1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng thể chế đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà Nước ở nước ta hiện nay

99 577 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 3,26 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 3333 d S sk đc 3k 3K 2k sk c ok ek 2s oe 3s 2 d dc sk 2 OK

TỔNG OUAN KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2002-2003

XÂY DỰNG THỂ CHẾ

DANG CONG SAN VIET NAM

LANH ĐẠO NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

f

CƠ QUAN CHỦ TRÌ : VIỆN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : TS ĐẶNG ĐÌNH TÂN THU KY DE TAI : THS PHAM DUC THANG

HA NOI 2003

BL

Trang 2

BCT BBT CNXH CNTB CHXHCN VN CNH, HDH CMDTDCND CT-XH KT-XH DTND HTCT MTDTIN MTDTGPMN NQTW QH TCCT VNDCCH XHCN NHUNG CHU VIET TAT Bộ chính trị Ban bí thư Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa tư bản

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân Chính trị-xã hội Kinh tế- xã hội Đoàn thể nhân dân Hệ thống chính trị Mặt trận Dân tộc thống nhất

Mat tran Dân tộc giải phóng Miễn nam

Nghị quyết Trung ương

Quốc hội

Thể chế chính trị

Trang 3

CONG TAC VIEN THAM GIA DE TAI

1 TS Dang Dinh Tan, Chi nhiém dé tai Vien KHCT, HV CTQG HCM 2 ThS Pham Ditc Thang, Thu ky dé tai Vien KHCT, HV CTQG HCM 3 TS Vũ Hồng Cơng: Viện KHCT, HV CTQG HCM, cộng tác viên 4 TS Nguyễn Hữu Đồng: Viện KHCT, HV CTQG HCM, cộng tác viên 5 CN Lé Minh Nghia: Viện KHCT, HV CTQG HCM, cộng tác viên

6 TS Lê Minh Quân: Viện KHCT, HV CTQG HCM, cộng tác viên

7 ThS Luu Van Quảng: Viện KHCT, HV CTQG HCM, cộng tác viên 8 TSKH Phan xuân Sơn: Viện KHCT, HV CTQG HCM, cộng tác viên 9 CN Dang Minh Tuấn: Dai hoc quốc gia HN, cộng tác viên

10 TS Nguyễn Văn Vĩnh: Viện KHCT, HV CTQG HCM, cộng tác viên 11 ThS Trịnh Thị Xuyến: Viện KHCT, HV CTQG HCM, cộng tác viên 12 Luật sư Nguyễn Văn Thảo - Nguyên cố vấn T tướng CP, cộng tác viên 13 TS Lương Gia Ban: Dai học Thương mại, cộng tắc viên

Trang 4

LOI MG DAU 1 Dat van dé

Trong thời đại ngày nay, vấn để đảng chính trị và đảng cầm quyền ngày

càng có vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống chính trị nói chung và với Nhà nước nói riêng Trong các nền chính trị dân chủ, các đảng chính trị và đảng cầm

quyền đều được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc không trái với hiến

pháp và pháp luật nhà nước

Đảng cộng sản Việt nam ngay từ khi ra đời đã dành được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trở thành nhân tố quyết định đưa cách mạng Việt nam đi từ

thắng lợi này đến thắng lợi khác Từ ngày thành lập nước (1945) đến nay, Đảng

cộng sản Việt nam trở thành Đảng độc nhất cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước

và toàn xã hội Điều đó đã được khẳng định cả về mặt lý luận và thực tiễn

Vai trò lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội của Đảng thể hiện trên thực tế suốt chiều dài lịch sử của cách mạng dân tộc dân chủ nhân đân và cách mạng XHCN ở nước ta Hệ thống thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước nói riêng và với cả HTCT nói chung ở nước ta đã được Đảng quan tâm xây dựng từ ngay sau khi

Đảng có chính quyền và từng bước được bổ sung để đáp ứng các nhiệm vụ chính

trị ở từng giai đoạn cách mạng Xét về mặt nhà nước, các bản Hiến pháp năm

1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi, thì việc lãnh đạo của Đảng đối với

Nhà nước và xã hội đã được xác định là một nguyên tắc cơ bản (thể chế cơ bản)

của thể chế Nhà nước ta Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam đối với Nhà nước cũng được Đảng khẳng định là một nguyên tắc hoạt động cơ bản, là trụ cột của cơ chế vận hành của cả HTCT, là nhân tố, là điều kiện để đảm bảo quyền lực của nhân dân, xây đựng nhà nước của dân, do dân, vì dân Điều đó cần được

Trang 5

Trong điều kiện Đảng ta đang lãnh đạo nhà nước xây dựng nên kinh tế thị

trường định hướng XHCN và Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì

dân, vấn đề cần giải quyết ở đây là Đảng cần phải có những quy định về sự lãnh

đạo của Đảng đối với nhà nước như thế nào và bằng cách nào; các mối quan hệ Đảng - Nhà nước trong việc hình thành các quyết sách của Nhà nước? Trong

việc tổ chức bộ máy nhà nước, lãnh đạo vấn đề nhân sự của nhà nước như thế nào? Phạm vi lãnh đạo đến đâu để không trái với nguyên tắc thể chế nhà nước, không trái vơi quyên dân chủ của nhân dân? Quy trình của các mối quan hệ

Đảng lãnh đạo và nhà nước quản lý? Trong một nhà nước pháp quyên XHCN,

quan hệ giữa pháp quyền với Đảng quyền thế nào ?

Xem xét những vấn đề trên đây, chúng ta có thể khẳng định hệ thống thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước đã đạt được những kết quả nhất định và nhờ đó đã

góp phần quan trọng vào thành công của đổi mới Tuy nhiên, hệ thống thể chế

Đảng lãnh đạo Nhà nước còn chưa hoàn chỉnh, chưa hệ thống, lại đường như có

sự thay đổi tuỳ tiện Các nguyên tắc chung của Đảng lãnh đạo nhà nước chưa được cụ thể hoá thành các nguyên tắc, quy tắc của Nhà nước (đạo luật, văn bản

dưới luật), trở thành những trở ngại trong quá trình vận hành của cả HTCT Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước không rõ ràng, chồng chéo, trên

nhiều vấn đẻ, Đảng lãnh đạo còn tuỳ tiện, còn lấn sân vào chức năng quản lý của

nhà nước Những vấn đề ấy đã ảnh hưởng nhất định đến thực thi dân chủ, hạn chế vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như vai trò quản lý của Nhà nước

Tai Dai hoi IX (2001), Đảng tiếp tục khẳng định phát triển nên kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, định hướng lên CNXH, xây

Trang 6

-5-

phương thức lãnh đạo của Đảng và mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước trong điều kiện mới

Lầm rõ thực trạng cũng như nội dung, phương hướng, biện pháp xây dựng

thể chế Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện mới là những vấn đê thời sự rất

bức xúc, không chỉ là vấn đề lý luận và thực tiễn đặc biệt quan trọng, quyết định thành công của đổi mới, mà còn là vấn đề nhận thức quan trọng đối với các nhà chính trị, các nhà khoa học, là nỗi băn khoăn của nhiều đảng viên và của mọi tầng lớp nhân đân trong đời sống chính trị nước ta hiện nay Đây cũng là vấn đề quan trọng trong việc phản bác những quan điểm đi ngược lại sự nghiệp lãnh đạo

của Đảng ta Tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn, rất mới, rất nhậy cẩm, không giản đơn, cần phải được tổng kết, nghiên cứu nghiêm túc, không thể nóng vội xây

dựng ngay trong một sớm, một chiều, mà phải làm từng bước, thận trọng, lâu đài, phải đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công cuộc đổi mới Công việc đó đòi hỏi

nhiều cơ quan của Đảng, của Nhà nước và đông đảo các nhà khoa học cùng

tham gia, thậm chí cần có sự đóng góp rộng rãi của các ban ngành, đoàn thể và của toàn dân

2 Tình hình nghiên cứu :

Từ những năm đầu thập kỷ 70, nhất là trong vòng 10 năm trở lại đây, vấn

đề vai trò lãnh đạo của Đảng đối với HTCT và toàn xã hội, vấn đề mối quan hệ Đảng lãnh đạo với Nhà nước quản lý đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu và đã đạt

được những kết quả nhất định

Qua những đề tài đã được nghiên cứu, chúng ta có thể khẳng định, vấn để

Đảng cộng sản cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội đã được nghiên cứu, giải quyết dưới nhiều góc độ khác nhau, và đã đạt những kết quả khoa học nhất định, được vận dung phần nào vào thực tiễn xây dựng HTCT và xây dựng Đảng Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể hiện thông qua các nguyên

Trang 7

điêu kiện xây dựng nhà nước pháp quyên XHCN đã được một số đề tài khoa học

đặt ra nghiên cứu, nhưng mới chỉ là những gợi mở

Chính vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề “xây dựng thể chế Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp

bộ năm 2002-2003

3 Mục tiêu và giới hạn nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ khái niệm, nội dung, tẩm quan trọng của việc xây dựng thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước trong tồn bộ cơng tác xây dựng Đảng ở nước ta hiện nay

- Trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được trong quá trình xây dựng thể

chế Đảng lãnh đạo Nhà nước (trước và trong đổi mới), bước đầu đưa ra phương

hướng và những giải pháp cơ bản đổi mới thể chế Đảng lãnh dạo nhà nước trên một số mặt đối với các cơ quan quyền lực của Nhà nước Ở nước ta hiện nay

Giới hạn nghiên cứu

Đề tài không nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng nói chung mà chỉ nghiên

cứu thé ché Dang lãnh đạo Nhà nước (ở cấp vĩ mô)

4 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện trên nền tảng vận dụng tổng thể các phương pháp

luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trên sơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, từ những vấn đẻ chung, phổ biến và từ thực tiễn thể chế cầm

quyền của các đảng chính trị trong thế giới đương đại, từ đặc điểm hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại và hoàn cảnh trong nước, các tác giả nghiên cứu, rút ra

những thành tựu và những hạn chế trong thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước ở nước

ta hiện nay

- Đề tài coi trọng kết hợp các phương pháp lịch sử- lô gíc, phân tích với

tổng hợp Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước thông

Trang 8

quan quyền lực Nhà nước, từ đó các tác giả xem xét, khẳng định những vấn đề gì

mới chỉ là cái đơn lẻ, vấn đề gì mang tính phổ biến

- Đề tài được tiếp cận từ góc độ chính trị học, tức là đặt vấn đề thể chế

Đảng lãnh đạo Nhà nước là một vấn để vừa mang tính hệ thống, tính chỉnh thể, vừa là một bộ phận cơ bản của chính trị Điều đó đặt ra trong phương pháp nghiên cứu phải đạt được tính toàn diện cả về thời gian và không gian hoạt động

của Đảng, không bó hẹp nghiên cứu riêng về Đảng, mà nghiên cứu Đảng cầm quyền phải đặt trong mối liên hệ với tất cả các nhân tố cấu thành bộ máy quyền

lực Nhà nước

- Sử dụng phương pháp xã hội học, coi trọng việc sử dụng chuyên gia, nhất là các chuyên gia đầu ngành, ý kiến các nhà chuyên môn, các nhà khoa học, tiến hành hội thảo những vấn đề quan trọng; nhấn mạnh phương pháp phân tích; kế thừa, bổ sung, phát triển những thành quả khoa học của các công trình đã được

công bố để tìm ra những đặc điểm về thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước ở nước ta

hiện nay

5.N6i dung nghiên cứu chủ yếu:

Ngoài lời nói đầu, để tài gồm 3 phần, kết luận và kiến nghị và danh mục các tài liệu tham khảo

Phần thứ nhất : Thể chế đẳng cầm quyên - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của đời sống chính trị đương đại

Phần thứ hai: Thể chế Đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo Nhà nước ở nước

ta - Những thành tựu và bức xúc hiện nay

Phần thứ ba: Phương hướng và giải pháp cơ bản tiếp tục đổi mới thể chế

Trang 9

Phân thứ nhất

THỂ CHẾ ĐẢNG CẦM QUYỀN - NHỮNG VẤN ĐỀ

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CHÍNH TRI DUONG DAL

L1 - THỂ CHẾ ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CƠ BẢN

1.1.1- Đẳng cảm quyền, đẳng lãnh đạo nhà nước

Đảng cầm quyền, đẳng lãnh đạo chính quyền là những khái niệm đặc biệt quan trọng trong các khoa học chính trị và trong đời sống chính trị

Cho đến nay, có nhiều cách nhìn, cách lý giải khác nhau về khái niệm, nội dung của những phạm trù này'!

Về khái niệm đẳng cầm quyền Có những quan niệm về đảng cầm quyền

như sau:

Thứ nhất, đẳng cầm quyền là khái niệm chỉ một đảng (hoặc liên minh một số đảng) nắm (có) trong tay chính quyền (chính quyền theo nghĩa rộng là nhà nước) Sử dụng phạm trù đảng cầm quyền (liên minh một số đảng cầm quyền) là để phân biệt với thời kỳ đảng (liên minh một số đảng) chưa nấm được chính quyền

Thứ hai, đảng cảm quyền (liên minh một số đảng cầm quyển) là các đảng

nắm trong tay chính quyền (chính quyền hiểu theo nghĩa hẹp, đó là chính quyên

hành pháp, có nước gọi là chính phủ), chi phối được chính quyền và do đó chi phối được cả bộ máy nhà nước

Để trở thành đảng cầm quyền, ngoài việc tiến hành cách mạng hoặc đảo

Trang 10

-9

chính thể cộng hoà, quân chủ lập hiến), hoặc đảng phải thắng cử trong bầu cử trực tiếp người đứng đầu chính quyền hành pháp (với chính thể tổng thống, hoặc với chính thế cộng hoà- tổng thống)

Thứ ba, trong một số trường hợp đặc biệt, đảng cầm quyền không phụ thuộc vào việc có là đảng đa số trong nghị viện (QH) hay không, và đảng đó cũng không

nhất thiết có người của mình nắm cương vị đứng đầu chính phủ Điều này có thể

tồn tại một trong 2 trường hợp: 1- Người đứng đầu hành pháp thuộc một đảng, và đảng đó là đảng cầm quyền, không phụ thuộc vào việc đảng đó chiếm đa số hay

thiểu số trong nghị viện (như trong chính thể Tổng thống ở Mỹ) 2- Đảng đó không

có người của đảng đứng đầu hành pháp (chính phủ) và người đứng đầu chính phủ

cũng không thuộc đảng nào, nhưng muốn tồn tại, người đứng đầu chính phủ phải dựa vào một đảng nào đó, và đảng ấy cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động cuả người

đứng đầu hành pháp (như Đảng Nước Nga thống nhất ở LB Nga hiện nay)

Đảng cầm quyền trong CNXH khác với đảng cầm quyền trong CNTB Trong CNXH, hệ thống đảng là nhất nguyên, chỉ có một Đảng cộng sản cầm

quyền, không có liên minh các đảng cầm quyền, không có đảng đối lập, không

có cạnh tranh quyền lực giữa các đảng Như vậy trong CNXH, Nhà nước chỉ là công cụ của một một Đảng cộng sản cảm quyền Do đó, có những thuận lợi cho

dang nắm quyền lực, thực thi quyền lực Song cũng trong điều kiện ấy, đẳng rất dé bi tha hoa

Đảng cầm quyền là đảng nắm (có) chính quyền, chi phối được chính quyền

hành pháp (bằng nhiều con đường khác nhau) và đo đó chỉ phối được cả nhà nước Trong trường hợp liên minh các đảng cầm quyền, các đảng này vưà hợp tác, vừa

thoả hiệp, nhân nhượng để chỉ phối nhà nước, vừa đấu tranh lẫn nhau Tính phổ

biến trên thế giới hiện nay là, để chỉ phối nhà nước, các đẳng cầm quyên không tác động trực tiếp vào nhà nước bằng mệnh lệnh, mà tác động vào nhà nước thông qua hệ thống tổ chức của đảng và đảng viên, nhất là các tổ chức đảng trong các cơ

Trang 11

quan quyền lực nhà nước Hoạt động của đảng cầm quyên biểu hiện ra như là đảng

đã hoá thân vào nhà nước Dù bản chất của đảng không thay đổi, nhưng khi cảm quyển đảng nhân danh nhà nước (chứ không nhân danh đảng) để hành động

Về khái niệm đảng lãnh đạo Có nhiều cách lý giải khác nhau:

Thứ nhất, vì đảng là tổ chức chính trị của một giai cấp, còn nhà nước là cơ quan thực hiện chức năng công quyền nên khái niệm đảng lãnh đạo (nhà nước) thực chất là để phân biệt với chức năng lãnh đạo nhà nước của đảng với chức năng quản lý XH của nhà nước Thực ra, nói đảng lãnh đạo không có nghĩa là đảng không quản lý, và nhà nước quản lý không có nghiã là nhà nước không lãnh đạo Nhưng sự lãnh đạo của đảng khác với nhà nước lãnh đạo, sự quản lý của nhà nước cũng khác với đảng quản lý (xét cả về nội dung và phạm vi) Đảng lãnh đạo

trực tiếp nhà nước bằng đường lối, thể chế hoá đường lối, bằng công tác tổ chức

và cán bộ Đảng lãnh đạo xã hội gián tiếp thông qua vai trò quản lý của nhà

nước Nhà nước là công cụ của đảng cầm quyền, thực hiện chức năng lãnh đạo

trực tiếp xã hội, là cánh tay nối dài của đảng cầm quyền

Khi nói tới đảng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo chính quyền là nói tới quan

hệ mật thiết giữa đảng cầm quyền với nhà nước, bộ máy công quyền

Thứ hai Đẳng lãnh đạo và đẳng cầm quyền có quan hệ mật thiết Biểu

hiện như sau:

- Quan điểm phổ biến cho rằng, đảng cầm quyền cũng là đảng lãnh đạo chính quyền, đẳng không lãnh đạo thì thông thể cầm quyền được Nói khác đi, muốn cầm quyên thì phải lãnh đạo chính quyền

- Đảng cầm quyền và đảng lãnh đạo chính quyền tuy có điểm giống nhau, đều là đảng nắm quyền, chi phối chính quyền, nhưng có sự khác nhau Đảng chỉ

được thừa nhận là đảng lãnh đạo chính quyền, khi nào vai trò cầm quyền của đảng được nhân dân thừa nhận bằng nhà nước, được ghi trong hiến pháp, và

phạm vi cầm quyền, lãnh đạo rộng hơn nhiều so với đảng cầm quyển ở những

Trang 12

như nắm quân đội, cảnh sát, đối ngoại ) Do đó, chỉ trong những điều kiện của CNXH, Đảng cộng sản cầm quyền mới trở thành đẳng lãnh đạo chính quyền,

lãnh đạo nhà nước Trong các nền chính trị tư bản, đa đảng đối lập thay nhau cầm quyên thì chỉ có đảng cầm quyền, mà không có đảng lãnh đạo chính quyền

Ở nước ta, Đảng ta vừa cầm quyền vừa lãnh đạo nhà nước Khái niệm

đảng cầm quyền với đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo nhà nước thống nhất là một (sẽ bàn thêm ở phần thể chế đảng lãnh đạo chính quyền)

1.1.2- Khái niệm thể chế, thể chế chính trị

Đời sống xã hội nói chung và đời sống chính trị nói riêng, đó là hoạt động của các cộng đồng, các giai cấp, tầng lớp, các tổ chức (tức đó là một đàn nhạc) với những mối quan hệ, liên hệ rất phức tạp Muốn để cho các mối quan hệ, liên hệ ấy hoạt động theo một định hướng, phải có sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất (như C Mác nói, cần có một nhạc trưởng) Một trong những phương thức thực hiện sự chỉ huy trong xã hội, trong chính trị, đó là phải có một thể chế

(institution)

Các khái niệm thé ché, thé chế chính trị, thể chế nhà nước, thể chế

đảng với tư cách là những phạm trù cơ bản của các khoa học chính trị được sử dụng rộng rãi trong các văn đàn chính trị trên thế giới

Ở nước ta, khái niệm “thể chế”, “thể chế chính trị” đã được sử dụng trong

các văn kiện Đảng, Hiến pháp, các văn bản luật và các công trình nghiên cứu chính trị, pháp lý và xã hội khác Ngay từ sau khi nước Việt nam DCCH ra đời

cho đến nay khái niệm thể chế, thể chế chính trị đã được sử đụng trong nhiều văn

kiện chính trị Ví dụ: Nói về giá trị của HP 1946, Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trang 13

là một thể chế chính trị được thiết lập vững chấc ”; trong lời nói đầu Hiến pháp VN 1980 và 1992, có ghi: “Nước Cộng hòa XHCN Việt nam cần có một bản hiến

pháp để ¿hể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn

mới” Những năm gần đây, khái niệm ¿hể chế được sử dụng nhiều hơn không chỉ trong trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước về chính trị mà còn sử dụng

trong nhiều lĩnh vực khác Chẳng hạn như các cụm từ "thể chế nhà nước", "thể

chế hành chính", "xây dựng thể chế là nội dung cơ bản của cải cách hành chính” "thể chế tài chính", "hoàn thiện các thể chế thị trường", "tạo lập một môi trường thể chế lành mạnh" Văn kiện ĐH IX nhấn mạnh, cần sớm hình thành đồng bộ

thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN? mà nội dung của quan điểm này là

xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng các thị trường vốn, bất động sản, lao động, dịch vụ khoa học công nghệ

Tuy nhiên, việc giải nghĩa phạm trù thể chế còn có những sự khác nhau và

sử dụng chưa thống nhất Để cắt nghĩa nội dung phạm trù :hể chế đẳng cẩm

quyển (lãnh đạo chính quyền), trước hết cần cắt nghĩa phạm trà thể chế?

Thể chế là một khái niệm phức tạp được nhiều nhà khoa học, chính trị, kinh tế, xã hội xem xét dưới nhiều góc cạnh khác nhau A.Wagner (1835-1917) nhấn mạnh "thể chế là các khế ước, các hợp đồng và luật lệ thành văn đang cai

quản đời sống và quan hệ con người" Ỷ B Veblen (1857- 1929) bổ sung thêm

rằng, thể chế còn "là những tập quán tâm lý bất thành văn giữ vai trò ưu thế, quy

định, là những phương cách phổ cập để tư duy về các quan hệ riêng biệt và các chức năng riêng biệt của cá nhân và xã hội" Tổng hợp các quan điểm, Douglass

C North, người được giải thưởng nô ben về công trình nghiên cứu kinh tế và về

thể chế, cho rằng "thể chế là những quy tắc của trò chơi trong xã hội Nói một

' Văn phòng Quốc hội, HP194ó và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp VN, Nxb CTQG

HN 1988, tr 32

? Văn kiện ĐH IX, Nxb CTQG, 2002, tr 188

Trang 14

cách chính thức, thể chế là những giới hạn được vạch ra trong phạm vi kha năng và hiểu biết của con người hình thành nên mối quan hệ qua lại của con người "”

Cốc Thư Đường (Trung Quốc) quan niệm "Thể chế là quy tác về chuẩn mực hoá

phương thức và hành vi của mọi người để giải quyết xung đột loi ich giữa người với người và những cơ chế nảy sinh từ những quy tắc đó" Một số nhà khoa học

trong các nước Asean cũng cho rằng "thể chế là những quy tắc của cuộc sống xã

hội" nhằm "làm giảm bớt tính bất định bằng cách thiết lập nên một cơ cấu bên

1", Trong cuốn Đại từ điển

vững cho các quan hệ tương tác giữa người với ngư

tiếng Việt đo Nguyễn Như Ý biên soạn thì "thể chế" đồng nghĩa với "thiết chế" và được giải nghĩa là "những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội"Š

Ở phương Tây, đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một khuynh hướng chính trị học mới, khuynh hướng chủ nghĩa thể chế Những người theo khuynh hướng này

coi "thể chế là bất kỳ liên hiệp bên vững nào của con người nhằm đạt được mục

đích nhất định nào đó"? Quan niệm này cũng thống nhất với cách diễn đạt của Ngân hàng thế giới coi thể chế bao hàm 3 khía cạnh quan trọng nhất: Lưới chơi, cơ

chế thực thi và các tổ chức?

Tổng hợp các lý giải trên đây, chúng ta thấy mặc dù có những cách nói khác nhau, nhưng các nhà khoa học đều thống nhất ở những nội dung cơ bản của

thể chế, thể chế chính trị trên những vấn đề sau đây:

* Maurice Basle, lịch sử tư tưởng kinh tế Ñxb KHKT , HN 1996, T2, tr 632

* Douglass C North Thể chế, sự thay đổi về thể chế trong hoạt động kinh tế Trung tâm nghiên

cứu Bắc Mỹ dịch và XB HN 1998 Tr 20

* Cốc Thư Đường Lý luận mới về kinh tế học XHCN Nxb CTQG HN 1997, tr 140 So sánh hành chính các nước ASEAN Nxb CTQG, HN 1999, tr 116

8 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại : điển tiếng Việt Nxb VHTT, 1999, tr 1555

? Đại bách khoa toàn thư Liên Xô: UHCTUT

!° Chủ biên TS Đinh Văn Ân, TS Võ Trí Thành, Thể chế - cải cách thể chế và phát triển lý luận

Trang 15

Trước hết, thể chế là những quy định, chuẩn mực, luật lệ, quy phạm (gọi tắt là những nguyên tắc) do con người đặt ra nhằm điểu chỉnh, giới hạn các mối

quan hệ xã hội và chính trị của con người

Có hai loại nguyên tắc thể chế cùng tác động vào các hành vi của con người, các tổ chức chính trị, đó là nguyên tắc thành văn và các nguyên tắc có tính

truyền thống, không thành văn Trong các xã hội dân chủ, các nguyên tác thể chế

thành văn ngày một hoàn thiện, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đơì sống

xã hội

Không phải bất cứ quy định nào cũng là nguyên tắc thể chế Chỉ những nguyên tắc thể chế có tính bao quát cao, điều chỉnh, ràng buộc hành vì của một

tập hợp rộng rãi nhóm các đối tượng, các chủ thể và có tính ổn định tương đối

mới trở thành thể chế

Thể chế, đó là kết quả của quá trình nhận thức để biến nhận thức, tư tưởng,

quan điểm nào đó thành các nguyên tắc Và do đó, giữa nhận thức, tư tưởng, quan

điểm với nguyên tắc thể chế bao giờ cũng có một khoảng cách Khoảng cách này đài hay ngắn là tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan liên quan đến chủ thể

(hay cộng đồng xã hội) định đặt ra nó Thí dụ như các quy tắc đạo đức, hiến pháp,

các nguyên tắc, quy định, luật lệ hoạt động của nhà nước, của HTCT, của nền

kinh tế

Thứ hai, thể chế được coi như là những dạng thức, những cấu trúc có

những chức năng nhất định

Các nguyên tác thể chế bao giờ cũng gắn với các chủ thể nhất định Có những

nguyên tắc chỉ đặt ra cho một chủ thế, nhưng cũng có những nguyên tắc đặt ra cho

nhiều chủ thể thực hiện Có chủ thể chỉ là khách thể của nguyên tắc thể chế, nhưng cũng có các chủ thể vừa định đặt ra thể chế vừa phải thực thi các nguyên tắc

Khi nào các tổ chức nằm trong một hệ thống có tính chỉnh thể và mỗi tổ

chức có những chức năng, nhiệm vụ nhất định, và khi nào các tổ chức ấy chỉ

Trang 16

trở thành các thể chế Như vậy, không phải mọi tổ chức đều là những thể chế Chỉ những tổ chức tồn tại và hoạt động dựa trên những nguyên tắc mới là những thể chế (còn gọi là thiết chế) Và cũng chỉ có các tổ chức chính trị mới có thể tồn tại với tư cách một thể chế có tính cấu trúc chức năng Các thể chế tổ chức chính

trị có mốt liên quan với nhau, ở những mức độ khác nhau, nhưng giữa chúng bao

giờ cũng có những khác biệt Chẳng hạn như giữa thể chế đạo đức và thể chế nhà nước, giữa thể chế nhà nước với các thể chế của đảng chính trị và thể chế của các

đoàn thể CT-XH

`Mối liên hệ giữa mặt nguyên tắc thể chế với mặt tổ chức của thể chế là

rất chặt chẽ Tức là, trên cơ sở những luật lệ, quy định, quy phạm, chuẩn mực để

thiết lập một tổ chức chức năng, hoặc ngược lại, một tổ chức chức năng có thể đưa ra những luật lệ, những quy định, chuẩn mực, quy phạm để thực hiện chức

năng của mình, hoặc để điều chỉnh hành vi của các chủ thể khác

Thứ ba, cũng giống như các thể chế khác, thể chế chính trị là một hệ thống, bao gồm nhiều phân hệ Mỗi phân hệ của thể chế chính trị lại là một hệ

thống thể chế con Điều đó xuất phát từ tính hệ thống của chính trị nói chung và

với HTCT nói riêng Chẳng hạn, thể chế nhà nước là một hệ thống lớn bao gồm thể chế Quốc hội, Chủ tịch, Chính phủ, cơ quan tư pháp ; thể chế đảng chính trị

là một hệ thống bao gồm các thể chế Ban CHTW, BCT, BBT, các tổ chức đẳng

các cấp v.v Từ vấn để này, không thể quan niệm thể chế chính trị chỉ là thể chế nhà nước, hay chỉ là Hiến pháp và pháp luật, mặc dù đó là những nguyên tắc thể

chế đặc biệt quan trọng Trong hệ thống các thể chế chính trị, mỗi loại thể chế đều có vai trò nhất định trong đời sống chính trị, nhưng hệ thống thể chế nhà nước bao giờ cũng là trung tâm Hệ thống thể chế đảng, nhất là của đảng cầm

quyền có vị trí đặc biệt quan trọng trong mối tương tác với thực hiện quyền lực

nhà nước Nhưng cho dù quan trọng đến mức nào thì các thể chế của đảng chính trị trong các nền chính trị dân chủ cũng đặt trong khuôn khổ của thể chế nhà

Trang 17

Với quan niệm thể chế như vậy các tác giả theo hướng này đã hệ thống các

thể chế tồn tại với tư cách là một môi trường thể chế và các tổ chức riêng biệt

Xã hội là sự tồn tại của đa dạng các lợi ích và trong đó có xu hướng xung đột Do

vậy, môi trường thể chế, thực chất là các khuôn khổ có tính nguyên tắc cho các

chủ thể hoạt động, là điều rất quan trọng trong đời sống XH nói chung và đời sống chính trị nói riêng

Thứ tư, thể chế nói chung và thể chế chính trị nói riêng bao giờ cũng phải

được xem xét về mặt hiệu lực hoạt động của thể chế thông qua sự vận hành cuả

mỗi tổ chức và của cả hệ thống các tổ chức chức năng Giống như các nguyên tắc thể chế nói chung, các nguyên tắc thể chế chính trị là cái cưỡng chế sự vận hành và

quyết định hiệu quả hoạt động cuả mỗi tổ chức và cả hệ thống chính trị Do đó

xem xét thể chế trước hết phải xem xét đến hệ thống các nguyên tắc, đến hệ thống tổ chức chức năng Tuy nhiên, trên thực tế, có thể giữa thể chế (cái để quy định

hành vi) với hiện thực cuộc sống chính trị có thể không nhất quán, vênh nhau, tức

là giữa chúng có thể có khoảng cách Điều này cũng do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan từ cả hai phía nguyên tắc thể chế và tổ chức thực hiện thể chế Do vậy, cần đánh giá thể chế chính trị về mặt hiệu lực trong thực tiễn

Từ những nội dung cơ bản trên đây, có thể nói thể chế đó là tất cả những nguyên tắc, quy tắc, quy định, hợp đồng, luật lệ, cơ chế, điều lệ, chuẩn mực (nói gọn lại là những nguyên tắc) do con người định ra được gắn liền với những tổ

chức chức năng nhất định (các cấu trúc chức năng) để điều chỉnh, giới hạn hành

vi của mọi cá nhân, mọi tổ chức trong các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội nhằm

đạt tới những mục tiêu nhất định

Thể chế chính trị là một bộ phận của hệ thống các thể chế trong đời sống

XH Từ cách tiếp cận trên đây, có thể đưa ra khái niệm thể chế chính trị /à

Trang 18

nguyên tắc) gắn liên với các thiết chế tổ chức quyền lực chính trị tương ứng nhằm

để điêu chỉnh các quan hệ, hành vì chính trị theo những mục tiêu nhất định

Những nguyên tắc của thể chế chính trị được biểu hiện ra như HP, PL, các

nghị quyết, quyết định, nội quy, chỉ thị, hợp đồng

1.1.3 - Thể chế đẳng cảm quyền ( đẳng lãnh đạo nhà nước)

Trong đề tài này, khái niệm đảng lãnh đạo nhà nước thực chất là nói đến

đảng cầm quyền, đảng có chính quyên, nắm chính quyền; là nói đến quan hệ lãnh

đạo của Đảng ta với Nhà nước ta

Hai chủ thể chính trị Đảng và Nhà nước ở nước ta có địa vị chính trị và pháp lý khác nhau: nhà nước là công cụ của đảng thực hiện chức năng công quyền; Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Đẳng

là một bộ phận đồng thời là hạt nhân lãnh đạo của HTCT Địa vị chính trị này

được xác lập là kết quả của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc lâu dài, gian

khổ và xây dựng CNXH của dân tộc ta từ 1975 đến nay

Hiến pháp quy định địa vị chính trị của Đảng, nhưng chưa được thể chế hóa

thành những nguyên tắc, luật lệ, hệ thống các cơ cấu tổ chức để bảo đảm sự lãnh

đạo đó của Đảng, mà thực chất là Nhà nước thực thi quyền lực chính trị của Đảng

Thể chế lãnh dạo của Đảng với Nhà nước (hay thể chế đảng cẩm quyền) là tổng thể những nguyên tắc, luật lệ và hệ thống tổ chức chức năng của đảng để

thực biện quyền lực lãnh đạo chính trị của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Sự lãnh đạo của Đảng theo quy định của Hiến pháp nước ta được thực hiện đối với cả Nhà nước và xã hội Thể chế Đảng lãnh đạo hai lĩnh vực đó có mặt

chung, thống nhất, nhưng cũng có những khác biệt và chúng còn làm tiền đề, điều

kiện cho nhau

11 TS Đặng Đình Tân (chủ nhiệm) Sự hình thành và phát triển thể chế chính trị Việt nam từ

Trang 19

1.1.4 - Nội dung thể chế lãnh đạo của Đảng với Nhà nước ở nước ta

Thứ nhất, đó là những nguyên tắc thể chế được thể hiện trong quan điểm,

cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chủ trương, điều lệ, chỉ thị và các quyết định

khác của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Nhà nước Đây là những nguyên tắc định hướng chính trị

Quá trình xây dựng Cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chủ trương là quá trình thể chế hoá (vận dụng) lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh về xây dựng CNXH, xây dựng nhà nước, là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn, đáp ứng những đòi hỏi khách quan của Đảng vào thực tiễn xây dựng

đất nước

Cương lĩnh, chiến lược, đường lối chủ trương của các Đại hội Đảng, các NQTW, cdc quyết định của BCT, chỉ thị của BBT trở thành những văn kiện có tính định hướng, lãnh đạo cao nhất, làm cơ sở cho các mặt công tác của Đảng đối với nhà nước, là vấn dé buộc tất cả các cấp bộ đảng, các đảng viên phải chấp hành triển khai, phổ biến, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tính định hướng, hướng dẫn của các Nghị quyết của Đảng phụ thuộc vào tính khoa học, tính khả thi của chúng

Thứ hai, hiệu lực của thể chế Đảng lãnh đạo nhà nước thể hiện thông qua quá trình thể chế hóa cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

thành Hiến pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nước Nhà nước căn cứ vào

Nghị quyết của Đảng để cụ thể hóa thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các

đạo luật, các nghị định, thông tư và các văn bản pháp quy khác, nhằm thực hiện Nghị quyết của đảng trong thực tiễn Các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp,

các sinh hoạt chính trị, tư tưởng, tổ chức, thông tin, báo chí, khoa học nghệ

thuật đều được định hướng theo Nghị quyết của Đảng Khi những mục tiêu trong các Nghị quyết của Đảng thay đổi, thì Hiến pháp, pháp luật phải được sửa

Trang 20

Kết quả cuả quá trình thể chế hoá thành những nguyên tắc Hiến pháp, pháp

luật, chính sách của Nhà nước so với các nguyên tắc của đảng và hiệu lực của các

nguyên tắc của Nhà nước cũng có một khoảng cách, tuỳ thuộc vào chính tổ chức đảng và vào cơ quan quyền lực Nhà nước, nhất là những bộ phận quyền lực

họach định chính sách, việc thực thi của các tổ chức kinh tế-XH và ý thức chấp hành của công dân

Thứ ba, thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước được thể hiện thông qua hệ thống các nguyên tắc lãnh đạo các cơ quan nhà nước của các tổ chức đẳng từ

Trung ương xuống đến các địa phương và cơ sở

Đảng và Nhà nước đều là những hệ thống tổ chức Cơ quan lãnh đạo cao

nhất của Đảng là Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc, Ban chấp hành Trung ương; Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban bí thư và các ban khác của Đảng

Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra việc thực biện nghị quyết Đại hội,

NQTW; quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và

chuẩn bị các kỳ họp BCHTW; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị BCHTW

hoặc theo yêu cầu của BCHTW

Ban bí thứ lãnh đạo công việc hàng ngày của Đảng: công tác xây dựng

Đảng, công tác quần chúng; kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng; chỉ

đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định

một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của

Ban chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa

ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng ở các cấp địa phương là đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Cơ cấu bộ máy lãnh đạo của Đảng ở địa phương gồm Tỉnh ủy (hoặc Thành ủy, Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy), Ban Thường vụ, bí thư, phó

bí thư Lãnh đạo Đảng ở cơ sở (kể cả các cơ sở thuộc đơn vị hành chính và các cơ

Trang 21

Từ cấp Trung ương đến địa phương có văn phòng Trung ương, văn phòng cấp ủy, các Ban của Đảng làm chức năng tham mưu, các Ban cán sự Đảng (đối với khối chính quyền) và Đảng đoàn đối với Quốc hội và các đoàn thể CT-XH trực thuộc bộ chính trị, phối hợp cùng với Đảng uỷ cơ quan lãnh đạo các cơ quan Nhà nước tương ứng

Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua thể chế kiểm tra các tổ chức đảng và

đảng viên chấp hành NQ của Đảng

Thứ tư, thể chế Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ trong các cơ

quan nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội

Đảng lãnh đạo và quyết định tồn bộ cơng việc nhân sự của bộ máy Nhà

nước trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc của Đảng về cán bộ (, quy trình,

quy tắc, tiêu chuẩn, cơ cấu, đào tạo và đào tạo lại, bầu và đề bạt cán bộ), nhất là với các chức danh cán bộ nhà nước, cán bộ đoàn thể chủ chốt ở tất cả các cấp, các ngành, phải được Đảng quyết định

Đảng có trách nhiệm đào tạo những đảng viên của Đảng trở thành những người có phẩm chất chính trị, đạo đức, có chuyên môn giỏi, có khả năng tuyên truyền, vận động quần chúng để giới thiệu ứng cử bầu vào các cơ quan quyền lực dan cử (QH, HĐND các cấp) và giữ những cương vị chủ chốt trong bộ máy Nhà

- nưỚc

Việc đề bạt, bổ nhiệm các chức vụ từ cấp trưởng phòng trở lên đều được thăm dò ý kiến cán bộ, công nhân viên, nhưng phải được cấp ủy nhất trí chính quyền mới bổ nhiệm Đảng có thể thông qua chính quyền xử lý kỷ luật, cách chức cán bộ hoặc thuyên chuyển công tác trong những trường hợp nhất định

Tồn bộ cơng tác tổ chức cán bộ, nhân sự đều do các Ban tổ chức Trung ương Đảng, Ban tổ chức trực thuộc các cấp ủy, tham mưu cho Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và các cấp ủy quyết định

Trang 22

Điều lệ Đảng cũng quy định: Tổ chức đảng và đảng viên công tác trong cơ quan Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị

quyết chỉ thị của Đảng; tổ chức Đảng lãnh đạo việc cụ thể hóa thành các văn bản

luật pháp của Nhà nước, chủ trương của đoàn thể; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Thứ năm, nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện quân

đội nhân dân và công an nhân dân và quan hệ đối ngoại

Các cơ quan quân đội, an ninh, đối ngoại chịu sự lãnh đạo trực tiếp, quyết định của Đảng ủy cơ quan do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một ủy viên Ban chấp hành Trung ương công tác trong ngành và ngoài ngành và đặt dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ chính trị, Ban bí thư

Tóm lại, Đẳng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước theo các nguyên tắc

có tính thể chế của đảng trên cơ sở các nguyên tắc luật pháp của nhà nước Thông

qua việc xây dựng và hoàn thiện thể chế Đảng lãnh dạo nhà nước, Đảng biến các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thành các nguyên

tắc, quy tắc hành động của toàn Đảng để điều chỉnh, kiểm sốt đối với tồn bộ tổ

chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữ Đảng với nhà nước, là một nội dung chủ yếu trong đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, hoàn thiện thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước ở nước ta còn là vấn đề thiết yếu để hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, là nhu cầu của cải cách kinh tế, phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền và kiện

toàn pháp chế XHCN Như vậy, đổi mới thể chế đảng lãnh đạo nhà nước ở nước

ta đảm bảo cho các mục tiêu đổi mới theo định hướng XHCN của Đảng được thực hiện

I 2 - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA MỘT SỐ THỂ CHẾ ĐẢNG CẦM QUYỀN TRÊN THẾ GIỚI

Trang 23

Chính quyền là trung tâm hướng tới, là mục tiêu giành giật của các đảng chính trị Đo đó, khi đã trở thành đảng đa số nắm được chính quyền trong tay thì vai trò cha dang cầm quyền là rất quan trọng, nó chỉ phối mạnh mẽ toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước

Tuỳ theo những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi nước

cũng như mục tiêu theo đuổi, mỗi đảng cầm quyền có những phương thức tác động đến nhà nước khác nhau, với những hệ thống các nguyên tắc thể chế khác

nhau để chi phối nhà nước, nắm và thực thi quyền lực nhà nước

1.2.1- Đặc điểm thể chế dang cảm quyền trong các nền chính trị đa

nguyên, đa đẳng đối lập (qua nghiên cứu các mô hình đảng cầm quyền ở Mỹ,

Nhật, Nga, Singapore, Indonesia, Malysia)

- Các đảng chính trị được tự do tổ chức, hoạt động theo khuôn khổ pháp luật nhà nước Muốn trở thành đảng cầm quyền, đảng phải chiến thắng trong tranh cử để trở thành đảng đa số (hoặc liên minh để trở thành đa số) trong nghị viện, hoặc thắng cử trong các cuộc bầu cử trực tiếp người đứng đầu chính phủ

(như chính thể tổng thống)

Dù là đảng cầm quyền, đảng hoàn toàn không có những đặc điểm của một cơ quan quyền lực công, đảng không đứng bên trên nhà nước để ra lệnh cho nhà nước, không thể ra các quyết định bất nhà nước phải thi hành Đảng cầm quyền đứng đằng sau nhà nước, tác động đến nhà nước thông qua tổ chức của đảng và đảng viên của mình, thông qua những thủ lĩnh của các nhóm đảng trong các cơ

quan quyền lực nhà nước để tổ chức công luận, tuyên truyền, vận động, tập hợp lực lượng, giữ kỷ luật chặt chẽ trong đảng Qua đó, đảng cầm quyền biến ý chí

của đảng thành ý chí chung của xã hội

Trang 24

Nhìn chung, các hoạt động của ban lãnh đạo dang được chia làm hai mảng

cơ bản: Trách nhiệm hành chính và nhiệm vụ đẳng phát? Về trách nhiệm hành chính: Tổ chức các viện, ấn định lịch làm việc, gây ảnh hưởng đến các đồng sự, cố vấn cho thủ tướng (hoặc Tổng thống) Theo các nguyên tắc truyền thống,

thực hiện nhiệm vụ đảng phái gồm: Lựa chọn các thành viên của đảng vào các uỷ ban của nghị viện, các thành viên Nội các trong chính phủ; sửa đổi lại các quy định của đảng và phối hợp hành động của nghị viện với Thủ tướng hoặc Tổng thống; thúc đẩy sự đoàn kết, củng cố các quan điểm, hỗ trợ tranh cử; là nhà đàm phán và phát ngôn viên của đảng; thúc giục các đồng nghiệp ủng hộ hay ngăn

cản các để nghị, kiểm tra và siết chặt kỷ luật trong đảng để thực hiện các mục

tiêu, các chương trình của đẳng

Một đặc điểm nổi bật trong hoạt động đảng phái ở Nhật là mối liên hệ giữa

đảng nghị viện với các quan chức chính phủ và giới kinh doanh rất chặt chẽ, tạo

thành /zm giác quyền lực chi phối đời sống chính trị- xã hội Theo các nhà

nghiên cứu, nhân tố ảnh hưởng chính đến chính trường Nhật, cũng như tác động của đảng chính trị đến nhà nước Nhật, không phải là cạnh tranh giữa các dang phải, mà là sự cạnh tranh giữa các phe nhóm trong nội bộ của đảng Dân chủ tự đo Đảng này có tới 6-8 phe phái khác nhau Sự tương tác, cân bằng quyền lực giữa các phe nhóm chính trị Nhật trong nghị viện (giữa các đảng và trong nội bộ của đảng Dân chủ tự đo) tạo ra trong Quốc hội những thay đổi năng động (trong

khi đó, ở các nước phương Tây, sự năng động đó là do tác động qua lại giữa các

đảng đa số và đảng đối lập)

Trong các chính thể cộng hoà đại nghị, nghị viện là cơ quan quyền lực tối

cao và tuyệt đối Đảng nào trở thành đảng đa số trong nghị viện là đảng cầm

quyền, chỉ phối, kiểm soát cả quyền lập pháp và hành pháp: Đảng cử các nghị sĩ

của đảng nắm giữ những uỷ ban quan trọng trong nghị viện để kiểm soát hoạt

Xem thêm RoGer H Davidson và Walter J Oleszek, "Quốc hội và các Thành viên”, XB

Trang 25

động lập pháp Điều này rất có ý nghĩa quyết định đối với quá trình tác động của đảng vào nghị viện Mỗi dự án muốn được nghị viện xem xét phải qua được cửa ải các uỷ ban chuyên môn Khi đẳng đa số đã nắm uỷ ban chuyên môn nào đó, thì đảng cũng có thể quyết định số phận các dự án của các đảng đối lập khác (Đảng Dân chủ Tự do ở Nhật khá thành công trên lĩnh vực hoạt động này)

Thông qua các nghị sĩ hay nhóm nghị sĩ của đảng trong nghị viện và các

nhóm đẳng trong chính phủ (chủ yếu là trong chính phủ), đảng chủ động đưa ra

các chương trình lập pháp (do một tổ chức của đảng đảm nhiệm, như Hội đồng nghiên cứu chính sách ở Nhật), soạn thảo các dự luật để trình nghị viện

Nghị viện bầu Thủ tướng, người nắm quyền hành pháp Kết quả này được báo trước, khi đảng trở thành đảng đa số trong nghị viện Điều này dẫn đến tình trạng cử tri quan tâm đến bầu cử nghị viện nhiều hơn là bầu Thủ tướng

Trong chính thể Tổng thống (như ở Mỹ), đẳng cầm quyền không bị quyết

định bởi đẳng đó phải là đẳng đa số trong nghị viện Nhưng nếu đảng cấm quyến chiếm đa số trong nghị viện thì vai trò của đảng cấm quyền sẽ tăng lên gấp bội Do đó, đảng cấm quyền vẫn luôn phải củng cố thế lực trong nghị viện Ngay như ở Liên bang Nga hiện nay, mặc dù Tổng thống không thuộc đảng nào, nhưng dang nao trong Du - ma Quốc gia được Tổng thống dựa vào thì đảng đó là đảng

cầm quyền (đảng Nước Nga thống nhất- ER)

Tác động của đảng cầm quyền vào nghị viện thông qua các phiên họp riêng

của đảng, các uỷ ban và các nhóm không chính thức

Các đảng phái trong nghị viện thường được hỗ trợ bởi một đội ngũ các uỷ ban, đặc biệt là uỷ ban chiến dịch tranh cử của nghị viện mang tính chuyên nghiệp cao và được tổ chức tốt, các uỷ ban này có nhiệm vụ tối thượng là phải giành hoặc giữ được quyền kiểm soát đa số trong hạ nghị viện và thượng viện

+ Nguyên tắc của đẳng đối với nhánh quyền hành pháp:

Trong lĩnh vực hành pháp, dấu ấn đảng phái trong các quyết định của Thủ

Trang 26

Thứ nhất, trong các nền chính trị TBCN thường không có sự song trùng

quyền lực đảng và quyền lực nhà nước Người đứng đầu chính phủ (hành pháp)

thường giữ vị trí chủ tịch đảng Người đứng đầu nghị viện cũng thường là thủ lĩnh của đẳng ở nghị viện Thí dụ, theo nguyên tắc đảng của đảng cầm quyền ở Malysia, chủ tịch đảng đương nhiên được cử làm Thủ tướng nội các (ở các bang cũng tương tự như vậy), Phó chủ tịch đảng thứ nhất được cử làm phó thủ tướng, các phó chủ tịch khác của đảng thường được giữ chức bộ trưởng các bộ quan trọng như ngoại giao, tài chính, quốc phòng Là liên minh cầm quyền nhưng thực chất trong cơ quan hành pháp, đảng UMNO giữ những cương vị chủ chốt như Thủ tướng, phó Thủ tướng, các ghế bộ trưởng cũng phân chia cho 2 đảng liên minh, nhưng UMNO vẫn chiếm số đông và giữ những vai trò quyết định đối với

quốc gia

Thứ hai, Thủ tướng hoặc Tổng thống có quyền lực rất lớn: Có quyền bổ

nhiệm các thành viên Chính phủ Không có một nguyên tắc thành văn nào về

phía nhà nước về tiêu chuẩn của các ứng cử viên, song về nguyên tắc đảng, Thủ

tướng hoặc Tổng thống thường bổ nhiệm những người của đảng hoặc những người trung thành với các chương trình của thủ Tướng hoặc Tổng thống Ở

Inđonêsia, Tổng thống còn có quyền chỉ định 6/10 số đại biểu của Đại hội Hiệp

thương nhân dân Ở Singapore, tất cả các thành viên thuộc ban lãnh đạo chính phủ đều là thành viên của Ban chấp hành Trung ương Đảng Hành động Nhân dân (PAP) Do vậy, chủ trương, đường lối của đảng và chính phủ ở cấp cao nhất là thống nhất, mối quan hệ giữa đảng và các cơ quan nhà nước được thực hiện một cách thường xuyên

Ở Malaysia, đẳng UMNO còn mở rộng các tổ chức tư vấn cho nhà nước đưới nhiều hình thức, góp phần hoạch định chiến lược, chính sách và nâng cao chất lượng

lãnh đạo, quản lý đất nước, tập trung trước hết trong lĩnh vực kinh tế và pháp luật

Trang 27

được đảng lựa chọn ứng cử vào các cơ quan quyền lực Với tư cách là đảng cầm quyền, dang quyết định đường lối đối nội và đối ngoại của đất nước, quyết định cơ cấu tổ chức và hoạt động của nghị viện và chính phủ, từ việc bố trí nhân sự cho đến việc hoạch định đường lối, luật pháp, chính sách phát triển đất nước

Thủ tướng hoặc Tổng thống có thể sử dụng sự thống nhất trong đảng phái

của mình để tận dụng sự ủng hộ từ phía các nghị sĩ tại nghị viện đối với những "dự thảo luật” và các "dự thảo quyết định khác” được khởi thảo từ phía các cơ quan hành pháp Thủ tướng hoặc Tổng thống thường thành công hơn khi đẳng

của ông ta chiếm đa số tại nghị viện

+ Nguyên tắc của đẳng đối với nhánh quyền tư pháp:

Hiến pháp các nước tư bản đều quy định hoạt động xét xử là lĩnh vực độc lập, chỉ tuân thủ theo HP và PL, các thẩm phán hoạt động độc lập với các đảng

phái, các nhóm lợi ích, thẩm phán thường được bổ nhiệm suốt đời, có nhiệm kỳ

đài hơn so với nhiệm kỳ của đảng cầm quyền Về hình thức, Toà án tồn tại và

hoạt động như một tổ chức quyền lực phi chính trị Song, đảng cầm quyến vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động tư pháp, mặc dù những ảnh hưởng này ít hơn nhiều so với các cơ quan lập pháp và hành pháp Điều này do tất cả

các thẩm phán TATC đều do Tổng thống bổ nhiệm (Ưu tiên hàng đầu trong sự lựa chọn là những người đồng quan điểm chính trị với đảng cầm quyền) với sự phê chuẩn của Nghị viện

- Các nguyên tắc thể chế của đẳng câm quyền đối với bầu cử và vấn đề

nhân sự, cắn bộ trong bộ máy nhà nước

Hoạt động tranh cử để đưa người của đảng vào các cơ quan quyền lực nhà nước trong các nền chính trị dân chủ được các đảng chính trị coi là hoạt động đặc

biệt cần coi trọng

Thể chế bầu cử của mối nước có sự khác nhau Nói chung, hiến pháp

Trang 28

của một đảng lại trở thành Tổng thống hoặc Thủ tướng Người muốn tranh cử Tổng thống hoặc Thủ tướng phải được đảng đề cử, được sự trợ giúp của các mạng

lưới hoạt động tranh cử trong toàn quốc do các Uy ban cia dang lap ra trong tat

cả các giai đoạn của chiến dịch tranh cử mới có cơ may trúng cử Một quy tắc bất thành văn của các đảng là người của đảng nào thì bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng đó Đối với các nền chính trị chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền như ở

Mỹ, vận động để được đảng để cử còn khó khăn hơn vận động để đắc cử trong

phổ thông đầu phiếu

Ở Nga, theo luật Liên bang, đẳng nào muốn giới thiệu ứng cử viên thì đảng đó phải đăng ký hoạt động ít nhất sáu tháng trước bầu cử và mọi ứng cử viên phải tiến hành thu thập đủ số chữ ký theo quy định Để có quyền đại diện vào Đuma quốc gia, mỗi đảng phải vượt qua được mức tối thiểu 5% số phiếu bầu cho đảng mình; số lượng ghế của các đảng ở được phân theo tỷ lệ Luật bầu cử

Tổng thống Nga quy định mỗi ứng cử viên Tổng thống phải có ít nhất 1 triệu chữ ký, và chỉ được lấy của mỗi khu vực nhiều nhất là 7% chữ ký trong một triệu chữ

ký cần có Luật quy định cuộc bầu cử đúng luật phải đạt ít nhất 50%+1 số cử tri

đi bầu và người thắng cuộc vào chức Tổng thống phải đạt ít nhất 50%+1 số phiếu

trở lên

Ở Indonesia, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Suharto đã thiết lập sự

kiểm soát và hỗ trợ cho Golkar Năm 1971, nghị viện ban hành đạo luật cấm các đảng viên đảng Cộng sản, các đảng phái liên minh cách hữu cũng như những người “liên quan tới phong trào 30/9” không được tham gia bầu cử; quy định chỉ 10 đẳng được phép tranh cử nhưng không được đưa ra tư tưởng nào khác ngoài Panchasila và hiến pháp 1945 nhằm hạn chế những cạnh tranh chính trị từ phía các đảng đối lập Nhờ đó, Golkar trở thành một đảng đứng trên các đảng

Để có thể vươn tới quyền lực, nắm và thực thi được quyền lực, các đảng chính trị đều rất quan tâm tới vấn đề cán bộ Hầu hết các đảng cầm quyền đều

Trang 29

Dang PAP & Singapore khang định xây dựng một chính phủ tốt là chìa

khoá của thành công Đảng này rất quan tâm đào tạo cán bộ Đảng lãnh đạo chính phủ thông qua việc đào tạo, lựa chọn, bố trí nhân sự cho chính phủ PAP, UMNO pháp luật hoá được quy trình xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh thông qua cơ chế tuyển chọn, để bạt và sử dụng nhân tài nghiêm ngặt, có chính sách đãi ngộ hợp lý; bất kể chức vụ nào cũng phải qua 3 cửa thi tuyển, thẩm tra toàn điện và tập sự Cơ chế này cho phép loại bỏ những người không có đức, tài dù người đó là người thân của quan chức chính phủ PAP và UMNO cũng rất coi trọng vai trò đảng viên và đề cao kỷ luật đảng Bất kỳ một đảng viên, quan chức nào vi phạm những quy định, điều lệ của đảng, luật pháp nhà nước, phá

hoại danh dự của đảng đều bị xử phạt thích đáng

1.2.1- Đặc điểm thể chế đẳng lãnh đạo nhà nước trong các nước XHCN

và mô hình đổi mới thể chế đẳng lãnh đạo nhà nước ở Trung Quốc thời kỳ

đổi mới

Trong các nền chính trị định hướng XHCN, như ở các nước Trung Quốc, Cu- Ba, Triều Tiên, Lào, Việt Nam, đù là hệ thống đa đảng hay chỉ duy nhất có 1 đảng, nguyên tắc bất di bất dịch là nhất nguyên chính trị và chỉ có Đảng cộng sản

cầm quyền Dang cộng sản cầm quyền cùng với nhà nước và các đoàn thể CT-

XH do dang lập ra tạo thành HTCT Đảng Cộng sản là thành tố của HTCT, nhưng lại lãnh đạo HTCT, là tổ chức chính trị có quyền lực cao nhất, quyết định nhất đối với HTCT và với XH Trong thực tiễn các nước quá độ lên CNXH, theo chúng tôi, HTCT ở các nước XHCN trước đây và cả hiện nay có những nét khác

đặc biệt so với các hệ thống chính trị tư bản Nó rồn tại và hoạt động theo

phương thức của nhà nước Các thành tố khác của HTCT có nhiều đặc trưng mang tính chất của nhà nước, bị nhà nước hoá, như thực thi một số nhiệm vụ của

nhà nước (quốc phòng, an ninh, đối ngoại, lãnh đạo vấn đề cán bộ), sử dụng ngân

sách nhà nước, hưởng chế độ chính sách như công chức nhà nước và có các chế

Trang 30

hết các nước định hướng XHCN hiện nay, theo chúng tôi là những HTCT đặc biệt, trong đó, Đảng cầm quyền đóng vai trò lãnh đạo, có quyền lực cao nhất; bộ

máy công quyền (nhà nước) chỉ đóng vai trò thừa hành, quản lý xã hội; các đoàn thể CT-XH làm chủ, hỗ trợ Điều này xuất phát từ những yêu cầu khách quan của

đời sống chính trị XHCN Nhìn chung trong các nước XHCN, ngay cả ở các nước

XHCN đang đổi mới, hệ thống tổ chức của Đảng cầm quyền là rất lớn, rất cổng kênh, tác động vào nhà nước vẫn thiên về nguyên tắc mệnh lệnh, còn nặng tác

động trực tiếp, can thiệp trực tiếp, chức năng, nhiệm vụ giữa đảng và nhà nước còn nhiều chồng chéo, và do đó, vai trò nhà nước còn những hạn chế, dân chủ hạn chế Biểu hiện rõ nhất ở thời kỳ áp dụng mô hình Xô viết của cả hệ thống XHCN trước đổi mới Mô hình ấy có tác dụng mạnh trong những thời kỳ chiến tranh và cách mạng: Giải phóng năng lực sáng tạo của nhân dân cùng với niềm tin vô bờ bến vào lý tưởng, làm nên những tiến bộ vượt bậc, nhất là ở Liên Xô- Một siêu cường chính trị, quân sự và kinh tế Nhưng vào những thập niên 70, 80

nhiều Đảng cộng sản đã tự khép mình vào những nguyên tắc thể chế cứng nhắc,

giáo điều, dẫn tới triệt tiêu khả năng phát triển, đưa nhiều nước XHCN lâm vào

khủng hoảng, sụp đổ Yêu cầu đổi mới chính trị, kinh tế, xã hội, trong đó có đổi

mới thể chế đảng lãnh đạo nhà nước trở thành vấn đề bức bách

Trung quốc là nước dân chủ XHCN, một nước đa đảng (hiện có tới 10 đảng chính trị), nhưng nguyên tắc bất di bất dịch là nhất nguyên chính trị và chỉ

có Đảng cộng sản Trung quốc là đảng duy nhất cầm quyền Đó là mô hình chính quyền của một Đảng duy nhất chứ không phải chính quyền của nhiều Đảng Hơn hai mươi năm đổi mới CT, KT, XH, trong đó có vấn đề cải cách thể chế lãnh

đạo của đảng đối với nhà nước, Trung quốc đã đạt được những thành tựu cả thế giới khâm phục

Đặng Tiểu Bình- Người lãnh đạo tối cao - đã nói: Củng cố hoạt động của

chính phủ nghĩa là củng cố sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước mạnh thì Đảng

Trang 31

chứ không phải như trước đây nhiều người thường nghĩ rằng nhà nước mạnh thì

đảng yếu và ngược lại, đảng mạnh thì nhà nước yếu

Trước đổi mới, thể chế chính trị của Trung quốc là sao chép mô hình

Liên Xô:

- Quyên lực tập trung đối lập với dân chủ Tập trung quyên lực cao độ vào người lãnh đạo, tư tưởng và hành vi chính trị đều được quyết định bởi cá nhân

người cầm quyền

Việc không tách Đảng và chính quyền dẫn đến tình trạng ngày càng tập

trung quyền lực vào một cá nhân lãnh đạo cao nhất của đảng có xu hướng ngày một

tăng là một trở ngại thực thi đân chủ Đặng Tiểu Bình đã nhiều lần nhắc nhở mọi

người không được dẫm vào vết xe cũ, thổi phồng vai trò của cá nhân Trong thời gian “Đại cách mạng văn hoá” ở Trung Quốc, tệ sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông đã tới mức tột đỉnh Vai trò cá nhân được đưa lên tội bậc thì vai trò của thể chế ngày càng giảm tương ứng Cán bộ giữ chức vụ suốt đời Quyền lực của cơ quan giám sát nhà nước bị suy yếu Một đảng được xây dựng trên uy tín của một vài

người thì chỗ dựa đó không chấc chấn, tiềm ẩn những nhân tố dẫn tới mất dân chủ

Truyền thống trọng người, không trọng thể chế Trung ương Đảng trước,

Xô Viết biểu quyết đồng tình sau Đó là điểm nổi bật, bởi Trung Quốc là một

kiểu dáng điển hình của phương Đông Không tách Đảng khỏi chính quyền là

quan điểm cơ bản của thể thế Đảng công sản Trung Quốc lãnh đạo nhà nước

trước đổi mới, là nguyên nhân căn bản làm suy yếu sự lãnh đạo chính trị của Đảng, đồng thời cũng làm cho nhà nước không phái huy được vai trò của mình:

+ Bộ máy không tách riêng, quyền lực chồng chéo Bộ máy Đảng và bộ

máy chính quyền song song tồn tại, cùng quản lý, thực hiện chức trách của các cơ quan quyền lực công Đó là cơ cấu nhị nguyên của bộ máy quyền lực Hệ

thống của bộ máy Đảng và hệ thống của bộ máy chính quyền gắn liền từ trên

Trang 32

+ Đảng bị nhà nước hóa, còn cơ quan quyền lực dân cử chỉ là hình thức trong đời sống chính trị Đảng quản lý tuyệt đối chính quyền hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp Từ đó hành thành nên tình hình Đảng làm thay chính quyền, lẫn lộn chức năng lãnh đạo của đảng với chức năng quản lý của nhà nước Chức năng trùng lặp, luôn cùng tồn tại cơ cấu nhị nguyên từ trung ương xuống đến các địa phương, và cả trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp, kinh tế

+ Tình trạng bộ máy Đảng và chính quyền cùng đóng một vai trò quyền lực chung của xã hội, tất yếu dẫn đến bộ máy cồng kẻểnh, thể chế không thuận, trách nhiệm không rõ ràng, trở thành vấn đề nổi cộm Theo Hiến pháp và luật tổ chức bộ máy chính quyên, Trung Quốc thực hiện nguyên tắc chế độ thủ trưởng Nhưng mặt khác, nguyên tắc đảng lại thực hiện chế độ Đảng ủy, thiểu số phục

tùng đa số trong triển khai công tác Từ đó có thể thấy rằng, khi hai kiểu bộ máy

quyền lực cùng đóng một vai trò, cùng quản lý công việc của một lĩnh vực, thì sự níu kéo, trách nhiệm không rõ ràng giữa hai loại thể chế tất nhiên sẽ nảy sinh

Những tệ nạn chủ yếu tồn tại trong chế độ lãnh đạo của Đảng là hiện tượng quan liêu, quyền lực quá tập trung, chế độ gia trưởng, chế độ cán bộ giữa chức vụ lãnh đạo suốt đời và hiện tượng đặc quyền đủ các kiểu loại

- Đổi mới thể chế: tách đẳng ra khỏi chính quyền là nhân tố quyết định

Là tổng công trình sư thiết kế công cuộc cải cách và mở cửa, khi nêu ra

nhiệm vụ cải cách thể chế chính trị, ngay từ đầu, Đặng Tiểu Bình đã coi việc giải quyết vấn đề tách Đảng ra khỏi chính quyền là nhiệm vụ quan trọng nhất,

trung tâm nhất và là khâu đột phá nhất Thực chất của nguyên tắc này là đảng không can thiệp trực tiếp, sâu vào công việc cơng quyền Ơng đã coi thực hiện

nguyên tắc thể chế đó là vấn đề mang tính căn bản, tính toàn cục, tính ổn định và

tính lâu dài để đáp ứng những yêu cầu của thể chế kinh tế

Thể chế Đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước Trung quốc trong giai đoạn đổi

Trang 33

- Một là, cần cải thiện công tác lãnh đạo của Đảng: Cùng cố địa vị của Đảng cầm quyền, cải thiện sự lãnh đạo của Đảng, khắc phục tình trạng Đảng ngự trị trên mọi tổ chức, đứng trên cao nhìn xuống “Đảng cần hoạt động trong phạm vi Hiến pháp và pháp luật Đảng và chính quyền phải tách biệt”

- Hai là, thực hiện phân định rõ chức năng của Đảng và chính quyển Nội dung chủ yếu của Đảng lãnh đạo: “Đảng phải giỏi lãnh đạo, không thể can dự

quá nhiều, cần bắt đầu từ trung ương Can dự quá nhiều, làm không tốt thì sẽ

khiến cho sự lãnh đạo của Đảng yếu đi” Sự lãnh đạo của Đảng chủ yếu là lãnh đạo chính trị, lãnh đạo tư tưởng, lãnh đạo tổ chức Lãnh đạo chính trị là lãnh đạo nguyên tắc chính trị, phương hướng chính trị, những quyết sách lớn và giới thiệu cán bộ quan trong cho co quan chính quyền nhà nước Lãnh đạo tư tưởng chủ yếu là kiên trì địa vị chủ đạo của chủ nghĩa Mác, đặc biệt là sự kiên trì lý luận

xây dựng CNXH Trung Quốc Tổ chức đảng các cấp cần giao lại một khối

lượng lớn các công tác thuộc phạm vi của chính quyền cho các cơ quan của chính phủ; cơ quan lãnh đạo của Đảng dành sức để làm công tác con người, làm công tác quần chúng và công tác chính trị tư tưởng Lãnh đạo tổ chức chủ yếu là kiên trì nguyên tắc Đảng quản lý cán bộ, dựa vào phương châm cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ

Sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan chính quyền nhà nước là sự lãnh

đạo chính trị chứ không phải là thực hiện quyền lực hành chính công Đảng phải

xác định nguyên tắc chính trị, phương hướng chính trị để quyết định hướng nhà nước phát triển lành mạnh theo định hướng đúng đắn Vì vậy, sự lãnh đạo chính trị là sự lãnh đạo ở cấp độ quyền lực cao nhất

Đảng lãnh đạo, giám sát chính quyền thông qua những bộ máy của đảng các cấp trong hoạt động chính trị, kinh tế và XH Các đẳng viên phải thấu hiểu và đi tiên phong trong đời sống CT- KT- XH

- Ba là, nâng cao năng lực hành chính của chính quyền Thông qua cải

Trang 34

chức năng của chính quyền để vừa xây dựng Đảng cầm quyền đầy sức sống, vừa xây dựng một hệ thống quản lý chính quyền vững mạnh

Đại hội XIV của Đảng cộng sản Trung Quốc đã xác lập chiến lược phát triển xây dựng kinh tế thị trường XHCN Điều này đặt ra yêu cầu rất cao đối với

quản lý của chính quyên Việc tăng cường năng lực điều khiển xã hội, nâng cao

hiệu suất quản lý của chính quyền là mặt quan trọng nhất để thỏa mãn sự vận

hành của thể chế kinh tế thị trường

- Bốn là, cải tiến phương pháp và tác phong, trình độ lãnh đạo của Đảng Công tác Đảng theo Đặng tiểu Bình cần có “một phương pháp khoa học”, cần ngăn chặn “chủ nghĩa hình thức, không chú trọng hiệu quả thực tế, hiệu suất thực tế”, cần cự tuyệt với “thói xấu nói sng, nói khốc, nói đối”, cần đề xướng “tác phong làm người thật thà, nói lời thật, làm việc thật, cần chú ý phương pháp

làm việc khắc phục chủ nghĩa quan liêu” đang tồn tại phổ biến trong đời sống chính trị của Đảng và Nhà nước Trung Quốc

- Năm là, cải thiện thể chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước vừa phải kiên định, vừa phải hết sức thận trọng, chặt chẽ, tỉ mỉ, ví như: “nhố một sợi tóc làm động toàn thân” Vì vậy, theo Đặng Tiểu Bình, mỗi mục cải cách để cập

đến đều rất rộng rãi, rất sâu sắc, đụng chạm đến lợi ích của nhiều người, sẽ gặp

phải rất nhiều trở ngại, cần phải xem xét kỹ trước khi tiến hành

Trong thực tế, từ 1978 đến nay, công cuộc cải cách thể chế chính trị ở

Trung Quốc mà việc then chốt nhất, quan trọng là tách đảng ra khỏi chính quyền đã đạt được những thành tựu bước đầu Tình trạng chức trách trong quan hệ giữa

Đảng với Nhà nước không rõ ràng trước đây đã được khắc phục đáng kể Bước

đầu làm hài hòa mối quan hệ giữa Đảng với cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp và các đoàn thể quân chúng, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp cùng với các tổ chức xã hội khác Hiện tượng quyền lực quá tập trung, Đảng làm thay chính quyền đã từng bước được khác phục Vấn đề cũng

Trang 35

Song trong tiến trình cải cách, vấn đề quan hệ giữa Đảng và chính quyền ở

Trung Quốc thời gian qua khá nhiều khó khăn và có lúc trì trệ Trong các cuộc

giao phong, đại luận chiến cũng còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, do đó cần

nghiên cứu một cách nghiêm túc Đại hội XVI (11/2002) của Đảng Cộng sản

Trung Quốc tái khẳng định tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình

và thuyết ba đại điện của ông Giang Trạch Dân Cho nên “vấn đề mấu chốt

nhất”, “nhiệm vụ quan trọng đầu tiên” này lai duoc tiếp tục đặt ra để tìm hiểu và

nghiên cứu Rõ ràng đây là một vấn đề rất phức tạp cả về lý luận và cả về thực

Trang 36

Phần thứ hai

THỂ CHẾ ĐẢNG CỘNG SẢN LÃNH ĐẠO

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - NHỮNG THÀNH TỰU

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY

Nói về thể chế Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo Nhà nước Việt Nam quả

là vấn đề không đơn giản Bởi lẽ về quan niện, “tầng sau” của nó cho đến nay cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau Lí do là ở chỗ, quá trình lãnh đạo, sự điều

hành của Nhà nước và nói rộng hơn là của toàn bộ HTCT của nước ta vẫn đang trong những bước quá độ Những gi da lam trong thé chế hoạt động của Dang và

Nhà nước ta cho đến nay vẫn đang là một quá trình thử nghiệm cả về lý thuyết

lẫn thực tiến để tìm ra mô hình hợp lý Trong các mối quan hệ chính trị thì quan hệ giữa Đảng lãnh đạo với Nhà nước quản lý là quan trọng nhất, chỉ phối toàn bộ các hoạt động của đời sống chính trị- kinh tế- xã hội

Nhà nước Việt nam mới đã trải qua gần 60 năm gắn liền với sự lãnh đạo

của Đảng cộng sản Việt Nam Nhờ đó, dân tộc Việt Nam ta đã làm nên những kỳ

tích Song mỗi giai đoạn cách mạng, thể chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

lại có những nét khác nhau cả về mặt tích cực lẫn hạn chế mà các văn kiện của Đảng đã đánh giá

Il 1- THỂ CHẾ DANG CONG SAN VIET NAM LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỚC ĐỔI MỚI (TRƯỚC 1986)

2.1.1 - Thể chế Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước Việt Nam

trong giai đoạn 1945 -1975

Trong lịch sử nước ta có lẽ ít có giai đoạn nào mà các hình thức tổ chức Nhà nước lại có những biến động như giai đoạn này

Trang 37

Từ sau 2/9/1945, với việc thiết lập Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á, cách mạng Việt nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn Đảng có chính quyền, Đảng cầm quyền Đây là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Nhưng từ sau khi dành được chính quyền, những tình huống chính trị cứ nối tiếp nhau xuất hiện như để thử tay chèo lái con thuyền

cách mạng của Đảng ta Chỉ có thể nhận rõ những đặc trưng của Nhà nước ta

trong giai đoạn cách mạng này mới thấy hết những giá trị trong các nguyên tắc

Đảng thực thi lãnh đạo Nhà nước lúc bấy giờ

Mot la: Đó là nhà nước dân chủ cộng hoà đầu tiên ở Đông Nam châu Á, lại phải đương đầu trước những thách thức thù trong, giặc ngoài lúc nào cũng muốn nuốt chứng Nhà nước non trẻ vừa mới ra đời, với nền kinh tế kiệt quệ, văn

hoá thấp kém, với một Đảng mới 15 tuổi và chỉ có 5000 đảng viên

Hai là: Đó là một Nhà nước “thoả hiệp” để tồn tại Đặc trưng của sự thoả

hiệp này vừa là sách lược thoả hiệp bên trong và thoả hiệp bên ngoài đối với các xu hướng chính trị đối lập và các thế lực phản động Quốc tế có mâu thuẫn về lợi

ích để có lợi cho Cách mạng

Ba ià: Một nhà nước dân chủ ra đời từ một xã hội thực dân-phong kiến, còn tất non trẻ, chưa hồn thiện, "khơng được chuẩn bị" Một Nhà nước đân chủ nhưng những phương tiện để làm chủ thì hầu như chưa có: Chưa có Quốc hội, chưa có Hiến pháp

Bốn là: Một nhà nước không đồng thuận, có sự tham gia của nhiều lực lượng đối lập (Việt Quốc, Việt Cách) trong chính phủ Tính không đồng thuận đặt Đảng trước những thách thức, để lãnh đạo được nhà nước, để bảo toàn lực lượng, Đảng phải tuyên bố tự giải tán (thực chất là rút vào bí mật)

Trang 38

Đảng rút vào bí mật nhưng Đảng vẫn lãnh đạo Nhà nước, Đảng thực hiện nguyên tắc lãnh đạo trực tiếp và thực thi trực tiếp để tránh "mọi sự bất trắc đưa tới" Và như vậy là phù hợp với hoàn cảnh mà các thành viên của hệ thống quyền lực nhà nước "đều chưa quen với kỹ thuật hành chính", còn các thế lực chính trị phản động tìm mọi cách phá hoại Yếu tố "liên mạch" từ lãnh đạo, quyết định đến thực thi trực tiếp trong điều kiện Đảng rút vào bí mật, đã bảo

đảm cho Đảng ta vẫn giữ được quyền lãnh đạo đối với Nhà nước kể cả những lúc

tình hình chính trị phức tạp nhất Lúc này "Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp- dù là những phương pháp đau đớn để cứu vãn

tình thế" 3,

Thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước giai đoạn 1946 — ]975

Từ sau Tuyên ngôn độc lap, Dang ta đã trở thành "Đảng cầm quyền”,

nhưng cầm quyền trong điều kiện, cách mạng DTDCND chưa hoàn thành, phải

tiến hành 9 năm kháng chiến chống Pháp và 20 năm chống Mỹ

Để bảo đảm thắng lợi của cách mạng DTDCND, đồi hỏi phải tập trung cao độ mọi tiểm lực của xã hội phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, Đảng ta đã lãnh đạo Nhà nước thông qua :hể chế lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn điện

Đặc điểm của thể chế lãnh đạo tuyệt đối và toàn điện có thể khái quát như sau:

- Đó là việc hoà quyện giữa Đảng với Nhà nước

- Toàn bộ các hoạt động của Nhà nước phải tuân theo các nhiệm vụ chính

mu

trị do Đảng cầm quyền nêu ra với tỉnh thần "tất cả cho tiền tuyến","tất cả cho chiến thắng”, "tất cả vì sự nghiệp thống nhất Tổ Quốc" Đảng không chỉ lo vấn

đề lớn nhất là giành độc lập dân tộc mà còn lo đến những vấn để "dân đói, dân rét, dân không được học hành" Các quyết định cuả Đảng lúc ấy có thể nói đều là

Trang 39

những chủ trương hành động cụ thể, với những biện pháp cụ thể Thể chế lãnh

đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện của Đảng với Nhà nước là yêu câu khách quan của hoàn cảnh lịch sử giai đoạn cách mạng DTDCND

2.1.2 - Thể chế Đảng cộng sản Việt Nam lãnh dao Nhà nước Việt Nam

giai đoạn 1975 - 1986

Đặc trưng chính trị quan trọng nhất của giai đoạn lịch sử này là: Cả nước

thống nhất, cùng đi lên CNXH, và trong điều kiện hai miền còn có những su

phát triển cách biệt Tính phức tạp đó đặt ra nhiều khó khăn chi phối hoạt động của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn này, đồng thời cũng là giai đoạn bộc lộ những khiếm khuyết của Đảng trong lãnh đạo Nhà nước

Thời kỳ này, trong quan niệm, Đảng ta cho rằng, nếu thể chế Đảng lãnh

đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện đối với Nhà nước là phù hợp ở giai đoạn kháng chiến chống Pháp và giai đoạn thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở các giai đoạn trước, thì nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện vẫn có thể phát huy tác dụng trong thời kỳ mới Đó chính là một căn nguyên của bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí trong suốt cả thời kỳ 75 - 86

Biểu hiện của nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước trực tiếp, tuyệt đối và toàn điện trong giai đoạn mới cũng có những nét mới:

- Tiếp tục kéo đài mô hình quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong hoàn cảnh lịch sử hoàn toàn mới

- Xây dựng mô hình tổ chức song trùng các cơ quan Đảng, Nhà nước, và các đoàn thể CT-XH suốt từ TW xuống cơ sở giống nhau, cùng trực tiếp quản lý xã hội

- Hệ thống chính trị như thế tất nhiên không tránh khỏi cổng kénh, nặng nề, chồng chéo, dựa dẫm; không có phân công, phối hợp, không phân định chức năng, nhiệm vụ rành mạch giữa các hệ thống quyền lực, trở thành gánh nặng của chính trị, xã hội, làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu vai trò quản lý

Trang 40

- Dang đã can thiệp bang mệnh lệnh, sâu, trực tiếp, toàn điện vào các công việc Nhà nước, thậm chí làm thay Nhà nước Điều đó vi phạm tới đảm bảo dân chủ, dẫn tới dân chủ mang nặng tính hình thức Di chứng của căn bệnh vi phạm đân chủ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay trên nhiều mặt, lĩnh vực của đời sống

CT-XH

"khuyết điểm, sai lầm về lãnh đạo và quản lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn về kinh tế và xã hội"'*, đưa đất

nước lâm vào khủng hoảng Đẳng ta cũng đã nhìn thấy khuyết điển, thiếu sót và

quyết tâm tháo gỡ Nhưng cho tới trước Đại hội Đảng VI, Đảng vẫn chưa điểm trúng huyệt, nên mọi chuyển biến đều không cơ bản

IL 2 - THE CHE DANG CONG SAN VIET NAM LANH DAO NHA NUGC

TRONG GIAI DOAN DOI MOI (1986 DEN NAY)

Bat đầu từ đại hội Đảng VI (1986), đất nước chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đổi mới toàn diện cả chính trị, kinh tế, trong đó, đổi mới kinh tế là trọng tâm, đổi mới chính trị được tiến hành từng bước trên cơ sở kết quả, yêu cầu đặt ra từ

đổi mới kinh tế Khâu đột khá của đổi mới là phát triển kinh tế nhiều thành

phần, có sự điều tiết của nhà nước, định hướng XHCN Gắn liên với quá trình

chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là đẩy mạnh đổi mới chính trị mà trung tâm là đổi mới Nhà nước,

đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và đối với HTCT

2.2.1- NHỮNG QUAN ĐIỂM, NGUYEN TAC CHUNG VE SU LANH DAO

CUA DANG VOI NHA NUGC

Phuong thức Đảng lãnh đạo Nhà nước trong thời kỳ đổi mới được thể hiện

thông qua tất cả các Đại hội đổi mới của Đảng từ 1986 đến nay, thể hiện trên

những vấn đề chủ yếu sau đây:

Ngày đăng: 18/10/2014, 02:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w