1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la

61 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

So sánh sự tương đồng về thành phần loài thuộc phân bộ Rắn của khu vực nghiên cứu với một số KBTTN lân cận.. hình đó, cần có nhiều công trình nghiên cứu về bò sát trong đó có các loài th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU RẮN (SQUAMATA: SERPENTES)

Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA,

TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: TN2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU RẮN (SQUAMATA: SERPENTES)

Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA,

TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: TN2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS PHẠM VĂN ANH

SƠN LA, NĂM 2014

Trang 3

Quý thầy, cô Phòng thực hành Động vật – Sinh thái đã hỗ trợ tôi những thiết bị và đồ dùng cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và Nhân dân các xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm, Púng Tra, Nậm Lầu đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực địa

ThS Phạm Văn Anh là người trực tiếp định hướng và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên tôi trong cả quá trình thực hiện đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả đề tài

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU BÒ SÁT 2

2.1 Lược sử nghiên cứu bò sát Việt Nam 2

2.2 Lược sử nghiên cứu bò sát ở Sơn La và Khu bảo tồn thiên nhiên Copia 4

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5

4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 5

6 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KBTTN COPIA 6

6.1 Vị trí địa lí 6

6.2 Điều kiện tự nhiên 6

6.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 8

7 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

7.1 Đối tượng nghiên cứu 10

7.2 Thời gian nghiên cứu 10

7.3 Địa điểm nghiên cứu 10

7.4 Tư liệu nghiên cứu 10

7.5 Phương pháp nghiên cứu 10

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15

CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN LOÀI THUỘC PHÂN BỘ RẮN Ở KBTTN COPIA 15

1 Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia 15

2 Nhận xét về sự đa dạng thành phần loài 17

2.1 Sự đa dạng về phân loại học 17

2.2 Những ghi nhận mới cho tỉnh Sơn La và KBTTN Copia 18

2.3 Số loài quý hiếm thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia 20

2.4 So sánh sự tương đồng về thành phần loài thuộc phân bộ Rắn của khu vực nghiên cứu với một số KBTTN lân cận 21

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI THUỘC PHÂN BỘ RẮN Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA 24

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46

1 Kết luận 46

2 Kiến nghị 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

BẢNG

Bảng 1.Thời gian và địa điểm khảo sát thu mẫu 10

Bảng 2 Các chỉ tiêu hình thái (đơn vị đo: mm) 12

Bảng 3 Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia 15

Bảng 4 Sự đa dạng thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia 17

Bảng 5 Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn bổ sungcho tỉnh Sơn La 19

Bảng 6 Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn bổ sung cho KBTTN Copia 19

Bảng 7 Danh sách các loài có mẫu bổ sung cho danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia năm 2013 20

Bảng 8 Danh sách các loài quý hiếm thuộc phân bộ Rắn ở KBTTB Copia 20

Bảng 9 So sánh số họ, giống, loài, loài quý hiếm thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia với các KBTTN lân cận 21

Bảng 10 Chỉ số tương đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa khu vực nghiên cứu với các khu bảo tồn khác 22

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 Sự đa dạng thành phần loài trong các họ thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia 17

Biểu đồ 2 Sự tương đồng về đa dạng loài tập hợp theo nhóm giữa khu vực nghiên cứu và một số khu bảo tồn khác 23

HÌNH VẼ Hình 1 Vị trí các địa điểm thu mẫu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia……….…9

Hình 2 Đặc điểm hình thái và cách đếm vảy thân ở rắn 13

Trang 7

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sơn La là một trong 6 tỉnh của vùng Tây Bắc có độ che phủ rừng khá lớn, khoảng 44,6%, trong đó rừng tự nhiên còn khoảng 609.554 ha [34] Hiện nay ở tỉnh Sơn La đã có 4 Khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập bao gồm Sốp Cộp (huyện Sốp Cộp – Sông Mã), Xuân Nha (huyện Vân Hồ), Tà Xùa (huyện Phù Yên – Bắc Yên) và Copia (huyện Thuận Châu)

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Copia với diện tích 11.996 ha, được thành lập theo quyết định số 3440/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn

La, nằm trên địa bàn xã Co Mạ, Chiềng Bôm, Long Hẹ, Nậm Lầu và Púng Tra thuộc huyện Thuận Châu, cách thành phố Sơn La khoảng 70km về phía Tây [4, 5] KBTTN Copia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, mùa hè mưa, thời kỳ khô kéo dài 4 – 5 tháng, lượng mưa bình quân năm khoảng 1500 – 1600 mm, nhiệt độ trung bình năm 19ºC, độ ẩm 85% tạo nên khu

hệ động thực vật khá phong phú và đa dạng về thành phần loài [4, 5] Tuy nhiên, diện tích rừng không còn nhiều, chủ yếu thuộc xã Co Mạ, phần còn lại thuộc hai

xã Chiềng Bôm và Long Hẹ [4, 5]

Những nghiên cứu về khu hệ động thực vật ở KBTTN Copia đã được tiến hành bước đầu như: Lê Xuân Huệ và nnk (2009) đã xác định được 609 loài thực vật bậc cao [5]; Nguyễn Văn Sáng và nnk (2009, 2012) đã thống kê được 22 loài rắn [4, 5]; Nguyễn Thị Bích Ngọc và nnk (2013) ghi nhận được 29 loài rắn [10] Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào thống kê mô tả chi tiết về thành phần loài rắn tại KBTTN Copia

