1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)

72 583 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 812,5 KB

Nội dung

triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)

Trang 1

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Xu hướng phát triển kinh tế hiện nay trên thế giới là tập trung vào cácngành dịch vụ.Trong đó, bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển khá toàndiện và có những bước đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động.Bảo hiểm không những thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế màcòn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình,cho mọi

tổ chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, kinhdoanh Kinh tế càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng đượcnâng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm ngàycàng được hoàn thiện Chính vì vậy bảo hiểm xe cơ giới ra đời và phát triển

là điều tất yếu

Ở Việt nam hiện nay vấn đề giao thông còn nhiều bất cập số lượng xe

cơ giới tham gia giao thông lớn, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, ý thức củangười dân tham gia giao thông còn chưa cao dẫn đến tai nạn giao thông xảy

ra ngày một tăng và trở thành một vấn nạn đối với xã hội Do vậy tầm quantrọng của bảo hiểm xe cơ giới trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất, khắcphục hậu quả khi xảy ra rủi ro, đảm bảo cuộc sống con người an toàn hơn,

xã hội trật tự hơn là rất quan trọng

Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn nhậnthấy nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn là thế mạnh của công ty,hàng năm doanh thu từ nghiệp vụ này rất cao tuy công ty chỉ mới thành lập

và phát triển chưa lâu Mặc dù doanh thu hằng năm đều tăng song để xâydựng nghiệp vụ này trở thành mũi nhọn của công ty thì việc triển khainghiệp vụ này cần phải hoàn thiện hơn nữa Để làm rõ hơn nữa vấn đề này

sau một thời gian nghiên cứu, em xin chọn đề tài " Hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC), thực trạng và giải pháp." làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của

mình.Với đề tài này em mong muốn được đóng góp phần nào ý kiến nhỏ bécủa mình vào một nghiệp vụ luôn được coi là thế mạnh của các công tyBảo hiểm phi nhân thọ nói chung và của Thái Sơn nói riêng

Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, nội dung bài khóa luận tôt nghiệpđược kết cấu làm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe

cơ giới

Trang 2

Chương 2: Thực trạng hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm

vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.

Chương 3:Giải pháp và khuyến nghị nhằm triển khai tốt hơn

nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm

Thái Sơn

Do thời gian và kiến thức thực tế còn hạn chế nên bài viết không thể

không mắc những sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của

Thầy (Cô) và các anh (chị) tại đơn vị thưc tập để khoá luận của em có thể

hoàn thiện, mang tính thực tế cao hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.S Nguyễn Thị Hữu Ái, giáo

viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, các thầy cô giáo trong khoa bảo hiểm

trường Đại học Lao Động – Xã hội, cũng như tập thể cán bộ nhân viên

công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành

bài khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lại Thái Hùng

Trang 3

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe

cơ giới

1.1.Một số khái niệm, sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm xe cơ giới

1.1.1 Một số khái niệm

Khái niệm Bảo hiểm:

" Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó một cánhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiềnbảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng gópphí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba Khoản tiền bồi thường hoặcchi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi

ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê "

Đây là khái niệm mang tính chung nhất của bảo hiểm, bởi vì nó đãbao quát được phạm vi và nội dung của tất cả các loại hình bảo hiểm

Khái niệm Kinh doanh Bảo hiểm:

" Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm(DNBH) nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của bênmua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trảtiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi cócác sự kiện bảo hiểm xảy ra ".(theo luật kinh doanh bảo hiểm 2000)

Khái niệm Xe cơ giới:

Theo khoản 18 và khoản 20 điều 3 luật giao thông đường bộ năm

2008 quy định như sau :

- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới)gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô,máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máyđiện) và các loại xe tương tự

- Các loại xe tương tự như xe máy chuyên dùng gồm xe máy thicông, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sửdụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ

Khái niệm bảo hiểm vật chất xe cơ giới:

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản, có đốitượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm và nó được thựchiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện.

Trang 4

1.1.2 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xe cơ giới

1.1.2.1 Đặc điểm, tình hình xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay

Khi khoa học ngày càng phát triển thì các hình thức vậntải cũng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn.Trong số các loại hình giao thông vận tải bằng đường bộ thì

xe cơ giới vẫn giữ vị trí quan trọng và được coi là huyếtmạch của nền kinh tế mỗi quốc gia, đảm bảo cho hoạt động vậnchuyển hàng hóa, vận tải hành khách được thông suốt Cùng với cơ sở hạtầng giao thông đang được nâng cấp và mở rộng, phương tiện giao thônghiện đại ra đời ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giaolưu kinh tế thương mại các vùng, miền trong nước cũng như với nướcngoài Xe cơ giới hiện nay đã trở thành phương tiện giao thông phổ biếnnhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và có vị trí quan trọng trong ngànhgiao thông vận tải mỗi quốc gia dựa trên một số ưu điểm như sau :

- Xe cơ giới có tính cơ động, linh hoạt cao với nhiều loại xe khácnhau: xe tải, xe contenner, xe khách, xe con, xe máy…hoạt động trongphạm vi rộng kể cả địa hình phức tạp, có thể vận chuyển người và hàng hoátới những nơi mà các loại hình vận tải khác không thể đến được

- Tốc độ vận chuyển của loại hình vận tải này nhanh với chi phí vừaphải Tiền vốn đầu tư mua sắm phương tiện, xây dựng bến bãi ít tốn kiếmhơn các hình thức khác, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước

- Việc sử dụng các phương tiện xe cơ giới cũng đơn giản và thuận tiệnhơn các loại phương tiện khác

1.1.2.2 Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay.

Tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông đường bộ nóiriêng đang là thách thức đối với các quốc gia trên Thế giới Theo tổ chức Y

tế Thế giới (WHO) TNGTĐB là một trong những nguyên nhân gây tử vonghàng đầu cho con người, trung bình mỗi năm có trên dưới 10 triệu người tửvong vì TBGTĐB và hàng chục triệu người khác bị thương tích Cùng với

đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng ngườichết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông,

về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ TNGT đó cùng với thiệt hại dohao phí thời gian lao động của chính người bị tai nạn và cả của nhữngngười chăm sóc người đó Mặt khác TNGT gây nên những tác động tâm lý

cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, nó để lại nhũng dichứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thân của người

Trang 5

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

đó và nếu như trong một địa phương, một quốc gia xảy ra TNGT quá nhiều

sẽ gây nên hiện tượng bất an cho cư dân ở đó

Bảng 1: Tình hình Tai nạn giao thông đường bộ ở Việt nam

Số người bị thương

(người)

Số vụ

Lượng tăng (giảm) tuyệtđối

Số người chết

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Số người bị thương

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

(Nguồn : báo cáo của uỷ ban an toàn giao thông quốc gia)

Qua số liệu thống kê từ năm 2005 đến 2010 ta có thể thấy tình hình tainạn giao diễn ra khá phức tạp từ năm 2005 đến 2007 số vụ tai nạn gia tăngkéo theo số vụ tử vong cũng như bị thương tăng theo.Đến năm 2008-2009

có chiều hướng giảm số vụ tai nạn song đến năm 2010 số vụ tai nạn lai giatăng đột biến tăng 1950 vụ so với năm 2009 tăng số vụ người bị thương lên

2719 vụ so với năm 2009.Trung bình mỗi năm số vụ tai nạn ước tính gần

14000 vụ, số người bị chết khoảng 12000 người Đây là con số đáng báođộng là bài toán nan giải, là vấn nạn đối với toàn xã hội

1.1.3.Vai trò của Bảo hiểm xe cơ giới.

- Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định tài chính, khắc phục hậu quả

khi rủi ro xảy ra cho người tham gia bảo hiểm

Hoạt động của xe cơ giới là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm,tai nạn rất dễ xảy ra Khi rủi ro hay tai nạn bất ngờ xảy ra đều gây ra nhữngthiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như đời sống, sản xuấtkinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, thậm chí gâythiệt hại đến cả tính mạng Hoạt động bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quảcủa rủi ro, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh Từ đó họ khôi phục vàphát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bìnhthường

Trang 6

- Bảo hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi

lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp.

Vai trò của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêngkhông chỉ dừng lại ở việc bồi thường tổn thất, khắc phục hậu quả tai nạn

mà còn thể hiện trong việc đề phòng và hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạngiao thông Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽcùng với người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổnthất xảy ra

- Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách Nhà nước.

Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan công

ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểmcho người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh Nhưvậy ngân sách Nhà nước không phải chi trả để trợ cấp cho các thành viên,các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tínhthảm họa, mang tính xã hội rộng lớn

- Góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Sự tồn tại và phát triển của bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu đảmbảo an toàn ( cho cá nhân, doanh nghiệp ) mà còn đáp ứng về vốn khôngngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong nền kinh

tế thị trường Với việc thu phí theo “nguyên tắc ứng trước”, các công ty bảohiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện lờ cam kết của họ vớikhách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi.Do vậy các công ty bảo hiểm đã trởthành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động kinh tế kháctrong nền kinh tế quốc dân

Bảo hiểm còn đóng vai trò làm trung gian tài chính, nắm giữ phầnquan trọng trong các công ty công nghiệp và thương mại lớn.Với vai trònày bảo hiểm phát huy tác dụng hết sức đặc biệt trong nền kinh tế thịtrường đó là: bảo hiểm là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triểnkinh tế - xã hội

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với nười thứ ba trướchết nhằm mục đích nhân đạo – bảo vệ người dân: nếu không may xảy ra tainạn giao thông họ được bồi thường thiệt hại Lợi ích đối với chủ xe: nếukhông may xảy ra tai nạn , doanh nghiệp bảo hiểm thay thế họ bồi thườngcho người bị nạn khi chủ xe yêu cầu hoặc nếu họ đã bồi thường cho người

Trang 7

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

bị nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn trả cho ho số tiền họ đã bồithường

1.2 Nội dung cơ bản về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 1.2.1 Đối tượng bảo hiểm.

Là loại hình bảo hiểm tài sản, bảo hiểm vật chất xe cơ giới có đốitượng bảo hiểm là chính những chiếc xe cơ giới còn giá trị, tham gia lưuthông trên đường bộ, thường được chia làm 4 loại chính gồm: các loạimôtô; xe gắn máy; xe ôtô và xe chuyên dụng khác Nhìn chung, đối tượngbảo hiểm vật chất xe cơ giới mang những tiêu thức như: xe cơ giới phảiđược gắn động cơ, di chuyển được trên đất liền không cần đến đường dẫn

và phải có tối thiểu một chỗ ngồi cho người điều khiển Tuy nhiên, xe cơgiới để có thể coi là một đối tượng bảo hiểm thì phải đáp ứng những điềukiện sau:

- Phải có giá trị sử dụng,

- Xác định được giá trị bằng tiền tệ,

- Đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật và môi trường, phải được lưu hànhhợp pháp (tức là được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký xe, giấy phép,chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường, giấy phép lưu hànhxe)

Về mặt kỹ thuật, xe cơ giới được cấu thành từ nhiều bộ phận khácnhau tùy vào từng loại xe nhưng về cơ bản đuợc chia thành các bộ phậnsau: khối động cơ và hệ thống nhiên liệu, điện, hệ thống truyền lực; hệthống lái; hệ thống phanh và hộp số và bộ phận thân vỏ Riêng trong bảohiểm vật chất xe cơ giới, người ta phân xe ô tô thành 7 tổng thành chủ yếu:

Trang 8

chịu tổn thất nhiều nhất khi tai nạn xảy ra Do đó, hiện nay các công ty bảohiểm thường chỉ bảo hiểm cho toàn bộ xe hoặc bảo hiểm cho bộ phận làtổng thành thân vỏ Đối với các loại xe mô tô, chỉ có hình thức bảo hiểmtoàn bộ vật chất xe dành cho người tham gia bảo hiểm.

1.2.2.Phạm vi bảo hiểm

Rủi ro được bảo hiểm thông thường:

+ Đâm va, lật đổ;

+ Hỏa hoạn, cháy nổ;

+ Những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên: bão, lũ lụt, sụt lở, sétđánh, động đất, mưa gió

+ Mất toàn bộ xe trong trường hợp: xe bị trộm cắp, bị cướp

+ Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên

Ngoài việc bồi thường tổn thất về vật chất cho xe cơ giới được bảohiểm do những rủi ro trên gây ra, công ty bảo hiểm còn chịu trách nhiệmthanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những phí tổn hợp lý và cần thiếtphát sinh nhằm: ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm đối với xe bịtai nạn; chi phí bảo vệ và đưa xe bị thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất,giám định thiệt hại nếu tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm

Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm(bao gồm cả những phí tổn) đối với một sự kiện bảo hiểm không vượt quá

số tiền bảo hiểm (hay mức trách nhiệm bảo hiểm) ghi trên đơn hoặc giấychứng nhận bảo hiểm

Rủi ro loại trừ ( rủi ro không được bảo hiểm ):

- Hư hỏng do khuyết tật, mất giá, giảm chất lượng hoặc hư hỏng thêm

do sửa chữa; hao mòn và hư hỏng tự nhiên phát sinh từ việc hoạt động bìnhthường của xe cơ giới thường được tính dưới hình thức khấu hao theo thờigian

- Hư hỏng về điện hoặc các thiết bị, bộ phận máy móc mà không phải

do những rủi ro được bảo hiểm gây ra Cụ thể, đây là những hư hỏng mangtính chất ẩn tỳ của bộ phận thiết bị từ đó gây hư hỏng trực tiếp tới toàn bộ

hệ thống máy móc của xe thì không được bảo hiểm bồi thường, nhưng donhững hư hỏng đó mà xe bị tai nạn gây hư hỏng đến các bộ phận khác của

xe thì vẫn thuộc trách nhiệm bảo hiểm Riêng tổn thất về săm lốp, đề can

xe chỉ được nhà bảo hiểm bồi thường trong trường hợp tổn thất này xảy ra

do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng

vụ tai nạn

- Mất cắp bộ phận xe

Trang 9

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

Để tránh nguy cơ trục lợi bảo hiểm, hành vi vi phạm pháp luật, đảmbảo đúng nguyên tắc trong bảo hiểm, những thiệt hại, tổn thất xảy ro domột số nguyên nhân sau cũng không thuộc trách nhiệm bảo hiểm:

- Hành động cố ý gây thiệt hại;

- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn để lưu hànhtheo luật định;

- Chủ xe, lái xe vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giaothông như: lái xe không có giấy phép hoặc giấy phép lái xe không hợp lệ;lái xe bị ảnh hưởng bởi rượu bia, các chất kích thích gây nghiện trong quátrình điều khiển phương tiện; xe không có giấy phép lưu hành; xe chở cácchất cháy nổ trái phép; xe đi vào đường cấm, chở quá trọng tải, chạy thử,tập lái hay sử dụng để đua xe, những thiệt hại do chiến tranh

Cũng cần lưu ý trong thời hạn bảo hiểm nếu chủ xe chuyển quyền sởhữu cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn có hiệu lực đối vớichủ xe mới Tuy nhiên nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểmcho chủ xe mới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tụcbảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ yêu cầu

1.2.3 Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

1.2.3.1 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

Xe cơ giới là một loại tài sản được bảo hiểm nên giá trị bảo hiểm xácđịnh bởi giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời điểm tham gia bảohiểm hay ký kết hợp đồng bảo hiểm Giá trị bảo hiểm được coi là cơ sở đểxác định số tiền bảo hiểm, làm căn cứ áp dụng các hình thức bảo hiểm theomức giá trị bảo hiểm khác nhau (như: bảo hiểm dưới giá trị, ngang giá trị,trên giá trị) và để chi trả bồi thường thiệt hại thực tế cho chủ xe khi có sựkiện bảo hiểm Trên thực tế, giá trị của mỗi loại xe trên thị trường khácnhau và giá cả xe cũng luôn biến động nên thông thường các công ty bảohiểm dựa vào yếu tố: loại xe, tuổi của xe, thời gian sử dụng xe,thể tích làmviệc của xilanh… để xác định giá trị xe tham gia bảo hiểm

Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm các công ty bảo hiểmthường hay áp dụng đó là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức độ khấuhao.Cụ thể:

Giá trị bảo hiểm = Giá trị mới – Khấu hao sử dụng (nếu có).

Để đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm cần phải kiểm tra xe trước khinhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tế của xe tham giá bảo hiểm.Đối với những xe mới bắt đàu di vào hoạt động việc xác định giá trịban đầu của xe không quá khó, có thể căn cứ vào các giấy tờ hóa đơn mua

Trang 10

bán xe, hóa đơn thuế trước bạ để xác định giá trị xe.Đối với các loại xe đãqua sử dụng việc đánh giá đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp để đánh giá vềgiá trị ban đầu và tình trạng khấu hao cung như tình trạng kỹ thuật và hìnhthức bên ngoài của xe.Trên cơ sở đó công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảoluận và đi đến kết luận về giá trị bảo hiểm, đòng thời chủ xe có thể quyếtđịnh tham gia tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hay nganggiá trị thực tế của xe Việc quyết định số tiền bảo hiểm sẽ là cơ sở để xácđịnh số tiền bồi thường khi có tổn thất xảy ra.

Số tiền bảo hiểm là một khoản tiền nhất định được ghi trong đơn bảohiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm củangười bảo hiểm trong việc bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm Như vậy,khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho toàn bộ xe hoặc bộ phận của

xe tức là chủ xe đã mua bảo hiểm cho toàn bộ hay một phần giá trị củachiếc xe và phần giá trị được bảo hiểm đó được coi là số tiền bảo hiểm (tức

là mức trách nhiệm bồi thường cao nhất của công ty bảo hiểm cho nhữngthiệt hại đối với xe tham gia bảo hiểm mỗi vụ tai nạn)

Cũng như các loại hình bảo hiểm tài sản khác, trong nhiều trường hợpchủ xe có thể tham gia với số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (baogồm cả trường hợp tham gia bảo hiểm cho bộ phận xe) hoặc tham gia với

số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm tùy thuộc vào khả năng tài chính vàmục đích sử dụng Theo nguyên tắc bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm khôngvượt quá giá trị bảo hiểm, tuy nhiên trường hợp chủ xe tham gia với số tiềnbảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm theo điều khoản “giá trị thay thế mới” thìvẫn được chấp nhận

1.2.3.2.Phí bảo hiểm và các nhân tố ảnh hưởng

Mức phí của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới được xácđịnh bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm

Tỷ lệ phí cơ bản thường áp dụng cho thời hạn một năm hợp đồng,cùng với tỷ lệ phí cơ bản đó là quy định về tỷ lệ giảm phí đối với nhữnghợp đồng có thời hạn dưới một năm

Nhìn chung tỷ lệ phí bảo hiểm cũng được định lượng dựa trên phươngpháp thống kê, kết quả tính toán về tần suất xảy ra tổn thất và chi phí trungbình/1 tổn thất và định mức chi phí quản lý của người bảo hiểm

P= Sb x R

Trong đó: Sb:Số tiền bảo hiểm

R: Tỷ lệ phí bảo hiểm

Trang 11

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

Tỷ lệ phí ở công thức này do Bộ Tài Chính quy định và nó phụ thuộcvào các yếu tố sau:

- Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông xảy ra

- Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn giao thông xảy ra

- Thời hạn bảo hiểm (ngắn hạn hoặc dài hạn)

Như vậy phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xecũng có thể được tính theo công thức sau:

P= f + d

Trong đó: P: Phí thu đầu mỗi xe

f : phí bồi thường

d: phụ phí

Cơ sở xác định phí bảo hiểm chủ yếu dựa trên các yếu tố sau:

Một là, những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng xe:

- Loại xe: Mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật, mức độ an toàn

khác nhau nên phí bảo hiểm vì thế cũng khác nhau

- Mục đích sử dụng xe: Xe lăn bánh trên đường càng nhiều thì mức

độ rủi ro tai nạn càng lớn

- Phạm vi địa bàn hoạt động: xe hoạt động trên những địa bàn có

mức độ phức tạp, nguy hiểm cao nên xác suất gặp rủi ro lớn vì thế mức phíbảo hiểm cho những loại xe này phải cao hơn các xe khác

- Thời gian xe đã qua sử dụng, giá trị xe: vì xe sử dụng càng lâu,

mức độ hao mòn càng nhiều nên tính an toàn càng thấp, khả năng gặp rủi

ro lớn

Hai là, những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, người điều khiển xe.

- Giới tính,Tuổi tác của người lái xe.

- Kinh nghiệm của người lái xe: Theo số liệu thống kê những lái xe

trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với lái xe lớn tuổi, đặc biệt tình trạng tai nạntrong nhóm thanh thiếu niên sử dụng xe cơ giới ngày một tăng

- Tiền sử của lái xe: cho biết các hành vi vi phạm an toàn giao thông,

mức độ liên quan đến các vụ tai nạn giao thông phát sinh…

- Quá trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm.

Ba là,việc tính phí bảo hiểm còn tùy thuộc vào giới hạn phạm vi bảo hiểm và có sự phân biệt giữa bảo hiểm lẻ và bảo hiểm cả đội xe.

Cơ chế thưởng bằng việc giảm phí cũng được áp dụng như một biệnpháp giữ khách hàng Ở Việt nam hiện nay, tỷ lệ phí bảo hiểm của các công

Trang 12

ty bảo hiểm nhìn chung đều có sự phân biệt giữa ôtô và môtô, giữa bảohiểm toàn bộ và và bộ phận xe Tỷ lệ phí cũng được điều chỉnh cho nhữngtrường hợp mở rộng phạm vi bảo hiểm; trường hợp áp dụng mức miễnthường tăng lên và theo số năm xe đã qua sử dụng.

Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạtđộng một số ngày trong năm, thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngàyhoạt động đó theo công thức sau:

đó Trong trường hợp này thông thường công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phíbảo hiểm của những tháng ngừng hoạt động đó cho chủ xe Số phí hoàn lạiđược tính như sau:

Tùy theo từng công ty bảo hiểm khác nhau mà quy định tỷ lệ hoàn phíkhác nhau Nhưng thông thường tỷ lệ này là 80%

1.2.4.Giám định tổn thất và bồi thường thiệt hại

1.2.4.1.Giám định tổn thất

Nguyên tắc giám định :

+ Việc giám định phải tiến hành sớm nhất sau khi nhận được thông tintai nạn (quy định chung là 5 ngày) Nếu không tiến hành giám định sớmđược thì lý do của việc chậm trễ phải được đề cập trong biên bản giámđịnh

+ Mọi thiệt hại về vật chất xe thuộc trách nhiệm bảo hiểm đều phảiđược tiến hành giám định trực tiếp bởi công ty bảo hiểm hoặc người đượccông ty bảo hiểm ủy quyền với sự có mặt của chủ xe, người có nghĩa vụ,quyền lợi liên quan hoặc người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyênnhân và mức độ thiệt hại

+ Khi chủ xe không thống nhất được nguyên nhân và mức độ tổn thất

do giám định viên của công ty xác định thì hai bên thoả thuận chọn giámđịnh viên độc lập, phí giám định do doanh nghiệp bảo hiểm trả nếu kết luậngiám định của hai bên không trùng nhau, nếu kết luận giám định trùng nhauthì chủ xe phải trả phí

Trang 13

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

+ Công tác giám định của công ty bảo hiểm phải độc lập với các cơquan chức năng khác và không được tiết lộ nội dung giám định Trongtrường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định, thì doanhnghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quanchức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan do chủ xe có trách nhiệmcung cấp để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại

Quy trình giám định:

Bước1: Tiếp nhận và xử lý thông tin về tai nạn:

Yêu cầu khi tiếp nhận thông tin tai nạn cần phải nắm được:

- Tình hình tai nạn: số xe, chủ xe, thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn,

sơ bộ thiệt hại…

- Việc tham gia bảo hiểm: thời hạn bảo hiểm, nơi cấp giấy chứngnhận bảo hiểm (hoặc đơn bảo hiểm), phạm vi tham gia bảo hiểm

- Giải quyết bước đầu của chủ xe và các cơ quan chức năng

Sau khi tiếp nhận thông tin tùy theo tình hình yêu cầu hướng dẫnbước đầu cho chủ xe thu thập các giấy tờ cần thiết chuẩn bị cho công tácgiám định cũng như giải quyét bồi thường sau này đồng thời tiến hànhnhững công việc cần thiết để hạn chế tổn thất phát sinh, bảo vệ hiện trường

xe bị tai nạn, nếu cần phải khai báo cơ quan chức năng để giải quyết tai nạnđúng luật Thống nhất với lái xe, chủ xe về thời gian, địa điểm giám định.Chuẩn bị những yếu tố cần thiết về con người, trang thiết bị, phương tiện

để tiến hành giám định

Bước 2: Giám định tổn thất.

Giám định tổn thất là quá trình giám định những thiệt hại trong vụ tainạn Việc giám định này chia làm 2 giai đoạn đó là giám định sơ bộ tổn thấtban đầu và giám định chi tiết

Ngay sau khi xảy ra tai nạn đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm sẽcùng với chủ phương tiện ( hoặc người đại diện) tiến hành giám định banđầu để xác định sơ bộ thiệt hại

Việc giám định chi tiết của xe sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm và chủ

xe thực hiện trước khi tiến hành sửa chữa xe.Sau khi đã xác định được mộtcách chi tiết những thiệt hại xảy ra hai bên xây dựng phương án sửachữa.Doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe sẽ thống nhất lựa chọn nơi sửachữa với chi phí hợp lý và đảm bảo chất lượng

Doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp phápcủa giấy tờ, hồ sơ liên quan đến chiếc xe bị tai nạn Trong quá trình giámđịnh nhất thiết phải có mặt của cả hai bên doanh nghiệp bảo hiểm và người

Trang 14

được bảo hiểm.Nhân viên giám định bảo hiểm chụp ảnh hiện trường nơixảy ra tai nạn đồng thời phối hợp với công an để thu thập tư liệu, sau đó lậpbiên bản giám định.

1.2.4.2.Bồi thường bảo hiểm.

Quy trình bồi thường:

Bước 1: Kiểm tra bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường

Sau khi tiếp nhận được hồ sơ từ khách hàng, căn cứ vào quy tắc bảohiểm và hợp đồng bảo hiểm gốc, yêu cầu giám định viên và chủ xe cungcấp thêm nếu chưa đầy đủ

Một bộ hồ sơ bồi thường hoàn chỉnh thường bao gồm những giấy tờsau:

- Thông báo tai nạn và công văn yêu cầu bồi thường của chủ xe (theođơn có sẵn của công ty bảo hiểm)

- Giấy tờ xe (bản photo có giám định viên ký xác nhận) bao gồm:Giấy chứng nhận bảo hiểm; Đăng ký xe hoặc giấy tờ liên quan đến quyền

sở hữu xe; giấy phép lưu hành hoặc giấy phép sử dụng xe; Bằng lái xe

- Bản sao hồ sơ vụ tai nạn giao thông gồm có: Biên bản khámnghiệm hiện trường; Biên bản khám nghiệm xe; Sơ đồ hiện trường và cácgiấy tờ liên quan đến việc điều tra nguyên nhân tai nạn; Biên bản hoặcthông báo giải quyết tai nạn giao thông; Bản trưng cầu kết luận điều tra tainạn giao thông khi cần thiết; Biên bản hòa giải dân sự và kết luận cả tòa án(nếu có)

- Các chứng từ liên quan đến xác định thiệt hại: Hóa đơn, chứng từliên quan đến sửa chữa thiệt hại; Hóa đơn xuất kho; Các biên bản đánh giá,xác định thiệt hại;

- Các chứng từ khác nếu cần

Bước 2: Cơ sở để tính toán thiệt hại

- Căn cứ vào thiệt hại thực tế và chi phí sửa chữa hợp lý mà 2 bên đãthỏa thuận trong khi thực hiện phương án giám định chi tiết để thống nhấtcác điều kiện sửa chữa cho chiếc xe bị tai nạn

- Căn cứ vào các khoản chi phí khác được chấp nhận bồi thường nhưchi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí cẩu, kéo xe từ nơi bị tai nạn tớinơi sửa chữa

- Căn cứ vào cách thức tham gia bảo hiểm của chủ xe

- Căn cứ vào các khoản đòi bồi thường từ người thứ ba gây nên tainạn

Bước 3:Trình tự và cách thức tính toán bồi thường

Trang 15

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

Một là: Xác định giá trị thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm Thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm

được tính theo công thức sau:

Thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm bảo hiểm = Tổng chi phí sửa chữahợp lý đã thống nhất + Các khoản chi phí được chấp nhận bồi thường khác– Chi phí sửa chữa thiệt hại không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm

Hai là:Tính toán số tiền bồi thường

Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ ( đúng giá trị thực tế) thì số tiền bội thường bằng giá trị thiệt hại thực tế

Nếu xe tham gia bảo hiểm bộ phận thì số tiền bồi thường được căn cứ theo giá trị thiệt hại của bộ phận được bảo hiểm

N u xe tham gia b o hi m dảo hiểm dưới giá trị thì số tiền bồi thường được ểm dưới giá trị thì số tiền bồi thường được ưới giá trị thì số tiền bồi thường đượci giá tr thì s ti n b i thị thì số tiền bồi thường được ố tiền bồi thường được ền bồi thường được ồi thường được ường đượcng đượccxác nh:đị thì số tiền bồi thường được

Số tiền bồi

Giá trị thiệt hại thực tế thuộctrách nhiệm của bảo hiểm x

Số tiền bảo hiểm

Giá trị bảo hiểmTrên thực tế việc giải quyết bồi thường có thể áp dụng theo 3 cách sau:

- Bồi thường trên cơ sở chi phí sửa chữa, khôi phục lại xe

- Bồi thường trên cơ sở đánh giá thiệt hại

- Bồi thường toàn bộ sau đó thu hồi và xử lý xe

Việc lựa chọn cách thức bồi thường luôn phải đảm bảo tính thốngnhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe để lựa chọn phương án kinh tếcho cả hai bên

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình triển khai bảo hiểm

1.3.1 Các chỉ tiêu trong khâu khai thác

- Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch khai thác

+ Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch ( iNK )

yk

iNK = y

Trang 16

- Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu khai thác: Tổng số hợp đồng bảo hiểm

và doanh thu phí bảo hiểm

- Các chỉ tiêu phân tích tính mùa vụ trong khâu khai thác bảo hiểm:

Xi

ki =

XTrong đó: ki : Chỉ số thời vụ tháng thứ i

Xi : Mức độ khai thác tháng thứ i

X : Mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm

+ Chỉ số thời vụ theo tháng (ki) phản ánh mối quan hệ giữa mức độ khai thác trong từng tháng với mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm

1.3.2 Các chỉ tiêu trong phân tích tình hình đề phòng hạn chế tổn thất

Trang 17

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

1.3.3 Các chỉ tiêu trong khâu giám định và bồi thường tổn thất

- Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ

- Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ

- Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kỳ

Số vụ khiếu nại đòi giải quyếtbồi thường trong kỳ

- Số tiền bồi thường thực tế trong kỳ

Số tiền bồi thường

bình quân mỗi vụ

khiếu nại đã được

giải quyết trong kỳ

- Thời gian xử lý ban đầu: Là khoảng thời gian kể từ khi DNBH nhậnđược thông báo tổn thất đến khi có phản hồi ban đầu với khách hàng Chỉtiêu này phản ánh mức độ nhanh nhạy của doanh nghiệp bảo hiểm trongviệc thực hiện những phương hướng, hành động xử lý khi nhận được thôngbáo tổn thất

Trang 18

- Thời gian giải quyết bồi thường: Là khoảng thời gian kể từ khiDNBH nhận dược thông báo tổn thất của khách hàng đến khi khách hàngnhận được thông báo bồi thường ( hoặc từ chối bồi thường) của doanhnghiệp bảo hiểm.

- Số vụ khiếu nại bồi thường sai sót trong kỳ: Chỉ tiêu này do cơ quankiểm tra kiểm soát phát hiện và xác định.Những sai sót chủ yếu mà cán bộbồi thường hay mắc phải dẫn đến tình trạng bồi thường sai, không đúngnguyên tắc dẫn đến tình trạng bồi thường sai, không đúng nguyên tắc: bồithường khi chưa thu thập đủ tài liệu, chứng từ; bồi thường vượt quá số tiềnbảo hiểm; bồi thường khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ bảo hiểm…

+ Vấn đề marketing trong kinh doanh bảo hiểm: đối với doanh nghiệp

bảo hiểm marketing là công cụ quan trọng nhất giúp hoạch định chiến lượcphát triển kinh doanh, chiến lược thị trường và chiến lược cạnh tranh.Với

hệ thống chính sách hiệu quả marketing không chỉ giúp cho các nhà sảnxuất kinh doanh lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư, tận dụng triệt để thời

cơ kinh doanh mà còn giúp xây dựng chiến lược cạnh tranh và sử dụng các

vũ khí cạnh tranh có hiệu quả nhất, nhằm nâng cao uy tín, chinh phụckhách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh thị trường

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng của các công ty bảo hiểm mà chu đáothì sẽ chiếm lĩnh được niềm tin của khách hàng và làm tăng uy tín cho công

ty Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới mang tính tự nguyện vì vậy dịch

vụ chăm sóc khách hàng cần phải được ưu tiên lên trên hết đảm bảo uy tín

Trang 19

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

trách nhiệm của mình đối với khách hàng đây cũng là phương pháp khaithác thị trường hiệu quả

- Mạng lưới các đại lý, các địa điểm bán lẻ và các kênh phân phối vềbảo hiểm vật chất xe cơ giới sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của công táckhai thác và tăng doanh thu cho doanh nghiệp bảo hiểm

- Mặt khó khăn:

+ Năng lực, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp

của nhân viên bảo hiểm: Ở Việt Nam hiện nay số lượng nhân viên cóchuyên môn nghiệp vụ cao còn ít, đặc biệt còn thiếu các chuyên viên giámđịnh và bồi thường Do vậy khi gặp những vụ có mức độ rủi ro lớn hầu hếtcác công ty bảo hiểm trong nước đều phải thuê giám định vừa tốn kém chiphí cho công ty cũng như mất thời gian của khách hàng

+ Mạng lưới đại lý bảo hiểm, các địa điểm bán lẻ về bảo hiểm vật chất

xe cơ giới lớn song đa phần không có chuyên môn nghiệp vụ do vậy khikhai thác sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt đối với nghiệp vụ bảo hiểm vậtchất xe cơ giới mang tính tự nguyện của khách hàng là chính

1.4.2 Một số yếu tố khách quan

- Mặt thuận lợi:

+ Các quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm chi

phối không nhỏ tới tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơgiới của các doanh nghiệp bảo hiểm Các quy định của pháp lý nhằm quản

lý và định hướng cho hoạt động triển khai bảo hiểm vào năm 2011 như quyđịnh về đấu thầu bảo hiểm, quy định về tiêu chuẩn và đào tạo cán bộ bảohiểm, môi giới bảo hiểm, xử lý trục lợi bảo hiểm, xây dựng cơ sở dữ liệubảo hiểm xe cơ giới…làm hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa cácdoanh nghiệp bảo hiểm, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanhbảo hiểm

+ Số lượng phương tiện tham gia giao thông trên cả nước ngày cànggia tăng tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghiệp vụu bảo hiểm này

+ Tính cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm cũng thúc đẩy các doanhnghiệp bảo hiểm phát triển Do phải cạnh tranh để tồn tại và phát triểnchính vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn thiện sản phẩm, nângcao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng về phía mình qua đó nângcao được uy tín của mình trên thị trường

- Khó khăn:

+ Sự biến động của nền kinh tế trong nước và trên thế giới: điều nàyảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo

Trang 20

hiểm,năm 2010, lạm phát của Việt Nam là 11,5%, tăng trưởng của cácDNBH phi nhân thọ là gần 25% Với dự báo lạm phát năm 2011 tối thiểu là15,5%, tăng trưởng của các DNBHPNT chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khá lớn.đặc biệt đối với bảo hiểm vạt chất xe cơ giới mang tính tự nguyện tham giabảo hiểm của khách hàng.

+ Các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát cũng ảnh hưởng không nhỏtới doanh thu của nghiệp vụ này, ví dụ như biện pháp thắt chặt tín dụng,kiềm chế tăng trưởng tính dụng dưới mức 20% Tính tới thời điểm hiện tại,lãi suất cho vay đang trở thành gánh nặng cho nhiều DN cũng như các cánhân Lãi suất tăng cao lên hơn 20%/năm khiến các DN phải gác lại kếhoạch mở rộng sản xuất Nhiều DN thừa nhận, với tình hình chi phí vốn đắt

đỏ, chỉ có nước "có gì làm nấy", thu gọn hoạt động kinh doanh Và nhưvậy, các DN và người dân sẽ có xu hướng cắt giảm các khoản chi chưa cấpthiết, trong đó có khoản chi cho bảo hiểm vì đối với nhiều DN, đây làkhoản chi chưa thấy ngay được lợi ích Thêm vào đó, khi lạm phát có xuhướng tăng lên, giá trị quyền lợi bảo hiểm sẽ có xu hướng giảm, ảnh hưởngnhất định tới tâm lý của khách hàng mua bảo hiểm theo hướng giảm nhucầu mua

+ Nhận thức của người dân về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới:Nhìn chung nhận thức của người dân về bảo hiểm chưa cao, yếu tố này ảnhhưởng lớn đến công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Vì nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới mang tính tự nguyện nhận thứccủa người dân về bảo hiểm cũng như về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơgiới tăng cao thì số lượng khách hàng tiềm năng sẽ tăng, nâng cao doanhthu của doanh nghiệp và ngược lại

+ Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vànước ngoài trên thị trường bảo hiểm tác động tới không nhỏ đến kết quảtriển khai nghiệp vụ bảo hiểm này trên thị trường Đặc biệt trong năm 2011các công ty bảo hiểm đã chuyển hướng cạnh tranh từ chiều rộng sang chiềusâu, tình hình cạnh tranh không lành mạnh như hạ phí bảo hiểm, mở rộngđiều khoản, điều kiện bảo hiểm không tương xứng với rủi ro, chấp nhậnbảo hiểm đã hạ nhiệt hơn thay vào đó là mở rộng khai thác bán lẻ, mở rộngdịch vụ chăm sóc khách hàng.Ngoài ra theo thống kê của hiệp hội bảo hiểmnăm 2011 có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ do vậy công tác triểnkhai nghiệp vụ bảo hiểm này cũng gặp không ít khó khăn do phải cạnhtranh với nhiều công ty bảo hiểm lớn chính vì vậy phải có phương án tối ưu

Trang 21

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

nhằm triển khai nghiệp có hiệu quả đặc biệt đối với công ty bảo hiểm mới

ra đời như Thái Sơn

Chương 2: Thực trạng hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn.

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển; chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn.

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn ( GREAT MOUNTAIN JOINTSTOCK INSURANCE CORPORATION ) Tên giao dịch:BẢO HIỂM

Trang 22

THÁI SƠN / Tên viết tắt: GMIC Công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơnchính thức được cấp phép hoạt động vào năm 2008 Trụ sở công ty: Tầng

18, tháp CEO, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội Hình thức pháp lý:Công ty cổ phần bảo hiểm.Thời gian hoạt động: 99 năm.Công ty bắt đầuhoạt động với số vốn điều lệ là 300.000.000.000 đồng (ba trăm tỷ đồng),tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Dũng

Được thành lập bởi cổ đông là những tập đoàn kinh tế mạnh, với độingũ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, Bảohiểm Thái Sơn – GMIC đã nhanh chóng tổ chức phát triển mạng lưới vàtriển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Hà Nội và các tỉnh thành trên

cả nước

Công ty đã xây dựng được một đội ngũ gần 300 cán bộ nhân viên làmviệc tại 09 Phòng ban Công ty, 5 phòng bảo hiểm khu vực tại Hà Nội; 18chi nhánh; 18 phòng bảo hiểm đại diện tại các tỉnh và thành phố với hàngnghìn đại lý, tổng đại lý, cộng tác viên bảo hiểm trong toàn quốc Bên cạnh

đó, GMIC cũng đầu tư và xây dựng hệ thống phần mềm quản lý chất lượngISO 9001 hiện đại nhằm nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp và đemdịch vụ tối ưu nhất đến với khách hàng

Nhiều công trình, dịch vụ lớn có tầm vóc quốc gia đã được bảo hiểm

tại GMIC như : Công trình nâng cấp tuyến đê La Giang- Hà Tĩnh ,Công

trình khu tái định cư xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ; Dự ánphòng chống lụt bão đường cứu hộ, cứu nạn huyện Thăng Bình, tỉnh QuảngNam; Dự án cải tạo nâng cấp đường tại các huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, tỉnhLạng Sơn; Dự án nạo vét lòng thoát lũ dẫn tuyến sông Hoàng Long, tỉnhNinh Bình; Dự án đường dây 500KV Sơn La- Hiệp Hòa; Bảo hiểm cho cáctòa nhà cao tầng, văn phòng tại Hà Nội như Tháp CEO, Công ty Cổ phần

Bảo hiểm Thái Sơn - GMIC luôn hướng tới sứ mệnh cung cấp dịch vụ bảo

hiểm đồng bộ, đa dạng và tiện ích nhất với phương trâm “ Hơn cả sự camkết”

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy

Chức năng: Bảo hiểm rủi ro trong các lĩnh vực như : hàng hải, tài sản

- kỹ thuật, xe cơ giới, con người… Kinh doanh Bảo hiểm, tái Bảo Hiểm phinhân thọ và đầu tư tài chính

- Đối với nền kinh tế là một kênh thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xãhội để đầu tư trở lại nền kinh tế, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển

- Đối với xã hội là tấm lá chắn vững chắc cho nền kinh tế trước nhữngrủi ro bất ngờ

Trang 23

Tổ chức nhân sự

Hành chính quản trị

Chi nhánh, phòng KD

Ban quản lý và đào tạo đại lý

Ban tổ chức tổng hợp

Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc

Đại hội đồng cổ đông

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

- Chú trọng đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu

- Tuân thủ các chế độ chính sách quản lý kinh tế, quản lý tài sản, quản

lý lao động do nhà nước ban hành

- Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính, thống kê lưu trữ theo quyđịnh của Tổng công ty do phòng hành chính - tổ chức cán bộ thực hiện ,

tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý

nghiệp vụ

Cơ cấu bộ máy tổ chức:

Bộ máy quản lý của công ty được sắp xếp theo cơ cấu hỗn hợp trựctuyến và chức năng đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị,

Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, các phòng ban có chức năng khác

nhau.Hội đồng quản trị do các cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ soạn thảo điều

lệ hoạt động của công ty, xác định mục tiêu chiến lược, tor chức đại hội

đồng cor đông… Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của công

ty thông qua các phòng ban chức năng

Mỗi phòng ban đều có giám đốc và phó giám đốc, các trưởng phòng

có chức năng quản lý, đôn đốc hoạt động của phòng, ban mình và chịu

trách nhiệm trước ban giám đốc Các tổng đại lý và đại lý là các đầu mối

chân rết trong toàn bộ cơ cấu của bộ máy chịu sự chỉ đạo và tham mưu của

các phòng ban chức năng

Trang 24

Do cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo hỗn hợp trực tuyến vàchức năng do vậy có những ưu điểm và những hạn chế sau:

+ Ưu điểm: Giảm gánh nặng cho các lãnh đạo do có sự tham mưu củacác phòng ban, công tác chuyên môn thành thạo hiệu quả, công việc giảiquyết nhanh chóng đảm bảo chất lượng chuyên môn

+ Nhược điểm: Bộ máy cồng kềnh trong cơ cấu tổ chức của công ty

do vậy tốn kém chi phí hoạt động, tổ chức…

Trang 25

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn.

Ra đời trong bối cảnh nền Kinh tế đang khủng hoảng và gặp rất nhiềukhó khăn, song với đội ngũ lãnh đạo có năng lực và dầy dặn kinh nghiệm,cùng sự hỗ trợ của Tập đoàn Xuân Thành, Bảo hiểm Thái Sơn đã tìm rađược hướng đi riêng cho mình, có định hướng phát triển rõ ràng và đạtđược một số kết quả kinh doanh bước đầu:

Bảng 2: Tổng kết tài chính công ty cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn giai đoạn 2008-2010

NămChỉ tiêu

Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu

Nguồn báo cáo tài chính hàng năm công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn

Sau 3 năm chính thức đi vào hoạt động vượt qua những khó khănthách thức công ty đã và đang dần đi vào quỹ đạo ổn định Doanh thu phíđều tăng qua các năm, bình quân doanh thu phí tăng 27875 triệu đồng, sốlượng khách hàng tiềm năng ngày càng lớn Công ty luôn chú trọng tớichiến lược phát triển kinh doanh, xây dựng thương hiệu do vậy công tácMarketing sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn đượccông ty đề cao trong những năm qua Ngoài các nghiệp vụ bảo hiểm đượccoi là thế mạnh của công ty thì các nghiệp vụ khác cũng đóng góp khôngnhỏ trong tổng doanh thu phí hàng năm

Bảng 3: Kết quả công tác khai thác một số nghiệp vụ cơ bản của công

ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn giai đoạn 2008 – 2010.

Trang 26

Sốhợp đồng(hợpđồng)

Doanhthu(trđ)

Sốhợp đồng( hợpđồng)

Doanhthu(trđ)

Sốhợp đồng( hợpđồng)

Doanhthu(trđ)

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CP bảo hiểm Thái Sơn)

Nhìn chung doanh thu phí các nghiệp hàng năm đều tăng đặc biệtnghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm kỹ thuật là hai nghiệp vụ chiếmlượng doanh thu cao nhất Tỷ trọng doanh thu của hai nghiệp vụ bảo hiểmnày lên tới 70% tổng số doanh thu của toàn công ty Nguyên nhân chủ yếulượng doanh thu của hai nghiệp vụ này cao như vậy là do: đối với nghiệp

vụ bảo hiểm kỹ thuật do có sự hậu thuẫn của tập đoàn xây dựng XuânThành cho nên số hợp đồng về xây dựng, kỹ thuật của tập đoàn này đều ưutiên cho công ty Thái Sơn Do vậy số hợp đồng cũng như doanh thu từnghiệp vụ này đều tăng qua các năm Đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơgiới ngoài sự nỗ lực khai thác thị trường của toàn nhân viên trong công tycũng như các đại lý, tổng đại lý trên toàn quốc còn có sự tác động về phíanhà nước, Nghị định 103 ngày 10/9/2008 và Thông tư 126/BTC ngày22/12/2008, Thông tư liên tịch 35/BTC-BCA ngày 25/2/2009 quy định vềBHTNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 do chính phủ

Trang 27

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

ban hành đã góp phần làm tăng số lượng hợp đồng cũng như doanh thu từnghiệp vụ này

Cơ sở vật chất của công ty không ngừng được cải thiện và mở rộng.Hiện nay công ty đã đầu tư và xây dựng hệ thống phần mềm quản lý chấtlượng ISO 9001 hiện đại nhằm nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp

và đem dich vụ tối ưu cho khách hàng

Công tác Marketing sản phẩm luôn được công ty chú trọng Là mộtcông ty bảo hiểm mới ra đời do vậy để cạnh tranh được với các công tykhác trên thị trường bảo hiểm trong giai đoạn đầu phát triển công ty luônđẩy mạnh hai mũi nhọn là bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm kỹ thuật

Hệ thống các kênh phân phối luôn mở rộng, đa dạng và phong phú, sốlượng đại lý không ngừng tăng mở rộng trên cả nước Hiện nay công ty đãxây dựng một đội ngũ gần 300 cán bộ, nhân viên làm việc tại 09 Phòng banCông ty, 5 phòng bảo hiểm khu vực tại Hà Nội; 18 chi nhánh; 18 phòngbảo hiểm đại diện tại các tỉnh và thành phố với hàng nghìn đại lý, tổng đại

lý, cộng tác viên bảo hiểm trong toàn quốc Ngoài ra Gmic còn kết hợp vớicác hãng khác như ngân hàng, cơ quan thuế, bưu điện…các văn phòng bảohiểm, môi giới bảo hiểm, bán hàng trực tuyến nhằm mục đích giới thiệucũng như chào bán sản phẩm của mình

Việc xây dựng thương hiệu luôn được đặt lên hàng đầu, để thu hútcũng như giữ được khách hàng tiềm năng công ty luôn cải thiện dịch vụchăm sóc khách hàng từ khâu khai thác cũng như việc giải quyết bồithường đảm bảo quyền lợi của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu thựchiện theo đúng slogan “Hơn cả sự cam kết” của công ty đã đề ra

2.1.3 Phương hướng hoạt động của công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn.

Trong phiên họp tổng kết cuối năm 2010 ban lãnh đạo công ty cổphần bảo hiểm Thái Sơn đã đưa ra những nhận định về tình hình kinhdoanh của công ty trong thời gian 2008 – 2010 và đề suất phướng hướnghoạt động kinh doanh trong năm 2011 như sau:

Tăng cường mở rộng thị phần của công ty ra thị trường trong vàngoài nước

Tiếp tục thúc đẩy, tăng chỉ tiêu doanh thu kế hoạch cho toàn hệ thốngtrực thuộc công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn

Phí bảo hiểm rẻ tuy quan trọng nhưng chưa phải yếu tố quyết định đểthu hút và giữ chân khách hàng Trên thực tế thị trường bảo hiểm xe cơ giới

đã có thời gian phát triển đủ lâu để khách hàng kiểm nghiệm Ngoài phí

Trang 28

bảo hiểm, dịch vụ hỗ trợ khách hàng giải quyết nhanh chóng sự cố, mứcđền bù thỏa đáng và chuyên nghiệp mới là bài toán hiệu nghiệm để giữchân khách hàng.

GMIC chọn cho mình một hướng đi riêng, mà nền tảng là xây dựngcác mục tiêu tăng trưởng dựa trên chất lượng dịch vụ và lòng tin như: hỗtrợ nhanh, dịch vụ chu đáo, thái độ phục vụ tốt

Thông qua chiến dịch kích cầu bảo hiểm xe cơ giới từ 01/11/2011.Công ty tiếp tục cung cấp mũ, bình chữa cháy cho các đơn vị Nhân việccuối năm khi các đối thủ đang xao nhãng kinh doanh, Đề nghị các đơn vịtập trung đẩy mạnh các sản phẩm bảo hiểm có khuyến mại ra thị trườngnhư bảo hiểm xe máy, bảo hiểm vật chất xe ô tô để tăng tốc doanh thu

2.2 Tổng quan về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Việt nam hiên nay.

2.2.1 Tổng quan về thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ

Tổng quan thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2010 cho thấy nhìnchung các Doanh nghiệp Bảo hiểm hoàn thành xong lộ trình tăng vốn phápđịnh lên đủ 300 tỉ đồng Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú trọng tớităng hiệu quả, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý rủi ro, khai thác,giám định bồi thường, chấp nhận tăng trưởng chậm lại nhưng không để tìnhtrạng thua lỗ về nghiệp vụ bảo hiểm kéo dài Nhiều Doanh nghiệp Bảohiểm đã chú ý đến xây dựng uy tín, thương hiệu, lựa chọn đối tác chiếnlược có thể giúp và hợp tác, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú trọng đến phát triển sản phẩm mới,

mở rộng các tiện ích gia tăng của sản phẩm, tăng thêm dịch vụ chăm sóckhách hàng, mở rộng kênh phân phối qua ngân hàng, bưu điện và các tổchức khác

Tuy nhiên tình trạng cạnh tranh hạ phí, mở rộng điều khoản, điều kiệnbảo hiểm không tương xứng với rủi ro, chấp nhận bảo hiểm vẫn còn phổbiến Thiên tai xảy ra tại Miền Trung làm cho các Doanh nghiệp Bảo hiểmphải sử dụng dự phòng giao động lớn để giải quyết bồi thường (ước đạt 500

Trang 29

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

Các Doanh nghiệp mới có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao là: MSIG327,2% (172 tỉ đồng), Groupama 228% (22,4 tỉ đồng), ACE 198,6% (42 tỉđồng), Bảo Ngân 93% (130 tỉ đồng), Fubon 98,3% (71,42 tỉ đồng), HùngVương 95% (35,86 tỉ đồng), SVIC 93% (275,6 tỉ đồng)

Các nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu cao bao gồm: Bảo hiểm xe cơgiới ước đạt 5.256 tỉ đồng (tăng 20.1%); Bảo hiểm tài sản, kỹ thuật ước đạt3.733 tỉ đồng (tăng 30,4%); Bảo hiểm sức khỏe ước đạt 2.514 tỉ đồng (tăng28,3%); Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt ước đạt 1.500 tỉ đồng (tăng55,2%), Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển ước đạt 1.210 tỉ đồng (tăng26,7%)

Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao (chưa kể dự phòng bồithường cho tổn thất đã xảy ra chưa giải quyết) là: Bảo Minh 51%, Bảo Việt37%, SVI 36,6%

Các nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao là: Bảo hiểm xe cơ giới 45,4%;Bảo hiểm thiết bị điện tử 44,3%; Bảo hiểm cháy nổ 41,6%; Bảo hiểm sứckhỏe 40,9% Nhìn chung tỉ lệ bồi thường đã giảm đi đáng kể so với năm2009

2.2.2 Thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Nhìn chung năm 2010 doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giớităng cao đạt 5256 tỷ đồng tăng 20.1 % so với năm 2009.giảm hơn so vớitốc độ tăng của năm 2009 (doanh thu 4.326 tỷ đồng, tăng 36,28% so vớinăm 2008) Tốc độ tăng của năm 2010 giảm hơn so với năm 2009 là donăm 2009 Chính phủ ban hành chính sách kích cầu trong việc giảm thuế ô

tô nên số lượng xe tiêu thu tăng nhanh kể cả xe nhập khẩu, Thông tư 126

về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) chủ xe cơ giới cho phéptăng phí từ 10% - 20% so với Quyết định 23 ngày 9/4/2007

Theo hiệp hội bảo hiểm từ năm 2006 đến nay số lượng doanh nghiệpbảo hiểm đã tăng từ 16 đến 29 công ty bảo hiểm trong và ngoài nước.Theothống kê của hiệp hội bảo hiểm trong quý I năm 2011, PVI chiếm thị phầnbảo hiểm lớn nhất đạt 23,9%, tiếp theo là Bảo Việt 22,7 , Bảo Minh14.2%,PJICO 8,1%, PTI chiếm 4%, các doanh nghiệp bảo hiểm khácchiếm27,1 %

Năm 2010 tình hình cạnh tranh đã hạ nhiệt hơn đã có 50% số lượngdoanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có lãi về hoạt động kinh doanh bảohiểm.Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như hạ phí, mở rộng điềukhoản, điều kiện bảo hiểm không tương xứng với rủi ro, chấp nhận bảo

Trang 30

hiểm vẫn còn song đã đã giảm nhiều so với năm 2009 Nhiều Doanhnghiệp Bảo hiểm đã chú trọng tới tăng hiệu quả, áp dụng công nghệ thôngtin vào quản lý rủi ro, khai thác, giám định bồi thường, chấp nhận tăngtrưởng chậm lại nhưng không để tình trạng thua lỗ về nghiệp vụ bảo hiểmkéo dài Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú ý đến xây dựng uy tín,thương hiệu, lựa chọn đối tác chiến lược có thể giúp và hợp tác, đẩy mạnhhiệu quả kinh doanh bảo hiểm Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú trọngđến phát triển sản phẩm mới, mở rộng các tiện ích gia tăng của sản phẩm,tăng thêm dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng kênh phân phối qua ngânhàng, bưu điện và các tổ chức khác

2.3 Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn.

2.3.1 Công tác khai thác

Thị trường bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Namtrong những năm vừa qua đã có bước phát triển nhanh chóng và đột phá đểtừng bước hội nhập với khu vực và thế giới Tuy nhiên, trước cơn bãokhủng hoảng tài chính hiện nay đã đặt ra những thách thức mới cần phảivượt qua đối với các doanh nghiệp bảo hiểm để tiếp tục phát triển Trongbối cảnh nền kinh tế đầy biến động, tình hình cạnh tranh gay gắt giữa cáccông ty bảo hiểm trong và ngoài nước thì việc khai thác bảo hiểm đối vớicác công ty bảo hiểm là rất quan trọng

Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm,

nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nóichung và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng Theo nguyêntắc hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy luật “số đông bù số ít” Chỉkhi số lượng xe đủ lớn tham gia bảo hiểm thì mới hình thành được một quỹtiền tệ tập trung chi trả cho chủ xe khi tai nạn xẩy ra và bù đắp các chi phí

Vì vậy khâu khai thác có ảnh hưởng quyết định đến doanh thu và lợi nhuận

từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung

và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng

2.3.1.1 Quy trình khai thác.

Quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới thông thường:

Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ở công ty cổ phần bảo hiểm Thái sơn bao gồm 8 bước sau:

Bước 1: Tiếp thị, tìm kiếm, xử lý thông tin khách hàng:

Trang 31

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

- KTV có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Chủ xe, tiếp nhận thông

tin từ Chủ xe và xử lý thông tin, tất cả phải được cập nhật vào sổ ghi thôngtin theo mẫu (BM 01)

- Khi nhận thông tin yêu cầu từ Chủ xe, KTV cần hướng dẫn Chủ xe

kê khai đầy đủ mọi thông tin trong GYCBH theo mẫu BM 02 và cung cấpcác tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng như Quy tắc bảo hiểm,ĐKBS

Khuyến cáo khách hàng về việc GCNBH/ HĐBH sẽ không có giá trịmột phần hoặc toàn bộ trong trường hợp khách hàng kê khai sai hoặckhông khai báo các chi tiết quan trọng có liên quan đến rủi ro yêu cầu bảohiểm, đối tượng được yêu cầu bảo hiểm.Thời gian thực hiện: ngay sau khinhận được thông tin từ Chủ xe

Bước 2: Phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro:

- Tất cả các thông tin của KTV khi đánh giá rủi ro đều được điền vào

mẫu GYCBH, đây là căn cứ thông tin ban đầu rất quan trọng trong công táckhai thác bảo hiểm xe cơ giới, KTV phải hiểu rõ nội dung để hướng dẫnChủ xe ghi chép đầy đủ chính xác các thông tin trong GYCBH làm cơ sởcho việc đánh giá rủi ro và có thể đưa ra mức chào phí bảo hiểm phù hợp.Bảo hiểm TNDS bắt buộc của Chủ xe không nhất thiết cần GYCBH

Trong quá trình phân tích, đánh giá rủi ro, quan trọng nhất là phảikiểm tra xe khi được yêu cầu bảo hiểm KTV bắt buộc phải kiểm tra chi tiết

xe và ghi đầy đủ thông tin tại phần kiểm tra chi tiết xe trước khi cấp đơnbảo hiểm KTV chịu trách nhiệm pháp lý trước Công ty về tính xác thực,Lãnh đạo các Đơn vị khai thác chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra quá trìnhnày

- Ngoài các thông tin trên GYCBH, KTV đánh giá rủi ro trên cơ sở

tiếp xúc trực tiếp Chủ xe, tìm hiểu thêm về công ty bảo hiểm từng tham gia,tình hình tổn thất năm trước đó, đặc biệt trong loại hình bảo hiểm vật chất

xe, bảo hiểm TNDSHH Khi Chủ xe yêu cầu bảo hiểm theo những ĐKBShoặc trong một số trường hợp đặc biệt, KTV cần phải chú ý hơn đến việcđánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm Các Đơn vị nên thường

xuyên truy cập website của Cục đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) để

xác định những xe quá niên hạn cũng như thông tin về kiểm định xe cơ giớinhằm phục vụ việc khai thác bảo hiểm

- Khi đã có các số liệu của Chủ xe, KTV có thể tư vấn cho Lãnh đạo

Trang 32

lý rủi ro, kiểm tra các thông tin, số liệu liên quan đến các rủi ro yêu cầu bảohiểm và đối tượng được bảo hiểm.

- Từ chối chào phí đối với các khách hàng:

- Không có quyền lợi có thể được bảo hiểm

- Kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm vàđối tượng được bảo hiểm khi đối chiếu với các thông tin thu được trongquá trình kiểm tra xe trực tiếp

- Thời gian thực hiện: không quá 1 ngày kể từ khi thu thập đầy đủ các

thông tin

Bước 3: Xem xét đề nghị bảo hiểm

- Sau khi có đầy đủ các thông tin Chủ xe cung cấp trong GYCBH, kết

hợp với báo cáo đánh giá rủi ro và các số liệu thống kê, chính sách kháchhàng Phòng khai thác Đơn vị tiến hành tính toán mức phí phù hợp choChủ xe

- Trường hợp phải tham khảo phí bảo hiểm của các công ty khác thì

cần giải thích rõ cho Chủ xe biết với mức phí, mức trách nhiệm, thì quyềnlợi của Chủ xe như thế nào là tốt nhất

- Thời gian thực hiện: không quá 1/2 ngày kể từ khi thực hiện đầy đủ

các bước

Khi nhận được yêu cầu bảo hiểm của những Chủ xe có giá trị bảohiểm lớn, trên phân cấp, tính chất đặc thù, phức tạp, các KTV đề xuất vớiLãnh đạo Phòng khai thác, Lãnh đạo Đơn vị, Phòng nghiệp vụ và Lãnh đạoCông ty để có phương án đàm phán theo quy trình trên phân cấp (BM.03 –

Tờ trình cấp BH xe trên phân cấp)

Bước 4: Đàm phán chào phí

- Sau khi phương án bảo hiểm đã được Lãnh đạo Đơn vị duyệt, KTV

tiến hành chào bảo hiểm theo mẫu chào phí bảo hiểm (BM.04).

- Khi nhận được bản chào phí, Chủ xe sẽ có phản hồi, KTV tiến hành

các bước như sau:

Chủ xe chấp nhận bản chào phí bảo hiểm, tiến hành theo bước A

Nếu Chủ xe không chấp nhận bản chào phí bảo hiểm hiện tại, KTV vàLãnh đạo Đơn vị tiến hành thảo luận và đàm phán với Chủ xe để sửa đổibản chào phí theo bước B

Trang 33

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

- Sau khi tiến hành bước B mà bản chào phí vẫn không đáp ứng được

yêu cầu của Chủ xe, KTV, Lãnh đạo Đơn vị có thể thông báo bằng văn bản

từ chối nhận bảo hiểm theo bước C

- Thời gian thực hiện: tùy thuộc vào việc đàm phán với Chủ xe.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, ký kết Hợp đồng bảo hiểm, lập Phụ lục HĐBH:

- Sau khi hoàn tất quá trình đàm phán, KTV tiến hành cấp GCNBH,

chi tiết cấp GCNBH

- Ký kết Hợp đồng bảo hiểm: Khi Chủ xe yêu cầu ký kết HĐBH, KTV

lập HĐBH theo biểu mẫu để trình ký Lãnh đạo Đơn vị

- Khi Chủ xe yêu cầu gia hạn nợ, sửa đổi nội dung HĐBH, KTV lập

Phụ lục HĐBH theo biểu mẫu BM08

- Thời gian thực hiện: 01 ngày.

Bước 6: Theo dõi thu phí tiếp nhận giải quyết mới

- KTV vào sổ phát sinh BM.05, lập bảng kê BM.05-1 & BM.05-2chuyển 01 bản Phòng kế toán, 01 bản lưu tại Phòng nghiệp vụ trong hồ sơkhai thác

- Sau khi gửi thông báo thu phí cho khách hàng (BM.06), KTV và cán

bộ thống kê phối hợp cùng kế toán viên của phòng kế toán theo dõi đôn đốcnộp phí của Chủ xe

- Sau khi thu phí, tiến hành cấp hóa đơn tài chính để thuận lợi cho việc

kiểm tra nộp thuế, trả hoa hồng cho đại lý

- KTV có trách nhiệm làm các công tác tuyên truyền, đề phòng hạn

chế tổn thất nhằm phục vụ khách hàng sau khi bán hàng và chuẩn bị nắmthông tin phục vụ cho các nhu cầu bảo hiểm tiếp theo của khách hàng, hoặctái tục bảo hiểm sau này

- Thời gian thực hiện: trong suốt thời gian GCNBH, HĐBH có hiệu

lực

Bước 7: Quản lý Hồ sơ khai thác, thông báo tái bảo hiểm, báo cáo nghiệp vụ

- Quản lý đơn bảo hiểm (Hồ sơ khai thác): các Hồ sơ khai thác này

được lấy theo số Bảng kê thu phí bảo hiểm Số bảng kê được đánh mã theo

Trang 34

quy định, số nhảy được đánh liên tục theo thứ tự từ bé đến lớn theo từngnăm.

Lưu trữ:- 01 bộ tại Phòng Nghiệp vụ (gồm cả hồ sơ trên phân cấp)

- 01 bộ tại Phòng Tài chính Kế toán của Đơn vị để theo dõi công nợ

- Quản lý Hợp đồng bảo hiểm: Số HĐBH được đánh mã theo quy

định, số nhảy được đánh liên tục theo thứ tự từ bé đến lớn theo từng năm

và được ghi trong sổ phát sinh số HĐBH (BM.05)

Khi Chủ xe yêu cầu gia hạn nợ hoặc thay đổi nội dung HĐBH (cóGiấy yêu cầu hoặc Công văn kèm theo), Đơn vị khai thác phải ký Phụ lụcHĐBH Trường hợp thay đổi nội dung HĐBH có ảnh hưởng đến mức độrủi ro, trên Phụ lục HĐBH Đơn vị khai thác phải tính thêm phí, thay đổiphải được chỉnh sửa đồng thời trên GCNBH Phụ lục HĐBH được đánh mãtheo quy định, đính kèm HĐBH, bổ sung vào Hồ sơ khai thác (bao gồm lưutrữ tại Phòng Nghiệp vụ và Phòng Kế toán Đơn vị)

- Báo tái bảo hiểm: Với những Hồ sơ trên phân cấp phải báo tái bảo

hiểm theo quy định, định kỳ KTV, Kế toán viên có trách nhiệm lập hồ sơbáo tái gửi Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tái bảo hiểm Lãnh đạo Phòng Khaithác có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện quy trình này

Thời gian thực hiện: theo định kỳ báo tái

- Thực hiện các báo cáo nghiệp vụ: Các Đơn vị có nghĩa vụ thực hiện

công tác thống kê, báo cáo theo quy định của Công ty

Hàng tháng, các Đơn vị lập báo cáo nhanh (BM.15). Định kỳ mỗi quý,các Đơn vị lập báo cáo số liệu quý (BM.11) về ban Phi hàng hải để Công ty

có số liệu đánh giá tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới

Bước 8: Chăm sóc khách hàng

- Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, KTV phải thường xuyên quantâm tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và ý kiến của Chủ xe để có thể đáp ứngmột cách nhanh chóng, kịp thời Thời gian thực hiện: Trong suốt thời gianđơn GCNBH, HĐBH có hiệu lực

Trang 35

Trường Đại học Lao Động - Xã Hội Khóa luận tốt nghiệp

Sơ đồ 2: Quy trình khai thác b o hi m xe c gi i thông thảo hiểm dưới giá trị thì số tiền bồi thường được ểm dưới giá trị thì số tiền bồi thường được ơ giới thông thường ới giá trị thì số tiền bồi thường được ường đượcng

TRÁCH NHIỆM CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VIỆC, TÀI LIỆU MÔ TẢ CÔNG

Đàm phán, chào phí

Xử lý trên phân cấp

Kết thúc thông báo cho khách hàng

Cấp GCNBH, ký kết HĐBH, lập Phụ lục HĐBH

Theo dõi thu phí (đối với hợp đồng thu phí nhiều kì), trả hoa hồng, tái tục,

giải quyết mới

Quản lý đơn bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm, báo tái bảo hiểm, báo cáo doanh

Trang 36

Quy trình khai thác bảo hiểm trên phân cấp :

Bước 1: Nhận thông tin từ đơn vị cơ sở

Ban Phi Hàng Hải Công ty nhận thông tin về các dịch vụ trên phân cấp

từ đơn vị cơ sở (bước I) phải có kèm theo phân tích, ý kiến đề xuất từ đơn vịtheo mẫu (BM.03)

Bước 2: Xem xét đề xuất của đơn vị

- Cán bộ ban Phi Hàng Hải phải có trách nhiệm xem xét, phân tích các

ý kiến đề xuất của Đơn vị để đưa ra ý kiến, nếu chưa đủ cơ sở quyết địnhthì có thể yêu cầu Đơn vị thu thập thêm thông tin, hoặc lấy thông tin từ bênngoài Nếu các yêu cầu nằm trong thẩm quyền của ban Phi Hàng Hải, lãnhđạo ban có quyền quyết định và đề xuất trình ban Tổng Giám Đốc xétduyệt theo bước A của quy trình

- Trong quá trình xem xét, phân tích các ý kiến đề xuất của đơn vị nếu

thấy không hợp lý hoặc thiếu các thông tin và nằm trong thẩm quyền củaban Phi Hàng Hải lãnh đạo ban có thể tiến hành thông báo từ chối theobước C

- Thời gian thực hiện: trong vòng 1/2 ngày.

Ngày đăng: 26/03/2013, 19:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Luật Kinh doanh bảo hiểm - NXB Chính trị quốc gia - Năm 2010 4. Báo cáo tổng kết tài chính năm 2008, 2009, 2010 công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn Khác
5. Hướng dẫn khai thác bảo hiểm xe cơ giới - công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn Khác
6. Hướng dẫn công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn Khác
7. Báo cáo tình hình tai nạn giao thông - Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - Năm 2010 Khác
8. Trang web: www.avi.org.vn www.webbaohiem.net www.baohiem24h.net www.vnecon.vn www.vietbao.net Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình Tai nạn giao thông đường bộ ở Việt nam ( 2005 – 2010 ) - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Bảng 1 Tình hình Tai nạn giao thông đường bộ ở Việt nam ( 2005 – 2010 ) (Trang 5)
Bảng 1: Tình hình Tai nạn giao thông đường bộ ở Việt nam  ( 2005 – 2010 ) - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Bảng 1 Tình hình Tai nạn giao thông đường bộ ở Việt nam ( 2005 – 2010 ) (Trang 5)
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy công ty CP Bảo hiểm Thái  Sơn - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy công ty CP Bảo hiểm Thái Sơn (Trang 23)
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy công ty CP Bảo hiểm Thái  Sơn - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy công ty CP Bảo hiểm Thái Sơn (Trang 23)
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn. - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn (Trang 25)
Bảng 2: Tổng kết tài chính công ty cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn  giai đoạn 2008-2010 - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Bảng 2 Tổng kết tài chính công ty cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn giai đoạn 2008-2010 (Trang 25)
Sơ đồ 2: Quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới thông thường. - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Sơ đồ 2 Quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới thông thường (Trang 35)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy số xe tham gia bảohiểm qua các năm 2008 – 2010 ngày càng tăng qua các năm và chủ yếu tăng mạnh đối  với số lượng xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới chiếm từ 50%  đến  60% tổng số xe tham gia bảo hiểm vật chấ - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
ua bảng số liệu trên ta có thể thấy số xe tham gia bảohiểm qua các năm 2008 – 2010 ngày càng tăng qua các năm và chủ yếu tăng mạnh đối với số lượng xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới chiếm từ 50% đến 60% tổng số xe tham gia bảo hiểm vật chấ (Trang 40)
Bảng 5: Doanh thu phí bảohiểm vật chất xe cơ giới của công ty cổ phần bảo hiểm Thái sơn giai đoạn 2008 – 2010 - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Bảng 5 Doanh thu phí bảohiểm vật chất xe cơ giới của công ty cổ phần bảo hiểm Thái sơn giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 41)
Bảng 6: Kết quả chi đề phòng hạn chế tổn thất ( 2008-2010) Chỉ tiêu Chi Phí (Trđ)Cơcấu(%)ChiPhí(Trđ)Cơ cấu(%)Tốcđộtăng liên  hoàn (%)ChiPhí(Trđ) Cơ cấu (%) Tốcđộ tăng  liên hoàn(%) - Xe  máy, xe  gắn máy - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Bảng 6 Kết quả chi đề phòng hạn chế tổn thất ( 2008-2010) Chỉ tiêu Chi Phí (Trđ)Cơcấu(%)ChiPhí(Trđ)Cơ cấu(%)Tốcđộtăng liên hoàn (%)ChiPhí(Trđ) Cơ cấu (%) Tốcđộ tăng liên hoàn(%) - Xe máy, xe gắn máy (Trang 43)
Bảng 6: Kết quả chi đề phòng hạn chế tổn thất ( 2008-2010 ) Chỉ tiêu - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Bảng 6 Kết quả chi đề phòng hạn chế tổn thất ( 2008-2010 ) Chỉ tiêu (Trang 43)
Bảng 9 :Kết quả bồi thường nghiệp vụ BHVCXCG của công ty bảo hiểm Thái sơn ( 2008-2010) - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Bảng 9 Kết quả bồi thường nghiệp vụ BHVCXCG của công ty bảo hiểm Thái sơn ( 2008-2010) (Trang 50)
Bảng 9 : Kết quả bồi thường nghiệp vụ BHVCXCG của công ty  bảo hiểm Thái sơn ( 2008-2010) - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Bảng 9 Kết quả bồi thường nghiệp vụ BHVCXCG của công ty bảo hiểm Thái sơn ( 2008-2010) (Trang 50)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số vụ bồi thường và số tiền bồi thường tỷ lệ thuận với nhau và có xu hướng tăng dần qua các năm - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
ua bảng số liệu trên ta thấy số vụ bồi thường và số tiền bồi thường tỷ lệ thuận với nhau và có xu hướng tăng dần qua các năm (Trang 51)
Bảng 10:Thời gian giải quyết bồi thường tại công ty Cổ phần bảo  hiểm Thái Sơn ( 2008-2010 ) - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Bảng 10 Thời gian giải quyết bồi thường tại công ty Cổ phần bảo hiểm Thái Sơn ( 2008-2010 ) (Trang 51)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số vụ trong thời gian giải quyết bồi thường từ 1-30 ngày có xu hướng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất trong  khoảng thời gian giải quyết từ 1-7 ngày, năm 2008 trong khoảng thời gian  này có 121 vụ được giải quyết, năm 2009 là - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
ua bảng số liệu trên ta thấy số vụ trong thời gian giải quyết bồi thường từ 1-30 ngày có xu hướng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất trong khoảng thời gian giải quyết từ 1-7 ngày, năm 2008 trong khoảng thời gian này có 121 vụ được giải quyết, năm 2009 là (Trang 52)
Kết quả kinh doanh là căn cứ để đánh giá tình hình hoạt động của công ty được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu và lợi nhuận - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
t quả kinh doanh là căn cứ để đánh giá tình hình hoạt động của công ty được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu và lợi nhuận (Trang 53)
Bảng 11: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ BHVCXCG tại công ty cổ  phần bảo hiểm Thái Sơn ( 2008-2010 ) - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
Bảng 11 Kết quả kinh doanh nghiệp vụ BHVCXCG tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn ( 2008-2010 ) (Trang 53)
05 BM.05- 1, BM.05-2 Bảng kê ôtô xe máy - triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC)
05 BM.05- 1, BM.05-2 Bảng kê ôtô xe máy (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w