Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 151 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
151
Dung lượng
1,02 MB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là tổng hợp các yếu tố về thể chất và tinh thần của con người được huy động vào quá trình lao động và là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như của một nền kinh tế. Trong những năm gần đây, dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ (KH & CN) và xu hướng toàn cầu hoá, mức độ cạnh tranh trong nước và trên trường quốc tế theo đó cũng diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn. Để tồn tại và phát triển, các chủ thể kinh tế dù là chủ doanh nghiệp hay chính phủ, cũng đều phải cố gắng tìm ra lợi thế cạnh tranh cho mình. Quyết định lợi thế cạnh tranh không còn là các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên như trước kia, mà đã được dịch chuyển sang KH & CN mà trụ cột là nhân tố con người. Nó được thể hiện trong hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp và một quốc gia. Cạnh tranh trong việc thu hút, sử dụng nhân lực (NL) có chuyên môn kỹ thuật (CMKT) đã trở thành vấn đề “sống còn” đối với sự phát triển trong một thế giới năng động hiện nay. Ở Việt Nam, kể từ khi Đổi mới (năm 1986), Đảng và Nhà nước đã nhận thức ngày càng rõ hơn tầm quan trọng của NL có CMKT không chỉ đối với nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế mà còn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước để có định hướng và giải pháp phát triển, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thế kỷ XXI trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN” [28, tr.70, 106], Đại hội đại biểu toàn toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng NNL, nhất là NL chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát 2 triển và ứng dụng KH, CN, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [28, tr.130]. Hoà Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó có 6 dân tộc chủ yếu gồm Kinh, Mường, Dao, Thái, Tày, Mông. Trong những năm qua, cùng với cả nước, đảng bộ và chính quyền các cấp của tỉnh đã có nhiều cố gắng trong thu hút và phát triển NL có CMKT phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn. Quy mô, trình độ và cơ cấu NNL này đã có những tăng trưởng và cải thiện đáng kể. Nếu năm 1994 là năm đầu tiên tiến hành CNH, HĐH, toàn tỉnh có tới 91% lực lượng lao động giản đơn, không có CMKT, hay chỉ có 9,0% lao động có CMKT, thì năm 2013 tỷ lệ lao động có CMKT đã đạt 39,8%. Cơ cấu NL có CMKT theo ngành, lĩnh vực kinh tế có sự chuyển dịch bước đầu đáp ứng nhu cầu mục tiêu CNH, HĐH. Chẳng hạn, để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là “nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay”, tỉnh Hoà Bình đã chú trọng phát triển NL có CMKT cho khu vực này, năm 2010 số lao động có CMKT trên địa bàn là 107.865 người tăng hơn 2,3 lần so với 10 năm trước, chiếm gần 33% lực lượng lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh [108, tr.55]. Nhờ phát triển NL có CMKT mà tiến trình CNH, HĐH, quy mô việc làm, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp được tăng lên hơn so với thời kỳ CNH trước đây. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt mức khá cao, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 12%/năm [104, tr.130], giai đoạn 2011-2013 đạt 10,28%/năm [123]. Mức sống của người dân, đời sống xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới bước đầu được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 17 triệu đồng và năm 2013 tăng lên 25,7 triệu đồng [124]. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 4,38%/năm trong giai đoạn 2010-2013, đến năm 2013 giảm còn 18,35% [123]. 3 Tuy nhiên, trình độ NL của tỉnh Hoà Bình hiện nay vẫn chưa ra khỏi tình trạng kém phát triển. NL không có CMKT vẫn là số đông. Nếu tính tỷ lệ lao động không có CMKT thì năm 2013 toàn tỉnh vẫn còn 60,2%, cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước trong cùng thời kỳ (55%) [126], tuy không thấp hơn quá nhiều, nhưng trình độ học vấn chung lại rất kém với con số 12,2% lực lượng lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học. Lao động có trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp còn chiếm một lượng khá thấp với tỷ lệ tương ứng là 5,2%/5,3%/5,1%. Tỷ lệ này cho thấy NL có CMKT chưa đáp ứng được nhu cầu CNH, HĐH của tỉnh. Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động đang cùng tồn tại trên địa bàn. Dù nhà nước và chính quyền cấp tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ và thúc đẩy công tác giáo dục và đào tạo nghề trong thời gian qua, nhưng chất lượng lực lượng lao động trong tỉnh vẫn chậm cải thiện. Năm 2010, trong tổng số lao động của toàn tỉnh, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học trở xuống chiếm đến 44,8% (cả nước 39,4%), tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ chiếm 26,8% [108, tr 56]. Thực tế, nhiều người lao động tỉnh Hoà Bình đã bỏ qua cơ hội làm việc vì chưa tốt nghiệp phổ thông trung học và cũng không đủ điều kiện để được đi xuất khẩu lao động. Thực tế ở tỉnh Hoà Bình cho thấy, quy mô, chất lượng NL có CMKT hiện nay thấp và cơ cấu bất hợp lý chính là một trong những nhân tố chủ yếu cản chở tốc độ và chất lượng hoạt động kinh tế, xã hội, làm cho CNH, HĐH của tỉnh vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Đời sống của người dân, nhất là ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt khó khăn, chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư khu vực thành thị gấp 6 lần so với khu vực nông thôn… Đây là một vấn đề bức thiết, cần có sự phân tích sâu sắc lý luận, thực tiễn để tìm lời giải cho sự phát triển. Để góp phần vào lời giải cho vấn đề này, để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, phấn đấu đưa tỉnh Hoà Bình cơ bản thoát khỏi 4 tỉnh nghèo và trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, tôi lựa chọn đề tài: “Nhân lự c có chuyên môn kỹ thuậ t cho công nghiệ p hóa, hiệ n đạ i hóa ở tỉ nh Hoà Bình” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mụ c đích nghiên cứ u Phân tích, đánh giá thực trạng NL có CMKT trên các mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình để đề xuất phương hướng và lựa chọn giải pháp phát triển nhằm bảo đảm thực hiện thành công CNH, HĐH của tỉnh thời gian tới dưới góc độ kinh tế chính trị. Luận án xem NL có CMKT là yếu tố của quá trình sản xuất và tái sản xuất, một bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. 2.2. Nhiệ m vụ nghiên cứ u - Xây dựng cơ sở lý luận về NL có CMKT cho CNH, HĐH ở một tỉnh miền núi, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài và tỉnh miền núi Sơn La về phát triển NL có CMKT cho đẩy mạnh CNH, HĐH để rút ra bài học cho tỉnh Hòa Bình. - Phân tích, đánh giá thực trạng NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 - 2013. - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NL có CMKT đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u Đối tượng nghiên cứu của luận án là NL có CMKT trên các mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình bao gồm toàn bộ NL thuộc quản lý của tỉnh. 5 Do quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh Hòa Bình nằm trong nhiệm vụ chung của cả nước và có liên quan đến các tỉnh khác, nên trong một số nội dung của đề tài luận án, nghiên cứu sinh có mở rộng đối tượng nghiên cứu ra một số tỉnh khác trong nước và một số nước khác ở mức cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu. 3.2. Phạ m vi nghiên cứ u - Phạm vi về đối tượng: Đề tài nghiên cứu NL có CMKT bao gồm những người đã được đào tạo nghề (được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề) đến trình độ đại học và trên đại học về các mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH dưới góc độ kinh tế chính trị học. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình còn có những người được kèm nghề, truyền nghề theo lối cổ xưa, những người được đào tạo thường xuyên thông qua các doanh nghiệp, hộ sản xuất cá thể, làng nghề nhưng không có chứng chỉ. Việc khảo sát thống kê về trình độ CMKT của đối tượng này là phức tạp, cần rất nhiều thời gian. Nghiên cứu sinh chưa thể đưa vào nghiên cứu đối tượng này trong phạm vi đề tài luận án. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tế, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển NL có CMKT bảo đảm cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi về thời gian: Từ khi thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức (năm 2006) đến hết năm 2013. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, trên quan điểm tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước ta về phát triển NL trong sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. 6 - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp sau: trừu tượng hóa KH; thống kê, phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh để làm rõ hơn thực trạng NL có CMKT ở tỉnh Hòa Bình. Ngoài các phương pháp trên, nghiên cứu sinh tiến hành thu thập tài liệu bao gồm các văn bản pháp luật, các số liệu trong niên giám thống kê của trung ương và địa phương tỉnh Hòa Bình có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài; thu thập nguồn thông tin từ các đề án, báo cáo, bài viết trên các phương tiện thông tin chính thức. Đây là nguồn dữ liệu thứ cấp rất cần thiết trong quá trình nghiên cứu. Để có thêm thông tin cho việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài, nghiên cứu sinh tiến hành điều tra khảo sát thực tiễn bằng hai mẫu phiếu điều tra xã hội học: Mẫu 1: Điều tra đời sống và việc làm của 320 NL có CMKT ở tỉnh Hòa Bình với 32 câu hỏi, từ làm nghề gì, học ở trường chuyên nghiệp nào, mức độ phù hợp của nghề được đào tạo với công việc đảm nhiệm, đến các điều kiện làm việc tại tổ chức sử dụng lao động, trở ngại khi làm việc, mức thu nhập, mức sống hiện tại v.v Mẫu 2: Điều tra về chất lượng NL có CMKT tại các co sở sản xuất kinh doanh ở tỉnh Hòa Bình (dành cho 138 chủ cơ sở sản xuất kinh doanh) với 3 phần: (1) Tìm hiểu thông tin chung về doanh nghiệp của người được khảo sát với 4 câu hỏi; (2) Mức độ hài lòng về đội ngũ lao động trong doanh nghiệp với 28 câu hỏi; (3) Thông tin về công tác tuyển dụng, đào tạo và điều kiện làm việc của người lao động trong doanh nghiệp với 6 cụm câu hỏi tình huống (Phụ lục 1 và 2). Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế học như phương pháp mô hình, đồ thị và có kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình KH có liên quan đã công bố. 7 5. Những đóng góp mới của luận án - Xác định khung lý thuyết cho nghiên cứu NL có CMKT cho CNH, HĐH ở một tỉnh miền núi của Việt Nam dưới góc độ Kinh tế chính trị học. - Đánh giá đúng thực trạng NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 – 2013, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NL có CMKT đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình đến năm 2020. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh miền núi Việt Nam. Chương 3: Thực trạng NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hoà Bình. Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển NL có CMKT bảo đảm cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CU NC NGOÀI V NHÂN LC CÓ CHUYÊN MÔN K THUT CHO CÔNG NGHIP HÓA, HIN I HÓA Có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài bàn về chủ đề NL có CMKT cho CNH, HĐH. Tiếp cận từ nội dung nghiên cứu của các công trình này, có thể phân chia chúng thành các hướng nghiên cứu sau: 1.1.1. Hướng nghiên cứu về khái niệm, vai trò và yêu cầu phát triển nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Hướng nghiên cứu về quan niệm NL có CMKT Khái niệm NL có CMKT đã được nhận thức từ rất sớm trong kho tàng tri thức của nhân loại. Nó được khởi phát từ các nhà kinh tế chính trị học cổ điển Anh thế kỷ XVII-XIX. A. Smith trong cuốn: “The Wealth of Nations” (Của cải của các dân tộc) viết năm 1776. Khi bàn về các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng giá trị hàng hóa, ông đã phân biệt lao động có CMKT với lao động giản đơn. Ông gọi lao động có CMKT là lao động phức tạp. Tuy không nêu định nghĩa lao động có CMKT là gì, nhưng Smith cho rằng lao động có CMKT có năng suất và hiệu quả cao hơn so với lao động giản đơn. Ví dụ, ông viết: “Sức lao động bỏ ra trong một giờ lao động khó nhọc, có thể nhiều hơn sức lao động trong hai giờ làm việc nhẹ nhàng, hoặc làm một giờ trong một nghề mà phải mất mười năm học tập thì phải tốn sức hơn làm một tháng trong một nghề bình thường” [78, tr.85, 87, 94]. Trong C.Mác và Ph.