Các thao tác với chuột - move: di chuyển chuột trên mặt phẳng, con trỏ chuột sẽ được di chuyển tương ứng trên màn hình - click: nhấp chuột trái hoặc phải1 lần mà không di chuyển chuột
Trang 1TÀI LIỆU HỌC TẬP
TIN HỌC NGHỀ 11
Tổ Tin học
Họ và tên: Lớp:
NĂM HỌC 2014-2015
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT ĐA PHƯỚC
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Học nghề phổ thông là một trong những nội dung bắt buộc dành cho học sinh lớp 11 Việc thi lấy chứng chỉ nghề phổ thông sẽ giúp học sinh được cộng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT: loại Giỏi được cộng 2 điểm, loại Khá được cộng 1.5 điểm và loại Trung bình được cộng 1 điểm
Cuốn tài liệu này được biên soạn bởi các giáo viên trong tổ Tin học của trường THPT Đa Phước nhằm mục đích giúp học sinh hệ thống một cách căn bản các kiến thức cần đạt được để có một kết quả tốt nhất Tài liệu gồm 4 chương: WINDOWS – WORD – EXCEL – MẠNG
MÁY TÍNH với 26 bài lý thuyết (được tổ chức theo dạng
đề mục để học sinh dễ tra cứu và dễ học, chẳng hạn mục 1.1 nghĩa là mục 1 của bài 1, mục 1.2 nghĩa là mục
2 của bài 1…) và 35 bài tập và thực hành theo hệ thống
từ WINDOWS đến WORD và cuối cùng là EXCEL Ngoài
ra, sau mỗi phần đều có câu hỏi trắc nghiệm ôn tập để học sinh củng cố kiến thức Phần cuối cùng của tài liệu
là các đề thi lý thuyết và thực hành của các năm trước giúp học sinh làm quen với bố cục đề thi để khi làm bài thi thực sự sẽ tốt hơn
Mặc dù đã dày công biên soạn nhưng không thể nào tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các em
để cuốn tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn
CHÚC CÁC EM ĐẠT KẾT QUẢ THI NGHỀ CAO NHẤT
Tổ Tin học – THPT ĐA PHƯỚC
totindaphuoc@gmail.com
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG I MICROSOFT WINDOWS XP 10
§1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ SỞ 10
1.1 Lịch sử phát triển các hệ điều hành Windows 10
1.2 Một số khái niệm (thuật ngữ) 10
1.2.1 Desktop 10
1.2.2 Taskbar 10
1.2.3 Shortcut 11
1.2.4 Các thao tác với chuột 11
1.2.5 Context Menu (thực đơn ngữ cảnh) 11
§2 LÀM QUEN VỚI WINDOWS XP 12
2.1 Khởi động và thoát khỏi Windows XP 12
2.1.1 Khởi động 12
2.1.2 Các chế độ thoát khỏi Windows 12
2.2 Làm việc với cửa sổ 12
2.2.1 Các thành phần chính của cửa sổ 12
2.2.2 Mở cửa sổ 13
2.2.3 Đóng cửa sổ 13
2.2.4 Di chuyển cửa sổ 13
2.2.5 Điều chỉnh kích thước cửa sổ 13
2.2.6 Chuyển đổi cửa sổ làm việc 13
2.3 Làm việc với màn hình Desktop 14
2.3.1 Sắp xếp các biểu tượng 14
2.3.2 Tạo shortcut 14
2.3.3 Recycle Bin 15
2.4 Một số chương trình và thao tác thường dùng trong Windows 16
2.4.1 Run 16
2.4.2 Windows Explorer 16
2.4.3 Calculator 17
2.4.4 Search 17
2.4.5 Notepad 17
2.4.6 Wordpad 18
2.4.7 Paint 18
2.4.8 Print Screen (chụp màn hình) 18
2.4.9 System Tools 18
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 1 19
§3 LÀM VIỆC VỚI TẬP TIN VÀ THƯ MỤC 20
3.1 Xem cấu trúc cây thư mục 20
3.2 Xem nội dung thư mục 20
3.3 Thay đổi kiểu hiển thị đối tượng 20
3.4 Xem thuộc tính của đối tượng 20
3.5 Chọn đối tượng 20
3.6 Tạo đối tượng mới 20
3.6.1 Tạo thư mục mới 20
3.6.2 Tạo tập tin mới 20
3.7 Đổi tên đối tượng 20
3.8 Sao chép đối tượng 21
3.9 Di chuyển đối tượng 21
3.10 Xoá đối tượng 21
3.11 Hiển thị phần mở rộng (phần đuôi) của tập tin 21
3.12 Hiển thị tập tin, thư mục bị ẩn 21
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 2 22
§4 LÀM VIỆC VỚI CONTROL PANEL 22
4.1 Khởi động 22
4.2 Thay đổi thuộc tính màn hình nền 23
4.3 Thiết đặt các thông số khu vực 23
4.4 Cài đặt máy in 24
4.5 Cài đặt/Gỡ bỏ chương trình 24
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 3 24
MỘT SỐ TỔ HỢP PHÍM TẮT TRONG WINDOWS 25
Trang 6BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 4 26
TRẮC NGHIỆM WINDOWS XP 27
CHƯƠNG II MICROSOFT WORD 2003 29
§6 QUY ƯỚC SOẠN THẢO VĂN BẢN 29
6.1 Quy ước gõ văn bản 29
6.2 Chữ Việt trong soạn thảo văn bản 29
6.2.1 Gõ chữ Việt 29
6.2.2 Quy ước gõ chữ Việt 29
6.2.3 Kiểu gõ chữ Việt 30
§7 LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD 30
7.1 Khởi động Word 30
7.2 Các thành phần chính 30
7.2.1 Thanh tiêu đề (Title Bar) 30
7.2.2 Thanh thực đơn (Menu Bar) 30
7.2.3 Các thanh công cụ (Toolbars) thường dùng 31
7.2.4 Thanh cuộn ngang/dọc (Scroll bar) 31
7.2.5 Thanh trạng thái (Status bar) 31
7.3 Một số tùy chỉnh 31
7.3.1 Chỉnh đơn vị đo 31
7.3.2 Loại bỏ khung khi chèn hình Autoshapes 31
7.3.3 Kiểm lỗi chính tả 32
7.4 Soạn thảo và biên tập văn bản 32
7.4.1 Gõ văn bản 32
7.4.1 Tạo văn bản mới 32
7.4.2 Mở văn bản đã có 32
7.4.3 Lưu văn bản 32
7.4.4 Lưu văn bản với tên khác 33
7.4.5 Các thao tác biên tập văn bản 33
7.4.6 Đóng văn bản 33
7.4.7 Thoát khỏi Word 33
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 5 34
§8 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 35
8.1 Định dạng kí tự 35
8.2 Định dạng đoạn 36
8.3 Định dạng trang 36
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 6 37
§9 LÀM VIỆC VỚI BẢNG (TABLE) 39
9.1 Tạo bảng 39
9.2 Thao tác với bảng 39
9.3 Tô màu nền và kẻ đường viền, đường lưới 39
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 7 40
§10 TAB VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 42
10.1 Giới thiệu Tab và Tab stop 42
10.2 Các kiểu Tab 42
10.3 Tạo Tab 42
10.3.1 Tạo Tab đơn giản (Tab khoảng trắng – không kèm Leader) 42
10.3.2 Tạo Tab phức tạp (có kèm theo Leader như dấu chấm, gạch ngang…) 43
10.4 Chỉnh sửa Tab 43
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 8 44
§11 MỘT SỐ CHỨC NĂNG SOẠN THẢO NÂNG CAO 46
11.1 Định dạng kiểu danh sách 46
11.2 Tạo chữ cái lớn đầu đoạn (Drop Cap) 46
11.3 Định dạng cột 46
11.4 Đóng khung và tô màu nền văn bản 47
11.5 Sao chép định dạng 48
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 9 48
§12 CHÈN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT 52
12.1 Ngắt trang 52
12.2 Đánh số trang 52
12.3 Chèn tiêu đề trang 52
12.4 Chèn kí tự đặc biệt 52
12.5 Chèn hình ảnh 53
Trang 712.7 Chèn Text Box 54
12.8 Chèn WordArt 55
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10 57
§13 CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO 59
13.1 Tìm kiếm và thay thế 59
13.1.1 Tìm kiếm 59
13.1.2 Thay thế 59
13.1.3 Tìm và thay thế chính xác hơn 59
13.1.4 Tìm theo định dạng và tìm kí tự đặc biệt 59
13.2 Gõ tắt và sửa lỗi 60
13.3 Bảo vệ văn bản 60
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 11 60
§14 KIỂU VÀ SỬ DỤNG KIỂU (STYLES) 61
14.1 Khái niệm về kiểu 61
14.2 Phân loại kiểu 61
14.3 Sử dụng kiểu 61
14.4 Lợi ích sử dụng kiểu 61
14.5 Định dạng theo kiểu và định dạng trực tiếp 61
14.6 Một số kiểu thường dùng 61
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 12 61
§15 CHUẨN BỊ IN VÀ IN VĂN BẢN 62
15.1 Định dạng trang in 62
15.2 Xem trước khi in 62
15.2 In văn bản 62
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 13 62
MỘT SỐ TỔ HỢP PHÍM TẮT TRONG WORD 63
§16 BÀI TẬP TỔNG HỢP 64
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 14 64
TRẮC NGHIỆM MS WORD 2003 71
CHƯƠNG III MICROSOFT EXCEL 2003 74
§17 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 74
17.1 Khởi động Excel 74
17.2 Màn hình làm việc 74
17.3 Các thành phần chính trên trang tính 74
17.4 Các thành phần khác 75
17.5 Một số tùy chỉnh giao diện 75
§18 DỮ LIỆU TRÊN BẢNG TÍNH 76
18.1 Các kiểu dữ liệu 76
18.1.1 Kiểu số 76
18.1.2 Kiểu chuỗi 76
18.1.3 Kiểu công thức 76
18.2 Các thao tác trên ô/vùng 77
18.2.1 Chọn ô 77
18.2.2 Chọn nhiều hàng/cột 77
§19 THAO TÁC VỚI DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH 78
19.1 Nhập dữ liệu 78
19.2 Chỉnh sửa dữ liệu 78
19.3 Các loại địa chỉ 78
19.3.1 Địa chỉ tương đối 78
19.3.2 Địa chỉ tuyệt đối 78
19.3.3 Địa chỉ hỗn hợp 78
19.3.4 Cách chuyển đổi qua lại giữa các địa chỉ 78
19.3.5 Địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối trong sao chép công thức 78
19.4 Xử lí dữ liệu 79
19.4.1 Xóa dữ liệu trong ô 79
19.4.2 Sao chép, di chuyển dữ liệu 79
Sao chép đặc biệt 79
19.4.3 Điền dữ liệu tự động 80
§20 ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH 80
20.1 Xử lí cột, hàng và ô 80
20.1.1 Thay đổi độ rộng cột 80
Trang 820.1.3 Chèn hàng/cột 80
20.1.4 Chèn ô mới (rỗng) 81
20.1.5 Chèn nội dung vào giữa các ô đã có dữ liệu 81
20.1.6 Xóa ô 81
20.1.7 Xóa hàng, cột 81
20.1.8 Đặt tên ô/khối ô 81
20.2 Định dạng worksheet 82
20.3 Làm việc với worksheet (sheet) và workbook (book) 83
20.3.1 Chèn sheet mới 83
20.3.2 Di chuyển/sao chép sheet 83
20.3.3 Xóa sheet 83
§21 SỬ DỤNG HÀM 84
21.1 Tổng quát 84
21.2 Cú pháp hàm 84
21.3 Cách nhập hàm 84
21.3.1 Nhập từ bàn phím (phải nhớ chính xác tên hàm) 84
21.3.2 Nhập từ bảng liệt kê hàm (không cần nhớ chính xác tên hàm) 84
§22 MỘT SỐ HÀM THÔNG DỤNG 85
22.1 Nhóm hàm SỐ (ABS, SQRT, INT, MOD, ROUND, SUM, PRODUCT, AVERAGE, MIN, MAX, RANK) 86
22.2 Nhóm hàm ĐẾM, THỐNG KÊ (COUNT, COUNTA, COUNTIF, SUMIF…) 87
22.3 Nhóm hàm CHUỖI (LEFT, RIGHT, MID, UPPER, LOWER, PROPER, TRIM, LEN, CONCATENATE) 88
22.4 Nhóm hàm NGÀY GIỜ (NOW, TODAY, DATE, YEAR, MONTH, DAY, HOUR, MINUTE, SECOND) 89
22.5 Nhóm hàm CHUYỂN ĐỔI KIỂU (VALUE, N, DATEVALUE) 90
22.5 Nhóm hàm LOGIC (AND, OR, NOT, IF) 90
22.6 Nhóm hàm DÒ TÌM (VLOOKUP, HLOOKUP) 91
§23 SẮP XẾP DỮ LIỆU 93
23.1 Sắp xếp theo nội dung của một cột 93
23.2 Sắp xếp theo nội dung của nhiều cột 93
§24 TRÍCH LỌC DỮ LIỆU 94
24.1 Chức năng Autofilter 94
24.2 Chức năng Advanced Filter .95
MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP TRONG EXCEL 96
BÀI TẬP THỰC HÀNH EXCEL 97
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 15 97
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 16 (BaiTH16.XLS) 98
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 17 (BaiTH17.XLS) 99
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 18 (BaiTH18.XLS) 100
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 19 (BaiTH19.XLS) 100
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 20 (BaiTH20.XLS) 101
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 21 (BaiTH21.XLS) 102
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 22 (BaiTH22.XLS) 103
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 23 (BaiTH23.XLS) 104
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 24 (BaiTH24.XLS) 105
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 25 (BaiTH25.XLS) 105
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 26 (BaiTH26.XLS) 106
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 27 (BaiTH27.XLS) 106
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 28 (BaiTH28.XLS) 107
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 29 (BaiTH29.XLS) 107
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 30 (BaiTH30.XLS) 108
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 31 (BaiTH31.XLS) 109
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 32 (BaiTH32.XLS) 109
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 33 (BaiTH33.XLS) 110
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 34 (BaiTH34.XLS) 110
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 35 (BaiTH35.XLS) 111
TRẮC NGHIỆM MS EXCEL 2003 112
CHƯƠNG IV MẠNG MÁY TÍNH 115
§25 CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN 115
25.1 Khái niệm mạng máy tính 115
Trang 925.3 Phân loại mạng máy tính 115
§26 MẠNG CỤC BỘ (LAN) 115
26.1 Khái niệm mạng cục bộ 115
26.2 Kết nối trong mạng cục bộ 115
TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP 116
ĐỀ THI LÝ THUYẾT NĂM 2011 123
ĐỀ THI LÝ THUYẾT NĂM 2012 126
ĐỀ THI LÝ THUYẾT NĂM 2013 129
ĐỀ THI LÝ THUYẾT NĂM 2014 132
ĐỀ THI THỰC HÀNH NĂM 2013 (2014 TƯƠNG TỰ) 136
Trang 10CHƯƠNG I MICROSOFT WINDOWS XP
1.1 Lịch sử phát triển các hệ điều hành Windows
1975-1981 MS-DOS (tháng 6-1980)
- Năm 1975, Bill Gates và Paul Allen hợp tác hình thành Microsoft (MS), bắt đầu giai đoạn sơ khai phát triển HĐH cho máy IBM
- MS-DOS là viết tắt của Microsoft Disk Operating System
- Một số phiên bản Windows có kèm theo bản Service Pack (viết tắt là SP) để vá lỗi
sau một thời gian ra đời, ví dụ: Windows
2001–2005 Windows XP, Windows Server 2003
2006–2008 Windows Vista, Windows Server 2008
2013 Windows 8.1
Nguồn tham khảo : http://windows.microsoft.com/en-us/windows/history
1.2 Một số khái niệm (thuật ngữ)
1.2.1 Desktop
Desktop là màn hình nền của Windows, trên đó ta có thể bố trí các biểu tượng chương trình Mặc định khi mới cài Windows XP, chỉ có biểu tượng duy nhất là Recycle Bin (thùng rác chứa những dữ liệu trong đĩa cứng đã bị xóa có thể phục hồi)
1.2.2 Taskbar
Taskbar là thanh tác vụ (còn gọi là thanh công việc), thường nằm ở cạnh dưới màn hình Desktop (ta
có thể di chuyển taskbar đến các cạnh khác của màn hình nếu muốn) Trên taskbar gồm có:
+ Start: nút này chứa menu giúp ta khởi động các chương trình, chuyển đổi account, tắt
máy Để khởi động Start menu, ta nhấp trái vào nút Start, hoặc nhấn phím , hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Esc
+ Quick Launch (QL): nằm ngay bên phải nút Start, chứa biểu tượng các chương trình giúp
ta truy xuất nhanh đến chương trình mong muốn Để thêm chương trình vào QL, ta chỉ cần kéo thả shortcut vào thanh này
+ System Tray (khay hệ thống): nằm ở góc phải, đây là nơi hiển thị thời gian, loa và các biểu
tượng của một số chương trình
* Lưu ý: Để trở về màn hình Desktop bất cứ lúc nào, ta chỉ cần nhấn tổ hợp phím + D
Nếu QL không hiển thị, ta nhấp phải vào taskbar, chọn Toolbars > Quick Launch
Trang 111.2.3 Shortcut
Shortcut là biểu tượng để truy xuất nhanh đến các đối tượng như chương trình, thư mục, tập tin… Khi nhìn vào shortcut, ta sẽ thấy mũi tên nhỏ ở góc trái dưới Thông tin chi tiết về shortcut sẽ được trình bày ở bài 2
1.2.4 Các thao tác với chuột
- move: di chuyển chuột trên mặt phẳng, con trỏ chuột sẽ được di chuyển tương ứng trên màn hình
- click: nhấp chuột (trái hoặc phải)1 lần mà không di chuyển chuột
- double-click: nhấp chuột 2 lần liên tiếp, thường là chuột trái
- drag and drop (thường gọi tắt là drag): nhấp giữ chuột (trái hoặc phải) vào đối tượng, di chuyển
đến một vị trí mới rồi thả tay, thường dùng để di chuyển hoặc sao chép (kết hợp với phím Ctrl
1.2.5 Context Menu (thực đơn ngữ cảnh)
Context Menu (CM) là menu xuất hiện khi nhấp chuột phải (hoặc nhấn tổ hợp phím Shift + F10) Sở
dĩ menu này gọi là ngữ cảnh bởi vì menu này sẽ chứa các lệnh khác nhau khi chúng ta đang làm việc với các đối tượng khác nhau, chẳng hạn:
Trang 122.1 Khởi động và thoát khỏi Windows XP
2.1.1 Khởi động
Nhấn nút nguồn (Power) và chờ đến khi màn hình Desktop xuất hiện Nếu máy có nhiều tài khoản (account) mà chưa đặt tài khoản mặc định thì phải chọn tài khoản để đăng nhập vào Windows
2.1.2 Các chế độ thoát khỏi Windows
- Turn off / Shut down (thoát khỏi HĐH và tắt máy): HĐH sẽ lưu lại toàn bộ trạng thái hệ thống,
ngắt các kết nối, và thoát khỏi Windows đồng thời tắt nguồn (đối với các máy đời mới)
- Stand by (tạm ngưng - các phiên bản Windows từ Vista về sau được thay bằng chữ Sleep): ở chế
độ này, HĐH sẽ tắt màn hình, ổ cứng và các thiết bị khác nhưng vẫn duy trì nguồn năng lượng cho RAM Thời gian phục hồi trạng thái này khoảng 2 giây (tùy cấu hình máy) Chú ý lưu các công việc
đang làm trước khi chọn Stand by
- Hibernate (ngủ đông): ở chế độ này, HĐH sẽ lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời vào ổ
cứng dưới dạng nén; khi mở lại máy, nó sẽ phục hồi lại trạng thái trước đó, thời gian khoảng 20-30
giây Để hiển thị chế độ này, nhấn giữ Shift (nó sẽ thay thế chỗ Stand by)
- Restart (khởi động lại): thoát khỏi HĐH và khởi động lại máy, thường dùng khi mới cài đặt phần
mềm liên quan đến hệ thống
- Log off: thoát khỏi account hiện hành, thường sử dụng với máy tính có nhiều account
- Switch user: chuyển sang account khác (đối với máy có nhiều account)
2.2 Làm việc với cửa sổ
2.2.1 Các thành phần chính của cửa sổ
- Thanh tiêu đề (Title bar): thanh nằm trên cùng, thường chứa tên của chương trình và ở góc phải
lần lượt có 3 nút: Minimize (thu nhỏ cửa sổ xuống Taskbar), Maximize (phóng to cửa sổ hết màn hình hoặc thu nhỏ về kích thước trước đó) và Close (đóng cửa sổ)
- Thanh thực đơn (Menu bar): thường nằm ngay bên dưới thanh tiêu đề
- Thanh công cụ (Toolbar): có nhiều loại thanh công cụ, thường dùng nhất là thanh công cụ chuẩn
- Thanh cuộn (Scroll bar): ngang và dọc, dùng để cuộn cửa sổ khi màn hình không hiển thị hết nội
Trang 132.2.2 Mở cửa sổ
Có nhiều cách để mở một cửa sổ, tùy theo chương trình
C1: Vào Start ( All Programs) chọn chương trình muốn mở
VD: Để khởi động Word 2003, ta nhấp Start All Programs Microsoft Office Microsoft Office Word 2003
C2: Nhấp đúp vào biểu tượng chương trình trên Desktop, hoặc Quick Launch, v.v
C3: Vào Start Run… (hoặc nhấn + R) gõ đường dẫn đến chương trình hoặc tên viết tắt của chương trình OK (hoặc nhấn Enter)
VD: Xem ở mục 2.4.1
C4: Duyệt đến file nào đó rồi mở nó, chương trình mặc định tương ứng sẽ được mở
VD: Mở một file văn bản, chương trình Word sẽ được khởi động; Mở một file mp3, chương trình nghe nhạc sẽ được khởi động
2.2.3 Đóng cửa sổ
C1: Nhấp nút (màu đỏ ở góc phải thanh tiêu đề)
C2: Nhấp phải vào thanh tiêu đề của cửa sổ và chọn Close
C3: Nhấp phải vào tên chương trình ở taskbar chọn Close
C4: Nhấp đúp vào biểu tượng chương trình (ở góc trái thanh tiêu đề)
C5: Nhấn Alt + F4 khi đang làm việc với cửa sổ
2.2.4 Di chuyển cửa sổ
Thu nhỏ cửa sổ lại (nhấp nút Maximize nếu cửa sổ đang hiển thị toàn màn hình), sau đó giữ chuột trái trên thanh tiêu đề của cửa sổ và kéo đến di chuyển đến nơi mong muốn rồi thả chuột ra
2.2.5 Điều chỉnh kích thước cửa sổ
- Phóng lớn cửa sổ toàn màn hình hoặc thu nhỏ cửa sổ về kích thước trước đó: nhấp nút Maximize hoặc nhấp đúp vào thanh tiêu đề
- Điều chỉnh kích thước cửa sổ như ý muốn: thu nhỏ cửa sổ, sau đó di chuyển chuột đến các cạnh dọc, ngang hoặc các góc của cửa sổ, khi nào thấy xuất hiện mũi tên 2 chiều thì drag chuột trái
2.2.6 Chuyển đổi cửa sổ làm việc
C1: Nhấp vào biểu tượng chương trình trên taskbar
Nhấp đúp
Trang 14 C3: Nhấn tổ hợp phím Alt + Tab (giữ phím Alt và nhấn Tab để chọn chương trình muốn kích hoạt)
2.3 Làm việc với màn hình Desktop
2.3.1 Sắp xếp các biểu tượng
B1: Nhấp phải vào vùng trống, chọn Arrange Icons By
B2: Ở menu hiện ra, chọn mục tương ứng theo bảng sau:
Name Sắp xếp các biểu tượng theo tên từ a đến z
Size Sắp xếp các biểu tượng theo kích thước file
Type Sắp xếp các biểu tượng theo kiểu file (đuôi file)
Modified Sắp xếp các biểu tượng theo thời gian chỉnh sửa
Auto Arrange Sắp xếp (tự động) các biểu tượng theo cột dọc cạnh trái của màn hình
Align to Grid Đặt các biểu tượng vào các ô lưới (không nhìn thấy) để giữ cho chúng thẳng
hàng với nhau (mặc định được chọn)
Có nhiều cách tạo shortcut tại Desktop như sau:
C1: Duyệt đến đối tượng, sau đó giữ chuột phải vào nó và kéo thả ra Desktop, rồi chọn Create
Shortcuts Here
Trang 15C2: Duyệt đến đối tượng, sau đó giữ chuột trái vào nó, giữ phím Alt và kéo thả ra Desktop
C3: Duyệt đến đối tượng, nhấp chuột phải vào nó và chọn Send to > Desktop (create shortcut)
C4: Gồm 3 bước như sau
B1: Nhấp chuột phải vào phần trống trên Desktop, chọn New và chọn Shortcut
B2: Ở hộp thoại Create Shortcut hiện ra, ta gõ đường dẫn đến đối tượng (đặt trong dấu nháy kép) hoặc nhấp nút Browse để duyệt đến đối tượng và nhấp OK, sau đó nhấp Next để tiếp tục
B3: Ở hộp thoại tiếp theo hiện ra, có thể đặt lại tên cho Shortcut nếu muốn, và nhấp Finish để hoàn tất
2.3.3 Recycle Bin
Đây là nơi chứa các đối tượng đã bị xóa trong đĩa cứng
Để phục hồi, ta mở Recycle Bin, rồi thực hiện một trong các cách sau:
C1: Nhấp phải vào đối tượng, chọn Restore
Trang 16C2: Chọn đối tượng rồi vào File > Restore
C3: Chọn đối tượng rồi nhấp “Restore this item” ở khung bên trái
Lưu ý:
- Đối tượng sẽ được phục hồi lại ở nơi đã xóa nó
- Muốn làm sạch sọt rác (xoá toàn bộ), nhấp “Empty the Recycle Bin” Muốn khôi phục toàn bộ các đối tượng đã xoá, chọn “Restore all items”
2.4 Một số chương trình và thao tác thường dùng trong Windows
TÊN CHƯƠNG TRÌNH TỪ GÕ TẮT TRONG RUN
(không phân biệt chữ hoa và chữ thường)
Add or Remove Programs appwiz.cpl
Display Properties desk.cpl
Regional and Language Options intl.cpl
Time and Date Properties timedate.cpl
Giải thích bảng trên: VD để khởi động MS Word, ta vào Run và gõ winword rồi nhấn Enter
2.4.2 Windows Explorer
Windows tổ chức thông tin dưới dạng cây thư mục, nghĩa là trong thư mục có thể chứa thư mục con, chứa file hoặc không chứa gì cả (thư mục rỗng)
Để khởi động chương trình Windows Explorer, có các cách sau:
C1: Vào Start > All Programs > Accessories > Windows Explorer
C2: Vào Run, gõ explorer và nhấn Enter
Trang 172.4.3 Calculator
Để khởi động chương trình Calculator, có các cách sau:
C1: Vào Run , gõ calc và nhấn Enter
C2: Vào Start > All Programs > Accessories > Calculator
Mặc định khi mới khởi động, Calculator hiển thị ở chế độ Standard để tính các phép tính đơn giản
Để tính các phép phức tạp hơn như lũy thừa, sin, cos… ta vào View > Scientific (xem hình)
2.4.4 Search
Khi cần tìm kiếm đối tượng nào đó trong Windows, ta sử dụng chức năng Search
Để khởi động chức năng Search, có các cách sau:
C1: Nhấn + F
C2: Vào Start > Search…
C3: Tại Desktop, nhấn F3
Sau đó, ở khung bên trái:
- Chọn đối tượng cần tìm kiếm, chẳng hạn: Pictures, music, or video (để tìm hình, nhạc, phim), Documents (để tìm văn bản, bảng tính…), All files or folders (để tìm toàn bộ tập tin và thư mục - không phân biệt
loại)…
- Tiếp theo:
+ Mục All or part of the file name: gõ tên đầy đủ hoặc một phần tên
file
+ Mục Look in: Chọn ổ đĩa hoặc thư mục cần tìm (VD: Để tìm trong
toàn bộ máy, chọn My Computer) + Nhấp nút Search hoặc nhấn Enter để bắt đầu tìm
- Kết quả tìm thấy sẽ được hiện ở khung bên phải
Lưu ý: Ở mục All or part of the file name, ta có thể sử dụng các kí tự
đại diện (kí tự ? đại diện cho một kí tự bất kỳ, kí tự * đại diện cho một
tập kí tự) VD: Ta cần tìm tất cả các file word có tên bắt đầu bằng 11,
ta gõ như sau: 11*.doc
2.4.5 Notepad
Đây là chương trình thường xuyên được sử dụng để ghi chú những nội dung cần thiết
C1: Vào Start > All Programs > Accessories > Notepad
C2: Vào Run… Gõ notepad và nhấn Enter
C3: Nhấp phải vào vùng trống tại Desktop hoặc cửa sổ thư mục nào đó, rồi chọn New > Text Document Khi đó, một file txt rỗng sẽ được tạo ra, ta mở file này ra thì chương trình Notepad
sẽ được khởi động
Ghi chú: Để gõ tiếng Việt có dấu trong Notepad, ta cần chọn font chữ phù hợp (VD: chọn font Arial
với bảng mã Unicode) Sau khi gõ xong, ta vào File > Save As… Gõ tên file cần lưu (mục File name),
rồi ở mục Encoding: chọn Unicode (mặc định ANSI được chọn) Nhấp OK
Trang 182.4.6 Wordpad
Wordpad có chức năng định dạng văn bản cao cấp hơn Notepad, cách khởi động tương tự Notepad
2.4.7 Paint
Đây là chương trình vẽ hình và chỉnh sửa hình ảnh đơn giản nhất
Để khởi động chương trình Paint, có các cách sau:
C1: Vào Start > All Programs > Accessories > Paint
C2: Vào Run…, gõ mspaint và nhấn Enter
C3: Tại Desktop, nhấp đúp vào shortcut của Paint (nếu có)
2.4.8 Print Screen (chụp màn hình)
Để chụp màn hình hoặc cửa sổ, ta có thể sử dụng công cụ hoặc phần mềm hỗ trợ (chẳng hạn, với Windows 7, ta sử dụng chương trình Snipping Tool) Ưu điểm của phần mềm là dễ dàng có được phần hình mà mình mong muốn Tuy nhiên, nếu chưa có phần mềm hỗ trợ, ta có thể dùng tạm chức năng chụp lại màn hình hoặc chụp cửa sổ (hộp thoại) nào đó của Windows, rồi sử dụng Paint để cắt hình
- Để chụp toàn bộ màn hình: nhấn phím Print Screen (thường nằm bên phải phím F12)
- Để chụp cửa sổ: nhấp chuột vào thanh tiêu đề của cửa sổ, nhấn tổ hợp phím Alt + Print Screen
Sau khi thực hiện một trong hai thao tác trên, phần hình đã được đưa vào bộ nhớ đệm (giống như đã thực hiện thao tác Copy)
- Nếu muốn sử dụng hình luôn (không chỉnh sửa gì thêm), ta chỉ cần Paste vào chương trình nào đó, chẳng hạn Paste vào Word
- Nếu chỉ muốn lấy một phần hình, ta thực hiện:
+ Mở Paint và nhấn Ctrl + V (hoặc vào Edit > Paste) để dán hình từ bộ nhớ đệm (trước đó đã
chụp màn hình) vào Paint Tiếp đó, ta sao chép một phần hình: Trong Paint, chọn nút công cụ
Select , kéo thả chuột ở vùng hình muốn chọn và nhấn Ctrl + C
+ Giả sử ta muốn dán phần hình đã sao chép ở trên vào Word: Mở Word, đặt con trỏ tại vị trí muốn chèn hình và nhấn Ctrl + V
2.4.9 System Tools
Phần này chứa một số công cụ hệ thống làm việc với hệ thống
Vào Start > All Programs > Accessories > System Tools > chọn công cụ cần mở
Sau đây giới thiệu vài công cụ thường dùng:
Trang 19- Character Map: chứa các kí tự của nhiều ngôn ngữ khác nhau, ta thường dùng chương trình này
khi cần chèn vào một kí tự đặc biệt nào đó
- Disk Cleanup: dọn dẹp rác (những file không thực sự cần thiết) trong đĩa cứng
- Disk Defragmenter: Chống phân mảnh ổ cứng để máy chạy nhanh hơn
Dùng chương trình Calculator để điền kết quả các phép tính trên rồi lưu lại
4 Khởi động Windows Explorer, chụp cửa sổ màn hình này lại (nhấp chuột lên thanh tiêu đề, sau đó nhấn tổ hợp phím Alt + Print Screen) Khởi động Paint, nhấn Ctrl + V (để dán hình đã chụp) Gõ thêm tên và mã số của mình vào hình (mỗi HS làm một hình), lưu lại hình này ở Desktop với tên là Explorer_MaSo.bmp (bmp là đuôi mặc định khi lưu hình với Paint; MaSo
là mã số của HS), đóng Paint lại
5* Tạo tập tin Locations.txt ở ngoài Desktop
- Khởi động chức năng Search, tìm kiếm 3 tập tin có phần đuôi lần lượt là: ico, doc và xls
- Lưu lại đường dẫn đầy đủ của mỗi tập tin tìm thấy vào tập tin Location.txt đã tạo, mỗi đường dẫn ghi trên một dòng
Trang 203.1 Xem cấu trúc cây thư mục
C1: Thực hiện 2 bước sau:
B1 Mở My Computer
B2 Nhấp nút trên thanh công cụ ở cửa sổ hiện ra
Nhìn ở khung bên trái cửa sổ, ta sẽ thấy cấu trúc cây thư mục
C2: Nhấn + E
3.2 Xem nội dung thư mục
- Nhấp trái vào tên hoặc biểu tượng của thư mục ở khung bên trái, nội dung thư mục sẽ được hiển thị ở khung bên phải, hoặc nhấp đúp vào biểu tượng hoặc tên của thư mục ở khung bên phải
3.3 Thay đổi kiểu hiển thị đối tượng
Vào View (hoặc click biểu tượng nút Views trên thanh công cụ), chọn kiểu hiển thị
tương ứng: Thumbnails, Tiles, Icons, List, Details
3.4 Xem thuộc tính của đối tượng
Các thuộc tính của đối tượng như: ngày tạo, ngày cập nhật (sửa), trạng thái (hidden, read-only…)
Để xem các thuộc tính này, ta mở hộp thoại Properties như sau:
C1: Nhấp phải vào đối tượng, chọn Properties
C2: Chọn đối tượng, nhấn Alt + Enter
C3: Giữ phím Alt và nhấp đúp vào đối tượng
3.5 Chọn đối tượng
Trước khi thực hiện thao tác lên một đối tượng, ta cần chọn (đánh dấu) đối tượng đó
- Chọn một đối tượng: nhấp trái lên đối tượng
- Bỏ chọn: nhấp trái bên ngoài đối tượng
- Chọn nhiều đối tượng liên tiếp nhau: chọn đối tượng đầu, giữ phím Shift, rồi chọn đối tượng cuối
- Chọn nhiều đối tượng không liên tiếp nhau: Giữ phím Ctrl và nhấp trái lần lượt vào đối tượng cần chọn (để bỏ chọn, nhấp lại vào đối tượng)
3.6 Tạo đối tượng mới
3.6.1 Tạo thư mục mới
B1: Mở thư mục muốn tạo thư mục con
B2: Vào File New Folder (hoặc nhấp phải vào vùng trống, chọn New Folder)
B3: Gõ tên mới và nhấn Enter
3.6.2 Tạo tập tin mới
Ngoài việc khởi động CT tương ứng (rồi vào File > New), ta có thể tạo tập tin mới bằng cách tương
tự như cách tạo thư mục, ví dụ: để tạo file word mới, ta nhấp phải vào vùng trống, chọn New > Microsoft Word Document
3.7 Đổi tên đối tượng
C1: Nhấp chuột phải vào đối tượng, chọn Rename, rồi gõ tên mới và nhấn Enter
Trang 21C2: Chọn đối tượng, rồi vào File Rename (hoặc nhấn phím F2), sau đó gõ tên mới và nhấn
Enter
3.8 Sao chép đối tượng
B1: Mở thư mục chứa đối tượng muốn sao chép
B2: C1: Nhấp chuột phải vào đối tượng, chọn Copy
C2: Chọn đối tượng, vào Edit Copy (hoặc nhấp nút Copy trên thanh công cụ, hoặc nhấn Ctrl + C) B3: Mở nơi sao chép đến, vào Edit Paste (hoặc nhấp nút Paste trên thanh công cụ, hoặc nhấn Ctrl + V, hoặc nhấp chuột phải vào vùng trống rồi chọn Paste)
3.9 Di chuyển đối tượng
Tương tự thao tác Copy, ở B2 ta chọn “Cut” thay vì chọn “Copy”
3.10 Xoá đối tượng
B1: C1: Nhấp phải vào đối tượng, chọn Delete
C2: Chọn đối tượng, rồi nhấn phím Delete, hoặc vào File Delete, hoặc nhấn Ctrl + D
B2: Ở hộp thoại hiện ra, chọn Yes để xoá, chọn No nếu không muốn xóa
Lưu ý: Khi xóa bằng cách này, đối tượng chưa được xóa hẳn mà được đưa vào thùng rác (Recycle
Bin) để ta có thể phục hồi sau đó (xem lại mục 2.3.3)
3.11 Hiển thị phần mở rộng (phần đuôi) của tập tin
Trong nhiều trường hợp, ta cần biết đuôi của tập tin (chẳng hạn, để biết tập tin loại gì, hoặc đổi đuôi tập tin thành đuôi khác để giấu loại hoặc để dùng với mục đích nào đó) Mặc định thì đuôi tập tin bị
ẩn (khi đó, lúc đổi tên ta không phải gõ phần đuôi)
Để bật chế độ hiển thị đuôi của tập tin, ta làm như sau:
B1 Mở cửa sổ thư mục bất kỳ
B2 Vào Tools > Folder Options…
B3: Ở hộp thoại hiện ra, chọn thẻ View, và bỏ chọn mục
Rồi nhấp Apply, và nhấp OK
3.12 Hiển thị tập tin, thư mục bị ẩn
Thực hiện lại các bước như trên (mục 3.11) nhưng ở B3, chọn mục Show hidden files or folders
rồi nhấp Apply và OK
Trang 22- MaSo là mã số của mình, ví dụ 28 Nếu một máy có 2
HS thì mỗi HS tạo một file txt, đặt tên theo mã số của mình
- Nội dung trong tập tin MaSo.txt gồm: Họ và tên, mã số
2 Bật chế độ hiển thị phần đuôi của tập tin, và bật chế độ hiển thị tập tin thư mục bị ẩn
3 Tìm kiếm tập tin doc bất kỳ trong ổ đĩa và sao chép nó vào thư mục TH2, rồi sửa tên tập tin đó thành MaSo.doc (trong đó MaSo là mã số của mình)
4 Khởi động Paint, vẽ hình đơn giản, lưu lại với tên file là mã số của mình, đuôi hình tùy ý (bmp, jpg…) tại thư mục TH2
Control Panel là tập hợp các chương trình dùng để cài đặt các thông số hệ thống như cài đặt phần cứng (máy in, chuột, bàn phím ), phần mềm (gỡ bỏ, thêm…)…
4.1 Khởi động
C1: Vào Start > Control Panel hoặc Start > Settings > Control Panel (tùy chế độ hiển thị Start menu)
C2: Vào Run, gõ control, nhấn Enter
* Control Panel có 2 chế độ hiển thị:
- Chế độ Category View: Các đối tượng được gộp lại theo nhóm
- Chế độ Classic View: Các đối tượng được tách riêng
LOP
TH2
MaSo.txt D:\
Trang 23Các thao tác được đề cập trong các mục tiếp theo đều ở chế độ Category View
4.2 Thay đổi thuộc tính màn hình nền
B1: C1: Vào Control Panel, nhấp Appearance and Themes, rồi nhấp Display
C2: Chuột phải vào vùng trống trên Desktop, chọn Properties
C3: Vào Run, gõ desk.cpl, nhấn Enter
B2: Hộp thoại hiện ra gồm 5 thẻ (Tab): ta thực hiện thay đổi ở thẻ nào thì nhớ nhấp nút Apply để lưu lại, và nhấp nút OK để hoàn tất (đóng hộp thoại)
* Thẻ Themes: thay đổi các kiểu Desktop tùy thích
* Thẻ Desktop: thay đổi hình nền
- Chọn một hình có sẵn trong mục Background, hoặc nhấn Browse… để chọn hình trong máy
- Position: cách hiển thị hình nền, VD: Stretch: hình trải rộng toàn màn hình… (HS tự tìm hiều thêm)
* Thẻ Screen Saver: đặt chế độ nghỉ để bảo vệ màn hình làm tăng tuổi thọ của nó hoặc để khóa máy
* Thẻ Appearance: thay đổi cách thức hiển thị của Windows, chẳng hạn kích thước font
* Thẻ Settings: các thay đổi khác
- Mục Screen resolution: độ phân giải màn hình (độ phân giải màn hình càng lớn thì hình ảnh càng sắc nét và mọi thứ trên màn hình sẽ nhỏ hơn), thông thường ta đặt 1024x768
- Mục Color quality: chất lượng màu sắc, thường chọn 32 bit
4.3 Thiết đặt các thông số khu vực
B1: Vào Control Panel, nhấp Date, Time, Language and Regional Options, rồi nhấp Regional and Languague Options (có biểu tượng quả địa cầu)
Trang 24Sau đó chỉnh sửa các mục cần thiết ở các thẻ Numbers, Currency (Tiền tệ), Time, Date ở hộp thoại hiện ra rồi nhấp Apply và OK để hoàn tất
VD: Giả sử ta cần đặt lại cách hiển thị ngày theo kiểu Việt Nam là DD/MM/YYYY, ta chọn thẻ
Date và gõ DD/MM/YYYY (hoặc dd/mm/yyyy) ở mục Short date format, rồi nhấp Apply và OK
Thao tác nhanh: Để mở hộp thoại Regional and Language Options nhanh chóng, ta vào Run, gõ
intl.cpl, rồi nhấn Enter
4.4 Cài đặt máy in
B1: Start > Printers and Faxes hoặc vào Control Panel, nhấp Printers and Other Hardware Sau đó nhấp Add a Printer ở khung bên trái
B2: Lần lượt tuân theo các chỉ dẫn tiếp theo
Ghi chú: Phần này HS chỉ cần biết thao tác B1
4.5 Cài đặt/Gỡ bỏ chương trình
B1: Vào Control Panel, nhấp Add or Remove Programs
B2: Ở cửa sổ hiện ra, chọn chương trình cần gỡ bỏ, nhấp Remove hoặc Change
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 3
1 Vào Control Panel, xem một số chức năng ở trong đó Chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ:
Classic View và Category View Trình bày một số chức năng mà em đã biết (trả lời miệng)
Ghi chú: GV nêu ra một số chức năng thường dùng như cài đặt phần mềm, phần cứng, cài
đặt chuột… cho HS biết
2 Khởi động Paint, vẽ hình với các chủ đề như trường học, bạn bè, gia đình, động vật, cảnh
đẹp hoặc vẽ hình sáng tạo có nội dung phù hợp, rồi lưu lại hình ở thư mục tùy ý với tên hình
là mã số của mình, sau đó đặt làm hình nền
3 Đặt Screen Saver với số phút là 5 Nhấn Preview để xem trước
4 Chỉnh thời gian hệ thống lại cho đúng với giờ hiện hành
5 Cài đặt một vài thông số khu vực ở mục Regional and Language Options (sẽ thực hành ở chương Excel)
Trang 25Tổ hợp phím Ý nghĩa
+ M Thu nhỏ (Minimize) toàn bộ cửa sổ đang mở xuống Taskbar
+ Shift + M Phục hồi các cửa sổ đã thu nhỏ
Alt + Enter Mở cửa sổ Properties của đối tượng đã được chọn
Alt + Esc kích hoạt cửa sổ kế tiếp (theo thứ tự được mở)
Alt + Kí tự được gạch dưới trên
menu hoặc nút lệnh
Kích hoạt menu hoặc nút lệnh tương ứng
Alt + Spacebar Kích hoạt menu ngữ cảnh của cửa sổ đang làm việc
Alt + Tab Chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ đang mở
Backspace Chuyển về thư mục mẹ của thư mục đang xem trong Windows
Explorer Chữ cái Chọn đối tượng bắt đầu bằng chữ cái tương ứng trong cửa sổ
thư mục Nếu có nhiều đối tượng bắt đầu bằng chữ cái giống nhau, VD: Tin, Tin hoc, thì khi nhấn phím T lần lượt mỗi đối tượng này sẽ được chọn
Ctrl + A Chọn toàn bộ đối tượng trong cửa sổ thư mục
Ctrl + drag đối tượng Sao chép đối tượng đến vị trí thả tay
Ctrl + Shift + drag đối tượng Tạo shortcut cho đối tượng tại vị trí thả tay
Ctrl + Shift + Tab Trở về thẻ trước trong hộp thoại
Ctrl + Tab Di chuyển qua lại giữa các thẻ trong hộp thoại
F4 Hiện thị các đối tượng trên thanh địa chỉ của cửa sổ thư mục
F6 Di chuyển qua lại giữa các vùng đối tượng trên Desktop
Tab Di chuyển qua lại giữa các đối tượng trên cửa sổ
Trang 26BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 4
1 Mở ổ D (hoặc C) tạo thư mục TIN HOC VAN PHONG, sau đó mở thư mục này ra và tạo thêm 3 thư mục con đặt tên lần lượt là: WIN, WORD và EXCEL
2 Tìm kiếm trong ổ đĩa hai tập tin có phần mở rộng là txt, chép vào thư mục WIN vừa tạo
3 Tìm kiếm trong ổ đĩa hai tập tin có phần mở rộng là xls, chép vào thư mục EXCEL vừa tạo
4 Tạo tập tin HoTen.txt tại thư mục WIN có nội dung là họ tên và mã số của học sinh, đặt thuộc tính cho tập tin này là Read-only
5 Tạo shortcut ở desktop để mở tập tin HoTen.txt
6 Tạo shortcut ở desktop để mở thư mục TIN HOC VAN PHONG
7 Tìm kiếm trong ổ đĩa hai tập tin có phần mở rộng là doc, chép vào thư mục WORD Sau
đó, đặt thuộc tính cho một tập tin là Hidden
8 Bật chế độ hiển thị phần mở rộng của các tập tin, bật chế độ hiển thị tập tin ẩn
9 Tạo thêm thư mục mới TIN 11 trong ổ đĩa D (hoặc C), sau đó tạo tập tin BAI1.txt, sau đó sửa tên tập tin thành BAI1.PAS
10 Sao chép tập tin HoTen.txt vào thư mục TIN 11 và đổi tên thành HoTen.INP
11 Nén toàn bộ thư mục TIN 11 thành tập tin TIN11.RAR hoặc TIN11.ZIP rồi lưu ở
desktop (Ghi chú: GV hướng dẫn thêm)
Trang 27Câu 1: Để tạo folder mới, ta dùng thao tác nào?
A File New Folder B Click phải trên vùng trống, chọn New Folder
C Cả A và B đều đúng D File New Shortcut
Câu 2: Trình ứng dụng Windows Explorer là:
A Là ứng dụng đồ họa trong Windows
B Quản lý và khai thác tài nguyên trên mạng Internet
C Quản lý và khai thác tài nguyên trong máy tính như: Ổ đĩa, Folder, File
D Là trình ứng dụng xử lý văn bản của Windows
Câu 3: Trong Windows XP, để đặt lại ngày giờ của hệ thống ta phải:
A Khởi động Control Panel, chọn System
B Khởi động Control Panel, chọn Power Options
C Khởi động Control Panel, chọn Regional and Language Options
D Khởi động Control Panel, chọn Date and Time
Câu 4: Để chọn các đối tượng liên tục nhau trong cửa sổ folder, ta phải dùng thao tác nào trong các
thao tác sau:
A Click trên đối tượng đầu, giữ phím Alt, click trên đối tượng cuối
B Click trên đối tượng đầu, giữ phím Ctrl, click trên đối tượng cuối
C Click trên đối tượng đầu, giữ phím Ctrl, dùng các phím mũi tên để di chuyển đến đối tượng cuối
D Click trên đối tượng đầu, giữ phím Shift, click trên đối tượng cuối
Câu 5: Khi một đối tượng trong Windows đang được chọn, gõ phím F2 cho phép ta:
A Đổi tên đối tượng B Không có tác dụng gì cả
C Tạo mới đối tượng D Xóa đối tượng
Câu 6: Trong Windows, muốn sắp xếp các cửa sổ của các chương trình đang chạy theo chiều dọc,
ta click phải trên vùng trống của Taskbar, sau đó chọn:
A Cascade Windows B Tile Windows Vertically
C Tile Windows Horizontally D Show the Desktop
Câu 7: Trong Windows XP, để mở Task Manager, ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete Cách
Câu 8: Trong Windows, để đặt trạng thái nghỉ bảo vệ màn hình:
A Vào Control Panel, chọn Display, rồi chọn thẻ Appearance
B Vào Control Panel, chọn Display, rồi chọn thẻ Screen Saver
C Vào Control Panel, chọn Display, rồi chọn thẻ Settings
D Vào Control Panel, chọn Display, rồi chọn thẻ Desktop
Câu 9: Để chọn các đối tượng không liên tiếp nhau trong cửa sổ folder, ta phải dùng thao tác nào:
A Click trên đối tượng đầu, giữ phím Shift, click trên đối tượng cuối
B Chọn đối tượng đầu, giữ phím Shift, dùng các phím mũi tên để di chuyển đến đối tượng cuối
C Chọn đối tượng đầu, giữ phím Ctrl, dùng các phím mũi tên để di chuyển đến đối tượng cuối
D Click trên đối tượng đầu, giữ phím Ctrl, click trên các đối tượng cần chọn tiếp
Câu 10: Bộ nhớ ROM dùng để:
A Lưu trữ các chương trình để khởi động máy tính
B Lưu trữ tạm thời các dữ liệu
C Lưu trữ chương trình của người sử dụng
D Lưu trữ mọi dữ liệu trong máy
Câu 11: Muốn sắp xếp các cửa sổ của các chương trình đang chạy xếp chồng lên nhau (so le nhau),
ta click phải trên vùng trống của Taskbar, sau đó chọn:
A Tile Windows Horizontally B Show the Desktop
C Tile Windows Vertically D Cascade Windows
Câu 12: Để sắp xếp các đối tượng trong cửa sổ folder theo tên đối tượng, ta chọn:
A Tools Arrange Icons by Name B View Arrange Icons by Name
Trang 28C File Arrange Icons by Name D Edit Arrange Icons by Name
Câu 13: Muốn sắp xếp các cửa sổ của các chương trình đang chạy theo chiều ngang (theo hàng), ta
click phải trên vùng trống của Taskbar, sau đó chọn:
A Cascade Windows B Tile Windows Horizontally
C Tile Windows Vertically D Show the Desktop
Câu 14 Chọn phát biểu đúng
A Một ổ đĩa cứng không nhất thiết phải có thư mục gốc
B Trong mỗi ổ đĩa không thể có nhiều tên tập tin giống nhau
C Mỗi máy tính chỉ có thể cài đặt một hệ điều hành duy nhất
D Bất cứ hệ điều hành nào cũng có hệ thống quản lý tập tin
Câu 15: Để thay đổi đơn vị đo lường là m trong hệ thống máy tính đang sử dụng, ta tiến hành như
sau:
A Start > Control Panel > Settings > Measurement System
B Start > Settings > Control Panel > Number Format
C Start > Settings > Control Panel > Regional and Language Options
D Start > Control Panel > Settings > Number Format
Câu 16: Sử dụng nút lệnh nào để chụp lại màn hình hiện tại?
A Caps Lock B Wake Up C Print Screen D Scroll Lock
Câu 17: Để các biểu tượng trên Desktop của Windows được sắp xếp tự động, dùng cách nào sau
đây?
A Click phải / Arrange Icons By / Auto Arrange
B Click phải / Arrange Shortcut / Auto Arrange
C Click phải / Arrange Icons / Auto Arrange
D Click phải / Arrange Icons By / Arrange Auto
Câu 18: Trong Windows, để xem thuộc tính của tập tin đang chọn, ta thực hiện thao tác nào sau
đây?
A Tại My Computer / Edit / chọn Properties
B Tại Explorer / Edit / chọn Properties
C Click phải / chọn Properties
D Tại My Computer / Tools / chọn Properties
Câu 19: Thứ tự thời gian nào sau đây của các HĐH Windows từ cũ đến mới là đúng?
A Windows XP, Windows Me, Windows 7
B Windows 2000, Windows XP, Windows 7
C Windows 7, Windows Vista, Windows 8
D Windows 97, Windows 2000, Windows XP
Câu 20: Để tìm kiếm tệp hay thư mục trong Windows, ta thực hiện lệnh nào sau đây?
A Nhấp chuột phải trên Desktop, chọn Search B Start, Control Panel, Search
Câu 21: Để xóa đối tượng được chọn trong cửa sổ thư mục, ta nhấn phím Delete Cách khác là:
A Nhấn phím Backspace B Vào Edit > Delete
C Nhấn Ctrl + D D Nhấp phải vào vùng trống, chọn Delete
Câu 22: Để biết file được tạo vào ngày tháng năm nào, ta thực hiện:
A Nhấp phải vào file, chọn Properties B Vào File > Properties
C Chọn file và nhấn Alt + Enter D Tất cả đều đúng
Câu 23: Phát biểu nào sai?
A Trong một thư mục có thể chứa các thư mục con khác
B Tên thư mục và tập tin trong Windows không phân biệt chữ hoa chữ thường
C Trong một thư mục, có thể chứa các tập tin giống nhau phần tên nhưng khác nhau phần đuôi
D Trong một thư mục, có thể chứa thư mục có cùng tên với tên đầy đủ của tập tin nào đó, ví dụ:
Có thể có thư mục được đặt tên là CAU23.TXT và một tập tin được đặt tên là CAU23.TXT đều
nằm trong cùng một thư mục cha
Trang 29CHƯƠNG II MICROSOFT WORD 2003
6.1 Quy ước gõ văn bản
- Không dùng dấu cách (khoảng trắng) để thụt lề
- Giữa hai từ chỉ dùng một khoảng trắng
- Xuống dòng và ngắt đoạn bằng phím Enter
- Xuống dòng và không ngắt đoạn (dòng mới vẫn thuộc đoạn trên) bằng tổ hợp phím Shift + Enter
- Dấu ngắt câu: trước nó không có khoảng trắng, sau nó có một khoảng trắng (nếu vẫn còn nội dung)
- Dấu mở ngoặc, dấu mở nháy: trước nó có một khoảng trắng (nếu có nội dung), sau nó không có khoảng trắng
- Dấu đóng ngoặc, dấu đóng nháy: trước nó không có khoảng trắng, sau nó có một khoảng trắng (nếu vẫn còn nội dung)
6.2 Chữ Việt trong soạn thảo văn bản
6.2.1 Gõ chữ Việt
Để gõ chữ Việt, cần có:
Font chữ Việt đã được cài đặt
Chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt (như Vietkey, Unikey )
+ Chọn bảng mã phù hợp với font chữ muốn sử dụng
VD:
Bảng mã Font chữ thường dùng
Unicode Times New Roman
Arial Tahoma
VNI VNI-Times
VNI-Helve + Chọn kiểu gõ: VNI, TELEX…
+ Bật chế độ gõ tiếng Việt: Với Unikey, nhấp vào biểu tượng chữ E ở System Tray
6.2.2 Quy ước gõ chữ Việt
Trong các văn bản mang tính chất trịnh trọng, ta phải chọn bảng mã Unicode và font Times New
Roman Vì vậy, để thống nhất trong lúc thực hành gõ văn bản với Word, yêu cầu các em thực hiện
các việc sau trước khi gõ:
B1: Mở Unikey, chọn bảng mã Unicode, chọn kiểu gõ VNI hoặc Telex, đóng Unikey lại, bật chế độ
gõ chữ Việt (nhấp vào chữ E ở System Tray để chuyển thành chữ V)
Trang 306.2.3 Kiểu gõ chữ Việt
Có nhiều kiểu gõ khác nhau Hai kiểu gõ phổ biến là VNI và TELEX:
Em tập gõ văn bản Em ta65p go4 va8n ba3n Em taajp gox vawn barn
Công cha như núi Thái
Lưu ý: Tùy theo phiên bản Unikey đang sử dụng và chế độ gõ dấu mũ móc ở cuối từ (gõ tự do) có
được bật hay không mà cách gõ sẽ khác nhau đôi chút
VD:
7.1 Khởi động Word
Start (All) Programs Microsoft Office Microsoft Office Word 2003
7.2 Các thành phần chính
Tương tự như các cửa sổ khác trong Windows
7.2.1 Thanh tiêu đề (Title Bar)
Thanh này chứa tên của file đang mở, mặc định có tên Document 1 khi tạo văn bản mới
7.2.2 Thanh thực đơn (Menu Bar)
Văn bản cần gõ Unikey bản cũ Unikey bản mới
chuwowng
chuong7 chuowng
Trang 317.2.3 Các thanh công cụ (Toolbars) thường dùng
(1) Thanh công cụ chuẩn (Standard)
Chứa các lệnh như tạo mới (New), mở (Open), lưu (Save)…
(2) Thanh công cụ định dạng (Formatting)
Chứa các lệnh định dạng văn bản như font chữ, cỡ chữ, màu chữ, canh lề, định dạng kiểu danh sách…
(3) Thanh công cụ vẽ (Drawing)
Dùng để chèn hình, vẽ hình, chèn textbox, chèn WordArt…
(4) Thanh công cụ WordArt
(5) Thanh công cụ hình ảnh (Picture)
Lưu ý: Để hiện/ẩn các thanh công cụ trên, ta vào View > Toolbars > Chọn thanh công cụ
tương ứng
7.2.4 Thanh cuộn ngang/dọc (Scroll bar)
Dùng để cuộn cửa sổ khi màn hình không hiển thị hết nội dung
7.2.5 Thanh trạng thái (Status bar)
Nằm dưới cùng của cửa sổ, cho biết các thông tin như đang ở trang nào, phần nào của văn bản, đang
ở chế độ chèn (OVR mờ đi) hay chế độ đè (OVR sáng lên)…
7.3.2 Loại bỏ khung khi chèn hình Autoshapes
Khi chèn vào trang Word một hình vẽ nào đó (như từ AutoShapes, New Drawing, Text Box), ta sẽ thấy xuất hiện một khung như dưới đây:
Để loại bỏ khung này khi chèn hình, vào Tools > Options Sau đó, chọn thẻ General và bỏ
dấu chọn tại mục Automatically create drawing canvas when inserting AutoShapes
Trang 32rồi nhấp OK
7.3.3 Kiểm lỗi chính tả
Khi soạn thảo văn bản tiếng Anh, ta dùng chức năng Spelling and Grammar (nhấn phím F7) để
kiểm lỗi chính tả trong văn bản Vì vậy, khi soạn thảo văn bản tiếng Việt, ta nên tắt chức năng này
đi để tránh phiền hà (Word hiển thị các đường gạch chân gợn sóng màu đỏ và màu xanh dưới các từ) và để Word làm việc nhanh hơn (Word không mất thời gian kiểm tra chính tả)
Để tắt chức năng này, ta thực hiện:
B1: Vào Tools > Options…
B2: Ở hộp thoại hiện ra, chọn thẻ Spelling & Grammar, bỏ chọn các mục sau rồi nhấp OK
7.4 Soạn thảo và biên tập văn bản
+ Chế độ đè (Overtype) OVR: kí tự gõ vào sẽ thay thế kí tự bên phải con trỏ văn bản
Để chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ này, ta nhấn phím Insert (thường nằm phía trên phím Delete)
7.4.1 Tạo văn bản mới
C1: Nhấn Ctrl + N
C2: Vào File > New… Ở khung bên trái hiện ra, nhấp Blank Document
C3: Nhấp nút (New Blank Document) trên thanh công cụ chuẩn
* Lưu lần đầu: Thực hiện hai bước sau đây:
B1: Vào File > Save hoặc nhấn Ctrl + S hoặc nhấp nút trên thanh công cụ chuẩn
Trang 33B2: Ở hộp thoại Save As hiện ra, duyệt đến thư mục muốn lưu file, gõ tên file và nhấn Enter hoặc nhấp Save để lưu
* Lưu lần sau: Chỉ cần thực hiện B1, văn bản sẽ được cập nhật và lưu lại tại thư mục đã chọn
7.4.4 Lưu văn bản với tên khác
B1: Vào File > Save As…
B2: Ở hộp thoại Save As hiện ra, duyệt đến thư mục muốn lưu file (nếu cần), gõ tên file mới và nhấn Enter hoặc nhấp Save
7.4.5 Các thao tác biên tập văn bản
- Chọn: Drag chuột để chọn hoặc dùng tổ hợp phím (Shift, Ctrl và các phím mũi tên)
- Di chuyển: Chọn văn bản, sau đó thực hiện tương tự như di chuyển tập tin và thư mục
- Sao chép: Chọn văn bản, sau đó thực hiện tương tự như sao chép tập tin và thư mục
- Xóa: Chọn văn bản, sau đó nhấn phím delete hoặc Backspace (là phím nằm phía trên phím Enter)
7.4.6 Đóng văn bản
Ta có thể mở cùng lúc nhiều văn bản Để đóng văn bản đang mở, ta thực hiện:
C1: Nhấp nút Close Windows (dấu x màu đen, nằm bên phải thanh menu)
C2: Vào File > Close
C3: Nhấn Ctrl + F4 hoặc nhấn Ctrl + W
Lưu ý: Nếu văn bản có sự thay đổi mà chưa lưu thì khi thực hiện lệnh đóng sẽ xuất hiện hộp thoại
như sau:
7.4.7 Thoát khỏi Word
Tương tự như đóng một cửa sổ trong Windows
Trang 34Ngày xửa ngày xưa, có một ngọn núi vàng, dẫn vào núi chỉ có duy nhất một con đường: cầu dây sắt
Những người vào núi đào vàng trước đây qua qua lại lại rất nhiều, chẳng mấy chốc cây cầu đã bị hỏng,
chỉ còn lại đúng một sợi xích sắt đung đưa, bên dưới cây cầu là vực thẳm sâu hàng vạn trượng Thế
nhưng không ít người bất hạnh đã vượt qua cây cầu này để đi đào vàng Và cũng rất nhiều người rơi
xuống vực thẳm
Một hôm, có một kẻ ngốc và một người thông minh phải đi qua cây cầu này để vào trong núi đào vàng
Kẻ ngốc hăm hở giẫm lên sợi xích sắt, lảo đảo bước lên cầu Người thông minh đứng ở bên cạnh quan
sát, trán vã mồ hôi: sợi xích sắt nhỏ thế này, bất cẩn một cái là rơi ngay xuống vực thẳm, tan xương nát
thịt như chơi, quá nguy hiểm! Nhưng kẻ ngốc trên cầu đâu có nghĩ ngợi nhiều như thế, mắt của anh ta
vẫn đang nhắm đến ngọn núi vàng, một lòng nghĩ đến chuyện đào vàng, anh ta vẫn lảo đảo qua được
cầu an toàn Chẳng bao lâu sau, anh ta quay lại, trên vai vác một túi vàng nặng trĩu
Người thông minh vô cùng ngưỡng mộ, đắn đo giây lát, cuối cùng không thể cưỡng lại được sức cám
dỗ của vàng, anh ta liền đi lên cây cầu sắt Sau khi lên cầu, hai mắt anh ta cứ dán chặt vào sợi xích sắt,
chỉ sợ bất cẩn sẽ rơi xuống vực Nhưng dường như, sợi xích sắt cứ cố tình chống đối với anh ta nên lắc
lư rất mạnh Người thông minh lại nhìn xuống vực thẳm hun hút kia Dường như anh ta có thể thấy rất
nhiều bộ xương trắng, đôi chân anh ta bất giác run lên không sao kiểm soát được Anh ta muốn bất
chấp tất cả để tiến lên phía trước như kẻ ngốc nọ, nhưng không sao kiểm soát được nỗi sợ trong lòng
mình Anh ta sợ hãi tột độ, định quay trở lại nhưng đôi chân đã không nghe theo lệnh của anh ta nữa
Cuối cùng, người thông minh sợ đến mức toàn thân mềm nhũn, sẩy chân, ngã xuống vực thẳm
BaiTH5_02.doc
NHỮNG VÒNG TRÒN
O0O Nhớ hồi tôi chừng 7 tuổi, ông nội dẫn tôi đến bên hồ cá trong trang trại rồi bảo tôi thử ném một viên
đá xuống nước Sau đó ông bảo tôi quan sát những vòng tròn trên mặt nước bởi chính viên đá vừa ném
Rồi ông bảo tôi: "Cháu hãy thử hình dung mình như viên đá kia Trong đời, cháu cũng có thể tạo ra rất
nhiều vòng tròn xao động và chúng sẽ ảnh hưởng đến sự an bình của tất cả những người xung quanh."
Và rồi ông tiếp tục: "Hãy luôn nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm về những gì cháu đã đặt vào
trong vòng tròn của chính mình và vòng tròn đó cũng sẽ lan toả và chạm vào rất nhiều vòng tròn khác
Vì vậy hãy sống sao cho những điều tốt đẹp mà vòng tròn của cháu tạo nên được gửi đi như những
thông điệp của hòa bình và nhân ái đến khắp mọi người Ngược lại, những xao động sinh ra từ sự giận
dữ hoặc ganh tị chắc chắn sẽ lan tỏa và ảnh hưởng đến những vòng tròn khác Do đó, cháu cần phải ý
thức được trách nhiệm của mình đối với tất cả những điều trên"
Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nhận ra rằng sự an bình nội tại hay sự bất an trong mỗi con người đều
chảy ra thế giới này Vì thế sẽ không thể tạo lập một thế giới hòa bình khi chúng ta đang còn bị vướng
bận bởi những xung đột nội tại, hận thù, hồ nghi hay giận dữ bên trong dẫu cho những xúc cảm hay ý
nghĩ đó có được nói ra hay không
Mọi khuấy động xung quanh những vòng tròn diễn ra trong mỗi chúng ta đều tràn ra thế giới rộng lớn
này, hoặc để tô vẽ thêm vẻ đẹp cho cuộc sống, hoặc cản trở, phá vỡ những vòng tròn khác
Con người đúng là cần đến trí tuệ, nhưng nghĩ quá nhiều rất dễ sợ đầu sợ đuôi, cuối cùng mất đi dũng khí tiến lên phía trước, sẽ bị rơi xuống vực thẳm
Nhiều lúc, chúng ta cũng cần như kẻ ngốc: liều mạng, bất chấp tất cả, gạt bỏ hết tạp niệm, một lòng một dạ hướng đến mục tiêu, quyết đoán tiến về phía trước, nhẹ nhàng hướng đến thành công
Trang 358.1 Định dạng kí tự
Microsoft Word là một chương trình xử lý văn bản, nằm
trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office của hãng
Microsoft Ngoài các chức năng giúp người sử dụng gõ nhanh và
đúng một văn bản, Microsoft Word còn cho phép chúng ta dễ dàng
chèn các ký tự đặc biệt vào văn bản như © ®
trong những trường hợp cần thiết làm cho văn bản nổi bật hơn
(xem bài 12)
Người dùng có thể nhập văn bản ở dạng chữ thường hoặc CHỮ
IN HOA; sau đó, đổi sang d ạng chữ thích hợp bằng cách chọn
phần văn bản đó, rồi vào Format Change Case (hoặc nhấn
tổ hợp phím Shift + F3) Các lệnh thường dùng trong văn bản
có thể trình bày nhanh nhờ biểu tượng (Bold) để tạo chữ
đậm, (Italic) để tạo chữ nghiêng, (Underline) để tạo ra
chữ gạch dưới, hay kết hợp cả ba Các tổ hợp phím tắt lần lượt
là Ctrl + B, Ctrl + I và Ctrl + U
Để định dạng cầu kỳ hơn, ta vào Format Font… (hoặc nhấn
tổ hợp phím Ctrl + D), hộp thoại Font xuất hiện gồm 3 thẻ:
* Đầu tiên là thẻ Font:
- Ở mục Underline style: có nhiều
kiểu gạch chân như Words Only (gạch dưới từng từ một), gạch dưới hai nét, gạch dưới bằng nét đứt Sau khi gạch chân, muốn loại bỏ ta chọn (none) ở mục này
- Ở mục Effects: Strikethrough để
tạo gạch xuyên qua từ, các mục Superscript để tạo chỉ số trên và Subcript để tạo chỉ số dưới, giúp chúng ta soạn thảo các biểu thức
CAPS, ALL CAPS…
* Tiếp theo là thẻ Character Spacing:
Khoảng cách giữa các ký tự có thể thay đổi dễ dàng nhờ dùng các lệnh trong Spacing:
Normal Trường THPT Đa Phước
Expanded (1.5 pt) T r ư ờ n g T H P T Đ a P h ư ớ c
Condensed (1.5 pt) Trường THPT Đa Phước
B1: Bôi đen phần văn bản muốn định dạng
B2: Vào Format Font…
hoặc nhấp phải vào phần văn bản đó rồi chọn Font…
B3: Ở hộp thoại Font hiện ra, chọn mục cần định dạng và nhấp OK
Ghi chú: Với các định dạng
đơn giản thì ta chỉ cần nhấp vào các nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ định dạng
Định dạng kí tự
Trang 36Ngoài ra, ta có thể đưa vănbảnlêncao
hoặc xuống thấp nhờ tùy chọn ở mục Position: Raised (để
đưa lên cao) và Lowered (để đưa xuống thấp)
* Cuối cùng là thẻ Text Effects: chứa một số hiệu ứng như nền chữ nhấp nháy (Blinking
- Mục Margins: chỉnh lề cho trang
- Mục Orientation: Portrait (dọc), Landscape (ngang)
B3: Ở hộp thoại hiện ra, chọn thẻ Indents và Spacing:
- General: Canh lề ở mục Alignment
- Indentation: Thụt lề (trái, phải, dòng đầu, các dòng còn lại của đoạn)
- Spacing: Khoảng cách giữa đoạn trước (Before) và sau (After), khoảng cách giữa các dòng trong đoạn (mục Line spacing)
Ghi chú: Với các định dạng đơn
giản như canh lề và thụt lề, ta có thể sử dụng nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ định dạng và kéo các nút thụt lề trên thanh thước
ngang (GV hướng dẫn thêm)
Trang 37BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 6
BaiTH6.doc: Tạo file gồm 3 trang có nội dung như sau:
a) Trang 1: Gõ và định dạng các biểu thức và công thức sau:
a/ (a + b)2 = a2 + 2ab +b2 ; b/ (a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 +b3
b) Trang 1 (tt)
Yêu cầu:
- Canh đều hai bên, First line 1 cm, Spacing hợp lí
- Sau khi gõ xong các em tự đặt tựa đề phù hợp với ý nghĩa của bài
Một thầy giáo lớn tuổi đã kể lại cuộc thi mà có lần ông được mời làm giám khảo Mục đích của cuộc thi là tìm xem đứa trẻ nào có lòng quan tâm đến người khác nhất Người đoạt giải cuộc thi này là một cậu bé mới bốn tuổi
Gần nhà cậu bé có hai vợ chồng già luôn yêu thương và nương tựa lẫn nhau Cho đến một ngày kia khi bà cụ qua đời, ông cụ đau buồn khôn xiết Nhìn thấy ông cụ đau đớn, cậu
bé đi qua nhà và leo vào ngồi trong lòng ông cụ, và cứ ngồi yên ở đó Khi mẹ cậu bé hỏi cậu
đã nói gì để an ủi ông cụ, cậu bé trả lời:
- Con chẳng nói gì cả, con chỉ giúp cho ông khóc được thôi mà…
(Sưu tầm từ Internet)
c) Trang 2
Mẹ và Con
Nguyễn Văn Quốc
Khi còn thơ ấu nào hay
Mẹ hiền vất vả cả ngày lẫn đêm Mong con cuộc sống ấm êm Học hành chăm chỉ Mẹ thêm vui lòng
Thương con Mẹ chỉ luôn trông Cho con mau lớn mau bằng người ta
Giờ đây con đã đi xa
Mẹ cô đơn với căn nhà quạnh hiu
Nhớ con sớm sớm chiều chiều
Mẹ ngồi tựa cửa đăm chiêu nhìn trời
Thương con nơi ấy xa vời Quê người đất khách nhớ lời Mẹ nha
“Đừng đua đòi với người ta Phải lo gắng học mới ra con người”
Mẹ ơi, Mẹ hãy mỉm cười Con đây luôn nhớ vâng lời Mẹ thôi
Con nay đã lớn khôn rồi
Mẹ đừng lo lắng như thời cấp ba
Tuy rằng cuộc sống xa nhà Con luôn xin hứa mãi là con ngoan
Trang 38d) Trang 3
QUÊ HƯƠNG
Đỗ Trung Quân
Quê hương là chùm khế ngọt,
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học,
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc, Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ,
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ,
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Trang 399.1 Tạo bảng
B1: Đặt con trỏ văn bản tại vị trí muốn chèn bảng
B2: Vào Table > Insert > Table…
B3: Ở hộp thoại hiện ra, nhập số cột, số dòng rồi nhấp OK
9.3 Tô màu nền và kẻ đường viền, đường lưới
* Trường hợp đơn giản: Chọn ô/cột/dòng, rồi sử dụng nút lệnh Border và Shading Color trên thanh công cụ Tables and Borders
* Trường hợp phức tạp (cần nhiều kiểu đường viền, đường lưới khác nhau trong một bảng):
B1 Chọn ô/cột/dòng, rồi vào Format > Borders and Shading…
B2: Ở hộp thoại hiện ra:
- Thẻ Borders: chọn mẫu khung (mục Setting), chọn kiểu đường viền (mục Style), màu (mục
Color)… Lưu ý mục Apply to: nhớ chọn Cell để áp dụng cho các ô được chọn
- Thẻ Shading: chọn màu nền
Nhấp OK để hoàn tất
Ghi chú: GV hướng dẫn thêm trong giờ thực hành
Trang 40BaiTH7_02.doc - Tạo TKB theo mẫu như sau, rồi nhập TKB của lớp mình:
THỜI KHÓA BIỂU LỚP …
CHƯƠNG TRÌNH MIỄN GIẢM HỌC PHÍ
1) Giảm 10% cho học viên cũ, gia đình đăng ký 2 người
2) Giảm 30% vào các dịp lễ, tết
3) Giảm 5% cho 1 khóa học
KHÔNG HỌC NGÀY MAI KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ HỌC