nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không - chi nhánh Hà Nội
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, các phương tiệngiao thông ngày càng được cải tiến theo hướng hiện đại hơn và được sử dụngphổ biến hơn, giúp cho việc giao lưu văn hóa giữa các vùng miền cũng nhưviệc đi lại, giao thương, buôn bán của người dân ngày càng dễ dàng và thuậnlợi hơn Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện những mặt trái rất đáng quantâm như vấn đề an toàn giao thông, đặc biệt là an toàn giao thông đường bộngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội Theo con số thống
kê hàng năm, số vụ tai nạn giao thông đường bộ trong những năm gần đâyngày càng có xu hướng gia tăng Tai nạn giao thông đã để lại những hậu quảlớn cho xã hội cả về mặt vật chất cũng như về con người Nhằm hạn chế cũngnhư khắc phục một phần hậu quả do tai nạn giao thông đem lại, bảo hiểm xe
cơ giới đã ra đời như là một tất yếu khách quan với mục đích giúp các chủ xekhắc phục bớt khó khăn, ổn định tài chính nhanh chóng hơn khi gặp các rủi ro,tai nạn bất ngờ…, đồng thời cũng góp phần ổn định xã hội
Trong những năm qua, dù mới thâm nhập thị trường song Công ty cổphần Bảo hiểm Hàng Không đã thu được nhiều thành tựu đáng kể Bên cạnhthế mạnh về lĩnh vực bảo hiểm hàng không thì các nghiệp vụ bảo hiểm kháccũng đã thu được rất nhiều kết quả đáng khích lệ, trong số đó phải kể đếnnghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới Nghiệp vụ này đã đóng góp khôngnhỏ về mặt doanh thu cho toàn công ty cũng như mang lại những lợi ích thiếtthực cho xã hội Tuy nhiên so với tiềm năng rất lớn của thị trường hiện nay thì
số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe còn tương đối thấp so với tổnglượng xe cơ giới hiện đang lưu hành Vì vậy cần phải có những giải pháp hữuhiệu để khai thác tối đa nghiệp vụ này - một nghiệp vụ bảo hiểm có tiềm năngrất lớn ở nước ta hiện nay và trong tương lai Chính vì lý do đó mà em quyếtđịnh chọn đề tài: “ Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơgiới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – chi nhánh Hà Nội giai đoạn2008-2010” làm đề tài nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm
Trang 2tìm hiểu rõ hơn về nghiệp vụ này tại một trong những đơn vị tiêu biểu củacông ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng Không.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vậtchất xe cơ giới tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh HàNội
- Phạm vi nghiên cứu:
o Không gian: Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – Chinhánh Hà Nội
o Thời gian: Giai đoạn 2008 – 2010
4 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn kết hợp vớicác phương pháp khác như phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích,
so sánh…
5 Kết cấu khóa luận:
Nội dung viết của em, ngoài mở đầu và kết luận được chia thành bachương như sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung Bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Chương 2: Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
tại công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn
2008 -2010
Trang 3Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển
khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểmHàng Không - chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian nghiên cứu không lâucộng với kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa luận của em khôngthể tránh khỏi thiếu sót và khuyết điểm Em rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của các thầy cô để bài viết của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Th.s Lục Mạnh Hiển cùng tập thểcán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng Không - Chi nhánh Hà Nội
đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này!
Hà Nội, tháng 6 năm 2011Sinh viên thực hiệnTrương Thị Thanh Thủy
Trang 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP
VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1.1.1.1 Khái niệm: Kinh doanh bảo hiểm (KDBH) là hoạt động của
doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanhnghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên muabảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm cho người thụhưởng hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểmxảy ra
1.1.1.2 Đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Thực chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là các DNBH chấp nhậnrủi ro mà bên tham gia bảo hiểm chuyển giao cho họ, đồng thời chấp nhận trảtiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho bên tham gia khi có các sự kiện bảo hiểmxảy ra Đổi lại doanh nghiệp sẽ thu được phí bảo hiểm để hình thành quỹ dựtrữ, bồi thường, trang trải các khoản chi khác có liên quan và có lãi Tuy nhiênkhông phải mọi rủi ro mà bên tham gia chuyển giao, DNBH đều có thể chấpnhận bảo hiểm Rủi ro được bảo hiểm phải có những đặc trưng như: Rủi roxảy ra trong tương lai, rủi ro có tính chất bấp bênh, rủi ro không phụ thuộc ýmuốn chủ quan của người được bảo hiểm, các rủi ro có thể tập hợp được thànhnhóm tương hỗ, các rủi ro không thuộc phạm vi cấm của pháp luật, các rủi rođược doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo
Kinh doanh bảo hiểm được thực hiện theo nguyên tắc “ Số đông bù sốít” Nguyên tắc này luôn được đảm bảo trong quá trình hình thành quỹ bảohiểm, quá trình phân tán rủi ro, quá trình bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm.Thực chất đây là quá trình phân phối lại nguồn quỹ được hình thành do cácnhà bảo hiểm quản lý Nhưng phân phối trong bảo hiểm chủ yếu là phân phốikhông đều, không bằng nhau, tức là không phải ai tham gia nộp phí cũng đượcphân phối và phân phối với số tiền như nhau
Trang 5Kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh một dịch vụ tài chính chứ khôngphải dịch vụ sản xuất Vì thế nó phải chịu sự kiểm tra giám sát rất chặt chẽ củacác cơ quan quản lý nhà nước Lý do phải kiểm tra là:
Thứ nhất, các hợp đồng bảo hiểm là các hợp đồng mở sẵn và khá phức
tạp Người tham gia bảo hiểm chỉ việc lựa chọn để ký kết, còn soạn thảo vàphát hành hợp đồng là hoàn toàn do người bảo hiểm đảm nhận
Thứ hai, hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo một chu trình đảo ngược.
Người tham gia nộp phí trước và được bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểmsau khi có các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm
Thứ ba, kỹ thuật tính phí và trích lập dự phòng phí cho từng nghiệp vụ
bảo hiểm phải đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và những người bảo hiểm
Thứ tư, mục đích chính của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là nhằm
khắc phục hậu quả rủi ro, để từ đó giúp bên tham gia bảo hiểm ổn định cuộcsống hoặc sản xuất, làm cho sản xuất kinh doanh phát triển bình thường và từ
đó góp phần đảm bỏa an toàn cho xã hội Ngoài ra kinh doanh bảo hiểm cònđáp ứng một số mục đích khác như tiết kiệm, đầu tư, đề phòng hạn chế tổnthất và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động…
Mục đích kinh tế của KDBH là lợi nhuận, đây là mục đích chính mà cácdoanh nghiệp bảo hiểm hướng tới Nhưng bên cạnh đó thì hoạt động kinhdoanh bảo hiểm còn giúp liên kết gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vìlợi ích của cộng đồng, vì sự ổn định và phồn vinh của đất nước Do đó hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm đã thể hiện tính tương hỗ, tính xã hội và nhân vănsâu sắc
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới giữ một vai trò quan trọng trongviệc hạn chế và khắc phục rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn xã hội Cụ thể:
Thứ nhất, góp phần ổn định tài chính cho chủ phương tiện khi có rủi ro xảy ra gây tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm
Khi tham gia giao thông không ai muốn rủi ro xảy ra nhưng rủi ro làngẫu nhiên, không loại trừ bất cứ ai Khi rủi ro xảy ra, thường để lại những
Trang 6hậu quả to lớn về con người và vật chất, gây ra những tổn thất về tài chính,làm gián đoạn sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, bảo hiểm thông qua công tácbồi thường nhanh chóng, kịp thời góp phần ổn định tình hình tài chính, tránhnhững xáo trộn lớn cho chủ phương tiện, giúp họ nhanh chóng thoát khỏi tìnhtrạng khó khăn; đồng thời qua đó góp phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳnggiữa chủ xe và người bị nạn
Thứ hai, tăng khả năng tự chủ về tài chính cho người tham gia bảo hiểm.
Khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn chính là yếu tốquyết định sức mạnh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Trong quá trìnhhoạt động, doanh nghiệp luôn phải trích ra một quỹ dự trữ đề phòng hạn chếttổn thất khi rủi ro xảy ra Đối với những doanh nghiệp nhỏ, ít phương tiện sốtiền này không đáng kể Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp lớn, số lượng đầu xenhiều thì quỹ dự trữ này sẽ chiếm một tỷ lệ khá lớn trong nguồn vốn sản xuấtkinh doanh Nếu nguồn tiền này được đem để làm nguồn vốn lưu động trongkinh doanh sẽ đem lại sức mạnh to lớn cho doanh nghiệp, nhưng nó lại ở dạng
dự trữ thì quả là sự lãng phí lớn
Khó khăn này sẽ được giải quyết thông qua các hợp đồng bảo hiểm.Thông qua các hợp đồng này, công ty bảo hiểm sẽ lập quỹ bảo hiểm hoạt độngtrên nguyên tắc “số đông bù số ít” Nhờ đó, thay vì thành lập quỹ dự trữ riêngthì các chủ phương tiện có thể yên tâm hoạt động nhờ quỹ bảo hiểm lớn hơnnhiều do rất nhiều thành viên cùng đóng góp
Thứ ba, góp phần đề phòng và hạn chế tai nạn giao thông:
Với số phí bảo hiểm thu được, ngoài việc bồi thường cho các chủphương tiện khi có rủi ro xảy ra, các công ty bảo hiểm còn thực hiện các biệnpháp đề phòng và hạn chế tổn thất xảy ra như: xây dựng đường lánh nạn,đường phụ, hốc cứu nạn; lắp đặt hệ thống biển báo, tín hiệu giao thông, hệthống gương cầu…hàng năm đã cứu thoát khỏi nguy hiểm hàng trăm tínhmạng
Ngoài ra, công ty bảo hiểm còn khuyến khích các chủ xe tự thực hiệncác biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, nâng cao ý thức thông qua công tác
Trang 7tuyên truyền Đồng thời, công ty còn thực hiện giảm phí nếu sau một thời giannhất định mà xe không gặp bất kì sự cố nào.
Thứ tư, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, để từ đó Nhà nước có điều kiện xây dựng mới và nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông.
Mức sống người dân ngày càng cao, số lượng các phương tiện cơ giớicũng tăng nhanh Do đó, số lượng người tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giớicũng tăng nhanh, góp phần làm tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước thôngqua hình thức nộp thuế của các công ty bảo hiểm Ngược lại, chính phủ sửdụng ngân sách nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư hỗtrợ, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lạicủa người dân từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống dân cư
Thứ năm, góp phần làm tăng doanh thu cho các doanh nghiệp bảo hiểm, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Doanh thu phí mà các công ty bảo hiểm thu được thông qua việc triểnkhai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là tương đối lớn so với các nghiệp
vụ khác do đặc điểm của các phương tiện giao thông là ngày càng gia tăng cả
về số lượng và chủng loại Mặt khác, ý thức của người dân cũng ngày càngđược nâng cao, họ quan tâm hơn đến các rủi ro có thể xảy ra đối với mình và
cố gắng tìm mọi cách để đề phòng, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra Do đó,
số lượng người tham gia loại hình bảo hiểm này ngày càng nhiều Chính điềunày đã làm cho doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên đáng kể
1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm
1.2.1.1 Đối tượng bảo hiểm: Xe cơ giới, theo quy định hiện hành là
tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chínhchiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô và xe máy Đối tượng bảo hiểm vật chất xe
cơ giới là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trênlãnh thổ quốc gia Để xác định là xe cơ giới, người ta thường dùng các tiêuthức sau:
Thứ nhất, xe cơ giới phải được gắn động cơ (khác với xe không có
động cơ như xe đạp, xe do gia súc kéo…)
Trang 8Thứ hai, xe cơ giới di chuyển trên đất liền không cần đường dẫn bằng
chính động cơ gắn trên nó (khác với tàu hỏa, xe điện…)
Thứ ba, xe cơ giới phải có tối thiểu một chỗ ngồi cho người điều
khiển
Xe cơ giới bao gồm nhiều loại: ô tô, mô tô, xe chở hàng và xe chuyêndụng khác Đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này là bản thân chiếc xe Tuynhiên các loại xe như xe dùng để tập đua, tập lái, chạy thử không phải là đốitượng được bảo hiểm nhưng nếu có thoả thuận riêng thì có thể được bảohiểm
Đối tượng được bảo hiểm cần có các điều kiện là: Có giá trị sử dụng
và có đầy đủ các bộ phận để cấu thành một chiếc xe hoàn chỉnh Ngoài ra cònphải thỏa mãn các yêu cầu khác như: đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký,
có biển kiểm soát và được cấp giấy phép lưu hành theo chế độ quy định kiểmsoát của công an và nhà nước Trong thời gian lưu hành xe phải được kiểm tra
kỹ thuật định kỳ để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, còn người điềukhiển xe phải có bằng lái phù hợp với loại xe đó
Đối với xe mô tô, xe máy chủ xe thường tham gia bảo hiểm toàn bộ vậtchất thân xe Ở Việt Nam hiện nay loại hình bảo hiểm này hầu như chưa đượcthực hiện
Đối với xe ô tô, các chủ xe có thể tham gia toàn bộ hoặc tham gia từng
bộ phận của xe Căn cứ vào đặc điểm kĩ thuật xe ô tô được chia thành các tổngthành sau: tổng thành thân vỏ, tổng thành hệ thống lái, tổng thành hộp số, tổngthành động cơ, tổng thành trục trước, tổng thành trục sau, tổng thành bánh xe
Ngoài ra một số loại xe còn có tổng thành các bộ phận chuyên dụngtheo yêu cầu được lắp đặt trên xe như xe cứu thương, cứu hoả, xe chởcontainer…
Căn cứ vào các tổng thành như trên mà các chủ xe có thể tham gia bảohiểm cho toàn bộ xe hoặc các bộ phận của xe Trong đó, tổng thành thân vỏchiếm tỷ trọng lớn nhất và chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hậu quả của rủi ro Vìvây, đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe, các công ty bảo hiểm phi nhân
Trang 9thọ ở Việt Nam hiện nay thường bán hai loại hình của sản phẩm là bảo hiểmtoàn bộ xe hoặc bảo hiểm thân vỏ xe.
1.2.1.2 Phạm vi bảo hiểm:
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro khi xảy ra gây tổn thất cho
xe cơ giới sẽ được người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường
Rủi ro được bảo hiểm là những thiệt hại vật chất xe do:
Tai nạn do đâm va, lật đổ: trường hợp này rất dễ xảy ra và cần được bảohiểm nhất
Tai nạn do thiên tai: cháy, nổ, bão, lụt, động đất, sét đánh, mưa…
Mất cắp: Trong trường hợp này chỉ mất cắp toàn bộ xe mới được bảohiểm, mất cắp bộ phận xe không được bảo hiểm là do các nguyên nhânsau:
Thứ nhất, tránh trục lợi bảo hiểm, vì chủ xe có thể tháo bộ phận xe giấu
đi và đòi nhà bảo hiểm phải bồi thường
Thứ hai, bộ phận xe thường có giá trị không cao Do đó, chi phí xác
nhận mất cắp lớn hơn so với số tiền được bồi thường
Thứ ba, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người mua bảo hiểm trong
việc bảo vệ tài sản của mình
Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên
Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho xe đượcbảo hiểm trong những trường hợp nêu trên, các công ty bảo hiểm còn thanhtoán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý như :
Chi phí ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bịthiệt hại do các rủi ro được bảo hiểm
Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất
Chi phí giám định thuộc trách nhiệm của bảo hiểm
Chi phí ra toà (nếu có )
Trang 10Rủi ro loại trừ: Công ty bảo hiểm không nhận bảo hiểm và không chịu
bồi thường cho những thiệt hại vật chất của xe xảy ra do:
Thứ nhất, hao mòn tự nhiên, hỏng hóc do sử dụng, lão hóa, mất giá,
giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửachữa, trong quá trình sửa chữa (bao gồm cả chạy thử)
Thứ hai, hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị (kể cả máy
thu thanh điều hoà nhiệt độ), săm lốp hư hỏng mà không do tai nạn gây ra
Thứ ba, mất cắp bộ phận của xe
Ngoài ra để tránh những ‘nguy cơ đạo đức’ lợi dụng bảo hiểm, nhữnghành vi vi phạm pháp luật, luật lệ an toàn giao thông hay một số rủi ro đặc biệtkhác, những thiệt hại, tổn thất xảy ra bởi những nguyên nhân sau cũng khôngđược bồi thường:
Một là, hành động cố ý của chủ xe, lái xe.
Hai là, xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành
theo qui định trong điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ của liên
bộ giao thông vận tải- nội vụ
Ba là, chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông
đường bộ như:
Xe không có giấy phép lưu hành ;
Xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ ;
Lái xe bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý hoặc các chất kích thíchtương tự khác trong khi điều khiển xe ;
Xe chở chất cháy, nổ trái phép ;
Xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách qui định ;
Xe đi vào đường cấm ;
Xe đi đêm không có đèn
Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa
Trang 11Bốn là, loại trừ rủi ro có tính “xã hội” với hậu quả lan rộng như:
chiến tranh, bạo loạn…
Năm là, loại trừ những thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như:
Giảm giá trị thương mại; ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác
Sáu là, tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam (trừ trường hợp có thỏa thuận riêng)
Ngoài ra, người bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ sốtiền bồi thường cho chủ xe khi:
Chủ xe cung cấp thông tin không đầy đủ, trung thực khi kê khai các nộidung trong giấy bảo hiểm (về tình trạng xe, địa bàn hoạt động của xe)
Không thực hiện đầy đủ các quy định về: thông báo tai nạn, truy đòingười thứ ba, vấn đề này phụ thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro củangười bảo hiểm, vào những yếu tố khác của hợp đồng như là phí bảohiểm
Cần lưu ý rằng, trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sởhữu xe cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ xemới Tuy nhiên, nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xemới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm chochủ xe mới nếu họ có yêu cầu
1.2.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm :
1.2.2.1 Giá trị bảo hiểm:
Giá trị bảo hiểm xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tạithời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm
Giá xe trên thị trường luôn luôn biến động Vì vậy, để xác định đượcgiá trị của xe, các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào các nhân tố:
- Loại xe
- Năm sản xuất
- Mức độ mới cũ của xe
- Thể tích làm việc của xi lanh…
Trang 12Giá trị bảo hiểm được xác định theo hai trường hợp:
- Nếu là xe mua mới giá trị bảo hiểm chính là giá mua mới của xe
- Nếu là xe đã qua sử dụng thì giá trị bảo hiểm của xe được tính bằngcông thức: Giá trị bảo hiểm = Nguyên giá - Khấu hao
+ Nguyên giá ở đây chính là giá mua mới hay giá trị ban đầu của xe + Để tính khấu hao các công ty bảo hiểm thường dựa vào nguyên giá
và tỷ lệ khấu hao bình quân của xe trong một năm, cụ thể là:
Giá trị khấu hao = Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao 1 năm
Thời gian xe sử dụng 12
Trên thực tế rất nhiều xe đã khấu hao hết nhưng vẫn còn giá trị sử dụng
và vẫn sử dụng được Điều này buộc các công ty bảo hiểm phải có những biệnpháp linh hoạt nhằm thu hút và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất
1.2.2.2 Số tiền bảo hiểm:
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền nhất định được ghi trong đơn bảo hiểmhoặc giấy chứng nhận bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm của ngườibảo hiểm trong việc bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm
Trên cơ sở giá trị bảo hiểm, chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với số tiềnbảo hiểm nhỏ hơn (bảo hiểm dưới giá trị) hoặc bằng (bảo hiểm ngang giá trị)hoặc lớn hơn (bảo hiểm trên giá trị) giá trị thực tế của xe Việc quyết địnhtham gia bảo hiểm với số tiền là bao nhiêu sẽ là cơ sở để xác định số tiền bồithường khi có tổn thất xảy ra Cụ thể:
