1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa

55 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây dưới sự tác động của biến đổi khí hậu thì chế độ nhiệt và lượng mưa… của Lai Châu có sự thay đổi, các loại hình thiên tai gia tăng cả về mức độ và tần số.. Biến đ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến thầy giáo hướng

dẫn khóa luận ThS Nguyễn Văn Minh đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em nghiên

cứu và hoàn thành khóa luận này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường Đại Học Tây Bắc, phòng Quản lí khoa học, phòng Đào Tạo, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô trong khoa Sử - Địa, cùng các phòng chức năng đã giúp đỡ em

Khóa luận hoàn thành sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp của các thầy cô cùng các độc giả để khóa luận được hoàn thiện hơn

Em xin trân trọng cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2014

Sinh viên Lường Thị Chiến

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nhiệm vụ 2

3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của khóa luận 6

7 Cấu trúc của khóa luận 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.2 Cơ sở thực tiễn 8

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 13

TỈNH LAI CHÂU 13

2.1 Điều kiện tự nhiên 13

2.1.1 Vị trí địa lý 13

2.1.2.Đặc điểm địa hình, địa mạo 15

2.1.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết 18

2.1.4 Đặc điểm thủy văn và nguồn nước 19

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 22

2.2.1 Đặc điểm dân cư và nguồn lao động 22

2.2.2 Đặc điểm cơ sở hạ tầng kinh tế 22

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH LAI CHÂU QUA CHẾ ĐỘ NHIỆT, LƯỢNG MƯA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ TÁC HẠI 24

3.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu 24

3.1.1 Những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu 24

3.1.1.1 Sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất 24

Trang 3

3.1.1.2 Hoạt động núi lửa 25

3.1.1.3 Ảnh hưởng của con người 25

3.1.1.4 Hiệu ứng nhà kính 26

3.1.2 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây 27

3.1.2.1 Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu 28

3.1.2.2 Sự gia tăng của mực nước biển 28

3.2 Biểu hiện biến đổi khí hậu qua nhiệt độ 29

3.2.1 Biểu hiện của biến đổi nhiệt độ 29

3.2.2 Ảnh hưởng của biến đổi nhiệt độ đến đời sống và sản xuất 35

3.3 Biểu hiện biến đổi khí hậu qua lượng mưa 37

3.3.1 Biểu hiện của biến đổi lượng mưa 37

3.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi lượng mưa đến đời sống và sản xuất 43

3.4 Một số giải pháp 44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

1 Kết luận 47

2 Kiến nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH

STT Số hiệu Tên biểu đồ, bảng số liệu, hình

8 Bảng 8 Số ngày có lượng mưa trên 50 mm trong các

9 Bảng 9 Lượng mưa trung bình ở Lai Châu giai đoạn

14 Hình 3.3 Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng

VII ở các trạm Lai Châu 32

Trang 5

15 Hình 3.4 Biểu đồ nhiệt độ tối cao tuyệt đối qua các

tháng trong giai đoạn 1930 - 2009 33

16 Hình 3.5 Biểu đồ nhiệt độ tối thấp tuyệt đối qua các

tháng trong giai đoạn 1930 - 2009 34

17 Hình 3.6 Xu thế diễn biến tỷ chuẩn sai lượng mưa năm

18 Hình 3.7 Xu thế diễn biến tỷ chuấn sai lượng mưa trong

mùa ít mưa tại các trạm tỉnh Lai Châu 38

19 Hình 3.8 Xu thế diễn biến tỷ chuấn sai lượng mưa trong

mùa mưa tại các trạm tỉnh Lai Châu 39

20 Hình 3.9 Biểu đồ lượng mưa qua các tháng trong giai

21 Hình 3.10 Biểu đồ lượng mưa ngày lớn nhất qua các

tháng trong giai đoạn 1930 - 2009 42

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỉ XXI Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro đến công nghiệp và hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai

Tại Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70

C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm Hiện tượng El-Nilo, La-Nina ngày càng tác động mạnh đến Việt Nam Biến đổi khí hậu thực sự đã đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão lũ, hạn hán ngày càng ác liệt Theo tính toán, nhiệt

độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C và mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100 Số đợt các không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam đã giảm đi

rõ rệt trong hai thập niên qua, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn Nếu mực nước biển dâng 1 m, khoảng 40 nghìn km2

đồng bằng ven biển Việt Nam

sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như toàn bộ (Bộ Tài Nguyên Môi Trường, 2003) Theo đánh giá của ngân hàng thế giới (2007), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long bị ngập chìm nặng nhất Nếu mực nước biển dâng

1 m thì khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10% Nếu mực nước biển dâng lên tới 3 m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25% Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho việc xóa đói giảm nghèo cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước

Lai Châu được thành lập trên cơ sở chia tách tỉnh Lai Châu cũ thành hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu ngày nay, là một tỉnh nghèo của miền núi phía Bắc Việt Nam có địa hình khá hiểm trở chia cắt mạnh với 20 dân tộc sinh sống, giá trị sản xuất nông nghiệp hiện vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế

Trang 7

của Tỉnh Trong những năm qua khí hậu Lai Châu có sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, cùng với sự biến đổi của khí hậu toàn cầu: luôn phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt là lũ quét và những thiệt hại không nhỏ về người và của Trong những năm gần đây dưới sự tác động của biến đổi khí hậu thì chế độ nhiệt và lượng mưa… của Lai Châu có sự thay đổi, các loại hình thiên tai gia tăng cả về mức độ và tần số Biến đổi khí hậu ở Lai Châu thể hiện rõ nét

ở lượng mưa trung bình năm có xu hướng suy giảm nhưng số ngày mưa lớn trung bình tháng đã có sự chuyển dịch rõ rệt từ tháng 7 và tháng 8 trong giai đoạn 1978 - 1994 sang tháng 8 của giai đoạn 1994 - 2002 tần suất và cường

độ các trận lũ quét gia tăng, các hiện tượng cực đoan của thời tiết diễn biến bất thường, đặc biệt là số lượng và cường độ các đợt rét

Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, những thiệt hại do thiên tai gây

ra là không nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Để ứng phó với những thách thức nói trên, trong những năm qua tỉnh đã tiến hành một số giải pháp di dời dân cư ra khỏi vùng nguy cơ xảy ra lũ quét cao, quy hoạch các khu vực kinh tế phù hợp với điều kiện từng địa phương Để thực hiện tốt và có hiệu quả những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu thì những công trình nghiên cứu để tìm hiểu về nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của biến đổi khí hậu là rất cần thiết Để thấy rõ được sự biến đổi khí hậu thể hiện trên các nhân tố tự nhiên trên địa bàn tỉnh Lai Châu cụ thể là thể hiện trên chế độ nhiệt

và lượng mưa Tôi lựa chon đề tài: “Phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh Lai

Châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa”

Trang 8

* Nhiệm vụ

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau:

+ Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu;

+ Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đời sống và sản xuất + Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế hậu quả của biến đổi khí hậu

3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: khóa luận nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lai Châu, về mặt giới hạn đã được xác định theo Quyết định thành lập tỉnh Lai Châu của Thủ tướng chính phủ năm 2004

- Về mặt nội dung: khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu sự biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lai Châu thông qua hai yếu tố chính của khí hậu là chế độ nhiệt

và lượng mưa

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lịch sử nghiên cứu đề tài biến đổi khí hậu không phải là vấn đề mới hoàn toàn, chỉ có điều ngày nay vấn đề này đang xảy ra đến mức nghiêm trọng nên

không thể không thu hút sự chú ý của con người

Nghiên cứu khí hậu là một trong những khát vọng lớn lao của con nguời từ nghàn năm nay trong cuộc đâu tranh chinh phục tự nhiên nhằm duy trì sự sống, con người luôn quan tâm đến các hiện tượng tự nhiên như: Mặt Trời, Mặt Trăng,

thời tiết nóng lạnh, mưa gió…

Trong cuốn: “Nghiên cứu khí hậu toàn cầu”– chương trình khoa học lớn của thời đại nên rõ: “mọi người trên thế giới không thể không thể không quan tâm đến một vấn đề có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của mình: thời tiết, khí hậu và những biến đổi khí hậu khác thường, đột ngột mang tính chất cực đoan của nó Hạn hán kéo dài, giá lạnh hay nóng nực khác thường, bão lớn, mưa dữ dội … gây thiệt hại lớn từ mùa màng đến nguồn nước uống, nguồn điện thắp sáng hay sưởi ấm, các hợ động giao thông vận tải và hang loạt hoạt động kinh

tế và đời sống khác”

Cùng với sự mạnh mẽ của sức sản xuất, khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện cho con người tiến sâu hơn vào nghiên cứu tự nhiên trong đó có khí hậu Từ thế

Trang 9

kỷ XVII trở đi đánh dấu một bước ngoặt trong nghiên cứu khí hậu nhờ tạo ra những dụng cụ đo đạc khí hậu đầu tiên, đặc biệt là sự ra đời của khí áp biêu tự nhiên của Tôrixenli ở thành Tôncan (Ý) Lần lượt ra đời Nhiệt kế, Khí áp kế,

Ẩm kế và máy đo gió Việc tìm ra mối quan hệ giữa thể tích và áp suất khí quyển trong thời kì này có thể coi là giai đoạn sơ khai trong việc khám phá động

lực của khí quyển

Thế kỷ XVIII với việc khám phá ra bản chất, trạng thái và thành phần của

khí quyển, tạo cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu các hiện tượng khí hậu

Đến thế kỷ XIX nhiều nhà khoa học thế giới đã vạch ra những nét cơ bản của khoa học khí tượng mà thực chất là tìm hiểu những quy luật chuyển động và

biến thiên trong khí quyển

Năm 1820, tờ biểu đồ khí tượng thế giới đầu tiên xuất hiện với một số liệu

của 39 trạm quan trắc

Năm 1873, Đại hội Khí tượng lần thứ nhất được triệu tập tại Áo đã mở ra

một triển vọng lớn trong hợp tác quốc tế về vấn đề khí hậu

Những năm đầu của thế kỷ XX con người lần đầu tiên đã dùng máy bay để thăm dò khí tượng, các tầng cao của khí quyển Trong những năm 20 - 30 của thế kỷ này ở Pháp, Liên Xô xuất hiện máy vô tuyến thám không đã tạo nên một

bước phát triển nhảy vọt trong công việc nghiên cứu các tầng khí quyển

Cùng với bước phát triển của kỹ thuật đo đạc khí tượng là sự phát triển nhanh chóng của lý thuyết về chuyển động khí quyển mà kết quả quan trọng nhất là đưa công việc dự báo thời tiết trở thành một khoa học chính xác, sử dụng

các phương trình toán học để tính thời tiết trong tương lai

Đóng góp vào thành công trong nghiên cứu khí hậu không thể không nói đến vai trò của vệ tinh, hàng ngày gửi những tài liệu thông số về trái đất, trong

số những tài liệu đó có những tài liệu, số liệu về khí hậu toàn cầu Như thế chúng ta mới đánh giá đúng đắn về sự thay đổi khí hậu trong những năm gần đây và dự đoán khí hậu tương lai Đặc biệt, với sự ra đời của vệ tinh khí tượng

từ những năm 60 trở đi đã mở ra “một khả năng chưa từng có trong lịch sử”

[8;tr22] Các nhà khí tượng đã có thể quan sát thời tiết không chỉ dưới đất, từ

Trang 10

những trạm khí tượng mà có một công cụ theo dõi diễn biến thời tiết trên những miền đất rộng lớn từ vũ trụ Vệ tinh khí tượng đã cung cấp những bức ảnh quý

về những biểu hiện phức tạp của chuyển động khí quyển tại bất kỳ vùng nào trên trái đất thông qua hệ thống mây Có thể nói, sự ra đời vệ tinh khí tượng là một điều kỳ diệu do con người sáng tạo nên, nhờ có vệ tinh khí tượng mà dự báo viên như có

được “ thêm óc, thêm mắt, thêm tay ” góp phần quan trọng vào nghiên cứu khí hậu

Nghiên cứu khí hậu Việt Nam và các tỉnh, đã được nhà nước ta quan tâm ngay khi miền Bắc giải phóng và thu được những kết quả quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng kinh tế sau chiên tranh cũng như bảo vệ tổ quốc, đấu tranh thống nhất đất nước, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước

Trong những tài liệu nghiên cứu về khí hậu Việt Nam cho đến nay, cuốn “ Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam” GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ - GS TS

Nguyễn Trọng Hiệu, Viện khí tượng thủy văn, nhà xuất bản Hà Nội, năm 2004, được đánh giá là một trong những công trình khoa học giá trị, phản ánh đầy đủ đặc điểm khí hậu Việt Nam, một phần khí hậu của thế giới và những biến đổi

khí hậu Việt Nam trong thời gian tới

Cuốn “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Lai Châu”

thuộc danh mục các nhiệm vụ, dự án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009 - 2015 kèm theo quết định số 158/2008/QĐ.TTg

Tuy nhiên tài liệu trên chỉ đề cập được nhiều những ảnh hưởng của khí hậu tới Lai Châu nói chung và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, xét ở một góc độ nào đó, biến đổi khí hậu là một đề tài lớn có thể khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau để tìm hiểu nhiều hơn về bản chất biến đổi khí hậu Hi vọng đề

tài tiếp theo “phân tích sự biến đổi khí hậu Tỉnh Lai Châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa” sẽ cung cấp thêm một khía cạnh nữa trong nghiên cứu biến

