BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 5
Gõ văn bản sau đúng chính tả và đúng quy tắc (xem lại quy ước soạn thảo văn bản)
BaiTH5_01.doc
TRÍ TUỆ CỦA KẺ NGỐC
(~*&%^$@#!~)
Ngày xửa ngày xưa, có một ngọn núi vàng, dẫn vào núi chỉ có duy nhất một con đường: cầu dây sắt. Những người vào núi đào vàng trước đây qua qua lại lại rất nhiều, chẳng mấy chốc cây cầu đã bị hỏng, chỉ còn lại đúng một sợi xích sắt đung đưa, bên dưới cây cầu là vực thẳm sâu hàng vạn trượng. Thế nhưng không ít người bất hạnh đã vượt qua cây cầu này để đi đào vàng. Và cũng rất nhiều người rơi xuống vực thẳm.
Một hôm, có một kẻ ngốc và một người thông minh phải đi qua cây cầu này để vào trong núi đào vàng. Kẻ ngốc hăm hở giẫm lên sợi xích sắt, lảo đảo bước lên cầu. Người thông minh đứng ở bên cạnh quan sát, trán vã mồ hôi: sợi xích sắt nhỏ thế này, bất cẩn một cái là rơi ngay xuống vực thẳm, tan xương nát thịt như chơi, quá nguy hiểm! Nhưng kẻ ngốc trên cầu đâu có nghĩ ngợi nhiều như thế, mắt của anh ta vẫn đang nhắm đến ngọn núi vàng, một lòng nghĩ đến chuyện đào vàng, anh ta vẫn lảo đảo qua được cầu an toàn. Chẳng bao lâu sau, anh ta quay lại, trên vai vác một túi vàng nặng trĩu.
Người thông minh vô cùng ngưỡng mộ, đắn đo giây lát, cuối cùng không thể cưỡng lại được sức cám dỗ của vàng, anh ta liền đi lên cây cầu sắt. Sau khi lên cầu, hai mắt anh ta cứ dán chặt vào sợi xích sắt, chỉ sợ bất cẩn sẽ rơi xuống vực. Nhưng dường như, sợi xích sắt cứ cố tình chống đối với anh ta nên lắc lư rất mạnh. Người thông minh lại nhìn xuống vực thẳm hun hút kia. Dường như anh ta có thể thấy rất nhiều bộ xương trắng, đôi chân anh ta bất giác run lên không sao kiểm soát được. Anh ta muốn bất chấp tất cả để tiến lên phía trước như kẻ ngốc nọ, nhưng không sao kiểm soát được nỗi sợ trong lòng mình. Anh ta sợ hãi tột độ, định quay trở lại nhưng đôi chân đã không nghe theo lệnh của anh ta nữa. Cuối cùng, người thông minh sợ đến mức toàn thân mềm nhũn, sẩy chân, ngã xuống vực thẳm.
BaiTH5_02.doc
NHỮNG VÒNG TRÒN
O0O
Nhớ hồi tôi chừng 7 tuổi, ông nội dẫn tôi đến bên hồ cá trong trang trại rồi bảo tôi thử ném một viên đá xuống nước. Sau đó ông bảo tôi quan sát những vòng tròn trên mặt nước bởi chính viên đá vừa ném. Rồi ông bảo tôi: "Cháu hãy thử hình dung mình như viên đá kia. Trong đời, cháu cũng có thể tạo ra rất nhiều vòng tròn xao động và chúng sẽ ảnh hưởng đến sự an bình của tất cả những người xung quanh." Và rồi ông tiếp tục: "Hãy luôn nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm về những gì cháu đã đặt vào trong vòng tròn của chính mình và vòng tròn đó cũng sẽ lan toả và chạm vào rất nhiều vòng tròn khác. Vì vậy hãy sống sao cho những điều tốt đẹp mà vòng tròn của cháu tạo nên được gửi đi như những thông điệp của hòa bình và nhân ái đến khắp mọi người. Ngược lại, những xao động sinh ra từ sự giận dữ hoặc ganh tị chắc chắn sẽ lan tỏa và ảnh hưởng đến những vòng tròn khác. Do đó, cháu cần phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với tất cả những điều trên".
Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nhận ra rằng sự an bình nội tại hay sự bất an trong mỗi con người đều chảy ra thế giới này. Vì thế sẽ không thể tạo lập một thế giới hòa bình khi chúng ta đang còn bị vướng bận bởi những xung đột nội tại, hận thù, hồ nghi hay giận dữ bên trong dẫu cho những xúc cảm hay ý nghĩ đó có được nói ra hay không.
Mọi khuấy động xung quanh những vòng tròn diễn ra trong mỗi chúng ta đều tràn ra thế giới rộng lớn Con người đúng là cần đến trí tuệ, nhưng nghĩ quá nhiều rất dễ sợ đầu sợ đuôi,
cuối cùng mất đi dũng khí tiến lên phía trước, sẽ bị rơi xuống vực thẳm. Nhiều lúc, chúng ta cũng cần như kẻ ngốc: liều mạng, bất chấp tất cả, gạt bỏ hết tạp niệm, một lòng một dạ hướng đến mục tiêu, quyết đoán tiến về phía trước, nhẹ nhàng hướng đến thành công.
8.1. Định dạng kí tự
Microsoft Word là một chương trình xử lý văn bản, nằm trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office của hãng Microsoft. Ngoài các chức năng giúp người sử dụng gõ nhanh và đúng một văn bản, Microsoft Word còn cho phép chúng ta dễ dàng chèn các ký tự đặc biệt vào văn bản như © ® trong những trường hợp cần thiết làm cho văn bản nổi bật hơn (xem bài 12).
Người dùng có thể nhập văn bản ở dạng chữ thường hoặc CHỮ IN HOA; sau đó, đổi sang d ạng chữ thích hợp bằng cách chọn phần văn bản đó, rồi vào Format Change Case.. (hoặc nhấn tổ hợp phím Shift + F3). Các lệnh thường dùng trong văn bản có thể trình bày nhanh nhờ biểu tượng (Bold) để tạo chữ đậm, (Italic) để tạo chữ nghiêng, (Underline) để tạo ra chữ gạch dưới, hay kết hợp cả ba. Các tổ hợp phím tắt lần lượt là Ctrl + B, Ctrl + I và Ctrl + U.
Để định dạng cầu kỳ hơn, ta vào Format Font… (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + D), hộp thoại Font xuất hiện gồm 3 thẻ:
* Đầu tiên là thẻ Font:
- Ở mục Underline style: có nhiều kiểu gạch chân như Words Only (gạch dưới từng từ một), gạch dưới hai nét, gạch dưới bằng nét đứt. Sau khi gạch chân, muốn loại bỏ ta chọn (none) ở mục này.
- Ở mục Effects: Strikethrough để tạo gạch xuyên qua từ, các mục Superscript để tạo chỉ số trên và Subcript để tạo chỉ số dưới, giúp chúng ta soạn thảo các biểu thức như ax2 + by3 = 0, hay các công thức hóa học như H2O, P2O5. Các hiệu ứng khác như ,
Shadow, SMALL
CAPS, ALL CAPS… * Tiếp theo là thẻ Character Spacing:
Khoảng cách giữa các ký tự có thể thay đổi dễ dàng nhờ dùng các lệnh trong Spacing:
Normal Trường THPT Đa Phước
Expanded (1.5 pt) T r ư ờ n g T H P T Đ a P h ư ớ c
Condensed (1.5 pt) Trường THPT Đa Phước
B1: Bôi đen phần văn bản muốn định dạng
B2: Vào Format Font…
hoặc nhấp phải vào phần văn bản đó rồi chọn Font… B3: Ở hộp thoại Font hiện ra, chọn mục cần định dạng và nhấp OK.
Ghi chú: Với các định dạng đơn giản thì ta chỉ cần nhấp vào các nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ định dạng.
Ngoài ra, ta có thể đưa vănbảnlêncao
hoặc xuống thấp nhờ tùy chọn ở mục Position: Raised (để đưa lên cao) và Lowered (để đưa xuống thấp).
* Cuối cùng là thẻ Text Effects: chứa một số hiệu ứng như nền chữ nhấp nháy (Blinking Background)…
Lưu ý: Các font Unicode thường dùng là: Times New Roman, Arial, Tahoma
8.2. Định dạng đoạn
HS đọc nội dung bên phải và ghi chú vào hộp thoại sau:
8.3. Định dạng trang
Trước khi định dạng trang, ta chỉnh lại đơn vị đo cho phù hợp (xem lại mục 7.3.1).
B1: Vào File Page Setup…
B2: Ở hộp thoại hiện ra * Thẻ Margins:
- Mục Margins: chỉnh lề cho trang
- Mục Orientation: Portrait (dọc), Landscape (ngang) * Thẻ Paper:
- Mục Paper Size: Chọn cỡ giấy (A4, Letter…)
Định dạng đoạn
B1: Đặt con trỏ văn bản tại vị trí bất kì trong đoạn
B2: Vào Format > Paragraph… hoặc nhấp chuột phải vào đoạn, chọn Paragraph
B3: Ở hộp thoại hiện ra, chọn thẻ Indents và Spacing:
- General: Canh lề ở mục Alignment
- Indentation: Thụt lề (trái, phải, dòng đầu, các dòng còn lại của đoạn)
- Spacing: Khoảng cách giữa đoạn trước (Before) và sau (After), khoảng cách giữa các dòng trong đoạn (mục Line spacing)
Ghi chú: Với các định dạng đơn giản như canh lề và thụt lề, ta có thể sử dụng nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ định dạng và kéo các nút thụt lề trên thanh thước ngang (GV hướng dẫn thêm).
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 6
BaiTH6.doc: Tạo file gồm 3 trang có nội dung như sau:
a) Trang 1: Gõ và định dạng các biểu thức và công thức sau:
a/ (a + b)2 = a2 + 2ab +b2 ; b/ (a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 +b3
c/ CnH2n+1OH d/ H2SO4
b) Trang 1 (tt)
Yêu cầu:
- Canh đều hai bên, First line 1 cm, Spacing hợp lí
- Sau khi gõ xong các em tự đặt tựa đề phù hợp với ý nghĩa của bài
Một thầy giáo lớn tuổi đã kể lại cuộc thi mà có lần ông được mời làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm xem đứa trẻ nào có lòng quan tâm đến người khác nhất. Người đoạt giải cuộc thi này là một cậu bé mới bốn tuổi.
Gần nhà cậu bé có hai vợ chồng già luôn yêu thương và nương tựa lẫn nhau. Cho đến một ngày kia khi bà cụ qua đời, ông cụ đau buồn khôn xiết. Nhìn thấy ông cụ đau đớn, cậu bé đi qua nhà và leo vào ngồi trong lòng ông cụ, và cứ ngồi yên ở đó. Khi mẹ cậu bé hỏi cậu đã nói gì để an ủi ông cụ, cậu bé trả lời:
- Con chẳng nói gì cả, con chỉ giúp cho ông khóc được thôi mà…
(Sưu tầm từ Internet)
c) Trang 2
Mẹ và Con
Nguyễn Văn Quốc
Khi còn thơ ấu nào hay
Mẹ hiền vất vả cả ngày lẫn đêm Mong con cuộc sống ấm êm
Học hành chăm chỉ Mẹ thêm vui lòng
Thương con Mẹ chỉ luôn trông Cho con mau lớn mau bằng người ta
Giờ đây con đã đi xa Mẹ cô đơn với căn nhà quạnh hiu
Nhớ con sớm sớm chiều chiều
Mẹ ngồi tựa cửa đăm chiêu nhìn trời
Thương con nơi ấy xa vời
Quê người đất khách nhớ lời Mẹ nha
“Đừng đua đòi với người ta Phải lo gắng học mới ra con người”
Mẹ ơi, Mẹ hãy mỉm cười Con đây luôn nhớ vâng lời Mẹ thôi
Con nay đã lớn khôn rồi Mẹ đừng lo lắng như thời cấp ba
Tuy rằng cuộc sống xa nhà Con luôn xin hứa mãi là con ngoan.
d) Trang 3
QUÊ HƯƠNG
Đỗ Trung Quân
Quê hương là chùm khế ngọt, Cho con trèo hái mỗi ngày. Quê hương là đường đi học, Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếc, Tuổi thơ con thả trên đồng. Quê hương là con đò nhỏ, Êm đềm khua nước ven sông.
Quê hương là cầu tre nhỏ, Mẹ về nón lá nghiêng che. Quê hương là đêm trăng tỏ, Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
Quê hương mỗi người chỉ một Như chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.