Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex
Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Bản chất cốt lõi của phát triển kinh tế là sự phát triển của hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới, sự phát triển này gắn với quá trình lưu chuyển tiền tệ, điển hình là hoạt động thanh toán quốc tế. Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới vào năm 2007 Việt Nam đã và đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ tới xuất nhập khẩu của Việt Nam, không chỉ trên khía cạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường mà còn về vấn đề rủi ro trong thanh toán quốc tế với bạn hàng nước ngoài. Trong thời kỳ khủng hoảng, các quốc gia tăng cường thắt chặt tín dụng, các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu hàng của Việt Nam và phải chờ hàng được bán xong thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể nhận tiền. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước lại thiếu kinh nghiệm, lúng túng trong hoạt động thanh toán quốc tế, dẫn đến những thiệt hại rất lớn đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bởi vậy, việc hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu – những đơn vị trực tiếp tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là hết sức quan trọng để tiến tới giảm thiểu những rủi ro không đáng có. V-Coalimex là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu than với giá trị xuất khẩu hàng chục triệu USD một năm. Từ năm 2005, cùng với việc chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phan trực thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Than Khoáng Sản Việt Nam, hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng phát triển, đánh dấu bằng việc tăng lên đáng kể của kim ngạch xuất khẩu cũng như hoạt động thanh toán xuất khẩu. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, khi rất nhiều các doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phá sản thì vấn đề hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán xuất khẩu nói riêng của V-Coalimex trở nên hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh làm cơ sở cho tăng trưởng ổn định, bền vững. Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: TMQT 1 Chun đề thực tập Được sự giúp đỡ của ThS Nguyễn Thị Liên Hương và các cơ chú trong phòng nghiệp vụ 5, tơi đã lựa chọn đề tài tài “Hồn thiện hoạt động thanh tốn xuất khẩu tại V-Coalimex” để nghiên cứu và viết chun đề tốt nghiệp. Chun đề bao gồm các nội dung sau: Chương I : KHÁI QT VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN V-COALIMEX ChươngI : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN XUẤT KHẨU TẠI V - COALIMEX ChươngIII: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TỐN XUẤT KHẨU TẠI V-COALIMEX Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: TMQT 2 Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN V-COALIMEX 1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1. Thông tin chung V- Coalimex là một công ty cổ phần, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ), sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước. Sau đây là một vài nét cơ bản về công ty: - Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Than -TKV - Tên viết tắt : V-Coalimex - Tên tiếng Anh: Vinacomin- Coal Import Export Joint Stock Company - Biểu tượng của công ty: - Trụ sở: 47 phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Điện thoại: (04) 39424634 - Fax: (04) 39422350 - Email: coalimex@fpt.vn - Website: www.coalimex.vn - Giấy CN ĐKKD: số 0103006588 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 25/1/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 23/3/2009 - Vốn điều lệ: 48.275.600.000 (Bốn mươi tám tỷ hai trăm bảy lăm triệu sáu trăm nghìn đồng) Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: TMQT 3 Chuyên đề thực tập 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty V-Coalimex đã trải qua bề đày hơn 25 năm hoạt động. Lịch sử đó được chia thành 3 thời kỳ, mỗi thời kỳ đánh dầu từng bước xây dựng, phát triển và đổi mới không ngừng của công ty, phù hợp với sự thay đổi của