1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án mĩ thuật

84 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 905 KB

Nội dung

Giáo án Mỹ thuật -1- Năm học 2009 - 2010 Tuần1- Tiết 1 Tháng 8 năm 2009 Bài 1. Vẽ trang trí CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I. Mục tiêu bài học: - Thông qua bài học , học sinh nhận ra vẻ đẹp của các hoạ tiết dân tộc Việt Nam (ở cả miền xuôi và miền ngược) - HS vẽ được một số hoạ tiết gần đúng mẫu và vẽ màu theo ý thích. - Trân trọng giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. II. Chuẩn bị: 1. Tài liệu tham khảo - SGVMT6 - Những mẫu trang trí đẹp - Hình minh hoạ hướng dẫn cách chép hoạ tiết dân tộc. + HS : Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập( chì , tẩy , màu , giấy hoặc vở vẽ) 2. Phương pháp dạy học. - Phương pháp quan sát ,vấn đáp, trực quan , thực hành. III. Tiến trình dạy học. 1.ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra đồ dùng dụng cụ học tập của học sinh , nhắc nhở HS cần chuẩn bị đầy đủ và mang tới lớp đúng lúc, đúng giờ học. 3. Bài mới. Trang trí làm đẹp hơn cho cuộc sống của con người , những đồ vật tưởng chừng như rất đơn giản thô sơ nhưng được trang trí bởi những hoạ tiết sáng tạo của con người lại trở lên phong phú, đẹp lạ kì. Bài học này sẽ giúp các em nhận dạng được những hoạ tiết trang trí dân tộc và biết cách áp dụng vào các bài trang trí của mình. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Thiết bị tài liệu a. Hoạt động 1 b. Hướng dẫn quan sát, nhận xét. - Hãy quan sát vào các hình ảnh trong SGK , từ đó rút ra kết luận thế nào là hoạ tiết ? - Hãy liên tưởng tới những hình ảnh từ thực tế và so sánh với những hoạ tiết đã xem và phân biệt sự khác nhau. 1. Quan sát, nhận xét. - QS hình ảnh - Là những hình ảnh như : cây cối , hoa , lá, convật, sóng, mây, những hình khối -Hoạ tiết trang trí dựa trên những hình ảnh ở thiên nhiên, có thể đã được đơn giản đi nhiều lần hoặc làm cho cầu kì hơn so với mẫu ngoài thực tế. -Những hình ảnh hoạ tiết trang trí trong sgk, những mẫu tr tr khác Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú Giáo án Mỹ thuật Năm học: 2009 - 2010 - Theo em thế nào là hoạ tiết tr trí dân tộc? Có khác gì so với những hoạ tiết tr trí khác? - E thường thấy những hoạ tiết tr trí dân tộc được tr trí ở đâu? Vậy có thể hiểu : Hoạ tiết trang trí dân tôc là những hình ảnh trang trí mà chủ yếu là hình hoa, con vật đặc trưng của dân tộc: (sen , cúc, rồng, sư tử, trâu ) Hoạt động 2.Hướng dẫn cách vẽ - Làm thế nào để vẽ được những hoạ tiết cho giống với mẫu ? - Phải quan sát cho kĩ để tìm ra đặc điểm , hình dáng của mẫu . - Không nên vẽ tuỳ tiện mà phải qui hoạ tiết về những hình cơ bản như : tam giác , tròn, vuông, bán nguyệt - Phác khung hình , kẻ đường trục. - Phác hình bằng các nét thẳng , không nên vẽ giống ngay. - Nhìn mẫu và điều chỉnh cho giống , sưả hình cho giống và vẽ màu theo ý thích. - Hoạ tiết tr trí dùng để tr trí cho đồ vật , cho một bộ phận nào đó của đồ vật đó với những mẫu tr trí thường đa dạng , hiện đại. - Hoạ tiết tr trí dân tộc thường là những h/ảnhư : mây, sóng , hoa cúc , hoa sen, chim hạc, rồng , phượng, ngọn lửa đó là những mẫu hoạ tiết cổ và thường không đựơc sử dụng rộng rãi. - Được tr trí nhiều ở mái chùa , cột đình , chùa ,miếu, lăng mộ , bia đá , cung đình 2. Cách vẽ. + B1: Quy hoạ tiết về hình cơ bản . + B2: Phác khung hình và kẻ trục đối xứng để vẽ hoạ tiết cho cân đối. +B3: Vẽ hình bằng những đường cơ bản (phác hình) Hình minh hoạ các bước , GV thao tác các bước mẫu trên bảng ở một hoạ tiết cụ thể. - Một số bài vẽ hoạ tiết tr trí của học sinh lớp trước . Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú 2 Giáo án Mỹ thuật Năm học: 2009 - 2010 c. Hoạt động 3. Hướng dẫn hs TH - GV yêu cầu : hãy chọn những mẫu hoạ tiết trong sgk mà em thích và vẽ vào vở vẽ, tô màu theo ý thích. - Kích thước lớn hơn mẫu trong sgk 3 lần, sắp xếp hình ảnh sao cho cân đối với giấy(không lệch trên , dưới , phải, trái so với mép giấy) - Làm bài theo đúng trình tự các bước như hướng dẫn, không nên vẽ theo cách vẽ tự nhiên , không in hình. +B4: Hoàn thiện hình và vẽ màu. 3. Thực hành - Chọn hình và vẽ vào vở vẽ / giấy, - Vẽ theo đúng các bước và vẽ màu tuỳ ý. 4. Củng cố : -GV nhận xét một số bài vẽ của hs , treo bài vẽ , gợi ý để học sinh khác nhận xét về bài vẽ của bạn trên cơ sở tìm những ưu điểm và những gì chưa được để hs khác tự rút ra kết luận cho bài của mình. - Nhắc nhở về ý thức làm bài trong lớp của hs, yêu cầu sưu tầm thêm những mẫu hoạ tiết tr trí dân tộc và vẽ vào vở / giấy nếu muốn . 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm tiếp bài nếu trên lớp chưa xong . - Đọc và nghiên cứu bài 2. …………………………. Tuần 2 . Tháng 8 năm 2009 Tiết 2 Bài 2 .Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI CỔ ĐẠI I.Mục tiêu bài học - HS củng cố thêm kiến thức về lịch sử việt nam vào thời kì cổ đại. - Hiểu thêm giá trị thẩm mĩ của người việt cổ thông qua các sản phẩm mĩ thuật. - Trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông để lại. II.Chuẩn bị. Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú 3 Giáo án Mỹ thuật Năm học: 2009 - 2010 1. GV: SGV, tranh bài 2 (ĐDDH), mĩ thuật - lược sử mĩ thuật ( giáo trình THCS.) Các hình ảnh sưu tầm về MT Việt Nam thời cổ đại. 2. HS : sưu tầm tư liệu và hình ảnh về bài học . 3. Phương pháp dạy học: - Trực quan , vấn đáp , làm việc theo nhóm. III.Tiến trình dạy học. 1.ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ - Hãy cho biết hoạ tiết trang trí là gì, hoạ tiết tr trí dân tộc khác như thế nào? - Nhận xét một số bài vẽ của bạn, đánh giá của em về bài của bạn. - Nhận xét , đánh giá chung của gv. 3. Bài mới. Việt Nam được biết đến là một trong những cái nôi của sự phát triển loài người, lịch sử dân tộc gắn liền với sự phát triển của lịch sử mĩ thuật dân tộc đó . Hãy cùng tìm hiểu về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại có những nét gì đặc sắc. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Thiết bị tài liệu a. hoạt động 1.Tìm hiểu một vài nét lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại ?Em biết gì về thời kỳ cổ đại *Tìm hiểu Tk đồ đá: -Cuộc sống của người nguyên thuỷ được cải tiến dần bằng những công cụ hết sức thô sơ.Đó chính là sản phẩm đầu tiên của nền ngệ thuật. ?Hãy quan sát h/a trong sgk,và cho biết: hiện vật ở thời kỳ đồ đá gồm những gì, ở đâu? -Giai đoạn đồ đá chia thành 2 thời kì: Đồ đá cũ, đồ đá mới, hãy cho biết sự khác biệt giữa 2 tk này? 1.Tìm hiểu một vài nét về lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại - Đây là thời kỳ khởi đầu cho các thời kỳ tiếp theo. - Tk cổ đại cách ngày nay hàng triệu năm, chia thành 2 giai đoạn: +T k đồ đá +Tk đồ đồng Các hình khắc mặt người trên đá ở hang Đồng Nội, những viên đá cuội khắc hình mặt người (Na Ca- Thái Nguyên) - Đồ đá cũ: vẫn là quá trình nguyên thuỷ , thô sơ. Đồ đá mới : với kĩ nghệ mài công cụ đá ngày càng hoàn thiệnvà đã chế tác ra đồ gốm. + Thời kì đồ đồng Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú 4 Giáo án Mỹ thuật Năm học: 2009 - 2010 • Tìm hiểu thời kì đồ đồng. -Trong quá trình phát triển và tiến hoá của loài người, con người nguyên thuỷ từng bước chinh phục đồng bằng, lập làng trù phú, xd xhội văn minh chính là khi họ biết đến đồ đồng. - Nghiên cứu sgk cho biết thời kì này chia làm mấy giai đoạn? ? Đỉnh cao ở thời kì đồ đồng được biểu hiện qua sản phẩm nào mà em biết? b.Hoạt động 2: Tìm hiểu những hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội(Thời kì đồ đá) ? Hãy cho biết qua hình ảnh trong sgk, người cổ đại dùng những nét khắc trên đá, hang động nhằm mục đích gì? - Em thấy gì qua những hình ảnh đó? Bằng những chất liệu và công cụ hết sức thô sơ,người cổ đạiđã vô tình để lại những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tr trí đầu tiên trên đá , hang động để gửi gắm tình cảm của mình trên đó. - Nét vẽ còn thô sơ nhưng cách sắp xếp bố cục cân xứng , có sự hài hoà, hợp lí cho người xem. c.hoạt động 3. tìm hiểu một vài nét về nghệ thuật thời kì đồ đồng ? Sự xuất hiện đồ đồng có tác dụng gì đối với cuộc sống của con người? - Hãy cho biết các hiện vật còn lưu giữ được ở thời kì này? - Chia làm 4 giai đoạn: - Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn - Trống đồng Đông Sơn, tiêu biểu cho văn hoá Đông Sơn, đã đạt tới đỉnh cao ở nghệ thuật trang trí. 2.Tìm hiểu những hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội(thời kì đồ đá) - Mục đích của những hình ảnh đó là : thông qua những hình vẽ con người giao tiếp với nhau, truyền đạt thông tin với nhau, gửi gắm tâm tư , tình cảm vui , buồn , cáu giận 3.Tìm hiểu một vài nét về nghệ thuật thời kì đồ đồng. - Làm thay đổi cơ bản Xh Việt Nam , đó là sự chuyển dịch từ hình thái XH nguyên thuỷ sang hình thái Xh văn minh. - Các công cụ sản xuất:Rìu, thạp, dao găm, trống đồng - Được tr trí bằng những hoa văn tinh tế: chim lạc, hoa dây, sóng nước, hoa cúc, các hoạt động của con người cũng được chọn lọc Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú 5 Giáo án Mỹ thuật Năm học: 2009 - 2010 -Đặc điểm chung của đồ vật ở thời kì này là gì? - Dựa vào hả Trống đồng Đông Sơn hãy cho biết vẻ độc đáo của nó? Với các hình khối cơ bản kết hợp với nhau (Hình tròn, hình trụ) tạo thành thể thống nhất được tr trí đẹp mắt với cách lựa chọn hoạ tiết hết sức tinh tế. - hoạt động chủ đạo trong các hoạ tiết là hình ảnh con người với nhiều hoạt động khác nhau làm hoạ tiết ttrí. + Sự độc đáo ở cách thể hiện một công cụ truyền âm thanh với bố cục chia làm 2 phần: - Mặt trống : Hình tròn với những hình đồng tâm được trtrí ngôi sao nhiều cánh ở chính giữa , hoa văn trang trí là : chim hạc, những hoạt động cuả con người trong quá trình lđ, sản xuất(giã gạo, chèo thuyền, bắn cung tên, múa ) - Thân trống : Hình trụ, tang trống cũng được tt với những hình ảnh là các hoạt động của con người. 4.Củng cố - Thời kì cổ đại chia làm mấy giai đoạn ? mỗi giai đoạn lấy dẫn chứng bằng những hiện vật cụ thể? - Tại sao nói trống đồng Đông Sơn không chỉ là nhạc cụ tiêu biểu mà còn là tác phẩm nghệ thuật độc đáo của MTVN 5.Hướngdẫnvềnhà - Học và trả lời các câu hỏi trong sgk - Chuẩn bị cho bài sau vẽ theo mẫu ………………………. Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú 6 Giáo án Mỹ thuật Năm học: 2009 - 2010 Tuần 3 Tháng 9 năm 2009 Tiết 3 Bài 3. Vẽ theo mẫu SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN I . Mục tiêu bài học - Học sinh hiểu được những điểm cơ bản của luật xa gần. - Biết vận dụng luật xa gần để quan sát, nhận xét hình ảnh trong các bài vẽ tranh, theo mẫu. II.Chuẩn bị 1.Tài liệu tham khảo - Luật xa gần và giải phẫu tạo hình ( giáo trình đào tạo gv THCS) - SGV, sgk mĩ thuật lớp 6 2.Đồ dùng dạy học - Một số tranh ảnh có lớp cảnh xa gần rõ rệt(Biển, con đường taù, hàng cây, nhà cửa ) - Một số hình hộp , hình trụ - Học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành 3. Phương pháp dạy học - quan sát, trực quan, vấn đáp , thực hành. III. Tiến trình dạy học 1.Ôn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ ? Tại sao nói mĩ thuật ra đời và phát triển cùng lịch sử loài người? ? Hãy nêu giá trị nghệ thuật của hiện vật trống đồng Đông Sơn? 3. Bài mới - Mọi vật luôn thay đổi khi nhìn theo xa gần , chúng ta sẽ tìm hiểu về lxg để thấy được sự thay đổi của mọi vật trong không gian để vẽ đúng và đẹp hơn. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Thiết bị tài liệu a.Hoạt động 1. Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét - GV giới thiệu, hướng dẫn hs quan sát các hình trong sgk. ? Em có nhận xét gì về những hàng cột , đường ray , những pho tượng? - gv tiếp tục cho hs quan sát những hàng cây, hàng cột điện qua tranh minh hoạ trong sgk. ? Hãy cho biết ngoài thực tế những 1. Quan sát nhận xét -Những hình ảnh ở phía trước: nhìn thấy cao , to, rõ ràng -những hả ở phía sau: nhìn thấy thấp, bé ,nhỏ ,mờ dần, khoảng cách giữa chúng ngày càng thu ngắn lại và cuối cùng như tụ lại tại 1 điểm. -Thực tế không phải như vậy , phụ thuộc vào độ cao, thấp, ngắn Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú 7 Giáo án Mỹ thuật Năm học: 2009 - 2010 hả đó có phải theo qui luật +gần: to, cao, rõ +xa: nhỏ,thấp , bé, mờ? Trong không gian có nhiều hình ảnh , mắt chúng ta không bao quát hết đượcmà sẽ có điểm giới hạn hết tầm mắt, khoảng cách trong tranh khác k/c ngoài thực tế. b.Hoạt động 2.Giới thiệu đường tầm mắt và điểm tụ + Đường tầm mắt(Đường chân trời) -Xác định ranh giới giữa trời - đất, trời- biển trong những hình ảnh ở sgk? - Nhận xét gì về vị trí của những đường thẳng này? Đường thẳng giao nhau của những hình ảnh trong tự nhiên mà mắt thường nhìn thấy thì đó là đường chân trời , hay đương tâm mắt. - Có đường tầm mắt trên cao : Khi ta ngước nhìn lên trên, - ĐTM ở dưới thấp: Khi vật ở dưới mắt của người nhìn. - ĐTM vị trí nằm ngang : khi vật nằm ngang tầm với mắt + Điểm tụ Quan sát hình 4, 5 ? Đối với những vật ở dưới đtm thì những đường thẳng // với mặt đất có hướng nhtn ? - Đối với vật ở trên đtm thì những đường thẳng // với mặt đất sẽ có hướng nhtn? - Và đối với vật ở ngang đtm? d. hoạt động 3.Hướng dẫn thực hành . ,dài của vật chứ không phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần. *Khi vẽ tranh cần chú ý nguyên tắc sau: + Gần : To. Xa: nhỏ + Gần : Rõ . Xa : mờ + Gần : cao, Xa thấp + vật ở gần che khuất vật ở xa + hình dáng các vật cũng thay đổi khi nhìn ở các góc độ , vị trí khác nhau.trừ hình cầu. 2. Đường tầm mắt và điểm tụ - Xđịnh những đường thẳng phân chia ranh giới giữa trời,đất, trời, biển. - Đều có thế // với mặt đất, bầu trời , biển - Vị trí của ĐTM có thể cao, thấp , ngang so với mẫu tuỳ theo vị trí quan sát của ngươi nhìn. -những đường // với mặt đất lúc đó sẽ có hướng đi lên gặp nhau tại đtm. - có hướng chạy xuống đtm. - Hướng ngang với đtm. 3. thực hành. - quan sát mẫu ở các vị trí khác nhau. - Tìm đặc điểm của hình hộp khi ở các vị trí đó. - Vẽ hình hộp ở 3 vị trí - GV vẽ hình minh hoạ về ĐTM ở các vị trí khác nhau(vật là cái cốc ) Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú 8 Giáo án Mỹ thuật Năm học: 2009 - 2010 - quan sát một số hình hộp ở các vị trí khác nhau so với đường tầm mắt. - nhận xét các cạnh // của hộp, ở các vị trí khác nhau thì mặt hộp thay đổi như thế nào? - thực hành vẽ hình hộp ở 3 vị trí vào giấy. khác nhau so với đtm vào giấy/vở bt. 4. Củng cố. - GV hướng dẫn hs cách nhận xét về hình ảnh ở xa, gần,vật ở trên đtm, dưới đtm, ngang đtm, nhận xét một số hình vẽ của hs. - Động viên, khen thưởng những hs có ý thức làm bài nghiêm túc, nhắc nhở những hs còn chưa có ý thức tự giác. 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập quan sát và vẽ hình vật ở các vị trí khác nhau so với tầm mắt. - Vẽ hình cái ca, cốc và quả ở các vị trí đã học. Tuần 4: Tháng 9 năm 2009 Bài 4: Vẽ theo mẫu CÁCH VẼ THEO MẪU. I.MỤC TIÊU BÀI HỌC - Học sinh hiểu được thế nào là vẽ theo mẫu và cách tiến hành một bài vẽ theo mẫu. - HS vận dụng những hiểu biết chung về phương pháp vẽ theo mẫu vào bài vẽ của mình . - Hình thành cho hs cách nhìn , cách làm việc khoa học. II.CHUẨN BỊ 1. Tài liệu tham khảo. -Phương pháp giảng dạy MT(chương vẽ theo mẫu)-Nguyễn quốc Toản - SGK, sgv 2. Phương tiện dạy học - Mẫu : ca, bát, hộp vuông - Một số bài vẽ của học sinh lớp trước - HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú 9 Giáo án Mỹ thuật Năm học: 2009 - 2010 3.Phương pháp dạy học - Trực quan , vấn đáp, thực hành theo nhóm. III.Tiến trình dạy học 1.Ôn định tổ chức 6A 6B 2. kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập và chấm một số bài vẽ về nhà của hs. - Nhận xét về sự chuẩn bị dụng cụ, học làm bài ở nhà. 3.Bài mới. Hoạt động của thày Hoạt động của trò Thiết bị tài liệu a.hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm vẽ theo mẫu - GV vẽ một vài hả lên bảng sau khi đã đặt mẫu: 1 quả hồng, 1cái ca.(vẽ một quả hồng và quai ca) ? Vẽ từng bộ phận , từng vật như vậy đã đúng chưa? vì sao? -GV hướng dẫn hs quan sát tiếp hình 1(sgk). Hãy cho biết vì sao các hình vẽ này cùng vẽ 1 cái ca nhưng lại không giống nhau, đồng thời gv cầm ca đặt ở những vị trí đó để hs quan sát. - Miệng ca là hình tròn nhưng ở các vị trí cao, thấp có thể nhìn thấy là hình elíp, nét cong hay thẳng - Thân ca khi thấp, cao ? Thế nào là vẽ theo mẫu: Hoạt động 2:Tìm hiểu cách vẽ theo mẫu + Quan sát,nhận xét mẫu 1Khái niệm : Vẽ theo mẫu -vẽ như vậy chưa đúng vì có thể bài vẽ sẽ sai về tỉ lệ, không đúng hình. -Hình không giống nhau vì người vẽ nhìn ở các vị trí khác nhau. ở các vị trí cao, thấp khác nhau, hình vẽ có thể thay đổi về hình dáng, kích thước của vật. -Là mô phỏng lại vật mẫu có ngay trước mắt, bằng hình vẽ để diễn tả lại hình dáng, đặc điểm, cấu tạo,màu sắc của vật mẫu. -Hình 1b : Cao, hẹp ngang -Hình 1c: Miệng rộng, sai lxg. -Hình1d: miệng rộng , thân thấp, hợp lí , đúng góc độ nhìn từ trên cao -Hình e: tỉ lệ , kích thước đúng , hvẽ thuận mắt, đẹp so với các hình còn lại. II. Cách vẽ. Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú 10 [...]... Tiết 12 Tháng 11 năm 2009 Bài 12: Thường thức mĩ thuật MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÍ Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú Giáo án Mỹ thuật 31 Năm học: 2009 - 2010 I Mục tiêu bài học: - HS hiểu biết thêm về nghệ thuật đặc biệt là mĩ thuật thời Lý - HS sẽ nhận thức đầy đủ hơn vẻ đẹp của một số công trình , sản phẩm mĩ thuật thời Lý - Hs biết trân trọng và yêu quý nghệ thuật thời... chung về mĩ thuật thời Lý Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú Giáo án Mỹ thuật 21 Năm học: 2009 - 2010 - HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, trân trọng, yêu quý những di sản văn hoá của cha ông để lại và tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc II Chuẩn bị 1 Tài liệu tham khảo: + Lịch sử 6,7 + lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học +Một số tranh ảnh về hiện vật thuộc mĩ thuật. .. cho nghệ thuật phát triển, thời kì này đã có nhiều công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ đặc sắc ra đời - Mở rộng giao lưu với các nước láng giềng , kinh tế, xã hội , vhnt phát triển b Hoạt động 2.Hướng dẫn hs tìm hiểu 2 Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật Lý khái quát về mĩ thuật Lý ? Thông qua các hình ảnh minh họa + Nghệ thuật kiến trúc trong sgk hãy cho biết thời Lý có các + Nghệ thuật điêu... -Dựa vào mẫu điều chỉnh hình vẽ sao cho giống mẫu + B4 : Vẽ đậm nhạt bằng chì -Quan sát ánh sáng chiếu lên vật mẫu rồi phác các mảng đậm nhat khác nhau -Dùng chì diễn tả ánh sáng bằng cách đi nét mềm, cứng, thẳng , cong tuỳ theo hình dáng của vật mẫu,và tuỳ thuộc vào chất liệu GV: Nguyễn Hữu Phú Giáo án Mỹ thuật 12 sánh độ đậm của các mẫu với nhau, độ nhạt giữa chúng để diễn tả đúng chất liệu( gỗ khác... cố - đánh giá kết quả học tập của hs: - gv gợi ý cho hs quan sát nhận xét bài vẽ của một số bạn trong lớp về bố cục , nét vẽ , hình vẽ - Gv nhận xét, đánh giá , chốt lại những ý đúng và cho điểm 5 Hướng dẫn về nhà - Không tự điều chỉnh mẫu hoặc sửa hình , đánh bóng nếu không có mẫu - Chuẩn bị cho bài sau ………………………………… Tuần 8 Tiết 8 Tháng 10 năm 2009 Bài 8: Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI... tiêu biểu cho nghệ thuật tt của Lý dân tộc Việt Nam 4 Củng cố - Hãy nêu đặc điểm chung của mĩ thuật thời Lý? GV nhận xét về câu trả lời của hs và củng cố nội dung bài học + Các công trình kiến trúc đều có qui mô to lớn được đặt ở những nơi có địa thế đẹp , thoáng đãng + Điêu khắc, trang trí và đồ gốm đã phát huy được nghệ thuật truyền thống kết hợp với tinh hoa nghệ thuật cuả các nước láng giềng nhưng... Nghệ thuật kiến trúc trong sgk hãy cho biết thời Lý có các + Nghệ thuật điêu khắc trang trí loại hình nghệ thuật nào phát triển? + Gốm, một số tác phẩm hội hoạ ? Tại sao khi nhắc tới mĩ thuật Lý, - Thời kì này Phật giáo là quốc chúng ta lại đề cập nhiều về nghệ thuật giáo, do vậy kiến trúc phật giáo kiến trúc và kiến trúc cung đình phát triển * Kiến trúc kinh thành: rực rỡ + GV yêu cầu các tổ ( hoặc... Tài liệu tham khảo - Mĩ thuật và mĩ thuật học( chương mĩ thuật thời Lý) - Những bài viết về chùa Một Cột, tượng Phật A-di- đà, Rồng, gốm thời Lý 2 Đồ dùng dạy học - Hình ảnh trong sgk, và bộ đồ dùng dạy học - Tạp chí Xưa và nay với những bài viết về nội dung khai quật hoàng thành Thăng Long + HS sưu tầm nhũng tranh, ảnh có liên quan tới bài học, những bài viết về các công trình nghệ thuật thời Lý 3 Phương... trong sáng , lặng lẽ đầy nữ tính nhưng không mất đi vẻ trầm mặc của Phật c Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật Trường THCS Châu Hoàn 3 Tìm hiểu nghệ thuật trang trí: con Rồng thời Lí - Rồng là hả biểu trưng cho quyền lực tối cao của vua - ở mỗi thời kì thì hả rồng lại thay đổi, rồng thời lý là sản phẩm của GV: Nguyễn Hữu Phú Giáo án Mỹ thuật 34 Năm học: 2009 - 2010 trang trí : con Rồng thời Lí sáng tạo... tộc 5 Hướng dẫn về nhà - Học và trả lời các câu hỏi trong sgk Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú Giáo án Mỹ thuật - 23 Năm học: 2009 - 2010 Chuẩn bị cho bài học sau Tuần 9 Tiết 9 Tháng 10 năm 2009 Bài 9: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI HỌC TẬP I Mục tiêu bài học - HS thể hiện được tình cảm yêu mến thầy cô giáo, bạn bè trường lớp qua tranh vẽ - Luyện cho hs khả năng tìm bố cục theo nội dung chủ đề - HS vẽ . trị thẩm mĩ của người việt cổ thông qua các sản phẩm mĩ thuật. - Trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông để lại. II.Chuẩn bị. Trường THCS Châu Hoàn GV: Nguyễn Hữu Phú 3 Giáo án Mỹ thuật Năm. chỉnh mẫu hoặc sửa hình , đánh bóng nếu không có mẫu. - Chuẩn bị cho bài sau. …………………………………. Tuần 8 Tháng 10 năm 2009 Tiết 8 Bài 8: Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ(1010-1225) I.Mục. Hữu Phú 3 Giáo án Mỹ thuật Năm học: 2009 - 2010 1. GV: SGV, tranh bài 2 (ĐDDH), mĩ thuật - lược sử mĩ thuật ( giáo trình THCS.) Các hình ảnh sưu tầm về MT Việt Nam thời cổ đại. 2. HS : sưu tầm

Ngày đăng: 20/10/2014, 16:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình minh  hoạ các  bước , GV  thao tác các  bước mẫu  trên bảng   ở một hoạ  tiết cụ thể. - Giáo án mĩ thuật
Hình minh hoạ các bước , GV thao tác các bước mẫu trên bảng ở một hoạ tiết cụ thể (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w