Rắn có vai trò rất quan trọng, là mắt xích trong chuỗi thức ăn, có ý nghĩa trong thương mại, làm cảnh và có giá trị cao về môi trường, sinh thái Tuy nhiên trong những năm gần đây, ở Sơn La nói chung và ở KBTTN Copia nói riêng việc săn bắt động vật rừng ngày càng gia tăng cùng với sự thu hẹp dần diện tích rừng do cháy rừng, khai thác bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy… dẫn đến sự suy giảm lớn số lượng các loài rắn hiện nay của khu vực bảo tồn Trước tình

Trang 8

hình đó, cần có nhiều công trình nghiên cứu về bò sát (trong đó có các loài thuộc phân bộ Rắn) làm cơ sở cho công tác quản lý bảo tồn đạt hiệu quả cao

Với những lý do trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu rắn (Squamata:

Serpentes) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La”

2 LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU BÒ SÁT

2.1 Lược sử nghiên cứu bò sát Việt Nam

Theo Nguyễn Văn Sáng và nnk (2009) [16] lược sử nghiên cứu bò sát ở Việt Nam có thể chia ra thành 3 thời kỳ chính: Thời kỳ thứ nhất (trước năm 1954) Thời kỳ thứ hai (từ năm 1954 đến năm 1975) Thời kỳ thứ ba (từ năm 1975 đến nay)

Nửa đầu thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu bò sát ở Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) của Bourret R đã ghi nhận 245 loài và phân loài rắn [16] Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu về bò sát ở thời kỳ này chủ yếu tập trung vào thu thập mẫu vật, thống kê và phân loại Phạm vi nghiên cứu còn hẹp, chủ yếu ở Mẫu Sơn, Ngân Sơn, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Đà Lạt, Nam Bộ Sau

đó, do chiến tranh chống thực dân Pháp ở khu vực Đông Dương bùng nổ những nghiên cứu về bò sát gần như đình trệ [16]

Trang 9

Trong thời kỳ này các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu là chủ yếu cùng với sinh viên các trường đại học như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Viện Sinh vật, Viện điều tra quy hoạch rừng… Địa điểm nghiên cứu đã mở rộng ra nhiều khu vực như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Tĩnh và Ninh Bình Tuy nhiên, các kết quả khảo sát mới dừng ở các báo cáo khoa học mà chưa công bố trên các tạp chí khoa học [16]

Ở miền Nam:

Năm 1955 có một loài rắn mới cho khoa học, đó là loài Calamaria buchi,

được Max và Inger mô tả [16]

Năm 1970, Campden – Main đã thống kê có 76 loài rắn từ vĩ tuyến 17 trở vào [16]

2.1.3 Thời kỳ thứ ba

Đây là thời kỳ các nghiên cứu bò sát nước ta được thực hiện bởi nhiều nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước Từ nghiên cứu phân loại, đã dần mở rộng sang lĩnh vực nghiên cứu sinh thái học và chăn nuôi một số loài có giá trị kinh tế, khoa học Có thể chia thời kỳ này làm hai hướng chính: Nghiên cứu về điều tra phân loại bò sát và nghiên cứu về bảo tồn, sinh thái

Hướng điều tra phân loại

Mở đầu là Đào Văn Tiến đã tổng hợp và xây dựng khóa định loại cho 165 loài rắn (1981, 1982) [17, 18]

Năm 1981, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc thống kê 159 loài

và phân loài bò sát [6]

Năm 1985, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong tuyển tập “Báo cáo kết quả điều tra thống kê động vật Việt Nam” ghi nhận được 260 loài bò sát Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã thống kê được 258 loài bò sát [12]

Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng và nnk đã thống kê được 172 loài thuộc phân

bộ Rắn [13]

Trang 10

Năm 2007: Nguyễn Văn Sáng đã thống kê, mô tả và lập khóa định loại cho

149 loài rắn [15]; David et al., công bố 1 loài rắn mới cho khoa học thuộc giống

Amphiesma là Amphiesma leucomytas với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam [21]

Năm 2009, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường đã thống kê được 368 loài bò sát trong đó có 192 loài thuộc phân bộ Rắn [27]

Năm 2010, Thomas Ziegler, Nguyễn Quảng Trường đã công bố 21 loài mới cho khoa học trong đó có 18 loài bò sát, nâng tổng số loài bò sát ở Việt Nam lên

386 loài, trong đó có 197 loài thuộc phân bộ Rắn [33]

Năm 2012, David et al., đã ghi nhận 1 loài rắn mới cho khoa học thuộc

giống Oligodon là Oligodon nagao với mẫu chuẩn thu ở miền Bắc Việt Nam [22] Năm 2013, các nhà nghiên cứu động vật học của Việt Nam và thế giới đã công bố 10 loài bò sát mới cho khoa học trong đó có 2 loài thuộc phân bộ Rắn [35] Tháng 5/2014, số lượng bò sát Việt Nam đã được xác định có 422 loài, trong đó có khoảng 200 loài thuộc phân bộ Rắn [36]

Hướng nghiên cứu về bảo tồn, sinh thái

Trần Kiên và Lê Nguyên Ngật (1984, 1989, 1991, 1992) nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của Rắn hổ mang nuôi trong lồng Lê Nguyên Ngật (1993) về tập tính ăn mồi của Rắn hổ mang non Trần Kiên và Hoàng Nguyễn Bình (1989, 1991, 1993) về sinh thái học Rắn hổ mang Đinh Thị Phương Anh (1993) về đặc điểm sinh thái học của Rắn ráo trưởng thành [8, 9, 11]

Bước đầu kết quả nghiên cứu theo hướng này đã góp phần xây dựng nhiều quy trình nhân nuôi một số loài rắn có giá trị kinh tế và một số loài quý, hiếm có giá trị bảo tồn

2.2 Lược sử nghiên cứu bò sát ở Sơn La và Khu bảo tồn thiên nhiên Copia 2.2.1 Lược sử nghiên cứu bò sát ở Sơn La

Năm 2003, theo thống kê ban đầu ở KBTTN Sốp Cộp có 36 loài bò sát [34]

Năm 2007, Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Văn Sáng đã ghi nhận ở KBTTN Xuân Nha có 27 loài thuộc phân bộ Rắn [7]

Năm 2009, Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật (trong Lê Xuân Huệ và nnk, 2009) đã thống kê được ở Sơn La có 39 loài thuộc phân bộ Rắn [5]

Trang 11

Năm 2012, Nguyễn Văn Sáng và nnk đã ghi nhận ở KBTTN Tà Xùa có 17 loài thuộc phân bộ Rắn [10]

2.2.2 Lƣợc sử nghiên cứu bò sát ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia

Theo Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật (trong Lê Xuân Huệ và nnk, 2009) và Nguyễn Văn Sáng (trong Lê Trần Chấn, 2012) ở KBTTN Copia có 22 loài rắn thuộc 19 giống, 6 họ [4, 5]

Năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc và nnk đã thống kê đƣợc 29 loài rắn thuộc

22 giống, 6 họ [10]

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, nên kết quả này mới chỉ dừng lại ở việc kiểm kê và đƣa ra danh sách về thành phần loài

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xác định sự đa dạng về thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN

Copia

- Mô tả đặc điểm hình thái đặc trƣng của các loài thuộc phân bộ Rắn có

mẫu ghi nhận ở KBTTN Copia

4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia

- Mô tả đặc điểm hình thái đặc trƣng của các loài thuộc phân bộ Rắn có mẫu ghi nhận ở KBTTN Copia

Trang 12

6 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KBTTN COPIA 6.1 Vị trí địa lí

KBTTN Copia nằm ở phía Tây Nam thị trấn Thuận Châu cách thành phố Sơn La khoảng 70 km về phía Tây, gồm các xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm Nậm Lầu và Púng Tra (thuộc huyện Thuận Châu) [4, 5]

- Phía Bắc: Giáp tiểu khu 245a, 242 và 234 thuộc xã Long Hẹ và Chiềng Bôm Phía Nam: Giáp 2 xã Chiềng Phung và Nậm Ti của huyện Sông Mã Phía Đông: Giáp tiểu khu 256, 265, 279, thuộc xã Nậm Lầu Phía Tây: Giáp tiểu khu

6.2 Điều kiện tự nhiên

6.2.1 Địa hình, địa mạo

KBTTN Copia là khu vực miền núi có độ cao dao động từ 550 m đến 1800

m, độ cao trung bình khu vực vào khoảng 1.100 – 1200 m Các dãy núi có nhiều vòng cung, lấy giông chính gồm nhiều đỉnh núi cao hơn 1.500 m (so với mực nước biển) đỉnh cao nhất Copia (1.816,8 m), Trông Sia (1.742,6 m) nằm phía Tây Nam đỉnh Copia, Long Nọi (1.687 m) nằm phía Đông Bắc đỉnh Copia Hệ giông chính tạo nên KBTTN Copia có 2 vùng Đông Bắc và Tây Nam của khu bảo tồn [5]

6.2.2 Khí hậu

Khí hậu KBTTN Copia mang tính chất nhiệt đới gió mùa của khu Tây Bắc, một năm có 2 mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa bình quân 1500 – 1600 mm/năm, tập trung vào tháng 6 đến tháng 8, chiếm 70% lượng mưa cả năm [5]

Nhiệt độ trung bình năm 190C (cao nhất là 320C và thấp nhất là 140C) Độ

Trang 13

- Hệ thống suối Nậm Nhộp thuộc xã Chiềng Bôm là đầu nguồn của suối

Nậm Muội đổ ra sông Đà

- Hệ thống suối Hủa Lương, Hủa Nhử (suối Đen) bắt nguồn từ lưu vực Tây

Bắc Copia, chảy hướng Tây và Tây Bắc đổ ra suối lớn đổ về sông Mã

- Hệ thống suối Nậm Lu, suối Kép, Hủa Ty, suối Lầu, suối Ty chảy ra sông

Mã Ngoài ra còn một số suối chi phối KBTTN Copia như suối Liếp, suối Nặm Cang … [4, 5]

- Diện tích các suối nêu trên là 200 km2, trong đó phần lưu vực tụ nước chính trong KBTTN là 160 km2 [4, 5]

6.2.4 Khu hệ động, thực vật

Về thực vật: Theo kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Huệ và nnk (2009) đã

xác định được tại KBTTN Copia có 609 loài thực vật bậc cao thuộc 406 chi của

149 họ trong 5 ngành thực vật [5] KBTTN Copia trước đây có các thảm thực vật nguyên sinh đặc trưng:

- Rừng kín hỗn giao cây lá rộng và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp (phân

bố từ 1.700 m trở lên)

- Rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp (phân bố từ 700 – 1.700 m)

- Rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới (phấn bố từ 700 m trở xuống)

Nhưng tất cả các kiểu rừng này đã bị tác động mạnh, diễn ra liên tục, lâu dài đã làm cho hệ thực vật ở đây thay đổi hoàn toàn, ngay cả những khu vực trên 1.700 m cũng bị mất dần tính nguyên sinh Có thể khẳng định sự thay đổi này chịu sự tác động nặng nề bởi yếu tố con người [4]

Tuy nhiên thành phần thực vật đặc trưng vẫn còn thể hiện ở các kiểu thảm thực vật khác nhau Từ độ cao 800 m trở lên tới 1.821 m ta vẫn gặp 2 kiểu rừng kín vùng cao: Rừng kín hỗn giao cây lá rộng và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp

và Rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp [5]

Ngoài hai kiểu rừng trên còn có các kiểu rừng sau:

- Rừng thứ sinh: Kiểu rừng này chiếm diện tích lớn, là thảm thực vật có giai đoạn phát triển khác nhau của diễn thế thứ sinh, gồm những khu vực canh

Trang 14

tác nương rẫy hay do cháy rừng, có thành phần thực vật phát triển lại từ 7 – 10 năm Có thể phân thành 3 loại rừng thứ sinh: rừng thứ sinh nghèo kiệt do khai thác; rừng thứ sinh sau cháy; rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy [4]

- Tràng cỏ cây bụi: Chiếm diện tích khá lớn, gặp phổ biến ở tất cả các độ cao [4]

Về động vật: Cũng theo kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Huệ và nnk

(2009), đã xác định được tại KBTTN Copia có 65 loài thú thuộc 25 họ, 8 bộ,

184 loài chim, thuộc 47 họ, 14 bộ Đã xác định được 252 loài côn trùng thuộc 4 bộ: bộ Cánh nửa (Heterroptera) có 47 loài thuộc 8 họ, bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 107 loài thuộc 11 họ, bộ Cánh màng (Hymenoptera) có 29 loài thuộc 4 họ, bộ Cánh phấn (Lepidoptera) có 69 loài thuộc 9 họ Trong đó có nhiều loài đang bị đe dọa ở mức độ cấp quốc gia cũng như trên toàn thế giới [5]

6.3 Đặc điểm kinh tế xã hội

Trang 16

7 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Đối tượng nghiên cứu

Các loài thuộc phân bộ Rắn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La

7.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014, chia làm các giai đoạn sau:

- Từ tháng 9/2013 đến tháng 10/2013: Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài

- Từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014: Tiến hành thu mẫu, chia làm 4 đợt như bảng sau:

Bảng 1 Thời gian và địa điểm khảo sát thu mẫu

- Từ tháng 4/2014 đến tháng 5/2014: Hoàn thiện và bảo vệ đề tài

7.3 Địa điểm nghiên cứu

Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 7.4 Tư liệu nghiên cứu

- 68 mẫu vật thu được qua 4 đợt đi thực địa

- Sổ nhật ký ghi chép và ảnh chụp mẫu vật trên thực địa

- Các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài đã được công bố trên các tạp chí, sách báo trong và ngoài nước

7.5 Phương pháp nghiên cứu

7.5.1 Nghiên cứu trên thực địa

Công tác chuẩn bị khi đi thực địa

Trang 17

- Lập các tuyến khảo sát gồm nhiều sinh cảnh khác nhau như: Rừng đặc dụng được bảo vệ nghiêm ngặt, rừng tái sinh, khu vực quanh dân cư

Dựa trên địa hình và trục đường giao thông của KBTTN, các tuyến khảo sát và thu mẫu được chia ra như sau:

+ Từ thị trấn Thuận Châu đi khảo sát vùng đồi xã Chiềng Bôm khu vực nằm trong KBTTN Copia

+ Từ thị trấn Thuận Châu đi các xã Co Mạ, Long Hẹ trong khu vực KBTTN Copia

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Máy ảnh, GPS, kẹp, gậy bắt rắn, gậy

có móc, đèn pin, găng tay, túi vải, lọ đựng mẫu, giấy can, phiếu phỏng vấn, sổ ghi chép, bút chì, hóa chất bảo quản (foocmoon hoặc cồn) và các đồ dùng cá nhân cần thiết

- Sử dụng các hướng dẫn định loại nhanh ngoài thiên nhiên có ảnh màu minh họa như: Nhận dạng một số loài bò sát ở Việt Nam, A field guide to the Reptiles of Thailand & South – East Asia, Herpetofauna of Vietnam [14, 20, 27]

Phương pháp điều tra cộng đồng địa phương

Do rắn cũng là đối tượng thường xuyên bị săn bắt nên công tác điều tra

phỏng vấn qua cộng đồng địa phương sẽ giúp ích nhiều cho việc bổ sung thông tin, hoặc thẩm định lại thông tin về đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng phỏng vấn là: thợ săn, người thường xuyên đi rừng hoặc những đối tượng buôn bán động vật rừng địa phương

- Việc điều tra được tiến hành linh hoạt và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về phiếu hỏi và bộ hình ảnh mầu các loài thuộc phân bộ Rắn dùng trong phỏng vấn

Phương pháp thu mẫu

- Tiến hành thu mẫu vào cả ban ngày và ban đêm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Sử dụng gậy có móc, kẹp, có thể sử dụng bắt bằng tay

- Trên tuyến khảo sát phát hiện bằng cách nghe tiếng kêu, quan sát sinh cảnh, xác lột, chụp ảnh di vật như bình rượu ngâm các loài rắn trong dân

- Dùng đèn pin soi bắt vào ban đêm hoặc có thể dùng gậy khua động, vạch tìm rắn ở trong hang hốc, bụi cây, khe đá vào ban ngày

Phương pháp xử lý mẫu thu được

- Rắn sau khi bắt được đựng trong túi vải

Trang 18

- Ghi chép thông tin cần thiết như: giờ, ngày, tháng, năm, tên loài (nếu biết) địa điểm, sinh cảnh, hình thái bên ngoài của mẫu

