Hình ảnh người nông dân ngày đó

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy ôn thi TN dành cho GV (Trang 78 - 79)

- Mục đích chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản xoay quanh tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

2. Hình ảnh người nông dân ngày đó

a. Tràng

- Ngoại hình: + Mắt nhỏ tí

+ Hàm bạnh, mặt thô kệch. + Đầu: trọc nhẵn.

+ Lưng: to, rộng như lưng gấu. + Áo: nâu tàng.

Các chi tiết cụ thể pha chút trào lộng đặc tả một thanh niên lao động thô kệch, vất vả, lam lũ, được hóa công đẽo gọt quá sơ sài, dường như vẫn phảng nét hoang dại.

- Tên gọi: Dụng cụ trong nghề mộc.

- Xuất thân: dân ngụ cư > Tầng lớp sống lang bạt, không quê quán, lai lịch rõ ràng, thường bị dân bản xứ khinh miệt.

Gợi liên tưởng các nhân vật chàng ngốc, người đần trong truyện cổ dân gian, hiện thân cho một số phận bất hạnh.

- Phẩm chất: bộc lộ trong tình huống nhặt được vợ.

+ Câu văn bản lề mở ra toàn bộ câu chuyện cảm động là câu văn diễn tả sự kiện người đàn bà xa lạ “rơi” vào cuộc đời Tràng “giữa cái ảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa”.

+ Nhớ lại chuyện lấy vợ: nhặt được vợ trên con đường đời thảm đạm. Một số phận bất hạnh dạt vào cuộc đời một người bất hạnh.

+ Ứng xử trước phản ứng của mọi người:

Với đám trẻ: trước khi lấy vợ, Tràng giống như một đứa trẻ lớn tuổi thì bây giờ Tràng tách hẳn ra như một người trưởng thành.

Bảo vệ vợ mình trước con mắt tò mò của dân ngụ cư.

Đối thoại với vợ: toàn câu tỉnh lược, không có chủ ngữ > tâm lí ngượng nghịu, sượng sùng.

+ Diễn biến tâm trạng: Liều, sợ.

Bao trùm là hạnh phúc. Ứng xử với vợ:

 Lấy vợ như nhặt một mớ rác nhưng không hề rẻ rúng vợ, ngược lại Tràng không ít tế nhị khi đi mua một số vật dụng làm của hồi môn cho vợ.

 Ý thức vun vén cho hạnh phúc mình đang có: mua dầu thắp.

 Chủ động giới thiệu vợ với mẹ đẻ> tránh cho người phụ nữ cảm giác ngượng ngùng và mặc cảm theo không.

Hân hoan với niềm vui và trách nhiệm mới, hăm hở vun vén cho tổ ấm của mình. Buổi sớm đầu tiên có vợ, Tràng lâng lâng trong hạnh phúc “trong người êm ái lửng lơ như vừa ở trong giấc mơ đi ra”, “ ngỡ ngàng như không phải”, thấy “thương yêu gắn bó với cái nhà cảu hắng lạ lùng”, nghĩ về tổ ấm tương lai, quyết tâm vun vén cho nó.

Đoạn văn đậm chất thơ với giọng điệu trữ tình tha thiết. Ám ảnh về cái đói thoáng chốc bay biến để chỉ còn cảm giác hạnh phúc

Bài học nhân sinh:

- Ngay trên bờ vực cái đói, khi tưởng như miếng ăn là nhu cầu bức thiết thì tình người, giá trị con người và khao khát được yêu thương vẫn cao quí hơn cả và vẫn không bị mất đi.

- Hạnh phúc làm thay đổi con người. Trong tăm tối khốn cùng, khát vọng được yêu thương giống như một bản năng bất diệt vẫn cháy sáng.

- Đặt nhân vật trong tình huống đặc biệt, một mặt nhà văn lột tả được đời sống khổ cực của người nông dân trong năm đói, mặt khác khám phá vẻ đẹp kì diệu nơi tâm hồn của họ.

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy ôn thi TN dành cho GV (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w