1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện

66 1,5K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 680,5 KB

Nội dung

tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện

Trang 1

DANH MỤC VIẾT TẮT

PTI Công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu điện

AVI Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

HĐ Hợp đồng

Techcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kĩ thương Việt Nam

Maritimebank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam

Lienvietbank Ngân hàng Liên Việt

VAMA Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam

TNGT Tai nạn giao thông

Vnpost Bưu cục

MIC Công ty cổ phần bảo hiểm quân đội

PVI Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam

PJCO Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

SVIC Công ty cổ phần bảo hiểm SHB- VINACOMIN

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 4

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 6

1.1 Một số khái niệm và vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 6

1.1.1 Một số khái niệm của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 6

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 6

1.2 Nội dung của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 8

1.2.1 Đối tượng bảo hiểm 8

1.2.2 Phạm vi bảo hiểm 8

1.2.3 Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm 10

1.2.4 Phí bảo hiểm 11

1.2.5 Giám định và bồi thường 12

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 15

1.3.1 Các yếu tố chủ quan 15

1.3.2 Các yếu tố khách quan 16

1.4 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI 17

1.4.1 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh theo các khâu công việc 17

1.4.2 Các chỉ tiêu phân tích tình hình đề phòng và hạn chế tổn thất 18

1.4.3 Các chỉ tiêu phân tích tình hình giám định 19

1.4.4 Các chỉ tiêu phân tích tình hình bồi thường 20

Chương 2: Tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện 22

2.1 Khái quát về công ty và tình hình kinh doanh bảo hiểm tại PTI 22

2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của PTI 22

2.1.2 Tình hình kinh doanh bảo hiểm tại PTI 27

2.1.3 Phương hướng hoạt động của PTI 29

2.2 Thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010 29

2.3 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI 31

Trang 3

2.3.1 Công tác khai thác 31

2.3.2 Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 37

2.3.3 Công tác giám định và bồi thường 38

2.3.4 Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI 45

2.4 Đánh giá về tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở PTI 48

2.4.1 Mặt đạt được và nguyên nhân 48

2.4.2 Mặt hạn chế và nguyên nhân 50

Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm triển khai tốt hơn nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI 53

3.1 Giải pháp nhằm triển khai tốt hơn nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 53

3.1.1 Giải pháp đối với công tác khai thác 53

3.1.2 Giải pháp đối với công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 55

3.1.3 Giải pháp đối với công tác giám định 56

3.1.4 Giải pháp đối với công tác bồi thường 57

3.1.5 Giải pháp hạn chế tình trạng trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới 59

3.2 Khuyến nghị 62

3.2.1 Đối với Bộ Tài chính 62

3.2.2 Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 63

Kết luận 65

Tài liệu tham khảo 66

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Xe cơ giới là một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngàynay của con người Nó vừa là phương tiện đi lại vừa là công cụ để kinh doanh.Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống của người dân càng nâng cao thì nhu cầu

về phương tiện này lại càng lớn Hiện nay, số lượng xe máy và số lượng ô tô ở việtNam tăng lên nhanh chóng Với khí hậu mưa nhiều, bão lũ, úng ngập xảy ra liêntục như ở Việt Nam, giao thông phức tạp, chuyện hỏng xe, chết máy, xước sơn vỏ

xe, tai nạn giao thông xảy ra là điều không hiếm Điều này gây thiệt hại không nhỏ

về kinh tế cho chủ nhân của chiếc xe máy hay xe ô tô

Để giúp đỡ phần nào mọi người thoát khỏi tình trạng khó khăn, giảm thiểuchi phí sửa chữa xe, bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đời Có rất nhiều doanh nghiệpcung cấp loại nghiệp vụ này, trong đó có công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện Đây

là loại nghiệp vụ không chỉ đem lại lợi ích cho chủ nhân mỗi chiếc xe khi có tổnthất xảy ra mà còn đem lại nguồn doanh thu lớn cho PTI Dù có kinh nghiệm nhiềunăm trong việc kinh doanh nghiệp vụ này, bên cạnh những doanh thu tăng, sốlượng khách hàng tham gia nghiệp vụ này cũng tăng qua từng năm thì việc kinhdoanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của PTI cũng còn nhiều điều tồn tạicần phải khắc phục Nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường, hầu như tất cả họ đều cung cấp nghiệp

vụ này, PTI muốn vươn lên chiếm vị trí cao, khẳng định tên tuổi của mình trên thịtrường, thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm của mình, cần phải có sự thayđổi, hoàn thiện hơn nữa việc kinh doanh nghiệp vụ này qua các khâu từ khai thác,

đề phòng hạn chế tổn thất, giám định và bồi thường

Xuất phát từ thực trạng trên, em xin viết về đề tài “ tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện ”.

2 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Làm rõ tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Tổngcông ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện

Trang 5

Đánh giá mặt đạt được và hạn chế còn tồn tại khi triển khai nghiệp vụ bảohiểm này tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện Từ đó, đưa ra các giải pháp

và khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vậtchất xe cơ giới tại doanh nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Tổng công ty

cổ phần bảo hiểm Bưu điện

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện,giai đoạn năm 2008 – 2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu theo các chỉ tiêu để làm rõ tình hìnhthực hiện nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty

5 Nội dung chính của khóa luận

Khóa luận gồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Chương II: Tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện

Chương III: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm triển khai tốt hơn nghiệp

vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện

Vì kiến thức lí luận và thực tế có hạn nên bài viết không thể tránh đượcnhững sai sót, khiếm khuyết Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô

và các bạn Xin chân thành cảm ơn cô Ths.Nguyễn Thị Hữu Ái đã giúp đỡ em hoànthành bài viết này

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI

1.1 Một số khái niệm và vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới

1.1.1 Một số khái niệm về bảo hiểm vật chất xe cơ giới

1.1.1.1 Khái niệm xe cơ giới

Xe cơ giới là xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó và có ít nhấtmột chỗ ngồi Xe cơ giới bao gồm rất nhiều loại xe khác nhau: xe mô tô hai bánh,

ba bánh, xe ô tô chở người, chở hàng hóa, vừa chở người vừa chở hành hóa và cácloại xe chuyên dụng khác Xe cơ giới được cấu tạo từ nhiều chi tiết, bộ phận máymóc thiết bị khác nhau như động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thốngtruyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh và hộp số, bộ phận thân vỏ

1.1.1.2 Khái niệm bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình Bảo hiểm tài sản và nó được thể hiệndưới hình thức bảo hiểm tự nguyện Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe nhằmmục đích được bồi thường cho những thiệt hại vật chất đối với xe của mình do rủi

ro thuộc phạm vi bảo hiểm gây nên Vì vậy, để có thể trở thành đối tượng được bảohiểm, xe cơ giới phải đảm bảo các điều kiện về mặt kĩ thuật và pháp lý cho sự lưuhành, đó là: được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký, biển kiểm soát, giấychứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường, giấy phép lưu hành xe

1.1.1.3 Loại hình bảo hiểm xe vật chất xe cơ giới

1.1.1.3.1 Phân loại theo đối tượng bảo hiểm

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới bảo hiểm cho xe ô tô, xe mô tô (xe máy) cả 2 bánh và 3 bánh

1.1.1.3.2 Phân loại theo bộ phận trên xe

- Bảo hiểm vật chất toàn bộ xe: là bảo hiểm thiệt hại vật chất cho toàn bộ tổng thành cấu tạo nên xe cơ giới và các thiết bị trang bị thêm so với chiếc xe nguyên bản sau khi xuất xưởng

- Bảo hiểm vật chất thân vỏ xe: là bảo hiểm thiệt hại vật chất của các bộ phậncấu tạo nên tổng thành thân vỏ của xe cơ giới

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Trang 7

1.1.2.1 Góp phần ổn định kinh doanh, ổn định cuộc sống cho các chủ phương tiện

Chủ phương tiện giao thông vận tải khi tham gia bảo hiểm sẽ nộp cho nhàbảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, các khoản phí này sẽ hình thành quỹtiền tệ tập trung Như vậy, khi có các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công

ty bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình, sử dụng nguồn quỹ bảo hiểmtiến hành bồi thường cho chủ xe một cách nhanh chóng để giúp chủ xe có điều kiệnnhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn, giảm bớt gánh nặng tài chính do khôngphải chi ra những khoản chi phí bất thường như chi phí cẩu kéo, chi phí sửa chữa,thay thế…

Điều đó sẽ giúp cho các chủ phương tiện giao thông vận tải khắc phục đượcnhững khó khăn về mặt tài chính, giúp họ ổn định cuộc sống và sản xuất kinhdoanh của mình Đây cũng là tác dụng đặc trưng của bảo hiểm

1.1.2.3 Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và tạo thêm việc làm cho người lao động

Như chúng ta đã biết, người tham gia bảo hiểm đóng một khoản phí bảohiểm tạo thành nguồn quỹ bảo hiểm lớn, ngoài việc chi trả, bồi thường nguồn quỹnày còn là một nguồn vốn lớn đầu tư phát triển kinh tế đất nước Ở một số nướcphát triển như Mỹ, nguồn vốn mà các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào nền kinh

tế thường cao, đứng thứ hai chỉ sau các ngân hàng thương mại và cung cấp khoảng

Trang 8

tăng thu cho ngân sách nhà nước và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người laođộng, giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội.

1.1.2.4 Góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội

Khi mà khách hàng đóng một khoản phí cho các doanh nghiệp bảo hiểm lậpthành một quỹ chung Trong khi đó, số tiền này tạm thời nhàn rỗi vì tạm thời chưaphải chi trả cho các tổn thất xảy ra Cùng với đó, thị trường tiền tệ thì luôn biếnđộng, lạm phát xảy ra cao Vì vậy, số tiền này sẽ được đem đi đầu tư vào các lĩnhvực mà pháp luật quy định cho các doanh nghiệp bảo hiểm Nhờ vậy, xã hội cónguồn vốn để đầu tư vào phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người laođộng

1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới

1.2.1 Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới là toàn bộ các loại xe cơ giới cógiá trị, có đủ điều kiện về kỹ thuật và pháp lý cho việc lưu hành xe, có giấy phéplưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp và hoạt động trên lãnh thổ nước cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người chủ xe phải được cơ quan có thẩm quyềncấp giấy đăng ký xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định về an toàn kỹthuật và môi trường

Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó và

có ít nhất một chỗ ngồi cho người lái xe Xe cơ giới bao gồm rất nhiều các loại xekhác nhau: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe ô tô chở người, xe ô tô chở hànghóa, xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng và các loại xe chuyên dùng khác

Trong thực tế, vì nhiều lý do mà các doanh nghiệp bảo hiểm thường chỉ khaithác bảo hiểm đối với ô tô mà hạn chế bảo hiểm cho xe mô tô

Xét trên phương tiện kỹ thuật bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể bảohiểm toàn bộ vật chất thân xe hoặc tiến hành bảo hiểm từng bộ phận của chiếc xe

Bảo hiểm vật xe cơ giới là hình thức bảo hiểm tự nguyện, chủ xe khi tham giabảo hiểm sẽ được bồi thường cho những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm

1.2.2 Phạm vi bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro mà theo thỏa thuận nếunhững rủi ro đó xảy ra thì nhà bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho chủphương tiện

1.2.2.1 Rủi ro được bảo hiểm

Trang 9

Trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới, chủ xe cơ giới sẽ được bồi thường thiệthại vật chất xe xảy ra do tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trongnhững trường hợp sau đây:

- Đâm, va, lật, đổ

- Hỏa hoạn, cháy, nổ

- Những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên: bão, lũ, sét đánh,động đất, mưa đá, sụt lở

- Vật thể từ bên ngoài tác động lên xe

- Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe

- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khácNgoài ra các công ty bảo hiểm còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp

lý nhằm:

- Ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm

- Chi phí đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất

- Chi phí giám định tổn thất

Trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm (baogồm cả các chi phí) không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhậnbảo hiểm

Đồng thời các công ty sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường trong nhữngtrường hợp sau:

Thứ nhất: Đối với những thiệt hại vật chất của xe gây ra do các nguyên nhân:

- Hao mòn tự nhiên phát sinh từ hoạt động bình thường của chiếc xe gây ra

- Hư hỏng do khuyết tật, ẩn tỳ, mất giá trị, giảm dần chất lượng cho dù cóGiấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiệngiao thông cơ giới đường bộ

- Hư hỏng hoặc tổn thất thêm do quá trình sửa chữa và do vật thể trong xe tácđộng lên mà không phải do xe đâm va lật đổ

- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị (âm thanh, hình ảnh, điềuhòa nhiệt độ, thiết bị định vị)

- Xe bị thiệt hại, sau khi sửa chữa phải đăng kiểm lại theo quy định của Nhànước mà chưa đi đăng kiểm lại

- Tổn thất động cơ do đi vào vùng ngập nước hay do nước lọt vào động cơ xegây hiện tượng thủy kích phá hỏng động cơ xe (trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn

Trang 10

Thứ hai: Đối với những tổn thất:

- Mất cắp bộ phận xe (Trừ trường hợp thỏa thuận khác bằng văn bản)

- Săm lốp, chụp lốp, đề can xe bị hư hỏng trừ trường hợp thiệt hại xảy ra docùng một nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một vụtai nạn

- Bạt phủ, các thiết bị lắp thêm trên xe ngoài các thiết bị của nhà sản xuất đãlắp ráp (không tính các thiết bị mang tính chất bảo vệ cho xe như hệ thống báođộng, cảm biến báo lùi, cản trước, cản sau)

1.2.2.2 Các rủi ro loại trừ

Ngoài ra để tránh nguy cơ trục lợi bảo hiểm, hành vi phạm đạo đức pháp luậtcác công ty bảo hiểm không bồi thường những thiệt hại, tổn thất xảy ra bởi cácnguyên nhân sau:

- Hành vi cố ý

- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành Chủ xe vàlái xe vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông như:

+ Không có giấy phép lưu hành

+ Lái xe bị ảnh hưởng bởi rượu, bia, ma túy và các chất kích thích khác trong

xe chở chất cháy nổ

+ Xe quá trọng tải hoặc quá số hành khách quy định

+ Xe đi vào đường cấm hoặc đi đêm không đèn

+ Xe chở chất cháy, nổ trái phép

+ Xe dùng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa

Trong thời hạn bảo hiểm nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu cho chủ xe khácthì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ xe mới, nếu chủ xe không chuyểnquyền lợi bảo hiểm sang chủ xe mới thì Công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả lại phí

1.2.3 Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm

1.2.3.1 Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là số tiền người tham gia bảo hiểm chấp nhận tham giahoặc người bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm Số tiền bảo hiểm xác định dựa trên giátrị bảo hiểm và sự phân tích chủ quan của người tham gia hoặc người bảo hiểm.Nguyên tắc của bảo hiểm là số tiền bảo hiểm không vượt quá giá trị bảo hiểm

Trang 11

Người tham gia bảo hiểm vô tình hoặc cố ý vi phạm các công ty bảo hiểm sẽ cónhững chế tác phù hợp tùy vào mức độ thực tế.

1.2.3.2 Giá trị bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thờiđiểm tham gia bảo hiểm Xác định giá trị thực tế của xe thực chất là xác định giábán của nó trên thị trường vào thời điểm tham gia bảo hiểm Việc xác định đúnggiá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thườngchính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm Để có thể đánh giá chínhxác giá trị bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải kiểm tra xe trước khinhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tế của chiếc xe tham gia bảo hiểm

1.2.4 Phí bảo hiểm

1.2.4.1 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là nhân tố đầu tiên quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng

Vì vậy việc xác định chính xác phí bảo hiểm sẽ đảm bảo cho hoạt động của công

ty, đồng thời làm tăng tính cạnh tranh cho công ty trên thị trường bảo hiểm

1.2.4.2 Phương pháp tính phí bảo hiểm

Mức phí của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, được xác địnhbằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm

Tỷ lệ phí cơ bản thường áp dụng cho thời hạn một năm hợp đồng, cùng với

tỷ lệ phí cơ bản đó là quy đinh về tỷ lệ giảm phí đối với những hợp đồng có thờihạn dưới một năm

Nhìn chung tỷ lệ phí bảo hiểm được xác định dựa trên phương pháp thống

kê, kết quả tính toán về tần xuất xảy ra tổn thất và chi phí trung bình/ 1 tổn thất vàđịnh mức chi phí quản lý của người bảo hiểm Tuy nhiên việc tính mức phí cụ thểcho các hợp đồng, phải bao quát được mọi yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng phátsinh trách nhiệm của người bảo hiểm Ngoài ra, khi xác định phí bảo hiểm các công

ty bảo hiểm dựa vào một số yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất: Những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng

xe, gồm có:

- Loại xe: Loại xe sẽ liên quan đến trang thiết bị an toàn, chống mất cắp, giá

cả chi phí sửa chữa, phụ tùng thay thế

- Mục đích sử dụng xe

- Phạm vi, địa bàn hoạt động

Trang 12

Thứ hai: Những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, người điều khiển

xe:

- Giới tính, độ tuổi của lái xe

- Tiền sử của lái xe

- Kinh nghiệm của lái xe

- Quá trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm

Thứ ba: Việc tính phí bảo hiểm còn tùy thuộc vào sự giới hạn phạm vi bảo

hiểm và có sự phân biệt giữa bảo hiểm lẻ và bảo hiểm cả đội xe Ở Việt Nam hiệnnay, tỷ lệ phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nhìn chung đều có sự phân biệtgiữa xe mô tô và ô tô, giữa cách thức bảo hiểm cho toàn bộ xe và bộ phận xe Tỷ lệphí còn được mở rộng cho những trường hợp mở rộng phạm vi bảo hiểm (ví dụ chorủi ro xe mất cắp bộ phận, bảo hiểm không trừ khấu hao ); trường hợp áp dụngmức miễn thường tăng lên và số năm xe đã qua sử dụng

1.2.5 Giám định và bồi thường

1.2.5.1 Vai trò của giám định, bồi thường

Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm dễ bắt chước, do vậy những chiến lược cạnhtranh thông thường như giá cả, dịch vụ rất khó mang lại tính đột biến Trên cơ sở

đó, chiến lược sản phẩm trở nên có ưu thế hơn cả Chất lượng của sản phẩm bảohiểm được thể hiện tại khâu giám định, bồi thường Đây là khâu rõ nét nhất trongđặc tính vô hình của sản phẩm bảo hiểm Với vai trò thể hiện chất lượng sản phẩmbảo hiểm, khâu giám định bồi thường là khâu trực tiếp quyết định tính hấp dẫn củasản phẩm bảo hiểm, mang lại uy tín của công ty, đồng thời quyết định sự lỗ lãitrong nghiệp vụ bảo hiểm

Bên cạnh đó, giám định bồi thường còn mang vai trò hòa giải khi có sự xungđột về lợi ích của các bên liên quan Với vai trò quan trọng như vậy, giám định bồithường được pháp luật và các tổ chức bảo hiểm rất quan tâm và đề ra nhữngnguyên tắc nhất định

Trong những năm gần đây, các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới đã phát triểnmạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi công tác giám định bồi thường ngàymột phải được củng cố, nâng cao và phải đảm bảo các nguyên tắc:

1.2.5.2 Nguyên tắc giám định

+ Phải được tiến hành sớm nhất sau khi nhận được thông tin tai nạn (theoquy định chung là 5 ngày) Nếu không tiến hành sớm được thì lý do chậm chễ phảiđược thể hiện trong biên bản giám định

Trang 13

+ Tất cả các thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm về vật chất, tài sản đềuphải tiến hành giám đinh.

+ Trong trường hợp đặc biệt nếu tổ chức bảo hiểm không thực hiện đượcviệc lập biên bản giám định, thì có thể căn cứ vào biên bản giám định của cơ quanchức năng, chụp ảnh, hiện vật thu được, khai báo của chủ xe và kết quả điều tra

+ Quá trình giám định phải có mặt và ký xác nhận của chủ xe, chủ tài sản bịthiệt hại hoặc người có trách nhiệm được ủy quyền quản lý, sử dụng

+ Mục tiêu giám định để: Xác định nguyên nhân tai nạn từ đó xác định tráchnhiệm của bảo hiểm, đánh giá, xác định thiệt hại cho việc bồi thường được nhanhchóng, giúp việc tổng hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông để có biện phápphòng ngừa

+ Yêu cầu của biên bản giám định phải khách quan, tỷ mỷ thể hiện đầy đủchi tiết những thiệt hại do tai nạn đồng thời đề xuất phương án khắc phục thiệt hạimột cách hợp lý và kinh tế nhất

1.2.5.3 Nguyên tắc bồi thường

Nguyên tắc bồi thường là các quy định khi tiến hành bồi thường cho chủ xecủa công ty bảo hiểm:

Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế:

Số tiền bảo hiểm

Số tiền bồi thường = Thiệt hại thực tế *

Giá trị thực tế xe

Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế

Theo nguyên tắc tránh trục lợi bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm chỉ chấp nhận sốtiền bảo hiểm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị thực tế của xe Tuy nhiên có trường hợpngười tham gia bảo hiểm vô tình hoặc cố ý tham gia với số tiền lớn hơn giá trị bảohiểm, trong trường hợp này số tiền bồi thường chỉ bằng giá trị thiệt hại thực tế, theonguyên tắc “ số tiền bồi thường không vượt quá thiệt hại thực tế”

Ví dụ xe ô tô có giá trị thực tế 450 triệu nhưng người tham gia bảo hiểm với

số tiền 500 triệu, khi tổn thất toàn bộ công ty bảo hiểm chỉ bồi thường 450 triệu Cónhững trường hợp tổ chức bảo hiểm chấp nhận số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị

Trang 14

thực tế Trường hợp này gọi là “Giá trị thay thế mới”, chủ xe phải đóng phí bảohiểm khá cao theo các chính sách điều kiện bảo hiểm chặt chẽ

+ Trong trường hợp tổn thất bộ phận:

Khi tổn thất bộ phận xảy ra, chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường theo mộttrong hai nguyên tắc trên Tuy nhiên các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồithường đối với tổn thất bộ phận bằng tỷ lệ giá trị tổng thành xe

+ Trong trường hợp tổn thất toàn bộ

Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi mất cắp, mất tích hoặc bị thiệt hại nặngđến mức không thể sửa chữa hoặc nếu có thì chi phí sửa chữa, phục hồi bằng hoặclớn hơn giá trị thực tế của xe Nếu xe tham gia bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trịthực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì bồi thường toàn bộ số tiền ghitrên giấy chứng nhận bảo hiểm Nếu xe tham gia bảo hiểm cao hơn giá trị thực tếcủa xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì bồi thường bằng giá trị thực tế của xekhi xảy ra tai nạn

Các tổ chức bảo hiểm thường quy định khi giá trị thiệt hại so với giá trị thực

tế của xe đạt tới hoặc vượt qua một tỷ lệ giới hạn nhất định nào đó thì được coi nhưtổn thất toàn bộ ước tính

Ngoài những nguyên tắc trên, khi tính toán và chi trả bồi thường, các tổ chứcbảo hiểm còn phải chú ý các nguyên tắc sau:

- Tạm ứng bồi thường: Phải được dựa trên cơ sở:

+ Chủ xe có đơn yêu cầu bảo hiểm

+ Thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm và phải ước tính giá trị thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm

- Căn cứ vào đó để đề xuất tạm ứng theo quy định bằng văn bản, khi xét bồithường phải đối trừ hoặc thu hồi tạm ứng

Những bộ phận thay thế mới, thì khi bồi thường phải trừ khấu hao đã sửdụng hoặc chỉ tính giá trị của bộ phận được thay thế ngay trước lúc xảy ra tai nạn

Trong trường hợp thiệt hại xảy ra có liên quan đến trách nhiệm của ngườithứ ba, công ty bồi thường cho chủ xe và yêu cầu chủ xe bảo lưu quyền khiếu nại

và chuyển quyền đòi bồi thường cho công ty bảo hiểm kèm theo toàn bộ hồ sơ,chứng từ có liên quan Trong trường hợp bảo hiểm trùng theo nguyên tắc số tiềnbồi thường mà chủ xe nhận được không được vượt quá giá trị thực tế, thông thườngcác công ty bảo hiểm giới hạn trách nhiệm bồi thường của mình theo tỷ lệ số tiền

Trang 15

bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm của công ty mình so với tổng số tiền

ở tất cả các giấy chứng nhận bảo hiểm

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe

về nguồn tài lực mạnh về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất và hạ tầng Vì doanhnghiệp phải có đủ những yếu tố này mới có thể triển khai được với số lượng sảnphẩm lớn như vậy Nó tạo nên cho khách hàng niềm tin vào doanh nghiệp, vì doanhnghiệp sẽ đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng khi mà sự kiện bảo hiểmxảy ra, khách hàng cũng sẽ tin tưởng khi mà số tiền của mình được đặt đúng chỗ

Bản thân với một doanh nghiệp có nhiều sản phẩm còn có một điều hết sứcthuận lợi trong việc kết hợp giới thiệu sản phẩm với nhau Ví dụ như, một doanhnghiệp nào đó mua gói bảo hiểm cháy nổ của PTI, bên cạnh đó trong quá trình giớithiệu về sản phẩm này, chúng ta có thể kết hợp giới thiệu về gói sản phẩm bảo hiểmvật chất xe cơ giới một cách khéo léo trong quá trình tư vấn, giới thiệu về doanhnghiệp mình Vì thế, nếu doanh nghiệp có nhu cầu thì họ sẽ đến mua sản phẩm này.Nhất là khi họ đã dùng sản phẩm khác một lần có uy tín, tạo đà thuận lợi để họ tiếptục dùng sản phẩm khác của PTI

1.3.1.2 Kênh phân phối

Sản phẩm bảo hiểm tuy là sản phẩm vô hình nhưng nó luôn được các doanhnghiệp phân phối rộng rãi giống như các sản phẩm hữu hình khác Rủi ro không chỉtồn tài ở một nơi, nó luôn tiềm ẩn ở mọi nơi Bảo hiểm là sản phẩm kinh doanh dựatrên việc nhận rủi ro về mình Việc phân bố hệ thống các chi nhánh và mạng lướicác đại lí với số lượng tăng và được phân bố hợp lí ở từng khu dân cư, từng vùngtrong cả nước sẽ thu hút số lượng người mua có nhu cầu nhiều hơn, thuận lợi hơnkhi giải quyết bồi thường và giám định Vì một chiếc xe không chỉ đi quanh quẩnxung quanh nơi mình kí hợp đồng mà còn đi đến nhiều vùng khác trong cả nướcnhất là đối với những xe dùng để kinh doanh Nếu như tổn thất xảy ra thì sẽ có bộ

Trang 16

1.3.1.3 Chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố tiên quyết mà khách hàng lựachọn để mua sản phẩm Dù sản phẩm đó có đắt nhưng chất lượng tốt thì kháchhàng vẫn mua sản phẩm đó Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp cùng kinh doanh một sản phẩm vô cùng gay gắt Để hấp dẫn kháchhàng, các doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình Với sảnphẩm bảo hiểm, chất lượng được thể hiện qua thái độ phục vụ của các nhân viênkhai thác, giám định, hiệu quả của giám định, bồi thường có nhanh có chuẩn xáckhông, các hoạt động chăm sóc khách hàng Giả sử, nhân viên khai thác có thái độkhông hay, thường xuyên quên chăm sóc khách hàng của mình trong các ngày lễ,việc tái tục hợp đồng sẽ khó khăn, tạo cho khách hàng những hình ảnh xấu vềdoanh nghiệp mình Bản thân sản phẩm bảo hiểm vật chất xe cơ giới nếu có thêmcác điều khoản bổ sung, như các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận chi trả thêm chiphí cho việc cẩu kéo xe bị thiệt hại đến nơi sửa chữa, khách hàng không phải thanhtoán tiền mặt cho các gara mà các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trực tiếp thanh toán.Đây là điều tạo nên sự hấp dẫn cho khách hàng Vì cùng một sản phẩm, với số tiền

đó nhưng họ lại được hưởng nhiều quyền lợi hơn Chất lượng tốt sẽ khiến kháchhàng tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp mình, chính họ còn là người giới thiệuthêm khách hàng đến với doanh nghiệp

1.3.2 Các yếu tố khách quan

13.2.1 Sự phát triển của nền kinh tế

Kinh tế phát triển là cơ hội kinh doanh tuyệt vời cho các doanh nghiệp nóichung, các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng Kinh tế phát triển tức là các doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận cao, họ sẽ có thêm nhiều vốn để mở rộngqui mô sản xuất Nhu các doanh nghiệp kinh doanh vận tải chỏ người, chở hàng sẽtăng số lượng xe của mình để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao

vì thu nhập cao nên họ đi du lịch nhiều hơn Khi thu nhập người dân tăng vì kinh tếphát triển, loại hình xe taxi cũng được sử dụng nhiều và phổ biến hơn Các doanhnghiệp kinh doanh loại hình này cũng không ngần ngại bỏ thêm chi phí để mua xe

để phục vụ khách hàng Khi người dân có thu nhập thì số lượng xe máy, xe ô tôtăng theo Như vậy, nguồn khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ tăng caohơn, nhất là trong điều kiện giao thông và khí hậu ở nước ta lại vô cùng phức tạp

Trang 17

1.3.2.2 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm

Cạnh tranh luôn là một đòn bẩy để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, và là yếu tốgiúp đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng Trên thị trường bảo hiểm nước ta có rấtnhiều doanh nghiệp bảo hiểm, cùng kinh doanh một nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe

cơ giới Vậy phải làm gì để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của doanhnghiệp mình chứ không phải của doanh nghiệp bảo hiểm khác ? Cạnh tranh đãkhiến cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất

xe cơ giới phải nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm của mình như việc có thêmnhững chi phí phát sinh sẽ trả khi xe bị tổn thất, nếu tái tục sẽ được giảm phí, điềuchỉnh phí bảo hiểm cho phải chăng, điều chỉnh hoa hồng chi cho các đại lí, tăng cáchoạt động chăm sóc khách hàng như tặng quà, bảo dưỡng xe định kì

1.3.2.3 Nhận thức của người dân

Bảo hiểm là sản phẩm không phải ai cũng hiểu được hình thức kinh doanhcủa nó, nhất là việc bán hàng qua các đại lí trung gian Bảo hiểm là sản phẩm vôhình nên không ai có thể cảm nhận ngay được chất lượng, công năng của nó nhưthế nào Vì thế, khách hàng không thấy ngay được lợi ích của sản phẩm này Rấtnhiều người đã có những quan niệm không đúng đắn, có cái nhìn không mấy thiệncảm về về việc kinh doanh này Vì thế, đây là một yếu tố hạn chế gặp nhiều khókhăn khi mà các doanh nghiệp triển khai các loại hình bảo hiểm ở nước ta Nhưng,trong vài năm gần đây, dân trí tăng cao, kết hợp với việc nhiều người đã tự muacho mình được những chiếc ô tô Họ thấy được lợi ích từ sản phẩm vật chất xe cơgiới, trong khi chiếc xe của mình lại là sản phẩm đắt tiền, nên họ đã không ngầnngại chi một số tiền không nhỏ để đổi lấy sự an tâm về tinh thần, giảm bớt phầnnào chi phí sửa chữa tốn kém cho chiếc xe

1.4 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe

cơ giới tại PTI

1.4.1 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh theo các khâu công việc

Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khi triển khai thường phải trải qua một số khâucông việc cụ thể như khâu khai thác, khâu giám định và bồi thường, khâu đề phòng

và hạn chế tổn thất Để nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ, đòi hỏi phải nâng caohiệu quả từng khâu công việc Điều đó có nghĩa là phải xác định hiệu quả từng

Trang 18

khâu, sau đó so sánh và đánh giá xem khâu nào chưa mang lại hiệu quả để tìm ranguyên nhân và hướng khắc phục.

1.4.1.1 Trong khâu khai thác

Kết quả khai thác trong kì

Hiệu quả khai thác =

bảo hiểm Chi phí khai thác trong kì

Kết quả khai thác trong kì có thể là doanh thu phí bảo hiểm, cũng có thể là sốlượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp trong kì Chi phí khai thác có thể là tổng chiphí trong khâu khai thác hoặc cũng có thể là số đại lí khai thác trong kì

1.4.1.2 Trong khâu giám định

Chi phí giám định trong kì

Hiệu quả giám định =

bảo hiểm Kết quả giám định trong kì

Tử số có thể là số vụ tai nạn rủi ro đã được giám định hoặc số khách hàng đãđược bồi thường trong kì Còn mẫu số là tổng chi phí giám định trong kì

1.4.1.3 Trong khâu bồi thường

Số vụ đã bồi thường trong kì

Hiệu quả bồi thường =

Chi phí bồi thường trong kì

Trang 19

Chi đề phòng và hạn chế

tổn thất trong kì

Tỷ lệ chi phí đề phòng

và hạn chế tổn thất = x 100%

so với doanh thu Doanh thu nghiệp vụ

bảo hiểm trong kì

+ Tỷ lệ chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất so với chi phí bồi thường:

Chi phí chi cho đề phòng và

hạn chế tổn thất trong kì

Tỷ lệ chi phí đề phòng

và hạn chế tổn thất so = x 100%

với chi phí bồi thường Chi phí chi cho bồi thường

1.4.3 Các chỉ tiêu phân tích tình hình giám định

+ Tỷ lệ giải quyết giám định:

Số vụ giám định đã giải quyết trong kì

còn tồn đọng Số vụ giám định phát sinh trong kì

+ Tỷ lệ chi phí giám định so với doanh thu:

Chi phí chi cho giám định trong kì

Tỷ lệ chi phí giám định = x 100%

so với doanh thu Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm trong kì

Trang 20

+ Tỷ lệ chi phí giám định so với chi phí bồi thường:

Chi phí chi cho giám định trong kì

Tỷ lệ chi phí giám định so = x 100%

với chi phí bồi thường Chi phí chi bồi thường trong kì

1.4.4 Các chỉ tiêu phân tích tình hình bồi thường

+ Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kì

+ Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kì

+ Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kì

+ Tỷ lệ giải quyết bồi thường:

Số vụ khiếu nại đã được giải quyết

bồi thường trong kì

Tỷ lệ giải quyết = x 100%

bồi thường Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi

thường trong kì

+ Tỷ lệ tồn đọng:

Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết

bồi thường trong kì

Tỷ lệ tồn đọng = x 100%

Số vụ khiếu nại đòi giải quyết

bồi thường trong kì

+ Số tiền bồi thường thực tế trong kì:

Tổng số tiền phải bồi thường cho các vụ

Số tiền bồi thường bình quân khiếu nại đã được giải quyết trong kì

mỗi vụ khiếu nại đã được giải =

quyết bồi thường trong kì Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi

thường trong kì

+ Tỷ lệ chi bồi thường:

Trang 21

Số tiền chi bồi thường thực tế trong kì

Tỷ lệ chi = x 100%

bồi thường Tổng chi trong kì

+ Tỷ lệ bồi thường trong kì:

Tổng số tiền chi bồi thường trong kì

Tỷ lệ bồi thường = x 100%

trong kì Tổng doanh thu phí bảo hiểm trong kì

+ Tỷ lệ bồi thường sai sót trong kì:

Số vụ bồi thường sai sót trong kì

Tỷ lệ bồi thường = x 100%

sai sót trong kì Số vụ khiếu nại đã được giải quyết

bồi thường trong kì

+ Số tiền bị thất thoát do bồi thường sai sót trong kì:

+ Tỷ lệ số tiền bồi thường bị thất thoát:

Số tiền bị thất thoát do

bồi thường sai sót trong kì

Tỷ lệ số tiền bồi = x 100%

thường bị thất thoát Tổng số tiền đã giải quyết

bồi thường trong kì

Trang 22

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ

GIỚI Ở TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN

2.1 Khái quát về công ty và tình hình kinh doanh bảo hiểm

2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của PTI

2.1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của PTI

THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

Tên đầy đủ tiếng Việt: Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

Tên giao dịch: Bảo hiểm Bưu điện

 Tên tiếng Anh: Post - Telecommunication Joint - Stock InsuranceCorporation

 Tên viết tắt: PTI

 Địa chỉ: Tầng 8, số 4A, Láng Hạ, Quận Ba Đình, TP Hà Nội

 Điện thoại: 04.37724466 FAX 04.37724460

 Email: ptioffice@fmail.vnn.vn

 Web: www.pti.com.vnHội sở giao dịch: Công ty bảo hiểm bưu điện Thăng Long

Địa chỉ: 100 Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 043 5375411 Fax: 043 5375400

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) là doanh nghiệp cổ phần đượcthành lập theo Giấy phép số 3633/GP-UB ngày 1 tháng 8 năm 1998 do Chủ tịch Uỷban nhân dân Thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm Vốn điều

lệ ban đầu của công ty là 70 tỷ đồng Công ty được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêuchuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 10/TC/GCN ngày 18 tháng 6năm 1998 của Bộ Tài chính Ngày 01 tháng 2 năm 2007, PTI nhận Giấy phép số41A GP/KDBH của Bộ Tài Chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 105 tỷđồng Ngày 21 tháng 04 năm 2008, PTI nhận Giấy phép điều chỉnh số41A/GPĐC1/KDBH của Bộ Tài chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên

300 tỷ đồng

Trang 23

Năm 2008, PTI đã được bầu chọn “ Thương hiệu mạnh ” của Thời báo kinh

tế và “ Doanh nghiệp phát triển bền vững ” của Bộ Công thương Công ty cũng đãđược cấp giấy chứng nhận TCVN ISO 9001:2008

Năm 2009 là một năm khá thành công của PTI Đây là năm PTI bắt đầu ápdụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 để tạo dựng một hệthống quản lý tốt, có chất lượng trong toàn đơn vị, qua đó cải tiến chất lượng các sảnphẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Đây là năm PTI có kế hoạch tăng Vốn điều lệ từ

300 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng để nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty Đâycũng là năm PTI đặc biệt chú trọng phát triển kênh bán lẻ thông qua mạng lưới bưucục của VNPost trong toàn quốc, đồng thời cho ra mắt một số sản phẩm được thiết

kế đặc biệt có tính cạnh tranh cao như "Phúc Lưu Hành" dành cho người sử dụng xemôtô, "Phúc Vạn Dặm" dành cho xe ô tô, " Phúc Học Đường" dành cho đối tượng làhọc sinh các cấp và sinh viên Đặc biệt, sự đổi mới hệ thống nhận diện thương hiệucủa PTI được công bố vào đầu tháng 11/2009 đã đưa PTI với tầm nhìn mới: trởthành doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ, thực sựtrở thành "Công ty bảo hiểm của Cộng đồng"

Trong năm 2010 Công ty đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 450 tỷ đồng vàđược Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh số 41A/GPĐC2/KDBH ngày 30 tháng

03 năm 2010 sửa đổi vốn điều lệ của Công ty là 450 tỷ đồng

PTI hoạt động theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã đượcĐại Hội đồng Cổ đông thông qua Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thànhphố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055051 ngày 12 tháng 8năm 1998 và Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1 ngày 17 tháng 03 năm 2004 PTI làcông ty cổ phần bảo hiểm do các tổng công ty lớn như Tập đoàn Bưu chính Viễnthông Việt Nam, Tổng Công ty Cổ phần Tái Bảo hiểm quốc gia Việt Nam(VINARE), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội(HACC), Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam(VINACONEX), Ngân hàng thưowng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB), Công

ty cổ phần Thương mại Bưu chính Viễn thông (COKYVINA) góp vốn thành lập

Trang 24

PTI có sự hợp tác với các công ty giám định độc lập, uy tín trong và ngoàinước như Cunningham Linshey, McLauren… để giải quyết những vụ tổn thất lớn,phức tạp.

Để đảm bảo an toàn tài chính của Tổng công ty, khả năng bồi thường chokhách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, PTI có quan hệhợp tác lâu dài, tốt đẹp và đã ký kết những hợp đồng tái bảo hiểm cố định với cáccông ty, tập đoàn tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế như: Swiss Re,Munich Re, CCR, Mitsui Sumitomo, Tokio Marine, Hannover Re, Vinare… và cáccông ty môi giới hàng đầu như: Marsh, Aon, Willis, Arthur J Gallagher

Hiện nay, hoạt động kinh doanh của PTI gồm Kinh doanh bảo hiểm phi nhânthọ, tái bảo hiểm, giám định tổn thất và đầu tư tài chính

Sau 12 năm hoạt động, PTI đã từng bước ổn định và phát triển, bước đầuCông ty đã khẳng định được vị thế của mình với gần 4% thị phần Bảo hiểm phinhân thọ Hiện PTI là doanh nghiệp đứng thứ năm trên thị trường bảo hiểm ViệtNam về doanh thu phí bảo hiểm gốc trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Hình 1: Doanh thu phí bảo hiểm gốc trên thị trường bảo hiểm phi nhân

thọ 6 tháng năm 2010 (nguồn từ http://www.vietinbankschool.edu.vn)

Trang 25

Tổng doanh thu hàng năm tăng trưởng bình quân từ 25-30%; riêng năm 2008tổng doanh thu của PTI vượt 40% kế hoạch, tăng 61% so với năm 2007.

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của PTI

Công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện tuy mới thành lập được 12 năm nhưng

đã tạo dựng được một mạng lưới kinh doanh rộng rãi trên toàn quốc với 22 chinhánh và 14 phòng ban Dưới đây là sơ đồ tổ chức của Tổng công ty cổ phần bảohiểm Bưu Điện

Hình 2: Sơ đồ tổ chức của công ty PTI

Trang 27

2.1.2 Tình hình kinh doanh bảo hiểm tại PTI

Bảng 1: Tình hình kinh doanh của PTI giai đoạn 2008 – 2009

Đơn vị: triệu đồng

1.Thu phí bảo hiểm gốc 442.412 455.062 684.589

2.Thu phí nhận tái bảo hiểm 36.278 38.049 49.340

3.Chi đề phòng hạn chế rủi ro, tổn

5.Chi bồi thường bảo hiểm gốc, trả

6.Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm 18.204 17.015 16.515

7.Doanh thu kinh doanh bảo hiểm 549.731 574.784 640.596

8 Chi phí kinh doanh bảo hiểm 186.289 217.016 304.785

(Nguồn từ báo cáo tài chính của PTI năm 2008, năm 2009, năm 2010)

Từ năm 2008 cho đến năm 2010, PTI với việc mở rộng, nâng cao các kênhphân phối, nâng cao nghiệp vụ nhân viên khai thác đã đem lại số lượng doanh thuphí bảo hiểm gốc lớn cho doanh nghiệp Năm 2009 tăng 102,9% so với năm 2008,tương ứng với một lượng tăng giá trị tuyệt đối là 12,65 triệu đồng Năm 2010 tăng150,4% so với năm 2009, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 229.527 triệuđồng Tốc độ tăng giai đoạn năm 2009 -2010 nhanh và mạnh hơn giai đoạn năm

Ta thấy, số tiền chi cho đề phòng hạn chế tổn thất năm 2009 tăng 1,46 lần Đến năm 2010 lại tiếp tục tăng 1,15 lần Số tiền chi đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất năm sau luôn cao hơn năm trước Số tiền này được dùng chủ yếu cho các việc

Trang 28

sử dụng các biện pháp chi hỗ trợ khách hàng để hạn chế tổn thất xảy ra nặng hơn khi mà các tổn thất xảy ra, chi cho việc giáo dục, tuyên truyền về an toàn giao thông, chi cho việc xây dựng các công trình phòng chống tai nạn Thực hiện theo qui định của Bộ tài chính thì các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có PTI hàng nămtrích 2% nguồn thu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới để đóng vào quỹ bảo hiểm xe cơ giới để chi cho việc đề phòng hạn chế tổn thất.

Qua ba năm, số tiền chi cho giám định tăng lên Xác định đây là một khâu quan trọng nên số tiền từ năm 2008 tăng liên tục lên năm 2010 Năm 2009 tăng 1,06 lần so với năm 2008, năm 2010 tăng mạnh với 1, 61 lần so với năm 2009 Tốc

độ tăng giai đoạn 2009 – 2010 tăng mạnh và nhanh so với giai đoạn 2008 – 2009 Việc chi cho giám định cao là một trong những nguyên nhân góp phần vào việc giám định của PTI hoạt động luôn tốt, ít khi phải thuê giám định ngoài chỉ trừ những vụ việc quá phức tạp

Chi bồi thường bảo hiểm gốc, trả tiền bảo hiểm trong giai đoạn 2008 – 2009giảm nhẹ 0,83 lần, nhưng đến giai đoạn 2009 – 2010 lại có xu hướng tăng lên là 1,77 lần Số vụ bị tổn thất xảy ra nhiều trong giai đoạn này đã đẩy số tiền chi cho bồi thường tăng

Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm lại có xu hướng giảm Giai đoạn 2008 –

2009 giảm xuống 1,07 lần, đến giai đoạn 2009 – 2010 tiếp tục giảm nhẹ 0,97 lần PTI đã đánh giá tốt những sản phẩm bảo hiểm nhượng và nhận tái tái nên hiệu quả của việc kinh doanh tái bảo hiểm tốt, chi bồi thường giảm, đem lại nguồn doanh lợicho doanh nghiệp

Doanh thu được tính từ ba yếu tố là thu phí bảo hiểm gốc, thu phí nhận táibảo hiểm, và từ đầu tư Doanh thu tăng liên tục, giai đoạn 2008 – 2009 tăng 1,05lần, giai đoạn 2009 – 2010 lại tăng 1,11 lần Giai đoạn sau tăng cao hơn giai đoạntrước Với doanh thu tăng là điều kiện thuận lợi để PTI có thể đầu tư nâng cao chấtlượng dịch vụ, tăng lương thưởng cho nhân viên, đảm bảo cho việc dự phòng hạnchế tổn thất Xã hội cũng có nguồn vốn lớn từ thu phí bảo hiểm nhàn rỗi được đem

đi đầu tư, nhiều việc làm sẽ được tạo ra

Doanh thu tăng thì việc bỏ ra một lượng chi phí tăng tương ứng cũng không

có gì là khó hiểu Giai đoạn 2008 – 2009, chi phí chi cho việc kinh doanh bảo hiểmtăng 1,16 lần; giai đoạn 2009 – 2010 thì lại tăng 1,40 lần Chi phí bỏ ra thu về đượclượng doanh thu tăng cho thấy hiệu quả từ chi phí bỏ ra đã được đền đáp Tuy

Trang 29

nhiên chi phí tăng với tốc độ nhanh hơn so với doanh thu thì cũng là một điều PTIcần quan tâm để đảm bảo hiệu quả cao hơn từ đồng tiền bỏ ra.

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng Giai đoạn 2008 – 2009 tăng 1,04lần Giai đoạn tiếp theo 2009 -2010 tăng mạnh với 1,77 lần Năm 2010 đạt lợinhuân sau thuế là 77 205 triệu đồng Một con số lớn, cao hơn hẳn các năm trước.Việc kinh doanh bảo hiểm của PTI đạt hiệu quả tốt, ban lãnh đạo đã hoạt động tốtvới những hướng đi đúng đắn Tương lai không xa trên bản đồ thị phần bảo hiểmphi nhân thọ Việt Nam, PTI sẽ là cái tên tạo nên những sự thay đổi về vị trí giữacác doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

2.1.3 Phương hướng hoạt động của PTI

Giai đoạn 2010 - 2015, với định hướng kinh doanh: “Tăng trưởng - Hiệu quả

- Phát triển bền vững”, trở thành doanh nghiệp bảo hiểm có kênh phân phối dịch vụlớn nhất thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, tập trung khả năng sinh lời và tối ưu hoá

cổ tức, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, thực hiện nhiệm vụ một doanh nghiệp bảohiểm có trách nhiệm cộng đồng, trên cơ sở tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnhtranh bằng chất lượng phục vụ khách hàng, PTI phấn đấu trở thành doanh nghiệpbán lẻ sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ với hệ thống phân phối lớn nhất thị trường,duy trì vị trí top 3 các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận / vốncao nhất thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

2.2 Thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam giai đoạn 2008 -2010

Thị trường kinh doanh nghiệp vụ này ở Việt Nam có rất nhiều tiềm năng Vìvậy, đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong việc thựchiện triển khai nghiệp vụ, và chính ngiệp vụ này đóng góp không nhỏ vào tỉ trọngdoanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Số lượng xe cơ giới tăng lên cao trong mấy năm trở lại đây Theo số liệuthống kê của VAMA, sản lượng bán hàng của toàn bộ năm 2010 đạt 112.224 xe.Sản lượng bán hàng lũy kế tính đến hết tháng 05 năm 2011 đạt 44,966 xe, tăng11% so với cùng kỳ năm ngoái, xe con tăng 32,9%, xe đa dụng tăng 17%, xethương mại giảm 4% Với đời sống của người dân được nâng cao, với tốc độ tăng

Trang 30

chiếc xe ô tô không phải là quá xa xỉ Nhất là đối với xe máy thì điều đó càngkhông khó Rất nhiều người thậm chí còn sở hữu 2 chiếc xe máy Với số lượng xetăng mạnh như vậy, đây là một thị trường đầy thuận lợi cho các doanh nghiệp triểnkhai ngiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.

Cùng với đó thì tai nạn giao thông ở nước ta dù thực hiện nhiều biện phápnhưng vẫn số vụ tai nạn vẫn xảy ra Năm 2009, đường bộ xảy ra 5.867 vụ, chết5.597 người, bị thương 3.828 người So với năm 2008: giảm 209 vụ (-3,4%), giảm

129 người chết (-2,4%), giảm 292 người bị thương (-7,1%) Tỷ lệ TNGT trên10.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ so với 6 tháng đầu năm 2008:giảm 0,11 (2,08/2,19) số vụ, giảm 0,1(1,99/2,09) số người chết, giảm 0,06(1,36/1,42) số người bị thương Những vụ tai nạn này là thiệt hại không nhỏ vềngười và của cho chủ nhân mỗi chiếc xe Số lượng các vụ tai nạn giao thông giảm,nhưng vẫn cao, giảm không đáng kể Cùng với cơ sở hạ tầng giao thông còn chậmphát triển, thời tiết diễn biến phức tạp, chính những nguyên nhân này đã làm cho sốlượng khách tham gia nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nói chung, nghiệp vụ bảohiểm vật chất xe cơ giới nói riêng tăng

Kinh doanh nghiệp vụ này không chỉ có một doanh nghiệp mà còn có rấtnhiều doanh nghiệp khác, chưa kể trong tương lai thì số lượng doanh nghiệp mớivào thị trường bảo hiểm nước ta ngày càng nhiều Các doanh nghiệp bảo hiểm dẫnđầu thị trường về mảng bảo hiểm vật chất xe cơ giới gồm: Bảo Việt, PJICO, BảoMinh, PVI Một số doanh nghiệp mới như MIC, Liberty, Bảo Long, SVIC có tốc

độ tăng trưởng rất cao…Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới lại dễ triển khai,lượng khách hàng lớn so với các nghiệp vụ khác Nên dễ hiểu vì sao các doanhnghiệp khi mói gia nhập thị trường bảo hiểm phi nhân thọ luôn chọn nghiệp vụ này

để thực hiện Hiện nay, trên thị trường có 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọđều triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới Đây là một cơ hội nhưngcũng là thách thức cho mỗi doanh nghiệp Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽthúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển, chất lượng sản phẩm được nâng cao Nhưng ởnước ta, cạnh tranh trong ngành bảo hiểm với nhau có sự không lành mạnh Họcạnh tranh bằng việc giành giật lôi kéo khách hàng, hạ thấp phí bảo hiểm, thậm chí

có doanh nghiệp hạ xuống đến 40 – 50% so với biểu phí của Bộ tài chính Đối vớinghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, xuất hiện tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra

Trang 31

bản chào giá cả gói bao gồm cả bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơgiới, bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm người ngồi trên xe, trong đó giảm phí hai loạibảo hiểm sau để hấp dẫn khách hàng Tiêu biểu phải kể ở đây là ngày 29/7/2010,Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã ra quyết định xử phạt 19 doanh nghiệp bảohiểm tham gia ký kết vào Bản điều khoản biểu phí tiêu chuẩn bảo hiểm vật chất xe

cơ giới

Tóm lại, từ năm 2008 đến năm 2010, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vậtchất xe cơ giới gặp không ít khó khăn, từ vụ mưa kỉ lục kéo dài nhiều ngày cuốitháng 10/ 2008 gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp bảo hiểm, kinh tếkhủng hoảng, lạm phát tăng cao liên tục, nhưng với những đường lối lãnh đạo đúngđắn, sự nỗ lực của các nhân viên, nhận thức và đời sống của người dân được nângcao, và đặc biệt với một thị trường xe cơ giới đầy tiềm năng với tốc độ tăng trưởngliên tục trong thời gian vừa qua đã góp phần làm nên những thành tựu về doanh thuphí bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Xin

kể ở đây như Bảo Việt, PJCO, PVI

2.3 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở PTI

2.3.1 Công tác khai thác

2.3.1.1 Kênh phân phối

PTI có hệ thống kênh phân phối gồm bán bảo hiểm vật chất xe cơ giới qua

hệ thống Vnpost, qua hệ thống các ngân hàng như Techcombank, Maritimebank,Lienvietbank, showroom ô tô và xe máy, qua các trạm đăng kiểm xe, qua các garasửa chữa xe ô tô như gara ô tô Quang Đức, gara ô tô Nhật Việt, garage ô tô LángHạ…, qua các đại lí là các cá nhân và các tổ chức, qua các doanh nghiệp, qua cáccông ty môi giới, và bán tại chính văn phòng đại diện của mình Ngân hàngTechcombank là một kênh phân phối mà PTI có thể bán sản phẩm bảo hiểm cạnhtranh với các doanh nghiệp bảo hiểm khác Ngân hàng Liên Việt và ngân hàngMaritimebank là những đại lí lớn của PTI, họ sẽ trực tiếp giúp cho PTI bán sảnphẩm mà không cần phải cạnh trạnh với các doanh nghiệp khác

Bên cạnh đó, mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trong cả nước cũng là mộtkênh phân phối hiệu quả, góp phần đem lại doanh thu lớn cho việc bán bảo hiểmvật chất xe cơ giới

Trang 32

Hệ thống chi nhánh của PTI

Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh PTI Cà Mau

Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh PTI Bình Định

Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Chi nhánh PTI Thanh Hóa Chi nhánh TP Cần Thơ Chi nhánh PTI Huế

Chi nhánh khu vực Bắc Trung Bộ Chi nhánh PTI An Giang

Chi nhánh khu vực phía Bắc Chi nhánh PTI Long An

Chi nhánh PTI Tây Nguyên Chi nhánh Vĩnh Phúc

Chi nhánh PTI Đồng Nai Chi nhánh Sài Gòn

Chi nhánh PTI Khánh Hòa Chi nhánh Bắc Ninh

Chi nhánh PTI Bình Dương Chi nhánh Lào Cai

Chi nhánh PTI Quảng Ninh

Trang 33

2.3.1.2 Quy trình và kết quả khai thác

2.3.1.2.1 Quy trình khai thác

PTI có mạng lưới chi nhánh và văn phòng rộng khắp, cho nên để thuận lợi vàđảm bảo tính thống nhất, PTI đã xây dựng chung một quy trình khai thác nghiệp vụbảo hiểm vật chất xe cơ giới Với một quy trình xây dựng khoa học, lô gic đã giúpcho các nhân viên khai thác của PTI thực hiện công việc của mình thuận lợi Họnắm được vai trò và nhiệm vụ, những thủ tục phải làm trong từng bước nhỏ Nhưvậy, nhân viên khai thác sẽ hạn chế được những thiếu sót trong khi chào phí, giớithiệu sản phẩm,…Quy trình còn đem lại hiệu quả không nhỏ cho những công việctrong khâu giám định và bồi thường Quy trình khai thác được thể hiện qua sơ đồsau:

Hình 3: Sơ đồ quy trình khai thác

Ngày đăng: 26/03/2013, 19:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Sơ đồ tổ chức của công ty PTI - tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện
Hình 2 Sơ đồ tổ chức của công ty PTI (Trang 25)
Hình 2: Sơ đồ tổ chức của công ty PTI - tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện
Hình 2 Sơ đồ tổ chức của công ty PTI (Trang 25)
Bảng 2: Doanh thu phí nghiệp vụ và số lượng xe tham gia bảo hiểm vật  chất xe cơ giới giai đoạn 2008 – 2010 (nguồn từ Ban xe cơ giới –PTI ) - tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện
Bảng 2 Doanh thu phí nghiệp vụ và số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới giai đoạn 2008 – 2010 (nguồn từ Ban xe cơ giới –PTI ) (Trang 35)
Ngoài ra, kết quả của công tác khai thác còn được thể hiện qua bảng số liệu sau. - tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện
go ài ra, kết quả của công tác khai thác còn được thể hiện qua bảng số liệu sau (Trang 36)
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu bảo hiểm vật chất xe cơ giới phân theo đối  tượng khách hàng giai đoạn năm 2008 – 2010 (nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI) - tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện
Bảng 3 Cơ cấu doanh thu bảo hiểm vật chất xe cơ giới phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn năm 2008 – 2010 (nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI) (Trang 36)
Bảng 6: Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI giai đoạn 2008 – 2009 ( nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI) - tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện
Bảng 6 Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI giai đoạn 2008 – 2009 ( nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI) (Trang 44)
Bảng 6: Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại  PTI giai đoạn 2008 – 2009 ( nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI) - tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện
Bảng 6 Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI giai đoạn 2008 – 2009 ( nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI) (Trang 44)
Bảng 7: Số vụ nghi ngờ trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI giai đoạn năm 2008 – 2010 ( nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI ) - tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện
Bảng 7 Số vụ nghi ngờ trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI giai đoạn năm 2008 – 2010 ( nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI ) (Trang 46)
Bảng 7: Số vụ nghi ngờ trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI giai  đoạn năm 2008 – 2010 ( nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI ) - tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện
Bảng 7 Số vụ nghi ngờ trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI giai đoạn năm 2008 – 2010 ( nguồn từ Ban xe cơ giới – PTI ) (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w