- Chụp ảnh mẫu

- Làm chết mẫu bằng cách cho mẫu vào lọ đựng, bông tẩm ethyacetate

- Đeo nhãn thực địa cho từng mẫu

- Định hình mẫu trong cồn 80 – 90% trong vòng 24 giờ

- Sau đó bảo quản mẫu trong dung dịch cồn 70%

7.5.2 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Chuẩn bị dụng cụ

Các dụng cụ thí nghiệm cần thiết như: bộ đồ mổ, thước Palmen, thước dây

Phân tích các số liệu hình thái

Tiến hành đo, đếm, phân tích các chỉ số, đặc điểm hình thái dùng trong phân loại rắn (đơn vị đo là mm) theo Boulenger, U Manthey & W Grossmann, Nguyen Van Sang, Smith [19, 25, 15, 28]

Bảng 2 Các chỉ tiêu hình thái (đơn vị đo: mm)

1 SVL Dài thân: từ mút mõm đến khe huyệt

2 TaL Dài đuôi: từ khe huyệt đến mút đuôi

4 MSR Vảy thân ở giữa thân

5 PSR Vảy thân ở gần hậu môn

8 C Vảy trước hậu môn (1 vảy hay 2 vảy)

12 PreOc Số vảy trước ổ mắt

13 PostOc Số vảy sau ổ mắt

Trang 19

Hình 2 Đặc điểm hình thái và cách đếm vảy thân ở rắn

I: Vị trí các vảy trên đầu rắn [25]

II: Dạng rãnh ở đầu (Theo Zhao E M and Adler K [30])

III: Cách đếm vảy thân, vảy dưới đuôi (Theo Zhao E M and Adler K [30]

Trang 20

7.5.3 Định tên khoa học của các loài

Việc định tên khoa học cho các mẫu rắn dựa trên các khóa định loại của Malcolm A Smith (1943) [28]; Nguyễn Văn Sáng “ Động vật chí Việt Nam – Phân bộ Rắn”(2007) [15] và tài liệu có liên quan như Boulenger (1896) [19], David

et al (2007, 2012, 2013) [21, 22, 23] , Vogel Gernot et al (2012) [29] , Ziegler et al (1999, 2010) [31, 32]

Tên phổ thông, tên khoa học của các loài thuộc phân bộ Rắn được sắp xếp theo cách sắp xếp của danh lục bò sát Việt Nam năm 2009 [27]

7.5.4 Các phương thức tính toán thống kê

Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer et al., 2001) [24] để phân tích thống kê và so sánh sự tương đồng về thành phần loài thuộc phân bộ Rắn của khu vực nghiên cứu với các khu vực so sánh

Số liệu về phân bố được mã hóa theo dạng đối xứng (1: có mặt, 0: không

có mặt)

Chỉ số tương đồng (Dice index) dựa trên công thức của Sorensen được tính như sau:

djk = 2M/(2M+N) Trong đó M là số loài ghi nhận ở cả 2 vùng, N là tổng số loài chỉ ghi nhận

ở một vùng

Trang 21

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN LOÀI THUỘC PHÂN BỘ RẮN

Ở KBTTN COPIA

1 Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia

Qua phân tích 68 mẫu vật, kết hợp các tư liệu có liên quan đến KBTTN Copia đã xác định được 37 loài thuộc 27 giống, 6 họ Trong đó: 29 loài có mẫu,

1 loài quan sát, 3 loài điều tra và 4 loài tư liệu Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia được thể hiện qua bảng 3:

Bảng 3 Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia

tư liệu

Loài quý hiếm

Bibron and Dumeril, 1854

Trang 22

1 2 3 4 5

23 Psammodynastes pulverulentus

(Boie,1827)

Ghi chú: M: Loài thu được mẫu; QS: Loài quan sát;

ĐT: Loài điều tra; TL: Tài liệu

+ I: Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, nguy hiểm

IIB: Hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại

+ II: Sách Đỏ Việt Nam năm 2007

CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp

+ III: Danh lục Đỏ thế giới IUCN (2006)

LR/nt: Sắp bị đe dọa

Trang 23

2 Nhận xét về sự đa dạng thành phần loài

2.1 Sự đa dạng về phân loại học

Bảng 4 Sự đa dạng thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia

Trang 24

Qua biểu đồ 1, bảng 3 và 4 cho thấy sự đa dạng về mặt phân loại học như sau:

Về bậc họ:

Trong 6 họ, họ Rắn nước – Colubridae là họ đa dạng nhất với 28 loài (chiếm 75,68% tổng số loài có ở KBTTN Copia); tiếp theo là họ Rắn hổ – Elapidae có 4 loài (chiếm 10,81%) và họ Rắn lục – Viperidae có 2 loài (chiếm 5,41%); kém đa dạng hơn cả là các họ Rắn giun – Typhlopidae, họ Trăn – Pythonidae, họ Rắn mống – Xenopeltidae, mỗi họ có 1 loài (chiếm 2,70%)

Về bậc giống:

Trong 27 giống có ở KBTTN Copia thì giống Pareas là giống đa dạng

nhất, với 4 loài (chiếm 10,81% tổng số loài có ở KBTTN Copia); tiếp theo là các

giống Calamaria, Dendrelaphis, Oligodon, Ptyas, Amphiesma, Rhabdophis,

Bungarus có 2 loài (chiếm 5,41%); những giống còn lại kém đa dạng hơn, mỗi

giống có 1 loài (chiếm 2,70%)

Theo Ziegler Thomas, Nguyen Quang Truong (2010) [33], Việt Nam có 197 loài thuộc phân bộ Rắn So sánh sự đa dạng về thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia với cả nước thì KBTTN Copia có 37 loài (chiếm 18,78% tổng số loài thuộc phân bộ Rắn ở Việt Nam)

So với cả nước KBTTN Copia thiếu các họ: Cylindrophiidae và Acrochordidae

2.2 Những ghi nhận mới cho tỉnh Sơn La và KBTTN Copia

Theo Herpetofauna of Vietnam (2009) [27], phân bộ Rắn ở Sơn La có 39 loài thuộc 29 giống, 6 họ So với tỉnh Sơn La, ở KBTTN Copia có 37 loài (chiếm 94,87% số loài ở Sơn La), 27 giống (93,10%), 6 họ (100%)

So với tỉnh Sơn La KBTTN Copia thiếu các giống: Chrysopelea,

Goniosoma, Rhynchophis, Ophiophagus, Viridovipera

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung cho danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn của tỉnh Sơn La năm 2009 là 11 loài Danh sách các loài bổ sung cho tỉnh Sơn La thể hiện qua bảng 5

Đáng chú ý trong số các loài Rắn bổ sung cho tỉnh Sơn La, có 1 loài Rắn

rất hiếm gặp, đó là Pararhabdophis chapaensis (loài này đã được Bourret mô tả

năm 1934 với 1 mẫu chuẩn duy nhất thu ở Lào Cai, sau 80 năm mới phát hiện

Trang 25

lại tại KBTTN Copia) Đây là ghi nhận về vùng phân bố của loài có giá trị rất lớn về mặt khoa học

Bảng 5 Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn bổ sung

cho tỉnh Sơn La

Theo Nguyễn Văn Sáng (2012) [4], Nguyễn Thị Bích Ngọc và nnk (2013)[10]

đã thống kê tại KBTTN Copia có 29 loài thuộc phân bộ Rắn Kết quả nghiên cứu đã bổ sung cho danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn của KBTTN Copia năm 2012 là 8 loài Danh sách các loài bổ sung thể hiện trong bảng 6

Bảng 6 Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn bổ sung cho KBTTN Copia

Trang 26

Năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc và nnk [10]

đã thống kê được ở KBTTN Copia có 29 loài thuộc phân bộ Rắn trong đó có 7 loài tư liệu, 10 loài điều tra và

1 loài quan sát Kết quả nghiên cứu đã bổ sung cho danh sách thành phần loài năm 2013 là 9 loài có mẫu trong số 18 loài tư liệu, điều tra và quan sát Danh sách các loài có mẫu bổ sung thể hiện trong bảng 7

Bảng 7 Danh sách các loài có mẫu bổ sung cho danh sách thành phần loài thuộc

phân bộ Rắn ở KBTTN Copia năm 2013

2.3 Số loài quý hiếm thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia

Bảng 8 Danh sách các loài quý hiếm thuộc phân bộ Rắn ở KBTTB Copia

Ghi chú:

+ I: Nghị định 32/2006/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

IIB: Hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại

+ II: Sách Đỏ Việt Nam 2007

CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp

+ III: Danh Lục Đỏ Thế Giới IUCN (2006)

LR/nt: Sắp bị đe dọa

Trang 27

Theo Nghị định 32/2006/NNĐ-CP; Sách Đỏ Việt Nam Phần động vật (2007) và Danh Lục Đỏ IUCN 2006 đã thống kê được 8 loài quý hiếm, thể hiện qua bảng 8

Theo bảng 8 cho thấy, KBTTN Copia có 8 loài rắn quý hiếm, chiếm 21,62% tổng số loài ở KBTTN Copia Trong đó:

Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP: Có 6 loài (chiếm 54,55% số loài thuộc

phân bộ Rắn trong Nghị định) thuộc nhóm IIB

Theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007: Có 7 loài (chiếm 50% số loài thuộc phân bộ

Rắn trong Sách Đỏ) gồm bậc CR có 1 loài; bậc EN có 5 loài; bậc VU có 1 loài

Theo Danh lục Đỏ IUCN 2006: Có 1 loài bậc LR/nt

2.4 So sánh sự tương đồng về thành phần loài thuộc phân bộ Rắn của khu vực nghiên cứu với một số KBTTN lân cận

Dựa vào kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây như: Lê Xuân Huệ và nnk (2009), Lê Trần Chấn và nnk (2012) tôi so sánh thành phần loài thuộc phân

bộ Rắn của KBTTN Copia với KBTTN Tà Xùa và KBTTN Xuân Nha [4, 5]

Bảng 9 So sánh số họ, giống, loài, loài quý hiếm thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN

Copia với các KBTTN lân cận

KBTTN Diện tích

(ha)

Phân bộ Rắn Loài quý hiếm

Họ Giống Loài I II III

+ II: Sách đỏ Việt Nam 2007

+ III: IUCN 2006

Theo bảng 9 cho thấy, về bậc giống Copia có 27 giống nhiều hơn Xuân Nha 7 giống (20 giống) và hơn Tà Xùa 12 giống (15 giống); còn ở bậc loài, Copia có 37 loài hơn Xuân Nha 14 loài (23 loài) và hơn Tà Xùa 20 loài (17 loài) Tuy nhiên số lượng loài quý hiếm ở KBTTN Copia chỉ có 8 loài, trong khi

Trang 28

đó ở KBTTN Xuân Nha có 11 loài (hơn 3 loài) và KBTTN Tà Xùa có 10 loài (hơn 2 loài)

Kết quả trên có thể giải thích như sau:

- Cả ba KBT trên đều nằm ở khu vực Tây Bắc có điều kiện khí hậu, thủy văn và các sinh cảnh tương tự nhau (núi đá vôi, núi đất, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, tràng cỏ cây bụi) Tuy nhiên, KBTTN Copia có diện tích nhỏ hơn (11.996 ha) KBTTN Xuân Nha (16.317 ha) và KBTTN Tà Xùa (17.650 ha) nhưng đã có nhiều nghiên cứu về khu hệ bò sát nói chung và các loài thuộc phân

bộ Rắn nói riêng, vì vậy số loài ghi nhận được đa dạng hơn

- Ngược lại ở KBTTN Tà Xùa các nghiên cứu chưa được tiến hành nhiều nên thành phần loài kém đa dạng hơn

