Đoạn 4: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy ôn thi TN dành cho GV (Trang 48 - 50)

đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang

trên chiếc đàn ghi ta màu bạc chàng ném bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la…

- Cái chết được diễn đạt qua: “đường chỉ tay đã đứt” “bơi sang ngang”, (con sông trở ngăn trở hai cõi: âm – dương), “lặng yên bất chợt” (cõi vĩnh hằng)

- “ném” > hành động kiên quyết > tâm thế, tư thế của người chiến sĩ: sẵn sàng đón nhận cái chết. Nhưng đó không phải là cái chết “về với cát bụi” mà là cái chết hồi sinh, gieo mầm sự sống.

- li-la-li-la: âm thanh là linh hồn của cây đàn > giai điệu li-la-li-la ngọt ngào xuất hiện 3 lần và khép lại bài thơ mở ra những liên tưởng vô tận.

• Âm thanh tha thiết luyến láy > linh hồn của tiếng đàn còn vương mãi > sức sống nghệ thuật Lor-ca, tinh thần Lor-ca.

• Tạo vùng văn hoá Tây Ban Nha, thế giới nghệ thuật Lor-ca.

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Bình giảng đoạn thơ:

không ai chôn tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

Đề 2: Phân tích hình tượng tiếng đàn trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” Đề 3: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” Gợi ý giải đề

Đề 1:

Làm nổi bật một số đặc sắc:

- Tính đa nghĩa của hình tượng tiếng đàn.

- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh: cấu tạo bằng phương thức chuyển đổi cảm giác, chuyển kênh thức nhận sự vật một cách đột ngột > sự vật hiện ra bề mặt có vẻ gián đoạn, đứt gãy nhưng bề sâu thống nhất ở mạch vô thức.

Đề 2:

+ Khái quát về hình tượng tiếng đàn: - Hình tượng trung tâm của tác phẩm.

- Xuyên suốt tác phẩm, được miêu tả, cảm nhận bằng sự chuyển đổi nhiều giác quan > biến hoá linh hoạt.

- Biểu trưng cho tinh thần Lor-ca, nghệ thuật Lor-ca... > gợi ra cả một “từ trường” Lor-ca.

+ Phân tích hình tượng tiếng đàn theo dọc bài thơ (làm rõ sự biến đổi trong hình tượng: cách cảm nhận, ý nghĩa tiếng đàn...)

Đề 3:

+ Làm rõ những đặc sắc nghệ thuật: thể nghiệm một hình thức thơ ca mới mang màu sắc tượng trưng, siêu thực.

• Hệ hình ảnh mang tính biểu tượng.

• Cảm nhận sự vật bằng sự chuyển hoá nhiều giác quan.

• Câu thơ tự do, tự động ngắt nghỉ theo dòng chảy đứt đoạn của vô thức, không theo bất cứ trật tự cú pháp thông thường nào.

• Kết hợp giữa tính liên tục, liền mạch (cốt truyện tự sự) và tính gián đoạn, “cóc nhảy” (suy cảm, ngôn ngữ thơ).

Nguyễn Tuân và Người lái đò Sông Đà

Chuyên đề này nhằm củng cố các kiến thức xoay quanh tác giả Nguyễn Tuân và tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà”.

- Đặc điểm con người Nguyễn Tuân. (Tại sao người ta cho rằng: Cái tôi của Nguyễn Tuân chính là một định nghĩa đích thực về nghệ sĩ?)

- Các chủ đề chính trong sáng tác.

- Phong cách nghệ thuật độc đáo và sự vận động của phong cách, từ đó rút ra bài học về sáng tạo.

- Hình tượng Sông Đà như một sinh thể sống động với những nét tính cách đối lập mà thống nhất: hung bạo, dữ dội, hùng vĩ nhưng cũng không kém dịu dàng, êm đềm, trữ tình.

- Hình tượng người lái đò Sông Đà dũng cảm, tài hoa, vừa là một dũng sĩ vừa là một nghệ sĩ trong nghệ thuât leo ghềnh vượt thác.

- Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân trong “Người lái đò Sông Đà”.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy ôn thi TN dành cho GV (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w