1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu dạy ôn thi TN dành cho GV

136 679 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Trần Văn Thương, Trường THPT Lê Hữu Trác. Học kỳ 1. Khát quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX I. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề này được biên soạn nhằm giúp các em học sinh có cái nhìn khái quát về diện mạo văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội ảnh hưởng như thế nào đến văn học? Trong một bối cảnh như vậy, nền văn học đã diễn tiến ra sao? Đâu là những đặc điểm chung bao trùm mọi sáng tác phôi thai trong thời kì ấy? Các em sẽ có nền tảng thi pháp thời kì văn học để soi chiếu, đối sánh trong từng tác phẩm cụ thể. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa + Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945. + Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt. + Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…). Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng. b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu Chia làm 3 chặng + 1945- 1954: - 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…) - Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến. - Thể loại: · Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng Đề cương dạy phụ đạo, ôn Đại học 12, ban cơ bản – nâng cao 1 Trần Văn Thương, Trường THPT Lê Hữu Trác. mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…) · Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…) · Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…) + 1955 - 1964: - Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan… - Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống. · Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…) · Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…) · Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…) - Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý. + 1965 - 1975: - Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Văn xuôi: · Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…) · Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…) · Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc  Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.  Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận  Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm… · Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật. c. Những đặc điểm cơ bản c.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước > Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975. + Mô hình nhà văn - chiến sĩ + Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng. Đề cương dạy phụ đạo, ôn Đại học 12, ban cơ bản – nâng cao 2 Trần Văn Thương, Trường THPT Lê Hữu Trác. + Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc. c.2. Nền văn học hướng về đại chúng + Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác. + Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng… + Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng. c.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975. + Khuynh hướng sử thi: - Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc, tập trung thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng. - Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn. - Lời văn mang giọng điệu trong trọng, hào hùng, thiên về ngợi ca, ngưỡng mộ. + Cảm hứng lãng mạn: - Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng. - Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.  Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh. + Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975. 2. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX. a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá + 1975- 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất nhưng gặp phải nhiều khó khăn thử thách mới. + Từ 1986: công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực > văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ > đổi mới văn học phù hợp với qui luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ. b. Những chuyển biến và một số thành tựu + Thơ: - Không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước nhưng cũng có những tác phẩm đáng chú ý (Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập Di cảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo…) - Trường ca nở rộ (Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu…) + Văn xuôi: - Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. Đề cương dạy phụ đạo, ôn Đại học 12, ban cơ bản – nâng cao 3 Trần Văn Thương, Trường THPT Lê Hữu Trác. - Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Gặp gỡ cuối năm – Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu…) - Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển – Xuân Trình…) Nhận xét: + Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc. + Đề tài: phong phú, đa dạng. + Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này. + Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực. III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC Đề 1: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. Đề 2: Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm chính của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. Đề 4: Trình bày khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX. Gợi ý giải đề Đề 1: + Phân tích đề: - Nội dung: chỉ trình bày bối cảnh (lịch sử, văn hóa, xã hội) từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học. - Hình thức: trình bày ngắn gọn > nổi bật những nét chính. + Hướng dẫn: - Mối quan hệ giữa bối cảnh thời đại và văn học (ý dành cho học sinh khá giỏi) · Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống > bối cảnh thời đại ít nhiều dội âm vang trong tác phẩm > Bối cảnh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm thi pháp của một thời kì văn học. · Lịch sử (một trong những yếu tố của bối cảnh thời đại) ảnh hưởng tới sự phận chia giai đoạn văn học. Tuy nhiên không phải lúc nào giai đoạn văn học cũng trùng khít với giai đoạn lịch sử bởi văn học có sự vận động và phát triển nội tại của nó. - Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ảnh hưởng tới văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 (trọng tâm) · Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945. · Hai cuộc kháng chiến trường kí suốt 30 năm tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt. Đề cương dạy phụ đạo, ôn Đại học 12, ban cơ bản – nâng cao 4 Trần Văn Thương, Trường THPT Lê Hữu Trác. · Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế. - Khẳng định: Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành và phát triển của văn học (chỉ nêu mà không phân tích) · Văn học Việt Nam 1945- 1975 chia làm 3 giai đoạn, ứng với các giai đoạn lịch sử > hiếm có thời kì nào, mốc phân chia văn học lại trung khít với mốc phân chia lịch sử như vậy. · Mang những đặc điểm riêng biệt (Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn) Đề 2: + Phân tích đề: - Dạng đề: thuần tái hiện kiến thức văn học sử. - Nội dung: các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng. - Hình thức: trình bày ngắn gọn. + Hướng dẫn: - Khái quát: Văn học Việt Nam từ sau 1945- 1975 chia làm 3 chặng và mỗi chặng đều đạt được những thành tựu đáng kể. - Cụ thể (trọng tâm) · Chặng 1 (1945- 1954) · Chặng 2 (1955 – 1964) · Chặng 3 (1965- 1975) - Nhận xét (ý dành cho học sinh giỏi) · Thành tựu chủ yếu trên các thể loại: thơ, truyện và kí · Các thể loại phát triển theo xu hướng khác nhau (có thể loại đạt đỉnh cao ở chặng này nhưng lại lắng xuống ở chặng khác). Sự lựa chọn thể loại chịu sự chi phối sâu sắc của mục tiêu cách mạng.> thành tựu văn học gắn bó khăng khít và gần như thuận chiều với xu hướng vận động của lịch sử (gợi nhớ thời kì văn học mang hào khí Đông A của nhà Trần). Xuất phát từ quan niệm: văn học là một loại vũ khí đấu tranh cách mạng. Đề 3: + Phân tích đề: - Nội dung: những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945- 1975. - Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn. + Hướng dẫn: - Nêu lần lượt 3 đặc điểm. - Mỗi đặc điểm: · Phân tích ngắn gọn · Lấy dẫn chứng:  Loại dẫn chứng: Dẫn chứng khái quát (khoảng 3 dẫn chứng, nêu tên), dẫn chứng điểm (1 dẫn chứng, phân tích ngắn gọn)  Cách lấy dẫn chứng điểm: mỗi đặc điểm phân tích ngắn gọn 1 dẫn chứng hoặc sau khi trình bày 3 đặc điểm, phân tích 1 dẫn chứng có thể hiện cả 3 đặc điểm đó. Đề 4: + Phân tích đề: Đề cương dạy phụ đạo, ôn Đại học 12, ban cơ bản – nâng cao 5 Trần Văn Thương, Trường THPT Lê Hữu Trác. - Nội dung: văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX. - Hình thức: trình bày khái quát. + Hướng dẫn: Chia ý theo các phần trong Kiến thức cơ bản - Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá. - Những chuyển biến và một số thành tựu. - Nhận xét. Đề cương dạy phụ đạo, ôn Đại học 12, ban cơ bản – nâng cao 6 Trần Văn Thương, Trường THPT Lê Hữu Trác. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP. I.Học sinh cần nắm: Những đặc điểm nào trong cuộc đời đã ảnh hưởng tới sự nghiêp văn chương của Bác? Quan điểm sáng tác xuyên suốt các tác phẩm là gì? Phong cách nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có gì đặc biệt? Tại sao Tuyên ngôn độc lập được coi là một trong những tác phẩm chính luận xuất sắc? II. KIẾN THỨC CƠ BẢN A. NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 1. Cuộc đời (1890- 1969) + Quê quán: Nam Đàn, Nghệ An > Giàu truyền thống yêu nước. + Xuất thân: gia đình nhà nho yêu nước. + Học vấn: thủa bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp > Am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp) > hai dòng phương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch văn chương. + Quá trình hoạt động cách mạng: • 1911: ra đi tìm đường cứu nước. • 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. • 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. • 1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc. • 2- 9 - 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập… - Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá. 2. Sự nghiệp sáng tác a. Quan điểm sáng tác + Văn học là một thứ vũ khí lợi hại phụng sự cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng (“Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong, “ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.”…) + Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc: - Tính chân thật: cảm xúc chân thật, phản ánh hiện thực xác thực. - Tính dân tộc: nội dung hướng vào đời sống cách mạng toàn dân tộc, hình thức ngôn ngữ trong sáng, phát huy “cốt cách dân tộc”, đồng thời đề cao sự sáng tạo. + Sáng tác xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Bác luôn đặt 4 câu hỏi: Viết cho ai (Đối tượng)? Viết đề làm gì (Mục đích)? Viết cái gì (Nộidung)? Viết như thế nào (Hình thức)? - Tóm lại + Quan điểm sáng tác được thực thi, thể hiện nhuần nhuyễn, linh hoạt trong tất cả các tác phẩm của Người. + Hệ thống quan điểm nghệ thuật đúng đắn, có giá trị, thể hiện tầm vóc tủ tưởng của một nhà văn lớn. b. Sự nghiệp văn học và phong cách nghệ thuật Đề cương dạy phụ đạo, ôn Đại học 12, ban cơ bản – nâng cao 7 Trần Văn Thương, Trường THPT Lê Hữu Trác. + Nhận định chung về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: - Độc đáo, đa dạng - Bắt nguồn từ: • Truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, quá trình hoạt động cách mạng, chịu ảnh hưởng và chủ động tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới. • Quan điểm sáng tác. + Văn chính luận: - Cơ sở: khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. - Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộ quần chúng, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử. - Phong cách: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. - Tác phẩm tiêu biểu: • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp ở thuộc địa, lay động người đọc bởi tính chân thực của các sự việc; tính chân xác của các dẫn chứng; chất sắc sảo, trí tuệ của nghệ thuật châm biếm, đả kích; tính mãnh liệt của tình cảm. • Tuyên ngôn độc lập (1945): công bố với toàn thể dân tộc và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam độc lập; bố cục ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; lí lẽ đanh thép; bằng chứng xác thực; ngôn ngữ hùng hồn, giàu tính biểu cảm; thể hiện những tình cảm cao đẹp của Bác với dân tộc, nhân dân, nhân loại… • Các tác phẩm khác: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)… + Truyện và kí: - Mục đích: • Vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, châm biếm sâu cay vua quan phong kiến hèn nhát liếm giầy xâm lược. • Lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào về truyền thống anh dũng bất khuất của dân tộc. - Phong cách: Chất trí tuệ và tính hiện đại trong nghệ thuật trào phúng vùa sắc bén thâm thuý của phương Đông vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây. - Tác phẩm: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)… + Thơ ca: thể hiện sâu sắc nhất phong cách đa dạng độc đáo của Hồ Chí Minh. - Nhật kí trong tù: • Mục đích: sáng tác trong thời gian bị cầm tù trong nhà giam Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 – mùa thu 1943 > “ngày dài ngâm nguội cho khuây”. • Nội dung: ghi chép chân thực, chi tiết những điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường đi đày; bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần Hồ Chí Minh (nghị lực phi thường; tâm hồn khao khát hướng về Tổ quốc; vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, dễ xúc đông trước nỗi đau con ngươi vừa tinh tường phát hiện những mâu thuẫn của xã hội mục nát để tạo tiếng cười đầy chất trí tuệ…) - Sáng tác ở Việt Bắc (1941- 1945): Đề cương dạy phụ đạo, ôn Đại học 12, ban cơ bản – nâng cao 8 Trần Văn Thương, Trường THPT Lê Hữu Trác. Mục đích: tuyên truyền và thể hiện những tâm sự “nỗi nước nhà” của vị lãnh tụ ưu nước ái dân. - Phong cách: • Thơ tuyên truyền: ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, dễ thuộc, dễ nhớ • Thơ nghệ thuật: viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, chất thép và chất tình. B. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1. Khái quát về tác phẩm a. Hoàn cảnh ra đời + Bối cảnh trong nước: - Cách mạng tháng Tám thành công - 8/1945: tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. - 2- 9- 1945: đọc bản tuyên ngôn tại quảng trường Ba Đình. + Bối cảnh thế giới: - Miền Bắc: quân Tưởng mà đứng sau là Mĩ đang lăm le. - Miền Nam: quân Anh cũng sẵn sàng nhảy vào. - Pháp: dã tâm xâm lược Việt Nam lần thứ 2. b. Ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học + Ý nghĩa lịch sử - Mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc: đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của ách phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho đất nuớc và con người Việt Nam. - Vạch trần luận điệu xảo trá bịp bợm của bọn thực dân, đế quốc, vạch trần dã tâm xâm lược và bản chất đê hèn của chúng trước nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới. - Với nội dung khái quát sâu sắc cùng tầm vóc lớn lao của tư tưởng giải phóng dân tộc, nó khẳng định giá trị của lập trường tư tưởng chính nghĩa, nâng cao vị trí Việt Nam trên trường quốc tế. + Giá trị văn học Áng văn chính luận mẫu mực - Nội dung: Bản cáo trạng đanh thép kết tội quân xâm lược, nêu những luận điểm cơ bản về quyền con người và quyền độc lập dân tộc. - Nghệ thuật: hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, ngôn ngữ chính xác, tình cảm mãnh liệt > văn bản ngắn gọn, khúc chiết, trong sáng. c. Bố cục: tuân thủ bố cục chặt chẽ của một tuyên ngôn - Đoạn 1 (từ đầu – không ai có thể chối cãi được): nguyên lí chung của Tuyên ngôn độc lập. - Đoạn 2 (tiếp – dân tộc đó phải được độc lập):Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn (Tội ác của thực dân Pháp và thực tế đấu tranh giành độc lập của nhân dân) - Đọan 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. 2. Phân tích văn bản Đề cương dạy phụ đạo, ôn Đại học 12, ban cơ bản – nâng cao 9 Trần Văn Thương, Trường THPT Lê Hữu Trác. a. Đoạn 1 + Mở đầu bằng cách trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ + Ý nghĩa cách mở đầu: - 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử tư tưởng nhân loại - Vừa khôn khéo (tỏ ra tôn trọng tư tưởng đúng đắn của cha ông kẻ xâm lược), vừa kiên quyết (gậy ông đập lưng ông, lấy chính lí lẽ thiêng liêng của tổ tiên chúng để phê phán chúng) - Ngầm gửi gắm lòng tự hào tự tôn dân tộc (sánh ngang bản tuyên ngôn khai sinh dân tộc Việt Nam với các bản tuyên ngôn bất hủ trên thế giới) + Trích dẫn sáng tạo - Mĩ và Pháp: “con người” - Hồ Chí Minh: nâng thành phạm vi “ dân tộc” Đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của¬ Hồ Chí Minh. Mở đầu xúc tích, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, cách trích dẫn¬ sáng tạo để đi đến một bình luận khéo léo, kiên quyết “Đó là những lí lẽ không ai chối cãi được” b. Đoạn 2 + Tố cáo tội ác của thực dân Pháp - Câu mở đầu: Câu chuyển tiếp tương phản với các lí lẽ đoạn 1 > Thực daâ Pháp đã phản bội tuyên ngôn thiêng liêng của tổ tiên chúng, pản bội tinh thần nhân đạocủa nhân loại - Tố cáo trên 2 phương diện: gây ra tội ác trên mọi mặt dời sống (chính trị, kinh tế…), gây ra cho mọi đối tượng tầng lớp (dân cày, dân buôn, tư sản…) - Nghệ thuật: thủ pháp liệt kê, điệp từ (chúng), động từ mạnh > Tội ác chồng chất, tiếp nối khó rửa hết. Tố cáo đanh thép quyết liệt làm hiên hiện tội ác của thực dân¬ Pháp. + Vạch trần bản chất hèn nhát để đập lại luận điệu bảo hộ xảo trá của Pháp - Chỉ ra: những việc Pháp làm ở Việt Nam không phải là công mà là tội. - Dẫn chứng cụ thể, chi tiết ( để 2 triệu người chết đói, lê gối đầu hàng, ta lấy nước từ Nhật chứ không phải từ Pháp…) - Khẳng định: “thoát li hẳn”, “xóa bỏ hết” sợi dây ràng buộc Việt – Pháp + Phản ánh quá trình đấu tranh bền bỉ giành độc lập của dân tộc: - Sự ra đời của nước Việt Nam như một tất yếu lịch sử ( Pháp chạy, Nhật Hàng, vua Bảo đại thoái vị > 9 chữ ngắn gọn khái quát cả trăm năm lịch sử, mang âm vang sử thi hào hùng). - Buộc các nước đồng minh phải công nhận độc lập (Chúng tôi tin rằng) c. Đoạn 3 + Kết luận giản dị nhưng chắc chắn về quyền độc lập của VN > quyền bất khả xâm phạm, có tính chất chân lí. + Kêu gọi tha thiết toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu kẻ thù. III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC Đề 1 : Nêu và phân tích ngắn gọn quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đề 2: Trình bày tóm tắt phong cách nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đề cương dạy phụ đạo, ôn Đại học 12, ban cơ bản – nâng cao 10 [...]... tượng nỗi nhớ: · Nhớ Sông Mã, nhớ “rừng núi” Sông Mã không thuần túy là một địa danh vô hồn, là tên một dòng sông mà đã trở thành đất mẹ yêu thương, thành cả một miền nhớ đau đáu khôn khuây · Nhớ Tây Tiến > nỗi nhớ một đoàn quân đã gắn bó máu thịt với tác giả - Mức độ nhớ: “nhớ chơi vơi” > Nỗi nhớ không xác định, mang màu sắc của vô thức > nỗi nhớ vừa tha thi t, thường trực, vừa mênh mông, ám ảnh - Vần... “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ • Tách: không gian cư trú của người Việt qua các hế hệ • Hợp: địa bàn sinh sống, ghi lại sự trưởng thành của dân tộc • Đối: thời gian - đằng đằng; không gian – mênh mông > 2 câu thơ ngắn gọn nhưng bao quát chiều dài, chiều sâu thăm thẳm của thời gian và chiều rộng vô cùng của không gian > quá... Trường THPT Lê Hữu Trác Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” - Tả cái chết nhưng không bi lụy - Hệ thống từ Hán Việt: biên cương, mồ viễn xứ, chiến trường, áo bào, khúc độc hành > không khí trang trọng thi ng liêng - Phủ định từ “chẳng” (so sánh với từ “không”: sắc thái trung tính, liên hệ với cách nói “mặc kệ” trong câu: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” ở Đồng chí của Chính Hữu)>... liêng, bất tử - Thi liệu: sử dụng thi liệu văn hóa, văn học dân gian sáng tạo: không nhắc lại nguyên vẹn mà chỉ lấy ý > khơi gợi những liên tưởng phong phú, người đọc tự do đi về trong các chiều văn hóa lịch sử để cảm nhận - Giọng thơ: vừa triết luận vừa thủ thỉ tâm tình Vấn đề nguồn cội đất nước thấm nhuần cảm xúc tha thi t của nhଠthơ trở nên dung dị, dễ hiểu Cái hay của đoạn thơ không ở ngôn từ mĩ lệ,... liệt uy phong của người lính, nhà thơ không cố công khắc tạc tượng đài trượng phu khô cứng không tim - Nỗi nhớ trong giấc mơ: Hà Nội, dáng Kiều thơm: đằng sau vẻ ngoài dữ dằn, oai nghiêm là trái tim khao khát yêu thương, đầy chất nghệ sĩ (họ mang dấu trong tim một bóng hình lãng mạn, không phải là “giếng nước gốc đa”, “gian nhà không” như nỗi nhớ của người lính nông dân trong Đồng chí của Chính Hữu)... góp mình dựng đất tổ Hùng Vương Đề cương dạy phụ đạo, ôn Đại học 12, ban cơ bản – nâng cao 31 Trần Văn Thương, Trường THPT Lê Hữu Trác Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng... những điều mà nhiều người cho là hạn chế trong tác phẩm: • Thừa nhận sự thật: “Những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại của chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời”, “văn chương của Lục Vân Tiên” có những chỗ “lời văn không hay lắm” > trung thực, công tâm khi phân tích • Khẳng đinh: đó là những hạn chế không thể tránh khỏi và không phải là chính yếu bằng... tranh vì một lí tưởng cao quí cho con người và cho đất nước: “Không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu nước của Nguyễn Dình Chiểu, một phần lớn là các bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc những người nghĩa sĩ đã trọn nghĩa với dân”; “Nguyễn Đinh Chiểu cũng như nhiều bậc hiền triết ngày xưa ở Phương Đông hoặc phương Tây, vẫn để lại cho đời sau những điều giáo... Dũng) Đề 2: Phân tích/ bình giảng đoạn thơ sau a “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi …………………………………… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” b Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa …………………………………… Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa c Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ………………………………………… Sông Mã gầm lên khúc độc hành d Tây Tiến người đi không hẹn ước ………………………………………… Đề cương dạy phụ đạo, ôn Đại học 12, ban cơ bản – nâng cao 24 Trần Văn... trên nền thi n nhiên miền Tây dữ dội, hùng vĩ, hoang vu, hiểm trở mà êm đềm, thơ mộng, thi vị, trữ tình · Hình ảnh trung tâm của bài thơ, được miêu tả rải rác ở tất cả các đoạn thơ nhưng tập trung trong đoạn 3 (Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/…/Sông Mã gầm lên khúc độc hành.) - Phân tích: Do 2 vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn, hào hùng và hào hoa đan xen hòa quyện trong từng đoạn nên hs có thể không tách . 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ + Ý nghĩa cách mở đầu: - 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử tư tưởng nhân loại - Vừa khôn khéo (tỏ ra tôn trọng tư tưởng đúng đắn của cha ông kẻ xâm lược),. vừa kiên quyết (gậy ông đập lưng ông, lấy chính lí lẽ thi ng liêng của tổ tiên chúng để phê phán chúng) - Ngầm gửi gắm lòng tự hào tự tôn dân tộc (sánh ngang bản tuyên ngôn khai sinh dân tộc. nỗi nhớ: · Nhớ Sông Mã, nhớ “rừng núi”. Sông Mã không thuần túy là một địa danh vô hồn, là tên một dòng sông mà đã trở thành đất mẹ yêu thương, thành cả một miền nhớ đau đáu khôn khuây. · Nhớ

Ngày đăng: 10/07/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w