- Tuy nhiên, việc so sánh về thành phần loài giữa KBTTN Copia và KBTTN Xuân Nha, Tà Xùa chỉ mang tính chất tương đối, thống kê về thành phần loài vì quá trình nghiên cứu ở các khu vực này có sự khác nhau về thời gian, thành phần tham gia cũng như phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Về độ tương đồng thành phần loài: Theo kết quả phân tích thống kê khi sử dụng phần mềm PAST Statistics [24] (bảng 10)cho thấy thành phần loài ở KVNC giống nhất với KBTTN Xuân Nha (djk = 0,63), khác xa với KBTTN Tà Xùa (djk = 0,52) Nguyên nhân có thể do ở KBTTN Tà Xùa chưa có nhiều nghiên cứu vì vậy mà thành phần loài ghi nhận được chưa thật đầy đủ

Bảng 10 Chỉ số tương đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa khu vực nghiên cứu với

Trang 29

bởi số loài thuộc phân bộ Rắn ở KVNC ít trùng lặp với KBTTN Xuân Nha và

Tà Xùa, còn ở KBTTN Xuân Nha và Tà Xùa thành phần loài thuộc phân bộ Rắn

có sự trùng lặp cao, theo danh sách thành phần loài ghi nhận ở KBTTN Tà Xùa

có 17 loài giống với KBTTN Xuân Nha; mặt khác có thể là do hai KBTTN Tà Xùa và Xuân Nha nằm cách khá xa KBTTN Copia, các yếu tố địa lí sẽ ảnh hưởng tới kết quả này

Biểu đồ 2 Sự tương đồng về đa dạng loài tập hợp theo nhóm giữa khu vực nghiên

cứu và một số khu bảo tồn khác

Trang 30

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI THUỘC PHÂN BỘ RẮN Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA

Trong chương này chỉ mô tả những loài có mẫu, những loài quan sát và theo tư liệu chỉ liệt kê tên, khu phân bố Đặc điểm hình thái của mỗi loài được cung cấp dưới những thông tin sau:

- Tên khoa học/ Tên Việt Nam

- Mẫu vật nghiên cứu: Số mẫu nghiên cứu, ngày thu

- Phân bố: Ở KVNC, ở Việt Nam

BỘ CÓ VẢY SERPENTES – PHÂN BỘ RẮN

Việt Nam có 8 họ, 69 giống, 192 loài, KBTTN Copia có 6 họ, 27 giống, 37 loài

TYPHLOPIDAE – HỌ RẮN GIUN

Việt Nam có 2 giống 3 loài, KBTTN Copia có 1 giống 1 loài

Ramphotyphlops Fitzinger, 1843 – Giống rắn giun thường

Việt Nam có 1 loài, KBTTN Copia có 1 loài

1 Ramphotiphlops braminus (Daudin, 1803)/ Rắn giun

Mẫu vật nghiên cứu: 1 mẫu cái (PAR130) thu trong tháng 9/2013

Đặc điểm nhận dạng: SVL 70,3 mm; đầu không phân biệt rõ với cổ; đuôi ngắn

TaL 2,1 mm (TaL/TL 0,06) Mõm tròn, vảy mõm hẹp, nhìn thấy rõ ở phía trên Các vảy trước trán, vảy trán, vảy đỉnh có kích thước xấp xỉ bằng nhau Mắt nhỏ

là một điểm tối ở dưới vảy mắt lớn Môi trên 4 vảy; môi dưới 3 vảy Vảy thân: 20–20–20 hàng, nhẵn Đuôi ngắn, dài hơn một ít so với chiều rộng Màu sắc: Cơ thể màu xám đen Mặt bụng và dưới đuôi màu nhạt hơn so với mặt lưng (định loại theo Nguyễn Văn Sáng, 2007; Smith, 1943) [15, 28]

Phân bố:

KBTTN Copia: Co Mạ, Chiềng Bôm, Long Hẹ

Việt Nam: Từ các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên,

Sơn La (Xuân Nha) vào đến Đồng Nai, Kiên Giang [27]

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam. Phần Động vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr: 102-107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam. Phần Động vật
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Nhà XB: Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2007
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, VQG Cúc phương (2003). Bò sát và lưỡng cư Vườn quốc gia Cúc Phương. Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bò sát và lưỡng cư Vườn quốc gia Cúc Phương
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, VQG Cúc phương
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
4. Lê Trần Chấn (2012). Báo cáo tổng hợp dự án điều tra đa dạng sinh học tại ba Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, Tà Xùa và Xuân Nha tỉnh Sơn La.Viện điều tra Quy hoạch rừng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp dự án điều tra đa dạng sinh học tại ba Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, Tà Xùa và Xuân Nha tỉnh Sơn La
Tác giả: Lê Trần Chấn
Năm: 2012
5. Lê Xuân Huệ và nnk (2009). Điều tra đánh giá đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Copia (Sơn La) và đề xuất các giải pháp để quản lý bảo tồn.Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Copia (Sơn La) và đề xuất các giải pháp để quản lý bảo tồn
Tác giả: Lê Xuân Huệ và nnk
Năm: 2009
6. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981). Kết quả điều tra cơ bản động vật Miền Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr: 365- 427 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra cơ bản động vật Miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1981
7. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (2007). Tài nguyên ếch nhái, bò sát Xuân Nha. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên &môi trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr: 43-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên ếch nhái, bò sát Xuân Nha
Tác giả: Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng
Năm: 2007
8. Hoàng Văn Ngọc (2003). Góp phần nghiên cứu thành phần loài một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của lưỡng cư, bò sát ở vùng Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Luận văn thạc sĩ khoa học Sinh học.ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu thành phần loài một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của lưỡng cư, bò sát ở vùng Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang
Tác giả: Hoàng Văn Ngọc
Năm: 2003
9. Hoàng Văn Ngọc (2011). Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở vùng Hồ Núi cốc, tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Luận án tiến sỹ Sinh học, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở vùng Hồ Núi cốc, tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang
Tác giả: Hoàng Văn Ngọc
Năm: 2011
10. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Mến, Vì Anh Đức (2013). Nghiên cứu thành phần loài bò sát (Reptilia) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần loài bò sát (Reptilia) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Mến, Vì Anh Đức
Năm: 2013
11. Hoàng Xuân Quang (1993). Góp phần điều tra khu hệ ếch nhái, bò sát các tỉnh Bắc Trung Bộ (trừ bò sát biển). Luận án PTS khoa học Sinh học, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần điều tra khu hệ ếch nhái, bò sát các tỉnh Bắc Trung Bộ (trừ bò sát biển)
Tác giả: Hoàng Xuân Quang
Năm: 1993
12. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996). Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 264 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1996
13. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005). Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 178 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2005
14. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Vũ Khôi (2005). Nhận dạng một số loài ếch nhái, bò sát ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, 100 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận dạng một số loài ếch nhái, bò sát ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Vũ Khôi
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
15. Nguyễn Văn Sáng (2007). Động vật chí Việt Nam (phân bộ Rắn). Tập 4, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 179 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động vật chí Việt Nam (phân bộ Rắn)
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2007
16. Nguyễn Văn Sáng và nnk (2009). Nhìn lại quá trình nghiên cứu ếch nhái bò sát Việt Nam qua từng thời kỳ. Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về lƣỡng cƣ, bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, Huế, tr: 9-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại quá trình nghiên cứu ếch nhái bò sát Việt Nam qua từng thời kỳ
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng và nnk
Năm: 2009
17. Đào Văn Tiến (1981). Khóa định loại Rắn Việt Nam (phần I). Tạp chí sinh vật học, 3(4), Hà Nội, tr: 1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí sinh vật học
Tác giả: Đào Văn Tiến
Năm: 1981
18. Đào Văn Tiến (1982). Khóa định loại Rắn Việt Nam (phần II). Tạp chí Sinh vật học, 4(1), Hà Nội, tr: 5-9.Tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Sinh vật học
Tác giả: Đào Văn Tiến
Năm: 1982
19. Boulenger (1896). Catalogue of the snakes in the british museum. Volume III Sách, tạp chí
Tiêu đề: Catalogue of the snakes in the british museum
20. Das Indraneil (2010). A field guide to the Reptiles of Thailand & South – East Asia Books, 367pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: A field guide to the Reptiles of Thailand & South – East Asia Books
Tác giả: Das Indraneil
Năm: 2010
23. David P., Vogel G. & Rooijen J. V. (2013). One some taxonomically confused species of the genus Amphiesma Dumeril, Bibron & Dumeril, 1854 related to Amphiesma khasiense (Boulenger, 1890) (Squamata, Natricidae), 3694(4): 301-335 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Amphiesma" Dumeril, Bibron & Dumeril, 1854 related to "Amphiesma khasiense
Tác giả: David P., Vogel G. & Rooijen J. V
Năm: 2013

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Thời gian và địa điểm khảo sát thu mẫu  Đợt nghiên cứu  Thời gian  Số ngày  Xã nghiên cứu - nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 1. Thời gian và địa điểm khảo sát thu mẫu Đợt nghiên cứu Thời gian Số ngày Xã nghiên cứu (Trang 16)
Bảng 2. Các chỉ tiêu hình thái (đơn vị đo: mm) - nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 2. Các chỉ tiêu hình thái (đơn vị đo: mm) (Trang 18)
Hình 2. Đặc điểm hình thái và cách đếm vảy thân ở rắn - nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Hình 2. Đặc điểm hình thái và cách đếm vảy thân ở rắn (Trang 19)
Bảng 3. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia - nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 3. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia (Trang 21)
Bảng 4. Sự đa dạng thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia - nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 4. Sự đa dạng thành phần loài thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN Copia (Trang 23)
Bảng 5. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn bổ sung - nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 5. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Rắn bổ sung (Trang 25)
Bảng 7. Danh sách các loài có mẫu bổ sung cho danh sách thành phần loài thuộc - nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 7. Danh sách các loài có mẫu bổ sung cho danh sách thành phần loài thuộc (Trang 26)
Bảng 9. So sánh số họ, giống, loài, loài quý hiếm thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN - nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 9. So sánh số họ, giống, loài, loài quý hiếm thuộc phân bộ Rắn ở KBTTN (Trang 27)
Bảng 10. Chỉ số tương đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa khu vực nghiên cứu với - nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 10. Chỉ số tương đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa khu vực nghiên cứu với (Trang 28)
BẢNG 1. ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT TRÊN THỰC ĐỊA - nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
BẢNG 1. ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT TRÊN THỰC ĐỊA (Trang 58)
HÌNH 1. MỘT SỐ SINH CẢNH VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU - nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
HÌNH 1. MỘT SỐ SINH CẢNH VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU (Trang 59)
HÌNH 2. MỘT SỐ LOÀI THUỘC PHÂN BỘ RẮN Ở KBTTN COPIA - nghiên cứu rắn (squamata serpentes) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
HÌNH 2. MỘT SỐ LOÀI THUỘC PHÂN BỘ RẮN Ở KBTTN COPIA (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w