Đối thoại Hồn Trương Ba – Đế Thích.

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy ôn thi TN dành cho GV (Trang 120 - 125)

C. SỐ PHẬN CON NGƯỜ

d. Đối thoại Hồn Trương Ba – Đế Thích.

+ Gửi gắm những quan niệm của tác giả về hạnh phúc, sự sống, cái chết. + Đế Thích:

- Đưa ra đề xuất để Trương Ba được sống: nhập xác Cu Tị => một cách tồn tại “dễ thở” hơn, “dễ chịu” hơn.

- Khẳng định một hiện thực không phân biệt trần gian hay thượng giới: không ai được toàn vẹn cả.

- Không hiểu được những suy nghĩ của Trương Ba “con người trần giới các ông thật kì lạ”.

=> Vị thần tiên quyền phép biến hóa, yêu mến Trương Ba nhưng rốt cuộc vẫn mang tầm nhìn, điểm nhìn xa lạ, không thể thấu hiểu những suy nghĩ trần thế. + Hồn Trương Ba:

- “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” => quan niệm:

• Hồn và Xác luôn thống nhất hài hòa trong một con người. Không thể có linh hồn thanh khiết trong một thể xác dung tục, tội lỗi.

• Khi con người bị vấy bẩn bởi những dục vọng bản năng thì đừng chỉ đổ lỗi cho xác thân, tự vỗ về, ngụy biện bằng linh hồn cao khiết siêu hình.

• Thái độ sống cần có của con người: dũng cảm, dám đối mặt, thừa nhận những sai lầm của bản thân, để không bao giờ trốn chạy.

- “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”.

=>Quan niệm: Cuộc sống thật đáng quí nhưng sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, không được là mình thì thật vô nghĩa. “Sống” đơn thuần chỉ là đời sống thực vật, “sống như thế nào” – sống “toàn vẹn” mới là đời sống của một con người. Để có được ý nghĩa chân chính đó quả không dễ dàng.

- Khi Đế Thích so sánh: không thể đổi tâm hồn cao quí của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt => Phản ứng:

• Thấu hiểu: tầm thường nhưng chúng sẽ sống hòa thuận với nhau. • Thương người vợ anh hàng thịt.

- Chi tiết: Cu Tị chết => đẩy bi kịch đến chỗ “mở nút”.

- Trương Ba tưởng tượng ra giả cảnh khi nhập xác đứa bé => bao nhiêu phiền toái khác do sự vênh lệch hồn xác sẽ xảy ra , nỗi đau của người thân cu Tị => nhận thức tỉnh táo => quyết định sáng suốt: xin cho cu Tị sống lại, để mình chết hẳn.

Nhận xét

- Lời của Trương Ba dày đặc => không còn cái ngập ngừng, yếu thế như trong đối thoại với Xác, mà tự tin, chủ động bày tỏ.

- Quá trình đưa ra quyết định dứt khoát “chết hẳn”, Trương Ba đã thực hiện cuộc phục sinh tâm hồn mình. Người ta lại thấy một Trương Ba nhân hậu, vị tha, giàu tình thương.

- Nhận thức được ý nghĩa đích thực của cuộc sống: Cuộc sống đáng quí biết bao (Ông tưởng tôi không ham sống hay sao?), nhưng sống mà không được là mình (sống giả tạo) thì chẳng có lợi cho ai ngoài “bọn khốn kiếp” đục nước béo cò.

e. Đoạn kết

+ Khung cảnh:

- Vườn cây: rung rinh ánh sáng. => Không gian quen thuộc gắn với con người Trương Ba, tinh thần Trương Ba => nơi lưu dấu những hồi ức tươi đẹp về Trương Ba trong lòng người thân vẫn được vun xới, để lại chan hòa, ấm áp.

- Cu Tí hồi sinh và mẹ con đoàn tụ => hạnh phúc trong trẻo, cảm động. + Sự xuất hiện của Trương Ba:

- Qua lời văn: chập chờn xuất hiện => chỉ là cái bóng.

- Qua lời Trương Ba: “Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao

bà giẫy cỏ… Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu” => lời văn thấm đẫm cảm xúc, giàu chất thơ => chất trữ tình trong kịch Lưu Quang Vũ. - Qua đối thoại của cái Gái và cu Tị: cây na này ông nội tớ trồng đấy; qua hành động vùi hạt na xuống đất: “Cho nó mọc thành những cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi” => hình ảnh biểu tượng: đứa trẻ ngây thơ, trong trắng gieo trồng hạt giống mới biểu trưng cho sự nối tiếp, sinh sôi bất tử của Hồn Trương Ba, vẻ đẹp Trương Ba – thanh khiết, vẹn nguyên.=> cái chết hẳn về thể xác là sự hoàn nguyên kì diệu cho tâm hồn. Trương Ba đang sống một cuộc sống khác: sự sống bất diệt trong trái tim những người thân.

Nghịch lí logic: Mặc dù giờ đây Hồn Trương Ba không có thân xác trú ngụ, chỉ là bóng chập chờn mờ ảo, vô hình lại là lúc sự hiện diện của Trương Ba nhiều nhất, thường trực nhất.

Tiếp tục khái quát triết lí nhân sinh:

- Ý nghĩa sự sống nhiều khi không phải ở sự tồn tại sinh học mà ở chính sự hiện diện của ta trong suy nghĩ, nỗi nhớ của những người thương yêu.

- Vẻ đẹp tâm hồn có đời sống dài lâu và bất tử so với thể xác. Tâm hồn cao khiết của Trương Ba vẫn còn có mặt trong mỗi hoài niệm, mỗi cuộc đời đang sống.

f. Vài nét về nghệ thuật viết kịch

Cách diễn tả hành động, ngôn từ nhân vật - yếu tố trọng yếu để phát triển xung đột, xây dựng tình huống, thể hiện tính cách trong nghệ thuật viết kịch.

+ Hành động kịch:

Phù hợp với hoàn cảnh, theo đúng logic phát triển của tình huống kịch.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hành động bên ngoài và hành động bên trong (những độc thoại nội tâm thể hiện trạng thái tinh thần căng thẳng, đầy day dứt) + Ngôn ngữ:

- Sinh động, gán với trạng huống cụ thể (Sự khác biệt của ngôn ngữ Trương Ba trong đối thoại với Xác, vợ, cái Gái, Đế Thích…)

- Giọng điệu nhân vật biến hóa đa dạng, có sự kết hợp giữa giọng hướng ngoại và hướng nội - độc thoại nội tâm (đoạn đối thoại Hồn Trương Ba – Đế Thích).

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Phân tích nhân vật Hồn Trương Ba.

Đề 2: Phân tích đối thoại Hồn – Xác trong Hồn Trương Ba da hàng thịt. Đề 3: Phân tích ý vị triết lí nhân sinh trong Hồn Trương Ba da hàng thịt.

Đề 4: Giả định Đế Thích cho Trương Ba được sống trong xác cu Tị và Trương Ba đồng ý thì cuộc sống của Trương Ba sau đó sẽ như thế nào? Trình bày ý tưởng xây dựng lớp kịch ngắn của anh (chị) về điều đó.

Đề 5: Suy nghĩ của anh chị về những vấn đề nhân sinh mà Lưu Quang Vũ đặt ra trong tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.

Gợi ý giải đề:

Đề 1: Nhân vật Hồn Trương Ba. + Tình huống nhân vật xuất hiện

=> Nhận xét khái quát: Nhân vật mang bi kịch.

+ Phân tích các cuộc đối thoại để làm rõ bi kịch của Hồn Trương Ba: căng thẳng, kịch tính, cao trào, giải thoát.

+ Nhân vật thể hiện quan niệm và thái của nhà văn về các vấn đề nhân sinh.

- Mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn, giữa vật chất và ý thức => khái quát triết học được biểu hiện bằng hình tượng nghệ thuật sinh động (trong cuộc đối thoại Hồn – Xác.

- Ý nghĩa đích thực của sự sống là gì?

- Phê phán một số thói xấu của con người nói chung và của con người trong xã hội đương thời nói riêng:

• Thói ngụy biện đổ lỗi cho thể xác.

• Thói sống giả tạo, chạy theo dục vọng tầm thường.

• Sự xách nhiễu, cơ hội, đục nước béo cò (lão lí trưởng, đám trương tuần) hay sự không thấu hiểu của người cầm quyền (Đế Thích).

Đề 2: Đối thoại Hồn – Xác.

+ Tình huống dẫn đến đối thoại Hồn – Xác. + Phân tích đối thoại Hồn – Xác.

+ Nhận xét:

- Vấn đề nhân sinh:

• Mối quan hệ thể xác và linh hồn. • Ý nghĩa cuộc sống.

- Nghệ thuật viết kịch: xây dựng hành động kịch, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Đề 3: Giả định Đế Thích cho Trương Ba được sống trong xác cu Tị và Trương Ba đồng ý thì cuộc sống của Trương Ba sau đó sẽ như thế nào? Trình bày ý tưởng xây dựng lớp kịch ngắn của anh (chị) về điều đó.

Học sinh có thể phát huy trí tưởng tượng của mình. Tuy nhiên các em cần lưu ý: + Có thể dựa vào giả tưởng của Trương Ba trong vở kịch nếu nhập xác cu Tị để xây dựng hệ thống các chi tiết.

+ Làm rõ diễn biến tâm lí dẫn đễn hành động một cách logic: những phiền toái nhân vật gặp phải trong hình xác cu Tị qua các mối quan hệ: mẹ - chị Lụa, bạn chơi – cái Gái, người già – vợ Trương Ba…=> quyết định nhập xác cu Tị là hành động ích kỉ, khiến cho con người không còn là mình, sống trái với tự nhiên => con người lại rơi vào bi kịch khác.

+ Kết luận: kết thúc Lưu Quang Vũ lựa chọn là kết thúc hợp lí, đúng với sự phát triển của xung đột kịch, logic nội tại của nhân vật.

Đề 5: Suy nghĩ về những vấn đề nhân sinh mà Lưu Quang Vũ đặt ra trong tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.

+ Học sinh dựa trên các vấn đề nhân sinh mà tác giả đặt ra, bày tỏ sự đồng tình hay bổ xung:

- Quan hệ thể xác – linh hồn.

- Ý nghĩa đích thực của cuộc sống. - Thói xấu trong xã hội.

+ Chú ý bối cảnh viết tác phẩm => tác giả đưa ra những vấn đề vừa nóng bỏng vừa có giá trị phổ quát. Học sinh trình bày quan điểm qua các dẫn chứng cụ thể gắn với hoàn cảnh sống của bản thân, của thời đại mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy ôn thi TN dành cho GV (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w