1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NC BÀI 41 SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

17 10,8K 69

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 106,5 KB

Nội dung

Định nghĩa được khái niệm sinh sản và khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật. Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật: sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng. Giải thích cơ sơ khoa học và trình bày được cách tiến hành các phương pháp nhân giống vô tính. Trình bày được vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính trong đời sống con người.

Trang 1

Trường: THPT Đào Duy Từ GVHDGD: Cô Hoàng Thị Mỹ Lý

Tiết giảng dạy: 2 (chiều) Ngày dạy: Thứ 4, ngày 13/03/2013

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 2 CHƯƠNG IV: SINH SẢN

A - SINH SẢN Ở THỰC VẬT BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT (11 NC)

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

- Định nghĩa được khái niệm sinh sản và khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật

- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật: sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng

- Giải thích cơ sơ khoa học và trình bày được cách tiến hành các phương pháp nhân giống vô tính

- Trình bày được vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính trong đời sống con người

2 Kỹ năng

- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, khái quát, so sán

- Rèn luyện kĩ năng liên hệ, vận dụng hiểu biết thực tế vào bài học

3 Thái độ

- Có ý thức vận dụng kiến thức về phương pháp nhân giống vô tính trong thực tiễn trồng trọt

- Có ý thức vận dụng kiến thức về các hình thức sinh sản trong việc bảo quản thực phẩm tránh để nơi ẩm ướt tạo điều kiện ra rễ…

Trang 2

II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh về chu trình sống của dương xỉ

- Tranh về các hình thức sinh sản sinh dưỡng

- Tranh về các bước tiến hành nhân giống vô tính ở thực vật

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Biểu diễn tranh tìm tòi bộ phận

- Hỏi đáp – tìm tòi

- Hỏi đáp – tái hiện

IV NỘI DUNG TRỌNG TÂM

- Khái niệm sinh sản.

- Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

V TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định lớp học (1 phút)

2 Tiến trình dạy học

a Đặt vấn đề (1 phút)

GV: Hãy nêu những đặc tính cơ bản của một cơ thể sống?

HS: Cơ thể sống bao gồm 4 đặc tính cơ bản: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và sinh sản

GV: Vậy chúng ta đã được nghiên cứu những đặc tính nào rồi?

HS: Ở những chương trước, chúng ta đã được nghiên cứu 3 đặc tính: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng

GV: Như vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đặc tính cuối cùng của

cơ thể sống ở chương tiếp theo là Chương IV SINH SẢN

GV giới thiệu: Sinh sản bao gồm sinh sản ở thực vật và sinh sản ở động vật Vậy sinh sản ở thực vật bao gồm các hình thức nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong Phần A SINH SẢN Ở THỰC VẬT Bài 41 SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

Trang 3

b Tiến trình dạy bài mới

*HOẠT ĐỘNG 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN VÀ SINH SẢN

VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT (7 phút) Hoạt động của giáo viên và học

sinh

Nội dung bài học

- GV chiếu các hình ảnh về sinh sản

ở thực vật:

+ Tre mọc thành măng

+ Củ khoai tây vùi trong đất ẩm

mọc mầm cho ra cây mới

+ Cây thuốc bỏng con hình thành từ

lá cây thuốc bỏng mẹ

+ Cây đậu hình thành từ hạt nảy

mầm

+ Từ thân hành mọc thành cây con

+ Cây cà chua con mọc từ hạt của

cây trưởng thành

Các quá trình trên được gọi là sinh

sản, vậy sinh sản là gì?

- HS trả lời:

Là tạo ra cá thể mới

- GV chính xác hóa lại khái niệm

sinh sản

- GV thông báo: Sinh sản ở thực vật

gồm 2 hình thức sinh sản vô tính và

I Khái niệm

1 Khái niệm chung về sinh sản

Là quá trình hình thành cơ thể mới, đảm bảo quá trình phát triển liên tục của loài

2 Các hình thức sinh sản ở thực vật

- Sinh sản vô tính VD: Khoai tây vùi trong đất ẩm mọc mầm tạo cây mới

Trang 4

sinh sản hữu tính.

+ Hình 1, 2, 3 và 5 là hình thức sinh

sản vô tính ở thực vật

+ Hình 4, 6 là hình thức sinh sản

hữu tính ở thực vật

Sau đó, yêu cầu HS rút ra bản chất

chung nhất của sinh sản vô tính

Vậy sinh sản vô tính là gì?

- HS trả lời

- GV nhận xét, tổng kết

- HS trả lời: bản chất chung nhất đó

là không có sự tạo thành giao tử

- GV: Vậy qua hãy cho biết sinh

sản vô tính là gì?

-HS trả lời

- GV nhận xét, tổng kết, ghi bài

- Sinh sản hữu tính VD: Hạt đậu được tạo ra từ cây trưởng thành nảy mầm thành cây con

3 Sinh sản vô tính ở thực vật

- SSVT là hình thức sinh sản không có

sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái Con sinh ra đồng nhất về mặt di truyền

và giống với cây mẹ

* HOẠT ĐỘNG 2: CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH (22 phút)

- GV chiếu tranh về các hình thức

sinh sản vô tính ở thực vật

+ Tre mọc thành măng

+ Củ khoai tây vùi trong đất ẩm

mọc mầm cho ra cây mới

+ Cây thuốc bỏng con hình thành từ

lá cây thuốc bỏng mẹ

+ Cây rêu được hình thành từ bào

II Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

1 Sinh sản bằng bào tử

- Khái niệm

- Ví dụ: Dương xỉ, rêu

Trang 5

+ Từ thân hành mọc thành cây con + Cây dương xỉ được hình thành từ bào tử

Và giới thiệu: Có 2 hình thức sinh sản vô tính ở thực vật là sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát, phân tích các hình trên để hoàn thành Phiếu học tập CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT sau: Các hình thức

SSVT ở TV

Đặc điểm Ví dụ

Sinh sản bằng

b

o tử

Sinh

sản

sinh

dưỡng

Rễ

Thân

Ưu điểm

Nhược điểm

- GV chiếu hình Chu trình sống của Dương xỉ và phân tích

Trên đây là hình ảnh về chu trình sống của dương xỉ Trên cây dương

xỉ trưởng thành, mặt dưới lá có các

Trang 6

ổ bào tử (2n), chúng sẽ giảm phân cho ra các bào tử (n), Khi bào tử chín ổ bào tử sẽ vỡ tung giải phóng các bào tử ra ngoài, gặp môi trường

ẩm bào tử sẽ nảy mầm cho ra nguyên tản hình tim (n), trên nguyên tản có chứa các túi tinh và túi noãn; túi tinh cho ra tinh trùng nhiều roi, túi noãn cho ra noãn cầu tinh trùng sẽ gặp noãn cầu thụ tinh tạo ra hợp tử - đó chính là khởi đầu của một thể bào tử mới Thoạt đầu thể bào tử sống ký sinh trên thể giao tử về sau thể bào tử này phát triển thành một cây độc lập

Bây giờ các em hãy quan sát lại hình và hoàn thành sơ đồ khuyết ở bên dưới? (Sơ đồ ở Powerpoint)

- HS dựa vào hình và quá trình phân tích của GV để hoàn thành sơ

đồ khuyết về chu trình sống của dương xỉ

- GV tổng kết: Trong chu trình sống của dương xỉ có sự xen kẽ 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính Tuy nhiên, chúng ta chỉ đề cập đến giai đoạn sinh sản vô tính, đó chính

là giai đoạn sinh sản bằng bào tử Vậy sinh sản bằng bào tử là gì?

Trang 7

- HS trả lời và điền vào PHT.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ

sung

- GV nhận xét, tổng kết

? Vì sao sinh sản vô tính bằng bào

tử được xem là hình thức sinh sản

vô tính thấp nhất?

- HS trả lời

- GV: Ý nghĩa sinh sản bào tử?

- HS trả lời:

+ Dễ phát tán, mở rộng bùng phân

bố của loài

+ Tạo ra được nhiều cá thể trong

một thể hệ

- GV đặt vấn đề hình thức sinh sản

bào tử là hình thức sinh sản vô tính

ở những thực vật bào tử vậy còn

những loài thực vật khác như khoai

tây, khoai lang…thì hình thức sinh

sản vô tính của chúng là gì? Chúng

ta sẽ cùng tìm hiểu Mục 2 Sinh sản

sinh dưỡng

- GV chiếu hình về các hình thức

sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và

giới thiệu có 2 hình thức: SSSD tự

nhiên và SSSD nhân tạo Và thông

báo: Hình thức SSSD nhân tạo

* Chu trình sống của Dương xỉ:

2 Sinh sản sinh dưỡng

- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

Trang 8

chúng ta sẽ được tìm hiểu ở mục

sau

- GV chiếu lại các hình về hình

thức SSSD tự nhiên

? Cây con được hình thành từ

những bộ phận nào của cây mẹ?

- HS: Rễ, thân, lá

- GV chiếu đáp án và bổ sung: các

cơ quan đó gọi là cơ quan sinh

dưỡng

Đó chính là hình thức sinh sản sinh

dưỡng Vậy sinh sản sinh dưỡng là

gì?

- HS trả lời và điền vào PHT

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ

sung

- GV cung cấp thêm thông tin về

một vài loại thực phẩm mọc mầm

GV cung cấp thêm thông tin:

Các em cần lưu ý rằng có một số

loài thực phẩm khi mọc mầm chúng

trở nên nguy hiểm, ví dụ như khoai

tây Vì trong mầm khoai tây có

chứa solanine, một loại

glyco-alkaloid đắng và có thể gây ngộ

độc Ngộ độc solanine chủ yếu gây

rối loạn tiêu hóa và thần kinh Triệu

VD

- Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo VD

(Nội dung Phiếu học tập)

Trang 9

chứng bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt Ảo giác, mất cảm giảc, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử

và giảm thân nhiệt vì vậy cần chú ý khi chọn mua và bảo quản để tránh

sử dụng những củ khoai tây mọc mầm

- GV dẫn dắt: Hình thức sinh sản sinh dưỡng có cơ sở khoa học là quá trình nguyên phân

? Nhận xét đặc điểm của cơ thể mới được hình thành? Từ đó hãy nêu ý nghĩa của sinh sản sinh dưỡng

- HS trả lời và hoàn thành PHT: Cây con giống hệt nhau và giống cây mẹ

Ý nghĩa: Duy trì nguyên vẹn đặc tính di truyền của cây mẹ và rút ngắn thời gian hình thành cây mới

- GV: Vậy nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính là gì?

- HS trả lời và hoàn thành PHT

- GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Sau đó GV tổng kết và đưa ra kết quả PHT hoàn chỉnh

- GV dẫn dắt : Sinh sản sinh dưỡng

Trang 10

nhân tạo được gọi là nhân giống vô

tính Vậy để tìm hiểu đó là những

phương pháp nào, cách tiến hành ra

sao chúng ta cùng tìm hiểu phần III

Phương pháp nhân giống vô tính

HOẠT ĐỘNG 3: PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH (10 phút)

- Chiếu hình ảnh về các phương

pháp nhân giống vô tính và giới

thiệu gồm các phương pháp:

Giâm, Chiết, Ghép

- GV chiếu hình ảnh về phương

pháp Giâm

- HS quan sát

- GV: Có những hình thức giâm

nào? Nêu ví dụ?

- HS trả lời

- GV: Tại sao khi giâm cành,

người ta thường phải tỉa bớt lá

nhưng cũng không nên tỉa hết?

HS: Tỉa bớt lá để hạn chế sự thoát

hơi nước Nhưng cũng không nên

tỉa hết lá, nguyên nhân là từ lá khi

gặp ánh sáng mặt trời sẽ tổng hợp

nên một chất điều hòa sinh trưởng

là auxin, chất này sẽ vẫn chuyển

xuống dưới và sẽ giúp cành giâm

mọc rễ

- GV lưu ý: Khi giâm cành người

III Phương pháp nhân giống vô tính.

1 Giâm

- Cách tiến hành

- Ví dụ

Trang 11

ta thường dùng chất kích thích ra

rễ (rootone) đó chính là một chất

dẫn xuất của auxin, để kích thích

sự ra rễ nhanh chóng

- GV chiếu hình về phương pháp

Chiết cành

? Người ta tiến hành chiết cành

như thế nào? Và phương pháp

nhân giống này áp dụng cho

những loại cây nào?

- HS trả lời

- GV: Tại sao khi chiết phải cạo

sạch lớp mô phân sinh dưới vỏ?

- HS trả lời: Nếu cạo không hết thì

các mạch dẫn đặc biệt là mạch libe

sẽ dẫn các chất dinh dưỡng do lá

tổng hợp được xuống rễ mà không

tích tụ ở khoanh cắt phía trên nên

chỗ cắt dẫn đến không ra rễ được

+ Tại sao người ta thường sử dụng

phương pháp chiết ở cây ăn quả?

- HS trả lời:

Vì cây ăn quả nếu gieo từ hạt để

thành cây mới và thu hoạch qủa

phải đợi trong thời gian khá lâu

Mặc khác có thể tạo ra quả không

mang các đặc tính tốt như cây mẹ

Trồng cây ăn quả bằng chiết cành

2 Chiết

- Cách tiến hành

- Ví dụ

3 Ghép

Trang 12

có thể rút ngắn thời gian sinh

trưởng, sớm thu hoạch và biết

trước được các đặc tính tốt

- GV chiếu hình ảnh về phương

pháp Ghép

? Cách tiến hành ghép như thế

nào? Và phương pháp này được áp

dụng cho loại cây nào?

- HS trả lời

- GV: Nguyên tắc khi tiến hành

ghép ra sao?

- HS trả lời

- GV lưu ý:

+ Nguyên tắc khi ghép: cây ghép

và gốc ghép phải cùng họ hoặc

gần họ với nhau (cà chua với cà

tím )

Khi ghép cành, ghép mắt là người

ta đã tạo điều kiện cho 2 lớp

tượng tầng của 2 bộ phận cây liên

kết với nhau để tạo thành lớp vỏ

và lớp gỗ với những mạch dẫn

được nối liền

+ Cơ sở KH của những phương

pháp này là gì?

- HS trả lời: quá trình nguyên

- Cách tiến hành

- Điều kiện

- Ví dụ

4 Nuôi cấy mô

- Cách tiến hành

- Cơ sở khoa học Tính toàn năng của tế bào thực vật

- Ứng dụng

Trang 13

- GV chuyển ý: Một phương pháp

mà hiện nay người ta dùng rất phổ

biến và có hiệu quả cao đó là nuôi

cấy mô Chúng ta sẽ đi tìm hiểu

phương pháp tiếp theo: nuôi cây

- GV chiếu hình 41.3 ở SGK và

phân tích quy trình nuôi cấy mô

carốt

- GV yêu cầu nghiên cứu mục

III.4 và cho biết cơ sở khoa học

của nuôi cấy mô?

- HS trả lời: Tính toàn năng của tế

bào thực vật

- GV chiếu một số hình ảnh ứng

dụng nuôi cấy mô

? Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu 4

phương pháp nhân giống vô tính

Vậy ưu điểm của các phương pháp

đó là gì?

- HS trả lời

- GV: Nhược điểm của sinh sản vô

tính là gì?

- HS trả lời

* Ưu điểm của phương pháp nhân giống

vô tính

- Rút ngắn thời gian sinh trưởng

- Nhân nhanh giống cây mới

- Đạt năng suất cao và tạo cây ăn quả 4 mùa

- Tạo giống cây sạch bệnh

- Phục chế các giống cây quý đang bị tuyệt chủng

* Nhược điểm của phương pháp nhân

giống vô tính

- Tạo ra hàng loạt cá thể giống nhau, có

kiểu gen di truyền đồng nhất nên có nguy

cơ bị đào thải nếu điều kiện môi trường thay đổi

Trang 14

3 Củng cố (3 phút)

Câu 1: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản?

A Bằng giao tử đực

B Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái

C Bằng giao tử cái

D Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái

Câu 2: Phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất hiện nay?

A Ghép cành

B Chiết cành

C Giâm cành

D Nuôi cấy mô

Câu 3: Sinh sản sinh dưỡng là:

A Tạo ra cây mới từ rễ của cây mẹ

B Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây mẹ

C Tạo ra cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ

D Tạo ra cây mới từ phần thân của cây mẹ

Đáp án: 1B, 2D, 3C

4 Dặn dò (1 phút)

- Học bài và làm bài tập SGK

- Chuẩn bị bài mới

Trang 15

Lớp:

Họ và tên HS:

Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

PHIẾU HỌC TẬP

Quan sát hình và kết hợp nghiên cứu mục II SGK: Các hình thức sinh sản

vô tính để hoàn thành Bảng CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC

VẬT

Thời gian: 6 phút

Các hình thức

Sinh sản bằng

bào tử

Sinh

sản sinh

dưỡng

Rễ Thân Lá

Ưu điểm

Nhược điểm

Trang 16

TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP

Các hình thức

Sinh sản bằng

bào tử

- Là hình thức sinh sản vô tính, cây con được hình thành từ tế bào đặc biệt của

cơ thể mẹ gọi là bào tử

- Rêu, dương xỉ

Sinh

sản sinh

dưỡng

Rễ

- Là hình thức sinh sản vô tính, cây con được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ (rễ, thân, lá )

- Khoai lang

bỏng

Ưu điểm

- Cây con sinh ra đồng nhất về mặt di truyền và hoàn toàn giống cây mẹ, do đó, đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền của loài

- Rút ngắn thời gian hình thành cây con

Nhược điểm

- Không có sự tổ hợp vật chất di truyền của bố và mẹ, nên cây con sinh ra đồng nhất về mặt di truyền, do đó khó thích nghi khi điều kiện sống thay đổi

Đồng Hới, ngày 10 tháng 03 năm 2013

Trang 17

Cô Hoàng Thị Mỹ Lý Lê Thị Thùy Vân

Ngày đăng: 17/10/2014, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w