Ăngghen, tập 23, tác giả đã phân biệt lao động giản đơn với lao động phức tạp, chỉ ra lao động phức tạp có năng suất cao hơn, là “bội số” của lao động giản đơn. Để có năng suất cao hơn, người lao động phải qua huấn luyện, đào tạo để có một nghề chuyên môn, một sự thành thạo nhất 9 định. Từ xác định tính hơn hẳn của lao động có CMKT trong việc tăng năng suất tạo ra của cải, các ông đã nêu tư tưởng về NL có CMKT [62, tr.69, 75]. Bahrman, Jere R., and Paul J. Taubman (1982), giải thích thuật ngữ “Human Capital” (Vốn con người), In Encyclopedia of economics (trong Bách khoa toàn thư của Kinh tế học) Ed. Douglas Greenwald, tr.474-476. New York: Mc Graw-Hill Book Company, viết vốn bản con người là “tập hợp năng lực sản xuất kinh tế của con người” [129, tr.474-476]. Các tác giả Mc. Connell, Brue, Macpherson, trong cuốn Comtenporary Labor Economics (Sixth edition), Mc. Graw-Hill 2003, giải thích thuật ngữ vốn NL, coi đó là những kiến thức, kỹ năng, sức sáng tạo, kinh nghiệm từ thực tế mà con người tích lũy được thông qua quá trình đầu tư nhằm nâng cao khả năng hoạt động kinh tế của con người. Vốn con người tức là những đầu tư của con người vào giáo dục, đào tạo, sức khỏe và phát triển những phẩm chất khác như kỹ năng, sức sáng tạo, kinh nghiệm thực tế để biết làm một công việc nhất định và lao động có năng suất lao động cao [132, tr.603]. - Hướng nghiên cứu về vai trò của NL có CMKT trong phát triển kinh tế xã hội. Đã có những công bố ở nước ngoài về vai trò của NL có CMKT đối với sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Cuốn: “The Wealth of Nations” (Của cải của các dân tộc) của Adam Smith (1776), khi nghiên cứu về nguồn gốc về sự giàu có của các dân tộc, đã phát hiện ra giá trị lao động, coi người lao động là yếu tố quyết định việc sản xuất gía trị và của cải. Ông viết: “Lao động là thước đo thực tế đối với giá trị trao đổi của mọi thứ hàng hóa”. Và “Lao động là phương pháp vạn năng duy nhất và chính xác duy nhất để đo lường giá trị, hay là tiêu chuẩn duy nhất qua đó chúng ta có thể so sánh giá trị của các hàng hóa khác nhau ở bất kỳ thời gian nào và ở bất kỳ nơi nào” [78, tr.85, 87, 94]. Cuốn “The principles of political economy and taxation” (Về các nguyên tắc của kinh tế chính trị và thuế) của David Ricardo (1817) khi nghiên 10 cứu những vấn đề của kinh tế chính trị, xác định có bốn yếu tố căn bản quyết định việc sản xuất, quyết định mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là đất đai (tài nguyên), lao động, tư bản và máy móc (CN). Đất đai là cố định vì đã được khai thác hết, còn trình độ phát triển của CN được giả định là không thay đổi hoặc nếu có thay đổi thì cũng rất chậm chạp. Chỉ có hai yếu tố còn lại, tư bản và lao động là biến động, vì thế chúng là nhân tố chủ chốt quyết định khả năng tạo ra của cải của một quốc gia [77, tr.43]. Ông còn cho rằng, trong một phân xưởng, khi năng suất lao động tăng lên thì khối lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên, nghĩa là lao động càng thành thạo, thì năng suất của anh ta càng cao hơn. Stokey, Nancy; Robert Lucas and Edward Prescott (1989), Recursive Methods in Economic Dynamics [141]. Cuốn sách bàn về những phương pháp tạo động lực của kinh tế. Các tác giả của cuốn sách phân chia vốn làm hai loại gồm: (i) vốn hữu hình, đó là vốn sản xuất (K) như máy móc thiết bị, nhà xưởng, đường sá, cầu cống và lao động (L) nằm trong phạm vi vốn vật chất bao gồm số lượng, cơ cấu lực lượng lao động; (ii) vốn NL, chỉ khả năng, kỹ năng, kiến thức của người lao động được tích lũy thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và lao động sản xuất. Vốn NL được hiểu là NL có kỹ năng, có CMKT. Vốn NL có vai trò đặc biệt quan trọng trong hàm sản xuất. Từ đó giải thích, quá trình tích lũy kiến thức, tiến bộ CN trực tiếp thông qua tích lũy nguồn vốn NL và gián tiếp thông qua nghiên cứu, triển khai và vai trò của chính phủ trong phát triển vốn NL. Các tác giả của cuốn sách cho rằng, trong thời đại hiện nay để tăng trưởng kinh tế phải dựa trên ý tưởng và tính sáng tạo, thay cho tăng trưởng dựa chủ yếu vào thâm dụng vốn, lao động giản đơn và tài nguyên, bởi trong thế giới hiện đại, ý tưởng và sáng tạo trở thành nguồn lực vô tận, trong khi tài nguyên, đất đai, vốn đầu tư có giới hạn. Mario Baldassarri, Luigi Paganeto và Edmun S. Phelps đồng tác giả cuốn “International Differences in Growth Rates” (1994), phân tích vai trò [...]... Hòa Bình đến năm 2020 Với tên đề tài lựa chọn nêu trên, nghiên cứu sinh hy vọng góp phần vào xác định và hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc phát triển NL có CMKT bảo đảm cho đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình thời gian tới 28 Chương 2 MÔN KỸ THUẬT CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH MIỀN NÚI VIỆT NAM 2.1 NHÂN LỰC CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN... với tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu Phát triển NL có CMKT là cần thiết để công nghiệp hóa hiện đại hóa trở thành hiện thực 1.1.2 Hướng nghiên cứu về phân bổ nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa Số lượng và chất lượng NL không phải là nguồn gốc duy nhất của tăng trưởng kinh tế và CNH Một số công trình nghiên cứu còn cho thấy tầm quan trọng của việc phân bổ NL cho sản xuất... CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ NHÂN LỰC CÓ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CHO CỒNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Bên cạnh những sách và công trình KH nước ngoài nêu trên, trong những năm gần đây, ở nước ta cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề NL có CMKT cho CNH, HĐH Có thể chia các công trình đó thành các nhóm sau: 1.2.1 Hướng nghiên cứu về quan niệm, vai trò và phát triển nhân lực có. .. triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của PGS, TS Đường Vinh Sường [80] Bài “Đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện 22 đại hóa đất nước trong bối cảnh mới” của GS, TSKH Nguyễn Minh Đường trình bày tại Hội thảo KH “Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế" tổ chức tại Hà Nội ngày 22/10/2013 [32] v.v Ngoài ra, còn có một số công trình... NÓ ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH MIỀN NÚI 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành nhân lực có chuyên môn kỹ thuật 2.1.1.1 Khái niệ m nhân lự c có chuyên môn kỹ thuậ t Phạm trù NL có CMKT được khởi phát từ thời các nhà kinh tế chính trị cổ điển Vào cuối thế kỷ XVIII, khi nghiên cứu nguồn gốc của sự giàu có của các dân tộc, A.Smith đã phát hiện có hai loại lao động là lao động... triển nhân lực NL có CMKT cho CNH, HĐH để đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình cùng với các tỉnh khác đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại 1.3.2.2 Hư ớ ng nghiên cứ u củ a luậ n án - Về mặt lý luận: Luận án sẽ xây dựng cơ sở lý luận về NL có CMKT cho CNH, HĐH ở một tỉnh miền núi Cụ thể, luận án sẽ làm rõ: (i) Khái niệm, 27 đặc điểm, các nhân tố cấu thành, vai trò của NL có CMKT cho CNH,... các nhân tố ảnh hưởng đến NL có CMKT cho CNH, HĐH ở một tỉnh miền núi - Về mặt thực tiễn: (i) Luận án sẽ khảo cứu kinh nghiệm về xây dựng NL có CMKT cho CNH, HĐH để từ đó rút ra bài học cho tỉnh Hòa Bình; (ii) Luận án sẽ phân tích, đánh giá NL có CMKT cho CNH,HĐH của tỉnh Hòa Bình trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng; (iii) Luận án sẽ đề xuất phương hướng và giải pháp đảm bảo NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh. .. trong các kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam từ các khóa VI, VII,VIII và khóa IX Trong cuốn Kỷ yếu trên còn có bài: “Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường” của Trần Hùng Phi nhằm khái quát vấn đề phát triển NNL ở Việt Nam giai đoạn từ 2001-2005 Bài “Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông... giá, các yếu tố ảnh hưởng đến NL có CMKT cho CNH, HĐH để có căn cứ đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển NL có CMKT đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH ở một tỉnh miền núi hiện nay - Chưa có công trình nào phân tích, đánh giá một cách có căn cứ KH về thực trạng NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh miền núi Hòa Bình trong khi địa phương đã tiến hành CNH, HĐH gần 20 năm qua Theo đó, chưa có những giải pháp thiết... Người đó có thể đó là công nhân bình thường, công nhân kỹ thuật, kỹ sư, trưởng phòng ban hoặc có thể là một người làm công việc tạp vụ Tuy nhiên, trong thống kê, số NL chất lượng cao của một tổ chức hay của xã hội thường được căn cứ vào trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên, đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội có được những phẩm chất năng lực nêu trên 36 Tác giả cho rằng, . Hoà Bình cơ bản thoát khỏi 4 tỉnh nghèo và trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, tôi lựa chọn đề tài: Nhân lự c có chuyên môn kỹ thuậ t cho công nghiệ p hóa, hiệ n đạ i hóa ở tỉ nh Hoà Bình . triển nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Hướng nghiên cứu về quan niệm NL có CMKT Khái niệm NL có CMKT đã được nhận thức từ rất sớm trong kho tàng tri thức của nhân. nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa Số lượng và chất lượng NL không phải là nguồn gốc duy nhất của tăng trưởng kinh tế và CNH. Một số công trình nghiên cứu còn cho