Một vài nét đặc sắc về nghệ thuật

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy ôn thi TN dành cho GV (Trang 95 - 98)

- Mục đích chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản xoay quanh tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

e. Một vài nét đặc sắc về nghệ thuật

+ Xây dựng nhân vật: am hiểu và diễn tả chân xác, sâu sắc tâm lí nhân vật > cá thể hóa tính cách.

+ Ngôn ngữ: đậm chất Nam Bộ, từ cách xưng hô, cách dùng từ, cách nói… (Việt đá trái dừa rụng xuống mương cái đùng, việc thỏn mỏn, nói in như má…)

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Phân tích nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” để thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.

Để 2: So sánh hai nhân vật Việt và Chiến.

Đề 3: Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”, nhân vật chú Năm nói: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”.

Hãy phân tích và chứng minh: trong truyện ngắn này, có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha ông đến đời chị em Chiến Việt.

Gợi ý giải đề:

Đề 1: Nhân vật Việt > thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ + Tổng quát:

- Giới thiệu chung về tác giả , tác phẩm.

- Vị trí, ý nghĩa hình tượng nhân vật Việt trong việc biểu hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

+ Phân tích:

- Trẻ con, hồn nhiên > góp phần khắc họa hình ảnh tuổi trẻ chống Mĩ sinh động. - Yêu thương, gắn bó với gia đình.

- Gan góc, quả cảm.

- Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu đến cùng. + Đánh giá:

- Vai trò, ý nghĩa hình tượng với giá trị tác phẩm. - Tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ chống Mĩ.

- Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng: miêu tả tâm lí, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu tả sinh động có tác dụng cá tính hóa nhân vật.

- So sánh với hình tượng chiến sĩ giải phóng khác trong văn học chống Mĩ để thấy Nguyễn Thi là những “nhà văn của nông dân Nam Bộ” , xây dựng hình tượng người chiến sĩ giải phóng “đậm chất Nam Bộ”.

+ Chiến: là hình bóng của người Má: dẫu có lúc trẻ con nhưng đã tiềm ẩn những nét đẹp của người con gái trưởng thành (tháo vát, chăm lo thu xếp việc gia đình, yêu thương em).

+ Việt: có sự trẻ con, hiếu động của một cậu con trai mới lớn (trong khi chị lo toan việc nhà thì Việt phó thác cho chị và có những biểu hiện rất trẻ con: “lăn kềnh ra ván cười”, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết…)

So sánh đoạn đối thoại trước khi lên đường của hai chị em.

+ Điểm chung của hai nhân vật: yêu thương gia đình, căm thù giặc, gan góc, bất khuất, dũng cảm.

+ Đánh giá:

- Mỗi nhân vật được xây dựng với những nét tính cách riêng biệt, đặc sắc, hợp thành hình tượng tuổi trẻ chống Mĩ miền Nam.

- Hai chị em là khúc sau của dòng sông truyền thống gia đình.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật > “chất Nam Bộ” trong văn Nguyễn Đình Thi.

Đề 3: Hãy phân tích và chứng minh: trong truyện ngắn này, có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha ông đến đời chị em Chiến Việt. + Giải thích câu nói của chú Năm.

+ Phân tích và chứng minh tính liên tục của dòng chảy truyền thống gia đình: - Má và chú Năm.

- Chiến và Việt. + Đánh giá:

- Thể hiện quan niệm về con người của Nguyễn Thi: mỗi con người phải là một khúc trong dòng sông truyền thống gia đình.

- Thể hiện sự am hiểu và ân tình của nhà văn với nhân dân miền Nam > “nhà văn của nông dân Nam Bộ”.

Chiếc thuyền ngoài xa

Chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố các vấn đề cơ bản xoay quanh tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

- Tình huống nhận thức độc đáo

- Đổi mới trong cách nhìn hiện thực và con người của Nguyễn Minh Châu. - Nghệ thuật tự sự đặc sắc.

KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Khái quát 1. Khái quát

a. Tác giả

+ Tiểu sử - con người

(Theo tâm sự của chính nhà văn, lời kể của Vương Trí Nhàn và nhận xét của nhiều bạn bè, người thân).

- Từ bé tới lớn: rụt rè và vô cùng nhút nhát.

- Sống nội tâm, hay trăn trở, thích một mình để suy ngẫm, phân tích. - Chân thành.

=> Thiên hướng nhận thức, phân tích, nghiền ngẫm hiện thực trong văn Nguyễn Minh Châu.

+ Sáng tác:

- Quá trình sáng tác: chia hai chặng rõ rệt.

 Trước thập kỉ 80: ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn.

 Đầu thập kỉ 80 – khi mất: cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

o Đổi mới:

 Quan niệm mới về con người và cuộc đời:

Con người không nhất phiến, đơn chiều, lí tưởng mà là con người bề bộn, phức tạp, được ánh xạ qua nhiều mối quan hệ với hiện thực (cả mặt tốt lẫn mặt xấu “rồng phượng và rắn rết”…)

Cuộc sống đa chiều, đầy những vết nham nhở sần sùi, có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, sự vật vã, bức bối đầy phức tạp và biến động.

=> Khơi tìm những mặt khuất lấp của chiến tranh, những phần sâu kín trong tâm hồn con người.

 Đề tài: con người cá nhân với các câu chuyện đời thường là trung tâm.

Không phải con người “trùng khít với chính mình, với bộ áo xã hội của nó một cách đau đớn, giả dối” (Bakhtin) mà là con người hiện thực trong các mối quan hệ đa dạng.

=> “Đọc lời ai điếu cho một nền văn nghệ minh họa”. + Vị trí văn học sử:

Ngòi bút tiêu biểu của thời kỳ văn học đổi mới – người mở đường đầy tài hoa và tinh anh (Nguyên Ngọc).

b. Tác phẩm:

+ Xuất xứ: Thuộc giai đoạn sáng tác thứ 2. + Vị trí văn học sử:

- Tiêu biểu cho những đổi mới của Nguyễn Minh Châu.

- In đậm dấu ấn phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu. + Tình huống truyện:

- Nhận diện: tình huống nhận thức.

- Mô tả: Phùng - một nghệ sĩ nhiếp ảnh có tài đang trong giây phút thăng hoa tuyệt đỉnh, khám phá ra vẻ đẹp “trời cho”của con thuyền biển buổi sớm mai thì chứng kiến đôi vợ chồng từ trên con thuyền bước xuống, lão đàn ông đánh vợ một cách hung bạo và vô lí.

Sự việc lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ thấy thái độ nhẫn nhịn, câm lặng chịu đựng của người đàn bà mà còn thấy được thái độ, hành động của chị em Phác trước sự dã man của cha với mẹ.

Anh nhận rõ những ngang trái, nghịch lí trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em Phác, người đàn ông, người đồng đội (Đẩu) và chính bản thân mình.

+ Bố cục: 2 phần lớn

- Phần 1 (từ đầu - chiếc thuyền lưới vó đã biến mất): Hai phát hiện của Phùng. - Phần 2 (còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.

2. Phân tích

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy ôn thi TN dành cho GV (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w