn ngữ 3.1.1 Ngôn ngữ biểu cảm……… 89

3.1.2 Ngôn ngữ tượng trưng, ẩn dụ……… …94

3.1.3 Ngôn ngữ phi logic……… 100

3.2 Thể thơ……… ….105

3.2.1 Thể Đường luật……… 105

3.2.2 Thể cổ phong……….…110

3.3 Giọng điệu……….116

Trang 5

3.3.1 Giọng thuyết giảng hùng biện, sắc sảo……… 116

3.3.2 Giọng tự tình tự do, phóng khoáng……… 121

3.3.3 Giọng trào lộng hóm hỉnh, ý nhị………125

* Tiểu kết……… ………… 129

KẾT LUẬN……… …… 131

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 134

PHỤ LỤC……… 139

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong giới Thiền học Việt Nam, Tuệ Trung Thượng Sĩ không phải là một cái tênquá xa lạ Ở các thiền viện, những bài thơ thiền và ngữ lục của Tuệ Trung được giảngdạy như một giáo lý, một phương pháp thực hành thiền tập đem lại lợi ích thiết thựccho người học đạo Với các nhà nghiên cứu văn học, nhất là văn học Phật giáo ViệtNam, tác phẩm thơ Tuệ Trung mở ra cả một thế giới vừa mênh mông phóng khoáng,vừa thâm sâu vi diệu Các tác phẩm của Tuệ Trung, bất luận được lý giải ở phươngdiện nào, đều có những điểm thú vị và giá trị đặc biệt riêng Xem Tuệ Trung là một tácgiả văn học trung đại cũng đúng, mà xem Tuệ Trung là một nhà Thiền học cũng khôngsai Do vậy, vấn đề đặt ra là, cần nghiên cứu tác phẩm thơ Thiền Tuệ Trung từ góc nhìnnào cho thật sự toàn vẹn và đầy đủ? Nếu chỉ nhìn ở góc độ văn chương thuần túy, vôtình chúng ta sẽ làm giảm đi một phần không nhỏ chiều sâu triết lý của tác phẩm – điều

mà chỉ có thể dùng đến quan điểm Phật giáo để giải thích Ngược lại, nếu chỉ đặt thơThiền Tuệ Trung trong cái nhìn của Thiền tông thuần túy sẽ làm cho tác phẩm mangnặng yếu tố triết thuyết, kinh viện – trong khi thơ Thiền Tuệ Trung vốn rất thiết thực,rất đời

Xuất phát từ vấn đề trên, luận văn mong muốn đưa ra một cách nhìn nhận mới vềthơ Thiền Tuệ Trung: đánh giá thơ Thiền Tuệ Trung trong sự giao thoa giữa “đạo” và

“đời”, giữa triết lý Thiền học và văn chương Cách nghiên cứu này có thể cung cấp chongười đọc một cái nhìn toàn vẹn hơn về Tuệ Trung - một tác giả khá đặc biệt của vănhọc trung đại Việt Nam và thiền phong Tuệ Trung – đạo thiền của những con người

“biết sống” đúng nghĩa nhất Nó sẽ giúp chúng ta lý giải phần nào về con người và thờiđại Lý – Trần, một thời đại hoàng kim “có một không hai” trong lịch sử Việt Nam

Trang 7

Văn học Việt Nam đã đi qua nhiều chặng đường dài Mỗi một chặng đường vănhọc có một diện mạo riêng Tuy nhiên, có những chuẩn giá trị tương đối thống nhất, làyêu cầu chung của mọi thời đại: Tinh thần nhân văn, nhân đạo và khả năng bao quát,phản ánh hiện thực đời sống Một tác phẩm văn học chỉ thật sự “sống” được khi nóchứa đựng được các giá trị ấy – giá trị căn bản và cần thiết nhất của văn chương Vì

vậy, chúng tôi chọn đề tài: TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG THƠ THIỀN TUỆ

TRUNG Nói đến TINH THẦN NHÂN VĂN là nói đến điểm nhìn của văn chương,

của cuộc đời Còn nói đến THƠ THIỀN là nói đến quan điểm của giáo lý Thiền tông.Theo chúng tôi, giá trị của thơ Thiền Tuệ Trung không chỉ dừng lại trong giới hạn củavăn chương trung đại hay thiền học Phật giáo, mà trước hết và trên tất cả, đó là một

“cách sống đúng chuẩn”, là “cảnh giới tâm linh” mà con người mong muốn đạt tới.Như vậy, đi vào đề tài này, chúng tôi sẽ đưa ra một cách lý giải dựa trên điểm nhìn

“giao thoa” giữa văn học của đời sống và triết lý của Thiền tông; để từ đó khẳng địnhgiá trị của thơ Thiền Tuệ Trung về mặt lý thuyết nghiên cứu văn học Phật giáo và cảthực tiễn thiền tập để đem lại cho con người một đời sống thật sự bình an và hỷ lạc

2 Lịch sử vấn đề

Bàn về thơ Thiền Tuệ Trung Thượng Sĩ, từ trước đến nay từng có không ít cácbài viết, công trình nghiên cứu Trong đó, các tác giả thường đi vào lý giải về một khíacạnh, một vấn đề nào đó trong tác phẩm của Tuệ Trung Có thể thấy thiên hướng rõ rệtkhi tìm hiểu về thơ Thiền Tuệ Trung ở các công trình này là đi vào nghiên cứu và lýgiải thơ Thiền Tuệ Trung gắn liền với giáo lý Thiền tông thuần túy Điều này đã gópphần không nhỏ trong việc khẳng định vị trí của Tuệ Trung trong giới Thiền tông ViệtNam như một bậc thiền sư đã qua trải nghiệm và thực chứng tâm linh Tuy nhiên,nghiên cứu thơ Thiền Tuệ Trung một cách tập trung, độc lập và có hệ thống thì đến nayhầu như vẫn chưa có một công trình cụ thể nào

Để thuận tiện trong việc theo dõi, chúng tôi thống nhất cách sắp xếp các côngtrình, bài nghiên cứu về thơ Thiền Tuệ Trung hoặc có liên quan đến thơ Thiền Tuệ

Trung theo hai hướng: Hướng thứ nhất là các công trình, bài nghiên cứu mang tính

Trang 8

khái quát về thơ Thiền Tuệ Trung Hướng thứ hai là các công trình trực tiếp, tập trung

nghiên cứu về một tác phẩm hoặc một vấn đề cụ thể trong thơ Thiền Tuệ Trung

* Ở định hướng nghiên cứu thứ nhất, có thể kể đến các công trình sau:

- THƠ THIỀN VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ TƯ TƯỞNG NGHỆTHUẬT của tác giả NGUYỄN PHẠM HÙNG (NXBĐHQG HÀ NỘI, 1998) Chuyên

luận chia thành 2 phần: Phần 1 - Thơ ca Phật giáo Việt Nam, những vấn đề lịch sử và

tư tưởng nghệ thuật; Phần 2 – Tuyển tập thơ Thiền Việt Nam Trong phần 1, chương

V, khi đề cập đến Thơ Thiền đời Trần, tác giả chọn Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung là

một trong các tác giả tiêu biểu của thơ Thiền đời Trần Nhà nghiên cứu Nguyễn PhạmHùng đã đưa ra những nhận xét khá xác đáng và thú vị về thơ Thiền Tuệ Trung:

+ “Cái độc đáo của nội dung thơ Thiền Trần Tung là ở tư tưởng “phóng cuồng” hết sức mãnh liệt Cái độc đáo của hình thức thơ Thiền Trần Tung là sự mở rộng các biện pháp biểu hiện, từ thơ tới ca Ca từ bằng chữ Hán của Trần Tung khó có tác gia Thiền nào sánh kịp” [11; tr152]

+ “Thơ ông diễn tả tâm trạng phóng túng và say sưa của con người học đạo và

hành đạo đã đạt tới sự giác ngộ, giải thoát, tự do, tự tại, khi con người vượt lên trên sự sống chết, mất còn, khi đạt tới sự “vô phân biệt” giữa phàm thánh, tăng tục, khi con người không còn nệ vào trì giới, nhẫn nhục” [11; tr156].

- TUỆ TRUNG – THƯỢNG SĨ, NHÂN SĨ, THI SĨ của Nguyễn Duy Hinh(NXB KHXH 1998) Công trình chia thành 3 chương:

Chương 1: Tuệ Trung - nhân sĩ, nhằm xác định vị trí nhân vật trong lịch

sử đất nước và lịch sử Thiền tông

Chương 2: Tuệ Trung – thượng sĩ, tập trung minh họa, lý giải một số vấn

đề Thiền học mà Tuệ Trung đã đưa ra

Chương 3: Tuệ Trung – thi sĩ, nghiên cứu về tâm hồn và nghệ thuật thơ

ca Tuệ Trung

Trang 9

Ở đây, chúng tôi chủ yếu quan tâm đến nội dung chương 2 và chương 3 Trongchương 2, sau khi đưa ra những luận giải, tác giả cho rằng Tuệ Trung đến với đạo

Thiền là vì: “Đời không mãn nguyện quay sang Đạo” [8;tr162] Theo tác giả, cái cơ sở của Tâm Tuệ Trung là: “Xuất phát từ thất bại không thỏa mãn được lòng ham muốn

vinh hoa phú quý theo như tự đánh giá, Tuệ Trung nhận thấy đời như mộng, phú quý như phù vân và thoát thế tiêu dao Đó là tư tưởng Vô Vi và Tiêu Dao của Lão Tử và Trang Tử diễn đạt trong Đạo Đức Kinh và Trang Tử (tức Nam Hoa Kinh) (….) Nếu Phật Tâm là cơ sở thì Tuệ Trung đã xuất gia Nhưng vì Vô Vi và Tiêu Dao là cơ tầng Tâm Tuệ Trung cho nên ông thả chiếc thuyền con trên mặt nước mênh mông ngắm hoa

nở, nghe chim hót” [10; tr163]

Ở chương 3, khi nghiên cứu về thơ Thiền Tuệ Trung, tác giả chia 49 bài thơ của

Tuệ Trung thành 2 nhóm: Thơ Thiền lý (20 bài) và thơ Thiền ý (29 bài) Theo Nguyễn Duy Hinh: “Con đường thơ ca của Tuệ Trung xuất phát tự tâm sự bất đắc chí của một

quý tộc tự đánh giá mình cao hơn triều đình đánh giá (…) Tuệ Trung là một nhân sĩ quý tộc, một thượng sĩ hạng trí giả, một nhà thơ thiền mà chất Lão Trang đậm đà trong hình tượng thơ ca Tuệ Trung không phải thi tăng, là nhà thơ thiền duy nhất của nước Việt Nam Không một nhà thơ thiền nào kể cả thi tăng có nhiều bài thơ thiền như ông (….) Thơ Thiền Tuệ Trung thoát tục mà không xuất thế Cuồng mà không say” [8; tr

250 – 254]

- Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn của tác giả Trần Lý Trai với đề tài GIÁ TRỊ VĂN HỌCTRONG TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM: Trong công trình này, tác giảtập trung làm rõ những giá trị về nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện của các tácphẩm trong thiền phái Trúc Lâm, trong đó có Tuệ Trung Thượng Sĩ

- Bài viết CẢM HỨNG GIẢI THOÁT TRONG THƠ VƯƠNG DUY VÀ TUỆTRUNG

THƯỢNG SĨ của tác giả Lê Thị Thanh Tâm với có đề cập đến cảm hứng giảithoát của thơ Thiền Tuệ Trung trong khi so sánh thơ Vương Duy và Tuệ Trung

Trang 10

Tác giả cho rằng thơ Thiền Tuệ Trung mang đậm thiền lực, còn thơ Thiền VươngDuy mang mang đậm thiền vị Sau khi phân tích, khảo sát một số bài thơ tiêu biểucủa Vương Duy và Tuệ Trung, tác giả kết luận rằng: “Thế giới thơ ca Vương Duy phản ánh rõ nét cốt cách và tầm vóc của ông Nhìn từ góc độ cảm hứng giải thoát, chúng tôi nhận thấy: thơ ông chứa đựng không gian thiên nhiên có màu sắc nội tâm u huyền, cảm thức vũ trụ mang nội dung mỹ cảm thiền tông, yếu tố “nhàn tĩnh” trong con người nhàn và thơ có giọng than Đây là những yếu tố rất tương hợp và thống nhất với cốt cách tài hoa, tài tử của ông, mang rõ những ảnh hưởng văn hóa mỹ học của thời thịnh Đường mà ông là một trong những đại diện tiêu biểu nhất Thế giới thơ ca Tuệ Trung lại mang âm hưởng “học phong Đông A” – nền học phong đặc thù của một giai đoạn lịch sử rực rỡ nhất thời trung đại Đó là khuynh hướng duy tình trong triết luận, nhưng lại đặt trọng tâm vào sự thể hiện đạo học, trí tuệ giải thoát vào thơ Sáng tác của ông mang nội dung thiền lực cao sâu, đi kèm với giọng thuyết giáo, làm nên một chân dung đặc sắc của một nhân cách lớn về đạo lẫn ở đời”[tài liệu trên internet].

- Quyển NHỮNG SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA CÁC THIỀN SƯ THỜI LÝ- TRẦN

(NXB Tổng hợp TPHCM, 2010) của tác giả Thích Giác Toàn trong chương 2 – Những

sáng tác văn học của các thiền sư thời Lý – Trần đã đi vào luận giải , chứng minh tinh

thần nhân bản trong sáng tác của các thiền sư qua bốn mối liên hệ chính: 1 Sự hiện hữucủa con người và sự cảm nhận về thân phận con người trong cuộc sống; 2 Những bài

ca về sự sống và cái chết của con người; 3 Sự cảm nhận của con người trước cảnh sắcthiên nhiên; 4 Con người quay về với chính mình hay một định hướng sống hiền đẹp.Trong quá trình phân tích, lý giải các vấn đề đặt ra, tác giả đã sử dụng một số bài thơThiền của Tuệ Trung Thượng Sĩ để làm dẫn chứng minh họa cho luận điểm thứ 2, đồng

thời đưa ra nhận định về Tuệ Trung: “Mỗi hành động của Tuệ Trung Thượng Sĩ là một

phong cách hiển lộ nhằm khai thị cho học nhơn một cái nhìn mới liễu ngộ cảnh trí Phật pháp Mỗi bài thơ, bài kệ của Tuệ Trung Thượng Sĩ là những ngôn ngữ thơ ca mang tính đặc thù của Thiền tông là nhằm chỉ thẳng tâm người, làm cho người bừng

Trang 11

tỉnh trước những vọng duyên sở chấp, tự chứng, tự mãn trên đường tu tập” [42; tr120].

Công trình này đã khẳng định cho chúng ta thấy phần nào những đóng góp của mảngvăn học Phật giáo, nhất là Phật giáo Thiền tông đối với nền văn học nước nhà và thựctiễn đời sống của con người Tuy nhiên, có lẽ, vì là một tu sĩ, nên điểm nhìn trọng tâmcủa tác giả trước sau vẫn thiên về giáo lý nhà Phật hơn là văn chương trần thế Do vậy,công trình không chú trọng đi sâu nghiên cứu về hình thức biểu hiện trong các tácphẩm thơ Thiền Tức là, tác giả chỉ dừng lại ở khía cạnh nội dung những sáng tác thiềnhọc của các thiền sư thời Lý – Trần mà chưa quan tâm nhiều đến phương diện nghệthuật thể hiện nội dung ấy

- Quyển VỀ CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG VĂN HỌC CỔ VIỆT NAM của cáctác giả Nguyễn Hữu Sơn – Trần Đình Sử - Huyền Giang – Trần Ngọc Vương – Trần

Nho Thìn – Đoàn Thị Thu Vân (NXB Giáo dục, 2010), ở chương 3 – Vấn đề con người

trong văn học thời đại Lý Trần có đề cập đến hình tượng con người trong thơ Thiền

Tuệ Trung: “Đó là con người “dĩ bất biến ứng vạn biến”, làm chủ trong mọi biến ảo.

Có thể nói đó là con người tự do nhưng tự do hướng nội, tự do vứt bỏ tất cả để tạo lập một thế giới riêng” [29; tr 163]

* Ở định hướng nghiên cứu thứ hai, trước tiên phải kể đến bài viết của tác giả

Nguyễn Huệ Chi: TRẦN TUNG – MỘT GƯƠNG MẶT LẠ TRONG LÀNG THƠTHIỀN THỜI LÝ TRẦN đăng trên Tạp chí Văn học số 4 năm 1977, tr 116 Trong bàiviết này, ngoài việc minh định lại thân thế của Tuệ Trung Thượng Sĩ, tác giả tập trung

phân tích, lý giải những nét “lạ” trong sáng tác thơ ca của Thượng Sĩ: “Vả chăng, Trần

Tung lại là nhà Thiền học vào hàng đặc biệt, người không chịu rời bỏ cuộc sống thế tục lấy một ngày nào Vì thế, việc trộn lẫn giữa Thiền và tục và Thiền trong tục trong thơ ông biết đâu lại chẳng là điều kiện của sự thăng hoa, giúp ông đạt đến những sáng tạo đặc sắc, đánh dấu một cấp độ thẩm mĩ mới của thơ ca thời đại này”

Bên cạnh đó, có thể kể đến các bài nghiên cứu trong quyển TUỆ TRUNGTHƯỢNG SĨ VỚI THIỀN TÔNG VIỆT NAM do VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI –TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU HÁN NÔM biên soạn (NXB Đà Nẵng xuất bản năm

Trang 12

2000 và tái bản năm 2011) Trong số 33 bài nghiên cứu, có 10 bài trực tiếp đề cập đếnthơ Thiền Tuệ Trung, 01 bài đề cập đến tính nhân văn trong trong thơ Thiền.

- Trong bài “Tính nhân văn nơi các thiền sư tiêu biểu của Phật giáo Trúc Lâm đời

Trần”, tác giả Thích Giác Toàn chỉ ra tính nhân văn nơi các thiền sư biểu hiện chủ yếu

qua cách sống, cách hành xử đối với con người và cuộc đời Với Tuệ Trung, tính nhân

văn ấy gắn với tư tưởng “hòa quang đồng trần”, tư tưởng “bất nhị” hay “quay về

chính mình”.

- Trong bài viết “Tuệ Trung Thượng Sĩ – con mắt thông tuệ rừng thiền ba

phía”, tác giả Nguyễn Văn Hồng nhận xét về triết thuyết và con người Tuệ Trung

Thượng Sĩ: “Không xa lánh cuộc sống, nhập thế để xuất thế, sống để hiểu cuộc sống.

Tuệ Trung Thượng Sĩ tham gia vào việc giữ gìn sáng tạo và nhận biết giải thích cuộc sống Toàn bộ triết thuyết của ông xuất phát từ Tâm muốn tìm một con đường để con người sống tốt hơn đẹp hơn, và như vậy quả thực ông đã như một nhà tư tưởng triết học mang đậm màu sắc riêng” [23;tr 100]

- Với bài viết Tuệ Trung Thượng Sĩ và Phật giáo thiền tông, tác giả Lê Văn

Sáu tập trung tìm hiểu về những nét đặc sắc, độc đáo trong tư tưởng Thiền của Tuệ

Trung về mặt bản thể luận Ông cho rằng: “Quan niệm Thiền của cư sĩ rất độc đáo,

sống hết mình theo quy luật, theo Tâm, không cần ai, không cầu cạnh ai, đó là Thiền rồi (…) Tiếp cận với những tác phẩm của Tuệ Trung, chúng ta có thể cho rằng nhà cư

sĩ uyên thâm này đã sớm đi từ những luận điểm của Thiền tông đặt ra và giải đáp những vấn đề cơ bản của triết học trên cơ sở bản thể luận và nhận thức luận dưới dạng độc đáo của môn phái Thiền tông” [23; tr112]

- Với Tuệ Trung Thượng Sĩ – Một khuôn mặt đặc biệt của thiền tông đời

Trần, ngay từ những dòng đầu tiên, tác giả Huỳnh Công Bá đã đánh giá rất cao vị trí,

vai trò của Tuệ Trung Thượng Sĩ: “Trong giới Thiền học đời Trần, Tuệ Trung Thượng

Sĩ là một khuôn mặt khá đặc biệt Đạo học của Thượng Sĩ rất uyên thâm và hành trạng của Thượng Sĩ có nhiều độc đáo Thượng Sĩ là ngọn đuốc sáng nhất của Thiền học đời

Trang 13

Trần.” [23; tr57] Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung tìm hiểu về Thượng Sĩ

trên hai bình diện là tư tưởng và hành động với những lí giải khá thú vị và sâu sắc

- Cùng đi vào tìm hiểu về Thiền phong của Thượng Sĩ, tác giả Tống Hồ Cầm với

Thiền lực của Tuệ Trung Thượng Sĩ là sức sống tâm linh rất mãnh liệt lại chú ý đến

“tinh thần phá chấp triệt để” của Tuệ Trung, xem đây là nét đặc biệt của tư tưởng

Thiền Tuệ Trung Trong bài viết, tác giả đã phân tích, lí giải những biểu hiện của “tinh

thần phá chấp triệt để” trong thơ Thượng Sĩ, đó là: đập phá thái độ bám víu vào khái niệm và đập phá về quan niệm lưỡng nguyên giữa thiện ác, mê ngộ, sanh tử, có không, thánh phàm… Cuối cùng, tác giả đi đến kết luận: “Tinh thần phá chấp của Tuệ Trung

có thể nói giống như tinh thần phá chấp của Lục Tổ Huệ Năng là chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, lột bỏ những kiến chấp, khái niệm mơ hồ qua ngôn ngữ văn tự (…) Tuệ Trung sống hòa quang đồng trần là để đưa đạo vào đời, nên đối với ông hình thức tại gia, xuất gia không quan trọng Vì vậy, tư tưởng Thiền của ông toát ra một sức sống tâm linh có mãnh lực khai mở cửa tự ngộ cho người khác” [23; tr 105-106]

- Trong bài Pháp môn bất nhị - tư tưởng thiền trong Tuệ Trung Thượng Sĩ

Ngữ Lục tác giả Thích Thanh Kiểm đi vào phân tích, luận giải về “pháp môn bất nhị”

của Thiền tông thông qua một số “công án” Thiền trong Kinh Phật, một vài đoạn trongphần “Tụng cổ” của Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục” và 2 bài thơ của Thượng Sĩ Từđây, tác giả giúp cho chúng ta hiểu thêm một phần quan trọng trong tư tưởng Thiền TuệTrung: quan niệm về sự bình đẳng, vô sai biệt

- Với Tư tưởng Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ tác giả Thích Phước

Sơn đã chỉ ra 5 điểm then chốt trong tư tưởng Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ là:

1 Quán triệt lẽ vô thường của môn pháp; 2 Vạn pháp do tâm tạo; 3 Cổ vũ tinh thần tự

lực; 4 Phá bỏ quan niệm lưỡng cực; 5 Tự tại giải thoát Và, tác giả kết luận rằng: “Tuy

nhiên, con người của ông rất đa dạng, ngoài phong thái siêu quần, hành vi thoát tục, Tuệ Trung lại có tài văn chương, diễn tả tư tưởng rất độc đáo, sắc sảo, mạnh mẽ và trực tiếp Ông không những là một nhà tư tưởng lớn mà còn là một thi sĩ tài hoa, hình như đây là một hiện tượng đặc thù và hi hữu trong thiền sử Phật giáo.” [23; tr175]

Trang 14

- Khác với phần lớn những bài nghiên cứu về Tuệ Trung Thượng Sĩ, trong Tuệ

Trung Thượng Sĩ – kẻ rong chơi giữa sống và chết tác giả Thích Phước An không đi

vào luận giải về tư tưởng Thiền học của Tuệ Trung mà chỉ điểm qua và bình luận về 11bài thơ khá tiêu biểu của Thượng Sĩ là: Dưỡng chân, Giang hồ tự thích, Chiếu thân, Thịhọc, Ngẫu tác, Thoát thế, Đề tịnh xá, Trụ trượng tử, Thị đồ, Tự đề, An định thời tiết.Bên cạnh đó, tác giả còn điểm qua hành tung đặc biệt của Thượng Sĩ trong lịch sử, từ

đó cho thấy tâm thế của một bậc xuất trần thượng sĩ, an nhiên rong chơi giữa sống chết,thành bại, được mất của cuộc đời Theo Thích Phước An, hành trình rong chơi của

Thượng Sĩ là hành trình đi tìm và thưởng ngoạn cái đẹp của đời, và: “Tuệ Trung

Thượng sĩ khuyên ta nên trở về tìm kiếm cái đẹp ngay bên trong, chứ đừng tìm bên ngoài Nếu ngày nào đó ta vẫn cứ tiếp tục lang thang tìm kiếm bên ngoài, thì ngày đó

ta vẫn chỉ gặp toàn thất vọng và đau khổ mà thôi” [23; tr181]

- Trong Chất thiền Đại Việt trong thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ, Nguyễn Thị

Thanh Xuân đưa người đọc vào thế giới thơ Thiền Tuệ Trung với những cảm xúc, suy

tư của Tuệ Trung đối với hiện thực cuộc sống trong đó có giáo lý Thiền Theo tác giả,

“thơ Tuệ Trung bay bổng cùng đất trời và hòa cùng tâm hồn Đại Việt đang phơi phới vươn lên tự khẳng định mình” [23; tr220] Cuối cùng, Nguyễn Thị Thanh Xuân kết

luận: “Chất Thiền Đại Việt trong thơ Tuệ Trung là tâm hồn ông, trí tuệ ông và hành

động của ông Thơ ấy chính là Thiền Thiền ấy chính là Tuệ Trung, chính là Đại Việt”

[23; tr229]

- Với Thiền ngữ trong thi ca của Tuệ Trung Thượng Sĩ, tác giả Thích Tuệ

Đăng đưa ra kết luận: “Tuệ Trung đã sống với chính thực tại nhiệm màu, sống đời tự

tại vượt ngoài động tĩnh, vượt ngoài đối đãi phân biệt, bóp nát ý thức, phá vỡ danh tướng… Bởi vậy, ngôn ngữ của Tuệ Trung là một thứ ngôn ngữ giác ngộ, tự nó vốn viên thành chẳng tìm ngoài mà được, cốt quay về tự tính làm hiển lộ cái “mười phương thế giới hiện toàn chân” Đó chính là tinh thần nhân bản của đạo Phật vậy.”[23;

tr246] Nhận định này đã góp phần gợi mở cho chúng tôi thấy thêm được điểm “giao

Trang 15

thoa” giữa tính nhân văn trong văn chương và tinh thần nhân bản của đạo Phật, cụ thể

là Phật giáo Thiền tông

- Với Tuệ Trung Thượng Sĩ và Thiền phong đời Trần tác giả Đoàn Thị Thu

Vân khẳng định giá trị đặc biệt, thiết thực của Thiền phong Tuệ Trung: “Đối với Tuệ

Trung, Thiền không chỉ là một tôn giáo mà là một cách sống, một đạo sống đẹp giúp con người đạt đến một hạnh phúc đích thực nơi trần thế với sự tự do tự tại và hài hòa cùng vạn vật vũ trụ” [23; tr 14-15]

Nhìn chung, ở các công trình nghiên cứu trong quyển TUỆ TRUNG THƯỢNG

SĨ VỚI THIỀN TÔNG VIỆT NAM các tác giả đều tập trung lý giải về thiền phong đặcbiệt của Tuệ Trung Thượng Sĩ Hầu như các tác giả đều đồng nhất trong quan niệm về

tư tưởng và lối sống Thiền của Tuệ Trung, đó là lối sống “siêu thoát nhưng không xa

rời thực tại, tâm hồn bồng bềnh với trăng gió nước mây, nhưng hai chân vẫn trụ chắc trên mảnh đất quê hương” [23; tr228]

- Trong NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ CHO THƠTHIỀN VIỆT NAM - luận văn thạc sĩ Ngữ Văn năm 2009 - Trần Thị Thu Hiền đi vào

tìm hiểu và chỉ ra những đóng góp về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của Tuệ Trung

cho thơ Thiền Việt Nam Ở đây, tác giả luận văn đã nắm bắt được những nội dung tư

tưởng cốt lõi của Tuệ Trung Thượng Sĩ: tư tưởng tùy duyên, tinh thần phá chấp triệt để,tinh thần tự tin vào bản thân, tinh thần dung hợp Tam giáo

- Tác giả Thích Đức Thắng trong bài “CON TRÂU ĐẤT – MỘT BIỂU

TƯỢNG ĐỘC ĐÁO CỦA TUỆ TRUNG” đã đi sâu phân tích và chỉ rõ cái hay, cáiđộc đáo của biểu tượng “con trâu đất” trong thơ Thiền Tuệ Trung Theo tác giả, “contrâu đất” chính là một “công án thiền” mà Thượng Sĩ Tuệ Trung muốn đưa ra để khai

ngộ cho người học Phật: “Tóm lại, ai muốn thấy được cái độc đáo trong con trâu đất

của Tuệ Trung thì phải tham thấu lọt qua công án này mới mong thấy được BẢN LAI DIỆN MỤC của chính mình” [tài liệu trên internet]

Trang 16

- Gần đây nhất, trong bài “TƯ TƯỞNG NHẬP THẾ CỦA TUỆ TRUNG QUABÀI PHẬT TÂM CA” của tác giả Phước Tâm in trong quyển VĂN HỌC PHẬT GIÁOVỚI 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI (do HT Thích Giác Toàn và PGS.TS TrầnHữu Tá chủ biên, NXB Văn hóa Thông tin, 2010) một lần nữa khẳng định giá trị đích

thực và tích cực của Thiền phong Tuệ Trung: “Chủ trương của cả bài thơ Phật tâm ca

chính là đem việc tu thiền dung nhập vào đời sống hằng ngày Ông cho rằng Phật pháp không thể tách rời thế gian Sự tu tập pháp môn đốn ngộ mà ông khởi xướng không phải dùng các hình thức tu tập cố định như tọa thiền, tụng kinh, bái Phật… Giác ngộ với ông, phải là đạt được từ trong cuộc sống hiện thực này Từ công việc, các thao tác, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười… trong cuộc sống mà đạt được trí tuệ” [40;tr 489]

Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu về Tuệ Trung và thơ Thiền TuệTrung, có thể thấy thiền học không phải là vấn đề thuần túy tôn giáo mà luôn gắn liềnvới thực tế đời sống Thiền là một cách sống, một phương pháp sống đem lại lợi ích lớnlao cho người thực hành thiền tập Do vậy, cần đặt giáo lý thiền vào dòng chảy của đờisống nói chung, văn chương nói riêng để thấy được giá trị tích cực và đích thực của nó

Dù chưa đi vào khai thác cụ thể vấn đề TINH THẦN NHÂN VĂN TRONGTHƠ THIỀN TUỆ TRUNG, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp thêm chochúng tôi một cái nhìn về giá trị của thơ Thiền nói chung, thơ Thiền Tuệ Trung nóiriêng Trên cơ sở ban đầu này, chúng tôi sẽ bắt tay tìm hiểu, luận giải thêm về thơThiền Tuệ Trung với mong muốn góp thêm tiếng nói mới trong cách nhìn nhận, đánhgiá về mảng văn học đặc biệt của dân tộc – văn học Phật giáo Thiền tông

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu các

đơn vị tác phẩm riêng rẽ, làm dẫn chứng minh họa cho các luận điểm trong bài nghiêncứu Phương pháp này áp dụng tập trung ở chương 2 và 3 và là phương pháp chủ đạo,xuyên suốt trong luận văn của chúng tôi

Trang 17

Phương pháp hệ thống: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tổng hợp, khái

quát vấn đề, đưa ra các luận điểm, định hướng triển khai vấn đề

Phương pháp so sánh: Nhằm mục đích làm nổi bật giá trị đặc biệt của thơ Thiền

Tuệ Trung, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu thơ Thiền Tuệ Trung với một sốbài thơ, nhà thơ trung đại khác Phương pháp này cũng sẽ được sử dụng chủ yếu ởchương 2 và 3

Phương pháp liên ngành: Với mong muốn đi vào nghiên cứu thơ Thiền Tuệ

Trung ở góc nhìn giao thoa giữa Thiền học và thơ ca, chúng tôi sẽ đặt các bài thơThiền, ngữ lục của Tuệ Trung trong nhiều mối quan hệ khác nhau (văn hóa, xã hội, tôngiáo) để xem xét, lý giải Phương pháp này sẽ được áp dụng chủ yếu trong chương 2

4 Đối tượng, mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tinh thần nhân văn thể hiện trong thơ Thiền Tuệ Trung

Ngữ liệu sử dụng nghiên cứu:

- Các bài thơ của Tuệ Trung - 49 bài

- “Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục”

Mục đích nghiên cứu: Chỉ ra nội dung nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung và nghệ

thuật thể hiện tinh thần nhân văn của thơ Thiền Tuệ Trung, qua đó khẳng định giá trịcủa thơ Thiền Tuệ Trung trong nền văn học trung đại nói chung, văn học Phật giáo nóiriêng

5 Đóng góp của đề tài

Như trên đã nói, khi lựa chọn đề tài, chúng tôi dựa trên cơ sở kết hợp nghiên cứuvăn học và nghiên cứu giáo lý thiền học trong tác phẩm Tuệ Trung để đưa ra nhữngđánh giá, luận giải và đi đến khẳng định giá trị đặc trưng của thơ thiền Tuệ Trung Qua

đó cho thấy tác dụng tích cực, thiết thực của văn học và Thiền học đối với cuộc sốngcon người Đó không phải là lý thuyết sách vở thuần túy, mà trước hết và trên tất cả đó

Trang 18

là “phương pháp sống”, “phương pháp hành xử” cần có của con người trước cuộc đời một xã hội hiện đại, đầy đủ đến dư thừa những nhu cầu hưởng thụ về vật chất hiện nay.

-Nghiên cứu vấn đề dựa trên điểm nhìn giao thoa “đạo – đời” chính là đóng gópmới mà luận văn hy vọng có thể đem đến cho người đọc Chúng tôi mong muốn thôngqua những kết quả khảo sát thuộc về “lý thuyết” của văn học và Thiền học có thể cungcấp cho người đọc một phần nhỏ phương pháp “thực hành” trên con đường trải nghiệm

và kiếm tìm hạnh phúc đích thực và bền vững nhất giữa đời sống còn lắm bộn bề, xáođộng hiện nay

Chúng tôi cho rằng giữa văn học và Thiền học luôn có những “điểm chung”nhất định Và, “điểm chung” đầu tiên chính là con người cùng với thực tế đời sốngxung quanh ta Nó làm nên sự gặp gỡ thú vị giữa tinh thần nhân văn của văn học vàquan niệm về từ bi, bình đẳng, bác ái của Phật giáo Thiền tông Văn học trao cho conngười sự cảm thông, chia sẻ giữa bộn bề cuộc sống trần gian, còn Thiền học đưa conngười trở về với chân nguyên giá trị của bản thân và đồng loại trong mênh mông vũ trụnày Nhờ vậy mà con người chúng ta sống tốt hơn, ý nghĩa hơn và bình an hơn

6 Kết cấu đề tài

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Trong chương này, chúng tôi tập trung

làm rõ những vấn đề mang tính lý luận cơ bản, làm nền tảng để triển khai và giải quyếtnhững nội dung trọng tâm ở chương 2 và 3

Chương 2: NỘI DUNG TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG THƠ THIỀN TUỆ

TRUNG Trong chương này, chúng tôi đi vào phân tích, lý giải những biểu hiện cụ thểcủa tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung trên cơ sở kết hợp hai điểm nhìn:tinh thần nhân văn trong văn học và quan điểm Phật giáo Thiền tông

Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG

THƠ THIỀN TUỆ TRUNG Với chương này, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu các hìnhthức thể hiện nội dung nhân văn của thơ Thiền Tuệ Trung để thấy được nét đặc sắc, đặctrưng riêng của Tuệ Trung so với các tác giả cùng thời

Trang 19

CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Khái niệm nhân văn và những biểu hiện của tinh thần nhân văn trong văn học

1.1.1 Khái niệm nhân văn

Trong nghiên cứu văn học, chúng ta thường bắt gặp không ít những cụm từ như

chủ nghĩa nhân văn, tư tưởng nhân văn, chất nhân văn, tinh thần nhân văn… Nhân

văn là từ được sử dụng khá phổ biến trong chuyên ngành nghiên cứu văn học Tuy

nhiên, chúng ta lại ít khi quan tâm đến ý nghĩa đầy đủ của khái niệm “nhân văn” Trong nhà trường phổ thông, đôi lúc chúng ta dùng “nhân văn” để thay thế cho khái niệm “nhân đạo” hay “nhân bản” Xét về tổng thể, ba từ này có những tương đồng

nhất định về nghĩa Song, xét về ý nghĩa và phạm vi sử dụng, giữa chúng vẫn có sựkhác biệt

Nhân văn vốn là một từ Hán – Việt “Nhân” là người “Văn” tức là vẻ đẹp Vẻ

đẹp ở đây được hiểu bao hàm cả vẻ đẹp bên trong lẫn bên ngoài Do vậy, khái niệm

“nhân văn” thường dùng để nói đến sự khẳng định, đề cao cái đẹp hay những giá trị

đẹp đẽ của con người từ hình thể đến tâm hồn, nhân cách, tinh thần, ý chí, khát vọng,hoài bão,…

Nói tới nhân văn là nói tới con người, khái niệm “nhân văn” xuất hiện khi xã

hội loài người đã phát triển ở trình độ cao, gắn liền với thái độ, tư tưởng, tình cảm của

Trang 20

con người đối với cuộc sống Chính ý thức về giá trị của hạnh phúc, khát vọng hạnhphúc, mong muốn giải thoát khỏi mọi khổ đau, ước mơ về một xã hội tốt đẹp của conngười là những nhân tố đầu tiên cho sự hình thành tinh thần nhân văn, tư tưởng nhân

văn Như vậy, khái niệm “nhân văn” được dùng để chỉ chung cho những giá trị tinh

thần của nhân loại, xuất phát từ sự tôn trọng giá trị, nhân phẩm con người, lòng thươngyêu con người, niềm tin vào năng lực và sức sáng tạo không cùng của con người Từ

đó, thuật ngữ “chủ nghĩa nhân văn” có thể hiểu theo nhiều cấp độ, khía cạnh khác

nhau

Nhắc đến khái niệm “nhân văn”, không thể bỏ qua thuật ngữ “chủ nghĩa nhân

văn” trong văn học Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán – Trần Đình Sử chủ biên,

NXBGD Hà Nội) định nghĩa “chủ nghĩa nhân văn” như sau:

“Ở cấp độ thế giới quan, chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị của con người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp Chủ nghĩa nhân văn không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất,…) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại.

Ở cấp độ lịch sử, chủ nghĩa nhân văn là một trào lưu văn hóa – tư tưởng nảy sinh ở I-ta-li-a và một số nước khác ở Châu Âu thời Phục hưng (thế kỉ XIV – XVI) Những người khởi xướng trào lưu này chủ trương giải phóng văn học nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung khỏi sự bảo trợ của nhà thờ Cơ Đốc giáo và giải phóng cá nhân con người Họ quan niệm không phải thần linh mà là con người tự định đoạt lấy

số phận của mình Con người có khả năng vô tận để hoàn thiện môi trường của mình Trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, họ chủ trương đi sâu nghiên cứu những thành tựu rực rỡ giàu sức sống và vẻ đẹp hồn nhiên của văn hóa cổ đại Hy Lạp – La Mã đã

bị quên lãng trong suốt thời Trung cổ, nhằm khôi phục những giá trị nhân văn của chúng Họ hướng văn học nghệ thuật vào sự sáng tạo và ca ngợi cái đẹp trần thế, lành mạnh, tự nhiên, đề cao những khát vọng cao đẹp và niềm tin vào sức mạnh toàn năng của con người.”[7; tr 88 - 89]

Trang 21

Từ đây, chúng ta có thể thấy khái niệm “nhân văn” được sử dụng ở phạm vi khá

rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực, vấn đề có liên quan đến con người: văn hóa, xã hội,chính trị, văn học, nghệ thuật, mỹ học… Do vậy, không khó để lí giải vì sao khái niệm

này lại được sử dụng phổ biến, thậm chí có khi bị lạm dụng Theo đó, thuật ngữ “chủ

nghĩa nhân văn” cũng trở nên thông dụng không kém: Chủ nghĩa nhân văn trong văn

học, chủ nghĩa nhân văn trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, xã hội, mỹ thuật, hội họa,

âm nhạc… Bởi lẽ, trong đời sống, không có lĩnh vực nào không liên quan hoặc trựctiếp hoặc gián tiếp đến con người Mà, con người lại là trung tâm hướng đến của tinhthần nhân văn, chủ nghĩa nhân văn

Để có cái nhìn đầy đủ hơn, chúng ta cần đi vào làm rõ hai khái niệm thường

được sử dụng song hành, thậm chí có khi dùng để thay thế cho khái niệm “nhân văn”,

đó là khái niệm “nhân đạo” và “nhân bản”

Cũng giống như “nhân văn”, thuật ngữ “nhân đạo” vốn là từ Hán – Việt.

“Đạo” là đường lối, phương pháp, cách thức; “đạo” còn được hiểu rộng ra là lí lẽ, đạo

đức, đạo lí Từ đây, chúng ta có thể hiểu khái niệm “nhân đạo” theo 3 nghĩa: 1 Đường

lối, đường đi của con người (con đường của đạo lí, đạo đức); 2 Chỉ lòng yêu thương

giữa loài người với nhau; 3 Đạo đức, đạo làm người giữa cuộc đời Khái niệm “nhân

đạo” gắn liền với đạo đức, đạo lí của con người, cách hành động, cư xử của con người

đối với nhau, thường được sử dụng trong lĩnh vực văn học đối với những vấn đề có liênquan đến đạo đức của con người (Chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng nhân đạo, tinh thần

nhân đạo, tình cảm nhân đạo…) Nói đến “nhân đạo” là nói đến lòng thương người,

đến sự đồng cảm trước nỗi khổ đau bất hạnh của con người; mong muốn những điều tốt

lành, niềm hạnh phúc đến với con người “Tư tưởng nhân đạo” gắn liền với thái độ đạo đức với con người, xem con người là đối tượng chính của tình yêu thương “Chủ nghĩa

nhân đạo” không chỉ đòi hỏi sự thương yêu hay đồng cảm với con người mà còn là tích

cực hành động, lên tiếng đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc cho con người,đấu tranh, bênh vực cho những con người chịu áp bức, bất hạnh

Trang 22

Về khái niệm “nhân bản”, “bản” có nghĩa là: gốc, nguồn gốc, cội rễ “Nhân

bản” là cái gốc làm người, là lấy con người làm gốc “Nhân bản” thường gắn liền với

cái thuộc về bản chất, cái vốn có, sẵn có bên trong của con người “Chủ nghĩa nhân

bản” nhấn mạnh đến khía cạnh bản thể của con người, xem con người không phải là

thần thánh mà là một thực thể sinh vật, có nhu cầu của cuộc sống, chịu sự chi phối của

quy luật tự nhiên Chính vì quan niệm trên, “chủ nghĩa nhân bản” nhắc nhở đừng nên

tuyệt đối hóa, lý tưởng hóa, coi con người là siêu phàm, công nhận và tôn trọng nhữngnhu cầu chính đáng, hợp quy luật khách quan của con người về vật chất và tinh thần,không áp chế con người theo những khuôn mẫu, định ước có sẵn nào đó mà phải có sự

thấu hiểu, cảm thông, “thể tất nhân tình” bởi “thịt da ai cũng là người” “Chủ nghĩa

nhân bản” mang lại một cái nhìn khách quan, đầy tinh thần khoa học hiện đại đối với

con người So với hai khái niệm “nhân văn” và“nhân đạo”, khái niệm “nhân bản” có phạm vi sử dụng hẹp hơn “Nhân bản” thường được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu

triết học, tâm lý xã hội

Như vậy, có thể tạm sắp xếp 3 khái niệm trên theo thứ tự giảm dần về phạm

vi sử dụng như sau: NHÂN VĂN – NHÂN ĐẠO – NHÂN BẢN Từ đây, chúng ta

có thể thấy được điểm khác nhau cơ bản giữa 3 khái niệm:

+ Nhân bản: Thường được sử dụng trong lĩnh vực triết học, nhấn mạnh giá

trị gốc vốn có của con người, đối lập con người với thần thánh, đòi hỏi xã hội phảiđáp ứng những nhu cầu trần thế của con người Nó xem con người là một thực thểsinh vật, có nhu cầu cuộc sống, chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên Khi nói đến

“nhân bản”, “chủ nghĩa nhân bản”, “tính nhân bản”, “tinh thần nhân bản” cũng tức

là chúng ta đang muốn nói đến phần “con” trong một con người Đã có một thờichúng ta từng lên án, phê phán, thậm chí cố tâm chối bỏ phần “con” ấy Tuy nhiên,nếu không có nó, sẽ không có một sinh vật cao cấp được gọi là “con người” Nhìnnhận lại và chấp nhận những nhu cầu chính đáng trong đời sống con người sẽ giúpchúng ta có cách hành xử đúng đắn hơn, khoan dung hơn về chính mình và đồng

Trang 23

loại Đây là một thái độ khoa học đối với con người, là sự nhận thức về cái CHÂNcủa con người CHÂN ở đây được hiểu là cái chân thực, vốn có, tự nhiên, nhưnhiên CHÂN cũng có nghĩa là chân tính, bản tính gốc của mỗi con người, cáikhông thể thay đổi.

+ Nhân đạo: Thường sử dụng trong lĩnh vực đạo đức, luân lý, nhấn mạnh

lòng yêu thương con người, thái độ bênh vực, bảo vệ con người Nói cách khác,khái niệm nhân đạo thiên về sự thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ với con người về mặttinh thần Khái niệm “nhân đạo”, “chủ nghĩa nhân đạo”, “tinh thần nhân đạo”thường liên quan trực tiếp đến phần “người” trong con người Đương nhiên, phần

“người” này chủ yếu được nhìn nhận ở góc độ tích cực, ở mặt tốt, mặt thiện haycòn gọi là “thiên tính” của con người Đó là sự nhận thức về cái THIỆN của conngười Cái THIỆN thường gắn với cái tốt, cái cao cả Cái THIỆN sẽ giúp nâng caogiá trị của con người trong cuộc sống

+ Nhân văn: Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, xã hội, chính

trị, văn học, nghệ thuật, mỹ học…, nhấn mạnh thái độ thương yêu, trân trọng, đềcao, bảo vệ những giá trị đẹp đẽ của con người ở mọi mối quan hệ xã hội Kháiniệm “nhân văn”, “chủ nghĩa nhân văn”, “tinh thần nhân văn”, “tư tưởng nhânvăn” quan tâm đến cả hai mặt vật chất và tinh thần của con người Nó mang lạicho chúng ta cách nhìn nhận, đánh giá và hành xử đúng mực hơn đối với bản thân

và đồng loại Bởi lẽ, con người chúng ta sống trong đời không chỉ hướng đến cáiCHÂN, cái THIỆN mà còn cả cái ĐẸP được Ban đầu, con người ta cần sống chânthật, cần nhìn nhận, tìm hiểu về bản thân mình nên yêu cầu phải có cái CHÂN Vềsau, khi đã được “tồn tại” như một thực thể đúng nghĩa, con người ta muốn

“sống”, muốn hướng thiện, muốn có cái THIỆN Song, khát vọng sống của conngười là vô tận Con người không chỉ muốn muốn sống hướng thiện, sống đúngvới thực thể của chính mình mà còn muốn sống đẹp Đó chính là cái MĨ Suốt hàngngàn thậm chí hàng vạn vạn năm tồn tại trên cõi đời, con người không ngừng tìm

Trang 24

kiếm, không ngừng hướng đến CHÂN – THIỆN – MỸ Đó cũng chính là hướng

đến của tinh thần “nhân văn” Do vậy, có thể nói, nhận thức chủ đạo và định hướng hành động chủ đạo của tinh thần nhân văn, tư tưởng nhân văn hay chủ

nghĩa nhân văn xét cho cùng chính là sự nhận thức về cả ba mặt CHÂN- THIỆN –

MỸ nơi con người

Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, 3 khái niệm “nhân bản”, “nhân đạo”, “nhân

văn” vẫn có những nét tương đồng nhất định Các khái niệm này đều có liên quan

đến thái độ ứng xử, quan niệm triết học, văn hóa của con người Nó tập trung xâydựng, khẳng định giá trị, vai trò, ý nghĩa của con người trong đời sống cộng đồng

Do vậy, trong một chừng mực nào đó, sự phân biệt và giới hạn về phạm vi sử dụngcủa 3 khái niệm trên chỉ mang tính tương đối, tùy theo dụng ý, mục đích nghiêncứu, đánh giá vấn đề

1.1.2 Những biểu hiện của tinh thần nhân văn trong văn học:

Nói đến nhân văn là nói đến con người, đến tất cả những gì liên quan đến conngười Hơn bất cứ lĩnh vực nào trong đời sống, văn chương nghệ thuật luôn dành sự ưu

ái đặc biệt cho con người, lấy con người làm trung tâm để hướng đến Tùy vào từngđiều kiện, đặc điểm địa lý, văn hóa, thể chế xã hội khác nhau mà tinh thần nhân văn cónhững biểu hiện khác nhau ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại, mỗi giai đoạn văn học Song,nhìn chung, tất cả các tác phẩm văn học chứa đựng tinh thần nhân văn đều có chung

một số nội dung như: bộc lộ thái độ yêu thương con người; thể hiện khả năng cảm

thông, chia sẻ với những đau khổ, mất mát của con người; ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con

người, khẳng định những giá trị của con người; đề cao cuộc sống trần thế, chủ trương sống trọn vẹn với thực tại; lên án, tố cáo các thế lực chà đạp con người….“Một tác

phẩm văn học có tính nhân văn là tác phẩm văn học thể hiện con người với những nét đẹp của nó, đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm cách… Tác phẩm đó hướng đến khẳng định, đề cao vẻ đẹp của con người” [51; tr5]

Trang 25

Nhìn lại một cách tổng thể về những giai đoạn, những chặng đường đã qua củavăn học Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận ra một điều: dù thời đại có đổi thay; xã hội

có thịnh suy, biến cải; tư duy, quan niệm của con người trước - sau, cổ - kim có khácbiệt nhưng điểm nhìn nhân văn trong văn chương là bất biến Chỉ có biểu hiện cụ thểcủa tinh thần nhân văn là thay đổi tùy theo thời đại, lịch sử, xã hội, giai đoạn văn học

Ở giai đoạn sơ khai của văn học, khi chữ viết chưa có mặt, văn học dân gianmang đến cho người đọc vẻ đẹp hồn nhiên, dung dị của tinh thần nhân văn Đó là tiếngnói chân thật, như nhiên, không rào đón, chẳng che đậy của tình yêu thương lẫn nỗi oánhờn, hận tủi trong ca dao – dân ca một thời đã qua Đó là kiểu tư duy “rất người”, rấttrần gian của các vị thần và cả con người trong thần thoại, truyền thuyết, cổ tích xưa

Đó là ước mơ vá trời lấp biển, kiến công lập nghiệp, bảo vệ cộng đồng của những anhhùng sử thi từ thuở hồng hoang của dân tộc… Như vậy, với văn học dân gian, tinhthần nhân văn chính là nơi chứa đựng những khát vọng, ước mơ, tâm tư tình cảm củacon người

Về sau, khi xã hội phát triển hơn, những thể chế xã hội bắt đầu được thiết lập,các vương triều phong kiến hình thành, hưng thịnh rồi suy tàn, tinh thần nhân văn trongtác phẩm văn học lại có thêm những diện mạo mới Trong buổi đầu dựng nước và giữnước, tinh thần nhân văn là tiếng nói ngợi ca, trân trọng đối với con người và thời đạimới Khi đất nước bị ngoại xâm, tinh thần nhân văn của văn chương trở thành khúc hátlẫm liệt, hào hùng, đầy tự tin vào ngày chiến thắng của những trái tim yêu nước Lúccác vương triều sắp suy tàn, nhà nước phong kiến rơi vào khủng hoảng, hơn lúc nàohết, tinh thần nhân văn trong văn học trở thành điểm tựa cho tâm hồn, tình cảm của conngười và thời đại Lúc này, nhân văn không còn giản đơn là ngợi ca, yêu thương màcòn đòi hỏi cả sự cảm thông, chia sẻ trước nỗi đau con người, thậm chí, đó còn là lời tốcáo, lên án, phê phán những gì chà đạp lên quyền sống, nhân phẩm của con người Khi thể chế xã hội thay đổi, nhà nước phong kiến kết thúc nhiệm vụ lịch sử, dântộc Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại, tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa phươngTây, tinh thần nhân văn lại bổ sung thêm những yếu tố mới Không dừng lại ở tiếng nói

Trang 26

cảm thông; tình yêu thương; sức mạnh cổ vũ, phê phán đối với con người, tinh thầnnhân văn mang đến tấm gương phản chiếu để con người có cơ hội nhận thức chínhmình, thành thật và nghiêm túc nhìn nhận lại “bản ngã” của nhân sinh giữa nhữngchuyến du hành phiêu bạt của cõi người Ở đó, chúng ta không chỉ có gương mặt củathiên thần mà còn cả tâm địa của quỷ dữ Ở đó, đôi khi đau khổ cũng có giá trị nhưniềm hạnh phúc Ở đó, ranh giới giữa phải – trái, tốt – xấu không bao giờ thuần túy làbức tường thành vững chắc, mà trái lại, nó hết sức mong manh, khó lòng phân địnhrạch ròi…

Tóm lại, biểu hiện của tinh thần nhân văn nhìn từ tác phẩm văn học luôn biếnhiện với muôn hình vạn trạng, tùy theo từng thời đại lịch sử, từng giai đoạn văn vănhọc nhất định Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, ở đây, chúng tôi chỉ điểm quanhững nét cơ bản nhất về biểu hiện của tinh thần nhân văn trong các tác phẩm văn họcViệt Nam thời phong kiến với mong muốn đem đến cho người đọc một cái nhìn baoquát nhất về tinh thần nhân văn của văn học trung đại

Lịch sử phong kiến Việt Nam đã được duy trì trong một thời gian khá dài, trảiqua nhiều triều đại với không ít thăng trầm, biến cải Tuy nhiên, có một điểm chung làtất cả các triều đại ấy đều in dấu trong những tác phẩm văn chương Ở giai đoạn đầucủa các vương triều phong kiến, những ngày mới “lập quốc”, văn học tập trung khắchọa vẻ đẹp của con người Đó là tư thế uy dũng, hiên ngang của vị chiến tướng trongngày khải hoàn:

Đoạt sóc Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san (Trần Quang Khải - Tụng giá hoàn kinh sư) [22; tr568]

(Bến Chương Dương cướp giáo giặc

Trang 27

Cửa Hàm Tử bắt quân HồBuổi thái bình nên dốc toàn sức lựcThì non sông này muôn đời dài lâu) (Phò giá về kinh)Hay những phút trăn trở, suy tư về vận nước của người anh hùng thời loạn:

Trí chúa hữu hoài phù địa trục Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma (Đặng Dung - Cảm hoài) [22; tr719]

(Giúp vua, có lòng định đỡ trục đất,Rửa gươm, tiếc không đường kéo nổi sông Ngân

Nợ nước chưa đền đầu đã sớm bạcLuống tiếc bao phen mài gươm Long Tuyền dưới bóngtrăng)

có khi đấy là phút giây “vô ngôn” đầy thi vị sau những ngày binh lửa:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền (Trần Nhân Tông - Thiên Trường vãn vọng) [22; tr582]

(Trước thôn, sau thôn đều mờ mờ như khói phủBóng chiều nửa như có, nửa như không

Trang 28

Trong tiếng sáo, mục đồng lùa trâu về hếtTừng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng) (Ngắm cảnh chiều ở Thiên Trường) hay đơn giản chỉ là một “khoảng lặng” tâm linh của con người đã “đạt ngộ” trần gian:

Đường trung đoan tọa tịch vô nghiên (ngôn) Nhàn khán Côn Luân nhất lũ yên

Tự thị quyện thời tâm tự túc Bất quan nhiếp niệm bất quan thiền (Tuệ Trung – Ngẫu tác) [22; tr550]

(Ngồi ngay ngắn giữa nhà lặng lẽ không nóiThảnh thơi nhìn một tia khói trên núi Côn LuânKhi nào mỏi mệt thì tâm tự tắt

Chẳng cần niệm Phật, chẳng cần Thiền) (Chợt hứng làm thơ)Như vậy, có thể nói, biểu hiện của tinh thần nhân văn trong văn học thời kì nàykhá đa dạng, phong phú Tiếng nói chủ đạo của tinh thần nhân văn lúc bấy giờ gắn liềnvới cảm hứng ngợi ca hào sảng, phóng khoáng, tràn đầy nhiệt huyết đối với con người

và thời đại Tuy nhiên, cần chú ý rằng, cảm hứng ngợi ca ở đây không hoàn toàn đồngnghĩa với cái nhìn mang tính “lý tưởng hóa” về con người theo kiểu văn chương ước lệtruyền thống về sau này Và, cái phóng khoáng trong cách suy nghĩ, hành xử của conngười giai đoạn này cũng không mang hơi hướm của sự “phá cách”, “nổi loạn” kiểunhà Nho như Nguyễn Công Trứ Vẻ đẹp đặc trưng của tinh thần nhân văn trong các tácphẩm này chính là sự hồn nhiên, chân thành của tác giả khi chưa có quá nhiều “khuônphép” và sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến

Trang 29

Về sau, khi xã hội phong kiến bắt đầu thiết lập hệ thống những thể chế, kỷcương nghiêm ngặt hơn, tinh thần nhân văn cũng theo đó mà thay đổi cách biểu hiện.Không còn chiến tranh giữ nước, hình ảnh người anh hùng không còn được tập trungngợi ca Quá bận bịu với vô vàn gánh nặng cuộc đời, con người mất dần cốt cách ưu

du, nhàn tản Mải lo danh lợi, uy quyền, con người “quên” đi hành trình tìm kiếm vàgìn giữ sự bình an cho chính tâm hồn mình Thay vào đó, tình cảm nhân văn đượchướng đến những đối tượng khác trong xã hội: người tài hoa tài tử mà bạc mệnh, ngườiphụ nữ tài sắc mà truân chuyên, người dân nghèo một đời lầm than cơ cực… Tinh thầnnhân văn thời kì này có thay đổi đôi chút: bên cạnh thái độ ngợi ca, trân trọng đối vớicon người, văn học tập trung nhiều hơn, sâu sắc hơn vào việc tố cáo, phê phán các thếlực chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống của con người Vì vậy, tinh thần chủ đạo củavăn chương bấy giờ trở thành tiếng nói đấu tranh, phản kháng vì con người và bảo vệcon người khỏi những tổn hại, khổ đau trong xã hội

Khi các vương triều phong kiến dần “lao dốc”, đi vào con đường khủng hoảng

và suy vong, tinh thần nhân văn lại tập trung nhiều hơn vào việc đấu tranh cho khátvọng sống chính đáng của con người “Không khí nhân văn” trong văn học lúc nàycàng trở nên “đậm đặc” hơn bao giờ hết Tinh thần nhân văn trong các tác phẩm biểuhiện qua cách “giải tỏa” nỗi lòng, “gửi gắm tâm huyết” của mình đối với con người vàthời đại Đó là “nỗi đau đứt ruột”, là “tiếng khóc lớn” suốt một đời Nguyễn Du:

“Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

(Nguyễn Du – Truyện Kiều) [58; tr13]

Đó là cách suy nghĩ đầy chất “nổi loạn” của Hồ Xuân Hương:

“Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”

(Hồ Xuân Hương – Đề đền Sầm Nghi Đống) [54; tr62 ]

Trang 30

Đó là lời tâm tình đầy bế tắc của Uy Viễn tướng công:

Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

(Nguyễn Công Trứ - Vịnh cây thông) [52; tr142 ]

Đấy là những “kiểu” nhân văn được tạo nên từ những phẫn uất, bất bình; từ sự

“đè nén” của thời cuộc Ở đây tràn ngập nỗi khổ niềm đau, tâm sự buồn thương daydứt, những ẩn tình chưa nói…Do vậy, không lạ gì khi cảm hứng nhân văn thời này gầnnhư thiếu hẳn “không gian” – một không gian đủ đầy cho tâm hồn thỏa chí

Như vậy, có thể bước đầu hình dung về những biểu hiện của tinh thần nhân

văn trong văn học trung đại Việt Nam: đó là con đường đi từ chiều sâu đến chiều rộng của tâm hồn con người Ở giai đoạn đầu, khi nhà nước phong kiến còn sơ khai, con

người chưa bị ràng buộc bởi quá nhiều định lệ, định chế xã hội, họ có nhiều thời gianhơn dành riêng để “trải nghiệm” chính mình và “nhìn ngắm” cuộc đời xung quanh.Nhờ vậy, có cơ hội đi sâu, hiểu rõ hơn về mình, về người, về đời Điểm đặc biệt hơnnữa là ở thời đại này, khi Nho giáo chưa giành được quyền thống trị đời sống tinh thần

và xã hội, con người Việt Nam vẫn mang còn vẻ đẹp phóng khoáng, hồn nhiên đượctạo nên từ sự giao thoa hòa hợp giữa tư tưởng đạo đức, quan niệm sống của Phật giáoThiền tông được du nhập vào nước ta từ rất sớm và nền văn hóa dân gian truyền thốngngười Việt Cho nên, lúc bấy giờ, tinh thần nhân văn quan tâm đặc biệt đến việc “đo”chiều sâu minh triết, trình độ chứng đắc tâm linh, phong thái an nhiên tự tại của conngười trước cuộc đời Về sau, thể chế nhà nước phong kiến được thiết lập hoàn chỉnh,thêm vào đó là sự “xâm lấn” ngày càng mạnh mẽ của văn hóa và kiểu tư duy TrungHoa – nhất là đạo Nho, cuộc sống của con người ngày càng “ngột ngạt” hơn, tù túnghơn, họ thậm chí còn không có tâm tư cũng như thời gian để “sống riêng” với chínhmình huống nữa là “nhìn ngắm” cuộc đời xung quanh Khi xã hội phong kiến lâm vàokhủng hoảng và diệt vong, xã hội trở nên phức tạp hơn, cuộc sống của con người cànglâm vào bế tắc, những nổi khổ niềm đau ngày càng “mở rộng” phạm vi, đối tượng Do

Trang 31

vậy, dễ thấy rằng tinh thần nhân văn của các tác phẩm lúc này hết sức phong phú, đốitượng được hướng đến cũng nhiều hơn, rộng rãi hơn: từ tầng lớp sĩ phu trí thức, vănnhân tài tử đến những người bình dân vô danh vô tánh; từ nam nhân đến nữ giới; từngười sống đến người chết … Song, đó lại là tinh thần nhân văn theo kiểu “thươngvay”, hay “trông người lại ngẫm đến ta” Cho nên, chúng tôi gọi đó là tinh thần nhânvăn có chiều rộng nhân thế nhưng thiếu chiều sâu nhân tâm

Từ điểm nhìn khái quát về những biểu hiện của tinh thần nhân văn trên, chúng ta

có thể bước đầu hình dung về đặc trưng của tinh thần nhân văn trong văn học thời Lý –Trần Nằm trong giai đoạn sơ khai, cùng với đặc điểm riêng về lịch sử - xã hội (sẽ đềcập kỹ hơn ở phần tiếp theo), văn học Lý – Trần luôn được đánh giá là một nền văn học

“đặc biệt” của văn học trung đại Việt Nam: “Văn học Lý – Trần là thời kì văn học

chính thức mở đầu, có nhiệm vụ khai phá, mở đường cho văn học viết Việt Nam kể từ sau khi nước nhà giành lại độc lập ở thế kỉ X” [21; tr70] Một trong những nét đặc biệt

ấy chính là biểu hiện của tinh thần nhân văn của các tác phẩm văn chương thời kì này

Ở đây, tinh thần nhân văn – cách nhìn nhận và đánh giá về con người – có sự “giaothoa” thú vị giữa Thiền đạo và Văn học Nó cho phép văn chương nhìn nhận con ngườiđúng với bản chất vốn có của họ: đó là những con người mang vẻ đẹp của tinh thần tự

do – tự chủ - tự tin – tự lực Con người luôn bình an, thanh thản đến thoát tục để đi giữanhân gian, để sống hết một kiếp người với trọn vẹn giá trị và ý nghĩa của mình Do vậy,con người nhân văn thời Lý – Trần là con người luôn linh hoạt, lạc quan, bao dung vàrộng mở với đời, với người, với chính mình Đặc điểm của kiểu tinh thần nhân văn này

đã góp phần tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho con người trong thơ Lý – Trần nói chung, thơThiền Tuệ Trung nói riêng: Mỗi con người là một bản thể, vừa rất riêng mà lại rấtchung, rất trần thế nhưng đồng thời cũng rất thoát tục

1.2 Thời đại Lý – Trần và thơ thiền Tuệ Trung

1.2.1 Thời đại Lý Trần và Phật giáo Thiền tông thời Lý Trần

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thời đại Lý – Trần vàPhật giáo Thiền tông thời Lý – Trần Đây là một lĩnh vực nghiên cứu có phạm vi khá

Trang 32

rộng Ở đây, chúng tôi đặt lại vấn đề này không nhằm mục đích tập hợp thành quảnghiên cứu của người đi trước Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôichỉ đi vào tìm hiểu một số đặc điểm thời đại và Phật giáo Thiền tông thời Lý – Trầnnhất định để có thể lý giải, đánh giá một cách đầy đủ nhất về những biểu hiện và đặctrưng của tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Lý – Trần nói chung, thơ Thiền TuệTrung (đối tượng chính của luận văn) nói riêng

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có thể nói Lý – Trần là hai vương triềuthịnh đạt nhất về mọi mặt Xã hội và con người thời Lý – Trần đã tạo nên một dấu ấn

vàng son “vô tiền khoáng hậu” Theo Nguyễn Công Lý “thời đại Lý – Trần là thời đại

hào hùng, oanh liệt, rực rỡ và đẹp đẽ của lịch sử Việt Nam” [21; tr62] Đã có không ít

cách lý giải về thời đại “đặc biệt” này của dân tộc Với chuyên luận VĂN HỌC PHẬT

GIÁO THỜI LÝ TRẦN – DIỆN MẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM, trong Chương 1, mục 2.2.1.

Đặc điểm thời đại Lý Trần, Nguyễn Công Lý đã khái quát và nêu lên ba đặc trưng lớn

của thời đại này Đó là: 1 Thời đại Lý – Trần là thời đại độc lập dân tộc, thống nhất

đất nước, thống nhất cộng đồng; 2 Thời đại Lý – Trần là thời đại phục hưng dân tộc

và phát triển đất nước; 3 Thời đại Lý – Trần là thời đại khoan giản, an lạc, nhân thứ, rộng mở và dân chủ Theo chúng tôi, đây là những nhận định rất xác đáng Nhà Lý

(1010 – 1225) đã chiếm giữ vũ đại chính trị liên tục suốt 215 năm với 9 đời Hoàng Đế.Nhà Trần (1226 – 1400) tồn tại trong 175 năm với 13 đời Hoàng Đế nối tiếp nhau trị vì

Cả hai vương triều đều ghi lại trong lịch sử những chiến công hiển hách chống ngoạixâm Đặc biệt, dưới thời nhà Trần, quân và dân Đại Việt đã trải qua 3 cuộc chiến tranh

vệ quốc vĩ đại đánh thắng quân Nguyên Mông vào các năm 1258, 1285, 1288 đưa nướcĐại Việt lên hàng một trong những cường quốc ở Đông Nam Á thời bấy giờ Nói như

nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Khắc Thuần: “Thắng lợi vĩ đại của cả ba cuộc chiến

tranh vệ quốc đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến tư tưởng cũng như tình cảm của đội ngũ những người cầm bút, đến toàn bộ sự phát triển của văn học dân tộc trong giai đoạn này” [39; tr235] Có thể nói, chính hào khí của thời đại đã góp phần tạo nên hào

Trang 33

khí văn chương thời Lý – Trần Không thể có tư thế oai phong lẫm liệt của người anhhùng Phạm Ngũ Lão:

“Hoành sóc giang cáp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”

(Phạm Ngũ Lão - Thuật hoài ) [22; tr593]

(Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu

Ba quân như gấu hổ, át cả sao ngưu)càng không thể có cái nhìn đầy trải nghiệm, nhẹ nhàng mà xác quyết, đầy tin tưởng củaTrần Nhân Tông:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Sơn hà thiên cổ điện kim âu (Trần Nhân Tông - Tức sự ) [22; tr590]

(Xã tắc hai lần ngựa đá phải mệt nhọcNhưng núi non nghìn đời được đặt vững như âu vàng)nếu không có những chiến công lừng lẫy ấy, thời đại ấy

Như vậy, từ không khí thời đại đến không khí văn chương thời Lý – Trần luôn cómối tương quan hòa hợp, khắng khít nhau Không khí hào hùng của lịch sử Đại Việt đãtạo nên vẻ đẹp phóng khoáng, tràn đầy tinh thần tự do tự tin cho con người Đại Việt

Do đó, không khó để hiểu vì sao các tác phẩm văn học, nhất là thơ ca thời Lý – Trầnluôn thấm đẫm tinh thần nhân văn Khi đi vào địa phận của thơ Thiền, nó lại được nâng

lên một tầm cao mới – tinh thần nhân văn của những con người tự do, lạc quan, tràn

đầy nhiệt huyết và tin yêu, bao dung vô hạn với đời, với người, với chính mình Có thể

nói, đây là biểu hiện độc đáo, đầy đủ và duy - nhất – không – lặp – lại của tinh thần

nhân văn trong văn học Việt Nam Chưa bao giờ các tác phẩm văn chương của chúng

ta có được một “khẩu khí” lớn đến vậy, hào sảng đến vậy!

Trang 34

Nhìn ở góc độ văn hóa, tư tưởng và văn học, thời Lý – Trần là thời đại phục hưng và phát triển các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc “Thời ấy, văn hóa văn

nghệ dân gian với những lễ hội truyền thống đã chấn hưng và được mọi giai tầng xã hội từ vua chúa đến thứ dân đều yêu chuộng” [21; tr67] Vào thời nhà Trần, “văn học dân gian phát triển rất mạnh mẽ với nhiều thể loại phong phú khác nhau, trong đó, có

vị trí đặc hơn cả vẫn là ca dao, tục ngữ, thần thoại và truyền thuyết lịch sử” [39;

tr233-234] Điều này cho thấy, xã hội, con người và hệ tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ thời Lý– Trần vẫn rất gần gũi với nền văn hóa dân gian thời trước Mà, một trong những vẻđẹp đặc trưng, độc đáo của nền văn hóa này chính là kiểu tư duy hết sức cởi mở, phóngkhoáng, không gò bó, khuôn sáo Đây cũng chính là điểm cốt lõi trong tư tưởng Phậtgiáo Thiền tông nước ta thời bấy giờ Chính vì vậy, khi đọc các tác phẩm văn học Lý –Trần, chúng ta dễ dàng nhận ra một cái “phông cảm xúc” chung: hào phóng, tự do, tựtại, ung dung, khoáng đạt Đó là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của hoa trái thơ caThiền tông thời Lý – Trần Tuy nhiên, cũng cần phân định rõ ràng về sự hồn nhiên, vô

tư trong cách tư duy của văn học dân gian và thơ Thiền Sự hồn nhiên của văn học dângian là sự hồn nhiên của con người chưa quan tâm tìm tòi và thấu hiểu Sự hồn nhiêncủa thơ Thiền là sự hồn nhiên của chiều sâu tâm linh, là kết quả của quá trình trảinghiệm và thấu hiểu trọn vẹn vấn đề Điều này góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng của tinhthần nhân văn trong văn học Lý – Trần nói chung, trong thơ Thiền – đặc biệt là thơThiền Tuệ Trung - nói riêng

Bên cạnh những yếu tố khách quan của lịch sử, phải xét đến đóng góp khôngnhỏ của Phật giáo đối với việc hình thành vẻ đẹp nhân văn cho con người và thơ ca.Kết quả nghiên cứu về lịch sử Phật giáo ở nước ta cho thấy Phật giáo đã có mặt ở ViệtNam từ rất sớm Theo tác giả Nguyễn Lang trong VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN

tập 1, chương 1 thì “Đạo Phật truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỉ nguyên Tây lịch.

Tài liệu chắc chắn cho biết rằng vào hạ bán thế kỉ thứ hai, tại nước ta đã có một trung tâm Phật giáo phồn vinh và quan trọng rồi, nhưng có thể đạo Phật đã du nhập vào nước ta trong thế kỉ đầu của kỉ nguyên” [17; tr 23] Do có những điều kiện thuận lợi về

Trang 35

vị trí địa lý, Phật giáo đã được truyền vào nước ta từ nhiều nguồn khác nhau: Từ Ấn Độtrực tiếp truyền sang, từ Trung Quốc truyền sang Tính đến thời Lý – Trần, Phật giáo ởnước ta đã được kế thừa và phát triển trên cơ sở của ba mối giao lưu – tiếp biến:

“Một là, Phật giáo Đại thừa với khuynh hướng Thiền học từ Nam Ấn trực tiếp truyền sang bằng đường biển vào cuối thế kỉ thứ I trước công nguyên, cũng có thể là vào những năm đầu sau công nguyên với kinh văn hệ Bát Nhã;

Hai là, Thiền tông Ấn Độ truyền sang Trung Quốc rồi đến Việt Nam bởi vai trò của ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi vào thế kỉ thứ VI với tư tưởng vô trụ, siêu việt hữu vô;

Ba là, Thiền tông Trung Quốc truyền vào Việt Nam bởi vai trò của ngài Vô Ngôn Thông vào thế kỉ thứ IX với pháp môn Đốn ngộ và tư tưởng Phật tại tâm”

[Nguyễn Công Lý; 40; tr150]

Trong ba nguồn truyền thừa trên, Phật giáo – nhất là Phật giáo Thiền tông thời

Lý – Trần chịu ảnh hưởng nhiều nhất là hai dòng thiền của ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi vàngài Vô Ngôn Thông Về sau Phật giáo Đại Việt xuất hiện hai dòng Thiền mới, mangđậm bản sắc dân tộc là: Thiền phái Thảo Đường và Trúc Lâm Yên Tử Thiền phái ThảoĐường do vua Lý Thánh Tông và Thiền sư Thảo Đường lập nên tại chùa Khai Quốc(Trấn Quốc) ở kinh đô Thăng Long Tuy nhiên, do chưa có sự truyền thừa phổ biến nênThiền phái Thảo Đường dần bị mai một cùng với sự suy vong của triều Lý Thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử do Trúc Lâm Đại đầu đà Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tôngsáng lập Hệ thống Thiền học Trúc Lâm liên quan trực tiếp đến giáo chỉ của ba vị tổ:Nhân Tông – Pháp Loa – Huyền Quang Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp về tư tưởngcủa Quốc sư Viên Chứng, vua Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung Có

lẽ chính nhờ có quá trình truyền thừa rộng rãi và hệ thống tư tưởng, giáo chỉ rõ ràngnên dòng Thiền này phát triển khá mạnh mẽ và lâu bền Bên cạnh những chủ trươngcăn bản của Phật giáo về việc tu hành như trì giới, tọa thiền, niệm Phật, Thiền pháiTrúc Lâm đã tiếp thu quan niệm nhân sinh tích cực của Phật giáo Đại thừa: xem việcsống chết (sinh tử) là thường tình và chấp nhận cuộc sống một cách khách quan, thuậntheo nhân duyên sinh – diệt của vạn pháp mà hành sự Quan niệm này đã tạo nên những

Trang 36

“hình mẫu” Thiền gia có phong thái an nhiên, tự tại, sẵn sàng “tùy duyên” mà “nhậpthế” và bình thản “xuất thế” Nhìn ở góc độ văn chương nghệ thuật, đó chính là vẻ đẹpcủa tinh thần nhân văn thấm đẫm màu sắc minh triết của con người và thơ Thiền Lý –Trần.

Xét ở chiều sâu, nơi khởi nguồn của tư tưởng Phật giáo, giữa hệ thống kinh văn

hệ Bát Nhã với tư tưởng vô trụ, siêu việt hữu vô và pháp môn Đốn ngộ, tư tưởng Phậttại tâm của ba nguồn truyền thừa Phật giáo vào nước ta vốn không có gì khác biệt.Chính người khai sáng ra Phật giáo – đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế đã từngdạy đệ tử rằng nước trong biển chỉ có một vị là vị mặn, giáo pháp của Ngài tuy nhiềunhưng cũng như nước biển kia, chỉ có duy nhất một vị là vị giải thoát Có nghĩa là, bấtluận Phật giáo có chia ra bao nhiêu tông phái, bao nhiêu pháp môn, tất cả đều có chungmột đích đến, đó là mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc đích thực và bền vững chocon người Do vậy, nói đến Phật giáo là nói đến tinh thần từ bi, hỷ xả, vị tha, vô ngã.Điều này rất đúng với trường hợp các Thiền gia thời Lý – Trần Họ là những con ngườisẵn sàng cầm gươm xông trận, giữ vững biên cương khi đất nước bị ngoại xâm Khithái bình thịnh trị, họ có thể buông bỏ tất cả lợi danh quyền thế để toàn tâm toàn ý cầuđạo giải thoát Lúc đã đạt ngộ, họ không ngại khó khổ, luôn kiên nhẫn, từ ái để dẫn dắthàng hậu học Đọc thơ Thiền Lý – Trần, nhất là thơ Tuệ Trung Thượng sĩ, chúng ta sẽcảm nhận một cách đầy đủ, rõ ràng hơn về tấm lòng của những bậc thượng thủ tronglàng Thiền Đối với chúng tôi, đây chính là một nét đẹp nhân văn của con người Thiềnthời Lý – Trần

Với tinh thần “giáo hóa” chung là: Đốn ngộ - Phá chấp – Tâm truyền, Phật giáoThiền tông thời Lý – Trần đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình: Đưa Phậtgiáo trở lại giữa lòng cuộc đời, phụng sự nhân sinh, phụng sự xã hội chứ không biếngiáo lý nhà Phật thành một hệ thống triết thuyết mang nặng tính kinh viện, xa rời thựctại Tuy trong quá trình truyền thừa Phật giáo, do nhu cầu và đặc điểm của thời đại,Thiền học Phật giáo có chấp nhận sự dung hợp với tư tưởng khác như Nho – Lão, tínngưỡng dân gian bản địa người Việt; có sự kết hợp linh hoạt giữa Thiền – Tịnh – Mật;

Trang 37

song, cần hiểu đó là quá trình tiếp thu và tiếp biến có chọn lọc của Phật giáo Thiềntông Nền tảng cơ sở của những quan niệm cũng như phương thức thực hành tu họccuối cùng vẫn luôn được trụ vững trên mảnh đất Thiền tông nguyên bản – mảnh đất vớihoa trái chân lý của đời sống hiện thực Đó là lý do vì sao Thiền học trở thành mộttrong những nguồn cảm hứng của văn chương thời trung đại, đặc biệt là văn học thời

Lý – Trần Đọc thơ Thiền, cảm nhận vẻ đẹp Thiền để tâm hồn con người được nângcao hơn, trong sáng hơn, để chúng ta được một lần “trở về” với chân nguyên giá trị củachính mình, với vẻ đẹp nhân văn hồn nhiên, thuần khiết

1.2.2 Tuệ Trung và thơ thiền Tuệ Trung trong văn học Lý Trần:

Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 – 1291) là một Thiền sư đạt đạo đời Trần Căn cứ

vào bài viết của vua Trần Nhân Tông, “Thượng sĩ là con trai đầu lòng của Khâm Minh

Từ Thiện Thái vương và là anh cả của Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu Khi Thái vương mất, Hoàng đế Trần Thái Tông cảm nghĩ phong cho Thượng sĩ tước Hưng Ninh Vương” [22; tr 221] Thời gian trước đây, thân thế của Thượng sĩ vẫn còn

là một “ẩn số” bởi có quá ít ghi chép của sử sách Thậm chí, có ghi chép cũng khôngđược nhất quán Về sau, thân thế và tên thật của Thượng sĩ mới được nhìn nhận rõ rànghơn Về tên thật của Tuệ Trung Thượng sĩ trong một thời gian rất dài, từ thế kỉ XVII –XVIII sang nửa cuối thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu đều cho Tuệ Trung là Trần QuốcTảng Đến năm 1972, tác giả Nguyễn Lang lần đầu tiên đã xác định tên thật của TuệTrung là Trần Tung trong sách VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN – tập 1, NXB LáBối, Sài Gòn Năm 1977, lần thứ hai, trên Tạp chí Văn học số 4, trang 116 - 135, tácgiả Nguyễn Huệ Chi tiếp tục khẳng định điều này trong bài TRẦN TUNG – MỘT

GƯƠNG MẶT LẠ TRONG LÀNG THƠ THIỀN THỜI LÝ – TRẦN “Thuở nhỏ,

Thượng sĩ bẩm tính thanh cao, nổi tiếng thuần hậu Được cử trấn giữ quân dân ở lộ Hồng Hai lần giặc Bắc xâm lăng, có công với nước, lần hồi được thăng chuyển giữ chức Tiết độ sứ vùng biển trại Thái Bình” [Trần Nhân Tông; 22; tr 221] Thượng sĩ

từng xông pha trận mạc, cùng các tướng lĩnh nhà Trần lập nên không ít chiến công.Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, Thượng sĩ tham gia với tư

Trang 38

cách là người chỉ huy cùng với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Trong cuộc khángchiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, Tuệ Trung Thượng sĩ lại cùng tôn thất nhà

Trần chung vai sát cánh trên trận mạc: “Đầu tháng 5, Thái Thượng Hoàng nhà Trần là

Trần Thánh Tông cùng Hoàng đế Trần Nhân Tông đem quân từ vùng Thanh Hóa ra đánh cấp tập vào khu vực Trường Yên và quét sạch quân Nguyên ra khỏi khu vực này vào ngày 7-6-1285 (nhằm ngày 3 tháng 5 năm Ất Dậu) Ngày 10-6-1285, quân Thoát Hoan bắt buộc phải rút khỏi bờ bắc sông Hồng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hưng Ninh Vương Trần Tung cho quân đón đánh Một trận kịch chiến đã diễn ra tại Như Nguyệt (sông Cầu, Bắc Ninh ngày nay)” [Nguyễn Khắc Thuần; 39; tr 197] Đến

cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần ba, Tuệ Trung Thượng sĩ nhận thêm mộtnhiệm vụ mới: đi vào doanh trại giặc là Thoát Hoan để điều đình, làm cho kẻ thù cànghoang mang, hoảng loạn hơn Lê Mạnh Thát đã có ghi nhận về việc này trong LỊCH

SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM – tập 3, chương XIII: “… An Nam chí lược 4 tờ 56 của

tên Việt gian Lê Thực, khi viết về sự kiện Thoát Hoan đã cho rút quân về đồn trú tại Vạn Kiếp, đã ghi nhận: Tháng 2, Thế tử sai người anh họ là Hưng Ninh Vương Trần Tung nhiều lần đến ước hàng, để cố tình làm mệt quân ta, rồi ban đêm sai quân cảm tử đến cướp doanh trại…” [34; tr 547-548] Từ đây, có thể thấy, Tuệ Trung Thượng sĩ

không chỉ xuất hiện như một nhà chỉ huy quân sự, mà còn với tư cách một nhà ngoạigiao đi điều đình với giặc, tạo thời cơ để quân ta tiến công Và, Hưng Ninh Vương TrầnTung đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo tiền đề cho chiến thắng BạchĐằng (9-4-1288) vang dội sau đó

Như vậy, với lịch sử dân tộc, Tuệ Trung Thượng sĩ là một tướng lĩnh có công,

có đóng góp quan trọng cho nền hòa bình của đất nước Tuy nhiên, không như cáctướng lĩnh nhà Trần khác, hành tung và công trạng của Tuệ Trung không được sử sáchghi chép đầy đủ Có thể đây là một thiếu sót của lịch sử do nhiều lý do mà người thờinay chưa lý giải được Song, theo chúng tôi, có khi đây lại là điều thú vị về một bậc

“xuất trần thượng sĩ” Đó là con người đến và đi hết sức tự tại giữa cuộc đời này Khicuộc đời cần, người đến Lúc xong việc, người ra đi Không cần lưu dấu, chẳng màng

Trang 39

tiếng tăm Nói như tác giả Thích Phước An, Tuệ Trung Thượng sĩ thuộc hàng ngũ của

“những con người đi và muốn xóa sạch vết chân của chính mình” [23; tr178] Vô tình,

chính những thiếu sót của lịch sử đã giúp cho bức chân dung Tuệ Trung Thượng sĩđược hoàn chỉnh và hoàn hảo hơn

Bên cạnh những đóng góp cho cuộc đời, không thể không kể đến vai trò quantrọng của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung trong Thiền học Việt Nam Tư tưởng Thiềnhọc của Tuệ Trung Thượng sĩ có ảnh hưởng lớn đối với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tửsau này Trong bài TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ HÀNH TRẠNG, vua Trần Nhân Tông

đã hết lời khen ngợi ngài: “Về cốt cách, Thượng sĩ là người khí tượng thâm trầm,

phong thần nhàn nhã (…) Thượng sĩ trộn lẫn cùng thế tục, hòa cùng ánh sáng, chứ không trái hẳn với người đời Nhờ đó mà nối theo được hạt giống pháp và dìu dắt được

kẻ sơ cơ Người nào tìm đến hỏi han, người cũng chỉ bảo cho biết điều cương yếu khiến

họ trụ được cái tâm, mặc tính hành tàng, không rơi vào danh hư thực” [22; tr 221].

Tuy không phải là người xuất gia, không sống đời phạm hạnh như các bậc tu hànhđương thời, song, phải nói rằng, Thượng sĩ đích thực là của một chân sư đạt đạo

“Thượng sĩ là người thần thái nghiêm trang, cử chỉ đĩnh đạc Khi người đàm luận về cái lẽ cao siêu huyền diệu thì như gió mát trăng thanh Đương thời các bậc đạo cao đức trọng đâu đâu cũng đều tôn trọng, cho Thượng sĩ là người “tin sâu biết rõ”, ngược xuôi thật khó mà lường được” [22; tr 224]

Đối với người học theo pháp Thiền, cả một đời hành đạo chỉ có duy nhất mộtmục tiêu, đó là được giải thoát sinh tử luân hồi, ra vào tự tại trong Tam giới Thôngthường, biểu hiện rõ nhất để chúng ta “đo” độ giác ngộ của một hành giả tu Phật chính

là phút giây cuối đời của họ Một người muốn tự tại trong sinh tử, trước hết phải tự tại,

tự chủ được việc sống chết của bản thân Hãy xem lại những phút cuối đời của Thượng

sĩ: “Sau, người nhuốm bệnh ở trang Dưỡng Chân, không nằm ở phòng riêng mà cho kê

một chiếc giường gỗ giữa ngôi nhà bỏ trống, và nằm theo phép “cát tường”, nhắm mắt

là tịch Người hầu hạ và thê thiếp trong nhà khóc rống lên Thượng sĩ mở mắt ngồi dậy, gọi người lấy nước rửa tay súc miệng, đoạn quở nhẹ rằng: Sống chết là lẽ thường,

Trang 40

làm gì phải xót thương quyến luyến làm rối chân tính của ta? Dứt lời, người êm thấm

mà tịch” [22; tr224] Ở đây, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến chi tiết Thượng sĩ đã

“nhắm mắt là tịch”, nhưng khi nghe tiếng khóc thương của người xung quanh thì lại

“sống dậy”, trách nhẹ rồi mới tịch hẳn Xưa nay chúng ta nghe một người biết trướcngày giờ chết, hay những bậc thiền sư muốn thị tịch lúc nào có thể thị tịch lúc ấy là đãrất đặc biệt Với trường hợp Tuệ Trung, lại càng là một minh chứng sống động cho việc

tự tại giữa sống chết Muốn đến – đi như thế thì đạo lực, bản lĩnh của Thượng Sĩ phải ởvào hàng siêu xuất của Thiền học Nếu Thiền học Trung Hoa từng tự hào với những cư

sĩ ngộ đạo như ngài Bàng Long Uẩn thì Thiền học Việt Nam hoàn toàn có quyền kiêuhãnh với Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung

Không chỉ là một Thiền gia đạt đạo, Tuệ Trung Thượng sĩ còn là một nhà thơ

“có phong cách” Tìm hiểu thơ Thiền không thể bỏ qua thơ Thiền Trần Tung – một

“gương mặt lạ” của làng thơ Thiền Việt Nam nói chung, thơ Thiền Lý – Trần nói riêng.Thơ Thiền Tuệ Trung đa số tập trung thể hiện những trải nghiệm Thiền, những sở đắccủa bản thân tác giả Đó vừa là cách “tỏ lòng”, “trình kiến giải”; vừa là một lối “khaithị” cho người học đạo Cái hay, cái độc đáo của thơ Thiền Tuệ Trung nằm ở chỗ tuynói chuyện Thiền nhưng ông rất ít khi sử dụng ngôn ngữ “chuyên môn” của Thiền mà

sử dụng ngôn ngữ của thơ ca trữ tình, đầy thi vị Tức là, Tuệ Trung đã dùng ngôn ngữcủa trần gian để nói chuyện giải thoát Thơ Thiền Tuệ Trung, do đó, vừa là thơ vừathấm đẫm tinh thần đạo vị Điều này đã khiến cho thơ Thiền Tuệ Trung mang vẻ đẹpđặc biệt: nói chuyện “xuất thế” nhưng không “thoát thế” Ở ông có phong thái của mộtbậc chân nhân giác ngộ luôn lạc quan, an nhiên đi giữa trần gian Phong thái này mangđến cho thơ ông vẻ đẹp phóng khoáng, tự do; hồn nhiên mà thâm trầm, sâu sắc nhưchính con người ông trong cuộc sống đời thường.Theo chúng tôi, đây là những nhân tốquan trọng tạo nên nét độc đáo của tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung

* Tiểu kết chương 1:

1 Khái niệm “nhân văn” được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực củađời sống như: văn hóa, xã hội, chính trị, văn học, nghệ thuật, mỹ học….Hiểu theo nghĩa

Ngày đăng: 22/10/2014, 18:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2010), Hán – Việt từ điển, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán – Việt từ điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2010
2. Đào Phương Bình (1977), Thơ văn Lý – Trần, Nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Lý – Trần
Tác giả: Đào Phương Bình
Nhà XB: Nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội
Năm: 1977
3. Nguyễn Huệ Chi (1988), Thơ văn Lý – Trần (tập 2 – quyển thượng), Nxb Khoa Học Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Lý – Trần
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Nhà XB: Nxb KhoaHọc Xã Hội
Năm: 1988
4. Minh Chi (1991), Phật giáo và triều đại Lý Trần, Tập văn Phật đản, số 2, BVHTU – GHPHVN, trang 43-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật giáo và triều đại Lý Trần
Tác giả: Minh Chi
Năm: 1991
5. Nguyễn Đăng Duy (2009), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2009
6. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2007
8. Hiểu Đông (2009), Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm văn học Thiền tông đời Trần, Nxb Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điển cố Phật giáo trong một số tác phẩm văn học Thiềntông đời Trần
Tác giả: Hiểu Đông
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2009
9. Nguyễn Duy Hinh, Phật giáo với văn học Việt Nam, TCVH, số 2 năm 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật giáo với văn học Việt Nam
10. Nguyễn Duy Hinh (1998), Tuệ Trung – Nhân sĩ, thượng sĩ, thi sĩ, Nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuệ Trung – Nhân sĩ, thượng sĩ, thi sĩ
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb KhoaHọc Xã Hội Hà Nội
Năm: 1998
11. Nguyễn Phạm Hùng (1998), Thơ Thiền Việt Nam – Những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Thiền Việt Nam – Những vấn đề lịch sử và tưtưởng nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1998
12. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học trung đại, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên hành trình văn học trung đại
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: Nxb ĐHQG HàNội
Năm: 2001
13. Thích Thông Huệ (2009), Thiền trong đời thường, Nxb Phương Đông TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiền trong đời thường
Tác giả: Thích Thông Huệ
Nhà XB: Nxb Phương ĐôngTP.HCM
Năm: 2009
14. Nguyễn Thị Hương (2007), Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, Nxb Lao động xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam từ thế kỉX đến thế kỉ XIV
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội Hà Nội
Năm: 2007
15. Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống – một góc nhìn, Nxb Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam truyền thống – một góc nhìn
Tác giả: Nguyễn Thừa Hỷ
Nhà XB: NxbThông tin và truyền thông
Năm: 2012
16. Đinh Gia Khánh (1997), Văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XIX
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: NxbGiáo Dục
Năm: 1997
17. Nguyễn Lang (2010), Việt Nam Phật Giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam Phật Giáo sử luận
Tác giả: Nguyễn Lang
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2010
18. Thanh Tâm Langlet, Tâm linh và thơ ca Việt Nam giai đoạn cổ - trung đại (qua một vài thí dụ tiêu biểu), TCVH, số 9 năm 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm linh và thơ ca Việt Nam giai đoạn cổ - trung đại (quamột vài thí dụ tiêu biểu)
19. Phương Liên, Minh Đức (2010), Nước suối nguồn minh triết: Thiền và nghệ thuật đối diện với cuộc đời, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước suối nguồn minh triết: Thiền và nghệthuật đối diện với cuộc đời
Tác giả: Phương Liên, Minh Đức
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2010
20. Nguyễn Công Lý (1997), Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý – Trần, Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý –Trần
Tác giả: Nguyễn Công Lý
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1997

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh Ý nghĩa Số - LUẬN VĂN THẠC SĨ: TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG THƠ THIỀN TUỆ TRUNG
nh ảnh Ý nghĩa Số (Trang 140)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w