Thể cổ phong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG THƠ THIỀN TUỆ TRUNG (Trang 112)

6. Kết cầu đề tài

3.2.2.Thể cổ phong

Khác với thể Đường luật, thể cổ phong không yêu cầu nghiêm ngặt về niêm luật, đối ngẫu, cách gieo vần, giới hạn số lượng câu thơ, dòng thơ. Chính vì vậy, đây là thể thơ được những tác giả vốn có phong cách tự do, phóng túng ưu ái lựa chọn. Khi không còn bị gò bó về niêm, luật, cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ sẽ có cơ hội bộc lộ một cách đầy đủ, chân thật nhất. Trần Tung cũng đã lựa chọn hình thức cổ phong để trình bày về quan niệm sống, cách nhìn nhận sự vật, những suy ngẫm đã qua quá trình thực hành, trải nghiệm của bản thân.

Trước hết, Thượng sĩ đưa ra quan niệm về cách sống, cách hành xử của con người trước cuộc đời. Đó là phong cách sống ung dung, tự tại, tùy duyên:

Cơ tắc xan hề hòa la phạn

Khốn tắc miên hề hà hữu hương Hứng thời xuy hề vô khổng địch Tĩnh xứ phần hề giải thoát hương Quyện tiểu phại hề hoan hỷ địa Khát bão xuyết hề tiêu dao thang

(Đói thì ăn cơm hòa-la

Mệt thì ngủ làng “không có làng” Khi hứng thì thổi sáo không lỗ

Nơi yên tĩnh thì thắp hương giải thoát Mệt thì nghỉ tạm ở đất hoan hỷ

Khát thì uống no thang tiêu dao)

(Phóng cuồng ngâm) [3; tr 278 – 279] Sống ẩn dật, không màng danh lợi, tìm về với chính mình:

Qui dư đạo ẩn hề sơn lâm

Khôi khước lợi danh hề triều thị

Thiếu-thất cửu niên hề dữ hữu ngã đồng tâm Hoàng-mai bán dạ hề dữ ngã tri kỉ

(Về thôi! Ẩn đạo nơi núi rừng Nguội lạnh lợi danh với triều thị

Người ở Thiếu thất chín năm là bạn đồng tâm của ta Người nơi Hoàng-mai lúc nửa đêm là bạn tri kỉ của ta

(Trừu thần ngâm) [3; tr 292 - 293]

Hình ảnh con người trong hai bài thơ trên chính là bản thân tác giả Trần Tung. Thay vì đưa ra lời khuyên răn mang nặng tính chất triết thuyết, giáo điều, ông đã lấy mình làm minh chứng, “hình mẫu” về lối sống Thiền cho hàng hậu học nhìn vào mà tự đánh giá, quyết định con đường hành đạo cho chính họ. Đây là điểm độc đáo đồng thời là bản lĩnh của thiền phong Tuệ Trung – không thể “sao chép”, lặp lại ở một người khác Tuệ Trung.

Bên cạnh đó, thể cổ phong còn giúp cho Trần Tung biểu hiện cách nhìn nhận, đánh giá về sự vật đúng đắn mà vẫn đầy cảm xúc. Cho nên, chúng ta nghe Thượng sĩ nói đạo không khác gì nghe lời giãi bày, chia sẻ:

Đốt đốt phù vân hề phú quý Hu hu quá khích hề niên quang Hồ vi hề quan đồ hiểm trở Phả nại hề thế thái viêm lương Thâm tắc lệ hề thiển tắc yết

Dụng tắc hành hề xả tắc tàng Phóng tứ đại hề mạc bả tróc Liễu nhất sinh hề hưu bôn mang

(Chà chà! Cảnh giàu sang như mây nổi

Ôi chao! Thời gian thấm thoát như bóng ngựa qua kẽ vách

Con đường làm quan sao mà hiểm trở đến thế Thói đời nóng lạnh ta hãy tạm quen

Sâu thì dấn mà nông thì vén Dùng thì làm mà bỏ thì cất đi Buông lỏng tứ đại đừng có bó buộc

Xong một đời rồi không chạy chọt đó đây)

(Phóng cuồng ngâm) [3; tr 278 – 279]

Một trong những đặc trưng của ngôn ngữ Phật giáo là cách nói ví dụ, nhằm dẫn dắt, chỉ rõ cho người học đạo thấy được cốt lõi của vấn đề. Ví dụ thì bao giờ cũng phong phú, đa dạng, Ví dụ càng nhiều, càng cụ thể, càng giúp cho vấn đề mau chóng được sáng rõ. Với giới hạn về câu, chữ, niêm luật của thể Đường luật, rất khó để thực hiện được điều này. Song, với thể cổ phong, Trần Tung hoàn toàn có thể “phương tiện”, “quyền biến” mà khai đạo, thể hiện trọn vẹn những suy ngẫm cũng như sở đắc của mình.

Bên cạnh việc sử dụng những hình ảnh cụ thể làm ví dụ, Thượng sĩ đã đưa ra khá nhiều trạng thái của tâm thức để khai ngộ cho con người:

Tâm tức Phật Phật tức Tâm

Diệu chỉ linh minh đạt cổ câm (kim) Xuân lai tự thị xuân hoa tiếu

Thu đáo vô phi thu thủy thâm

Xả vọng tâm Thủ chân tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tự nhân tầm ảnh nhi vong kính Khởi tri ảnh hiện kính trung lai Bất giác vọng tòng chân lý bính Vọng lai phi thực diệc phi hư Kính thụ vô tà diệc vô chính

(Tâm là Phật Phật là Tâm

Tính huyền diệu thì sáng, linh, và thông suốt xưa nay Mùa xuân tới, hoa xuân cười

Mùa thu về, không chỗ nào là nước thu không sâu Bỏ vọng tâm

Tìm chân tính

Giống như người đi tìm bóng quên gương Nào có biết bóng từ trong gương mà ra

Nào có biết cái vọng dẫn đến từ trong cái thực Cái vọng đến thì chẳng thực cũng chẳng hư Cái gương tiếp nhận không tà cũng không chính)

(Phật Tâm ca) [3; tr 274 - 275]

Hơn nữa, thể cổ phong với sự phóng khoáng vốn có còn giúp tạo nên tính liên kết, liền mạch cho việc trình bày những quan niệm Thiền học vốn khó nắm bắt, đòi hỏi sự chặt chẽ, mạch lạc trong lập luận:

Phàm thánh hệ niệm

Đãn chỉ hiềm chân thực tương quai Sinh tử vong hoài

Tiện liễu đắc bản khai tính ngộ Sát na tình tam đồ ứng báo Hào ly niệm lục đạo kế nhân Tùy thất thức hữu yếm hữu hân, Phá tam độc vô chân vô vọng Nhân ngã tướng nan thu nan nhiếp Hà sa kiếp luân hồi tứ sinh

Tham sân si tương đấu tương tranh Tăng kỳ số hoành hành cửu loại Khẳng chiếu nguyện vô minh tắc cá Uổng không quá tứ đại sắc không Năng chi di hữu lậu chư căn

Tiện chứng nhập chân như tam muội

(Thánh phàm vấn vương trong ý nghĩ Nhưng e thực tướng lánh xa

Sống chết không để bụng

Thì hiểu ngay chân tính nguyên xưa

Một chút tình giây lát cũng báo ứng ba đường Một ý nghĩ tóc tơ cũng luân hồi lục đạo Theo bày thức có ghét có ưa

Phá ba độc không chân không vọng Tướng nhân ngã khó thu khó nắm Kiếp hà sa lẩn quẩn bốn loài Tham, sân, si tranh đấu cùng nhau Tăng kỳ số hoành hành chín loài

Không nhìn ngó cái vô minh mờ mịt Uổng trôi qua cái tứ đại sắc thân Gạt bỏ được các căn hữu lậu

Thì chứng ngay tam muội chân như)

(Trữ từ tự cảnh văn) [3; tr 296 - 297]

Trong trường hợp này, đoạn thơ trên có thể được xem như một bài pháp của thiền sư dành cho người học đạo. Chính ngôn ngữ thi ca đã làm cho bài pháp trở nên dễ hiểu, dễ tiếp nhận hơn. Những ngôn từ Phật học mang tính chuyên môn đã được Trần Tung sử dụng linh hoạt, liền mạch về lý luận cũng như cảm xúc. Điều này chỉ có thể thực hiện với thể cổ phong của Đường thi.

Dù chiếm số lượng không nhiều (chỉ với 8/49 bài thơ) thể cổ phong vẫn là một thành công đáng ghi nhận trong sáng tác của Tuệ Trung Thượng sĩ. So với các tác giả thơ Thiền cùng thời, Tuệ Trung là người có số lượng tác phẩm làm theo thể cổ phong nhiều nhất. Những tương đồng về đặc trưng của thể cổ phong và đặc điểm tính cách, thiền phong Tuệ Trung đã giúp thể loại này phát huy tối đa tác dụng tích cực trong việc chuyển tải đạo lý Thiền và biểu lộ quan niệm, cảm xúc của chính tác giả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: TINH THẦN NHÂN VĂN TRONG THƠ THIỀN TUỆ TRUNG (Trang 112)