đổi khí hậu địa phương, tỉnh Lai Châu và Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: Những thông tin về khí hậu và biến đổi

khí hậu rất nhiều và được rất nhiều tác giả đề cập đến Việc thu thập, chắt lọc

Trang 11

nội dung từ các nguồn tài liệu là một vấn đề đòi hỏi người nghiên cứu phải có tư duy lôgíc khả năng tổng hợp Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn như: từ các công trình nghiên cứu, báo chí, trên các trang web, bản đồ… sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn và cắt nghĩa được các hiện tượng khí hậu cũng như sự hiện trạng biến đổi của khí hậu

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Xuất phát từ những nguồn tài liệu thu

thập, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã chọn nội dung cơ bản để phân tích, khái quát kiến thức giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề khí hậu và những ảnh hưởng của khí hậu đến Việt Nam và cụ thể là Tỉnh Lai Châu

- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Đây là phương pháp đặc trưng của bộ môn

Địa lý, sử dụng bản đồ không chỉ khái quát hóa nội dung mà còn chỉ ra được các mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu và với thành phần tự nhiên khác

6 Đóng góp của khóa luận

Đề tài đã hoàn thành là tài liệu tham khảo cung cấp những kiến thức khí hậu hữu ích cho sinh viên (nhất là sinh viên chuyên ngành địa lý và người nghiên cứu)

Đề tài là tài liệu góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ môi trường sống

Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu, giảng dạy, học tập về địa lí địa phương tỉnh Lai Châu

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận khóa luận bao gồm các chương sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu

Chương 3: Phân tích hiện trạng biến đổi khí hậu Lai Châu qua chế độ nhiệt, lượng mưa và đề xuất giải pháp giảm nhẹ tác hại

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Khái niệm mang tính chất địa lý của khí hậu theo Sneiderkarius như sau:

“Khí hậu là một cơ quan điển hình của một nơi nào đó hoặc là tập hợp các trạng thái khí quyển và các quá trình thời tiết của một khoảng không gian lớn quan sát được gần mặt đất có tác động đến bề mặt trái đất trong một khoảng thời gian dài Tập hợp này được biểu thị bằng sự phân bố của các giá trị trung bình được lặp lại thường xuyên và các giá trị cực trị”

Khái niệm khí hậu địa phương: khí hậu của một khu vực nào đó có quy mô địa phương được tạo nên bởi quan hệ giữa điều kiện địa hình (hướng dốc và độ dốc), địa mạo (kiểu dạng địa hình của khu vực đó) với điều kiện bức xạ mặt trời

từ mối quan hệ này sẽ hình thành nên các điều kiện nhiệt độ, không khí, chế độ gió, chế độ mưa khác nhau ở các khu vực đó

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi khí hậu từ trạng thái này sang trạng thái khác, mà biểu hiện là sự thay đổi của các thành phần đặc trưng

Chế độ khí hậu nói chung đều biểu thị bằng những biến đổi có quy luật trong một quãng thời gian dài hàng chục năm hoặc hàng trăm năm trong quá trình biến đổi này khí hậu của một vùng nào đó có thể ấm lên, lạnh đi, ẩm hơn hoặc khô hơn Trong sự biến đổi có tính chất hệ thống này xuất hiện sự dao động thường là không điều hòa của chế độ khí tượng từ năm này qua năm khác tạo nên các dao động nhỏ với các chu kì khác nhau trong xu thế biến đổi chung của khí hậu

Elnino: theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “bé trai” theo các ngư dân bờ biển Pêru đặt tên Xuất phát từ hiện tượng nước biển dọc bờ biển Pêru trở nên nóng, ấm lạ thường vào thời điểm giáng sing Lúc này, bờ biển Pêru - Chilê trở

Trang 13

nên ít cá, nhiều mưa lũ xảy ra liên tục Elnino trong khí tượng còn được gọi là

“dao động phương Nam”

Lanina còn gọi là “bé gái” Lanina được các nhà khoa học thừa nhân là hiện tượng ngược của Elnino Về cơ bản Khi Lanina xuất hiện sẽ làm cho hoàn lưu khí quyển trở về trạng thái bình thường ở khu vực Thái Bình Dương Tại Nam

Mỹ thời tiết trở lại lại như vốn có còn khu vực Đông Nam Á, Bắc Úc lại mưa lớn kéo dài

Khả năng bị tổn thương – Vulnerability: Là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do biến đổi khí hậu hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu

Theo Công ước đa dạng sinh học (năm 1992): “đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, các ghen của các loại đó và các

hệ sinh thái mà các loài góp phần tạo nên”[6;tr2]

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trong những thập niên gần đây khí hậu toàn cầu có sự thay đổi mạnh mẽ đặc biệt từ giữa thế kỷ XIX nhiệt độ không khí toàn cầu có sự gia tăng và biêu hiện rõ nhât là ở Bắc Cực thuộc Bắc Đại Tây Dương thời kỳ này băng núi thu hẹp, các loài động vật phát triển thêm về hai cực

Đến thế kỷ XX tồn tại hai quan niệm khác nhau về xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu Quan niệm thứ nhất, một số nhà khoa học cho rằng, khả năng tiếp tục lạnh đi của khí hậu vẫn còn tồn tại Quan niệm thứ hai, bằng những chứng cứ xác thực các nhà khoa học đã phát hiện xu hướng nóng lên của khí hậu từ sau những năm 70 của thế kỷ này và đi đến dự đoán khí hậu thế giới sẽ nóng lên từ 0,50C đến 10C ở cuối thế kỷ

Một thực tế là khí hậu đang thay đổi những hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều gây thiệt hại không nhỏ tới sản xuất và đời sống hiện tượng hạn hán, lũ lụt, bão tuyết diễn ra trên phạm vi rộng cả vùng nhiệt đới và vùng ôn đới Năm 1972 Liên Xô đã phải trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng với

kỷ lục thế kỷ về nhiệt độ, độ hụt lượng mưa và lượng nước sông, gây mất mùa

Trang 14

nặng và nạn cháy rừng hoành hành Mùa hè năm 1976 Tây Âu, miền Trung và miền Tây nước Mỹ, Canada Úc phải trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng

Trái đất nóng lên với tốc độ ngày càng tăng biểu hiện là nhiệt độ trung bình của trái đất tăng từ 0,30C đến 0,60C trên bề mặt, một tốc độ gia tăng chưa từng thấy trong gần 1000 năm qua Riêng giai đoạn 1885 - 1990 nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5 0C xuất phát từ sự thay đổi hàm lượng Ctrong khí quyển từ 0,027% lên 0,035% Theo tính toán khi hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ trái đất tăng lên khoảng 30

C, và có khu vực có thể tăng lên 4,90C - 5,40C, ở các vĩ độ cao của Bắc bán cầu có thể tăng lên 7 - 80C Nhà khoa học

Mỹ cho biết “ nếu nồng độ CO 2 tăng gấp 4 lần trong vòng 500 năm tới thì nhiệt

độ trên toàn lục địa sẽ cao hơn nhiệt độ hiện nay từ 7 0 C đến 10 0

C [4;tr36]

Những năm 90 của thế kỷ XX được ghi nhận là thập kỷ nóng nhất kể từ

1861 khi có số liệu trắc quan bằng máy và thậm chí là nóng nhất trong 1000 năm qua ở bán cầu Bắc hai giai đoạn có nhiệt độ tăng nhanh nhất là từ 1910 -

1945 và từ năm 1976 đến nay với mức tăng khoảng 0,150C một thập kỷ

Sự gia tăng nhiệt độ trung bình của trái đất ngày càng rõ ràng hơn Nhiệt độ trái đất đã tăng thêm 0,750C so với thời kỳ tiền công nghiệp, 11 năm nóng nhất trong vòng 125 năm qua đã diễn ra từ suốt 1990, trong đó gần nhất là năm 2005,

và là năm nóng nhất

Gia tăng nhiệt độ hiện nay ngày càng có xu hướng tăng nhanh so với dự báo của các nhà khoa học Tuy nhiên xét ở những điều kiện, vị trí địa lí cụ thể thì ức gia tăng nhiệt độ có sự khác biệt giữa các vùng giới khoa học cảnh báo, Bắc cực sẽ là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng bởi hiện tượng “ấm hóa” toàn cầu băng

và tuyết phản xạ từ 80 đến 90% bức xạ mặt trời Tuy nhiên khi những bề mặt băng này biến mất thì đất và biển ở dưới sẽ hấp thụ nhiều bức xạ hơn dưới dạng nhiệt Chính lượng nhiệt này sẽ tác đông trở lại làm băng và tuyết tan nhiều Bắc cực ấm lên sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng các sinh vật trong vùng bắc cực nằm trong nguy cơ tuyệt chủng

Trang 15

Ở các khu vực Châu Âu và vĩ độ trung bình, nhiệt độ cũng đã tăng lên bằng chứng là mùa hè trở nên nóng hơn nhiều so với trước đây đã gây ra tình trạng tử vong cao ở khu vực này

Bên cạnh đó hiện tượng lạnh đi khác thường của khí hậu cũng đáng được quan tâm cụ thể „mùa thu 1976 tại nhiều nơi thuộc Liên Xô nhiệt độ đã giảm xuống từ 10 - 150

C một hiện tượng hiếm thấy trong vòng 50 năm qua hay những vùng khác cũng có sự lạnh đi khác thường”

Đứng trước những biến dổi khí hậu đang tăng lên mang tính chất cực đoan trên phạm vi rộng lớn trong nững năm cuối thế kỷ XX các nhà khoa học đã tỏ ra quan ngại đến xu thế thay đổi xấu hơn nữa của khí hậu Trái Đất Tháng 6 năm

1976 tổ chức khí tượng thế giới phải ra tuyên bố đặc biệt kèm theo những giải thích cần thiết về biến đổi khí hậu trên thế giới Nhiều giả thuyết và phỏng đoán được đưa ra, những câu hỏi về khí hậu thế giới đặt ra ngày càng nhiều Hàng loạt hội nghị chuyên đề hợp tác khoa học giữa các nước, tổ chức liên quan diễn

ra nhằm nghiên cứu xâu hơn về biến đổi khí hậu toàn cầu

Những năm cuối thế kỷ XX sang những năm đầu thế kỷ XXI loài người đang phải ghánh chịu nhiều thảm họa thiên tai khốc liệt mà nguyên nhân căn bản bắt nguồn từ sự biến đổi khí hậu

Trước những hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu thì khí hậu Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực:

Điển hình của kiểu thời tiết dị thường là nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn,

lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao Trong đó Việt Nam đã và đang phải đương đầu với những biểu hiện ngày càng gia tăng của những hiện tượng thời tiết này

Theo Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kể

từ năm 1958 đến năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5 - 0,70

C Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt

độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam Cụ thể như năm

2007, nhiệt độ trung bình cả năm tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều

Trang 16

cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,30

C, cao hơn thập kỷ 1990

- 2000 là 0,4 - 0,50C

Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta không rõ rệt theo các thời kỳ và các vùng khác nhau Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2% Tuy vậy, biến đổi lượng mưa có xu hướng cực đoan, đó là tăng trong mùa mưa và giảm mạnh trong mùa khô

Bên cạnh đó, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam cũng giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ qua Các biểu hiện thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu như đợt lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 30 ngày trong tháng 1

và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ, đã gây thiệt hại lớn về cây trồng, vật nuôi cho các địa phương ở đây

Đặc biệt, do tác động của biến đổi khí hậu, trong khoảng 5 - 6 thập kỷ gần đây, tần số xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,4 cơn mỗi thập kỷ, tần số xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam tăng với tốc độ 0,2 cơn mỗi thập kỷ và có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn Quỹ đạo của bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa mưa bão kết thúc muộn hơn Nhiều cơn bão có đường đi bất thường và không theo quy luật Điển hình như “siêu” bão số 8 đã hoàng hành suốt dọc các tỉnh ven biển từ Nghệ An đến tận Quảng Ninh trong mấy ngày vừa qua

Một biểu hiện đáng lo ngại của biến đổi khí hậu nữa là mực nước biển dâng

đã và đang gây ngập lụt trên diện rộng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội trong tương lai Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy, tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình hiện nay là 3mm/năm, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới Trong 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm Hải văn Hòn Dấu tăng lên khoảng 20cm

Cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc khí hậu tỉnh Lai Châu đã chịu ảnh hưởng nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu Theo khảo sát của các cơ

Trang 17

quan chức năng, những biểu hiện dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và gia tăng các hiện tượng thời tiết tiêu cực như: gió Tây khô nóng, rét đậm, rét hại, sương muối, giông lốc, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất, xuất hiện với tần suất và mức độ lớn hơn

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam của bộ tài nguyên và môi trường Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ trong đó có Lai Châu gồm: Các khu vực này thường chịu ảnh hưởng của lũ, lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng, hạn hán Các lĩnh vực: an ninh lương thực Lâm nghiệp, Giao thông vận tải, môi trường, tài nguyên nước, đa dạng sinh học, y tế, sức khỏe cộng đồng, các vấn đề xã hội khác thuộc vùng núi

và trung du Việt Nam có nguy cơ chịu tác động của biến đổi khí hậu

Lai Châu là tỉnh có điều kiện và tiềm năng để phát triển phát triển kinh tế -

xã hội, song cũng chịu nhiều tai biến thiên nhiên Khí hậu Lai Châu mang đặc thù của vùng nhiệt đới chịu tác động mạnh của tính phi địa đới theo đai cao và mưa cùng với tác động của con người vào môi trường sinh thái ngày càng mạnh trong những năm gần đây các tai biến thiên nhiên như lũ lụt, lũ ống, lũ quét, trượt lở đất… các hiện tượng khí hậu cực đoan như rét đậm, rét hại cũng xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng băng tuyết bắt đầu xuất hiện tại vùng núi cao như đèo Hoàng Liên Sơn, Sìn Hồ ngoài ra tình trạng hạn hán trên nhiều địa bàn của Lai Châu xảy ra thường xuyên hơn và phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng Các tai biến thiên nhiên ở Lai Châu không chỉ gây thiệt hại nặng nề về người và của mà còn gây ra tâm lí hoang mang, lo lắng cho nhân dân vùng bị thiệt hại nói riêng và cả tỉnh nói chung

Trang 18

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

TỈNH LAI CHÂU 2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lí không phải là thành phần cấu tạo nên cảnh quan, nhưng với

hệ tọa độ địa lí thì các đặc trưng khác của tự nhiên sẽ biến đổi theo nó, và như vậy, vị trí địa lí sẽ giúp cho cảnh quan có một đặc điểm riêng của mình

Lai Châu là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Tổ Quốc, cách

xa thủ đô Hà Nội 450km về phía Tây Bắc Lai Châu có toạ độ địa lí xác định như sau:

Vĩ độ: từ 210

40‟ đến 22050‟B Kinh độ: từ 1020

20‟ đến 1030Đ Phía Bắc: giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc

Phía Đông: giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La

Phía Tây và Tây Nam: giáp tỉnh Điện Biên

Tỉnh có 273km đường biên giới với Trung Quốc, có cửa khẩu Ma Lù Thàng cùng nhiều tuyến đường trên tuyến biên giới Việt – Trung, giúp tỉnh trực tiếp giao lưu với các tỉnh phía Tây Nam (Trung Quốc), được nối với khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế của cả nước là: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, các đường quốc lộ: 6, 4D, 70, 32, 279, 12, 127, đường sông Lai Châu còn nằm trên tuyến du lịch Tây Bắc - Hà Nội - Lào Cai - Sa Pa - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Hoà Bình - Hà Nội Nằm trong tam giác năng lượng khoáng sản Yên Bái - Lào Cai - Phong Thổ Vị trí địa lí đã giúp Lai Châu có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và đặc biệt là du lịch, đồng thời cũng

có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia ngoài ra Lai Châu còn là vùng đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt chủ yếu của sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, hiện đang trực tiếp đang xây dựng công trình thủy điện Lai Châu trên sông Đà (tại Nậm Hàng – Nậm Nhùn)

Trang 19

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu)

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu

Trang 20

2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Đặc điểm địa hình:

Địa hình Lai Châu với đặc điểm chính là địa hình là núi và cao nguyên, bị cắt xẻ mạnh, có độ chia cắt sâu và ngang lớn Phía tây, tây bắc tỉnh là dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài gần 80km, với đỉnh Phan Xi Păng cao nhất nước ta (cao 3.143m) Phía đông, đông bắc tiếp giáp với dãy núi sông Mã với độ cao 1.800m,

và Mường Nhé – Điện Biên qua phần đất thuộc vùng núi thấp, tương đối rộng và lưu vực sông Đà, ở đây có các cao nguyên đá vôi dài 400km, rộng từ 1 – 25km, cao 600 – 1.000m Phía bắc có đỉnh Pu Si Lung cao 3.076m, trên 90% diện tích

có độ dốc trên 25º, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc

- đông nam, xen kẽ là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên… Nhìn chung, Lai Châu có đặc điểm cấu trúc địa hình là núi thấp dần và đổ dồn xuống các sông và suối lớn, núi non xen kẽ với các thung lũng sông, khe suối và các bồn địa núi đồi cao và dốc, các thung lũng sâu và hẹp có nhiều sông suối, nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn lên có tiềm năng về thuỷ điện

Đặc điểm sơn văn: hệ thống sơn văn của Lai Châu có thể chia thành 4

loại chính: vùng núi cao, vùng núi trung bình, núi thấp và cao nguyên

Núi cao: Phân bố ở phía bắc và tây bắc, kéo dài theo phương tây bắc – đông nam, dọc biên giới Việt – Trung như: Pu Si Lung, Pu Đen Đing, Pu Sam Sao

Vùng núi trung bình: đây là các vùng núi uốn nếp nằm ở độ cao 1.000 – 2.000m, với cảnh quan chung là các dãy núi song song trải rộng lại bị chia cắt đã tạo nên các cảnh núi rừng trùng điệp, là dạng địa hình núi phổ biến của vùng

Núi thấp: là các địa hình dạng đồi, núi thấp có độ cao dưới 1.000m, đây cũng là loại địa hình khá phổ biến, dạng địa hình này phân bố hầu hết tại các địa phương trong tỉnh

Cao nguyên: Lai Châu có cao nguyên Tà Phìn – Sín Chải với độ cao 1.100 – 1.300m, nằm kẹp giữa lưu vực sông Đà và dãy Hoàng Liên Sơn, có hướng Tây Bắc – Đông Nam, đây là cao nguyên đá vôi đồ sộ, có bề mặt kém bằng phẳng

Trang 21

Dạng địa hình đồi và đồng bằng: Địa hình đồi và đồng bằng chiếm diện tích nhỏ, nằm ở rìa xen kẽ giữa những dãy núi cao là các đồi sót liền kề với các thung lũng hoặc các lòng chảo có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường

So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên, Sìn Hồ Kiểu địa hình đồi có dạng bát

úp, là dạng địa hình mềm mại, độ dốc nhỏ, vỏ phong hóa dày, phân bố chủ yếu ở các thung lũng Mường Nhé, Bình Lư, Tam Đường, Nậm Mạ Các đồng bằng chủ yếu chạy dọc thung lũng sông suối, là kết quả của quá trình bồi tụ, Lai Châu

có các đồng bằng bồi tụ thung lũng như: Sìn Hồ, Bình Lư, Than Uyên

Các bậc địa hình: Địa hình Lai Châu được phân chia thành 7 bậc và 15 mức

Về các mức độ cao, Lai Châu được phân thành 15 mức với định lượng cụ thể:

Theo các bậc địa hình như trên, ta có thể nhóm địa hình Lai Châu thành

7 bậc với các đặc điểm như sau:

Độ cao < 200 200 - 600 600 –

1.200

1.200 – 1.600

1.600 – 2.000

2.000 – 2.800 > 2.800

(Nguồn: Đặc điểm địa hình Lai Châu)

Bảng 2 Các bậc địa hình

* Phân chia khu vực địa hình: trên tổng thể địa hình ta có thể phân chia

địa hình thành 3 khu vực khu tây – tây bắc, khu dông – đông nam và khu vực trũng thấp gần ở trung tâm

Khu vực tây – tây bắc: đây là hệ thống đối núi cao thuộc bộ phận kéo dài của hệ thống hoàng Liên Sơn, ở đây địa hình có hướng tây bắc – đông nam Hướng địa hình thoải nhanh theo hướng tây – đông và thấp dần theo hướng tây