Đối với xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị khi xảy ra tổn thất:
Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế
Số tiền bảo hiểmGiá trị bảo hiểm
Đối với xe tham gia bảo hiểm ngang giá trị khi xảy ra tổn thất thì công
ty bảo hiểm sẽ bồi thường số tiền bằng đúng giá trị thiệt hại thực tế của
xe tại thời điểm xảy ra tổn thất
Trang 13 Đối với xe tham gia bảo hiểm trên giá trị khi rủi ro xảy ra gây tổn thấtcông ty bảo hiểm cũng chỉ bồi thường với số tiền bằng thiệt hại thực tế
và luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe
1.2.3 Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là khoản tiền nhất định mà người thamgia bảo hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm sau khi kí kết hợp đồng bảohiểm
Phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xe được tínhtheo công thức:
P = f + dTrong đó: P: Phí thu mỗi đầu xe
f: Phí thuần
d: Phụ phí
Phí thuần (f ) được xác định căn cứ vào số liệu thống kê về tình hình
bồi thường tổn thất trong những năm trước đó và được xác định như sau:
n
i
i i
C
T S
1 1
Trong đó: Si: số vụ tai nạn giao thông xảy ra năm thứ i
Ti: thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i
Ci: số xe hoạt động thức tế trong năm thứ i
Phụ phí (d) bao gồm các chi phí khác như: chi đề phòng hạn chế tổn
thất, chi quản lý…Phần phụ phí này thường được tính bằng một tỷ lệ phầntrăm nhất định so với phí bồi thường
Để tính phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các công ty bảo hiểm thườngcăn cứ vào các yếu tố sau:
Trang 14Một là, những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng
xe như: Loại xe; Mục đích sử dụng xe; Phạm vi địa bàn hoạt động; Thời gian
đã qua sử dụng, giá trị xe
Hai là, những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, người điều
khiển xe như: Giới tính, độ tuổi của lái xe; Tiền sử của lái xe; Kinh nghiệmcủa lái xe; Quá trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm
Ba là, việc tính phí bảo hiểm còn tùy thuộc vào sự giới hạn phạm vi bảo
hiểm và có sự phân biệt giữa bảo hiểm lẻ và bảo hiểm cả đội xe
Trong thực tế các công ty bảo hiểm thường áp dụng công thức tính phíbảo hiểm như sau:
P = S b R
Trong đó: P - Phí bảo hiểm
Sb - Số tiền bảo hiểm
R - Tỷ lệ phí bảo hiểm
Tỷ lệ phí ở công thức này do Bộ Tài Chính quy định và nó phụ thuộc vào cácyếu tố sau:
Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông xảy ra (nói chung)
Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn giao thông xảy ra (nói chung)
Thời hạn bảo hiểm (ngắn hạn hoặc dài hạn)
1.2.4 Đề phòng và hạn chế tổn thất:
Khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các công ty bảohiểm thường có những biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất nhằm hạn chếtối đa các tai nạn và rủi ro có thể xảy ra Từ đó, giảm thiểu được chi phí bồithường, giúp cho nhà bảo hiểm hoạt động có hiệu quả hơn Hàng năm, cáccông ty bảo hiểm thường tiến hành trích một phần từ doanh thu phí của nghiệp
vụ để phục vụ cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Các biện pháp chủ
Trang 15yếu thường được thực hiện là: xây dựng hệ thống biển báo, xây dựng đườnglánh nạn, lắp hệ thống gương cầu tại những nơi đường rộng hay đèo dốc…Tuynhiên, để đề phòng và hạn chế tổn thất một cách hiệu quả nhất lại phụ thuộcchủ yếu vào ý thức của người chủ phương tiện Vì vậy, nếu chủ phương tiệnthực hiện tốt các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất như: thắt dây an toànkhi lái xe, chạy đúng đường, đúng tốc độ quy định…sẽ làm giảm số vụ tai nạnxảy ra Từ đó sẽ làm giảm xác suất xảy ra rủi ro dẫn đến phí bảo hiểm giảm vàkhoản chi bồi thường của nhà bảo hiểm cũng được giảm xuống
1.2.5 Giám định và bồi thường tổn thất:
1.2.5.1 Giám định tổn thất:
Giám định tổn thất là quá trình giám định những thiệt hại trong vụ tainạn Công tác giám định nhằm mục đích xác định xem rủi ro xảy ra có thuộcphạm vi được bảo hiểm hay không, nếu Có thì mức độ tổn thất là bao nhiêu đểlàm cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm Nếu không xácđịnh chính xác mức độ thiệt hại thực tế, trách nhiệm của lái xe và trách nhiệmcủa công ty bảo hiểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động cũng như
uy tín của công ty đối với các khách hàng Thông thường có hai loại giámđịnh tổn thất là giám định độc lập và giám định của công ty bảo hiểm
Giám định của công ty bảo hiểm: việc giám định tổn thất xảy ra được
giao cho giám định viên của công ty bảo hiểm
Giám định độc lập: Việc thực hiện giám định tổn thất xảy ra được giao
cho một giám định viên không thuộc của khách hàng cũng không thuộc củacông ty bảo hiểm nhằm đảm bảo tính khách quan
Thông thường đối với bảo hiểm vật chất ô tô việc giám định tổn thấtđược thực hiện dưới sự có mặt của chủ xe hoặc lái xe hoặc người đại diện hợppháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại Chỉ trong trường hợphai bên không đạt được sự thống nhất thì mới chỉ định giám định viên kỹ thuậtlàm trung gian thực hiện giám định Kết luận của giám định viên kỹ thuậtđược coi là kết luận cuối cùng Trường hợp kết luận của giám định viên kỹthuật khác với kết luận của giám định viên bảo hiểm thì chi phí giám định docông ty bảo hiểm chịu và ngược lại chủ xe phải chịu chi phí này
Trang 16Trong trường hợp đặc biệt nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thể thựchiện được việc lập biên bản giám định thì có thể căn cứ vào các biên bản, đánhgiá của các cơ quan có thẩm quyền và các hiện vật thu được, bản lời khai củanhân chứng và các bên có liên quan để xác định mức độ thiệt hại.
Quá trình giám định đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu: nhanh chóng, kịpthời, chính xác, tỉ mỉ, khách quan, trung thực…và phải thực hiện theo nguyêntắc chung trong công tác giám định là:
Xác định nguyên nhân tai nạn, từ đó xác định trách nhiệm củabảo hiểm
Xác định mức độ thiệt hại thuộc phạm vi, trách nhiệm của nhàbảo hiểm
Tất cả các thiệt hại thuộc phạm vi, trách nhiệm của nhà bảo hiểmphải được tiến hành giám định
Trong trường hợp đặc biệt nếu không tiến hành giám định đượchoặc thiệt nhại nhỏ (dưới 1 triệu đồng) thì căn cứ vào biên bảncủa các cơ quan chức năng, căn cứ vào ảnh chụp, các hiện vậtthu được, thông báo tai nạn của chủ xe và lái xe để xác định thiệthại và trách nhiệm của bảo hiểm
Khi tiến hành giám định phải có đại diện của chủ xe, chủ tài sản
bị thiệt hại hoặc người có trách nhiệm được uỷ quyền quản lý, sửdụng
Quy trình giám định được tiến hành theo các bước:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng:
Khi xảy ra tai nạn gây tổn thất, khách hàng một mặt phải tìm cách cứuchữa hạn chế tổn thất, mặt khác phải nhanh chóng thông báo với công ty bảohiểm Khách hàng không được phép thay đổi hiện trường khi chưa có ý kiếncủa công ty bảo hiểm, trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan cóthẩm quyền
Khi đã nhận được thông báo tai nạn của khách hàng, giám định viên cầnnắm bắt các thông tin cơ bản để thuận lợi cho việc tiến hành giám định như:
Trang 17tên chủ xe; biển kiểm soát; số giấy chứng nhận bảo hiểm, hiệu lực, loại hìnhtham gia; địa điểm, thời gian xảy ra tai nạn; thông tin ban đầu về tổn thấtthuộc phạm vi, trách nhiệm bảo hiểm; số điện thoại, địa chỉ để liên lạc của chủxe…
Bước 2: Tiến hành giám định:
Công việc giám định phải được tiến hành khẩn trương, khoa học vàchuẩn xác Các kết luận đưa ra phải hợp lý, nhất quán, phù hợp với thực tế
Giám định viên sau khi đã giám định, thống nhất giữa các bên và đi đếnkết luận cuối cùng sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ tai nạn để giải quyết bồithường một cách nhanh chóng
1.2.5.2 Bồi thường tổn thất:
Bồi thường tổn thất được thực hiện theo hai bước sau:
Bước 1: Xem xét hồ sơ khách hàng: Nhân viên bồi thường xem xét, đối
chiếu các thông tin của khách hàng trong hợp đồng gốc theo số hồ sơ Sau đó,thông báo cho khách hàng đã nhận đầy đủ giấy tờ hoặc những giấy tờ nàothiếu cần báo ngay với khách hàng để bổ sung kịp thời vào hồ sơ bồi thường
Bước 2: Xác định số tiền bồi thường: Sau khi đã hoàn tất hồ sơ bồi
thường, bộ phận bồi thường tính toán số tiền bồi thường cho khách hàng dựatrên:
Điều khoản của hợp đồng bảo hiểm
Biên bản giám định, bản kê khai tổn thất
Bảng theo dõi phí nộp
Báo giá
Trách nhiệm của người thứ ba (nếu có)
Bước 3: Thông báo bồi thường: Sau khi xác định được số tiền bồi
thường, nhà bảo hiểm sẽ thông báo cho khách hàng chấp nhận bồi thường và
đề xuất các hình thức bồi thường với khách hàng
Bước 4: Truy đòi tiền bồi thường của các bên liên quan: Nếu tổn thất
xảy ra có liên quan tới trách nhiệm của người thứ ba, công ty bảo hiểm sẽ thế
Trang 18quyền khách hàng đòi phần trách nhiệm đó Hoặc đòi bồi thường của các nhàtái bảo hiểm nếu hợp đồng đó được tái đi.
Trường hợp tổn thất bộ phận: Các công ty bảo hiểm thường giới hạnmức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng bảng tỷ lệ giá trị tổngthành xe
Trường hợp tổn thất toàn bộ: Số tiền bồi thường lớn nhất bằng số tiềnbảo hiểm và phải trừ khấu hao cho thời gian xe đã sử dụng hoặc chỉ tínhgiá trị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất
Bảo hiểm trùng: Trong trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất
xe theo một hay nhiều đơn bảo hiểm khác, theo đúng nguyên tắc hoạt độngcủa bảo hiểm, tổng số tiền mà chủ xe nhận được từ tất cả các đơn bảo hiểm chỉđúng bằng thiệt hại thực tế
1.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
1.3.1 Phân tích tình hình khai thác bảo hiểm
Kết quả khâu khai thác bảo hiểm thể hiện chủ yếu ở các chỉ tiêu: sốlượng khách hàng tham gia bảo hiểm (số hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết,
số giấy chứng nhận bảo hiểm, số đơn bảo hiểm đã cấp); số phí bảo hiểm thuđược, doanh thu phí khai thác, hoặc số lượng hợp đồng/ nhân viên
1.3.1.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khai thác
Để lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch khai thác cóthể vận dụng các chỉ số:
Trang 19Trong đó : y1, y0, yk là mức độ khai thác kỳ báo cáo, kỳ gốc và kỳ kếhoạch.
1.3.1.2 Phân tích cơ cấu khai thác
Có thể phân tích cơ cấu khai thác theo nhiều tiêu thức như theo cơ cấuvùng lãnh thổ, loại khách hàng, điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm…
1.3.1.3 Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác bảo hiểm
Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác có thể sử dụng các phươngpháp:
+ Tính chỉ số thời vụ theo các tháng trong năm:
+ Mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm:
12
12 1
Trong đó:
ki : chỉ số thời vụ tháng thứ i
Xi : mức độ khai thác tháng thứ i
X : Mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm
ki phản ánh mối quan hệ giữa mức độ khai thác trong từng tháng vớimức độ khai thác bình quân một tháng trong năm Kết quả tính ra càng gần 1thì tính chất thời vụ trong tháng đó càng ít và ngược lại
1.3.2 Phân tích tình hình kiểm soát tổn thất
Kiểm soát tổn thất bao gồm cả đề phòng và hạn chế tổn thất Đối vớicác nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến xe cơ giới, muốn giảm thiểu tổn thất,thiệt hại, các doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quanchức năng có liên quan như: công an, giao thông công chính để tăng cường hệthống biển báo chỉ đường, xây dựng đường lánh nạn trên các đèo dốc nguy
Trang 20hiểm, hỗ trợ kinh phí tổ chức các cuộc thi lái xe tải an toàn và tuyên truyềngiáo dục luật lệ an toàn giao thông…
Phân tích tình hình đề phòng và hạn chế tổn thất có thể tiến hành theocác hướng sau:
+ So sánh và đánh giá các vụ tổn thất xảy ra do các nguyên nhân khácnhau, so với cùng kỳ hoặc so với kỳ trước khi thực hiện các biện pháp đềphòng, hạn chế tổn thất
+ Vận dụng phương pháp phân tổ, phương pháp hồi quy tương quan đểphân tích mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra trong khâu này với số vụ tổn thất xảy
ra với số tiền bồi thường thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm
1.3.3.Phân tích tình hình giám định và bồi thường tổn thất
Phân tích và đánh giá thực trạng của khâu này thường dựa vào các chỉtiêu sau:
+ Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ, bao gồm: số vụkhiếu nại đòi giải quyết bồi thường phát sinh trong kỳ và số vụ khiếu nại đòibồi thường tồn đọng kỳ trước chuyển sang
+ Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ;
+ Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kỳ;+ Tỷ lệ giải quyết bồi thường:
Số vụ khiếu nại đã được GQBT trong kỳ
Số vụ khiếu nại đòi GQBT trong kỳ
+ Số tiền bồi thường thực tế trong kỳ:
Tổng số tiền phải BT cho các vụ
Trang 21Số tiền BTBQ mỗi vụ khiếu nại đã được GQ trong kỳ
giải quyết trong kỳ Số vụ khiếu nại đã được GQ BT trong kỳ
Số tiền chi bồi thường thực tế trong kỳ
Tổng chi trong kỳ
Tổng số tiền chi BT trong kỳ
Tổng doanh thu phí BH trong kỳ
+ Thời gian xử lý ban đầu: Là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệpbảo hiểm nhận được thông báo tổn thất đến khi có phản hồi ban đầu với kháchhàng
+ Thời gian giải quyết bồi thường: Là khoảng thời gian kể từ khi DNBHnhận được thông báo tổn thất của KH đến khi KH nhận được thông báo BT( hoặc từ chối BT) của DNBH
+ Số vụ khiếu nại bồi thường sai sót trong kỳ
1.3.4 Chỉ tiêu hiệu quả:
Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu đo lường sự phát triển của doanh nghiệpbằng cách so sánh kết quả thu được với chỉ tiêu bỏ ra sẽ thu được chỉ tiêu hiệuquả
Trang 22D : doanh thu trong kỳ.
L : lợi nhuận thu được trong kỳ
C : tổng chi phí chi ra trong kỳ
Trang 23CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CP BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG – CN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
2.1 Khái quát về Công ty CP Bảo hiểm Hàng Không - Chi Nhánh Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Đôi nét về Công ty CP Bảo hiểm Hàng Không
Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không có tên giao dịch quốc tế làVietnam National Aviation Insurance Company (viết tắt là VNI) được thành
lập theo quyết định số 49 GP/KDBH, ngày 23/04/2008 của Bộ Tài Chính.
Trong đó, cổ đông sáng lập lớn là các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu ViệtNam bao gồm Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA), Tập đoàn ThanKhoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA),Tổng Công ty XNK Tổng hợp Hà Nội (GELEXIMCO), Công ty CP Nam Việt(NAVICO) và các cổ đông khác
Bảng 1 Số vốn góp của các cổ đông sáng lập
Số vốn góp(triệu đồng)
Tỉ lệ % / vốn điều lệ
1 Tổng công ty hàng không Việt Nam - VNA 100.000 20
2 Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản
Trang 246 Các cổ đông khác 210.000 42
Sự tham gia và cam kết của các cổ đông đã tạo ra một đòn bẩy mạnh
mẽ, tạo ra nền móng cho sự phát triển, đi lên của một thương hiệu đầy triểnvọng của thị trường bảo hiểm Việt Nam – VNI
Với số vốn đăng ký 500 tỷ đồng, VNI là một trong 5 doanh nghiệp bảohiểm có số vốn đăng ký lớn nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
Hiện nay VNI được phép tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ sau:
Kinh doanh bảo hiểm gốc bao gồm:
Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đườngsông, đường sắt và đường hàng không
Bảo hiểm hàng không;
Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm cháy, nổ;
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
Bảo hiểm trách nhiệm chung;
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả
các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Và tiến hành các hoạt động đầu tư khác theo quy định của pháp luật.Mạng lưới dịch vụ của VNI đã phát triển tốt với nhiều chi nhánh và cácvăn phòng tại: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng,Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Nam… và đang tiếp tục mở rộngtrong thời gian tới Tính đến thời điểm này, số chi nhánh và văn phòng đãxấp xỉ lên đến 20 đơn vị Mạng lưới đại lý khai thác cũng được triền khai rộngkhắp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn quốc Mạng
Trang 25lưới cứu hộ, giám định trải dài và rộng khắp hỗ trợ tích cực và hiệu quả chocông tác dịch vụ khách hàng, giải quyết bồi thường.
Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty CP Bảo Hiểm Hàng Không
đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận VNI là một trong 4 doanh nghiệpbảo hiểm trên thị trường Việt Nam có đầy đủ 10 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm.Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm qua cũng rấtkhả quan Năm 2008, VNI đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra và là mộttrong số ít các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động có lãi trong số 27 công tybảo hiểm trên thị trường Năm 2009, VNI đứng trong nhóm 10 công ty bảohiểm có doanh thu lớn nhất Việt Nam Năm 2010, VNI tiếp tục phát triển mởrộng mạng lưới kinh doanh với lợi thế là một trong những doanh nghiệp cómức phí bảo hiểm thấp nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
Với con số cụ thể và những hành động, phương châm phục vụ rõ ràng ,VNI đã dần khẳng định được vị trí của mình đối với các công ty khác, uy tíncũng vì thế ngày càng tăng lên và được nhiều người biết đến
Trong tương lai, VNI hướng tới các mục tiêu phát triển quan trọng nhưsau:
Thứ nhất, trở thành một trong 5 thương hiệu bảo hiểm hàng đầu tại Việt
Thứ sáu, là đối tác tin cậy của thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Hà Nội:
Chi Nhánh Hà Nội được thành lập vào tháng 8/2008 theo quyết định số49/GPĐC2/ KDBH của Bộ trưởng Bộ tài chính Kể từ khi đi vào hoạt động
Trang 26đến nay, Chi nhánh đã dần trưởng thành và giành được những thành côngbước đầu, đang cố gắng để dẫn đầu các chi nhánh khác trực thuộc công ty
Khi mới thành lập, chi nhánh có 3 văn phòng khu vực là Hà Đông, Nam
Hà Nội và Vĩnh Phúc nhưng đến thời điểm này số lượng các VPKV đã tănglên hơn gấp đôi, bao gồm: Hà Đông, Vĩnh Phúc, Nội Bài, Nam Hà Nội, GiaLâm, Đông Anh và Hoàng Mai
Chi nhánh Hà Nội có chức năng nhiệm vụ là tiến hành kinh doanh, mởrộng mạng lưới và mở rộng thị phần trong thị trường bảo hiểm Đồng thời tổchức các hoạt động khác để có thể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh khaithác đạt hiệu quả cao nhất như kế toán, tổ chức - hành chính, thống kê , quảngcáo, bồi thường, chăm sóc khách hàng…
2.1.2 Cơ cấu tổ chức – nhân sự của Công ty CP Bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội
Cùng với việc tạo dựng một môi trường làm việc năng động, sáng tạo
và luôn chia sẻ, VNI nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã thu hút đượcnhiều cán bộ có chuyên môn, trình độ và kinh nghiệm về thị trường, sảnphẩm, luật pháp và duy trì một môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, am hiểuluật pháp Việt Nam và quốc tế, tạo ra một bộ máy phối hợp và gắn kết chặtchẽ
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban nghiệp vụ của Chinhánh Hà Nội:
Trang 27Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Hà Nội
VPKV 12 (HÀ ĐÔNG)
VPKV 13 (VĨNH PHÚC)
PHÒNG DỊCH VỤ
- KHÁCH HÀNG
PHÒNG KDBH 3 (PHI HÀNG HẢI)
VPKV 14 (NỘI BÀI)
VPKV 15 (NAM HÀ NỘI)
VPKV 16 (GIA LÂM)
VPKV 17 (HOÀNG MAI) PHÒNG KDBH 2
( TSKT)
Trang 28Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh theo
mô hình trực tuyến Mỗi phòng ban và các đơn vị trực thuộc có những chứcnăng nhất định song đều phối hợp hài hòa và gắn kết với nhau dưới sự giámsát của Ban Giám đốc chi nhánh
Với cơ cấu tổ chức như trên, chi nhánh công ty sẽ nâng cao được tínhthống nhất trong việc thực hiện những mục tiêu chung đã đề ra, đồng thờicũng vẫn nâng cao được khả năng làm việc độc lập và sáng tạo của các phòngban, đơn vị trực thuộc
Đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh:
Bảng 2 Bảng phân bố cơ cấu lao động của công ty
Trang 29Nhìn vào bảng cơ cấu lao động trên ta thấy số lượng cán bộ quản lý củachi nhánh chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số lao động, điều đó cho thấy chinhánh có bộ máy hoạt động tinh giản, tiết kiệm lao động, mỗi phòng ban chỉ
sử dụng một số lượng lao động không nhiều song vẫn đem lại hiệu quả côngviệc cao Bên cạnh đó lao động là nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với nữgiới Nam giới tại chi nhánh chủ yếu trực thuộc các phòng ban nghiệp vụ haykhối kinh doanh trực tiếp, nữ giới chủ yếu thuộc các phòng như tổ chức - hànhchính, kế toán hay bộ phận thống kê… Điều này dễ lý giải bởi đặc thù củangành kinh doanh bảo hiểm luôn đòi hỏi sự năng động cũng như khả năngchịu đựng áp lực công việc cao, yêu cầu luôn sẵn sàng thích nghi với nhữngbiến đổi của công việc nên phù hợp với khả năng của nam giới hơn
Một ưu điểm nữa dễ nhận thấy là trình độ lao động của chi nhánh khácao, tỉ lệ lao động có trình độ đại học chiếm đa số, đặc biệt đa phần cán bộ chủchốt của chi nhánh có trình độ trên đại học Đây là một lợi thế rất lớn bởinguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố hàng đầu làm nênthành công của một công ty, đặc biệt là một công ty có tuổi đời còn rất trẻ nhưVNI Lực lượng lao động nhìn chung là lao động trẻ, nhiệt tình, năng động vớicông việc, ham học hỏi, cầu tiến, có tinh thần bắt kịp sự thay đổi trong thời đạicông nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008 – 2010
Chi nhánh Hà Nội là một Chi nhánh trực thuộc Công ty Cổ phần Bảohiểm Hàng Không nên chỉ được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm gốc,việc tiến hành kinh doanh tái bảo hiểm và thực hiện các hoạt động đầu tư kháckhông được thực hiện tại Chi nhánh Tuy nhiên trong số các nghiệp vụ bảohiểm gốc thì bảo hiểm Hàng Không cũng không được triển khai tại các Chinhánh và VPKV của VNI Do đó doanh thu hàng năm của Chi nhánh Hà Nội
là từ phí bảo hiểm gốc của 9 nghiệp vụ còn lại
Các khoản phải chi hàng năm của Chi nhánh Hà Nội bao gồm: Chi khaithác, chi đề phòng và hạn chế tổn thất, chi giám định, bồi thường, chi quản lý,chi hoa hồng…, trong đó chi bồi thường luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất Mặc dùcác khoản phải chi mỗi năm rất nhiều song trong thời gian hoạt động vừa qua
Trang 30Chi nhánh luôn thu được khoản lợi nhuận không nhỏ Kết quả kinh doanh củaChi nhánh Hà Nội trong ba năm qua được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm
Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008 – 2010
3 Lợi nhuận trước thuế 2.342,14 14.796,98 17.300,79
4 Thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp
410,76 1.692,24 3.012,82
5 Lợi nhuận sau thuế 1.932,38 13.104,74 14.287,97
(Nguồn: Công ty CP Bảo hiểm Hàng Không – CN Hà Nội )
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh Hà Nộitrong ba năm qua tương đối tốt Tăng trưởng của Chi nhánh về mặt doanh thuluôn ở mức cao và ổn định Mặc dù chi phí hàng năm cũng tăng lên song điều
đó hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi khi số lượng hợp đồng bảo hiểm càngtăng thì xác suất xảy ra rủi ro cũng càng lớn, đồng thời với đó là sự tăng lêncủa các chi phí khác như chi khai thác, chi hoa hồng, chi đề phòng hạn chế tổnthất Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn có lãi, thể hiện quacon số lợi nhuận liên tục tăng lên qua các năm: năm 2008 lợi nhuận sau thuế
là 1.932,38 triệu đồng, năm 2009 là 13.104,74 triệu đồng và năm 2010 là14.287,97 triệu đồng Nhờ tăng trưởng cao trong những năm qua mà đời sốngcủa cán bộ nhân viên Chi nhánh đã được tăng lên rõ rệt, thu nhập bình quânđầu người tăng trên 5% mỗi năm Có được kết quả này là nhờ sự phấn đấu nỗ
Trang 31lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh Hà Nội trong suốtthời gian qua.
2.2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công
ty CP Bảo hiểm Hàng Không - chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008 – 2010
2.2.1 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Việt Nam
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hình thức bảo hiểm đã xuất hiện ở ViệtNam khá lâu Ban đầu loại hình bảo hiểm này chủ yếu do các công ty bảohiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh triển khai vànắm giữ thị phần Nhưng đến thời điểm hiện nay, với sự xuất hiện của rấtnhiều công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam thì thị phần của Bảo Việt vàBảo Minh đã bị giảm đi so với trước đó Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loạihình mà bất cứ công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nào tại Việt Namcũng triển khai bởi đây là mảng thị trường dễ khai thác và có nhiều tiềm năng
mở rộng trong tương lai Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốcgia, trong khoảng thời gian 15 năm từ năm 1995 đến năm 2010, số phươngtiện xe cơ giới tại nước ta đã tăng lên nhanh chóng Nếu như năm 1995 cảnước mới có 3.918.935 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong đó chỉ
có 330.779 xe ô tô, còn lại là xe môtô với 3.678.156 chiếc (chiếm 93,85 %) thìđến năm 2010 số xe ô tô lưu hành trên cả nước đã lên tới 1.283.260 chiếc, xemôtô là 24.164.776 chiếc, nâng tổng số phương tiện xe cơ giới trên cả nước talên con số 25.448.036 chiếc, bằng 649,36% so với năm 1995 Với tốc độ giatăng của các phương tiện xe cơ giới như hiện nay đã tạo nên một mảng thịtrường sôi động trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) thì bảo hiểm xe cơ giớiluôn là một trong những nghiệp vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu doanhthu các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ trên toàn thị trường, đồng thời cũng
là nghiệp vụ bảo hiểm luôn có mức tăng trưởng cao hàng năm về doanh thuphí, trung bình từ 18 – 20%/năm Riêng trong năm 2010 vừa qua Bảo hiểm xe
cơ giới đạt doanh thu 5.378 tỉ đồng, tăng trưởng 23% so với năm 2009, dẫnđầu các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với tỉ trọng 31,5% Các doanhnghiệp bảo hiểm đứng đầu thị trường về doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ
Trang 32giới là Bảo Việt với 1.272 tỉ đồng (chiếm 23,65%), PJICO 791 tỉ đồng (chiếm14,71%), PVI 628 tỉ đồng (chiếm 11,68%), Bảo Minh 538 tỉ đồng (chiếm10%), PTI 303 tỉ đồng (chiếm 5,63%), AAA 271 tỉ đồng (chiếm 5,04%), MIC
217 tỉ đồng (chiếm 4,03%)… Các doanh nghiệp còn lại trên thị trường chỉchiếm tỉ trọng 25,26% trong tổng doanh thu nghiệp vụ này trên thị trường
Bên cạnh việc đạt mức doanh thu cao thì bảo hiểm xe cơ giới cũng làmột trong những nghiệp vụ bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường lớn, tỉ lệ bồi thườnghàng năm trung bình khoảng trên 40% Trong năm 2010 vừa qua số tiền bồithường cho nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là 2.368 tỉ đồng (chưa kể tổn thấtxảy ra đang giải quyết bồi thường) Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồithường cao là Liberty (72%), BV Tokio Marine (66%), Bảo Long (65,7%),Bảo Minh (59,6%), Bảo Việt (53%), AAA (52,8%), ABIC (52%), PVI(51,9%)
Các DNBH và các cơ quan hữu quan đã có nhiều động thái tích cựctrong việc cố gắng giảm số vụ tai nạn hàng năm, đồng thời giảm chi bồithường đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới Năm 2010 nhiều DNBH đãquản lý chặt chẽ khâu khai thác và giải quyết bồi thường phòng chống trục lợibảo hiểm Quỹ BH xe cơ giới đã tổ chức cho đại diện của một số DNBH khảosát học tập kinh nghiệm BH và phần mềm dữ liệu BH xe cơ giới tại Malaysia
Hiệp hội Bảo hiểmViệt Nam phối hợp với Cục Cảnh sát giao thôngđường bộ, đường sắt tổ chức đào tạo khóa học giám định phân tích hồ sơ tainạn giao thông cho hơn 200 cán bộ bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm
HHBHVN phối hợp với Bộ Tài chính – Trung ương đoàn tuyên truyềnchế độ BH xe cơ giới trong thanh niên Thông qua Quỹ BH xe cơ giới cácDNBH đã đầu tư hơn 12 tỉ đồng để thực hiện 8 công trình đề phòng hạn chếtổn thất tại Gia Lai, Kontum, Lạng Sơn, Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên,Bắc Kạn và tài trợ 2 xe cứu thương cho trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội Năm
2010 Quỹ BH xe cơ giới đã chi hỗ trợ nhân đạo cho người nhà nạn nhân bị tửvong do không phát hiện được xe gây tai nạn hay xe không tham gia bảohiểm, tổng số 11 trường hợp với số tiền 55 triệu đồng
2.2.2 Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội
Trang 33Ngay từ những ngày đầu thành lập, nhận thức được sự cần thiết và tácdụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới, VNI đã thực hiện triển khai nghiệp vụnày Hàng năm, nghiệp vụ luôn mang lại doanh thu lớn cho công ty cũng nhưcác đơn vị trực thuộc Tuy nhiên, hiện nay VNI chỉ thực hiện bảo hiểm vậtchất xe ô tô vì giá trị của ô tô lớn hơn nhiều so với xe máy, bên cạnh đó việcgiám định bồi thường khi có rủi ro tai nạn thường trải qua nhiều công đoạn đôikhi khá phức tạp, trong khi giá trị cũng như chi phí sửa chữa xe máy khi thiệthại nhìn chung là nhỏ nên số tiền bồi thường không đáng kể Do vậy, kháchhàng ít có nhu cầu tham gia bảo hiểm vật chất cho loại xe này Ở Việt Namhiện nay hầu như các công ty bảo hiểm cũng chỉ triển khai bảo hiểm vật chấtcho xe ô tô.
2.2.2.1 Thực trạng hoạt động khai thác
Khi triển khai bất kì một nghiệp vụ bảo hiểm nào, khâu khai thác luôn
là khâu đầu tiên quan trọng quyết định tới sự thành công của nghiệp vụ, đem
về doanh thu cho công ty Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm
tự nguyện nên kết quả triển khai phụ thuộc rất nhiều vào số lượng khách hàngtham gia Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Công ty CP Bảohiểm Hàng Không- chi nhánh Hà Nội luôn nỗ lực tìm kiếm khách hàng và đãthu được nhiều thành công Hàng năm, nghiệp vụ này đem lại nguồn thu lớn,chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của toàn chi nhánh Với hệ thống vănphòng đại diện và đại lý rộng khắp địa bàn Hà Nội là một lợi thế mà chi nhánhtận dụng để tiếp cận khách hàng và khai thác hiệu quả nghiệp vụ này
Quy trình khai thác của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau: