- Mục đích chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản xoay quanh tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
a. Nhân vật Mị
+ Số phận bất hạnh: Con dâu gạt nợ. - Đoạn mở đầu:
• Cách mở đầu: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…” : giọng kể trầm giống với cách mở đầu trong cổ tích > chuẩn bị không khí cổ tích cho mẫu nhân vật cổ tích xuất hiện, tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận một motip quen thuộc. • Không gian: “ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” > xuất hiện cùng thế giới đồ vật nặng chì, câm lặng > gợi mở:
Vị trí người ở của nhân vật.♣
Hình ảnh tảng đá dường như là một đồng dạng của cô gái – câm♣ nín, ngậm khối u uất khó cất lời, bất động, không sinh khí, không sẻ chia.
• Tư thế: “cúi mặt, mặt buồn rười rượi” với nhịp điệu mòn mỏi, thường xuyên, lặp lại vô hồn - “lúc nào cũng vậy” .
• Đối lập: hình ảnh một cô gái lẻ loi, đơn độc, u trầm, buồn khổ - cảnh tấp nập, giàu sang nhà thống lí.
Nhận xét:
o Phác hoạ hình ảnh người con gái câm lặng như chìm lẫn vào thế giới đồ vật vô tri, không cảm giác.
o Hé lộ cuộc sống tủi cực, cảnh ngộ éo le của nhân vật.
o Cách dẫn dắt khéo léo: điểm nhìn từ xa, bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để thâm nhập nhân vật; tạo ra mâu thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận người (hỏi ra mới rõ,… cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra).
- Thân phận con dâu gạt nợ: Câu chuyện Mị về làm dâu:
• Lý do: bố lấy mẹ không đủ tiền cưới, phải vay nhà thống lí, tận khi già mà chưa trả hết nợ. Mẹ chết > thống lí đòi lấy Mị làm con dâu để xoá nợ > mối nợ truyền kiếp, dai dẳng, khó thoát > bóng của kiếp sống nô lệ, cùng khổ đổ lên người dân nghèo qua thế hệ này đến thế hệ khác. Câu nói từ bên trong của bố Mị “không thể nào khác được” giống như một dấu triện đóng lên thân phận nô lệ của Mị.
• Phản ứng: đề nghị bố lao động trả nợ chứ quyết không muốn bị bán cho nhà giàu: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” > cho thấy:
Lựa chọn tỉnh táo: thà sống vất vả, nghèo khổ mà tự do còn hơn♣ sống trong giàu sang mà chịu đoạ đày nô lệ.
Khát vọng tự do mãnh liệt và niềm tin trong sang, hồn nhiên của♣ tuổi trẻ.
• Bị nhà thống lí lừa bắt đi > thái độ, hành động: “hàng mấy tháng, đêm nào cũng khóc”, ăn lá ngón tự tử > nhận thức sâu sắc tình cảnh quẫn bách của bản thân: sống cũng như chết > phản ứng tiêu cực của lòng yêu sống và khát vọng tự do. • Dần dần:
Cha chết. Mị không còn nghĩ tới cái chết♣ > nghịch lí đầy bi kịch: mất đi khả năng phản ứng với cuộc sống phi nhân tính > thực chất: chỉ sống đời sống vật chất, còn tinh thần và tâm hồn đã chết > nhẫn nhục, cam chịu, vô hồn.
Thời gian: “lần lần, mấy năm qua, mấy năm sa♣u”: phép đối, cách đếm thời gian chậm rãi, đều đặn > khoảng thời gian đủ để vô hồn hoá con người, nhấn con người vào câm lặng.
• Lí giải về thái độ của Mị: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. • Tưởng: mình cũng là: con trâu, con ngựa.
• So sánh:
“Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi♣ chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày” > bị bóc lột sức lao động tàn nhẫ
Lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa♣
• Tê liệt khả năng phản ứng với cuộc sống vô nghĩa > phản ứng của con người không còn cảm thấy ý nghĩa cuộc đời, cam chịu sống mảnh đời khuất lấp, quên lãng, như cái cây, tảng đá, đồ vật trong không gian nhà thống lí > nghịch lí: vị trí: con dâu (quyền thế, đáng trọng), thân thế: con nợ, người ở (rẻ rúng, coi thường)
• Căn buồng - không gian sống của Mị: kín mít, có một chiếc cửa sửa lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng > tối tăm, bức bối, lạnh lẽo, đầy âm khí > biểu tượng ám gợi về địa ngục trần gian, tù túng, ngột ngạt, nơi cầm tù tuổi thanh xuân của con người, biến Mị từ một cô gái trẻ trung phơi phới thành một con người vô cảm, cam chịu.> không gian phi nhân tính.
Tiểu kết:
Miêu tả cuộc sống làm dâu, nhà văn khám phá một mảng hiện thực mới: cuộc sống, số phận đau khổ của người lao động miền núi - những con người bị cường quyền, thần quyền, cái nghèo, những áp chế về tinh thần đẩy vào tình trạng sống vô nghĩa, vô cảm.
+ Sự thức tỉnh và hồi sinh khát vọng sống trong Mị (đêm tình mùa xuân) - Khung cảnh:
• Bức tranh mùa xuân:
Cỏ gianh vàng ửng > tươi vui, đầy sức sống, ánh sáng > đối lập với không gian sống tăm tối của Mị.
Mỏm núi: váy hoa xoè như con bướm sặc sỡ > đầy màu sắc, phấn chấn, náo nức.
Đám trẻ: cười ầm.
Tiếng sáo: thiết tha bồi hồi.
Thiên nhiên rực rỡ màu sắc, náo nức âm thanh > sự hiện diện của một thế giới căng tràn nhựa sống.
• Đêm tình mùa xuân:
Trong nhà: mọi người nhảy đồng, hát
Bên ngoài: tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng ngoài đường > chi tiết trở đi trở lại như một ám ảnh, mời gọi, vương vấn, khơi gợi kí ức và khát vọng yêu, sống trong Mị. Nội dung tiếng sáo: “Mày có con trai con gái rồi/ Mày đi làm nương/ Ta không có con trai con gái/ Ta đi tìm người yêu” > tiếng sáo mang khát vọng đôi lứa, khát vọng sống.
Không - thời gian rạo rực khát vọng, thôi thúc con người tìm đến với men say tình yêu, men say sự sống.
- Diễn biến tâm trạng:
• Uống ừng ực > u uất, mất cảm giác, không sống trong thực tại, mà lặn vào vô thức, như nuốt cả bao nhiêu đau khổ.
• Phơi phới trở lại > có cảm xúc (nhận ra tiếng sáo) • Còn rất trẻ > Ý thức về bản thân trở lại.
• Muốn chết: khi cảm xúc, ý thức trở về là lúc Mị muốn chết > phi lí mà logic: ý thức tình trạng sống không bằng chết > giải thoát.
• Do tiếng sáo > quên cái chết > xắn miếng mỡ khêu lại đèn, lấy váy, quấn tóc . Khát vọng được sống được yêu trở lại, kéo theo hành động: muốn được thấy ánh sang, muốn làm đẹp, ý thức về sự tồn sinh của mình (Liên hệ chi tiết: Mùi xà phòng trên áo của Đào trong “Mùa lạc “ khi kể cho Huân nghe về duyên mới > sự hồi sinh nữ tính thường được các nhà văn sử dụng để biểu trưng cho sự trỗi dậy mạnh mẽ, sâu sắc nhất của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc)
- Sự vùi dập phũ phàng: bị A Phủ trói > khát vọng vừa hồi sinh đã bị vùi dập > tuy nhiên nó đã được nhóm lên để chuẩn bị rực cháy trong hành động cứu A Phủ và cứu mình.
Tiểu kết:
Qua nhân vật Mị, nhà văn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ:
- Tố cáo thế lực thống trị, cường quyền, thần quyền đã liên kết để cày đạp tước đoạt quyền sống cảu những con người đáng ra phải được hạnh phúc nhất.
- Đồng cảm sâu sắc với số phận con người nghèo khổ miền núi trước cách mạng. - Khám phá, phát hiện vẻ đẹp, phẩm chất người lao động, đặc biệt là khát vọng sống tự do.