Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu của V-Coalimex: Thúc đẩy tăng trưởng và hợp tác quốc tế

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI V - COALIMEX

Với bề dày hơn 25 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, công ty đã tạo được sự tin tưởng cho đối tác kể cả các tập đoàn lớn, có uy tín trên thế giới và giữ được quan hệ hợp tác, làm ăn lâu dài được với các bạn hàng lớn như: Daeshin, Đại Hàn Coal…và không ngừng tăng kim ngạch xuất khẩu qua các năm để từ đó hoạt động thanh toán xuất khẩu trong công ty ngày càng được phát triển hơn. Không chỉ có vậy, hiện nay Tập Đoàn TKV trong đó V-Coalimex là đơn vị thành viên còn mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để có được nguồn tín dụng lớn hơn như ký kết hợp đồng vay vốn trị giá 58 triệu USD cùng ngân hàng Standard Chartered vào ngày 16/9/2008 và đặc biệt năm ngày 29/3/2010 tại Hà Nội, tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký kết thỏa thuận vay 150 triệu USD của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho các dự án phát triển ngành than.Được biết, khoản tiền này nằm trong chương trình tài trợ năng lượng và tài nguyên của JBIC có lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại thông thường 30% với thời hạn vay 5 năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu năm 2009, đồng Won mất giá quá mức so với USD, bên cạnh đó là sự sụt giá của đồng EUR so với USD do tâm lý nắm giữ đồng USD như một tài sản an toàn trong thời kỳ khủng hoảng và lo ngại các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Âu sẽ hồi phục chậm chạp hơn so với Mỹ.8 Bởi vậy, đồng USD vẫn là đồng tiền thanh toán an toàn nhất và là đồng tiền chiếm tỷ trọng hơn 90% tổng giá trị các hợp đồng xuất khẩu của V-Coalimex.

- Phương thức chuyển tiền : Là một phương thức thanh toán đơn giản, phương thức chuyển tiền có thể giúp cho Công ty với tư cách là một nhà xuất khẩu hàng hoá thu được tiền hàng một cách nhanh chóng.Tuy nhiên đây cũng chính là phương thức có nhiều rủi ro do không có sự ràng buộc nào giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, sử dụng phương thức này trong hoạt động xuất khẩu, Công ty sẽ là người chịu rủi ro lớn, việc nhận tiền thanh toán phụ thuộc vào thiện chí và khả năng của người nhập khẩu vì V-Coalimex thường chỉ áp dụng phương thức này đối với các hợp đồng xuất khẩu có giá trị không quá cao và với các bạn hàng lâu năm, có uy tín như các nhà máy Xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng tại khu vực đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, nhà máy thép Baosteel ở Thượng Hải. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trên là do quy trình nghiệp vụ giao dịch bằng L/C tại công ty không cẩn thận, dẫn đến việc đọc và giải thích L/C chưa cụ thể, bộ phận nghiệp vụ thiếu trách nhiệm, dẫn đến lỗi chính tả, lỗi đánh máy, in ấn….Tính không cẩn thận là tư duy phổ biến hiện còn tồn tại trong nhiều doanh nghiệp xuất - nhập khẩu trong nước với logic cũ là “một bên chỉ cần mở L/C là bên kia chuyển hàng” mà không quan tâm đến tính chuẩn xác của L/C ngay khi nhận được. Về vấn đề đàm phán, ký kết hợp đồng, từ những kinh nghiệm đúc kết trong suốt quá trình hoạt động cùng với nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty nên các hợp đồng được ký kết ngày càng chặt chẽ, khả năng đàm phán, thương lượng để giải quyết những tranh chấp phát sinh ngày càng được cải thiện nên giảm thiểu nhiều thiệt hại cho công ty khi xảy ra rủi ro ngoài ý muốn.

Trong thời gian sắp tới, đối mặt với tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, ngoài việc hoàn thành những chỉ tiêu đã đề ra, đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu, công ty vẫn cố gắng giữ vững những thành tích đã đạt được, ngày càng đa dạng phương thức thanh toán, đào tạo đội ngũ cán bộ thanh toán chuyên sâu về nghiệp vụ hơn nữa để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Một trường hợp rủi ro điển hình đã xảy ra cho Công ty như sau: Theo hợp đồng xuất khẩu than sang Trung Quốc số No.65/2008/2xGD705A- 4/MEI-CLM5/CAOSON, trong đó bên bán là :VINACOAL IMPORT- EXPORT JOIN STOCK COMPANY COALIMEX, bên mua là: M.E.I CONSULTANTS PTE LTD, hợp đồng đã ký kết, thoả thuận, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ và Công ty đã giao hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán xuất nhập khẩu của các bên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu của L/C, điều này dẫn đến những sai sót trong quá trình lập chứng từ thanh toán hơn nữa việc thu thập, nắm bắt thông tin về thị trường, về đối tác còn khó khăn từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động thanh toán.

Bảng 5 : Khái quát tình hình tài chính của công ty qua 2 năm 2008- 2008-2009
Bảng 5 : Khái quát tình hình tài chính của công ty qua 2 năm 2008- 2008-2009

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI V-COALIMEX

Lựa chọn điều kiện thanh toán quốc tế

Đối với những bạn hàng có uy tín trên thị trường và đã có quan hệ làm ăn lâu dài, công ty nên tạo điều kiện ưu đãi cho đối tác như áp dụng thời gian trả tiền sau nhất là trong thời kỳ khó khăn hiện nay Công ty có thể xem xét áp dụng thời gian thanh toán khá phổ biến hiện nay như: giao chứng từ trả tiền ngay (CAD- cash against documents) và hình thức giao hàng trên phương tiện vận tải trả tiền ngay (COD – cash on delivery). Trong việc sử dụng thư tớn dụng xỏc nhận, Cụng ty cần quy định rừ những phí tổn do phải đặt tiền trước (cash cover) cho ngân hàng xác nhận và trả thủ tục phí xác nhận do ai chịu, thông thường và hợp lý những phí tổn này thuộc về ngân hàng mở thư tín dụng phải chịu (tức là người mua), phải kiên quyết khước từ việc quy định những phí tổn này do Công ty chịu. - Khi kiểm tra phải lưu ý: ngày hết hiệulực của L/C phải sau ngày mở L/C và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, thường được tính bằng khoảng thời gian giao hàng cộng với thời gian lập và kiểm tra chứng từ của Công ty, cộng với thời gian lưu giữ và chuyển chứng từ từ ngân hàng của Công ty (Vietcombank ) qua ngân hàng mở L/C.

Hoạt động thanh toán xuất khẩu với sự tham gia của yếu tố nước ngoài, liên quan nhiều tới lĩnh vực pháp luật vì nó bị nhiều nguồn luật điều chỉnh như: nguồn luật quốc gia của các bên tham gia ký kết hợp đồng, các tập quán quốc tế, án lệ… Tuy nhiên hiện nay nước ta vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn giao dịch thanh toán quốc tế làm chuẩn hóa cho tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong khi đó cũng về vấn đề này điều 54 của ISBP 681 lại nói rằng: “Một thư tín dụng có thể được phát hành yêu cầu một hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu như là một trong những chứng từ yêu cầu xuất trình, nhưng phải không được phát hành Thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng các hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu.”12. Hiện nay, nước ta đang đứng trước nguy cơ về thâm hụt cán cân thương mại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Nhà nước cần phải có thực lực trong việc quản lý sử dụng, điều phối dự trữ ngoại hối quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế vĩ mô, không nên duy trì mãi sự bị động trước quan hệ cung cầu ngoại tệ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và rủi ro cho hoạt động thanh toán quốc tế của doanh nghiệp.

Để thực hiện được việc này, Ngân hàng Nhà nước cần phải bổ sung, hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tiền tệ - tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam như: hoàn thiện luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các Tổ chức Tín dụng, Luật Các công cụ chuyển nhượng, tiến hành rà soát bổ sung và chỉnh sửa cơ chế, chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết với các tổ chức quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

Cam kết của sinh viên

Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V- Coalimex trong thời gian hiện nay..27. Đàm phán để lựa chọn phương thức thanh toán, điều khoản đảm bảo ngoại hối..52. Một số kiến nghị để hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex..67.

Có chính sách vĩ mô về quản lý, sử dụng, điều phối dự trữ ngoại hối quốc gia..68.