đất nước và phát triển ngành công nghiệp Than. Thời kỳ từ năm 1982 đến năm 1984 Công ty được thành lập từ ngày 01/01/1982 trên cơ sở chuyển Công ty Vật tư trực thuộc Bộ Điện Than thành Công ty xuất nhập khẩu Than và Cung ứng vật tư ( Coalimex) trực thuộc Bộ Mỏ và Than, sau đó trực thuộc Bộ Năng Lượng, nay là Bộ Công Thương với nhiệm vụ chính là: Xuất khẩu than, nhập khẩu, cung ứng thiết bị, hóa chất Thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2004 Sau khi Tổng công ty Than được thành lập ngày 10/10/1994 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Ngày 01/04/1995, Bộ Năng Lượng ra quyết định số 137NL/TCCB chuyển Công ty xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư về trực thuộc tổng công ty Than Việt Nam, Ngày 25/12/1996 Công ty được đổi tên là Công ty xuất nhập khẩu than và hợp tác quốc tế, tên giao dịch viết tắt là “Coalimex” được giữ nguyên. Trong thời kỳ này ngành nghề chính của công ty vẫn được duy trì, tuy nhiên theo cơ cấu tổ chức mới. Công ty giảm nhiệm vụ gia công đặt hàng trong nước và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp nhưng được bổ sung nhiệm vụ Xuất khẩu lao động. Thời kỳ từ năm 2005 đến nay Thời kỳ chuyển đổi hình thức sở hữu vốn của công ty. Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo quyết định số 149/QĐ- BCN ngày 01/12/2004 của Bộ Công nghiệp, Nhà Nước (đại diện là Tập Đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: TMQT 4 Chuyên đề thực tập Nam) giữ cổ phần chi phối. Với tên gọi là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Than Việt Nam Từ ngày 01/01/2007, công ty đổi tên thành công ty cổ phần xuất nhập khẩu Than - TKV Tiếp tục kế thừa các nhiệm vụ truyền thống, công ty mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, liên kết đầu tư xây dựng các công trình, văn phòng cho thuê…. 2. Chức năng , nhiệm vụ của công ty 2.1. Chức năng công ty bao gồm: - Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác: than mỏ, các sản phẩm chế biến từ than, thiết bị, phương tiện vận tải, xe máy phụ tùng, vật tư các loại, khoáng sản, kim khí, nguyên nhiên liệu, vật liệu, hóa chất, hàng công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, đồ uống: rượu bia các loại, thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến, thiết bị viễn thông, điện tử, hàng điện máy, điện lạnh. - Tư vấn du học nước ngoài - Dịch vụ cho thuê thiết bị, máy móc, ký gửi hàng hóa - Kinh doanh địa ốc, văn phòng cho thuê - Dịch vụ vận tải hàng hóa - Hoạt động xuất nhập khẩu lao động - Đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài - Kinh doanh, xuất nhập khẩu cát đã qua chế biến - Sản xuất, chế biến than mỏ và các khoáng sản khác - San lấp mặt bằng - Kinh doanh các mặt hàng nông sản Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: TMQT 5 Chuyên đề thực tập - Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, thủy hải sản. - Kinh doanh Nitrat Amon hàm lượng cao 2.2. Nhiệm cụ của công ty : - Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ, kể cả xuất nhập khẩu tự doanh cũng như uỷ thác và các kế hoạch có liên quan. - Tự tạo nguồn vốn, quản lý khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả, nộp ngân sách Nhà nước. - Tuân thủ các chính sách, các chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch quốc tế do Nhà nước ban hành. - Nâng cao chất lượng mặt hàng sản xuất, gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. - Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. - Làm tốt các công tác xã hội. 3. Cơ cấu tổ chức của công ty Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: TMQT 6 Chuyên đề thực tập Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của V-Coalimex (Nguồn: V-Coalimex) - Đại hội đồng cổ đông : Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty,… - Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: TMQT 7 Chuyên đề thực tập định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 3 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên không quá 05 năm. Hội đồng quản trị công ty gồm : + Ông Phạm Minh Châu - Chủ tịch Hội đồng quản trị + Ông Phạm Hồng Khanh - Ủy viên Hội đồng quản trị + Ông Nguyễn Anh Đức - Ủy viên Hội đồng quản trị - Ban Giám đốc: Ban Giám đốc của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Than – TKV gồm 03 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, Điều lệ Công ty. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Ban Giám đốc gồm: + Ông Phạm Hồng Khanh – Giám đốc công ty + Ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Giám đốc công ty + Ông Nguyễn Anh Đức – Phó Giám đốc công ty - Phòng Kế Toán Tài Chính: Có nhiệm vụ thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của nhà nước về chuẩn mực, nguyên tắc kế toán…, đồng thời theo dõi phản ảnh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan và điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh, đảm bảo vốn được quay vòng nhanh và có hiệu quả nhất. Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: TMQT 8 Chuyên đề thực tập - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý các vấn đề liên quan tới nhân sự của công ty như sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực cho các bộ phận đồng thời tổ chức các khóa huấn luyện đào tạo nhân viên để nâng cao nghiệp vụ khi cần thiết. - Phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu: Công ty hiện có 5 phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu và 1 phòng nghiệp vụ chuyên trách về mảng xuất nhập khẩu than với nhiệm vụ chính là tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu. - Phòng đầu tư: Phòng Đầu tư chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Lãnh đạo công ty, có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong công tác đầu tư và quản lý đầu tư trong các lĩnh vực sau: + Đầu tư các dự án liên doanh, liên kết trong và ngoài nước, các dự án có yếu tố nước ngoài. + Hỗ trợ các đầu tư nước ngoài trong việc giơi thiệu và sử dụng các thiết bị mới và công nghệ cao ở mỏ than Việt Nam thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị cải tiến các thiết bị mới phù hợp với điều kiện mỏ than ở Việt Nam. + Hợp tác với các đối tác nước ngoài để thực hiện những dự án hiện đại trong một số lĩnh vực trong công nghiệp khai thác than Việt Nam. - Các chi nhánh : Nhiệm vụ và chức năng chính của các chi nhánh như sau Chi nhánh công ty tại Hà Nội + Hoạt động xuất khẩu lao động + Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngoài Chi nhánh tại Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: TMQT 9 Chuyên đề thực tập + Sản xuất, chế biến than mỏ và các khoáng sản khác + Xuất nhập khẩu than, kinh doanh vật tư, hàng hóa, thiết bị… Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh + Xuất khẩu lao động + Xuất nhập khẩu kinh doanh vật tư, hàng hóa, thiết bị…. + Kinh doanh các mặt hàng nông sản + Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, thủy hải sản 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua Trong giai đoạn 2006, nước ta phải đương đầu với nhiều thiên tai, dịch bệnh, gây thiệt hại cho nhiều địa phương, ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của cả nước nói chung cũng như ngành than nói riêng. Tuy nhiên đây cũng là năm đầu tiên Tập Đoàn TKV Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con và vẫn giữ vững mức độ tăng trưởng tạo nên những yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển của V-Coalimex. Cụ thể, năm 2006 công ty đã đạt được kim ngạch xuất khẩu than vượt trội do Công ty đẩy mạnh xuất khẩu than ra nước ngoài. Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp: TMQT 10 [...]... than xuất khẩu ổn định cho thị trường Nhật Bản mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn than cục 5, than cám 1 (loại than nhiệt lượng cao dùng cho sản xuất thép) Nhờ đó V-Coalimex cũng được phía tập đoàn cho vay ưu đãi để mở rông hoạt động xuất nhập khẩu Mở rộng được hoạt động xuất nhập khẩu với nguồn vốn lớn cũng đồng nghĩa với việc hoạt động thanh toán cũng sẽ được mở rộng theo 2 Thực trạng hoạt động thanh toán. .. ty mà kim ngạch nhập khẩu lại tăng vượt trội Thị trường nhập khẩu chính vẫn giữ vững tại các nước Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc, đây là những thị trường lớn mà công ty nên duy trì mức tăng trưởng ổn định Nguyễn Thị Thu Hằng 26 Lớp: TMQT Chuyên đề thực tập CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI V - COALIMEX 1 Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán xuất khẩu tại VCoalimex trong... chỉ tiêu ngành Than đưa ra là xuất khẩu 5 triệu tấn than với kim ngạch xuất khẩu 235 triệu USD trong năm 2009 Cùng với sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu thì hoạt động thanh toán xuất khẩu tại công ty cũng sẽ được mở rộng hơn Về tài chính: Bộ Tài Chính tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp than được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và huy động các nguồn vốn khác để thực... nhập khẩu chính của VCoalimex Trong các hợp đồng mua bán ngoại thương, công ty không sử dụng tiền mặt mà sử dụng tiền tín dụng thông qua việc thanh toán qua các ngân hàng Sau đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đồng tiền trong thanh toán hợp đồng xuất khẩu: (Nguồn báo cáo xuất nhập khẩu của công ty qua các năm) Thời gian thanh toán: Trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, VCoalimex thường áp dụng linh hoạt. .. nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam Về thuế suất: Nếu như trước đây 6/6/2008 Bộ Tài Chính đã ban hành điều chỉnh tăng thuế suất xuất khẩu than từ 15% lên 20% làm cho lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của V-Coalimex giảm đi ít nhiều thì vừa qua mức thuế suất này được áp dụng ở mức 10% 6để khuyến khích xuất khẩu trong thời kỳ kinh tế khó khăn Quyết định này của Bộ Tài Chính sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. .. linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường thế giới Vì vậy, giá hàng xuất khẩu sẽ tăng trong đó có cả than, đây cũng là một yếu tố có lợi cho hoạt động xuất khẩu than của VCoalimex vì đồng tiền thanh toán mà công ty sử dụng chủ yếu là đồng USD 1.1.3 Dịch vụ tại ngân hàng ngày một tốt hơn Chất lượng dịch vụ tại ngân hàng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động thanh toán. .. bằng uy tín của mình, V-Coalimex đã giữ vững mối quan hệ với các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank…để những ngân hàng này tạo điệu kiện thuận lợi cho công ty khi thanh toán các hợp đồng xuất khẩu, cấp tín dụng cho công ty để mở rộng hoạt động xuất khẩu Nguồn tài chính của công ty được hỗ trợ từ phía ngân hàng, Tập Đoàn TKV và nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu Vì thế V-Coalimex có khả năng... đó mở rộng được hoạt động xuất khẩu với nguồn vốn 6 Nguồn: http://www.customs.gov.vn Nguyễn Thị Thu Hằng 27 Lớp: TMQT Chuyên đề thực tập lớn đồng nghĩa với việc hoạt động thanh toán xuất khẩu cũng sẽ được mở rộng theo Ngoài ra, các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh trong đó có V-Coalimex còn được hưởng thêm một số ưu đãi sau: + Giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu của năm đầu... nhiều nước trên thế giới Nguyễn Thị Thu Hằng 19 Lớp: TMQT Chuyên đề thực tập 5.2 Hoạt động nhập khẩu của V-Coalimex Cùng với hoạt động xuất khẩu than, hoạt động nhập khẩu cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh của công ty Với kim ngạch nhập khẩu hàng năm từ 60-80 triệu USD, phục vụ đắc lực và kịp thời cho sản xuất than cũng như các ngành kinh tế khác, đóng góp hàng chục tỷ đồng cho ngân... giao dịch thanh toán các hợp đồng xuất khẩu Trên thực tế thì 90% các hợp đồng xuất khẩu được công ty thực hiện giao dịch qua Vietcombank tại Việt Nam Đây là ngân hàng lớn, có nhiều chi nhánh tại nước ngoài, nhờ đó các giao dịch được tiến hành thuận lợi hơn, thời gian thanh toán nhanh hơn nên tiền vốn ít bị ứ đọng Phương thức thanh toán: Đây là điều kiện quan trọng nhất trong điều khoản thanh toán của . PHẦN V-COALIMEX ChươngI : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN XUẤT KHẨU TẠI V - COALIMEX ChươngIII: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TỐN XUẤT. thực tập 5.2. Hoạt động nhập khẩu của V-Coalimex Cùng với hoạt động xuất khẩu than, hoạt động nhập khẩu cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh