1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (1996 đến 2000)

60 364 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 8,83 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỌI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

-£ #*#*'#*GQ~„

PHẠM THỊ THÙY

DANG CONG SAN VIET NAM LANH DAO CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA NONG NGHIEP, NONG THON (1996 - 2000)

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

nae GEEK QQ aoe

PHAM THI THUY

DANG CONG SAN VIET NAM LANH DAO CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA NONG NGHIEP, NONG THON (1996 - 2000)

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HQC

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

Th.S NGÔ THỊ LAN HƯƠNG

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Thạc sĩ Ngô Thị Lan Hương đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q

trình tìm đề tài, đến khi hoàn thành khóa luận Đồng thời tôi xin trân thành

cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo trong Khoa Giáo dục Chính trị, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực

hiện khóa luận

Là một sinh viên lần đầu tiên làm khóa luận tốt nghiệp nên không tránh

khỏi những thiếu sót, hạn chế Vì vậy tơi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 nam 2013

Tác giả

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đao cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn 1996 - 20007” đưới sự hướng dẫn của cô giáo, Thạc sĩ Ngô Thị Lan Hương tại trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Những kết quá nghiên cứu của khóa luận chưa từng được công bố 6 bat ki noi

nào, nêu sai sót tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 nam 2013

Tác giả

Trang 5

DANH MUC TU VIET TAT

CNH: Cơng nghiệp hóa

Trang 6

MỤC LỤC

Chương I: MỘT SÓ LÝ LUẬN CHUNG VẺ CƠNG NGHIỆP HĨA,

HIỆN ĐẠI HĨA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 6

1.1 Một số khái niệm

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về nơng nghiệp, nông thôn 11

1.3 Tinh tat yếu thực hiện cơng nghiệp hóa, hiên đại hóa nơng nghiệp,

NON thON ooo 13

Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ NƠNG NGHIỆP, NƠNG THÔN ( 1996 — 2000) 16

2.1 Tình hình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn trước

"5 0 l6

2.2 Qúa trình Đảng lãnh đạo thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng

nghiệp, nơng thơn thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

00 24

Chương 3: KÉT QUẢ THỰC HIỆN, MỘT SÓ KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP ĐÂY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG

NGHIỆP, NƠNG THÔN . 225222222xct2ErHE.rre 39

3.1 Kết quả thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông

thôn (1996 - 2000) c2 1S 111 21211211211 101 H1 1T HH TH nghiên 39

3.2 Một số kinh nghiệm và giải pháp đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn 5+ + S<E*+3*+3 E33 £*EE+eeeeeereerrerre 47

KẾT LUẬN -.25 222 2t,EH,HH.H,.H HH ưu 52

Trang 7

1 Lí do chọn đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 do Chủ tịch Hồ Chí Minh

sáng lập và rèn luyện, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Từ khi ra đời

Đảng đã được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vì vậy

ngay từ khi mới thành lập Đảng đã xác lập được vai trò lãnh đạo đối với tiến

trình cách mạng Việt Nam, đề ra đường lối chiến lược đúng đắn: gắn độc lập

dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đưa cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo phát triển

của cách mạng thế giới và xu hướng tiến bộ của nhân loại

Trong suốt quá trình xây đựng và trưởng thành, Đảng ta không ngừng

lớn mạnh, lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại, nổi bật

nhất là cách mạng Tháng Tám năm 1945, thắng lợi của hai cuộc cách mạng kháng chiến oanh liệt chống đề quốc Pháp và đế quốc Mĩ giải phóng dân tộc và bảo vệ tô quốc, từng bước đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Ngày hôm nay, sự nghiệp đối mới đo Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã

thu được những thành tựu to lớn, kì diệu, đất nước ta đã vượt qua những thử

thách ngoặt nghẻo, thốt khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước

vào thời kì phát triển mới Đó là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau,

trong đó phải kế tới tác động tích cực từ những thành quả trong công cuộc thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn của Đảng

Trang 8

CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam là chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, vì trong quá trình này đã thúc đấy nền

kinh tế đất nước phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư ở nông thôn, tạo điều kiện để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội

của đất nước, đưa nông thôn nước ta phát triển văn minh, hiện đại

Tại Đại hội lần thứ VII của Đảng đã xác định: “Đặc biệt coi trọng

CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn, phát triển tồn diện nơng - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biển nông, lâm, thủy sản, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu ” [12, tr.96]

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một quá trình lâu dài cần được

tiến hành theo cách tuần tự, khơng nóng vội, khơng thể tùy tiện Qúa trình này

được thực hiện không nhằm mục đích tự thân mà phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của nông thôn cũng như của cả nước Vì vậy nếu ta khơng nhìn nhận và phân tích một cách sâu sắc quá trình chuyên đổi và phát triển của nền nơng nghiệp hiện nay thì sẽ có thể tìm ra những giải pháp vĩ mô cũng như vi mô đúng và phát huy được hiệu quả trong quá trình CNH, HĐH nền nông nghiệp của đất nước

Thực tế lịch sử đã chứng minh trong những năm gần đây nhờ có đổi mới đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, tuy vậy nông nghiệp hiện nay vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn, có nhiều vấn đề sản xuất và đời sống của nhân dân đang nỗi lên gay gắt Do vậy đây nhanh tiến độ thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà Nước là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội xã

chủ nghĩa

Trang 9

Việt Nam lãnh đạo cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn

(1996 - 2000)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp 2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Về vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn là u cầu địi hỏi khách quan của thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn chuyển từ nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vì vậy đề tài này đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu

Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu, tiêu

biều như cuốn “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn một

số lí luận và thực tiễn ” của tác giả Hồng Vinh; “Đổi mới và hoàn thiện một số

chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn” của tác giả Lê Đình Thắng; và

gần đây nhất là của tác giả Chu Hữu Qúy với cuốn “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ” (2002) Tất cả các cuỗn sách nói trên đều tìm hiểu chung tình hình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn một cách chung chung mà chưa đi vào nghiên cứu một giai đoạn nhất định đề thấy

được hệ thống lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vé CNH, HDH nông

nghiệp, nơng thơn Vì vậy tôi đã quyết định chọn cho mình một giai đoạn

(1996 - 2000) làm đề tài khóa luận của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích

Đề tài nghiên cứu làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo của chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, kết quả đạt được và những yếu kém, khuyết điểm trong quá trình Đảng lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ

năm 1996 - 2000, qua đó rút ra một số kinh nghiệm, góp phần vào q trình

hồn thiện hơn chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

thúc đây sản xuất phát triển thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ

Trang 10

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ yêu cầu khách quan, chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã

hội chủ nghĩa

Trình bày sự lãnh đạo của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, làm rõ những thành tựu cũng như yếu kém trong quá trình thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 - 2000

Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, Đảng lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 - 2000

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng

Khóa luận nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta từ

1996 - 2000

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự

nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 - 2000 trên phạm vi

cả nước, trong khuân khổ giới hạn của đề tài, em cô gắng tập trung làm rõ quá trình hình thành, phát triển chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta

5 Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận: trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về vấn đề

CNH, HDH trong dé tập trung chủ yếu vào lĩnh vực CNH, HĐH nông nghiệp,

nông thôn

Trang 11

phương pháp: lịch sử và lơgic, ngồi ra còn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, quy nạp, diễn dịch, diễn giải

6 Bố cục của khóa luận

Trang 12

Chương 1

MOT SO LY LUAN CHUNG VE CONG NGHIEP HOA,

HIEN DAI HOA NONG NGHIEP, NONG THON

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ở thế ki XVII, XVIII khi cách mạng công nghiệp được tiễn hành ở Tây âu, CNH được hiểu là quá trình thay thé lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc Những khái niệm kinh tế nói chung và khái nệm CNH, HĐH nói riêng, tức là ln có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học cơng nghệ Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát triển sản xuất của nền kinh tế xã hội có ý nghĩa to

lớn về lý luận và thực tiễn

Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút những

kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành CNH, và từ những thực tiễn CNH ở Việt

Nam trong thời kì đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa VỊI (7/1994) Đảng đã xác định:

“CNH, HDH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động

sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức

lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ

nhằm tạo ra năng suất lao động cao ” [10, tr.65]

Khái niệm CNH trên đây được Đảng ta xác định rộng trên những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, cá về dịch vụ và quán lý kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện và phương pháp

Trang 13

tưởng mới là khơng bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất, kĩ thuật đơn thuần đề chuyên lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây

Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, CNH ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, CNH phải gắn liền với HĐH

Sở dĩ như vậy vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyền từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế trí thức, nên phải tranh thủ ứng dụng những thàng tựu của cuộc cách mạng khoa học hiện đại, tiếp cận kinh tế tri thức để HĐH những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt

Thứ hai, CNH nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội CNH là tat yếu với tất cả những nước chậm phát triển, nhưng với mỗi

nước, mục tiêu và tính chất của CNH có thể khác nhau Ở nước ta, CNH nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thi ba, CNH trong diéu kién co ché thi trường có sự điều tiết của

Nhà nước

Điều này làm cho CNH trong giai đoạn hiện nay khác với CNH trong thời kì trước đổi mới Trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung

hành chính, bao cấp, CNH được thực hiện theo kế hoạch, mệnh lệnh của Nhà

nước Trong cơ chế quản lý kinh tế hiện nay Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình CNH nhưng CNH không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó địi hỏi vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là quy

luật thị trường

Thứ tr, CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân trong nền kinh tế toàn cầu

Trang 14

CNH trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết vận dụng, tranh thủ được những thành tựu của thé gidi va su

giúp đỡ của quốc tế CNH trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở cũng gây ra khơng ít trở ngại đo những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới, do

“trật tự” của nền kinh tế thế giới mà các nước tư bản phát triển thiết lập khơng

có lợi cho các nước nghèo, lạc hậu Vì thế CNH, HĐH phải đảm bảo xây

dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Những đặc điểm trên đây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình CNH,

HDH ở nước ta hiện nay, vừa đem lại những thuận lợi cũng như thách thức

buộc chúng ta phải có những chủ trương, chính sách và bước đi đúng đắn, nhằm đưa kinh tế nước ta phát triển bền vững

1.1.2 Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn

Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa

IX Đảng ta đã đưa ra khái niệm về CNH, HĐH như sau:

“ƠNH, HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn cơng nghiệp chế biến và thị

trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kĩ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông

nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường ”

Trang 15

bằng, văn mình, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn ” [14 tr.93]

Tuy hai q trình có phạm vi, đối tượng khác nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau cùng phát triển Tách ra giữa CNH, HĐH nông nghiệp và CNH, HĐH nông thôn nhằm nhận thức về bản chất khoa học của mỗi q trình từ đó xác định chủ trương, giải pháp tác động phù hợp, thúc day sản xuất phát triển

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn là q trình xây dựng cơ sở vật

chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao nguồn nhân lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới giàu có,

cơng bằng dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa

Thực chất của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển

đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp và bộ mặt

kinh tế - xã hội nông thôn thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới,

đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa lớn Đó là quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỉ trọng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng để tạo ra năng suất

lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, từ đó làm thay đổi diện mạo nông

thôn tiến gần tới thành thị Trong đó, CNH nông nghiệp, nông thôn là quá

trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế, HĐH nông nghiệp, nơng thơn là q trình

khơng ngừng nâng cao trình độ khoa học công nghệ, trình độ tổ chức và quản

lý sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn

Như vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn là q trình phát triển

Trang 16

Điều đó có nghĩa là khơng chỉ phát triển nông nghiệp, nơng thơn mà cịn bao

hàm cả việc phát triển các hoạt động; các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đời sống,

văn hóa, tinh thần của người nông thôn phủ hợp với nền sản xuất nông nghiệp ở nông thôn và cả nước nói chung

Trước tình hình thực tiễn của đất nước, sau Đại hội VI của Đảng (năm 1986), Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóaVIII) một lần nữa khẳng định: phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH và hợp

tác hóa, dân chủ hóa Trong những năm trước mắt cần đây mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phù hợp với sự phát triển kinh tế nông

nghiệp hàng hóa, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người nơng dân Trong đó phải giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông sản

Thang 11 nim 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về “Mộ số vấn đề

phát triển nông nghiệp, nông thôn” khẳng định quan điểm, mục tiêu nhất quán của Đảng ta là: coi trọng CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kì quan trọng trong cả trước

mắt và lâu đài Chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,

HĐH tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa nhất là nông - lâm - thủy hải

sản qua chế biến, tăng kim ngạch xuất khâu Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trước hết phải giữ vững mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống

Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định:

“ ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò của giai cấp nơng dân trong thời kì đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn; thực hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn

Trang 17

dân cư theo quy hoạch, phát triển nghành nghề giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nơng

thôn mới” [13 tr.168]

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông thôn

Với tư cách là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào tình hình thực tế nước ta, chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm sâu sắc đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: phải “Xây đựng một nền nông nghiệp phát triển tồn diện, đó là nên nơng nghiệp có kết cấu hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi, trong trằng trọt lấy phát triển cây lương thực là chủ yếu, sau đó đến các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỡ” [20, tr.230] Do đó Người phát động tết trồng cây và kêu gọi mọi người tham gia

Nền nông nghiệp phát triển tồn diện, phải có ngành chăn nuôi phát

triển Theo người “Phải phát triển mạnh chăn ni để có thêm thịt ăn và thêm

sức kéo, phân bón ” [ 20, tr.63]

Nền nông nghiệp phát triển toàn diện phải phát triển cá về lâm nghiệp,

Người nói “Rừng là vàng nếu chúng ta biết bảo vệ thì rừng rất quý” [20, tr.321]

Nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo người phải có ngành ngư nghiệp phát triển và phát triển các ngành kinh tế gắn liền với biến

Nền nông nghiệp phát triển toàn diện ngoài phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, Người cho rằng “Miếng vườn của mỗi gia đình, xã viên và các ngành nghề phụ là nguồn lợi để phát triển thu nhập, vì vậy cần phải phát triển thích đáng kinh tế phụ gia đình ” [20, tr.407]

Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về nơng nghiệp phát triển toàn

diện, không phải sản xuất manh mún, tự cấp, tự túc, mà trên cơ sở quy hoạch

theo hướng sản xuất hàng hóa quy mơ lớn tập trung phù hợp với nền CNH,

HĐH đất nước

Trang 18

Phát triển lý luận Mác - Lênin về vấn đề phát triển nông nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:

“Đối với một nước nghèo, lạc hậu như nước ta, phát triển nông nghiệp là vấn đề cốt lỗi của nền kinh tế ” Trong phát triển nông nghiệp, sản xuất nơng nghiệp có vị trí quan trọng, Người nói “Sán xuất nông nghiệp, trước hết là sản xuất lương thực là việc làm cân thiết cho đời sống của nhân dân, là bộ phận cực kì quan trọng trong kế hoạch kinh tế nông

nghiép” (20, tr.5]

Theo quan niện của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: nông nghiệp, nông thôn

và nơng đân có vị trí quan trọng đối với xã hội, Người nói:

“Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp, nên kinh tế nước ta lấp

nông nghiệp làm gốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ

trơng mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phân lớn, nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nơng dân ta thịnh thì nước ta thịnh ” [18, tr.45]

Trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp là một trong ba bộ phận quan trọng không thê thiếu được, vì nơng nghiệp là cơ sở dé phát triển các ngành kinh tế khác Người nói “Về nhiệm vụ thì phải hiểu rõ trong nên kinh tẾ quốc dân có ba mặt quan trọng là nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp Ba mặt cộng tác quan hệ mật thiết với nhau, thương nghiệp là khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp ” [20, tr L47]

Người chỉ rõ: “Công nghiệp phát triển thì nơng nghiệp mới phát triển, cho nên nông nghiệp và công nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển như hai chân đi khỏe và ấi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh

chong di đến mục đích ” [19, tr.545]

Về xây dựng nông thôn mới, Người dạy: Muốn cơm no, áo ấm thì mọi

người phải thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm Người nói:

Trang 19

nhân của xã hội là gia đình, chính vì vậy muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội can

xây dựng hạt nhân cho tốt” [20, tr.523]

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải có nơng nghiệp, công nghiệp hiện đại, trong đó phải tiến hành CNH nông nghiệp Người căn dặn:

“Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, đó là chỗ bắt đầu đi của chúng

ta Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dỗi dào khi chúng ta dùng máy

móc để sản xuất một cách thật rộng rãi; dùng máy móc cả trong nông nghiệp và công nghiệp Máy sẽ chấp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm ngàn lần và giúp cho con người làm những việc phi thường Hiện nay, chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp là chính, vì muốn mở mang cơng nghiệp thì phải có dư lương thực, nguyên liệu Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là mục tiêu phan đấu

chung, là con đường ấm no thực sự của nhân dân ta” [19, tr.41]

Người cho rằng: sự nghiệp CNH là tất yếu khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phải tiến hành CNH cả nông nghiệp và cơng nghiệp, trong đó nông nghiệp đi trước

và là mặt trận hàng đầu

1.3 Tính tất yếu thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn

Xuất phát từ nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp phố biến sản xuất nhỏ, lạc hậu và đang ở trình độ thấp, đó là cơ sở vật chất, kĩ thuật mang nặng tính tự cấp, tự túc và thu nhập của nơng dân cịn thấp, đời

sống mọi mặt ở nông thơn cịn hết sức khó khăn Trong khi đó nhiều nước trên thế giới đã có nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao, mọi hoạt động

sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa Nhờ đó năng suất lao động của họ đạt hiệu quả cao, tạo sự phân công sâu

sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Trang 20

Ở nước ta, khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm cuối thập ki

70 đến giữa thập ki 80 của thế ki XX, xuất phát điểm từ khủng hoảng kinh tế

nông nghiệp, nông thôn, do chậm trễ trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và

chính sách sản xuất nông nghiệp đã cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm cho lương thực, thực phẩm thiếu hụt triền miên, đồng thời do sai

lầm trong lựa chọn hình thức, bước đi thực hiện CNH đất nước, thiên về phát

triển công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ không được chú trọng, dẫn đến nhiều mặt hàng tiêu dùng không được đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của đời

sống xã hội

Tình hình trên đã ảnh hưởng lớn đến phát triển chung của nền kinh tế

quốc dân Trước thực trạng đó, những tư duy về đổi mới kinh tế, đặc biệt là

trong nông nghiệp, nông thôn ra đời từ Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành

Trung ương khóa IV (8/1979), Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (1/1981), nội dung

chính về CNH xã hội chủ nghĩa do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V

(3/1982), Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) và sự hoàn thiện về

cơ chế quản lí kinh tế nơng nghiệp theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khố

VI (4/1988), Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa VI

(3/1989), Đã từng bước đi vào thực tiễn đời sống xã hội mở ra bước ngoặt mới thúc đây nông nghiệp, nông thôn phát triển

Thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội

cho thấy, phát triển nông nghiệp, nông thơn có vai trị quyết định đối với sự ôn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, tạo cơ sở phát triển cho các ngành

công nghiệp, tăng cường khả năng quốc phòng an ninh đất nước

Công cuộc đổi mới tuy giành được những thành tựu to lớn, song nền kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh thấp, cơ sở vật chất kĩ

Trang 21

Nông thôn nước ta, nơi đang sinh sống của phần lớn dân cư toàn xã hội, nhưng vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân, đang là vần đề bức xúc của xã hội

Mặt khác do yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhu

cầu về nâng cao đời sống con người ngày càng phát triển, đời sống con người nâng lên thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng lên cả về

36 luong va chat lượng, chủng loại Như vậy, chỉ có một nền nơng nghiệp

phát triển ở trình độ cao mới hy vọng đáp ứng được nhu cầu tăng lên thường

xuyên đó

Xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế, trước hết là q trình quốc tế hóa, khu

vực hóa các quan hệ kinh tế thế giới, các hoạt động sản xuất thương mại, trao

đối thông tin khoa học - kĩ thuật, chuyên giao công nghệ Buộc chúng ta phải

đấy nhanh việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn để chúng ta có thể tận dụng vốn, khoa học, kĩ thuật hoặc học hỏi kinh nghiệm quản lý ở nước

ngoài vào trong hoàn cảnh thực tiễn, vận dụng vảo quá trình CNH, HĐH đất nước, nhằm tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế Vì vậy, đây manh CNH, HDH

nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trong hang dau dé giải quyết những

yêu cầu cấp thiết đó, nó có ý nghĩa chiến lược quan trọng, là sự lựa chọn bước

đi đúng của Đảng ta, phù hợp với yêu cầu khách quan của nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội trong thời kì đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Trang 22

Chương 2

QUA TRINH DANG LANH DAO THUC HIEN CÔNG NGHIỆP HOÁ,

HIEN DAI HOA NONG NGHIEP, NONG THON ( 1996 — 2000)

2.1 Tình hình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trước năm 1996

2.1.1 Chủ trương của Đảng

Sau đại thắng Mùa Xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu

nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi đây là một trong những chiến thắng

vẻ vang, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam Chúng ta đã đánh bại đề quốc Mi, mot dé quéc có thế lực kinh tế, quân sự hùng mạnh vào bậc nhất thé gidi,

mở ra kỉ nguyên mới cho cách mạng Việt Nam, đó là kỉ nguyên cả nước độc

lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội

Tuy nhiên, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ hết sức khó khăn, lại phải tiến hành trong những điều kiện đất nước vừa trải qua những năm tháng chiến tranh liên miên nên càng trở nên nặng nề và gian nan

hơn Những năm cuối thập kỉ 80 của thế ki XX, do cơ chế kế hoạch hóa tập

trung quan liêu bao cấp kéo đài đã làm cho nền kinh tế nước ta trì trệ, dẫn tới khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng

Trong bối cảnh đó, để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và đưa

nền kinh tế phát triển bền vững, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã

quyết định đổi mới đất nước một cách toàn diện Trong đó, Đảng đã vạch ra

đường lỗi đôi mới và xác định phương hướng đổi mới trong quản lí nơng

nghiệp: Phải bố trí lại cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đưa nông nghiệp nước ta tiến lên một bước theo hướng sản xuất hàng hóa lớn

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI cũng đã tổng kết những thành

Trang 23

những năm trước và đề ra phương hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, trong đó Đảng xác định:

“Trong những năm tới chúng ta thực sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đâu, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Công nghiệp nặng trong lúc này, hướng trước hết và chủ yếu vào phục vụ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ với quy mơ và trình độ kĩ thuật thích hop” [9, tr.15]

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, trên cơ sở tổng kết thực tiễn tiếp tục đổi

mới cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp Ngày 5/4/1988 Bộ chính trị đã ra

Nghị quyết 10 tạo đà cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn

Nghị quyết 10 chủ trương sắp xếp, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chun mơn hóa và kết hợp với kinh doanh tổng hợp, gắn trồng

trọt với chăn nuôi, gắn nông - lâm - ngư nghiệp với công nghiệp và giao thông vận tải, đặc biệt là công nghiệp chế biến và các nghành tiêu thủ công

nghiệp ở nông thôn, gắn phát triển sản xuất và mở rộng lưu thông giữa các

vùng trong nước với thị trường quốc tế Đồng thời không ngừng tăng cường

cơ sở vật chất kĩ thuật vào sản xuất, chế biến, tăng năng suất khối lượng và

giá trị hàng hóa trong nông nghiệp

Sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị là Hội nghị Ban Chấp hành Trung

ương khóa VII (3/1989) về phương hướng lớn trong đổi mới quản lí nơng nghiệp đã góp phần phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất khỏi sự trói buộc

của cơ chế cũ, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn kinh tế nông nghiệp,

nông thôn

Trong giai đoạn này, Đảng ta đã có những giải pháp đồng bộ điều chỉnh các mối quan hệ về quyền sở hữu, cơng tác quản lí và phân phối, gắn với việc đầu tư trọng điểm cho sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho sản xuất nông

nghiệp phát triển Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, kinh tế - xã

Trang 24

hội ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ vững Tuy nhiên, nền nông

nghiệp nước ta vẫn chưa thốt khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kĩ

thuật kém, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh kém, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) của Dang đã đề ra

những định hướng lớn trong đó có quan điểm: phải đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, chuyên

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước CNH, thoát khỏi tình trạng nơng

nghiệp lạc hậu, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới Đảng

coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội Đồng thời xác định:

“Phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt đầu tích lũy từ nên kinh tế, tăng thêm vật chất làm cho người lao động 6n định từng bước, cải thiện đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân”

[10, tr.63]

Triển khai những định hướng đó, tháng 6 năm 1993 tại Hội nghị Ban

Chấp hành Trung ương lần thứ năm (khóa VIII), Đảng ra Nghị quyết vé “Tiép

tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn” Hội nghị nhấn mạnh

quan điểm phải đặt sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng tiêu dùng trong quá trình CNH, HĐH đất nước, coi

đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu Đồng thời đề ra những

phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đó

Trang 25

cơ bản trên và tiếp tục cụ thể hóa, bố sung, phát triển Nghị quyết Đại hội Đại

biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khóa VII (1/1994) đã phân tích làm rõ hơn mối

quan hệ giữa CNH và HĐH đất nước Cùng với nhận thức quy luật khách quan của CNH, HĐH đất nước, Đảng ta cũng nhận thức yêu cầu cấp bách tiến

hành CNH nông nghiệp, nông thôn, bộ phận hữu cơ có vị trí quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước Do đó, tư tưởng về CNH và HĐH nông

nghiệp, nông thôn đã đề cập trong Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung

ương khóa VII, được Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì phát triển và

gan lién thanh cum tir “CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn”, Hội nghị chỉ rõ:

Đề khắc phục tình trạng kinh tế lạc hậu, chậm phát triển trước mắt trong những năm còn lại của thập kỉ 90, phải đặc biệt quan tâm tới CNH, HĐH

nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn

Nội dung cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn trong những năm 1991- 1995:

Một là, từng bước chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

lạc hậu sang cơ cấu kinh tế mới theo hướng CNH, HĐH với năng suất, chất

lượng hiệu quả cao hơn

Đây là nội dung cơ bản nhất của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn có ý nghĩa chiến lược trước mắt cũng như lâu dài đối với quá trình cách mạng

Trước mắt nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả về lực lượng sản xuất, tiềm

năng lớn trong nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân làm giàu và làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực, đồng thời cịn là chìa khóa

mở ra con đường phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kì mới

Hai là, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với khôi phục các ngành nghề, làng nghề truyền thống, phát triển nhiều ngành nghề mới trong nông thôn

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn là tiền đề vật chất, kĩ thuật

quan trọng đề thúc đây kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển Trong điều

Trang 26

kiện ngày nay, ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào

quá trình sản xuất, đây mạnh CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, địi hỏi phải

xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: phát triển hệ thống giao thông nông thôn, mạng lưới điện, hệ thống thủy nông, y tế, văn hóa, giáo dục,

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII

(7/1994) chỉ rõ:

“Coi trọng giải quyết nước sạch, phát triển giao thông nông thôn, lưới điện, trường học, tram y té, bưu điện, truyén thanh, truyền hình, nhà văn

hóa , các dịch vụ sản xuất và đời sống, dân dân tạo ra bộ mặt nông

thôn mới khang trang, sach dep, van minh” [11, tr.79]

Từ thực tiễn quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế - xã hội trong

giai đoạn 1991 - 1995, Đảng ta ngày càng nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trị

của nơng nghiệp, nông thôn và nông dân đối với sự nghiệp cách mạng Qua đó từng bước đôi mới tư duy, xác định chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất

nước, là cơ sở để Đảng ta lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sản xuất nông nghiệp và

kinh tế nơng thơn phát triển góp phần vào ôn định va phát triển chung của nền kinh tế xã hội, phát triển đất nước vững bước lên chủ nghĩa xã hội

2.1.2 Thành tựu đạt được và những mặt hạn chế

* Thành tựu

Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta nói chung từ

năm 1986 - 1996 đã đáp ứng được nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân Đặc biệt là trong những năm 1991 - 1995 Đảng ta đã triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII và các nghị quyết Ban Chấp

hành Trung ương khóa VII về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thúc đây sản xuất phát triển, thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội, cải

Trang 27

Thực hiện chủ trương của Đảng, trên từng vùng nông thôn, dưới sự chỉ

đạo trực tiếp của các Đảng bộ địa phương, đã khắc phục được một bước cơ

cấu nông nghiệp lạc hậu, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp

được hình thành khá rõ nét, từ nền nông nghiệp độc canh, thuần nông, từng

bước chuyền sang nền nông nghiệp đa canh, đa nghành, khai thác tối ưu thé về sinh thái của từng vùng đề đây nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh đoanh

Trên phạm vi cả nước, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển cả chiều rộng và chiều sâu Bên cạnh chuyển đổi cơ cấu giống lúa, ngô, các loại rau quả cũng dần dần vươn lên giữ vị trí hàng đầu trong sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục ôn định và phát triển hơn so với thời

kì trước, vừa đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống của xã hội, vừa đảm bảo sức kéo phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, và tăng thu nhập cho hộ gia đình nơng đân Trong ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhiều

hình thức phong phú đa dạng như nuôi tôm nước lợ, cá ruộng, cá bè, cá lồng, Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Đại biểu toàn quốc, cùng

với chuyên dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đây mạnh phát triển công nghiệp nông thôn và phát triển công nghiệp chế biến làm trọng tâm Thực hiện chủ trương của Đảng trong 5 năm 1991 - 1995, Nhà nước đã đầu tư vốn, khoa học và công nghệ để tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản Hầu hết các doanh nghiệp đi sâu vào đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, đôi mới thiết bị và công nghệ, tăng thêm cơ sở sản xuất và công suất của máy

móc, làm cho năng lực chế biến nông sản phát triển nhanh, đặc biệt là cơng

nghiệp chế biến mía đường và một số cơ sở công nghiệp chế biến hải sản Trong năm 1995 sản lượng gạo, ngô qua chế biến là 12,5 triệu tan, phát triển

4,5 triệu tấn so với năm 1990; đường mật các loại 393.000 tấn, tăng 70.000

Trang 28

tấn; chè búp khô qua chế biến công nghiệp 35.000 tắn, tăng 11.000 tan; cà phê 200.000 tắn, tăng gấp 4 lần so với năm 1990 Đặc biệt là gạo chất lượng cao phát triển nhanh, từ đưới 1% năm 1990 lên 75% năm 1995, làm thay đối cơ cấu giá trị gạo xuất khẩu của nước ta Công nghiệp chế biến gỗ được phát

triển một bước, sản phâm gỗ xẻ, đồ mộc chiếm 68%, đồ mĩ nghệ chiếm 3%,

ván nhân tạo 11%,

Trong 10 năm (1986 - 1996) Đáng và Nhà nước ta đã đây mạnh xây

dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội góp phần tích cực

cho phát triển sán xuất nông nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, văn hóa xã hội và thực hiện đơ thị hóa nông thôn Các loại máy nông nghiệp, phương tiện giao thông cơ giới trong nông thôn phát triển nhanh, mức độ cơ giới hóa nơng

nghiệp có chiều hướng tăng lên, chủ yếu tập trung ở khâu làm đất, bơm nước,

đập lúa, xay xát Các cơng trình thủy nơng từng bước phục vụ kịp thời cho thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất lao động Mạng lưới điện mang ánh sáng văn minh đến nhiều vùng nông thôn tạo điều kiện để phát triển sản xuất

và cải thiện đời sống, tinh thần của nhân dân Mạng lưới y tế, văn hóa, giáo

dục được xây dựng và đi vào hoạt động góp phan nang cao dan trí, bảo vệ sức khỏe cho dân cư

Nhờ có chủ trương, chính sách đối mới và sự chỉ đạo của Đảng, nông nghiệp, kinh tế nông thôn đã vượt qua thời kì khó khăn, tạo ra bước phát triển tương đối toàn diện, đặc biệt là về lương thực Từ năm 1988 đến những năm 1991 - 1995, sản xuất tăng trưởng liên tục, GDP tăng bình qn 8,2%/năm,

trong đó nông nghiệp tăng 4,5%/năm, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở trong nước, mà còn xuất khâu sang nhiều nước trên thế giới

Trang 29

chất lượng, hiệu quá ngày càng cao, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân, thúc đầy kinh tế - xã hội phát triển

* Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được của Đảng và nhân dân thì nền nơng

nghiệp nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kĩ thuật kém, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh kém, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn Tốc độ phát triển sản

xuất còn chậm, nhất là trong nghành nông nghiệp, các chỉ tiêu kể cả cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi

đều thấp Thị trường tiêu thụ còn hạn chế dẫn đến thu nhập của đại bộ phận

quần chúng nhân dân thấp và tách biệt giữa các ngành, các vùng

Các phương thức canh tác tiên tiến chậm được áp dụng, chuyền dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nơng thơn cịn chậm, nhiều nơi cịn mang tính tự phát, chưa bền vững CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa được triển khai một cách bài bán Kết cấu ha tầng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu

cua CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải, điện nước

Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, việc lựa chọn giống cây trồng vật ni

cịn đang trong quá trình thử nghiệm và chưa phát triển trên diện rộng Chưa có những mơ hình bền vững được xây dựng đề mở rộng thị trường

Cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn, vốn đầu tư cho sản xuất, đặc biệt

là sản xuất hàng hóa cịn thiếu Các hoạt động khuyến nông phát triển nhưng chưa thật sự mạnh, các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ và đang trong q trình tìm mơ hình thích hợp Hệ thống đê điều đã được nâng cấp đáng kẻ, song vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu và cấp thoát nước

Ti 1é lao động trong nơng nghiệp cịn cao, lao động thiếu việc làm và

khơng có việc làm còn nhiều Chất lượng lao động cịn ở trình độ thấp đặc

Trang 30

biệt ở các vùng núi, lao động chưa qua đảo tạo chiếm phần lớn Các dịch vụ y tẾ, giáo dục, văn hóa, xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên nhưng nhìn chung vẫn cịn thấp

Những mặt hạn chế nêu trên vừa đánh giá sự thiếu hụt trong công tác quản lí cũng như việc thực hiện đường lối chủ trương của Đáng Mặt khác nó

đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu cần phải khắc phục cho giai đoạn mới để đưa nền

nông nghiệp phát triển bền vững, qua đó phát triển toàn điện nền kinh tế đất nước

2.2 Qúa trình Đảng lãnh đạo thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn thời kì đấy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước (1996 - 2000)

2.2.1 Chủ trương của Đảng

Kế thừa những quan điểm, chủ trương cơ bản về CNH, HĐH đất nước

trong những năm 1991 - 1995 đồng thời tiếp tục chọn lọc những kinh nghiệm về CNH của các quốc gia trên thế giới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII của Đảng (6/1996) đã bố sung phát triển và chỉ ra 6 nội dung cơ bản của

CNH, HDH dat nước trong thời kì mới:

“1, Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn 2, Phát triển công nghiệp

3, Xây dựng kết cấu hạ tang

4, Phát triển nhanh dụ lịch và dịch vụ

5, Phát triển hợp lí các vùng lãnh thổ

6, Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đôi ngoại ”

Về phát triên nông nghiệp, nông thôn Đảng ta xác định: “Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển tồn điện nơng, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển sản

Trang 31

Bước phát triển mới trong CNH, HĐH đất nước do Đại hội VIII xác

định, so với năm 1991 - 1995 là phản ánh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đặt lên vị trí hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Các ngành công nghiệp được tiếp

tục phát triển, nhưng có chọn lọc ở một số ngành quan trọng, trước hết

phái “Ưu tiên các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghệ điện tứ và công nghệ thông tin” [12 tr 88]

Xuất phát từ vị trí, vai trị quan trọng của nông nghiệp, nông thôn đối

với sự nghiệp cách mạng, Đại hội xác định phải “Đặc biệt coi trong CNH,

HDH nông nghiệp, nông thơn; phát triển tồn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản” [12, tr.86]

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Hội

nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (6/1996) về định hướng

chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kì CNH, HDH và nhiệm vụ đến năm 2000 chủ trương đây mạnh ứng dụng công nghệ mới vào

sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; Hội

nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (12/1997) vé tiép tuc

đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác

quốc tế, cần kiệm đề CNH, HĐH đất nước, phan đấu hoàn thành các mục tiêu

kinh tế - xã hội đến năm 2000, chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH và hợp tác hóa, dân chủ hóa, Hội nghị lần thứ

sáu Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (10/1998) về nhiệm vụ kinh tế - xã

hội năm 1999, chủ trương tập trung sức cho nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, ưu tiên cho phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn, khôi phục phát triển các ngành nghề truyền thống, giải quyết việc làm và thực hiện xóa đói giảm nghèo; Nghị

quyết của Bộ chính trị (11/1998) về một số vấn đề phát triển nông nghiệp,

Trang 32

nông thôn,chủ trương tiếp tục phát triển các ngành nghề kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, đổi mới các chính sách về đất đai, chính sách đầu tư tín dụng vào thị trường nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Các Nghị quyết trên đã đề cập những vấn đề cơ bản về CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn trên một số nội dung sau:

Thứ nhất, mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn bao gồm:

- Phát triển tồn diện nơng nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản, thực hiện chuyên dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH, góp phần thúc đây nền kinh tế - xã hội phát triên

- Bảo đảm an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tích cực

giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, thực hiện xóa đói, giảm nghèo; phát triển cơ sở hạ tầng - kinh tế - xã hội nông thôn; bảo vệ

môi trường sinh thái; làm tốt công tác bảo vệ rừng và trồng rừng

- Nâng cao hiệu quả trong khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản; gắn phát triển kinh tế biển với quốc phòng, an ninh và làm chủ vùng biển của Tổ quốc;

bảo đảm sự ơn định về chính trị - xã hội và đoàn kết trong dân cư nông thôn

Thứ hai, quan điểm cơ bản của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn:

- Coi trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng

nông thôn mới, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn, là

nhiệm vụ cực kì quan trọng cả trước mắt và lâu dài

- Gắn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với thực hiện dân chủ hóa, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân và xây dựng nông thôn mới

Trang 33

Thi ba, chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là đây nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn với phân

công lại lao động trên địa bàn nông thôn:

- Trong nông nghiệp, tiếp tục thực hiện các trương trình thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất Đây nhanh trương trình thốt lũ và ngọt hóa ở Đồng bằng sơng Cửu

Long, củng có hệ thống đê điều trong cả nước Hướng phát triển nông nghiệp

lấy đầu tư thâm canh, tăng vụ là chính, mở thêm diện tích ở những nơi có điều

kiện như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, vùng Tây Nguyên Chuyển

dịch điện tích trồng lúa có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây khác

có năng suất, hiệu quả cao “Phấn đấu đến năm 2000 đạt khoảng 30.000.000 tan, bình quân đầu người 360 - 370 kg”{L tr.84] Về quy hoạch và phát triển

các vùng chuyên canh trên cơ sở phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi

vùng Đây mạnh áp dụng công nghệ sinh học vào quá trình sản xuất, ưu tiên

phát triển các loại cây trồng, vật ni có quy mơ xuất khẩu lớn, thị trường ôn định Chú trọng phát triển cơ sở vật chất, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và công nghệ chế biến để giảm tỉ lệ hao tụt, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và kinh tế nông thôn

- Trong lâm nghiệp, quản lí và sử dụng có hiệu quả tiềm năng to lớn

của rừng, đất rừng, bảo vệ 9,3.000.000 ha rừng hiện có, tạo thêm 2,5.000.000

ha rừng trong đó có 1.000.000 ha trồng mới, bảo đảm phủ xanh 40% diện tích

rừng cả nước, tạo thêm việc làm ổn định cho 1.000.000 hộ [1 tr.85]

- Trong ngư nghiệp, kết hợp giữa khai thác gần bờ và xa bờ; đặc biệt là chuyển sang đánh bắt xa bờ, áp dụng khoa học, công nghệ

Như vậy những chủ trương, chính sách của Đảng nói trên đã ngày càng

hoàn thiện đưa đường lối đổi mới CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn phát

triên tồn diện

Trang 34

2.2.2 Quá trình Đảng lãnh dạo thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn

Trong những năm 1996 - 2000, Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể hóa

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội Đại

biểu toàn quốc lần thứ IX trong lĩnh vực CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bằng nhiều chủ trương, chính sách cụ thể Đồng thời tăng cường đầu tư mọi mat cho san xuất, tạo ra động lực lớn thúc đấy nông nghiệp, nông thôn phát triển, thực hiện đô thị hóa trong các vùng nơng thôn

* Trong lĩnh vực CNH, HDH nông nghiệp

Thực hiện những định hướng lớn về chiến lược khoa học - công nghệ

đến năm 2000 và năm 2020 cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nơng

nghiệp và kinh tế nơng thơn nói riêng Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban

chấp hành Trung ương khóa VIII (12/1996) đã xác định nhiệm vụ và quan điểm chỉ đạo về CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong thời gian tới: đây mạnh nghiên cứu tuyên chọn các loại giống cây con có năng suất và

chất lượng cao, áp dụng các công nghệ sinh học hiện đại để sản xuất ra các

loại nông sản sạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội và xuất khâu

Chú trọng phát triển chăn nuôi, trên cơ sở đây mạnh ứng dụng các biện

pháp sinh học vào sản xuất, tạo ra nhiều chủng loại tốt, hiệu quả cao, nâng

cao trình độ chế biến và bảo quản nơng sản hàng hóa, đây nhanh cơ giới hóa, điện khí hóa, sử dụng phương pháp tiên tiến trong tưới, tiêu nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng và khai thác hợp lí vùng đất đai mới để phát triển sản xuất

Thực hiện quan điểm chỉ đạo trên, Nhà nước đã kiện toàn và xây dựng hệ thống các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đăng, trung học chuyên

Trang 35

triển kinh tế nói chung, nơng nghiệp và nơng thơn nói riêng Đồng thời tăng cường đầu tư nguồn vốn cho phát triển nơng nghiệp, vì vậy nhiều giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt như giống lúa lai, ngô, cây bông, chè Thay thế phần lớn các giống cây cô truyền được đưa vào sản xuất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực miền Trung

Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ vào trong trồng trọt và chăn ni, nên đã đóng góp tới 30 - 35% vào thành tựu chung của sản xuất nông nghiệp, đưa năng suất và hiệu quả kinh tế ngày càng cao, nhất là

ngành trồng trọt, tỉ trọng sử dụng ngô lai từ 0% tăng lên và ổn định ở mức

60%, năng suất từ 1,55 tắn/ha lên 2,4 tắn/ha Do ứng dụng kĩ thuật lúa ưu thế

lai trên diện tích 100.000 ha đã đưa sản lượng lúa bình quân hàng năm tăng

lên 60.000 tấn Đây là một trong những thành công của chủ trương CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, nhờ ứng dụng những thành tựu của

khoa học - công nghệ mới cho sự phát triển [22, tr.124]

Thủy lợi cũng được quan tâm và chú trọng, các công trình thủy lợi lớn sử dụng tổng hợp nguồn nước như hồ Hịa Bình, Trị An, Thác Bà, Hàm Thuan, Da Nhim, Thác Mơ, Không những cung cấp nước, cắt lũ cho các vùng nông nghiệp mà còn cung cấp điện cho quốc gia Ở nhiều nơi, thủy lợi kết hợp với thủy điện nhỏ đã đem nguồn điện đến các vùng nông thôn, nhất là vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tỉnh thần cho dân cư

Phát huy vai trò tổ chức, quản lí của các hợp tác xã thúc đây sản xuất

nông nghiệp, nông thôn phát triển phù hợp với nền kinh tể thị trường theo

định hướng xã hội chủ nghĩa Tại kì họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (3/1996) đã thông qua Luật Hợp tác xã, trong đó nội dung cơ bản của Luật khẳng định hợp tác xã là tố chức kinh tế tự chủ, tự nguyện, cùng góp vốn, góp sức và được lập ra theo quy định của pháp luật nhằm phát huy sức mạnh của tập thể

Trang 36

và của từng xã viên, đây mạnh sản xuất kinh doanh và các hoạt động dịch vụ

hiệu quả hơn, thúc day sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển,

cải thiện đời sống cho người lao động

Sau khi Luật Hợp tác xã ra đời và có hiệu lực, Chính phủ ra Nghị quyết

số 15/CP, Nghị quyết số 16/CP (12/1977) về chính sách khuyến khích phát

triển Hợp tác xã nông nghiệp và thực hiện chuyển đổi đăng kí hợp tác xã Tháng 4/1997 Chính phủ ra Nghị định số 43/CP ban hành điều lệ mẫu cho các hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản, tạo điều kiện cho hợp tác xã nông

nghiệp có cơ sở pháp li dé tiến hành đổi mới

Thực hiện các Nghị định của Chính phủ, nhiều hợp tác xã mới ra đời

trên cơ sở chuyên đổi của các hợp tác xã cũ, sang làm các hoạt động dịch vụ cung cấp đầu vào, tiêu thụ sản phâm đầu ra cho kinh tế hộ, kinh tế nông trại và các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn Nhờ đó đã khai thác nguồn nguyên liệu, tiềm năng trong nông nghiệp, nông dân nông thôn ngày càng hiệu quả cao hơn

Trong ngư nghiệp, Chính phủ ra Nghị quyết số 343 - TTg (6/1997) ban hành quy chế quản lí và sử dụng vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch của Nhà

nước cho các dự án cải tiến và đóng mới các loại tàu đánh bắt cá, tàu dịch vụ

đánh bắt hải sản xa bờ Tháng 1/1998 Chính phủ ra thông tư liên tịch số 7 -

1998/TTLT - BTC - BTS hướng dẫn thực hiện Nghị định 358 - TTg (5/1997) của Thủ tướng Chính phủ về ưu đãi thuế đối với hoạt động khai thác hải sản

ở vùng biển xa bờ

Nhờ các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và sự đầu tư của

Nhà nước về vốn, khoa học, kĩ thuật, tổ chức quản lí cho hoạt động khai thác

hải sản do đó nghề cá từ đánh thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần

bờ đã chuyên dịch thành nghề cá cơ giới, gắn khai thác ở vùng ven bờ với

tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, bảo đảm sự én định phát triển nguồn

Trang 37

Các cơ sở chế biến thủy hải sản cũng không ngừng được đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, đóng góp một phan quan trọng vào tổng thu nhập của kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho

hình thành các ngành nghề mới và các loại hình dịch vụ phát triển, thu hút

nhiều lao động dư thừa trong nông thôn, nâng cao thu nhập cho các ngư dân Thực hiện chủ trương về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đảng ta

đã xác định phương hướng chỉ đạo cơ bản là thực hiện CNH, HĐH, hợp tác

hóa, dân chủ hóa, khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai, nguồn lực dồi dào

cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và đây mạnh cơng tác quản lí, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc

Sau Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII

(12/1997), Chính phủ ra Chỉ thị số 10/1998/CT - TTg (2/1998), Chỉ thị nhiệm

vụ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đây mạnh hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình, các tổ hợp tác vay vốn đề phát triển sản xuất

Nhờ hệ thống chính sách đối mới trên, đã thúc đấy sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trưởng, các ngành sản xuất nơng nghiệp hàng hóa được

hình thành và phát triển, an ninh lương thực được đảm bảo tốt hơn Do đó,

năm 1998 mặc dù thiên tai xảy ra ở một số vùng, gây hậu quả nặng nề tới đời sống của nhân dân song những kết quả đạt được của nông nghiệp và kinh tế

nông thơn đã góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, đời

sông của nhân dân, nhất là các vùng dân cư nông thôn vẫn được đảm bảo

Trên cơ sở đánh giá tình hình về kinh tế, xã hội những năm qua và dự báo diễn biến thuận lợi, khó khăn trong thời gian tới, Nghị quyết số 06 -

NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (11/1998) về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn đã xác định hệ thơng chính sách và những phương hướng lớn, nhằm chỉ đạo cho CNH, HĐH nông

Trang 38

nghiệp, nông thơn phát triển như chính sách đối với các thành phần kinh tế Trong đó khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế hộ gia đình trong quá trình

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích các hình thức kinh tế trang trại phát triển, thực hiện liên kết với kinh tế hộ và các thành phần kinh tế khác

để mớ rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Thực hiện Nghị quyết số 06 - NQ/TW của Bộ chính trị, Nhà nước tăng

cường vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp ngày càng cao hơn trước, năm 1999 tăng gần 60% so với năm 1998 Đồng thời Quốc hội thông qua Luật đất đai sửa đối bổ sung (12/1998) về một số điều khoản của Luật đất đai năm 1993 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí, Nhà

nước giao hoặc thuê đất đối với các tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình và cá

nhân sử dụng ôn định lâu dài, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có

quyền chuyên nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất

Nội dung cơ bản của Luật đất đai sửa đổi và bổ sung đã quy định cụ thể và phù hợp với thực tiễn của sản xuất nông nghiệp, bảo đám quyền và lợi ích

hợp pháp của người sử dụng đất, tạo điều kiện để cho họ yên tâm đầu tư đạt

hiệu quả cao, thúc đây sản xuất phát triển Do đó đến năm 2000 có 8000 xã tiến hành giao đất nông nghiệp sử dụng ôn định lâu dai cho 7,8 triệu hộ nông

dân với diện tích 573 triệu ha; 6.385 xã, phường thực hiện cấp 7.551.374 giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất cho 7.553.845 ha đất nông nghiệp chiếm 56% tổng diện tích đất nông nghiệp và 2,1 triệu ha đất lâm nghiệp [3, tr.97]

Tháng 2/2000, Chính phủ ra Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP về kinh (ế

Trang 39

ăn quả, cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo vệ cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái, chống thiên tai, tạo điều kiện cho các vùng nông nghiệp và khu dân cư nơng thơn an tồn đề đây mạnh sản xuất

Để khai thác đất đai ngày càng hiệu quả hơn, tháng 6/2000 Chính phủ

ra Nghị quyết số 09 cho phép vùng trồng lúa và các loại cây hoa màu có hiệu quả kinh tế thấp, chuyển sang sản xuất các loại sản phâm khác Triển khai Nghị quyết số 09, nông dân ở nhiều vùng nông thơn đã tích cực chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây ăn quả, cây hoa màu phù hợp với

điều kiện tự nhiên của từng khu vực Một số tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ và

một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Hồng như: Thái Bình, Hải Dương, Nam

Định, Hải Phòng Các hộ nông dân chuyển vùng lúa chiêm trũng sang nuôi

tôm, cá ba tra, ba ba, thu nhập khá hơn nhiều so với trước

Trong sản xuất lâm nghiệp, ngành lâm nghiệp tiến hành phân chia và từng bước xây dựng hệ thống ba loại rừng: rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất Công tác quản lí, bảo vệ và phát triển rừng được cấp Uý, Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo và các tổ chức tập thể, cá nhân, hộ gia đình tích cực tham gia nên đạt nhiều tiến bộ, khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng to lớn rừng và đất rừng, bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đời sống của các đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, ven

biển, hải đảo

Để khai thác và phát triển có hiệu quá hơn về kinh tế rừng trong thời kì

đây mạnh CNH, HĐH, ngành lâm nghiệp đã từng bước hoàn thiện toàn bộ hệ thống đào tạo chuyên nghiệp, đào tạo được số lượng càng lớn, phục vụ cho

phát triển kinh tế rừng Qua sơ kết 4 năm thực hiện dự án phát triển kinh tế

rừng (1997 - 2000), công tác trồng rừng đã có những bước phát triển tiến bộ, tiến hành khoán, giao rừng cho nhiều thành phần kinh tế khác nhau, quản lí và

bảo vệ được hàng triệu ha rừng

Trang 40

* Trong lĩnh vực ƠNH, HDH nông thôn

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (12/1996), xác định nhiệm vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là: nhanh chóng áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật để phát triển các ngành công nghiệp, dịch

vu Day manh chuyén dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu hoạt động trong nông thôn,

xây dựng các cụm mơ hình làng sinh thái, giải quyết nước sạch, chăm lo đời

sống sinh hoạt cho các vùng dân cư và đây mạnh thực hiện vệ sinh môi

trường ở nông thôn

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (12/1997) đã cụ thể hóa và điều chỉnh về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch

đầu tư theo hướng gắn nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ Đồng thời đưa ra

phương hướng và chỉ đạo quy hoạch các vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa

tập trung, nhất là với ngành trồng trọt và chăn nuôi, gắn với phát triển nhanh, mạnh, vững chắc sản xuất nông nghiệp với các ngành công nghiệp Trước hết phải là công nghiệp chế biến nông sản, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và khu vực

Thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã xác định nhiều giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sán xuất phát triển, thực hiện đa dạng hóa kinh tế nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường diễn ra trên phạm vi cả nước Các vùng nông thôn nằm sát với đô thị, các khu vực công nghiệp và các vùng có nhiều ngành nghề truyền thống, vùng sản xuất tập trung, dưới

sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền địa phương đã thúc đây chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn làm cho tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng tăng lên theo chiều hướng tích cực, tỉ trọng của các ngành sản xuất nông nghiệp giảm dần trong cơ cấu chung của

kinh tế nông thôn, tiêu biểu như khu vực Đông Nam Bộ, Thành Phó Hồ Chí

Ngày đăng: 08/10/2014, 02:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN