2006 - 2010 là giai đoạn bản lề trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta với nhiều vận hội và thách thức mới. Những biến động của thị trường trong và ngoài nước cũng tác động đáng kể đến toàn bộ sản xuất kinh doanh của ngành Than-Khoáng Sản như: giá than xuất khẩu tăng cao, giá than trong nước từng bước được điều chỉnh theo cơ chế giá cả thị trường, kế hoạch đầu tư phục vụ sản xuất của toàn Tập Đoàn phát triển ở diện rộng mang tính đa ngành. Hơn thế nữa tình hình kinh tế thế giới hiện nay đang đi vào suy thoái, mặc dù cuối năm 2008, giá than lên cao nhưng lại tụt dốc vào giai đoạn cuối năm. Hiện nay lượng tồn kho sản phẩm than
là 7,5 triệu tấn và sản phẩm khoáng sản hơn 800 tỷ đồng. 9
Bên cạnh đó, với nhu cầu về điện trong nước ngày càng tăng, để phục vụ cho ngành nhiệt điện như dự kiến, song song với việc xuất khẩu than ,tới năm 2015 Việt Nam cần phải nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu của một số ngành kinh tế trong nước như điện, xi măng, giấy, phân bón và đây cũng là mục tiêu và nhiệm vụ của Tập Đoàn TKV cũng như V-Coalimex trong thời gian sắp tới. Mặt khác V-Coalimex vẫn phải tăng cường tiếp thị, bám sát thị trường xuất khẩu, áp dụng cơ chế linh hoạt để tăng xuất khẩu than, sản phẩm khoáng sản, phát huy công suất các nhà máy điện, nâng cao các sản phẩm cơ khí. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, năm 2009 Tập Đoàn TKV phấn đấu để không giảm doanh thu so với 2008 và tập trung tiêu thụ 40 triệu tấn than.
Năm 2010, Tập Đoàn TKV vẫn tập trung tiêu thụ sản phẩm, củng cố khai thác các mỏ cũ và đầu tư khai thác các hầm mỏ khoáng sản mới đồng thời bảo đảm ổn định việc làm cho người lao động, tiếp tục bám sát các đơn vị sản xuất than và khách hàng để thực hiện đảm bảo mục tiêu xuất khẩu 3,5 triệu tấn than các loại năm 2010. Cố gắng tìm kiếm thêm thị trường mới,
mặt hàng mới, mang lại nguồn ngoại tệ cho công ty. Đặc biệt Tập Đoàn sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ khai thác tiên tiến, nhằm nâng sản lượng than khai thác đạt 40 triệu tấn trong năm nay. Theo đó đến năm 2015, phấn đấu sản lượng khai thác đạt 100 triệu tấn than.
Về mặt nhập khẩu trang thiết bị máy móc, công ty vẫn bám sát tình hình đầu tư, kế hoạch sản xuất của các đơn vị trong tập đoàn, chủ động làm tốt công tác nhập khẩu vật tư thiết bị cho các đơn vị trong và ngoài ngành than, giữ vững khách hàng truyền thống, mặt hàng truyền thống như: lốp đặc chủng, cáp điện các loại, tìm kiếm mở rộng thị trường, khách hàng và mặt hàng mới nhằm tăng doanh thu cho công ty. Đặc biệt V-Coalimex còn quan tâm đẩy mạnh quan hệ làm ăn với Mỹ, Nhật, Nga, Ba Lan, các nước Châu Âu khác vì đây là thị trường có nhiều công nghệ, thiết bị phù hợp với điều kiện và khả năng của thị trường nội bộ Tập Đoàn và đây cũng là thế mạnh của công ty từ trước đến nay. Song song với việc tìm kiếm thị trường mới, công ty phải tìm thêm các biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí nhằm tăng sức cạnh tranh với các đơn vị nhập khẩu trong và ngoài Tập Đoàn. Hơn thế nữa V-Coalimex còn phải nắm bắt nhanh nhạy và làm tốt hơn nữa công tác thị trường, chủ động mạnh dạn thay đổi cách kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới ngoài ngành. Bên cạnh đó, công ty vẫn tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động nhập khẩu hàng tiêu dùng, sản phẩm đông lạnh để tiếp tục thực hiện mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.
Về mặt xuất khẩu lao động, công ty vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng lao động để chuẩn bị đáp ứng cho các thị trường, duy trì và phát triển lại thị trường lao động Đài Loan, Dubai, cố gắng nối lại thị trường Nhật Bản, tìm hiểu thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Cộng hòa Sec, Nga… , từng bước nâng cao khả năng tự khai thác nguồn lao động của bản thân các chi nhánh, thực hiện nghiêm túc việc tự đào tạo định hướng trước khi đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài.