Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
451 KB
Nội dung
Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 Ngày soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tiết 1 PHẦN MỞ ĐẦU BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ I.MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu -Lịch sử là một môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. -Học lịch sử là cần thiết. 2.Tư tưởng, tình cảm: -Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn. 3.Kỹ năng: -Bước đầu giúp học sinh có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: Tranh lớp trường thời xưa. Bia Tiến Sĩ (Văn miếu - Quốc Tử Giám) -HS: SGK, chuẩn bị bài. III.THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 1.Ổn định: 1 phút 2.Kiểm tra bài cũ: 5 phút -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3.Giảng bài mới: 35 phút Giáo viên giới thiệu chương trình lịch sử lớp 6. Để hiểu tốt và chủ động trong các bài học lịch sử cụ thể, các em cần phải hiểu lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài học đầu tiên “Sơ lược về môn lịch sử”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1 (12 PHÚT) *Mức độ kiến thức: Học sinh hiểu được. -Lịch sử là gì? -Lịch sử là môn khoa học tìm hiểu *Biện pháp thực hiện: Nêu vấn đề. -GV: Hôm nay, các em đã được ngồi học trong một ngôi trường mới, lớp mới, bạn mới. Đặc biệt hơn là các em được đi, học dưới bầu trời thanh bình, đất nước được thanh bình. Những thuận lợi GV: Nguyễn Thị Loan Trang1 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 đó do đâu mà có? -H: Trả lời. -GV: Như vậy những sự kiện bạn vừa kể ra đã xay ra chưa? -HS: Trả lời. -GV: Người ta gọi những gì đã xãy ra là quá khứ và quá khứ đó chính là lịch sử? Vậy lịch sử là gì? -GV: Cụ thể hơn là những gì sự vật con người, làng xóm, phố phường đất nước mà chúng ta thấy hiện nay đều trải qua quá trình hình thanh phát triển, biến đổi nghĩa là là đều có một quá khứ, đều có một lịch sử. lịch sử mà chúng ta học lịch sử của xã hội loài người. ?-Có gì khác nhau giữa lịch sử một người và lịch sử xã hội loài người. Lịch sử một người lịch sử xã hội loài người. -Chỉ nói đến một người. -Rất hẹp, diễn ra trong thời gian ngắn nhất định: sinh, lão, bệnh, tử. -Nói đến nhiều người. -Rộng lớn, thời gian lâu dài. Không ngừng phát triển, là sự thay thế của 1 xã hội cũ bằng xã hội mới tiến bộ hơn, văn minh hơn. -Kết luận. -Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. -Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. HOẠT ĐỘNG 2 (13 PHÚT) *Mức độ kiến thức HS nắm được vị trí vai trò của môn lịch sử *Biện pháp thực hiện: trực quan, nêu vấn đề. -HS quan sát H1, SGK/3 ?Em hãy quan sát H 1 và so sánh xem lớp học ở H 1 so với lớp em có gì khác? -HS trả lời: ?Vì sao có sự khác nhau đó? -HS: sự khác biệt đó là do con người tạo 2.Học lịch sử để làm gì? -Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con GV: Nguyễn Thị Loan Trang2 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 ra. Ta có cần biết những thay đổi đó không? -HS: rất cần vì -GV: không phải ngẫu nhiên mà có những thay đổi mà như chúng ta thấy, vậy chúng ta cần tìm hiểu để biết và quí trọng. Học lịch sử là rất cần thiết. người và xã hội loài người trong quá khứ. -Hiểu được cội nguồn tổ tiên, biết được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông -Quí trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đả làm nên cuộc sống ngày nay. -Làm tốt nhiệm vụ của mình để đưa nước nhà tiến lên HOẠT ĐỘNG 3 (12 PHÚT) *Mục tiêu kiến thức: Nắm được các nguồn tư liệu để biết lịch sử *Biện pháp thực hiện: Trực quan, nêu vấn đề ?Em dực vào đâu để biết lịch sử của mình? -HS: +Dựa vào giấy khai sinh +Học bạ +Các giấy tờ khác ?Em biết được là nhờ vào đâu? -HS: chữ viết ghi lại ?Em biết được truyện sự tích 100 trứng nở trăm con con là nhờ đâu? H: Nghe kể lại. ?Quan sát H 2 , theo em có những chứng tích nào do người xưa để lại? Bia đá thuộc loại gì? (hiện vật) ?Đây là loại bia gì? (tiến sĩ) ?Tại sao em biết đó là bia Tiến sĩ? (chữ khắc trên bia) GV: Vào thời nhà Lý đã tổ chức thi cử để chọn quan lại người đổ cao được khắc trên bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám ghi lại tên tuổi, năm, quê quán…) 3.Dựa vào đâu để biết lịch sử. -Tư liệu chữ viết -Tư liệu truyền miệng -Tư liệu hiện vật. 4.Củng cố 2 Học sinh chọn câu đúng. 1.Lịch sử là gì? a.Là những gì diễn ra trong quá khứ b.Gồm những sự kiện của hôn may c.Những sự phát triển trong tương lai. d.Là những gì diễn ra trong quá khứ hiện tại tương lai. 2.Đặc điểm của lịch sử loài người GV: Nguyễn Thị Loan Trang3 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 a.Quá trình thay thế xã hội cũ bằng xã hội mới tiến bộ hơn. b.Hoạt động vô cùng phong phú, liên quan đến tất cả mọi người. c.Diễn ra trong thời gian lâu, phạm vi rộng d.Tất cả đều đúng. -Dựa vào đâu để em biết lịch sử. Đáp án: 1.a 2.d 5.Dặn dò 2 phút -Học bài, xem lại SGK trả lời câu hỏi trong sgk -Đọc bài 2, trả lời câu hỏi 1 SGK /6, 1-2 SGK/7 +Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Lịch nào có trước, lịch nào có sao? -Đem 1 tờ lịch lốc. RÚT KINH NGHIỆM GV: Nguyễn Thị Loan Trang4 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 Ngày soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tiết 2 BÀI 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ I.MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu -Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử -Thế nào là dương lịch, âm lịch, công lịch. -Biết cách ghi và tính năm tháng theo công lịch. 2.Tư tưởng, tình cảm: -Học sinh biết quý thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học. 3.Kỹ năng: -Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, khoảng cách giữa các thế kỉ với hiện tại. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: Một tờ lịch lốc. -HS: Đọc sách, chuẩn bị bài, 1 tờ lịch lốc. III.THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 1.Ổn định: 1 phút 2.Kiểm tra bài cũ: 5 phút Câu 1: Lịch sử cung cấp cho em những kiến thức gì? a.Biết được cội nguồn dân tộc. b.Biết được công lao của tổ tiên ta trong quá trình dựng nước, giữ nước. c.Biết tinh hoa của thế giới loài người. d.Tất cả a,b,c đúng. Câu 2: Muốn khôi phục lại quá khứ, khoa học lịch sử căn cứ vào: a.Những tác phẩm văn học nổi tiếng về lịch sử b.Lời kể của các cụ già. c.Các loại tư liệu lịch sử. d.Một bộ phim lịch sử nổi tiếng. Câu 3.Học lịch sử để làm gì? Câu 4: Dựa vào đâu để biết lịch sử. Đáp án 3.Giảng bài mới: 35 phút Chúng ta đã hiểu rõ: lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Tuy nhiên muốn hiểu rõ quá khứ ta cần phải xác định thời gian rõ ràng. từ thời nguyên thuỷ con người đã tìm cách ghi lại thời gian. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1 (12 PHÚT) GV: Nguyễn Thị Loan Trang5 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 *Mức độ kiến thức: Học sinh nắm được tầm quan trọng của việc xác định thời gian. Những yếu tố cần thiết phải xác định thời gian. *Biện pháp thực hiện: ?HS quan sát H 1 , H 2 SGK. Em biết trường làng và bia Tiến sĩ được dựng lên cách nay bao nhiêu năm không? ?Em có muốn biết bia Tiến sĩ được dựng vào thời gian nào không? -GV: Không phải các tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, các bia được dựng cùng một lúc mà có người đỗ trước, bia của của người này dựng trước có người đỗ sau bia sẽ được dựng sau. Vậy người xưa có cách tính thời gian. việc tính thời gian rất quan trọng. -HS đọc đoạn “Từ xưa … đừ đây? ?Vậy dựa vào đâu và bằng cách nào con người tính được thời gian? -HS: Dựa vào mặt trăng, mặt trời, trái đất. -GV: Thời cổ đại, người nông dân luôn phụ thuộc vào thiên nhiên. Trong canh tác họ luôn theo dõi và phát hiện ra quy luật của thời gian: hết ngày - đến đêm, mặt trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây. Nông dân Ai Cập cổ đại theo dõi phát hiện ra chu kỳ hoạt động của trái đất xung quanh mặt trời, một vòng là một năm. 1.Tại sao phải xác định thời gian? -Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử. -Để xác định thời gian, dựa vào: mặt trăng, mặt trời, trái đất. HOẠT ĐỘNG 2 (12 PHÚT) *Mức độ kiến thức: Hiểu được thế nào là âm lịch, dương lịch. *Biện pháp thực hiện: -Em hãy cho biết hiện nay trên thế giới có những cách tính lịch nào? -HS: Âm lịch, dương lịch. -GV: Âm lịch: Dựa vào sự di chuyển của mặt trăng xoay quanh trái đất 1 vòng là 1 mặt (360 ngày) 12 tháng. Năm nhuận là 13 tháng. 2.Người xưa đã tính thời gian như thế nào? -Người xưa phân thời gian thành: ngày, tháng, năm, chia thành giờ phút → sáng tạo ra lịch: Có 2 loại. +Âm lịch tính theo sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất. +Dương lịch: tính theo sự di chuyển của GV: Nguyễn Thị Loan Trang6 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 Dương lịch: Dựa vào sự di chuyển của trái đất xung quanh mặt trời (1 vòng) là 1 năm (365 ngày ¼ mỗi tháng có 30, 31 ngày. Riêng tháng 2 có 28 ngày. Dương lịch cứ 4 năm có 1 năm nhuận và 1 ngày vào tháng 2 có 29 ngày. -GV hướng dẫn HS xem âm lịch và dương lịch trên tờ lịch. -GV: Mỗi nước có cách làm riêng, có lịch riêng hoặc theo âm lịch hoặc theo dương lịch. trái đất quanh mặt trời. HOẠT ĐỘNG 3 (12 PHÚT) *Mức độ kiến thức: Học sinh nắm được: Lịch dùng chung cho Thế giời là công lịch. *Biện pháp thực hiện: -GV: Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các nước cũng ngày càng mở rộng thường xuyên. Nhu cầu thống nhất thời gian, một thức lịch được đặt ra. -GV: Lấy 1 ví dụ cho HS hiểu → HĐ3. GV: Người ta chọn Dương Lịch hoàn chỉnh là lịch chung - gọi là Công lịch. ?Công lịch được sáng tạo như thế nào? -HS: Công lịch được sáng tạo từ việc cải tiến Dương Lịch chính xác khoa học được dùng rộng rãi ở các nước trên Thế giới trong việc hành chính, ngoại giao, học tập. GV hướng dẫn HS xác định. 10 năm là 1 thập kỉ. 100 năm – 1 thế kỉ 1000 năm – 1 thiên niên kỉ. GV: HS xác định cách tính khoảng cách thời gian. 3.Thế giới cần có một thứ lịch chung hay không? -Lịch chung cho thế giới là Công lịch. -Công lịch là Dương lịch được cải tiến hoàn chỉnh, chính xác. -Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giêxu ra đời làm năm 1. 4.Củng cố 2 phút Câu 1: Muốn hiểu và dựng lại lịch sử người ta phải làm gì? a.Sắp xếp tất cả các sự kiện lại theo thứ tự thời gian. b.Phải tìm kiếm các tài liệu lịch sử. c.Phải đối chứng các tài liệu lịch sử. d.Phải nghiên, phải sắp xếp các tài liệu lịch sử. Câu 2: Cơ sở để xác định thời gian của người xưa bắt đầu từ đâu? a.Dựa vào các hiện tượng tự nhiên. GV: Nguyễn Thị Loan Trang7 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 b.Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng và Mặt Trời. c.Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời – Trái Đất. d.Dựa vào các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại và những hiện tượng này có Quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. -Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK. 5.Dặn dò 2 phút -Học bài, xem lại SGK trả lời câu hỏi trong sgk -Đọc trước bài Xã hội nguyên thuỷ. RÚT KINH NGHIỆM GV: Nguyễn Thị Loan Trang8 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 Ngày soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tiết 3 PHẦN I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI BÀI 3. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY I.MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1.Kiến thức: Hs nắm được. -Nguồn gốc loài người vá các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người tinh khôn. -Đời sống vật chất và tổ chức của người nguyên thuỷ. -Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã. 2.Tư tưởng, tình cảm: -Học sinh hiểu được vai trò quan trọng của lao động trong quá trình chuyển từ vượn người thành người nhờ quá trình lao động con người ngày càng hoàn thiện hơn, xã hội loài người ngày càng phát triển. 3.Kỹ năng: -Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hình ảnh. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: Tranh ảnh hiện vật về các công cụ lao động. -HS: Tập bài soạn. III.THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 1.Ổn định: 1 phút 2.Kiểm tra bài cũ: 5 phút Câu 1: Muốn hiểu và dựng lại lịch sử người ta phải làm gì? a.Phải sắp xếp tất cả các sự kiện lại theo thứ tự thời gian. b.Phải tìm kiếm các tài liệu lịch sử. c.Phải đối chứng các tài liệu lịch sử. d.Phải nghiên cứu, phải sắp xếp các tài liệu lịch sử. Câu 2: Cơ sở để xác định thời gian của người xưa bắt đầu từ đâu? a.Dựa vào các hiện tượng tự nhiên. b.Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng và Mặt Trời. c.Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời – Trái Đất. d.Dựa vào các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại và những hiện tượng này có Quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Câu 3: Thế giới dùng chung một loại lịch đó là gì? Câu 4: Một thiên niên kĩ có bao nhiêu năm? Đáp án Câu 1: a GV: Nguyễn Thị Loan Trang9 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 3.Giảng bài mới: 35 phút Xã hội loài người trãi qua năm hình thái kinh tế. Và xã hội nguyên thủy là hình thái xã hội đầu tiên. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1 (12 PHÚT) *Mức độ kiến thức: HS thấy được sự chuyển biến từ người vượn cổ thành người tối cổ và đời sống của họ. *Biện pháp thực hiện: Hs quan sát H. Em hãy phân biệt vượn cổ và người tối cổ. Vượn cổ Người tối cổ -Có dáng hình người -Xuất hiện cách nay hàng chục triệu năm. -Con người xuất hiện từ một động vật cao cấp cổ. -Vẫn còn dấu tích loài người nhưng người tối cổ đi hoàn toàn bằng 2 chân, 2 chi trước tự do, hộp sọ phát triển, biết sử dụng và chế tạo công cụ. ?Người tối cổ xuất hiện cách nay bao lâu? Vị trí tìm thấy? HS trả lời. HS quan sát H 3 SGK. ?Em hãy mô tả cuộc sống của người tối cổ? HS: Sống thành từng bầy, trong hang động. ?HS quan sát H 4 SGK, người tối cổ sống bằng nghề gì? HS: Sống bằng săn bắt, hái lượm, có công cụ lao động thô sơ. GV: Ngoài ra họ còn biết dùng lửa bằng cách cọ xát kết hợp với lá khô → lá bốc cháy. ?Em có nhận xét gì về cuộc sống của Người tối cổ. -Người tối cổ xuất hiện cách nay 4-3 triệu năm. -Địa điểm: miền Đông Châu Phi trên đảo Gia Va (Inđônêxia) gần Bắc Kinh Trung Quốc. -Đời sống: sống theo bầy (gồm vài chục người trong hang động, dưới mái đá) -Sống bằng nghề: Săn bắt, hái lượm, biết ghè đẽo công cụ thô sơ, biết dùng lửa. →Cuộc sống bấp bênh phụ thuộc vào tự nhiên. HOẠT ĐỘNG 2 (12 PHÚT) *Mức độ kiến thức: HS thấy được cuộc 2.Người tinh khôn sống như thế nào? GV: Nguyễn Thị Loan Trang10 Trường THCS Mường Trời [...]... Thị Loan Trang15 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 -Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? 5.Dặn dò 2 phút -Học bài -Chuẩn bị bài 5 +Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông? Các quốc gia này hình thành ở đâu? Thời gian nào? -Em hiểu như thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ RÚT KINH NGHIỆM GV: Nguyễn Thị Loan Trang 16 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm... bài 6: “Văn hóa cổ đại” +Nêu những thành tựu văn hóa của người phương Đông và người phương Tây? -Ở phương Đông có những công trình kiến trúc nào? Theo em thành tựu văn hóa nào còn sử dụng đến ngày nay -Sưu tầm tranh ảnh về các công trình kiến trúc thời cổ đại RÚT KINH NGHIỆM GV: Nguyễn Thị Loan Trang19 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 Ngày soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: 6C:... Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 5.Dặn dò 2 phút -Chuẩn bị ôn tập câu 1 đến 7 trang 21 RÚT KINH NGHIỆM -Giới thiệu thêm về số π ở chương trình sgk tin học 6 (Liên hệ thực tế) GV: Nguyễn Thị Loan Trang23 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 Ngày soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tiết 7 BÀI 7 ÔN TẬP I.MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1.Kiến thức: Hs nắm được -Các kiến thức cơ... lưu ý 5.Dặn dò 2 phút -Học bài -Chuẩn bị tiết sau làm bài tập +Xem lại tất cả các bài đã học +Xem kỹ bài cách tính thời gian trong lịch sử RÚT KINH NGHIỆM GV: Nguyễn Thị Loan Trang 26 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 Ngày soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tiết 8 PHẦN II LỊCH SỬ VIỆT NAM CHƯƠNG I BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA BÀI 8 THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA I.MỤC... thủy thời Hòa Bình Bắc Sơn +Em có suy nghĩa gì về việc chôn công cụ lao động theo người chết RÚT KINH NGHIỆM GV: Nguyễn Thị Loan Trang30 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 Ngày soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tiết 9 BÀI 9 ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA I.MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1.Kiến thức: Hs nắm được -Những ý nghĩa quan trọng của những đối mới trong đời... kim có nghĩa gì? RÚT KINH NGHIỆM GV: Nguyễn Thị Loan Trang33 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 Ngày soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tiết 10 CHƯƠNG II THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC BÀI 10 NHỮNG BIẾN CHUYỂN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ I.MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1.Kiến thức: Hs nắm được -Những chuyển biến lớn có ý nghĩa quan trọng của nền kinh tế nước ta -Công cụ cải tiến... GV: Quan hệ huyết thống người mẹ lớn tuổi đứng đầu Thị tộc mẫu hệ Đây là tổ chức xã hội đầu tiên HOẠT ĐỘNG 3 (10 PHÚT) *Mức độ kiến thức:Thấy được bước 3.Đời sống tinh thần phát triển về tinh thần của người nguyên thủy lúc bấy giờ GV: Nguyễn Thị Loan Trang32 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 *Biện pháp thực hiện: Hs quan sát H 26. 27 ?Theo em việc xuất hiện những đồ trang... gian, địa điểm những dấu tích tìm Thời Địa điểm Dấu tích – được ở giai đoạn đầu của người tinh gian công cụ khôn 3-2 -Mái đá Ngườm -Công cụ đá: *Biện pháp thực hiện: vạn (Thái Nguyên) Rìu có hình GV trải qua hàng chục vạn năm lao GV: Nguyễn Thị Loan Trang28 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 động, người tối cổ mở rộng địa bàn năm -Sơn Vi (Phú thủ rõ ràng sinh sống: Nghệ An, ... +Miêu tả cảnh làm rụông của người phương Đông qua hình 8 +Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? RÚT KINH NGHIỆM GV: Nguyễn Thị Loan Trang12 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 Ngày soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tiết 4 BÀI 4 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG I.MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1.Kiến thức: Hs nắm được -Sau khi xã hội nguyên thủy ta rã, xã hội có giai... ngày xưa so với ngày nay HS: Trình bày Cơ bản: Ngày nay áp dụng thành tựu GV: Nguyễn Thị Loan Trang14 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 khoa học kỹ thuật → năng su t cao Người nông dân không còn nộp thuế ?Để bảo vệ mùa màng, người nông dân phương Đông cổ đại phải làm gì? HS: trả lời ?Em có suy nghĩ gì khi lúa gạo làm ra ngày càng nhiều → thảo luận HS: Xã hội xuất hiện tư hữu, . soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tiết 2 BÀI 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ I.MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu -Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử -Thế. nguyên thuỷ. RÚT KINH NGHIỆM GV: Nguyễn Thị Loan Trang8 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 Ngày soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: 6C: Tiết 3 PHẦN I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI BÀI. gian nào? -Em hiểu như thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ. RÚT KINH NGHIỆM. GV: Nguyễn Thị Loan Trang 16 Trường THCS Mường Trời Giáo án lịch sử 6 Năm học 2011 – 2012 Ngày soạn: Ngày giảng: 6A: