Đối thoại Hồn Trương Ba những người thân.

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy ôn thi TN dành cho GV (Trang 119 - 120)

C. SỐ PHẬN CON NGƯỜ

c. Đối thoại Hồn Trương Ba những người thân.

+ Với vợ: - Vợ:

• Có ý định đi biệt để Trương Ba được thảnh thơi, “Còn hơn là thế này”. • Chỉ ra: “ông đâu còn là ông, đâu còn là Trương Ba làm vườn ngày xưa”. => Nhận xét:

• Người vợ vị tha, nhẫn nhịn, hết mực yêu thương chồng.

• Mang tâm trạng đau khổ tột cùng vì chứng kiến sự đổi thay của chồng. Nỗi đau hiện tại còn kinh khủng hơn giây phút bà tiễn thân xác chồng khỏi thế gian.

- Hồn Trương Ba:

• Lời thoại ngắn, toàn câu hỏi => biểu hiện: sự ngơ ngác, thảng thốt và trạng thái thẫn thờ, tê xót.

• Hành động: ngồi xuống, tay ôm đầu => đau khổ, dằn vặt, tuyệt vọng. + Với Cái Gái:

- Cái Gái:

• Yêu thương gắn bó với ông hết mực: đêm nào cũng khóc, nâng niu từng chút kỉ niệm của ông => dẫn tới phản ứng dữ dội:

• Lời lẽ tàn nhẫn, phũ phàng.

• Chối bỏ, xua đuổi Hồn Trương Ba.

Phản ứng quyết liệt của một đứa trẻ. Tâm hồn trẻ thơ vốn trong trẻo, chỉ có hai màu sáng tối, kiên quyết không chấp nhận cái xấu, cái ác.

- Trương Ba: run rẩy => những lời nói của cháu nhỏ thêm một lần nữa xoáy khoét vào nỗi đau thăm thẳm của ông, để ông cảm nhận thấm thía bi kịch bị chính những người thân yêu chối bỏ.

+ Với con dâu: - Con dâu:

• Thấu hiểu và cảm thông: “thầy khổ hơn xưa nhiều lắm”, “thương hơn”.

• Nhận thức một sự thật đau đớn: “làm sao để giữ thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia”.

- Trương Ba:

Trước những lời lẽ chân thực của con dâu => “lạnh ngắt như tảng đá” => hoàn toàn tuyệt vọng.

=> 3 lượt đối thoại đi qua đẩy bi kịch của Hồn Trương Ba lên tới chót đỉnh. Những người thân thiết nhất cũng không chấp nhận nổi tình trạng hồn xác bất nhất của chồng, cha, ông mình.

Con người Phương Đông vốn coi mái nhà và quan hệ ruột thịt là nền tảng tinh thần. Mất nó, con người gần như mất tất cả, rơi vào trạng thái đơn độc, chống chếnh.

Đối thoại với những người thân mới cho nhân vật nhận cảm thấm thía tình trạng của bản thân, để đi đến hành động giải thoát quyết liệt. Nhà văn không đưa đối thoại với người con trai (lúc này đã bị đồng tiền cám dỗ, sinh ra thói con buôn vụ lợi) vào mà để Hồn đối thoại với vợ, cháu gái, con dâu – những người yêu thương, gắn bó với Trương Ba nhất để dẫn dắt Trương Ba đến nhận thức sâu sắc về tình trạng tuyệt vọng không lối thoát của bản thân mình.

+ Độc thoại:

- Ý thức, công nhận sự thắng thế của Xác.

- Tự vấn: “Lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?” - Phản lại lí luận của Xác: “Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần” => Thái độ kiên quyết, dũng cảm.

=> Nếu độc thoại ở màn đầu tiên, Trương Ba hiện lên trong trạng thái dằn vặt đau khổ thì ở màn độc thoại này, nỗi đau càng xa xót nhưng nhân vật không còn trăn trở về tình trạng Hồn – Xác bất nhất mà đã có một thái độ chủ động dứt khoát.

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy ôn thi TN dành cho GV (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w