Trang 22

bắc – đông nam Phía tây, tây bắc có các đỉnh núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn đó là: Phan Xi Păng, Pu Sam Cáp… Pu Si Lung

Khu vực đông – đông bắc: đây là phần địa hình khá cao, là hệ thống núi chạy dọc theo thung lũng sông Đà, Địa hình có hướng tây bắc – đông nam Địa hình có đặc điểm là sườn phía đông, tiếp xúc với sông Đà, có sườn dốc, các vách

đá dựng đứng Càng sang phía tây, địa hình càng mềm mại hơn Xu thế địa hình cũng có hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam

Khu vực trũng thấp gần ở trung tâm: đây là khu vực có địa hình thấp nhất của Lai Châu, khu vực này rải rác theo địa hình kẹp giữa hai khu vực núi phía đông và tây, thực chất đây là các khu vực đồng bằng bãi bồi, vùng trũng giữa núi, bao gồn các khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng như Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Than Uyên… Đáng chú ý nhất là đồng bằng Than Uyên, đây

là một sụt võng Kastơ được tích tụ trầm tích hàng năm, tạo nên một đồng bằng trù phú và là một trong bốn cánh đồng nổi tiếng của khu vực Tây Bắc

Đặc điểm địa mạo:

Địa mạo là bề mặt địa hình, là nơi mà các quá trình địa chất, địa lí biểu hiện Địa mạo của Lai Châu được tạo thành từ các hoạt động ngoại sinh trên nền địa hình miền núi, vì vậy theo đặc điểm đó địa mạo Lai Châu có hai dạng hoạt động khác nhau là bóc mòn và tích tụ Bóc mòn sẽ xảy ra ở các khu vực địa hình núi, trên các sườn địa hình và khu vực núi đá vôi Ngược lại địa hình tích tụ sẽ xảy ra ở các vùng thung lũng, trũng của địa hình

* Hoạt động bóc mòn: Lai Châu có các địa hình bóc mòn sau:

- Sườn bóc mòn trọng lực: phân bố chủ yếu ở trên các dãy núi cao, các sống núi sắc nhọn và không liên tục,

- Sườn bóc mòn – xâm thực và xâm thực – bóc mòn: là dạng phổ biến và phân bố rộng ở tỉnh, thường có ở các dãy núi cao, sườn dốc, đường phân thủy sắc nhọn, thảm thực vật không dày lắm

- Sườn bóc mòn tổng hợp: phân bố trên các núi trung bình đến núi cao, độ dốc sườn từ hơi dốc đến dốc, đường phân thủy chủ yếu là tròn, thoải là chủ yếu

Trang 23

- Sườn bóc mòn trên các đá dễ hòa tan: phát triển trên các sườn có cấu tạo

từ các đá vôi dễ hòa tan

- Sườn bóc mòn – rửa trôi: có diện phân bố hẹp ở các vùng đồi núi thấp, khu vực có địa hình lượn sóng, thoải Sườn thoải, lớp phủ thực vật khá dày

- Bề mặt kastơ - bóc mòn: là các bề mặt cao nguyên bóc mòn, đây là dạng địa hình cao nguyên, phân bố ở các vùng cao nguyên Tà Phìn, Sín Trải

* Hoạt động tích tụ

- Bề mặt tích tụ hỗn hợp aluvi – proluvi – deluvi: phân bố rải rác trong các

vùng rìa hoặc vùng trũng, thung lũng giữa núi

- Bề mặt tích tụ hỗn hợp aluvi – proluvi: phân bố rải rác ở các vùng trũng,

thung lũng sông suối giữa núi, diện phân bố hẹp, dạng trũng giữa núi

- Bề mặt tích tụ aluvi: có diện phân bố chủ yếu ở các thung lũng sông như

sông Đà, sông Nậm Na, sông Nậm Mu…

Như vậy ta thấy nền rắn là cấu trúc địa chất và địa hình của Lai Châu vừa

có tính thống nhất, vừa có sự phân hóa Cấu trúc địa hình chủ yếu là địa hình miền núi tạo nên kiểu cảnh quan vùng núi chung cho tỉnh Sự thống nhất của địa hình lại bị phân hóa theo các yếu tố địa hình làm cho cảnh quan Lai Châu lại được phân hóa thành các lớp cảnh quan theo cấu trúc địa hình là lớp cảnh quan núi và cao nguyên, lớp cảnh quan đồi núi thấp và cảnh quan đồng bằng nhỏ hẹp kiến tạo, giữa núi

2.1.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết

Tương tự như các tỉnh khác trong miền núi phía Tây Bắc, tỉnh Lai Châu

có đặc điểm khí hậu mang tính chất gió mùa nội chí tuyến, khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao vùng Tây Bắc có ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng IV đến tháng X có nhiệt độ và độ ẩm cao, mùa khô bắt đầu tư tháng XI đến tháng III năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp

Nhiệt độ không khí bình quân năm là 22,250C Nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,30C (vào tháng I) và trung bình cao nhất vào là 23,00

C (vào tháng VII) các tháng có nhiệt độ nhỏ hơn 200C phổ biến từ tháng XI đến tháng III Các

Trang 24

tháng có nhiệt độ trên 200C phổ biến từ tháng 5 đến tháng 9 và chỉ xảy ra ở vùng

có độ cao dưới 500 m Tổng tích ôn cả năm trung bình là 8.1210C Do có độ cao biến đông lớn nên chế độ nhiệt giữa vùng cao và vùng thấp cũng rất khác nhau, những vùng có độ cao trên 1.000 m khí hậu mát, lạnh và ẩm quanh năm

Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.500 - 2.700mm, phân bổ không đều, mưa lớn tập trung vào tháng XI, XII, XIII chiếm đến 80% lượng mưa cả năm, các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng XII năm trước đến tháng III năm sau

Độ ẩm không khí tương đối biến động từ 78 – 93% và có sự chênh lệch độ

ẩm giữa các khu vực từ 2 – 5%, trong đó có độ ẩm trung bình tháng lớn nhất (tháng VII) đạt 87 – 93%, độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất (tháng III, IV) là 71 – 77% Độ ẩm tối thiểu tuyệt đối vào các tháng I, II, III là 12 – 15%, tối đa gần tuyệt đối 100%

Đây là khu vực chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc thổi từ tháng IX đến tháng III năm sau, gió Nam, Đông Nam và Tây Nam thổi từ tháng IV đến tháng VIII

Ngoài ra còn có mưa đá, gió lốc thường xảy ra vào đầu mùa mưa với tần suất xuất hiện trung bình 1,3 - 1,5 ngày/năm, có xuất hiện sương muối vào mùa đông, cá biệt còn có tuyết tại các vùng cao

Tóm lại, khí hậu trong khu vực có một mùa đông ít lạnh và tương đối khô Mùa hạ nóng và mưa nhiều Khí hậu thích hợp đối với các loài gia súc và cây trồng ôn đới trong mùa đông và mùa hè với lượng mưa lớn đem lại nguồn tài nguyên nước phong phú thuận lợi cho các cây trồng vật nuôi nhiệt đới Khó khăn lớn nhất ở khu vực do khí hậu đem lại là tương đối thiếu nước trong mùa đông và các hiện tượng thời tiết đặc biệt thường phá hại mùa màng và ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân như: mưa đá trong thời kỳ cuối đông, đầu hạ, sương muối hay xuất hiện trên các vùng núi cao vào mùa đông và trong các thung lũng cũng phải chịu đựng kiểu thời tiết khô nóng nhất là trong các tháng đầu mùa hạ

2.1.4 Đặc điểm thủy văn và nguồn nước

Lai Châu nằm trong khu vực đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà sông Nậm Na và sông Nậm Mu, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho

Trang 25

các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững cho

cả vùng châu thổ sông Hồng Hệ thống sông, suối khá dày đặc, mật độ khoảng

5,5 – 6km/km2, trong đó đa phần các sông, suối lớn đều có nước chảy quanh năm Tổng lượng dòng chảy năm toàn tỉnh khoảng 16,87 triệu m3, phân bố giảm

dần từ bắc xuống nam

Lai Châu là phần thượng lưu sông Đà, khi bắt đầu chảy vào lãnh thổ Việt Nam Hầu hết các sông suối của lưu vực này là những sông suối nhỏ, chảy từ trên vùng núi Pulasan (tả ngạn) và Pusilung (hữu ngạn) xuống sông Đà Độ cao trung bình của lưu vực là 1.036m, độ cao lớn nhất là 2.999m, trên 75,7% diện tích lưu vực thuộc đai cao từ 600 đến 1.500m, độ cao dưới 300m không những không đáng kể (gần 5 ha), mà tất cả số này còn có độ dốc trên 350 Độ dốc trung bình được xác định là hơn 200, đặc biệt ở đây xuất hiện độ dốc cực đại lớn nhất tỉnh 860

Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam – Trung Quốc chảy qua địa bàn huyện Mường Tè, sau đó chạy dọc phía nam huyện Sìn Hồ, tạo thành ranh giới

tự nhiên giữa tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên Sông Đà có 3 chi lưu cấp 1 là:

Nậm Mạ là lưu vực nằm kẹp giữa sơn nguyên Tà Phìn (phía tây), dãy Pusamcap (phía đông) và sơn nguyên Sín Chải (phía nam) Độ cao trung bình của lưu vực 785m, cao nhất là 2.547m thuộc đỉnh Pu Sam Cap, độ dốc trung bình ở đây cũng thấp hơn các lưu vực tả ngạn sông Đà khác, hơn 170 Sông Nậm

Mạ có tổng lượng dòng chảy năm là 4.100x106

m3, diện tích lưu vực khoảng 930km2, chảy qua các vùng thấp của huyện Sìn Hồ, độ dốc khá nhỏ, lưu lượng dòng chảy trung bình đạt 50l/s Trước năm 2000, trong khi một số lưu vực khác của Lai Châu (như Nậm Lay, Nậm Na, Nậm Rốm, Nậm Pô) đã xảy ra nhiều lần

lũ quét thì tại đây vẫn chưa có trận lũ quét nào xảy ra, song đến ngày 3 tháng 10 năm 2000, trận lũ quét đầu tiên được ghi nhận đã xuất hiện ở bản Nậm Coóng -

xã Nậm Cuổi (Sìn Hồ)

Nậm Mu là lưu vực có diện tích nhỏ nhất, gần 52.672ha, chiếm 3,11% diện tích toàn tỉnh, là phần thượng nguồn của suối Nậm Mu, phần lớn lãnh thổ còn lại của lưu vực chảy trong địa phận tỉnh Lào Cai, được giới hạn bởi dãy

Trang 26

Phanxipăng (phía đông) và dãy Pusamcap (phía tây), ở giữa là thung lũng Bình

Lư hiện là vùng chè tập trung của Lai Châu Sông Nậm Mu có tổng lượng dòng chảy năm là 4.144x106

m3, chảy dọc thung lũng Bình Lư, Than Uyên, chiều dài sông chính khoảng 121km, diện tích lưu vực khoảng 2.620km2

(tính tới trạm thủy văn Bản Củng), lưu lượng trung bình đạt 80l/s

Nậm Na là phụ lưu lớn nhất bên tả ngạn của sông Đà, phần lớn diện tích lưu vực thuộc sơn nguyên đá vôi Tà Phìn, Ma Lù Thàng và hơn một nửa diện tích sườn tây dãy Phan Xi Păng Độ cao trung bình của lưu vực đạt 1.088m, cao nhất thuộc dãy Phan Xi Păng Sông nậm Na bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1.500m ở Trung Quốc, tổng diện tích lưu vực đạt 6.680km2, chiều dài là 235km (ở Việt Nam diện tích lưu vực đạt 2.190km2, chiều dài là 86km), tổng lượng dòng chảy đạt khoảng 4.513x106m3, sông chảy qua địa bàn Phong Thổ, Sìn Hồ rồi đổ vào sông Đà, lưu lượng dòng chảy đạt trung bình 40 – 80l/s

Lưu vực Nậm Bum là sườn phía nam dãy Pu Si Lung, độ cao trung bình trên 1.100m, độ cao lớn nhất là 2.995m, hơn 4/5 diện tích thuộc 3 đai cao: 600 – 1.000, 1.000 – 1.500 và trên 1.500m Đây là lưu vực có độ dốc trung bình lớn nhất tỉnh (trên 230), 64,55% diện tích có độ dốc từ 15 đến 350, độ dốc dưới 80 chỉ chiếm hơn 9% diện tích toàn lưu vực

Ngoài các lưu vực chính của Lai Châu trên, tỉnh còn có nhiều sông suối khác như: Nậm Củm, Nậm Phì Hồ, Nậm Cầy, Nậm So, Nậm Tăm, Nậm Ban, Nậm Cuổi, Nậm Chắt, Nậm Hồ, Nậm Sạp… các sông suối này đều mang đặc điểm chung của sông ngòi Lai Châu, là các sông suối có lòng chảy hẹp, ngắn dốc và lắm thác ghềnh, tốc độ xâm thực rất mạnh

Lai Châu với đặc điểm địa hình, địa mạo chủ yếu là núi và cao nguyên bị cắt xẻ mạnh, thời tiết khí hậu mang tính chất khí hậu vùng nhiệt đới núi cao vùng Tây Bắc, thủy văn và nguồn nước với hệ thống sông suối khá dày đặc, độ dốc lớn Những đặc điểm như trên các yếu tố tự nhiên Lai Châu đều chịu tác động của biên đổi khí hậu

Trang 27

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.1 Đặc điểm dân cư và nguồn lao động

Dân số: toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, mật độ dân cư là 41người/km2

(tính đến 2011), mật độ dân số của Lai Châu là thấp Trên địa bàn tỉnh gồm có

20 dân tộc cùng sinh sống trong đó Cơ cấu, phân bố và tỷ lệ gia tăng dân cư Lai Châu chưa cân đối

Lao động và việc làm: Nguồn lao động của tỉnh tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho tỉnh, tuy nhiên lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao còn thấp

Thu nhập và mức sống: nhờ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nên thu nhập và mức sống của người dân đã được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, thu nhập

và mức sống của người dân ở nông thôn, nhất là những vùng cao, vùng sâu, biên giới, vùng hẻo lánh còn thấp

2.2.2 Đặc điểm cơ sở hạ tầng kinh tế

Hạ tầng giao thông: Lai Châu la ̣i có đường biên giới dài 273 km giáp nước

Trung Quốc với cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng Với mạng lưới giao thông chủ yếu

là đường bộ Tỉnh Lai Châu có quốc lộ 12, Quốc lộ 4D tổng chiều dài là 89km Quốc

lộ 32 tổng chiều dài là 72km, nối thông với các đường quốc lộ quan trọng như: Quốc

lộ 4D, Quốc lộ 279 Quốc lộ 100

Ngoài quốc lộ, tỉnh còn nhiều kilômét đường tỉnh lộ khác như: Đường tỉnh lộ 127, đường tỉnh lộ 128, đường tỉnh lộ 129, đường tỉnh lộ 132, với tổng chiều dài lên đến 216km Bên cạnh đó tỉnh còn có đường thủy Sông Đà giao lưu với các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Trung Quốc, đáng kể như cảng Pô Lếch ở Mường Tè, có thể thông sang Trung Quốc, xuôi xuống thị xã Mường Lay (Điện Biên)

Hạ tầng điện - nước: Nhiều công trình thuỷ điện lớn đã và đang được

xây dựng trên địa bàn như thuỷ điện Sơn La (2400MW), Huổi Quảng (520MW), Bản Chát (220MW), Nậm Nhùn (1.200MW), Nậm Na 3 (84MW) và đặc biệt là thuỷ điện Lai Châu (1.200MW)

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hữu Danh, ( 2003), “Tìm hiểu thiên tai trên trái đất” (tái bản. lần thứ năm), Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tìm hiểu thiên tai trên trái đất
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
2. Lưu Đức Hải, (2002), “Cơ sở khoa học môi trường”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cơ sở khoa học môi trường
Tác giả: Lưu Đức Hải
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
3. GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ - GS. TS Nguyễn Trọng Hiệu, (2004), “Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam”, Viện khí tượng Thủy văn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam”
Tác giả: GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ - GS. TS Nguyễn Trọng Hiệu
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2004
4. Nguyễn Phước Tương, (1999), “Tiếng kêu cứu của trái đất”, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiếng kêu cứu của trái đất
Tác giả: Nguyễn Phước Tương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
5. Nguyễn Ngọc Thụy, (1980), “Nghiên cứu khí quyển toàn cầu – chương trình khoa học lớn của thời đại”, Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khí quyển toàn cầu – chương trình khoa học lớn của thời đại”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thụy
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà nội
Năm: 1980
6. Bộ Tài nguyên và môi trường, (2005), “Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2005 - Đa dạng sinh học”, Nxb Lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2005 - Đa dạng sinh học”
Tác giả: Bộ Tài nguyên và môi trường
Nhà XB: Nxb Lao động – xã hội
Năm: 2005
7. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Lai Châu, “Kế hoạch hành động ưng phó với biến đổi khí hậu Tỉnh Lai Châu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Lai Châu, "“Kế hoạch hành động ưng phó với biến đổi khí hậu Tỉnh Lai Châu
8. Báo cáo số 456/KH – STNMT về kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Lai Châu, ngày 1 tháng 9 năm 2009 Khác
9. Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Báo cáo tổng kết dự án điều tra, khảo sát, phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam. 2010.10. Web:Nea. gov. vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu (Trang 19)
Bảng 3. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh Lai Châu - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Bảng 3. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh Lai Châu (Trang 34)
Hình 3.1. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm các trạm ở - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Hình 3.1. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm các trạm ở (Trang 35)
Hình 3.2. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng I ở các trạm - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Hình 3.2. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng I ở các trạm (Trang 36)
Hình 3.4. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng VII các trạm ở - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Hình 3.4. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng VII các trạm ở (Trang 37)
Bảng 4. Số ngày có nhiệt độ tối cao tuyệt đối (Tx) lớn hơn 35 0 C và  nhiệt độ thấp tuyệt đối (Tm) nhỏ hơn 13 0 C trong các thập niên tại Lai Châu - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Bảng 4. Số ngày có nhiệt độ tối cao tuyệt đối (Tx) lớn hơn 35 0 C và nhiệt độ thấp tuyệt đối (Tm) nhỏ hơn 13 0 C trong các thập niên tại Lai Châu (Trang 38)
Hình 3.5.  Biểu đồ nhiệt độ tối cao tuyệt đối qua các tháng trong giai đoạn - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Hình 3.5. Biểu đồ nhiệt độ tối cao tuyệt đối qua các tháng trong giai đoạn (Trang 39)
Hình 3.6.  Biểu đồ nhiệt độ tối thấp tuyệt đối qua các tháng trong - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Hình 3.6. Biểu đồ nhiệt độ tối thấp tuyệt đối qua các tháng trong (Trang 40)
Hình 3.7.  Xu thế diễn biến tỷ chuẩn sai lƣợng mƣa năm tại các trạm - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Hình 3.7. Xu thế diễn biến tỷ chuẩn sai lƣợng mƣa năm tại các trạm (Trang 43)
Hình 3.8. Xu thế diễn biến tỷ chuẩn sai lƣợng mƣa trong mùa ít mƣa - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Hình 3.8. Xu thế diễn biến tỷ chuẩn sai lƣợng mƣa trong mùa ít mƣa (Trang 44)
Hình 3.9. Xu thế diễn biến tỷ chuẩn sai lƣợng mƣa trong mùa mƣa tại - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Hình 3.9. Xu thế diễn biến tỷ chuẩn sai lƣợng mƣa trong mùa mƣa tại (Trang 45)
Bảng 9. lƣợng mƣa trung bình ở Lai Châu giai đoạn 1930 - 2009 (mm) - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Bảng 9. lƣợng mƣa trung bình ở Lai Châu giai đoạn 1930 - 2009 (mm) (Trang 46)
Bảng 10. Lƣợng mƣa ngày lớn nhất ở Lai Châu giai đoạn 1930 – 2009 (mm) - phân tích sự biến đổi khí hậu tỉnh lai châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa
Bảng 10. Lƣợng mƣa ngày lớn nhất ở Lai Châu giai đoạn 1930 – 2009 (mm) (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w